Trang 2/5 ĐầuĐầu 1234 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 47

Chủ đề: Cuộc Sống Mến Yêu...

  1. #11
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Mình uống cũng nhiều, kungfu bia bọt được mọi người trong cơ quan xếp vào hàng cao thủ, đại khái cũng thuộc hạng "độc vô cầu bại" nhưng nay xem cô này thi triển kungfu bia bọt thì quả là được "mở mang tầm mắt". Thế mới biết "thiên hạ nhân thiên hạ tài"... mình chả là cái đinh rỉ gì
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #12
    Doancongtu
    Guest
    Nhà vô địch bán vé số


    TT - Đôi chân teo tóp vì bại liệt vẫn không thể bóp nghẹt nghị lực sống mạnh mẽ của nữ VĐV cử tạ Nguyễn Thị Hồng - người đoạt hạng 4 tại Thế vận hội người khuyết tật (Paralympic) London 2012.



    Bán vé số xong, Hồng lại lao vào tập luyện tại Trung tâm TDTT quận Tân Bình - Ảnh: T.P.
    Hiện nay, hằng ngày nhà vô địch cử tạ khuyết tật châu Á Nguyễn Thị Hồng vẫn cần mẫn lắc xe lăn bán vé số kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Hồng nói: “Số phận buộc tôi phải gắn đời mình với chiếc xe lăn. Nhưng không vì thế mà tôi có thể tự cho mình là người tàn phế...”.

    Ngã rẽ bất ngờ

    Hồng chào đời tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Hồng từng đoạt HCV các giải thể thao người khuyết tật toàn quốc từ năm 2003-2012, đoạt HCV tại ASEAN Para Games 2003, 2005, 2009, HCV tại Giải thể thao người khuyết tật châu Á 2009 và đạt hạng 4 tại Paralympic 2012.

    Nhà nghèo, năm lên 4 tuổi, cơn sốt bại liệt quái ác cướp đi của Hồng đôi chân khỏe mạnh. Nhoẻn miệng cười với ánh mắt lạc quan, Nguyễn Thị Hồng nói: “Có lẽ vì là người con của đất thép thành đồng Quảng Trị mà tôi được thiên phú sự rắn rỏi và không đầu hàng số phận”.

    15 tuổi, Hồng mở quán nước ven quốc lộ tự kiếm sống. Rồi chuyện cô gái tật nguyền 18 tuổi mỗi ngày lắc xe gần 4km đi học lớp 1 trong sự chế giễu của nhiều em nhỏ cũng khiến nhiều người nể phục cho nghị lực vươn lên của cô. Sau đó, nghiệp VĐV cũng đến với cô một cách tình cờ. Thấy Hồng có sức khỏe tốt, một cán bộ văn xã địa phương đã mời cô chủ quán đua xe lăn ở cuộc đua do huyện tổ chức. Dù Hồng chưa đồng ý nhưng người cán bộ này vẫn đăng ký tên cô. Bị đặt vào thế đã rồi, Hồng miễn cưỡng đi thi. Nhưng bất ngờ cô đoạt HCV nội dung 3.000m. Một tháng sau, cô đoạt luôn chức vô địch ở Giải vô địch tỉnh Quảng Trị.

    Lần đầu tiên dự Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc 2003 ở Hà Nội, Hồng đoạt HCV cự ly 3.000m. Nhận huy chương buổi sáng, buổi chiều Hồng được HLV cử tạ rủ thử sức ở môn này và cô đoạt luôn HCB. Bất ngờ nối tiếp bất ngờ, vài tháng sau Hồng được triệu tập vào đội tuyển quốc gia dự ASEAN Para Games ở môn... cử tạ chứ không phải đua xe lăn sở trường. Và từ đó Hồng gắn nghiệp VĐV của mình cùng môn cử tạ.

    Nỗ lực để không còn phải khóc nhớ con

    Số phận lại trêu đùa khi mối tình giữa Hồng với anh chàng thợ rừng cùng thôn Nguyễn Trần Vũ bị gia đình hai bên ngăn cấm. Sau đó, họ cùng nhau vào TP.HCM lập nghiệp. Khó khăn cũng vì thế mà lớn hơn bởi khi đến TP.HCM, Vũ phải làm phụ việc cơ khí với lương ba cọc ba đồng. Gánh nặng kinh tế đặt lên đôi vai của Hồng với đủ thứ nghề: may vá, bán vé số, thi đấu cử tạ...

    MyVita trao cho Hồng 20 triệu đồng

    Bài viết về VĐV khuyết tật Nguyễn Thị Hồng nằm trong tuyến bài tôn vinh những VĐV vượt khó đi đến thành công do Tuổi Trẻ phối hợp với HTV và Công ty cổ phần SPM - nhãn hàng MyVita thực hiện. Và nhà tài trợ MyVita trao cho VĐV Nguyễn Thị Hồng phần quà trị giá 20 triệu đồng, gồm 15 triệu đồng tiền mặt và 5 triệu đồng là sản phẩm của công ty.
    Mời bạn đọc và khán giả xem câu chuyện của Hồng trên kênh HTV7 lúc 9g thứ bảy 4-5.

