Trang 4/5 ĐầuĐầu ... 2345 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 47

Chủ đề: Cuộc Sống Mến Yêu...

  1. #31
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Nhặt được 400 triệu đồng, tìm trả lại người đánh mất



    Thứ 7, 09/08/2014 21:02:40- chuyên mục




    Mặc dù còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, song khi nhặt được số tiền 400 triệu đồng, ông Đinh Xuân Nhật, 62 tuổi, công tác tại Công ty Luật 1/5, Đoàn Luật sư Hải Phòng vẫn tìm và trao trả lại người đánh mất.

    Trước đó, trưa 4/8, ông Nhật đi cầu thang bộ trong khu văn phòng cho thuê của Công ty Hải Thành, Bộ Tư lệnh Hải quân, ở số 5, phố Lý Tự Trọng (Hải Phòng). Khi tới chiếu nghỉ giữa tầng 3 và tầng 4, ông thấy một túi nilon màu đen, bên trong có 3 cọc tiền.

    Ông Nhật đã thông báo với lễ tân, bảo vệ tòa nhà để làm chứng và kiểm tra kỹ các đặc điểm của những cọc tiền với tổng số tiền 400 triệu đồng. Sau đó, ông thông báo nếu ai đánh rơi tiền thì liên lạc để nhận lại.
    Đầu giờ chiều cùng ngày, anh Nam là nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kim Anh (công ty chuyên xuất nhập khẩu hàng đông lạnh) đã tìm gặp ông Nhật trình bày việc mình mất một túi nilon có chứa 400 triệu đồng.

    Số tiền trên anh được giao mang tới Hãng tàu CMA có văn phòng ở tầng 5 của tòa nhà. Khi đang lên cầu thang, Nam nhận được điện thoại nên để túi tiền xuống sàn nhà rồi quên mất. Sau đó, anh Nam đã được ông Nhật trao trả số tiền mà anh đã để quên.

    Đáng nói là sau khi ông Nhật thông báo nhặt được tiền, có hai người đã đến gặp trực tiếp ông, một số người khác gọi điện nhận là chủ số tiền. Tuy nhiên, họ không nói được đặc điểm số tiền cũng như hoàn cảnh đánh rơi...

    Ông Nhật từng công tác tại Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng. Năm 2012, ông về hưu và được mời về làm tại Công ty Luật 1/5.

    Hiện nay, gia đình ông vẫn chưa có nhà riêng, phải thuê đất làm nhà và mở một cửa hàng ăn. Ông đang nợ 150 triệu đồng tiền nâng cấp căn nhà.

    Điều thú vị là khi đến gặp ông Nhật để cám ơn, bố anh Nam nhận ra ông Nhật là đồng đội từng phục vụ trong một đơn vị công an vũ trang từ 38 năm trước./.

    Nguồn : Vietnam Plus


  2. #32
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Nhặt được 400 triệu đồng, tìm trả lại người đánh mất



    Thứ 7, 09/08/2014 21:02:40- chuyên mục



    Mặc dù còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, song khi nhặt được số tiền 400 triệu đồng, ông Đinh Xuân Nhật, 62 tuổi, công tác tại Công ty Luật 1/5, Đoàn Luật sư Hải Phòng vẫn tìm và trao trả lại người đánh mất.

    Trước đó, trưa 4/8, ông Nhật đi cầu thang bộ trong khu văn phòng cho thuê của Công ty Hải Thành, Bộ Tư lệnh Hải quân, ở số 5, phố Lý Tự Trọng (Hải Phòng). Khi tới chiếu nghỉ giữa tầng 3 và tầng 4, ông thấy một túi nilon màu đen, bên trong có 3 cọc tiền.

    Ông Nhật đã thông báo với lễ tân, bảo vệ tòa nhà để làm chứng và kiểm tra kỹ các đặc điểm của những cọc tiền với tổng số tiền 400 triệu đồng. Sau đó, ông thông báo nếu ai đánh rơi tiền thì liên lạc để nhận lại.
    Đầu giờ chiều cùng ngày, anh Nam là nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kim Anh (công ty chuyên xuất nhập khẩu hàng đông lạnh) đã tìm gặp ông Nhật trình bày việc mình mất một túi nilon có chứa 400 triệu đồng.

    Số tiền trên anh được giao mang tới Hãng tàu CMA có văn phòng ở tầng 5 của tòa nhà. Khi đang lên cầu thang, Nam nhận được điện thoại nên để túi tiền xuống sàn nhà rồi quên mất. Sau đó, anh Nam đã được ông Nhật trao trả số tiền mà anh đã để quên.

    Đáng nói là sau khi ông Nhật thông báo nhặt được tiền, có hai người đã đến gặp trực tiếp ông, một số người khác gọi điện nhận là chủ số tiền. Tuy nhiên, họ không nói được đặc điểm số tiền cũng như hoàn cảnh đánh rơi...

    Ông Nhật từng công tác tại Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng. Năm 2012, ông về hưu và được mời về làm tại Công ty Luật 1/5.

    Hiện nay, gia đình ông vẫn chưa có nhà riêng, phải thuê đất làm nhà và mở một cửa hàng ăn. Ông đang nợ 150 triệu đồng tiền nâng cấp căn nhà.

    Điều thú vị là khi đến gặp ông Nhật để cám ơn, bố anh Nam nhận ra ông Nhật là đồng đội từng phục vụ trong một đơn vị công an vũ trang từ 38 năm trước./.

    Nguồn : Vietnam Plus


  3. #33
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    488
    Thanks
    32
    Thanked 49 Times in 43 Posts
    Điều thú vị là khi đến gặp ông Nhật để cám ơn, bố anh Nam nhận ra ông Nhật là đồng đội từng phục vụ trong một đơn vị công an vũ trang từ 38 năm trước./.
    Người như bác Nhật thật là hiếm có, quá hiếm. Người xưa thật quí.
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  4. #34
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    171
    Thanks
    24
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Người Hà Nội cũng "toòng teeng" qua sông Hồng


    19/08/2014 22:28 (GMT + 7)

    TTO - Phương tiện qua sông người dân gọi là “cáp treo” là hai trụ sắt đặt cố định ở đầu bờ sông nối với dây cáp và được gắn động cơ xe máy để hoạt động.

    Hơn một năm nay, người dân ở thôn Mai Châu, xã Đại Mạch (huyện Đông Anh, Hà Nội) thường xuyên đu qua sông Hồng bằng “cáp treo” tự chế để hái chuối và hoa quả khác thay vì đi thuyền như trước đây.

    Phương diện đưa người, hoa quả, phân bón qua sông mà người dân gọi là “cáp treo” là hai trụ sắt được đặt cố định ở đầu bờ sông nối với dây cáp và được gắn một động cơ xe máy để hoạt động. Nhiều người cho biết, khi chưa có “cáp treo”, thu hoạch hoa quả bên bãi bồi gặp nhiều khó khăn. Mùa nước cạn thì phải vác từng buồng chuối, quả ổi, mướp qua sông, còn nước sâu thì đi thuyền mất rất nhiều thời gian và nguy hiểm. “Cuộc sống của người dân thôn tôi chủ yếu dựa vào mấy mẫu chuối, ổi, mướp… bên bãi bồi nhưng mỗi khi đến mùa thu hoạch thì vất vả lắm". Thấy nhiều khu du lịch có cáp treo lên núi, người dân trong thôn bèn nghĩ kế để đóng góp tiền làm cáp treo. Từ ngày có cáp treo thì việc chăm sóc cũng như thu hoạch hoa quả thuận lợi hơn” - ông Trần Quang Hòa (51 tuổi, người dân thôn Mai Châu) cho biết.


    Có nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng “cáp treo” tự chế để qua sông rất nguy hiểm, bà Đàm Thị Thu (62 tuổi, thôn Mai Châu) cho hay: “Nếu không sử dụng cáp treo thì người dân chúng tôi lại phải đi thuyền và vác bộ như trước đây. Khi nước lên, chảy xiết, đưa được vài nãi chuối sang đến bờ thì mất rất nhiều thời gian và chuối không còn đẹp. Khi tôi sử dụng cáp để đưa hoa quả qua sông thì chỉ cần cán bộ trên xã, trên huyện kiểm tra định kì mức độ an toàn của cáp là được”.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tiến Vạn - phó thôn Mai Châu cho biết, diện tích ở khu vực bãi bồi thôn sông Hồng mà người dân trồng chuối có khoảng 20 hécta. Sản lượng hoa quả ở thời điểm đại mùa lớn nên người dân trong thôi phải sử dụng cáp tời. “Thôn Mai Châu có 3 cáp tời được người dân tự chế để đưa nông sản sang bên bờ. Từ khi đưa vào sử dụng trên địa bàn thôn chưa bao giờ xảy ra tai nạn trên những cáp tời này” - ông Vạn cho biết thêm.

    QUANG THẾ

  5. #35
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Việt Nam sẽ có kỷ lục thế giới về người sống lâu nhất

    Theo Tổ chức kỷ lục Việt Nam, hiện tổ chức này đang nghiên cứu về 2 trường hợp cụ ông cao tuổi nhất Việt Nam - là cụ Y’Ndông, sinh năm 1898 (116 tuổi), người dân tộc Mơ Nông, đang sống tại huyện Đăk Song, tỉnh Đắk Nông và cụ Nguyễn Cù, sinh năm 1900 (114 tuổi), sống tại Đà Nẵng.



    Cụ bà Nguyễn Thị Trù (TPHCM) đang được Tổ chức kỷ lục Thế giới và châu Á xem xét có phá được kỷ lục “Cụ bà cao tuổi nhất Thế giới”.

    Tổ chức Guinness Thế giới ghi nhận, Nhật Bản hiện giữ 2 kỷ lục về người già nhất thế giới là một cụ bà 116 tuổi và một cụ ông 111 tuổi. Như vậy, cụ ông và cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam (cụ Nguyễn Thị Trù sinh năm 1893, hiện 121 tuổi) đều cao hơn cụ ông, cụ bà cao tuổi nhất đã được xác lập Kỷ lục thế giới. Việt Nam hoàn toàn có thể phá 2 kỷ lục này.

    Tuy nhiên, theo ông Lê Trần Trường An - Tổng giám đốc Tổ chức kỷ lục Việt Nam, Tổ chức kỷ lục Thế giới yêu cầu khá nghiêm ngặt hồ sơ của các cụ ông, cụ bà trước khi công nhận họ phá kỷ lục thế giới. Tổ chức nói trên đề nghị một bệnh viện uy tín đo xương để đoán độ tuổi của các cụ ông, cụ bà.

    Còn Tổ chức kỷ lục châu Á thì yêu cầu tìm cho ra hồ sơ lưu trữ hành chính thời Pháp để có chứng nhận khai sinh chính xác. Việc này khá khó, do Việt Nam trải qua 2 cuộc chiến tranh và nhiều cụ không còn giấy tờ gốc. Song, việc hoàn tất hồ sơ cho các cụ cao tuổi là cần thiết, vì đây còn là những giá trị khác có thể học hỏi, đó là hầu hết các cụ sống thọ đều có con cháu đầy đàn, sống hòa thuận, đoàn kết, và bản thân các cụ đều là những tấm gương về nghị lực, về tình yêu thương.

    Nguồn : Lao Động


  6. #36
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    202
    Thanks
    71
    Thanked 13 Times in 12 Posts
    Nhặt vàng giúp người phụ nữ bị giật dây chuyền ở Sài Gòn


    Thứ năm, 30/10/2014 | 17:44 GMT+7

    Chiều 30/10, nhiều người dân đã nhặt từng mảnh dây vàng trả lại cho người phụ nữ bị tên cướp giật đứt dây chuyền tại đường Tôn Thất Tùng, quận 1, TP HCM.


    13h, chị Nguyễn Kim Phương (37 tuổi, ngụ Vũng Tàu) cùng em gái vừa bước ra từ quán cơm Minh Đức trên đường Tôn Thất Tùng (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) để sang bên kia đường leo lên ôtô 4 chỗ do chồng lái. Khi chị Phượng vừa bước xuống lòng đường thì bất ngờ bị một thanh niên đi xe Wave màu xanh lao tới giật sợi dây chuyền có đính nhiều bi trên cổ.


    Thấy kẻ cướp giật dây chuyền của vợ mình, anh Phan Thanh Tuấn (42 tuổi) đang vòng đầu ô tô qua đường đã tông khiến tên cướp té ngã. Ô tô của anh Tuấn bị móp bên hông. Chứng kiến sự việc khi đang vòng ôtô qua đường đón vợ, anh Phan Thanh Tuấn (42 tuổi) đã tông thẳng vào tên cướp khiến hắn ngã nhào. Ôtô của anh Tuấn bị móp bên hông. Hắn liền lồm cồm đứng dậy, bỏ xe chạy bộ vài mét và nhảy lên xe đồng bọn tẩu thoát ra hướng đường Nguyễn Thị Minh Khai, tẩu thoát. "Nhiều người lao ra vây bắt nhưng tên cướp đã chồm dậy, bỏ xe chạy bộ vài mét và nhảy lên xe đồng bọn tẩu thoát về hướng đường Nguyễn Thị Minh Khai. Bọn chúng đi khoảng 4-5 tên", anh Tuấn kể.

    Tại hiện trường, sợi dây chuyền tên cướp giật rơi lại một đoạn cùng nhiều viên bi đã rơi đầy dưới đường. Nhiều người xung quanh lao ra nhặt trả lại cho chị Phượng. Sợi dây chuyền của chị Phượng có rất nhiều viên bi đã rơi đầy dưới đường. Nhiều người xung quanh xúm lại nhặt...
    Số vàng rơi trên đường được trả lại cho chị Phương.


    ... trả lại cho chị Phượng.

    "Vợ chồng tôi chở em gái từ Vũng Tàu lên bệnh viện Từ Dũ khám thai. Lúc đó chúng tôi vừa ăn cơm xong. Tên cướp khoảng 25 tuổi, ra tay rất nhanh. Bây giờ tôi vẫn còn run", chị Phượng nói. Theo chị Phượng, sợi dây chuyền này trị giá hơn 10 triệu đồng được chị mua rất lâu.

    Chiếc xe máy của tên cướp bỏ lại hiện trường. Sau vụ việc, hai vợ chồng nạn nhân đã trình báo công an Phạm Ngũ Lão, quận 1. Theo phản ánh của người dân, tuyến đường đông đúc này thường xuyên xảy ra cướp giật.

    Nha_que theo báo mạng

  7. #37
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 338 Times in 284 Posts
    Ông lão ăn xin mua 25 lượng vàng đeo quanh người cho vui

    Ngồi trước mặt PV là ông Nguyễn Văn Cưng (SN 1927, tạm trú thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) - người vừa trình báo bị cướp 25 cây vàng - là toàn bộ tài sản ông tích cóp được trong 40 năm ăn xin. Tại một quán nước nhỏ cạnh nơi bị cướp, không có vẻ gì hoảng loạn, ông bình thản kể về chuyện đời của mình và chuyện bị cướp.

    Một thời trai trẻ

    Mời ông vào quán uống nước, tôi hỏi ông thích uống gì, ông thều thào: “Tui thích nhứt cà phê sữa đá”. Bên ly cà phê sữa đá, ông đã kể về cuộc đời 86 năm của mình, trong đó có tới một nửa là đi ăn xin.


    Nơi ông Sáu Cưng nằm ngủ hằng đêm.

    Ông sinh ra bên dòng kênh Đường Nước A, xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Là con thứ sáu trong gia đình nghèo có gần 10 người con, ông lớn lên lam lũ, không được học hành, ngay từ nhỏ đã phải cùng cha mẹ ra đồng làm lụng kiếm sống. Quê ông thuộc vùng Đồng Tháp Mười hoang vu “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh như bánh canh”, mỗi năm ngập trong nước lũ 3 - 4 tháng. Lúa mọc không nổi, nhưng bù lại đồng ruộng nơi đây lại dồi dào các loại cá, rùa, rắn,… Ngay từ năm 6 - 7 tuổi, Sáu Cưng đã biết giăng lướt bắt cá về cho mẹ xẻ phơi khô đem bán đổi gạo. Chuột ở quê ông rất nhiều, mùa khô chuột kéo thành từng đàn đi cắn phá lúa. Sáu Cưng theo cha và các anh chị đi đào hang bắt chuột, chỉa chuột trên ngọn tràm… Chỉ lựa săn chuột cống nhum, con nào con nấy to bằng con gà giò, bán rất có giá, nhờ vậy mà cha con Sáu Cưng cũng sống được bằng nghề bắt chuột.

    Sáu Cưng cũng từng có vợ. Ông nhớ năm đó ngoài 20 tuổi. Một buổi sáng, khi đang mải mê gỡ cá mắc lưới, Sáu Cưng chợt nghe từ xa tiếng kêu la thất thanh, chèo xuồng tới nơi thì thấy một cô gái đang ôm lấy tay kêu la trên chiếc xuồng đầy bông điển điển. Cô vừa bị rắn cắn. Nhìn qua vết cắn, Sáu Cưng biết ngay là rắn hổ hành, tuy không quá nguy hiểm như hổ đất (hổ mang), nhưng nếu chậm can thiệp thì nạn nhân sẽ tử vong. Sáu Cưng nhớ tới bài thuốc trị rắn hổ hành cắn gia truyền của cha. Ông lấy hơi thật sâu, nhảy tùm xuống nước, lặn đào một loại rễ cây, xong trèo lên xuồng nhai đắp vết cắn trên tay cô gái. Rồi Sáu Cưng chèo xuồng thật nhanh về xóm để cha mình chữa trị cho nạn nhân. Đến cuối năm ấy đã diễn ra đám cưới đơn sơ nhưng tràn đầy niềm vui giữa Sáu Cưng và người con gái từng được ông cứu hôm mùa lũ.


    Ông Nguyễn Văn Cưng - Cuộc đời hành khất

    Nhấp ngụm cà phê, vẫn với giọng thều thào, ông Sáu Cưng kể: “Trời không thương vợ chồng tui, bả không thể sinh con. Thời đó quan niệm “tam niên vô tử bất thành thê”, nghĩa là 3 năm mà không sinh con thì không còn là vợ, người đàn ông phải cưới người khác. Cưới nhau 4 - 5 năm mà không có con, ba má biểu tui đi kiếm vợ khác. Phần vì thương vợ, phần vì nghèo, nên tui cãi lời, tiếp tục sống với vợ cho tới ngày bả chết”.

    Vợ chồng Sáu Cưng không ruộng đất, cá mắm ngày càng ít, nên phải chuyển qua làm mướn, làm thuê. Ai mướn gì, nặng nhọc đến đâu vợ chồng Sáu Cưng cũng làm, kể cả là dùng sức người kéo cày thay trâu. Có lẽ do vậy mà vợ của Sáu Cưng lâm bệnh nặng và qua đời năm 1967, lúc mới 38 tuổi. Đau buồn vì mất vợ, ông Sáu Cưng cũng lâm bệnh, yếu sức dần, không thể làm thuê làm mướn việc nặng nhọc. Trong khi anh chị em của Sáu Cưng cũng nghèo, lại đông con, nên chẳng ai giúp được gì. Có một người quen trong xóm cũng già yếu, bệnh tật, đi ăn xin bên huyện Tháp Mười, thấy vậy Sáu Cưng cũng bắt chước đi ăn xin.

    Ban đầu ông còn “đi đi, về về”, sau đó ông dạt qua tận xứ Tân Châu, An Phú (An Giang) để xin ăn, cách nhà cả trăm cây số, cả năm ông mới về thăm quê một lần. Vài chục năm trở lại đây, khi đã già yếu, ông trở về ăn xin ở các huyện gần như Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh… Ông chọn chợ thực phẩm huyện Tam Nông (thị trấn Tràm Chim) làm chốn đi về. Ông kể, thời còn trẻ ông ăn xin cũng rất dẻo miệng, nên được nhiều tiền. Sau này già yếu, không còn sức để kể lể hoàn cảnh, ông chỉ im lặng chìa chiếc nón lá cũ về phía trước. Ai cho thì ông cúi đầu cảm ơn, không cho thì thôi, ông không làm gì phiền hà mọi người. Càng về già, khi tóc đã bạc trắng, ông càng xin được nhiều tiền… Ai cho gì ông ăn nấy, rất ít khi dùng tiền xin được để mua đồ ăn. Từ lúc còn là anh thanh niên làm mướn, bốc vác, ông đã mê cà phê sữa (sau này có thêm đá), đến khi đi ăn xin, hàng ngày la cà các quán nước, ông càng thèm loại thức uống này. Nhưng không bao giờ ông dám bỏ tiền ra kêu cà phê sữa để uống. Biết chuyện đó, bà Tám chủ quán nước ở gần chợ Tam Nông thỉnh thoảng lại hào phóng cho ông uống cà phê sữa miễn phí. Rồi ông Chín bán quán cơm đôi khi cho ông ăn cả đĩa cơm sườn…

    Sắm vàng cho vui

    “Xin của bố thí từ thiên hạ, tui đâu dám ăn xài, xin được bao nhiêu tiền tui cứ để dành, rồi mua vàng xỏ xâu quấn quanh người”, ông Sáu Cưng nói về việc mình tích cóp được 25 lượng vàng. Ông cho biết, do không có nhà cửa, không tủ rương, ông chỉ biết giấu vàng miết trong người bằng cách xỏ dây các chiếc nhẫn vàng rồi quấn kỹ hai bên đùi để tránh người khác dòm ngó. Chỉ trừ những ngày bệnh nặng lắm ông mới ở “nhà”, còn lại quanh năm ông đi xin khắp đó đây. Hàng ngày, ít thì cũng được 40.000 - 50.000 đồng, nhiều có khi lên đến 200.000 - 300.000 đồng, đó là khi có người tốt bụng nào đó cho ông cả trăm ngàn đồng. Xin được tiền lẻ, vài ba ngày ông đem đến chỗ bà Bảy bán quần áo nhờ đổi thành tiền chẵn, loại mệnh giá 100.000 - 200.000 đồng. Đôi tháng một lần, ông đem số tiền tích cóp được ra đếm, rồi đến tiệm vàng ở gần chợ Tam Nông để mua vàng - loại nhẫn trơn để ông dễ xỏ xâu quấn quanh người. Nhiều lúc bà chủ tiệm vàng hỏi ông mua vàng làm gì, ông trả lời vui: “Mua để dành cưới vợ”. Tính ra, trung bình mỗi ngày ông xin được khoảng 100.000 đồng, mỗi tháng khoảng 3 triệu đồng, mỗi năm tích cóp thì sắm được cả lượng vàng. Suốt mấy chục năm đi xin, mà không tiêu xài gì, ông dành dụm được 25 cây vàng, suốt ngày đêm ông mang kè kè trong người.

    Trả lời câu hỏi, ông già yếu, không con cái, vậy ông tích cóp sắm vàng để làm gì, ông Cưng thều thào nói: “Hồi đó sống khổ cực quá, thiếu thốn mọi bề, nên rất quý đồng tiền. Sau này đi xin được ít tiền, không dám tiêu xài, nêm đem đi sắm vàng. Mấy đứa cháu tui cũng biết tui có vàng, mỗi lần về thăm quê tôi hay đem vàng ra đếm rồi xỏ xâu vào sợi dây. Các cháu biết tui có vàng chứ hổng rõ bao nhiêu. Tui nghĩ, sống thì mua vàng cho vui vậy thôi, còn khi chết thì biết gì nữa, người sống muốn làm gì thì làm. Tui đâu có đem vàng đi theo ông theo bà được”. Hỏi về cái đêm ông bị kẻ xấu cướp sạch số vàng trong người, ông Sáu Cưng bồi hồi nhớ lại: “Ngày hôm đó (ngày 21/12), tui xin được ít tiền, chỉ có khoảng 40.000 đồng. Buổi chiều, tui gộp số tiền đó với số tiền dành dụm mấy tháng trước, đi ra tiệm vàng ở chợ Tam Nông mua được 1,5 chỉ vàng 24K. Tui về “nhà” (sạp bán bánh trong chợ thực phẩm Tam Nông) xỏ xâu quấn vào lưng quần rồi giăng mùng ngủ. Đến khoảng nửa đêm tui bị những kẻ xấu ập vào đè ra lột quần cướp hết. Tụi nó bỏ đi, tui chỉ biết ngồi khóc mà hổng biết kêu ai. Tụi nó lột sạch quần áo, tôi chỉ có cái khăn quấn ngang người, nên cũng hổng dám đi đâu. Đến sáng có người thương tình cho cái quần thun để bận”. Cũng theo lời ông Sáu Cưng, ông bị cướp nhưng không biết đi báo công an, may nhờ mấy bà con tiểu thương ở chợ Tam Nông nghe chuyện nên trình báo cho công an vào cuộc.

    Với sự tích cực vào cuộc của Công an huyện Tam Nông, ngay ngày hôm sau nhóm người tham gia cướp vàng của ông Cưng đã bị bắt là Trần Quốc Việt (SN 1985), Cao Văn Sang (SN 1994), Lê Đức Duy (SN 1995), Trần Văn Thanh Dân (SN 1996) cùng ngụ thị trấn Tràm Chim và Nguyễn Thái Tài (SN 1996, ngụ phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM). Công an huyện Tam Nông cho biết đã thu hồi được 56 chiếc nhẫn vàng (loại trơn) 24k. Trong đó, có 24 chiếc loại 1 chỉ, 30 chiếc loại 5 phân, 2 chiếc loại 2 chỉ, tổng cộng hơn 4,2 lượng vàng, cùng gần 30 triệu đồng tiền mặt, 1 dây chuyền kim loại màu vàng, 1 sợi lắc màu vàng, 1 chiếc nhẫn màu vàng.

    Kết quả điều tra ban đầu cho biết, khoảng 22h đêm 21/12, Việt, Tài, Sang và Duy chạy xe máy đến chợ thực phẩm Tam Nông, thị trấn Tràm Chim để thực hiện vụ cướp. Theo phân công, Sang, Duy đứng canh đường, còn Tài và Việt vào chợ, đến chỗ ông Cưng đang ngủ để thực hiện hành vi trấn lột. Lúc nhóm người này đến, ông Cưng phát hiện và thức dậy, nhưng bị Tài chụp đầu, bịt miệng cho Việt lục túi. Chúng thấy túi quần ông Cưng gài nhiều kim tây nên Việt tụt luôn hai cái quần ông đang mặc rồi ôm chạy… Việt cùng đồng bọn sau đó lấy toàn bộ số vàng chia nhau.

    Theo ông Sáu Cưng, ông cũng đau lòng khi toàn bộ số vàng ông chắt chiu dành dụm cả đời bỗng chốc bị cướp sạch, nhưng ông vẫn tiếp tục đi xin, vì như vậy ông mới thấy khuây khoả. Mới đây, Công an huyện Tam Nông đã đưa ông Cưng về tận nhà người thân ở kênh Đường Nước A (xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp) để người thân chăm sóc. Một người cháu của ông Cưng cho biết, hiện thời sức khỏe của ông hơi yếu, người thất thần, có vẻ buồn. Không biết ông buồn vì số vàng bị mất hay buồn vì không được hàng ngày rong ruổi khắp các nẻo đường để ăn xin.

    Theo Thanh Thúy (Báo Lao Động)
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  8. #38
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    309
    Thanks
    20
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    MỜI BẠN VÀO THỬ... SỨC ĂN


    Phải ăn "đến tận cùng" 750gr bánh phở, 400gr thịt bò và hai lít nước dùng là điều kiện để bạn nhận được giải thưởng một triệu đồng trong cuộc thi thách ăn tại một tiệm phở. Một tiệm phở ở Sài Gòn vừa giới thiệu một cuộc thi ăn khá độc đáo. Đó là, bất kỳ ai ăn hết tô phở khổng lồ tại quán sẽ nhận được giải thưởng trị giá một triệu đồng. Ngược lại, nếu không ăn hết hay dừng giữa chừng, bạn sẽ trả cho quán 200.000 đồng cho phần nguyên liệu. Hiện số lượng người tham gia thách đấu ngày càng nhiều, số người đoạt giải cũng không ít. "Bất ngờ nhất là các bạn nữ cũng tham gia và thắng cuộc", chủ quán chia sẻ.


    Một tô phở để thực khách dự thi gồm 750gr bánh phở, 400gr thịt các loại (tái, nạm, gầu, gân và bò viên) và hai lít nước dùng. Người thách đấu chỉ được xác nhận thắng cuộc khi húp cạn đến giọt cuối cùng của nước phở. Số lượng khủng và luật buộc người dự thi phải dùng "sạch sành sanh" khiến không ít thực khách bỏ cuộc. Điều này đồng nghĩa với việc có vài mẹo vặt để chiến thắng. Một trong những mẹo ấy được hầu hết người thắng cuộc chia sẻ là vớt phần bánh phở ra đĩa, thưởng thức riêng, sau đó mới uống cạn nước dùng. "Cách thưởng thức phở riêng, nước dùng riêng vừa ít ngán, vừa giúp bánh phở không nở ra nhiều khi ngâm lâu trong nước", một trong những người thắng cuộc phân tích. Xong, không phải thực khách nào tham gia thách đều được "gật đầu". Khi bạn đăng ký, quán sẽ có cuộc trò chuyện ngắn về các vấn đề như sức khỏe, khả năng chịu đựng của bạn. Không chỉ vậy, người tham gia cũng phải ký một bản cam kết xac nhận đã được tư vấn về các trường hợp có thể xảy ra. Các bạn trẻ dưới 18 tuổi muốn tham gia, phải có sự đồng ý của người giám hộ.


    Tuy đã ký thỏa thuận song, trong quá trình thi đấu, một nhân viên tại quán sẽ theo sát để đưa ra cho bạn những lời khuyên nếu có bất kỳ dấu hiệu nào không tốt cho sức khỏe hay sức chịu đựng của bạn.

    (Theo Zing)

  9. #39
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 338 Times in 284 Posts
    Hai con trai hiến gan cứu mạng sống bố mẹ


    Thứ hai, 12/10/2015 | 13:40 GMT+7

    Tiến sĩ Phạm Hữu Thiện Chí, Phó Khoa Gan Mật Tụy Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết ca phẫu thuật thứ nhất vào ngày 10/10 là bệnh nhân nữ 66 tuổi bị xơ gan giai đoạn cuối, nhiễm viêm gan siêu vi C. Khi nhập viện bệnh nhân còn được phát hiện có khối ung thư gan, bụng căng rất to cứ vài ngày phải chọc hút 4 lít nước. Nếu không ghép gan nhanh, bệnh nhân sẽ suy thận bất kỳ lúc nào, lúc đó khả năng ghép sống rất ít. Con trai đầu lòng của bà năm nay 37 tuổi đã tự nguyện hiến gan cứu mẹ.


    Một ngày sau bệnh viện tiếp tục tiến hành ca phẫu thuật thứ hai cho nam bệnh nhân 60 tuổi ngụ Bến Tre. Người này được chẩn đoán ung thư gan, xơ gan nặng, nhiễm viêm gan siêu vi B. Người hiến gan là con trai đầu của ông năm nay 32 tuổi.

    Trước khi mổ lấy gan, cả hai người con trai đều hơi thừa trọng lượng nên được các bác sĩ thiết kế chế độ ăn giảm cân song vẫn đảm bảo sức khỏe để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phẫu thuật.

    Theo bác sĩ Chí, mỗi ca ghép gan kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ. Trong quá trình ghép gan từ người cho còn sống, suốt cuộc mổ dù các bác sĩ tập trung hết sức để cứu người bệnh nhưng ưu tiên hàng đầu là phải chú ý an toàn của người cho gan. Hiện cả người cho và nhận gan đều đã tỉnh táo, đang nằm phòng cách ly để các bác sĩ hồi sức, theo dõi và chăm sóc nghiêm ngặt.

    Tiến sĩ Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết hai ca ghép gan này được phối hợp thực hiện bởi Bệnh viện Chợ Rẫy và Trung tâm ghép gan Bệnh viện Asan (Hàn Quốc). Từ năm 2012 đến nay, bệnh viện đã thực hiện 6 ca ghép gan, trong đó có 5 ca ghép gan từ người cho sống, một ca ghép gan từ người cho đã chết não. Nơi đây cũng đã phối hợp lấy đa tạng và chuyển khối tạng ghép (phổi, tim, gan) từ hai ca chết não để chuyển ra Hà Nội ghép cho bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức, ra miền Trung ghép cho bệnh nhân Bệnh viện Trung ương Huế.


    Trong số 4 ca đã ghép gan trước đây có ca đầu tiên bệnh nhân tử vong sau 2 tháng được ghép. 3 trường hợp còn lại đều hồi phục tốt, bệnh nhân đi làm và hòa nhập cuộc sống ổn định. Những người cho gan đều rất khỏe, không có biến chứng phẫu thuật.

    "Gan của người cho có sự tái sinh và phát triển rất nhanh. Sau một năm thể gan tích gan lớn 80-95% so với thể tích ban đầu. Do đó việc cho gan không gây ảnh hưởng sức khỏe như mọi người lo ngại", tiến sĩ Chí nhấn mạnh.

    Theo Tiến sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị Điều phối ghép bộ phận cơ thể người Bệnh viện Chợ Rẫy, ghép gan ở người cho sống phức tạp và khó khăn hơn đối với người cho chết não. Ca mổ phải đảm bảo người cho an toàn, có tiêu chuẩn chọn lựa khắt khe hơn với thể tích phần gan cho ghép. Tuy ghép gan từ người cho sống góp phần giải quyết gánh nặng cho người bệnh đang trong tình trạng khẩn cấp, đe dọa tử vong khi chưa có tạng hiến từ người cho chết, song ca mổ căng thẳng hơn rất nhiều.

    Bệnh viện đang cố gắng thiết lập danh sách chờ hoàn chỉnh, tìm nguồn tạng hiến từ người hiến chết não để giúp ích nhiều hơn trong việc cứu người. Hiện bệnh viện hoàn thiện hơn kỹ thuật chuyển giao ghép gan, có kế hoạch triển khai ghép tim, tái thiết lập ghép giác mạc.

    Lê Phương
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  10. #40
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 338 Times in 284 Posts
    Lần theo tiếng gõ giải cứu người kẹt trong con tàu lật úp


    Thứ bảy, 31/10/2015 | 19:54 GMT+7

    Lần mò theo hướng phát ra âm thanh trong xác con tàu chìm, anh Luân phát hiện bóng người co ro trên cầu thang, tay cầm phễu nhớt đang gõ vào khoang tàu Trở về từ hiện trường tàu Hoàng Phúc 18 lật úp ở biển Cần Giờ, chiều 31/10, anh Nguyễn Minh Luân (31 tuổi) cùng nhóm 7 thợ lặn húp vội bát mì tôm chống đói. Thân hình rắn chắc, da đen nhẻm, nam thanh niên cười hiền khi nhắc tới những giờ ngụp lặn trong con tàu hàng nghìn tấn để cứu sống một nạn nhân.


    Nhóm ngư dân tham gia cứu hộ ăn vội khi vừa trở về bờ. Ảnh: Quốc Thắng

    Khoảng 9h sáng nay, anh Luân cùng các thành viên trong nhóm đang đậu ghe ở Tiền Giang chuẩn bị ăn cơm để lặn biển mò ốc như thường ngày thì nhận được cuộc gọi nhờ cứu hộ. "Chúng tôi chỉ nghĩ là ghe cá nhỏ chìm nhưng đến nơi, thấy chiếc tàu quá lớn cùng nhiều lực lượng, chúng tôi có phần bị khớp", anh Luân kể.

    Con tàu bị chìm có kết cấu 2 khoang hàng, khu vực buồng lái ở tầng 3, tầng 2 gồm 5 phòng nhân viên, tầng dưới cùng là phòng ăn và buồng máy. Một số người đã tìm cách vào trong, song mọi cánh cửa tàu bị đóng rất chặt do áp lực nước. Bên trong con tàu đang nổi phần đuôi thỉnh thoảng có tiếng gõ vào thành tàu, phát đi tín hiệu cầu cứu.

    Định hình được vị trí người mắc kẹt trong tàu, chàng trai quê Kiên Giang với nhiều năm làm nghề lặn, được tin tưởng giao ống thở. Tròng thêm đôi bao tay thô sơ, vớ chiếc đèn pin nhỏ và bình oxy, anh Luân lao mình xuống dòng nước xiết. Vào được trong tàu, anh Luân tay cầm đèn pin lần mò dọc theo hành lang nhỏ hướng về khu vực phát ra tiếng động. Sóng vỗ mạnh khiến con tàu lắc lư, thỉnh thoảng anh thợ lặn bị xô vào thành tàu. Cố lần mò trong thân tàu đen kịt, anh nghe tiếng gõ dần lớn hơn.



    Anh Luân tham gia cứu hộ tại hiện trường. Ảnh: Hải Hiếu

    Hơn 15 phút lặn trong bóng tối, anh tìm đến căn hầm chứa dụng cụ. Giật mạnh cửa, lách qua khe vào trong, anh Luân quét đèn pin một vòng thì phát hiện bóng người co ro trên cầu thang, tay cầm phễu nhớt đang gõ vào khoang tàu trong khi mực nước đã dâng đến ngực. Trong ánh đèn pin le lói, gương mặt nam thanh niên đầy bùn đất, da tím ngắt, bật khóc khi phát hiện người đến cứu: "Còn tôi cũng quá sung sướng. Dù không thân quen nhưng tình cảnh đó thiệt không hạnh phúc nào bằng. Lúc đó mới thấy giá trị tình người", anh Luân nói bằng giọng miền Tây đặc sệt.

    Trấn an nạn nhân, anh Luân quay trở ra để cùng đồng nghiệp mang bình oxy vào giúp thuyền viên này lặn ra ngoài. Là người trực tiếp mang ống thở vào, anh Phan Văn Minh (34 tuổi, quê Kiên Giang) cho biết, do nạn nhân không biết sử dụng dụng cụ nên anh tìm cách chế lại cho vừa vặn rồi giúp anh này đeo vào. "Trong đó tối đen như mực, tôi chỉ mò mẫm trợ giúp cho anh ấy. Anh ta bám lên lưng, ôm chặt bụng tôi rồi từ từ tìm đường ra ngoài", anh Minh nhớ lại.

    Đưa nạn nhân đầu tiên ra ngoài trong mừng rỡ của nhiều người, Luân và nhóm bạn tiếp tục lặn ngụp trong xác tàu đắm để tìm kiếm những người bị nạn còn lại. "Để chắc chắn, tôi vào từng phòng, mò từng góc một nhưng không phát hiện thêm được gì", anh Luân kể và cho biết quá trình làm việc rất khó khăn vì thiếu ánh sáng, đồ đạc trôi lềnh bềnh.

    Từng tham gia nhiều vụ lặn biển cứu nạn, theo kinh nghiệm bản thân, thanh niên này cho rằng, nếu còn kẹt bên trong con tàu, cơ hội sống sót của các nạn nhân không nhiều. "Mình dự đoán vậy nhưng vẫn hy vọng có kỳ tích. Mong tất cả đều được an toàn", Luân nói.

    Ngồi ngắm em trai, anh ruột của Luân cho biết, em mình là người lặn giỏi nhất trong nhóm và được xem như con rái cá. "Nghề lặn của bọn tui rất nguy hiểm nhưng mỗi lần được nhờ hỗ trợ cứu người thì chẳng ai suy nghĩ gì", anh này nói.

    Hiện vẫn còn 4 người trên tàu hàng này mất tích. Tuy nhiên, do thủy triều lên cao và sóng lớn nên nhóm phải tạm dừng tìm kiếm.

    Tàu Hoàng Phúc 18 tải trọng 2 nghìn tấn chở hàng xuất phát hôm 28/10 từ cảng ở huyện Long Thành (Đồng Nai). Đi được 70 hải lý gặp sóng lớn, thuyền trưởng quyết định quay lại neo đậu ở phao số 5, cách bờ biển Cần Giờ 7 hải lý.

    20h ngày 30/10, 17 thuyền viên vừa ăn cơm tối chuẩn bị đi ngủ thì sóng to đánh mạnh vào tàu. Hàng hóa bị đẩy về mạn phải, tàu nghiêng dần. Thêm một con sóng lớn đánh phủ qua khiến tàu lật úp. Sau sự cố, các tàu đi ngang qua đã cứu được 12 người.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có công điện yêu cầu Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương chỉ đạo, huy động các lực lượng tổ chức tìm kiếm, cứu nạn các thuyền viên trên tàu Hoàng Phúc 18 còn mất tích. UBND TP HCM được yêu cầu phối hợp cùng và tổ chức cứu chữa người bị thương, thăm hỏi động viên, giúp đỡ nạn nhân.

    Nhóm phóng viên
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •