Trang 1/2 12 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 11

Chủ đề: Chuyện Ma Quỷ & Chuyện Thánh Thần !

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    202
    Thanks
    71
    Thanked 13 Times in 12 Posts

    Chuyện Ma Quỷ & Chuyện Thánh Thần !

    Em thấy bài viết này muốn post lên cho mọi người coi nhưng em không biết phải nhét nó vào mục nào trong diễn đàn nên mở một topic mới. Mọi người tham gia thêm nhé !
    Sự thật học sinh 12 tuổi có khả năng ngoại cảm, tiên đoán kì lạ ở Vĩnh Phúc

    12 tuổi, khi bạn bè cùng trang lứa còn ngồi “mài bẩn đít quần” thì Trần Văn An (sinh năm 1999, thôn Đình, Yên Bình, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) đã được phát hiện có khả năng “thần giao” vô cùng đặc biệt. Năm nay “cậu” 14 tuổi, đã “hành nghề” được 2 năm nay.


    Cậu bé phát hiện ra khả năng tâm linh của mình từ khi 12 tuổi.

    Chúng tôi tìm đến nhà “cậu” vào một buổi chiều tối, vì theo như được biết “cậu” chỉ “làm việc” từ 17h30 trở đi. Dọc con đường làng heo hút, thật khó để tìm thấy một người để hỏi địa chỉ, nhưng khi tìm được rồi thì không ai là không biết đến “thầy An”. “Ấy chết, không được gọi “cậu” là “thằng bé” như vậy, phải tội. Vào đó phải gọi là “cậu An” xưng con. Nhớ chưa” - lời dặn dò của một người già trong thôn làm chúng tôi thêm tò mò.

    Không chỉ người dân trong làng, mà ngay cả những người trong gia đình như ông, bà, cô, bác cũng gọi cậu bé là “cậu An”, “ông ba hoàng”, hay “thần đồng”… Cái cách cư xử của người lạ khi mới vào nhà cũng thật đặc biệt, phải đi lại nhẹ nhàng, chắp tay lạy “điện”, sau đó mới gọi khẽ “cậu An”. Thường thì người ta bảo nhau những người như thế này là “thầy bói”, họ làm nghề “xem bói”, nhưng với Trần Văn An họ gọi là “cậu”, và “cậu” không “xem” mà “làm việc” để “cứu giúp con dân”(!?).

    Mất hai ngày chờ đợi, chúng tôi mới được “diện kiến” “cậu An” và thực sự giật mình khi trước mắt là một cậu “nhóc” gầy gò, đen nhẻm, mái tóc lượn sóng bồng bềnh. Cậu mặc áo cộc, quần soóc thể thao cũng như bao em nhỏ cùng trang lứa, nhưng quả dáng dấp và ánh mắt có khác. Bước đi khoan thai, vẻ mặt và ánh mắt hoàn toàn lãnh đạm, lời nói có sắc, có cạnh: “Cô chú đến từ hôm qua đúng không? Cô chú cứ nghỉ ngơi đi, đến giờ chúng ta làm việc”.

    Trần Văn An bắt đầu cảm nhận được những khả năng đặc biệt của mình từ khi 12 tuổi (học lớp 6). Vào một ngày hè tháng 5, cả nhà đang tất bật chuẩn bị giỗ ông ngoại, bỗng nhiên cậu bé chạy đến sắp xếp lại mọi thứ trên ban thờ. “Ông ngoại bảo con phải làm thế mới đúng, ông đang đứng chỉ ngoài cổng kia kìa”. Ai cũng bán tin bán nghi, chỉ riêng bà ngoại cậu bé - bà Son (Kim Xá, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) là hoàn toàn tin lời cháu. Bà kể lại: “An nằng nặc thanh minh mình nhìn thấy bóng ông ngoại đứng ngoài cổng. Ngày nhỏ, ông ngoại là người An gắn bó nhất, ông dạy An xem tử vi, vẽ tranh truyền thần. Khi ông ngoại mất đi, cứ hễ có việc gì khó khăn là cháu lại viết tên ông ngoại vào tờ giấy và cầu xin”.

    Cũng sau ngày đó, cậu bé trầm tính hẳn, rồi nhìn thấy ai cũng buông một vài lời đoán tiên đoán, tính cách, số phận tương lai.


    Chữ Nho "cậu" An viết để phát lộc cho mọi người.
    “Cháu không phải là thần thánh”

    “Cháu không phải là thần hay thánh gì hết. Cháu cũng không phải là người mê tín, cúng bái ma tà. Cháu chỉ đoán con người qua dáng dấp và ánh mắt, cảm nhận mọi thứ rồi thấy gì nói đấy”. Quả đúng cậu bé không hề cúng bái hay nhận lễ lạt gì. Trong gian phòng làm việc chỉ có duy nhất một “điện” với nải chuối, bát hương. Mỗi người đến đây “cậu” đều viết cho một chữ nho và giữ lấy làm lộc.

    “Cậu” chia sẻ: “Hồi nhỏ, cháu ở với ông bà ngoại, ở đó cháu không có bạn nên chán lắm, chỗ chơi duy nhất và thích nhất là đền chùa, cháu thường ra đó ngồi lắng nghe những âm thanh lạ xung quanh. Năm 11-12 tuổi cháu bắt đầu có những suy nghĩ về tâm linh, cháu để ý nhiều hơn đến khuôn mặt, ánh mắt và thái độ của người khác, từ đó cứ nhìn một người lạ là cháu có thể nhận ra một vài điều gì đó về họ”.

    Tuổi thơ của An không êm đềm và đầy đủ như những người bạn cùng trang lứa. Bố mẹ đi làm ăn xa, để hai anh em còn rất nhỏ cho ông bà ngoại. An chủ yếu lủi thủi một mình, hoặc có tiếp xúc thì cũng phần đa là tiếp xúc với người lớn tuổi. Phải chăng vì vậy mà dáng dấp và ánh mắt An không giống với những cậu bé 14 cùng trang lứa khác.

    Cậu bé An viết chữ Nho rất đẹp, mặc dù chưa từng qua một lớp học nào mà chỉ học từ ông. Bà nội An cho biết: “Ngày trước có một sinh viên đại học theo gia đình từ Hà Nội về đây gặp “cậu”. Cậu ấy học tiếng Trung, nửa tin nửa ngờ về những lời đồn nên muốn trực tiếp thử khả năng viết chữ Nho của “cậu”. Sau một hồi đàm đạo, chàng sinh viên đó xin luôn ở lại đây 3 ngày để được cùng “cậu” đàm đạo về chữ Nho”.

    Hiện An đang là học sinh lớp 8 Trường Trung học cơ sở Kim Xá. An chia sẻ: “Nhiều lúc cháu mệt lắm, có ngày cháu giúp cho mấy chục người, không còn thời gian để học. Chưa kể đến việc lúc mới bắt đầu “làm” cháu luôn phải chịu ánh mặt dò xét, ngờ vực của thầy cô, bạn bè. Nhưng về sau, họ tin cháu không nói dối, nên đã chơi với cháu bình thường. Nhiều thầy cô còn vào nhà nhờ cháu giúp”. 8 năm liền An đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Cậu bé thông minh, nhưng trầm tính. “Đôi lúc cháu ước, mình cũng được bình thường như các bạn cùng trang lứa, hồn nhiên, chơi đùa, không nhìn thấy những điều mà lẽ ra một đứa trẻ như cháu không cần phải thấy” - An chia sẻ.

    nha_que theo

  2. #2
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Chuyện kỳ lạ về cậu bé 'đầu thai lại'


    Thiều gia: Cách nay hơn hai năm, ở thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cứ nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là người đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.
    Có kiếp luân hồi?
    Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản. Anh chị kết hôn năm 1987, đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến, Tiến khoẻ mạnh bụ bẫm và lớn lên trong sự vui mừng khôn tả. Tai họa ấp đến trong một lần ra sông chơi, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuồi. Lúc này chị Thuận cũng không thể sinh thêm con vì lý do sức khỏe.
    Con mất, vợ chồng anh Tân suy sụp. Anh nghỉ việc, ra làm tự do. Vợ chồng anh tưởng như sẽ phải sống với nhau trong sự côi cút không con, thì một ngày đầu năm 2006, bỗng có một cháu bé tự khẳng định cháu chính là cháu Tiến, người đã bị chết đuối năm 1997!

    Nhấp chén nước, thả những vòng khói thuốc lá chậm rãi, anh Tân đã kể lại cho tôi nghe câu chuyện ly kỳ này. Khi Tiến mất, cháu đang là học sinh trường mầm non Hoa Hồng ở thị trấn Vụ Bản. Cô giáo dạy cháu Tiến là cô Đông và chính cô Đông là người đã phát hiện ra cháu Tiến đã “lộn về nguyên bản” ở cháu Bình con anh Hoan, chị Dự, người trong bản. Cháu Bình sinh ngày 06/10/ 2002.

    Lần đầu tiên cô Đông thấy cháu Bình có những biểu hiện rất lạ, cô hỏi chuyện, cháu bảo cháu không muốn học ở đây, cháu muốn được học ở trường của cháu. Cô Đông hỏi lại, thế trường cháu ở đâu? "Trường Hoa Hồng ở ngoài thị trấn", cháu Bình trả lời.


    Cháu Bình


    Sao lại là trường Hoa Hồng, làm sao cháu biết trường đó, cô Đông thắc mắc. “Nhà cháu ở ngoài đó, nhà cháu gần nhà ông Lai”. Nghe Bình nói đến đây, cô Đông sởn hết cả tóc gáy. Cạnh nhà ông Lai là nhà anh Tân, và lẽ nào…

    Thời gian tiếp theo, cô Đông âm thầm tìm hiểu và biết thêm. Một lần chị Dự mẹ cháu Bình đánh cháu vì cháu nghịch bẩn hết áo quần. Rơm rớm nước mắt, thằng bé bảo: “Mẹ đừng đánh con, bẩn áo quần thì mẹ đưa con về nhà con để con lấy”.

    Chỉ nghĩ trẻ con nói nên chị Dự không để ý gì. Những lần khác chị Dự có đánh Bình lại bảo “con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”. Sau mỗi lần bị mắng là cháu lại đòi được về nhà.

    Một lần cháu Bình đòi chị đưa về nhà, điên tiết chị Dự bảo "thích thì ngồi lên xe tao chở đi". Bình ngồi sau xe bảo mẹ chở ra thị trấn, từ chợ thị trấn Bình bảo mẹ chở đến cuối sân vận động và rẽ vào phố Hữu Nghị. Đến số nhà 25, chính là nhà anh Tân, Bình xuống xe nói với mẹ “nhà con đây”.

    Tuy nhiên nhà đóng cửa, chị Dự lại chở Bình về. Một lần nữa, chị Dự đi chợ thị trấn và cho Bình đi cùng. Khi đến chợ, Bình lại nằng nặc đòi mẹ “đưa về nhà con”, hai mẹ con lại đến trước nhà anh Tân. Sau khi thấy cửa đóng then cài, mẹ con lại ra về.

    Mặc dù Bình nói vậy nhưng chưa bao giờ bao giờ chị Dự để ý gì vì nghĩ Bình chỉ là một đứa trẻ mới 4 tuổi. Câu chuyện thực sự “nóng” từ ngày cô Đông phát hiện ra những biểu hiện lạ ở Bình cùng với lời chị Dự kể. Từ đó, cô Đông mới hoài nghi thực sự.


    Chị Dư (ngoài cùng bên trái) cùng cháu BÌnh và vợ chồng anh Tân

    Cô Đông đem chuyện kể lại với những giáo viên trong trường, trong đó có cô Phương. Là người quen biết với chị Thuận, nên cô Phương đã lập tức kể lại câu chuyện ly kỳ này cho chị Thuận nghe: “Cô vào trong bản Cọi xem sao, nghe nói thằng Tiến nó “lộn” về vào cháu Bình đang học ở trường trong đó”.

    Cũng chẳng dám tin và đem chuyện kể lại với chồng, anh Tân lập tức giục vợ phải vào xem sao. Trước đây, khi cháu Tiến mới mất có một bà xem bói người Mường nói với anh rằng: “Anh đừng buồn, cháu Tiến linh thiêng lắm rồi sẽ quay về với anh thôi”. Lần khác anh đi xem bói tận Hoà Bình, ông thầy cũng nói điều tương tự.

    Là người không mê tín nên lúc đó anh chỉ nghĩ rằng người ta động viên mình. Thế nhưng lúc nghe vợ kể lại câu chuyện Tiến "lộn" về trong bản Cọi, anh Tân cũng bán tín bán nghi và phân vân liệu lời thầy bói năm xưa có chăng lại là sự thật? Anh đã quyết định phải một lần đi tìm hiểu xem sao.

    Hành trình tìm lại con

    Một ngày sau, anh Tân đã cùng với chị Thuận tìm đến bản Cọi, tìm đến nhà vợ chồng Hoan - Dự. Vốn chưa biết nhau, nhưng khi đến nhà, anh Tân cứ làm như đã quen biết gia đình từ lâu lắm. Không nhận ra ai nhưng chị Dự, anh Hoan cũng không dám hỏi vì nhỡ đâu người quen lâu rồi mình không nhận ra nếu hỏi lại…vô duyên.

    Sau mấy câu hỏi thăm anh Tân bắt đầu hỏi đến cháu bé: Thằng bé Bình đâu nhỉ bác ngắm tý xem lớn đến đâu rồi? Chị Dự cho biết cháu đang đi chơi cùng chúng bạn, một lát sau chị Dự cũng gọi cháu về để anh Tân gặp mặt. Về đến nhà thằng bé cứ lấm lét nấp sau cảnh cửa.


    Cháu Bình tình cảm với anh Tân, chị Thuận

    Anh Tân buông lời: Có nhớ bác không, bác mua nhiều bi cho cháu đây này. “Biết rồi, lúc nãy thấy hai người đi đầu làng, biết rồi”. Nghe thằng bé nói vậy anh Tân phát hoảng. Sao nó lại biết mình vào đây cơ chứ.

    Sau vài câu chuyện hai bên trở nên thân tình, anh Tân ngỏ ý muốn đưa cháu Bình về nhà chơi, anh Hoan chị Dự đồng ý. Riêng thằng bé nghe nói được đi là leo tót lên xe và chiều hôm đó anh Tân đưa cháu Bình về nhà mình.

    Trên đường về, để thử thằng bé, anh Tân dừng xe trước một ngôi nhà cao tầng bảo cháu, nhà bác đấy cháu vào đi. Lập tức Bình bảo, đây không phải, nhà ở dưới kia cơ. Đi qua rất nhiều đường trong thị trấn, anh Tân không đi theo đường chính vì muốn thử thằng bé. Ngạc nhiên là Bình cứ chỉ rành rọt và cho đến ngôi nhà anh Tân thì mới thôi.

    Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Chị Dự đi cùng đã định ngăn lại vì sợ vợ chồng anh Tân đánh giá con mình thiếu giáo dục, nhưng anh Tân đã ngăn lại. Mặc cho cháu Bình tìm kiếm.

    Anh Tân hỏi: “Cháu đang tìm gì?” - “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Nghe Bình nói, anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây. Đến lúc cháu qua đời anh mới mang vứt đi. “Bác cất đi rồi, để lúc nào bác tìm lại cho cháu”, anh nói với cháu Bình.

    Sau bữa cơm, anh Tân bảo cháu ra xe để chở hai mẹ con về, nhưng thằng bé bảo, nhà ở đây, không về đâu. Nói rồi Bình chạy vào nhà leo lên giường:

    - Đây là giường con, chỗ con nằm ở đây.

    - Thế cháu hay nằm thế nào?

    - Con nằm thế này này (nói rồi Bình nằm sấp xuống giường).

    Nhìn cái dáng Bình nằm y như Tiến năm xưa, vợ chồng anh Tân lặng người, chị Thuận chỉ còn biết úp mặt vào lưng chồng khóc sụt sùi, bởi thằng bé có những cử chỉ giống con mình năm xưa quá.

    Trước sự tha thiết của thằng bé đêm hôm đó chị Dự đã miễn cưỡng cho con ở lại với gia đình anh Tân. Biết chuyện thằng bé, đêm hôm đó hàng xóm láng giềng kéo đến chật kín nhà. Ai cũng thử Bình bằng những câu hỏi để xem nó kể lại chuyện ngày xưa có chính xác không...

    Còn tiếp...
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 21-06-2013 lúc 07:03 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #3
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Đêm đầu tiên Bình ở với anh Tân - chị Thuận, anh chị đã hỏi cháu rất nhiều chuyện.
    Hỏi chuyện… con chết thế nào, tại sao lại về trong bản Cọi. Bình bảo "con cũng đã quay về nhà, nhưng đến cái cống đầu ngõ có một người to lớn cứ chặn con lại rồi đuổi đi nên không vào được nhà... ".
    Từ lời đồn trở thành sự thật

    Cũng đêm đó, anh Tân giả vờ gọi lớn "Tiến ơi!", lập tức ở trong nhà Bình "Dạ" và còn hỏi lại "Bố gọi gì con?". Anh chỉ vào chị Thuận hỏi đây có phải là mẹ con không, cháu cũng trả lời "phải". Những lời nói, những hành động rất giống Tiến đã làm cho anh Tân - chị Thuận nghĩ rằng Bình chính là do Tiến “lộn” về.
    “Việc cháu gọi chúng tôi cũng hoàn toàn tự nhiên, chẳng ai bảo với cháu cả”, anh Tân nhớ lại.


    Cháu Tiến ở nhà gia đình bố mẹ "nuôi".

    Đưa cháu Bình trả về với bố mẹ đẻ của cháu, anh Tân vẫn canh canh trong lòng. Nghĩ đến chuyện thằng bè khóc lóc khi phải bắt về, anh lại thương nó vô cùng, từ ngày nó đến với gia đình, anh cứ nghĩ nó chính là Tiến. Thế nhưng, nó là con nhà người ta, mình nói ra không chỉ vợ chồng Hoan - Dự mà cả thị trấn này sẽ nói là muốn cướp con người ta nên dựng chuyện.

    Bao nhiêu suy nghĩ cứ giằng xé trong con người anh Tân. Về phần nhà chị Dự, mặc dù con cứ nằng nặc đòi ở với anh Tân chị Thuận nhưng đó là điều không thể. Anh chị lấy nhau cũng sáu năm mới có được cháu Bình, chị cũng không thể sinh được con nữa. Nhà anh Tân lại giàu có, nếu cho cháu về ở dư luận lại cho rằng mình bịa chuyện chỉ vì hám tiền.

    Ba ngày hôm sau, vì nhớ thằng bé anh Tân lại vào bản Cọi thăm. Vừa thấy anh Tân, Bình đã nhảy tót vào lòng anh như người thân thiết từ lâu lắm, mặc cho bố mẹ, bà nội vẫn đang ngồi bên cạnh. Điều ngạc nhiên là chính bà Thỉn - bà nội cháu Bình nói với anh Tân: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói, tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”.

    Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “Con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”. Bà Thỉn đưa Bình đi học, cháu khóc và nói: “Cháu không học trường này đâu, cháu học trường gần nhà cháu cơ, trường ở ngoài thị trấn”.

    Một thời gian sau đó, Bình liên tục đòi bố mẹ “đưa về nhà con” và doạ “không đưa về con sẽ chết”. Một lần Bình ốm nặng, anh Hoan - chị Dự đã rất lo lắng, sợ điều thằng bé nói sẽ linh, nó sẽ chết thật.

    Dù được mỗi mình cháu nhưng không còn cách nào khác, cuối năm 2006 anh chị đã đồng ý cho Bình về ở hẳn với nhà anh Tân - chị Thuận. Từ ngày về với “nhà của con”, Bình chơi vui vẻ và không còn bệnh tình gì nữa.

    Ở Lạc Sơn, chuyện “con lộn” xưa nay không phải là hiếm, không có gì là quá lạ lẫm. Thế nhưng, “con lộn” về ở hẳn với bố mẹ người đã chết như Bình thì chưa từng xảy ra. Sau khi Bình về ở với anh Tân - chị Thuận, cả hai gia đình đã làm thủ tục cho nhận con nuôi.

    Bình được chuyển về trường mầm non Hoa Hồng nơi Tiến ngay xưa học và tiếp tục đi học. Kể từ ngày về ở với bố Tân, mẹ Thuận, Bình cũng được đổi thành tên Tiến và mang họ Nguyễn Phú Quyết Tiến, tên họ trùng với cháu Tiến con anh Tân đã chết đuối cách đây hơn 10 năm.


    Cậu bé Nguyễn Phú Quyết Tiến.

    Chị Thuận bảo, thời gian cháu Bình về ở với vợ chồng chị, câu chuyện này đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao. Không chỉ ở thị trấn Vụ Bản, cả tỉnh Hoà Bình đi đâu cũng nghe nói về chuyện “lộn con” có một không hai này.

    Những “bằng chứng” khó giải thích

    Trong cuốn sách phật Hương Hiếu Hạnh xuất bản năm 2007, câu chuyện về “con lộn” Tiến - Bình đã được đưa vào sách với nhan đề “Một trường hợp tái sinh ở Vụ Bản”. Cuốn sách không đưa ra sự phủ nhận hay khẳng định mà chỉ ghi nhận đó là trường hợp người thật việc thật đang hiện diện tại Vụ Bản. Và câu chuyện kỳ lạ nay cũng đã đến tai những người nghiên cứu về tâm linh.
    Anh Tân cho biết, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã nhiều lần điện thoại gặp anh chị để xin được tìm hiểu, nhưng anh Tân từ chối. Hiện Bình - Tiến đã đi học lớp 1 và cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Anh Tân không muốn sự việc lại trở nên phức tạp và được thêu dệt thêm.

    Trước khi gặp gia đình anh Tân, tôi thật sự ái ngại khi đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, trái hẳn với lo lắng của tôi, anh Tân rất vui vẻ kể lại câu chuyện một cách tỷ mỉ. Thậm chí, đang giờ hành chính nhưng anh vẫn gọi chị Thuận về để hai vợ chồng kể chuyện Tiến - Bình cho tôi nghe.

    Tuy nhiên, hôm tôi đến nhà, Tiến đang đi học, cháu học cả ngày và trưa ở lại trường. Để giúp tôi hiểu rõ hơn, trưa đó chị Thuận đã đón cháu về nhà.
    Vừa về đến cổng, Tiến đã nhanh miệng gọi bố, thấy tôi, Tiến khoanh tay chào rất lễ phép. Cháu rất khôi ngô, nói chuyện tự nhiên. Vừa vào nhà là kể chuyện cô, chuyện lớp, hết chuyện này sang chuyện khác. Cháu cứ ôm lấy anh Tân mà kể, chẳng biết ngại ngùng mặc cho lúc đó trong nhà có rất nhiều người, và cả mẹ đẻ của cháu, chị Dự.

    - Bình này, chú ở trong bản Cọi ra đưa cháu về với mẹ Dự đây? (Tôi hỏi cháu)

    - Cháu là Tiến chứ

    - Không. Cháu là Bùi Văn Bình, hôm nay trong bản có lễ hội chú ra đưa cháu về xem

    - Không về đâu, cháu là Nguyễn Phú Quyết Tiến, cháu không phải Bình, cháu ở với bố Tân mẹ Thuận cơ!

    Anh Tân ngồi cạnh cháu cũng thêm vào:

    - Chú nói đúng đó, con là Bình không phải Tiến đâu.

    - Bố nói dối, con là Tiến. Bố đừng đuổi con nghe bố, bố thương con mà!

    Nói rồi thằng bé rơm rớm nước mắt, hai tay ôm chặt lấy anh Tân như van xin trông đến tội nghiệp.

    Lúc mới về, Tiến còn vui mừng nói cười và mỗi lần thấy tôi cầm máy ảnh lên cháu lại làm dáng. Thế nhưng khi nói đưa cháu đi về bản Cọi cháu chẳng còn nói cười nữa mà chỉ ôm lấy bố Tân.

    Câu chuyện đang dang dở với Tiến thì cũng là lúc cháu phải vào lớp. Trước lúc đi, Tiến lại khoanh tay dõng dạc chào chú và không quên dặn “cháu không về bản Cọi đâu nhé!”. Thời gian tiếp xúc với cháu không được bao lâu nhưng tôi thật sự ấn tượng với thằng bé. Tiến thật khôn và lanh lợi nhất là khi tiếp xúc với người lạ, mới 6 tuổi hiếm có cháu nào được như Tiến.

    Bây giờ, mỗi tuần anh Tân lại đưa Tiến - Bình về ở với mẹ đẻ của mình một lần. Dù Tiến chẳng muốn về, nhưng anh Tân buộc phải làm như vậy, bởi anh muốn cháu luôn biết rằng: chị Dự mới là người sinh thành ra cháu. Anh Tân luôn khẳng định, Tiến giờ hoàn toàn bình thường như các bạn cùng trang lứa. Chuyện của cháu ở Vụ Bản ai cũng biết, anh cũng chẳng có ý định dấu giếm điều gì.

    Trước, đây là đề tài “hot” được bàn tán từ đầu làng đến cuối ngõ, nhưng bây giờ mọi người cũng đã quen với sự hiện diện của Tiến - Bình tại nhà anh Tân, chị Dự.

    Thiều gia - theo Việt Nam.Net
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  4. #4
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Vẫn là câu chuyện "đầu thai"...

    Tiến cầm tay tôi lắc lắc và chỉ ra con sông gần nhà: "Ngày trước cháu chết ở kia kìa". Tuy nhiên, theo TS Vũ Thế Khánh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ - Tin học Ứng dụng (UIA), chuyện của Tiến không có gì lạ.
    Chúng tôi tìm đến thị trấn Vụ Bản lúc trời đã gần chính ngọ. Không khó để hỏi thăm nhà anh Tân, chị Thuận, bởi dường như câu chuyện “hồi sinh” của cháu Tiến ở cái thị trấn nhỏ này ngay cả cháu bé lên 10 cũng kể rành mạch được.

    Cổng nhà anh Tân có 3 cháu nhỏ khoảng 9-10 tuổi đang nô đùa. Thấy tôi cất lời hỏi thăm, một cháu bé nhìn trắng trẻo, khôi ngô nhất trong đám trẻ nhanh nhảu: “Cô hỏi bố cháu à! Bố cháu đang ở trong nhà. Cô vào uống nước để cháu gọi bố”. Trong lúc chúng tôi đang ngờ ngợ đoán chừng cậu bé lúc nãy chính là bé Tiến “nổi tiếng” tiêu tốn không ít giấy mực của báo chí, thì anh Tân bước ra.

    Bên ấm trà nóng, lim dim nhả làn khói thuốc xám, anh Tân gật gù khi nghe chúng tôi dè dặt nói lý do đến thăm nhà.

    Ngẫm nghĩ một lúc, anh Tân dụi tắt điếu thuốc đang cháy dở, thẳng thắn nói: “Nói thật với cô, tôi đã không có ý định tiếp phóng viên nữa. Một phần tôi cũng không muốn mọi người nhắc quá nhiều về chuyện của cháu, tôi muốn mọi người coi cháu như những đứa trẻ bình thường khác. Nhưng vì cô đã lặn lội đường xa đến đây tôi sẽ kể rành mạch không giấu giếm, cũng là để đính chính vài thông tin mà một số báo đã không nói chính xác hoàn toàn khiến tôi rất bức xúc”.

    Câu chuyện “tái sinh” kỳ lạ

    Anh Tân và chị Thuận cưới nhau được 6 năm mới sinh được cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến (28/2/1992). Cháu Tiến lớn lên bụ bẫm, xinh xắn, trong sự yêu chiều hết mực của cả gia đình. Thế nhưng, đến năm cháu 5 tuổi, tai họa bất ngờ ập xuống.

    Hôm đó vào buổi chiều tháng Giêng, anh Tiến đang nằm đọc báo bỗng giật nảy mình chồm dậy, ruột gan như lửa đốt. Anh gọi chị Tân bảo: “Thằng Tiến đâu, tìm nó về đi”. Chị Tân tìm gọi mãi nhưng không thấy Tiến đáp lại, ra phía bờ sông gần nhà chị chỉ nhìn thấy đôi dép cháu để trên bờ. Dưới dòng nước xanh ngắt nhìn thấu tận đáy, không thấy điều gì bất thường. Chị chạy về báo anh Tân. Bỏ tờ báo, anh hớt hải ra phía bờ sông thì nhìn thấy xác cháu Tiến nổi cách bờ 3m.

    “Tôi lao xuống dòng nước, ôm chặt lấy con nhấc lên bờ. Nhưng tất cả đã quá muộn!”, giọng anh lạc đi, không giấu vẻ kinh hoàng khi nhớ về cái ngày đau thương ấy.


    Con sông nơi cháu Tiến chết đuối cách đây 10 năm.


    Cháu Tiến mất đi khiến cả anh Tân, chị Thuận đều như kẻ mất hồn. Nỗi đau càng nhân lên gấp bội khi chị Thuận do vấn đề sức khỏe đã “không còn khả năng làm mẹ” nữa. Trong cơn vật vã, bà cụ hàng xóm mà sau này anh Tân mới biết là “bà mế” có sang vỗ vai anh và bảo: “Con yên tâm, sớm muộn gì nó cũng tìm về với con thôi!”. Khi ấy vì quá đau buồn anh cũng coi lời bà như lời an ủi của những người hàng xóm tốt bụng khác.

    Vắng tiếng cười trẻ thơ, căn nhà chỉ còn hai người lớn trở nên hoang lạnh hơn bao giờ hết. Là con một, phải chịu áp lực từ phía gia đình, anh Tân buồn bã chả thiết làm gì, suốt ngày ngơ ngẩn gần như người hóa dại.

    Năm 2006, cả hai vợ chồng vẫn chưa nguôi nỗi đau mất con thì nghe có người rỉ tai ở Xóm Cọi, xã Yên Phú, Lạc Sơn, cách nhà anh chị chừng 3km có cháu bé nghi là “con lộn” của Tiến. Cháu tên Bùi Lạc Bình (sinh ngày 6/10/2002) là con một gia đình người Mường nhưng ngay từ khi biết nói đã khăng khăng bảo mình là con người Kinh, nhà trên thị trấn Vụ Bản.

    Vốn chưa bao giờ tin có chuyện “đầu thai” như kiếp luân hồi của nhà Phật, nhưng hai anh chị vẫn đánh bạo tìm đến nhà cháu bé nọ. Thật bất ngờ khi anh chị đến nơi cháu không hề thấy lạ mà gọi bố mẹ xưng con và quấn quít không rời. Anh chị ngỏ lời mời chị Dự, người sinh cháu Bình, tên bố mẹ “mới” đặt, đến nhà chơi. Nghe thấy thế, Bình vui lắm, trèo phắt lên xe hào hứng như đứa trẻ lâu ngày được về nhà.

    Vừa vào nhà, Bình đã chạy quanh nhà tìm đồ chơi mà Tiến trước kia thích. Cháu còn tự nhiên vào giường anh Tân, chị Thuận nằm lên đó rồi bi bô: “Ngày xưa con thường ngủ chỗ này nhỉ bố nhỉ?”. “Ngay khi nhìn thấy cháu, nghe cháu nói, và thấy những hàng động của cháu vợ chồng tôi như chết đứng. Tất cả đều giống hệt như cháu Tiến thủa trước, có khác chỉ là khác về hình hài mà thôi”, anh Tân kể.


    Cháu Tiến vui đùa bên những đứa trẻ hàng xóm.

    Kể từ ngày gặp cháu Bình thì ăn ngủ chẳng yên bởi giữa hai người với đứa trẻ xa lạ dường như có mối thâm tình gì đó day dứt lắm. Nhớ cháu, thương cháu nhưng lại sợ người ngoài bảo muốn cướp con. Vợ chồng anh hiếm muộn, nhưng vợ chồng chị Dự-anh Hoan cũng chỉ có duy nhất cháu Bình là con.

    Về phần chị Dự, sau lần đến chơi nhà ấy, cháu Bình cứ nằng nặc đòi về “nhà bố mẹ”. Thấy con nhèo nhẹo khóc, chị Dự cũng không biết phải làm sao. Đưa cháu về nhà anh Tân, chị Thuận chơi thì sợ người ta dị nghị là “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Nhưng sau một lần Bình bị ốm nặng, sốt cao, cháu cứ luôn miệng “dọa”: “Mẹ không cho con về, con lại chết lần nữa!”. Hoảng quá, lần này chị đánh liều gọi cho anh Tân đưa cháu về nhà chơi. Cháu Bình về nhà anh thì khỏe khoắn, vui vẻ, không còn đau ốm nữa.

    “Thấy cháu tha thiết quá, sau bao đắn đo chúng tôi dè dặt đề nghị gia đình anh Hoan, chị Dự cho cháu về ở với chúng tôi. Thật bất ngờ là cả vợ chồng anh chị và bà nội cháu đều gật đầu đồng ý. Chính bà nội cháu cũng bảo rằng: Ngay từ lúc thằng bé biết nói tôi đã biết nó không phải người Mường rồi”, anh Tân nói.

    Theo lời anh Tân, kể từ ngày cháu về với anh chị, hết lần này đến lần khác hai người “thử” cháu. Thậm chí, nhiều người hàng xóm cũng sang nhà để “hỏi chuyện ngày xưa”. Tất cả cháu đều trả lời vanh vách. Từ tên bác hàng xóm, đến cô giáo mẫu giáo rồi bạn bè thân của cháu, cháu đều nhớ tên. Đường về nhà, hay những câu chuyện nhỏ nhặt như ngày xưa bà nội cho cháu uống bia ở đầu làng cháu cũng nhắc lại, ngay cả việc, “cháu đã từng chết như thế nào, bị ngã xuống nước ra sao”…

    “Dù trước đó, chưa một lần tin có chuyện “hoang đường” như thế, nhưng đến lúc ấy cả vợ chồng tôi đều hoàn toàn tin rằng Bình chính là cháu Tiến, con chúng tôi 10 năm về trước”, anh Tân kể.

    Từ ngày về ở với anh chị Tân, Thuận, Bình nằng nặc đòi gọi tên là Tiến, ngay cả tên đệm cháu cũng đòi giữ.

    Như những đứa trẻ...


    Bé Tiến bây giờ đã bước sang tuổi thứ 9. Cháu trắng trẻo, khôi ngô, ngoan và lễ phép nhưng cũng hiếu động hệt như những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Khi chúng tôi ngồi nghe anh Tân kể chuyện thì Tiến không ngừng nô đùa trước sân, chọc tổ ong khiến anh Tân mấy bận phải đứng dậy nạt cháu.

    Câu chuyện dang dở thì chị Thuận mẹ cháu về, thoáng qua những dè dặt ban đầu, nhắc đến con chị cười nói xởi lởi lắm. Lần dở từng trang sách của cháu, đôi mắt chị vẫn ánh lên niềm hạnh phúc vô hạn: “Cháu đi học mấy năm liền đều đạt học sinh giỏi…”. Rồi chuyện trường, chuyện lớp, chuyện nghịch ngợm của trẻ nhỏ làm bầu không khí rộn ràng hẳn lên.

    Mải chuyện đã quá trưa tự lúc nào, chị Thuận giữ chúng tôi ở lại ăn cơm, chúng tôi cũng vui vẻ đồng ý. Khi mâm cơm đã dọn tinh tươm, Tiến vẫn đứng ngoài sân mê mải đọc cuốn Hương Hiếu Hạnh của nhà sư Thích Tâm Hiệp viết về trường hợp “đầu thai” của Tiến. Nghe anh Tân bảo, nhà sư sau khi nghe câu chuyện của Tiến đã viết một bài in trong tập sách Hương Hiếu Hạnh và tặng anh chị một cuốn. Từ lúc rõ mặt chữ, Tiến lúc nào cũng cầm cuốn sách và đọc đi đọc lại câu chuyện kể về mình. Những câu chuyện ngày xưa cháu cũng dần quên.


    Tiến bên bố mẹ "nuôi".

    Tôi đứng dậy gọi Tiến vào ăn cơm thì bất chợt cậu bé nắm tay tôi lắc lắc, chỉ ra phía con sông sau nhà: “Cô ơi, ngày xưa cháu chết ở kia kìa”. Dù đã nghe câu chuyện của cháu nhưng câu nói bất chợt của Tiến vẫn khiến tôi lạnh sống lưng.

    Sau bữa cơm đầm ấm, chúng tôi xin phép hai anh chị tiếp tục lên đường. Trước khi đi, anh Tân trầm ngâm: “Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm tiềm năng con người đã nhiều lần điện thoại gặp nhưng tôi đều từ chối. Hiện giờ, tôi chỉ muốn mọi người hãy coi cháu như những đứa trẻ bình thường khác. Cháu Tiến giờ ở nhà tôi với tư cách là "con nuôi". Cháu vẫn thường xuyên qua lại nhà mẹ đẻ...".

    TS Vũ Thế Khánh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ - Tin học Ứng dụng (UIA):

    Nếu giải thích theo luật nhân quả, kiếp luân hồi và lý thuyết nhân duyên trong phật giáo thì câu chuyện không có gì lạ cả.

    Cá nhân tôi đã tham gia chương trình: “Giao lưu ngoại cảm” để tìm mộ liệt sĩ và các khả năng đặc biệt khác do 3 cơ quan hợp tác nghiên cứu (Liên hiệp Khoa học UIA; Viện Khoa học Hình Sự Bộ Công An, Trung tâm bảo trợ Văn hóa Kỹ thuật truyền thống, Hội Khoa học Lịch sử) nghiên cứu nhiều sự vật, hiện tượng lạ, khả năng đặc biệt của con người trong cuộc sống.

    Gần 15 năm qua, tôi cùng nhiều giáo sư đầu ngành đã nghiên cứu và ghi nhận nhiều trường hợp tương tự như câu chuyện trên. Thậm chí, trên thế giới cũng có những hiện tượng như thế. Tuy nhiên, cũng như nhiều hiện tượng khoa học chưa thể lý giải trong cuộc sống khác, chúng tôi mới dừng ở bước ghi nhận và đang tiếp tục nghiên cứu phân tích. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức hội nghị Khoa học để lý giải làm rõ một số hiện tượng theo các góc cạnh khác nhau.
    Thieugia sưu tầm
    Nguồn: Bưu Điện Việt Nam

    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #5
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Bí ẩn chiếc gương cổ bị ma ám

    Thứ năm 21/02/2013 09:37

    Joseph Birch, một sinh viên chỉ mới 20 tuổi và họa sĩ Sotiris Charalambous, 43 tuổi là hai người cùng thuê chung một căn hộ. Họ đã quyết định mua lại một chiếc gương cổ cũ kĩ khi chủ nhà cũ bỏ nó bên ngoài tại khu vực Muswell Hill, London (Anh) cách đây xấp xỉ 5 tháng. Theo họ, chiếc gương này nhìn trông khá cổ kính, và họ nghĩ rằng nó có thể đem đến sự may mắn cũng như việc tạo cho căn hộ của họ một không khí hoàng gia.


    Chiếc gương này được cho là mang đến xui xẻo cho người sở hữu
    chính vì thế mà có người mong muốn mua được chiếc gương này để gửi tặng cho người yêu cũ

    Tuy nhiên, từ khi rước chiếc gương ấy về dinh, hàng loạt những sự xui xẻo và bí ẩn đã ập đến họ. Vì thế, Joseph và Sotiris đã tuyên bố với mọi người rằng chiếc gương không mang lại điều gì khác cho họ ngoài sự xui xẻo, những bí ẩn không thể giải thích, khó khăn về mặt tài chính và cả bệnh tật. Họ rất vui lòng được tống khứ nó đi và bán lại cho người nào muốn thử sức với vận may của mình.

    Ông Charalambous cho biết, từ khi mua chiếc gương, ông không có nổi một giấc ngủ ngon và vài lần phải thức dậy la hét trong đau đớn giữa đêm. Joseph, một sinh viên khoa nghệ thuật và thiết kế, đồng thời là người cùng thuê nhà với ông chia sẻ đã nhìn thấy “những ánh sáng lập lòe trong bóng tối” phát ra từ chiếc gương.
    Kể từ khi chiếc gương xuất hiện, người sống trong nhà bắt đầu thường xuyên gặp phải những cơn ác mộng và họ đều từng phải trải qua các cơn đau bất chợt giữa đêm. Thậm chí, Joseph đã từng thức dậy vào giữa đêm với những vết xước rớm máu ở cổ mà không rõ nguyên nhân. Các vấn đề sinh hoạt trong nhà của họ cũng càng ngày càng leo thang, đường ống sưởi, điện thoại và các đường ống nước đều hỏng hóc dù đã được kiểm tra và sửa chữa rất kĩ càng.


    Joseph cho biết, anh đã phải thức dậy giữa đêm với những vết xước khó hiểu không rõ nguyên nhân

    Joseph cho biết: "Cả hai chúng tôi đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi, rã rời. Lúc đầu, tôi cứ cho rằng vấn đề xuất phát từ việc số chúng tôi không may. Thế nhưng, khi ra khỏi nhà, mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Cứ như tất cả mọi thứ đều xuất phát từ căn hộ mà ra!”. 2 người đã cảm thấy lo lắng tột độ và thậm chí phải tìm đến các bác sỹ tâm lý để xin giúp đỡ.

    Cuối cùng, 2 người phát hiện ra rằng mọi vấn đề đều xuất phát từ chiếc gương và quyết định rao bán chiếc gương trên trang web đấu giá eBay với giá khởi điểm £ 100 (tương đương 3,2 triệu VND) và thẳng thắn cho biết, họ sẽ chia sẻ những trải nghiệm tồi tệ của họ về chiếc gương với những người hỏi mua. "Tôi chỉ biết rằng chúng tôi không còn muốn thấy nó ở trong căn nhà của mình nữa, nhưng chúng tôi cũng nghĩ rằng thật không công bằng nếu không cảnh báo với người mua”, Joseph nói.

    Thieugia sưu tầm
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  6. #6
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Bí ẩn xung quanh việc ‘cây ma’ bị cô gái trẻ nhập hồn ở sân bay Phú Quốc

    (Xã hội) - Ở giữa sân bay có một cây cao đứng đơn độc một mình ngay cạnh đường băng được người dân gọi là “cây thần” hoặc “cây ma” vì mang trong mình những câu chuyện thần bí.


    Nhiều lời đồn về cây ‘cây ma’ bị cô gái trẻ nhập hồn ở sân bay Phú Quốc

    Những câu chuyện có thật hoặc thêu dệt ngày một nhiều xung quanh cây lạ này thu hút cả du khách lẫn người bản địa. Nhiều ngày lưu lại ở Phú Quốc, gặp mười người thì chín người rành rọt về cây thần ở Phú Quốc. Dù nằm biệt lập giữa sân bay không nhiều người vào được. Nhưng “sự tích” về nó hầu như không ai không biết.

    Cây thần hay ma ám?“Cây thần đó, thiêng lắm à nghen. Người dân ai cũng kiêng nể cây này”- ông Đào Mẫn, 59 tuổi, một người sống lâu năm ở Phú Quốc lởi xởi khi tiếp chuyện phóng viên.
    Ông kể: Cây này tồn tại đã rất lâu rồi. Hồi trước ai cũng nghĩ nó là loại cây bình thường. Mãi đến khi dự án sân bay mới khởi công mới xảy ra nhiều chuyện kỳ lạ. “Hồi trước họ đốn hạ cả rừng cây để làm sân bay. Chỉ duy nhất cây này không đốn được”- ông hồ hởi kể tiếp.

    Loài cây này thuộc loại cây hoa sữa. Ngày trước, loài cây này sống san sát nhau. Tất cả các cây đều được đốn hạ. Chỉ duy nhất cây này không đốn được. Khi san ủi mặt bằng để xây dựng sân bay, lúc xe máy ủi sắp ủi cây này thì chiếc xe chết máy. Lần lượt nhiều chiếc xe khác được điều đến để thay thế. Tuy nhiên, điều lạ lùng lặp lại, bất cứ chiếc xe cẩu nào chạm vào cái cây đều hư hỏng, chiếc thì đứt cáp truyền lực, chiếc thì vỡ cả béc dầu, không thể nào vận hành được!?.

    “Người ta dùng máy cưa không chạy, mang búa rìu đến chặt thì gặp lớp vỏ trơn cứng, bị bạt ra không tài nào chặt được. Hồi đó tui với nhiều người mần ăn ở khu vực này rành lắm”- ông khẳng định.
    Cũng theo lời ông Mẫn, lúc đó chủ thi công công trình đã cúng heo quay, thậm chí mời thầy cúng tới làm lễ nhưng cũng không thệ đốn hạ. Chủ thầu ngán ngẩm quyết định để nguyên cây này. Vì cái cây nằm choi loi giữa sân bay nên người dân Phú Quốc quen miệng gọi luôn là “cây Choi Loi” cho đến bây giờ.

    Ngoài “sự tích” cây thần, loại cây này còn được người dân truyền miệng rất nhiều câu chuyện khác. Một trong số đó là một giả thuyết rất...huyền bí: Loài cây này bị một cô gái nhập hồn. Có chuyện kể rằng ngày xưa ông chủ khu đất nầy có nhờ thầy triệu linh hồn một cô gái về đây để giữ đất.

    Chuyện khác lại nói cây này mọc trên mộ một cô gái trẻ, trong khu vực nầy hiện vẫn còn nhiều mồ mả do không có người thân hoặc thân nhân ở nước ngoài.

    Ông xe ôm Trương Văn Đời hành nghiệp ở sân bay Phú Quốc, cũng là một người rành rọt loài cây này. Ông không phủ nhận cũng không khẳng định những chuyện thần bí liên quan đến nó. Nhưng ông xác nhận với chúng tôi những câu chuyện còn “rùng rợn” hơn thế.

    Theo ông Đời, nhiều người tin rằng cái cây này bị ma ám thật. Cả sân bay ai cũng sợ cái cây này. Kể cả bảo vệ sân bay khu vực gần cái cây khi vào ca trực đêm cũng phải bố trí 3 người trở lên. Chưa có bảo vệ nào dám trực một mình gần cây ấy. Nhiều bảo vệ khẳng định giữa khuya thường nghe tiếng con gái sau lưng nhưng khi giật mình quay lại thì không thấy ai cả.

    “Dân đây còn đồn đã có người bị cây đó ám rồi đó”- ông Đời nói. Theo câu chuyện người dân truyền tai nhau, mới gần đây, hai nữ nhân viên đang dọn dẹp ở khu sân bay quốc tế thì bỗng nghe có tiếng hát liền quay sang hỏi lại người kia nhưng chị này cũng ngớ người không hiểu ai hát giữa trưa thanh vắng. Người này bất ngờ đổ bệnh tâm thần sau đó, đến nay vẫn chưa khỏi (!?). Từ đó, càng nhiều lời đồn ai oán về cây kỳ lạ này. Ông Trương Văn Đời nói: “Dân Phú Quốc ai cũng tin cây này bị ma ám”Sự thật và huyễn hoặc. Dù không mấy tin những câu chuyện thiếu cơ sở đó. Nhưng nhiều ngày lưu lại ở sân bay Phú Quốc thăm thú và quan sát “cây thần”, chúng tôi không khỏi những cảm giác là lạ. Cái cây không quá to và cao, thậm chí còn mảnh khảnh, có nhiều cành nhỏ chìa ra hai bên rất uyển chuyển. Dù giữa vùng nắng gió nhưng lá cây xanh ngắt và bóng mượt. Chúng tôi cũng không khỏi liên tưởng về hình ảnh cô gái thanh xuân!

    Tìm hiểu chúng tôi được biết, sân bay Phú Quốc có đường băng rộng 45 mét và dài đến 3 cây số. Bên cạnh là đường lăn song song rộng 23 mét. Cả sân bay rất rộng thường im ắng vì mật độ các chuyến bay chưa được khai thác nhiều. Những trưa đứng bóng hoặc đêm tối, loài cây ấy một mình lừng lững giữa sân bay, cô độc và toát lên vẻ huyền bí nhưng lôi cuốn và không đáng sợ so với những gì được nghe kể.


    Cây "Thoi Loi" nằm một mình giữa sân bay Phú Quốc với nhiều câu chuyện huyền bí gắn liền với nó.


    Không chỉ người dân, kể cả nhiều nhân viên sân bay cũng kể vanh vách những câu chuyện na ná nhau như thế. Mang câu chuyện hỏi anh Nguyễn Hoàng Phong, cán bộ Đài không lưu của sân bay, anh cười hiền nói: “Những chuyện đó đồn đại lâu rồi. Người tin kẻ không, chẳng biết sao mà lần”.
    Chúng tôi đem việc không đốn hạ cây để chất vấn về các giả thiết huyền bí thì anh Phong khẳng định cây này không nằm cách đường băng vài chục mét. Về nguyên tắc cây không ảnh hưởng gì đến việc cất-hạ cánh, nên việc đốn bỏ cây này không quá quan trọng.

    Anh Phong xác nhận trước đây việc đốn hạ cái cây này có khó khăn nên đơn vị san lấp để luôn như vậy. Còn có nghiêm trọng như trong câu chuyện hay không thì chỉ người trong cuộc mới biết được. “Thực chất trước đây dưới gốc cây có bàn thờ cúng. Nên những câu chuyện huyền bí vì thế mà phát sinh nhiều”- anh Phong phân tích.

    Vị trí sân bay hiện tại trước đây thuộc xã Dương Tơ. Ở khu vực có “cây thần” ngày trước đông dân cư sinh sống. Họ có lập bàn thờ ở gốc cây đó để thờ thần hoàng, thổ địa. Người dân thắp nhang thờ cúng nhiều và rất tôn sùng cây này.

    Đến tận bây giờ, người dân và nhân viên sân bay thỉnh thoảng vẫn thắp nhang cúng bái dưới gốc cây Thoi Loi. Dù không biết những câu chuyện thần bí có thật hay không, nhưng cây “Thoi Loi” vẫn là một chi tiết thú vị lôi cuốn du khách lẫn cư dân đảo ngọc Phú Quốc.

    Bach_djen sưu tầm.

  7. #7
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Bật nắp quan tài sống lại, thành người khác

    Rất nhiều ca hồi sinh hi hữu khi người thân đã lo hậu sự hay đem đi an táng thì họ bỗng nhiên sống lại, khỏe mạnh như thường…

    1. Rút ống ô-xi chờ chết… lại sống

    19/2/2013, một bệnh nhân đã được các bác sĩ trả về cho gia đình để lo mai táng đã sống lại. Sự việc hi hữu này xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
    Tối 18/2, ông Nguyễn Văn Mừng, 79 tuổi, trú tại phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang- Khánh Hòa được bệnh viện chẩn đoán bị nhồi máu não, xẹp phổi, tâm phế mạn (bệnh tim)… không thể qua khỏi. Bác sĩ khuyên người nhà đem về lo an táng. Tuy nhiên, đến chiều 19/2, cả nhà ông Mừng vui mừng khôn xiết khi ông… thoát khỏi lưỡi hái tử thần, nói được, ăn uống bình thường.


    ông Nguyễn Văn Mừng, 79 tuổi, trú tại phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang

    Anh Nguyễn Văn Hoàng, con trai ông Mừng cho biết, trưa 17/2, ông Mừng uống lon nước tăng lực xong thì loạng choạng, bất tỉnh và được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Các bác sĩ chẩn đoán ông Mừng không sống sót qua khỏi tối 18/2, nên đã làm giấy ra viện để gia đình đưa ông Mừng về mai táng.
    Người nhà chuẩn bị quan tài, dựng rạp, gọi con cháu từ nơi xa về để chờ giờ tốt thì rút ống truyền ô xy. “Điều lạ là khi vừa rút ống xong, ba tôi cử động được tay. Sau đó ông chỉ vào ống thở, rút ống thở ra ông nôn đàm ra hết thì tỉnh lại” – anh Hoàng nói.

    2. Bệnh viện trả về, người lạnh toát bỗng đi đứng bình thường

    Bệnh nhân Trần Thị Bé Năm (23 tuổi, trú tại xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) được cho là bị ung thư giai đoạn cuối… bỗng dưng khỏe lại. Sự việc hy hữu này xảy ra ngày 9/9/2012.


    Cô Bé Năm (bên trái).

    Năm 2008, các bác sĩ phát hiện cô mắc căn bệnh ung thư xương hiểm nghèo. Vào giữa năm 2012, bệnh của cô càng trầm trọng, gia đình phải đưa đi điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh quá nặng, ngày 7/9/2012 gia đình đã đón Bé Năm về nhà bằng băng ca, cơ thể lạnh toát, nằm mê man không biết gì. Tất cả mọi thứ chuẩn bị “hậu sự” từ chiếu, quần áo, nơi chôn cất… đều được người nhà chuẩn bị xong. Họ hàng, chòm xóm cũng đến đông đủ. Tuy nhiên đến sáng ngày thứ 3 thì Bé Năm tỉnh dậy và đi đứng được trong sự ngỡ ngàng của người thân và hàng xóm.

    Bác sỹ Trương Thị Vúng (Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu,- Bến Tre) cho biết trường hợp “hồi sinh” của bệnh nhân Trần Thị Bé Năm là điều kỳ diệu mà khoa học chưa giải thích được. Tuy nhiên, cũng có thể bệnh nhân Bé Năm khỏe mạnh trở lại có thể là do tác động tổng hợp của các biện pháp điều trị Đông-Tây y kết hợp.

    3. Cụ bà 3 lần bật nắp quan tài sống lại

    Vào năm 2006, cụ bà Lê Thị Chênh, sống tại xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa gặp một trận ốm nặng. Cụ không ăn uống gì, vài ngày sau tim cụ ngừng đập. Cả nhà cụ bảo nhau đi lo hậu sự nhưng khi mọi việc đã xong xuôi cụ Chênh bỗng dưng ngồi dậy, ngơ ngác nhìn con cháu đang khóc lóc thảm thiết.


    Cụ bà Lê Thị Chênh.

    Khi nhìn thấy cụ dậy, cả nhà sợ hãi và cho rằng đó là ma. Cụ Chênh hỏi: “Các con sợ cái chi?” thì mọi người xúm lại nắm tay cụ rồi mới hết sợ. Cũng từ đó, cụ sống khỏe mạnh thêm 4 năm nữa mà không đau ốm bệnh tật gì.

    Lần thứ 2 xảy ra khi cụ Chênh bước sang tuổi 97. Khi con cháu cụ đi làm đồng về thấy cụ đang nằm trên giường, tưởng cụ mệt nên không ai dám làm phiền. Đến bữa, cô con dâu mang cháo lên thì thấy cụ đã tắt thở, chân tay lạnh ngắt, 2 mắt nhắm và tim ngừng đập. Mọi người trong gia đình bèn chuẩn bị tang lễ, mọi việc chuẩn bị chu đáo tới giờ nhập quan thì không thấy cụ đâu cả. Đúng lúc mọi người chuẩn bị đi tìm kiếm thi thể thì một đứa trẻ chỉ tay xuống gầm giường: “Bà kia kìa!” Mọi người vội vàng đưa cụ bà Chênh ra thì thấy cụ bà mở mắt tỉnh bơ.

    Lần thứ 3 xảy ra vào ngày 1/7/2012. Lúc này cụ đã 99 tuổi, đi lại khó khăn, sức khỏe đã giảm đi khá nhiều, cụ không còn thường xuyên trò chuyện với con cháu nữa. Đêm nào cụ cũng thức trắng đêm rồi đến một ngày mọi người lại thấy cụ không còn thở. Chính tay chị Lắm, cô con dâu trưởng đã bỏ muối, gạo vào miệng cụ. Khi chị Lắm đang đi pha nước lau người lần cuối cho cụ thì bất thình lình chị nghe thấy một câu: “Mặn lắm! Cho tao ly nước”. Lúc đầu chị cho rằng người mệt mỏi nên nghe nhầm. Khi nhìn xuống khuôn mặt cụ, thấy miệng cụ lẩm bẩm một lần nữa: “Mặn…cho tao nước!” thì chị Lắm mới chạy ra sân la toáng lên: “Bà… bà sống, bà… sống lại rồi!”.

    Việc 3 lần trở về từ cõi chết của cụ bà Lê Thị Chênh cũng khiến cho vị bác sĩ nhiều năm trong nghề phải ngạc nhiên.

    4. Thanh niên “chết đi sống lại” ở Bến Tre

    Câu chuyện của anh Trần Hoàng Nam, 29 tuổi, ngụ tại ấp Phú Tường, xã Phú Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre làm nghề thợ hồ khiến nhiều người xôn xao.


    Anh Trần Hoàng Nam.

    Mọi người kể rằng, Nam đã chết và được khâm liệm nhưng 2 ngày sau bỗng dưng nắp quan tài bật ra và anh tỉnh dậy. Anh Nam kể lại, ngày 29/3 khi đang sơn cửa cho một ngôi nhà ở tầng 3 trên đường D2, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM thì bị rơi từ tầng 3 xuống mái tôn của kho vật liệu xây dựng.

    Ngày 4/4, khi nhận thấy khả năng sống của con quá thấp và được sự đồng ý của bác sĩ, gia đình đưa anh Nam về quê. Vào 23h, anh về nhà trong tình trạng ý thức được những gì diễn ra xung quanh nhưng sức khỏe tiếp tục xấu đi. Đến 10h45 sáng 5/4, anh Nam bỗng dưng ngồi dậy trong sự kinh ngạc của gia đình và người thân, rồi bước xuống giường, đi đốt nhang trên tất cả các bàn thờ trong nhà.

    5. Cụ bà chết trôi sông suốt 5 giờ bỗng sống dậy

    Đó là trường hợp của bà Nguyễn Thị Dí (69 tuổi, ấp 1, xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn, TP HCM) xảy ra ngày 10/7/2010.
    Theo lời kể của chị Vân – con gái bà Dí, khoảng 6h hôm đó, chị nhận được tin báo mẹ bị chết trôi sông, xác đã được vớt lên, đang chờ cơ quan pháp y đến khám nghiệm.


    Bà Nguyễn Thị Dí sống lại sau 5 giờ chết trôi sông.

    Tính từ thời điểm bị dìm xuống nước từ lúc hơn 3h sáng đến khi được đưa lên bờ để lực lượng chức năng khám nghiệm tử thi, bà Dí đã ngụp lặn trong nước hơn 5 tiếng đồng hồ. Thế nhưng, từ đây bắt đầu xảy ra một chuỗi các sự kiện, khiến nhiều người dân mỗi khi nhớ lại đều rùng mình. Bởi, khi thanh niên đưa bà Dí lên khỏi mặt nước, dùng biện pháp hô hấp nhưng không phát hiện bà có triệu chứng sặc nước. Tức là trong suốt thời gian bà bị dìm xuống nước, bà không thở, vẫn không uống một ngụm nước (điều này cả công an xã cũng xác nhận với PV).

    Cứ nghĩ bà đã chết, người dân dùng sợi dây mây quấn quanh, đặt lên chiếc chiếu mới. Đột nhiên đôi bàn tay bà bắt đầu cựa quậy, mắt mở to, ngồi bật dậy nhìn xung quanh. Sự đột ngột sống dậy của bà khiến trẻ con, thậm chí cả thanh niên thần hồn át thần vía, bỏ chạy tán loạn vì kinh ngạc.

    Câu chuyện thoát chết hi hữu của cụ Dí, theo lý giải của các chuyên gia y tế thì, có thể đó chỉ là hiện tượng “chết lâm sàng”. Khi cụ Dí bị đuối nước và được vớt lên do tác động của ngoại lực, trong điều kiện thuận lợi, các trạng thái chức năng của cơ thể được kích thích bất ngờ hoạt động trở lại.

    6. “Chết” rồi sống lại, cụ bà “biến” thành… người khác

    Đó là chuyện xảy ra với cụ bà Trần Thị Sương, sống tại ấp Trường Lưu, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, Tây Ninh cách đây 40 năm. Hôm đó, cụ đi làm đồng về thấy người hơi mệt nên lên phòng nằm nghỉ. Đến khoảng 7h tối, cụ thấy trong người khó chịu và cố gắng gọi người nhà nhưng không ai nghe thấy.
    Đến giờ ăn cơm, con cụ vào phòng thì thấy cụ nằm bất động, toàn thân lạnh toát. Mọi người cho rằng cụ Sương đã chết và 11 tiếng sau gia đình tiến hành làm lễ nhập quan cho cụ. Rạng sáng hôm sau, khi mọi người chuẩn bị đưa cụ vào quan tài thì thấy mắt cụ hé mở và có tiếng thở nhẹ nhàng.


    Cụ bà Trần Thị Sương.

    Cụ Sương ngồi bật dậy và ngơ ngác nhìn con cháu. Thấy mọi người hoảng sợ thì cụ nói: “Tao có chết đâu mà tụi bay bỏ chạy!” Rồi cụ bước ra khỏi quan tài và đến với con cháu.

    Sau khi sống lại, tâm tính của cụ Sương thay đổi hoàn toàn. Cụ có nhiều biểu hiện khác lạ đến mức bản thân cụ còn không nhận ra chính mình nữa. Căn bệnh viêm xoang phế quản đeo bỗng nhiên biến mất, trí nhớ tốt hơn hẳn. Ngày trước cụ viết chữ rất xấu nhưng sau đó chữ cụ lại trở nên rất đẹp.

    Theo lời cụ, mình được “tái sinh” là nhờ gặp một vị Chơn Linh dặn dò: “Vận mệnh của bà chưa thể đoạn tuyệt được với cõi trần gian. Cần phải trở về để làm nhiều việc nghĩa hiệp, giúp người”. Sau khi sống lại, những việc nhà, cụ không còn mấy quan tâm, kể cả đồng ruộng cụ cũng phó mặc cho con cháu. Hàng ngày, cụ đem gần hết thì giờ riêng tư lo các hoạt động từ thiện.

    Nguồn: Tin7.vn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  8. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Có nhiều chuyện khó giải thích.

  9. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts

    Lời đồn ‘ma ám’ khiến ngôi nhà bị bỏ hoang ở Bắc Giang

    Kỳ 1: Ba người trong gia đình lập thổ dựng nhà qua đời

    Ở thôn Xuân Biều (xã Xuân Cẩm, Hiệp Hòa, Bắc Giang), có một ngôi nhà, mà nhắc đến, người dân cả huyện Hiệp Hòa đều biết và đồn đại những chuyện rợn người.

    Sở dĩ, người ta sợ hãi ngôi nhà đó, là bởi hai gia đình đã sinh sống ở ngôi nhà này gặp vận rủi khiến nhiều người mất mạng.

    PV VTC News đã tìm về ngôi làng để tìm hiểu thực hư, làm sáng tỏ vấn đề.


    Đến đầu thôn Xuân Biều, hỏi về ông Nguyễn Văn Minh, một số người dân đều lảng đi. Cùng làng với nhau, ai chẳng biết nhà nhau, thế nhưng, nhìn ánh mặt họ, tỏ rõ vẻ sợ hãi. Họ không muốn nhắc gì đến cái chuyện mà họ nghĩ rằng, sẽ dễ bị “ám”. Đến giữa làng, khi hỏi thăm, mấy bà xúm xít vào “buôn” một tràng, rồi mới chỉ đường tường tận.

    Đi vòng vèo đến cuối làng, ra đến cánh đồng, sát đê sông Cầu, thì hiện ra trước mặt một ngôi nhà tan hoang, trên doi đất rìa làng. Cạnh doi đất ấy, là cái ao rất lớn, nhưng bèo chen chúc kín mít. Giữa ao, có một mô đất, với ngôi nhà hoang. Không hiểu vì sao lại xây một ngôi nhà giữa cái ao bèo hoang thế, rồi không ở. Tôi cùng nhà phong thủy Lê Thái Bình (Chủ nhiệm câu lạc bộ Thiền Việt, Việt Nghiên cứu tiềm năng con người) đi vòng quanh khu đất, tịnh không thấy có bóng người qua lại. Mãi sau, một bà cụ gánh rau đi từ đê xuống, qua bờ ao đấy. Chúng tôi giữ lại hỏi chuyện cụ. Bà cụ tên là Nguyễn Thị Chắt, người trong làng Xuân Biều. Tôi hỏi: “Bà có biết vì sao cái ao rộng đến cả chục mẫu thế này, không nuôi cá mà lại để bèo mọc hoang thế này không ạ?”. Bà Chắt bảo: “Cái ao này của thằng cháu tôi, là công an xã, nó đấu thầu mấy năm trước. Thế nhưng, khi nhà ông Minh có nhiều người chết, thầy bói bảo do động long mạch, nên nó cũng sợ hãi, không nuôi cá mú gì nữa, cứ để cái ao hoang như vậy. Trước nó cũng tôn tạo ao, đắp cả hòn đảo giữa ao và xây nhà để trông cá. Thế nhưng, ông Minh chết rồi, nó cũng bỏ luôn. Mọi người sợ lắm, không ai dám động vào đất cát quanh khu vực nhà ông Minh này đâu”.


    Toàn cảnh ngôi nhà bỏ hoang

    Chúng tôi tiến vào khu nhà hoang. Không có cổng rả gì cả. Giếng nước chơ vơ trước nhà, nước nhiều ăm ắp, nhưng cỏ mọc trùm kín thành giếng. Tôi cùng nhà phong thủy Lê Thái Bình trèo qua cửa sổ, vào ngôi nhà. Cảnh tượng hoang tàn, u ám. Một gian nhà vừa mới đổ sập, ngói gạch chồng lên nhau. Bên trong gian chính chỉ có chiếc bàn thờ lạnh lẽo, không có khói hương gì cả. Có lẽ, vài năm qua, không có ai bước chân vào bên trong ngôi nhà này. Ngay phía sau ngôi nhà hoang tàn đổ nát, là ngôi nhà ngói kiểu cổ của vợ chồng bà Nguyễn Thị Gái và ông Tạ Văn Hìu. Ông Hìu đi họp ngoài đình, chỉ có bà Gái ở nhà. Pha ấm trà nóng, bà Gái bắt đầu câu chuyện buồn về gia đình chủ đầu tiên sống ở mảnh đất này.

    Vào năm 1971, khi vỡ đê, lụt lội toàn bộ miền Bắc, vợ chồng bà chuyển vào mảnh đất cuối làng Xuân Biều ở. Dựng nhà ở được mấy năm, đến năm 1976, thì vợ chồng ông Tạ Văn Khanh tìm đến san đất, lập vườn. Khu đất này vốn cao ráo, trông như một cái gò. Hồi chiến tranh, bộ đội ở đây nhiều, còn kéo cả pháo đến, bảo vệ bầu trời Bắc Ninh, cùng sân bay Nội Bài cách đó không xa. Cũng theo bà Gái, có khá nhiều bộ đội hy sinh, chôn cất ở quanh khu vực. Gò đất nơi gia đình ông Khanh đến ở cũng có nhiều mồ mả hoang, mà người xưa chôn vùi qua loa, chứ không xây mộ kiên cố như bây giờ. Những người chết đuối trôi nổi ở sông Cầu, mắc vào đoạn sông này, người dân trong làng cũng vớt lên, rồi chôn vùi quanh đó. Chính vì thế, mảnh đất này khá u ám, ít người dám qua lại, chứ đừng nói đến chuyện ra đó ở, sinh cư.

    Ông Tạ Văn Khanh vốn là người Nghệ An, làm công nhân ở khu gang thép. Ông Khanh lấy vợ là bà Phụng, là người trong làng Xuân Biều. Nhà bà Phụng ít đất, thấy gò đất ngoài rìa làng để hoang, nên đã xin làng để dựng nhà ra đó ở. Khoảng năm 1980, là cán bộ nhà nước, được phân phối gạch, ngói, nên vợ chồng ông Khanh đã dựng một ngôi nhà ngói 3 gian trên chỏm đất cao nhất. Vợ chồng ông Khanh có với nhau được 5 người con, gồm 4 gái, 1 trai.


    Bà Gái kể chuyện về gia đình ông Khanh

    Cuộc sống yên bình trôi qua, những người con của vợ chồng ông Khanh khôn lớn, được học hành đầy đủ. Thế rồi, một ngày, ông Khanh bỗng đổ bệnh, nằm liệt trong nhà. Gia đình đã đưa ông đi khắp các bệnh viện, cả ở Bắc Ninh lẫn Hà Nội, song tuyệt nhiên không tìm ra bệnh gì. Cơ thể ông cứ héo dần, xơ xác.

    Nghĩ do vấn đề tâm linh, nên gia đình đã mời thầy cúng, thầy bói khắp nơi về cúng bái, trấn yểm. Thế nhưng, bệnh tình của ông Khanh mỗi ngày thêm nặng, rồi ông qua đời không rõ nguyên do. Đến lúc ông mất, gia đình vẫn không biết ông bị bệnh gì. Năm ông Khanh mất, ông vừa tròn 60 tuổi.

    Sau khi ông Tạ Văn Khanh qua đời, lại nghe nhiều thầy bói phán quàng xiên những điều xui xẻo, lo sợ quá, bà Phụng, vợ ông Khanh, đã gửi mấy người con gái ở nhà người thân, còn bà cùng người con trai vào miền Nam với suy nghĩ đi càng xa càng tốt. Bà Phụng đã bán mảnh đất, ngôi nhà cùng toàn bộ gia sản cho ông Nguyễn Văn Minh, là người trong làng, với giá rẻ mạt, chỉ đủ tiền vé xe và sinh sống một thời gian trong Nam. Tuy nhiên, Tây Ninh lập nghiệp chưa được bao lâu, bà Phụng cũng qua đời. Đến nay, dân làng cũng không biết bà bị bệnh gì. Người con trai mai táng bà ở trong đó. Đau buồn thay, sau cái chết của bà Phụng không lâu, người con trai duy nhất của gia đình này, cũng đã qua đời vì tai nạn giao thông. Người dân trong làng không nắm rõ cái chết của anh con trai con ông Khanh bà Phụng cụ thể, mà chỉ biết, trên đường đi làm bằng xe máy, anh này đã đâm phải cột mốc và qua đời. Cái chết