    Đầu quân đội cử tạ người khuyết tật TP.HCM, Hồng chủ yếu tập chay và chỉ nhận tiền thưởng theo thành tích. Ngồi tại “đại bản doanh” của đội là một góc nhỏ bên hông nhà thi đấu Trung tâm TDTT quận Tân Bình, Hồng nói: “Con gái tập cử tạ gặp rất nhiều rào cản, với người khuyết tật lại càng khó. Nhiều lúc ham tập nặng để có thành tích, tôi bị chấn thương rất đau đớn. Nhưng tôi luôn tự nhủ phải vượt qua ngưỡng của bản thân để vươn đến thành công và một tương lai tươi sáng hơn”.

    Cuộc sống gia đình Hồng càng chật vật hơn khi đứa con trai đầu lòng ra đời năm 2007. Hai vợ chồng phải sống trong căn nhà trọ chật hẹp chưa đến 10m2 ở quận Tân Phú với giá thuê hơn 2 triệu đồng/tháng mà không có tài sản gì quý giá ngoài chiếc xe lăn của Hồng và chiếc xe máy cũ của chồng.

    Hằng ngày, Hồng vẫn tranh thủ dậy từ rất sớm để 6g lấy vé số đi bán. Hồng kể: “Mỗi ngày, tôi lắc xe đi từ quận Tân Phú đến quận 1, quận 6, Bình Thạnh... để bán vé số. Trung bình mỗi ngày, tôi đi từ 6g30-15g thì bán được 200 vé, lời khoảng 200.000 đồng. Sau đó, tôi đi thẳng đến nơi tập luyện”.

    Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn, hai vợ chồng phải bươn chải nên họ phải gửi con về ông bà ngoại tại Quảng Trị để đi học lớp 1. Hồng kể: “Nhiều đêm tôi nhớ con đến phát khóc dù ngày nào cũng nói chuyện qua điện thoại. Những lúc đó, tôi càng quyết tâm phấn đấu để xây dựng tương lai ổn định, đón con về sống chung. Trước mắt, tôi sẽ nỗ lực tập luyện để hướng đến giải vô địch châu Á diễn ra tại Hàn Quốc vào tháng 7”.

    TẤN PHÚC
    Doancongtu, Theo Tuoitre online ngày 02.5.2013

  3. #13
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Zimbabwe
    Người chết sống lại trong tang lễ


    VnExpress Thứ tư, 15/5/2013, 11:24 GMT+7

    Một người đàn ông tại Zimbabwe bất ngờ sống lại ngay trong lễ tang của anh ta, và khỏe mạnh trở lại chỉ sau đó một ngày.


    Trên thế giới, không hiếm những trường hợp người đã chết sống lại. Ảnh minh họa: Us Funerals.

    Trong lúc cử hành tang lễ, gia đình và bạn bè Brighton Dama Zanthe đang xếp hàng trước quan tài để nhìn mặt anh lần cuối. Bỗng một người phát hiện chân anh cử động, theo Daily Telegraph.

    Zanthe, 34 tuổi, sống tại miền trung Zimbabwe, được cho là đã chết hôm 13/5. Gia đình Zanthe đặt anh vào quan tài để chuẩn bị tổ chức tang lễ vào đầu tuần này.

    Lot Gaka, chủ sở hữu công ty vận tải nơi Zanthe làm việc, cho biết: "Tôi là người đầu tiên nhìn thấy chân Zanthe cử động khi đang đứng xếp hàng cùng mọi người. Tôi rất sốc và ngay lập tức chúng tôi đã gọi xe cấp cứu tới. Đây là một điều kỳ diệu không ai có thể tin nổi".

    Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên tờ The Chronicle, Zanthe cho hay anh không thể nhớ nổi mình đã chết đi và sống lại như thế nào. Anh nói: "Tôi chỉ muốn nhắn với những người có mặt tại tang lễ của tôi rằng tôi đã được ban tặng thêm một cơ hội để sống và hiện giờ tôi đang rất ổn".

    Zanthe được xuất viện sau khi điều trị một vài ngày tại phòng hồi sức đặc biệt của bệnh viện phía tây nam thủ đô Harare, Zimbabwe.

    Thu Hằng
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  4. #14
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Trung Quốc
    Đứa bé bị bắt cóc tìm về nhà sau 23 năm


    Thứ sáu, 17/5/2013, 15:56 GMT+7

    Một người đàn ông ở Trung Quốc, bị bắt cóc từ khi 5 tuổi cuối cùng cũng tìm được đường về nhà sau nhiều năm tìm kiếm, nhờ dịch vụ bản đồ trực tuyến của Google hỗ trợ đắc lực.


    Luo Gang hạnh phúc sau khi tìm thấy mẹ ruột. Ảnh: Nhaidu

    Luo Gang, sinh ra ở thị trấn nhỏ ở thành phố Guangan, miền nam Tứ Xuyên. Bố mẹ của Luo cho hay cậu bé mất tích khi đang trên đường đến trường mẫu giáo năm 1990.

    Theo South China Morning Post, gia đình Luo vật vã tìm mọi cách để tìm con trai nhưng không có kết quả. Sau đó, họ bỏ cuộc và nhận một người con gái nuôi. Họ không biết rằng con trai của họ bị bắt cóc và đưa đến tỉnh Phúc Kiến, cách Tứ Xuyên hơn 1.500 km.

    Mặc dù bố mẹ nuôi của Luo rất yêu anh và coi như con ruột nhưng Luo vẫn muốn tìm cha mẹ ruột, những người luôn hiện diện trong trí nhớ của anh.

    "Mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi luôn cố sống lại khoảng thời gian ở ngôi nhà cũ. Như vậy tôi sẽ không thể quên", Luo nói.

    Tuy nhiên, sự vật nổi bật nhất mà Luo có thể nhớ về quê cũ chỉ là một con sông nhỏ, một con đường và hai cây cầu.

    Anh vẽ tấm bản đồ sơ lược về quê hương từ trong trí nhớ rồi đăng lên "Bring Lost Babies Home", một diễn đàn tìm gốc gác cho các em nhỏ bị lạc của các tình nguyện viên.

    Ngay sau đó, một tình nguyện viên viết thư lại với thông tin quý giá, một cặp vợ chồng ở thị trấn nhỏ ở Guangan lạc mất con trai 23 năm trước. Thời gian trùng khớp với trường hợp của Luo.

    Luo tìm các bức ảnh trên mạng về thị trấn đó và nhìn thấy những hình ảnh quen quen. Để xác minh những nghi vấn, anh dùng công cụ Google Maps với các bức ảnh chụp vệ tinh. Giây phút Luo zoom cận cảnh vào địa điểm Yaojiaba, anh nhận ra hai cây cầu.

    "Đây rồi. Đây đúng là nhà của tôi", Luo hét lên và bật khóc.


    Bản đồ Google Maps giúp Luo tìm được hai cây cầu trong trí nhớ. Ảnh: Nhaidu
    Sau khi giám định ADN, Luo đã có cuộc hội ngộ đầy nước mắt với cha mẹ ruột và ông bà ở Tứ Xuyên.

    "Tôi đã khóc ròng suốt những năm qua vì đứa con trai mất tích của tôi, vì lo lắng nó không được ăn no, không có đủ quần áo ấm", mẹ của Luo nói.

    Hiện chưa rõ cha mẹ nuôi của Luo có dính dáng đến vụ bắt cóc hay không. Đại diện của Google Maps chưa có bình luận gì về sự việc.

    Vũ Hà
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #15
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Hà Nội
    10 cặp đồng tính tổ chức 'đám cưới' tập thể


    Các cặp đôi gồm cả đồng tính, lưỡng giới, vô tính... ở Hà Nội đã mặc váy cưới, áo vest tới các trung tâm mua sắm lớn để cùng trao nhau tình cảm và hô vang khẩu hiệu ủng hộ hôn nhân đồng giới tại Việt Nam.
    Sáng nay (17.5.2013), chiếc xe hoa chở các cặp đồng tính, chuyển giới... đến 2 điểm mua sắm ở quận Cầu Giấy.


    Đây là chương trình cưới giả nhân ngày Quốc tế chống kỳ thị với người đồng tính.
    Tham dự buổi lễ có gần 10 cặp đôi và tình nguyện viên Hội người đồng tính bao gồm cả đồng tính, lưỡng giới, vô tính...


    Cả đoàn dắt tay nhau tiến vào khuôn viên trung tâm thương mại để chụp ảnh, hô khẩu hiệu chống kỳ thị và thể hiện sự quyết tâm đến với nhau
    Hầu hết các cặp đôi có tuổi đời còn rất trẻ. Mặc dù xin giấu tên nhưng sẵn sàng làm điệu và thể hiện tình cảm trước ống kính.



    Hai chàng trai thay nhau ôm bó hoa cưới và trao gửi tình cảm trên đường phố.
    Hiền Vi (tên thật là Lê Trọng Hiếu) và Ngọc Tú (phải). Hiền Vi vốn là nam giới nhận mình là vợ còn Ngọc Tú là nữ giới trong vai người chồng. Hai bạn trẻ cho biết đời thường chỉ mặc quần áo phụ nữ và chỉ cần cảm giác mình là phụ nữ là đủ và không cần phẫu thuật. Ngày hôm nay, Trọng Hiếu được trải nghiệm cảm giác làm cô dâu.

    Tất cả đều khẳng định quyền "Yêu là cưới".

    Hoàng Hà
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 18-05-2013 lúc 08:55 AM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  6. #16
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Nghệ An
    10 tuổi nhảy xuống sông Lam cứu em nhỏ !

    Thứ năm, 30/5/2013, 09:06 GMT+7


    Thấy cậu bé đang bị nước xoáy cuốn dần ra xa, Hiền liền nhảy xuống sông, bơi sải ra chỗ nạn nhân đang chới với. Dù rất mệt và lại bị cậu bé bám lấy nhưng bé gái 10 tuổi vẫn cố hết sức túm lấy áo em, lôi vào bờ.
    Vài ngày nay, người dân xã Nam Tân (Nam Đàn, Nghệ An) bàn tán xôn xao việc em Nguyễn Thị Hiền (10 tuổi, lớp 4B, Tiểu học Nam Tân) được tặng bằng khen vì dũng cảm lao xuống sông cứu em Đào Anh Quyền (4 tuổi).

    Bên bờ sông Lam, chiếc thuyền nhỏ của mẹ con Hiền nằm lẫn trong đám thuyền nan của dân vạn. Gần trưa, giữa cái nắng như nung của miền Trung, mẹ con Hiền đang giăng chiếc thuyền nhỏ ra giữa sông để thả lưới. Nghe tiếng gọi từ bờ, cô bé mặc bộ áo hồng, dáng người nhỏ thó vội đạp mái chèo đưa thuyền vào bờ.


    Nhiều năm nay mẹ con Hiền thả lưới trên sông Lam để mưu sinh. Ảnh: Hải Bình.

    Ngăn thuyền chừng 4m2 vừa là nơi ăn ngủ vừa là nơi tiếp khách của hai mẹ con. Sát bên là góc học tập của Hiền. Tấm giấy khen của huyện Đoàn Nam Đàn tặng Hiền về "hành động dũng cảm cứu người bị nạn" được treo trang trọng trên vách.

    Rót chén nước mời khách, Hiền nhớ lại buổi chiều 12/5 ở dòng sông Lam: "Cháu đang chơi gần bờ sông thì thấy 2 bạn nhỏ rơi xuống nước. Bạn lớn níu được vào tảng đá còn bạn nhỏ chới với dưới dòng nước xoáy và bị cuốn dần ra xa. Cháu không kịp nghĩ, chỉ biết chạy tới và bơi thật nhanh ra để túm lấy bạn ấy kéo vào".

    Theo Hiền, từ bờ tới nơi em nhỏ bị chìm chừng 10 mét nhưng nước rất sâu và xoáy. "Cháu dùng khả năng bơi sải đã thành thạo để bơi được nhanh nhất. Lúc gặp em nhỏ, dù rất mệt và còn bị em ấy bám lấy nhưng cháu cố hết sức túm lấy áo em rồi vừa bơi vừa kéo vào bờ. Đến nơi cháu cũng kiệt sức luôn", Hiền kể.


    Mẹ con Hiền sống trên thuyền ở xóm vạn chài. Ảnh: Hải Bình.

    Ngồi kế bên, chị Ngô Thị Loan (mẹ Hiền) tiếp lời: "Nghe tiếng hò hét cứu người chết đuối, tôi đang ở trên thuyền cũng vội chạy đến thì thấy Hiền nói: "Con vừa kéo em lên mẹ ạ". Đây là việc ai cũng làm khi gặp người hoạn nạn nhưng Hiền sức đang yếu mà bơi giỏi và cứu được người thế là tôi rất mừng".

    Chị Loan cho hay, Hiền biết bơi từ lúc lên 5 tuổi. Trước đó, Hiền đang ngồi trên mũi thuyền cùng mẹ đi thả lưới thì bị sóng đánh vào mạn, rơi xuống nước. Chị vội nhảy xuống cứu con lên và bắt đầu tập bơi cho Hiền.

    Nghe mẹ nói, Hiền xen vào: "Bây giờ cháu có thể bơi qua dòng sông Lam rộng gần 200 mét. Chắc cũng chỉ mất vài phút thôi...".

    Nói xong cô bé chạy lại đầu thuyền châm bếp nấu cơm. Nhìn đứa con gái nhí nhảnh, chị Loan chia sẻ, mẹ con chị đã sống dọc sông Lam từ nhiều năm nay. Chị gái Hiền vừa lấy chồng nên giờ chỉ còn hai mẹ con, nay đây mai đó trên chiếc thuyền cũ. Nguồn sống chính của gia đình là cá tôm nhưng ngày càng cạn kiệt.

    "Lo cho Hiền đi học cũng là gánh nặng nhưng hai mẹ con đều cố gắng hết sức. Ngoài buổi tới trường, về tới thuyền là Hiền lại cùng mẹ giăng lưới thả câu kiếm gạo, lấy tiền mua sách vở", chị Loan kể.


    Năm học tới Hiền sẽ lên lớp 5. Ảnh: Hải Bình.

    Cô Nguyễn Thị Thanh Hải, giáo viên chủ nhiệm của Hiền cho hay, mặc dù sinh ra trong gia đình hoàn cảnh khó khăn, xa bố từ lúc lên 2 tuổi nhưng Hiền rất ngoan ngoãn. Ở lớp, em lễ phép, học khá tất cả các môn, các bạn gặp bài toán khó hay môn gì không giải được Hiền đều bày cho cách làm.

    Theo lời cô Thái Thị Sâm, Hiệu trưởng Tiểu học Nam Tân, hôm 20/5, tại buổi lễ chào cờ, trường đã tuyên dương và trao phần thưởng cho Hiền về hành động dũng cảm cứu người; Phát động học sinh trong trường học tập theo gương em Hiền.

    "Sáng 30/5, tại lễ tổng kết năm học, Ban giám hiệu sẽ cùng với tổng phụ trách đội một lần nữa tuyên dương hành động dũng cảm của em Hiền trước toàn trường", cô Sâm nói và cho biết sáng 29/5 trường đã có tờ trình gửi Tỉnh đoàn đề nghị tặng giấy khen cho em Nguyễn Thị Hiền.

    Hải Bình
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #17
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Nghề viết thiệp cưới...

    Thứ năm, 6/6/2013 16:08 GMT+7
    Mất chừng một phút để ghi tên khách mời trên mỗi thiệp cưới, Trúc Linh nhận về 1.000 đồng. Công việc bán thời gian này giúp cô sinh viên năm thứ ba có thêm thu nhập cả triệu đồng một tháng.
    Chữ viết đẹp, tính cách cẩn thận, tỉ mỉ là yêu cầu bắt buộc cho những ai muốn làm công việc này. Trúc Linh, sinh viên năm 3 ngành sư phạm đang sống ở quận 8 (TP HCM) cho biết, chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ có thể viết xong 200 tấm thiệp. "Lúc mới làm em hơi run tay. Đã gửi mẫu chữ cho khách hàng xem qua, họ ưng ý mới nhờ nhưng tới khi đặt bút viết nắn nót từng nét vào thiệp, em lo có sơ suất, nhất là chuyện sai lỗi chính tả", Linh kể.

    Cô sinh viên hài lòng với mức thù lao 1.000 đồng mỗi thiệp. Cao điểm mùa cưới từ tháng 8 tới tháng 2 năm sau, có khi mỗi tháng Linh nhận 1.500 thiệp, tương đương 1,5 triệu đồng. Ngoài việc kiếm thêm thu nhập, công việc này còn giúp Linh rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong mọi việc, hạn chế xảy ra sơ sót.

    Với kinh nghiệm một năm viết thiệp cưới, Linh còn cộng tác với những công ty cần tri ân đến những khách hàng lâu năm. Trường hợp này, Linh ghi những lời trân trọng, thể hiện sự cảm ơn, hợp tác của khách với công ty thời gian qua... "Thư cảm ơn viết bằng tay đã là điểm lạ và nó còn thể hiện tình cảm, cho thấy đối phương chịu bỏ công sức tạo ấn tượng với khách nên rất nhiều người thích", Linh nói.


    Không chỉ viết thiệp cưới thuê, nhiều sinh viên hay những người đã đi làm vẫn tranh thủ thời gian để viết thư hộ, viết thư tay, viết hồ sơ xin việc... Ảnh: Trúc Linh.

    Ngọc Ái, sinh viên năm 2 trường cao đẳng kinh tế TP HCM bắt đầu kiếm tiền từ nghề viết thiệp cưới vào năm ngoái. Hồi học cấp 3, do chữ đẹp nên các bạn trong lớp thường nhờ viết nhãn vở và nay năng khiếu này giúp Ái có thêm một ít tiền sinh hoạt hàng ngày mà không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, công việc này chỉ dồn dập trong mùa cưới, có lúc tới 1.000-1.500 thiệp, còn bình thường có khi cả tháng chẳng nhận được "sô" nào.

    Ái kể, muốn có đơn đặt hàng phải chịu khó lân la, hỏi han những nơi làm thiệp ở đường Lý Thái Tổ (quận 10) để tìm khách hoặc đặt vấn đề trực tiếp với các cặp vợ chồng sắp cưới. Đối tượng chủ yếu viết thiệp cưới là sinh viên, học sinh nên để cạnh tranh và hấp dẫn khách hàng hơn, Ái chỉ lấy thù lao 500 đến 600 đồng mỗi thiệp.

    Bình ở quận 5 thường rao tin nhận viết thiệp cưới trên các trang rao vặt, diễn đàn… để mở rộng khách hàng thay vì chủ yếu do bạn bè, người quen giới thiệu. Hiện Bình làm nhân viên văn phòng nhưng vẫn gắn bó với công việc viết thiệp cưới.

    Bình cho hay, ngoài khiếu viết chữ đẹp, thao tác cũng phải nhanh nhẹn, chính xác, chứ không ngồi rề rà, nắn nót mất thời gian. Bởi có khách giao thiệp rất gấp và yêu cầu chuyển trả trở lại ngay để còn kịp gửi tới mọi người. Thông thường, khách chỉ yêu cầu viết tên người được mời ở bên ngoài và bên trong thiệp, còn giờ mời tiệc, địa điểm, tên và địa chỉ gia đình của cô dâu và chú rể… đã in sẵn.


    Nhận viết thiệp cưới chủ yếu là sinh viên, học sinh. Ảnh: Phương Nga

    Dung ở quận 3, có thâm niên 2 năm trong nghề này cho hay, nếu thao tác viết quen tay chỉ mất khoảng 1 phút để hoàn tất xong một tấm thiệp. Trong trường hợp khách hàng “ép” chỉ trong 2 ngày phải giao khoảng 400-500 tấm thiệp cưới, lúc đó cần tập trung để tránh sai sót hay bôi xóa nào vì khách hàng chỉ đưa đúng số lượng thiệp với danh sách tên người mời. Nhưng nếu làm tốt và khách ưng ý có khi được “bo” thêm và được giới thiệu cho nhiều cặp khác có ý định kết hôn.

    Anh Thịnh, ở quận Tân Phú dự định cưới cuối năm nay cho hay sẽ sử dụng dịch vụ này cho ngày lễ trọng đại nhất của mình. Anh thổ lộ: “Tôi và bạn gái chữ viết không được đẹp lắm, vả lại nếu bỏ ra hàng giờ ngồi nắn nót từng chữ thì tôi chịu thua”.

    Ngoài ra, viết thư thuê cũng là một dạng “kiếm cơm” của không ít sinh viên hay những người mới ra trường cần tăng thêm thu nhập. Bích ở quận Bình Thạnh kể về những năm tháng viết thuê thư tình trên 3 năm của mình. Từ hồi sinh viên, Bích bị trêu là người se duyên cho những cuộc tình qua những lá thư.

    Khi bắt đầu với công việc viết thư hộ, tiêu chí của Bích là không phân biệt tuổi tác, giới tính, ngành nghề của khách hàng. Tuy nhiên, phần lớn những người có nhu cầu này ở độ tuổi tầm 18 – 35 tuổi. Những lá thư được thuê viết chủ yếu thổ lộ tình cảm giữa những người đang yêu. Bích cho biết không có mức phí cố định, sinh viên được thu giá mềm khoảng 50.000 đồng, những người đi làm có thể phải trả từ 200.000 đến 300.000 đồng một lá thư, nhưng ngày càng ít người dùng đến cách này để thổ lộ tình cảm. Bích nói: “Đối với những ai không đủ tiền, tôi vẫn viết hộ miễn phí vì tiền bạc không thể thay thế được tình cảm giữa con người với nhau”.

    Theo Bích, cái khó là phải nắm bắt được tâm lý, tính cách khác nhau của từng người. “Người viết cần thấu hiểu được tâm trạng của khách hàng, lúc đó lá thư mới thể hiện đúng tâm trạng và tình cảm chân thành của người nhờ thuê viết”, Bích nói.

    Viết thiệp cưới, thiệp mời, các loại thư từ thường do bạn bè, người quen giới thiệu hoặc người có nhu cầu tìm thông tin qua các trang web rao vặt, còn hiện tại, ở các trung tâm giới thiệu việc làm tại TP HCM không có đăng thông tin tuyển dụng dạng này.

    Phương Mai
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  8. #18
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Phú Thọ
    Lạ kỳ chị chồng - em dâu lấy chung chồng


    Ngôi nhà ấy luôn rộn rã tiếng cười mỗi khi có cỗ bàn, hội họp. Hai bà mẹ chỉ ngồi chuyện trò, mặc các con chia nhau chuẩn bị, người ở dưới bếp, đứa ngoài sân giếng... Câu chuyện của hai bà lúc nào cũng rôm rả, người ngoài cứ ngỡ họ là đôi chị em gái nhiều năm mới gặp lại. Dân trong thôn xóm biết chuyện vẫn thường kháo nhau "họ thân nhau con chấy cắn đôi". Đấy là hai bà vợ của một lão nông đã 75 tuổi ở miền quê Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
    Bấm bụng đi hỏi vợ cho chồng...

    Câu chuyện mà chúng tôi sắp gửi tới bạn đọc bắt đầu từ nụ cười móm mém của người phụ nữ đã chạm mốc 70 tuổi, bà Hoàng Thị Thủy (vợ cả ông Cao Hữu Như, lão nông 75 tuổi ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ). Hất mái tóc bạc lên chiếc khăn mỏ quạ, miệng vẫn nhai miếng trầu bỏm bẻm, bà cười bảo: "Ghen lắm chứ, có ai lại không ghen khi chồng mình có thêm một người đàn bà khác. Nhưng cái số nó thế rồi, phải chịu thôi". Và từ đây, những ký ức của 30 năm trước trở về...

    Bà Hoàng Thị Thủy và ông Cao Hữu Như lấy nhau được hơn 20 năm, đẻ liền tù tì 8 người con, đặt tên lần lượt là: Lẫm, Đại, Xuyên, Tầm, Lâm, Kiên, Nhẫn, Nhường. Ông Như là người tháo vát, rất giỏi kinh doanh, vì vậy gia đình thuộc diện giàu có trong khu. Từ cái thời mà phần lớn người làng vẫn còng lưng cấy cày, ông đã biết bỏ ruộng đất làm gạch. Mỗi ngày đốt được vài vạn gạch, bán cho làng trên xóm dưới mà vẫn cung vẫn chưa đủ cầu. Ông cứ miệt mài làm và tích cóp để cùng bà nuôi con cho đến khi một cơn "bão giông" đổ ập lên đầu gia đình. Đó là năm 1965…

    Lạ kỳ chị chồng - em dâu lấy chung chồng, Tin tức trong ngày, hai chi em lay chung chong, chung chong, lay chung chong, mot ong hai ba, chi e ruot, anh re, em vo, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn


    Ông Cao Hữu Như (Ảnh T.G)

    Năm ấy, người con trai của ông bà 15 tuổi, đang ở tuổi có thể giúp bố mẹ trông các em gái trong nhà thì vướng phải một căn bệnh nan y. Bao nhiêu của cải, công sức đã ra đi theo những đợt chạy chữa triền miên. Ông bà gần như đã đưa con đi "vái tứ phương" nhưng vẫn không thể cứu được. 4 tháng sau khi phát hiện ra bệnh thì đứa con bỏ ông bà ra đi. Ngôi nhà vốn hạnh phúc rơi vào tình cảnh ai oán. Đêm nào ông cũng nằm suy nghĩ, vừa buồn cho phận bạc của đứa con, vừa thương hoàn cảnh của mình. Thời đó quan niệm ở làng xã còn nặng nề, cổ hủ lắm, không được văn minh, tiến bộ như bây giờ, họ mạc buộc ông phải có con trai "nối dõi"...

    Ông Như bàn với bà Thủy rằng, ông sẽ cố gắng nuôi các con lớn, sau khoảng 10 năm nữa, ông sẽ lấy thêm một người vợ, sinh con trai để chiều lòng họ mạc. Bà không đồng ý, gạt đi với lý lẽ, con nào cũng là con, 7 đứa con gái chẳng lẽ không phụng dưỡng nổi cha mẹ ư? Ông lấy thêm vợ lẽ thì gia đình sẽ ra sao? Trước sự cương quyết của bà Thủy, ông Như đành chịu. Cho tới một ngày, hai ông bà gặp một… thầy bói. Ông "thầy" này phán rằng: "Nếu ông không… lấy thêm vợ thì ông sẽ phải "ra đi" ở tuổi 47". Người phụ nữ nào cũng hết lòng vì chồng con, nghe "thầy" phán thế, bà Thủy hoảng hồn bấm bụng đi tìm vợ cho chồng.

    Lạ lùng thay, bà giới thiệu hết người này đến người khác nhưng ông không ưng. Ông Như bảo, chỉ ưng một cô gái làng trên, có chồng là liệt sĩ, mới 29 tuổi. Ông Như đưa vợ đến gặp người đàn bà thứ hai của mình, bà Thủy như "chết đứng", không tin ở mắt mình bởi người này là em dâu họ của bà. Bà Thủy kể lại: "Lúc bấy giờ, tôi không ưng đâu. Tôi bảo với ông, ông lấy ai cũng được, dứt khoát không được lấy đám ấy vì nó là em dâu họ của tôi, sao giờ lại có thể chung chồng với tôi được?".

    Thuyết phục bà Thủy không được, ông Như bèn đưa bà đến gặp người chú họ để nhờ chú "nói đỡ cho vài câu". Ông chú họ này lại… xem sách rồi phán với bà: "Phải lấy người này. Nếu không lấy người này để nhờ vía của người ta thì chồng mày sẽ chết sớm". Bà Thủy nhớ lại lời phán của thầy bói dạo trước mà giật mình, vậy là đành đi hỏi cô em dâu họ cho chồng mình. Năm ấy, ông Như 45 tuổi.

    Lạ kỳ chị chồng - em dâu lấy chung chồng, Tin tức trong ngày, hai chi em lay chung chong, chung chong, lay chung chong, mot ong hai ba, chi e ruot, anh re, em vo, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn


    Hạnh phúc “một ông hai bà” của ông Cao Hữu Như (Ảnh T.G)

    Sóng gió nổi lên...

    Dân làng xã Hương Nha hồi ấy không thể tin được chuyện bà cả đi cưới vợ hai cho chồng mình bằng một đám cưới khá linh đình. Đích thân bà Thủy xuống đặt vấn đề với em dâu mình, bà Trần Thị Tự, để mong em về làm lẽ. Bà Tự nhớ lại: "Ngày xuống hỏi, bà Thủy dỗ ngon ngọt lắm, bà ấy bảo với tôi: "Coi như chị em mình có duyên với nhau. Em họ tôi hy sinh cho đất nước rồi thì bây giờ cô đi bước nữa cũng vẫn tốt hơn. Hoàn cảnh nhà tôi thì cô cũng rõ rồi. Nay cưới cô về, thì con cô cũng như con tôi, con tôi cũng như con cô". Nghĩ lại hồi đó, tôi cũng thấy mình quá liều, ai lại dám về làm lẽ nhà có tới 7 đứa con bao giờ, người đời vẫn e sợ nhất mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng mà…".

    Nhưng điều bà Tự không ngờ khi "dũng cảm" đồng ý về làm lẽ nhà ông Như là sóng gió nổi lên lại chẳng bắt đầu từ lo ngại này. Lấy ông Như chừng một năm, bà Tự hạ sinh đứa con trai đầu lòng. Cũng chính lúc này, mâu thuẫn muôn thở "vợ cả - vợ hai" bắt đầu bùng nổ…

    Bà Trần Thị Tự nhớ lại: "Khi ấy, tôi mới sinh con trai được 7 ngày thì bà cả từ nhà của ông bà ấy lên nhà tôi cà khịa". Nói đến đây bà Tự dừng lại, liếc mắt nhìn bà Thủy và đùa: "Chị kể tiếp đi, chị kể xem tại sao hồi ấy chị lại hung dữ thế?".

    Người đàn bà với mái tóc đã bạc gần hết, hàm răng đen như hạt na tiếp lời: "Sao lại không hung dữ được cơ chứ, ai ở vào hoàn cảnh của tôi cũng sẽ như vậy thôi". Rồi bà Thủy cười hiền, khẽ vỗ về bảo với bà Tự: "Thôi, tôi biết ngày ấy tôi hung dữ rồi, ai lại tự kể cái hung dữ của mình bao giờ". Nói xong, bà đứng lên xoay cái quạt điện về hướng "người em" đang mướt mồ hôi của mình.

    Bà Tự tiếp câu chuyện: "Ngày ấy, tôi mới sinh, vẫn còn phải nằm nhà trong để tránh tiếp xúc với người làng, tránh cho đứa bé bị quở, thế mà bà ấy lên đến cổng đã bù lu bù loa lên rằng, không cưới xin gì nữa, không vợ hai vợ ba gì cả, ông ấy chết thì mặc ông ấy... Rồi chưa hả, bà ấy làm loạn lên, giằng xé ông ấy, bắt ông ấy phải bỏ tôi ngay lập tức. Ngày nào cũng vậy, bà ấy cứ đi bộ một cây rưỡi lên để mắng tôi, chửi tôi và đòi chồng về. Tôi phận làm em, lại làm lẽ nên cắn răng không nói lại lời nào. Bà ấy tự nhiên nổi cơn tam bành như thế, nên cũng không cho các con bà qua lại nhà tôi từ ngày ấy".

    Kể đến đây, bà Tự lại quay sang nhìn bà Thủy, cười rất tươi và bảo: "Bà này bây giờ hiền như cục đất thế thôi chứ ngày xưa thâm hiểm lắm!". Như thấy sự ngóng đợi câu chuyện của tôi, bà Tự trở lại mạch chuyện: "Bà ấy ròng rã đi bộ từ đây (nhà bà cả - PV) lên nhà tôi hết ngày này đến ngày khác, mỗi ngày một cây rưỡi nên mệt. Sau vài ngày không thấy bà lên nhà mắng mỏ, quát tháo nữa thì tôi nhận được lời nhắn xuống nhà của bà từ con bé lớn. Trong lòng tôi mừng thầm vì nghĩ, bà ấy chắc đã nghĩ lại, chị em chúng tôi sẽ trở lại thân thiết như trước đấy. Ai ngờ đâu...".

    Bà Tự dừng lời, liếc sang bà Thủy để nghe ngóng thái độ rồi quay sang hỏi tôi: "Cô có biết bà ấy nhắn tôi xuống làm gì không ?". Rồi chưa kịp để tôi có câu trả lời, giọng bà Tự hào hứng hẳn lên: "Thâm hiểm lắm. Chắc vì bà ấy đi bộ nhiều quá, mỏi chân nên thay vì chạy qua nhà thì bà ấy nhắn tôi xuống để… chửi tiếp cho thỏa cơn ghen". Ngôi nhà đang chìm trong im lặng bỗng nhiên ào ào tiếng cười trước "tiết lộ" bất ngờ của bà Tự. Bà Thủy tay đưa lên miệng lau vài giọt trầu vương ra ngoài, mỉm cười tiếp lời: "Ngày ấy, tôi không biết đi xe đạp, ngày nào cũng đi bộ lên nhà cô thì rạc cẳng, mà cơn ghen thì cứ âm ỉ trong lòng, khó chịu lắm, không mắng cô thì tôi xả vào đâu"...

    Bị mắng nhiều quá, bà Tự bàn lùi với ông Như: "Thôi, coi như tôi đẻ hộ ông, ông nuôi con cũng được, tôi nuôi cũng được nhưng nó vẫn là con ông, lớn lên nó vẫn về với ông. Từ bây giờ, ông đừng lên đây nữa, đừng làm khổ tôi nữa. Nhưng ông Như vỗ về bảo, bà Thủy nóng hết cơn là lại lành, ông ấy sẽ giải quyết được"".

    Nghe bùi tai, bà Tự lại yên lòng. Nhưng bà không ngờ, cái gọi là "hết cơn" của bà Thủy lại kéo dài từ đứa con đầu lòng của bà cho đến đứa sau vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Chuyện hạnh phúc một ông - hai bà, bởi thế cũng đứng trước nguy cơ đổ vỡ bất kỳ lúc nào, cho đến khi một "biến cố" dị thường đột ngột xảy ra...

    (Còn nữa...)
    Theo Bảo Phúc Nhi (Gia đình & Xã hội)
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. #19
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    ....
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  10. #20
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Dũng Cảm Cứu Người


    20/06/2013 03:05
    Ngày 19.6, Huyện đoàn và Phòng GD-ĐT huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã biểu dương tinh thần dũng cảm của Lê Văn Được, học sinh lớp 9 Trường THCS Thanh Ngọc, vì đã cứu sống 5 bạn thoát chết.
    Chiều 17.6, Được đi chăn trâu dọc sông Rào Gang chảy qua địa bàn xã Thanh Ngọc thì nghe tiếng kêu cứu dưới sông. Được chạy đến và thấy có 5 bạn nữ (tuổi từ 10 - 13) bị đuối nước, Được nhảy ngay xuống cứu. Tỉnh đoàn Nghệ An đã có báo cáo gửi T.Ư Đoàn đề nghị tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho Được.

    Ngay khi biết tin, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã gửi thư biểu dương tinh thần dũng cảm của em Được. Bộ GD-ĐT cũng quyết định trao bằng khen cùng phần thưởng 5 triệu đồng cho học sinh Lê Văn Được.

    K.Hoan
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •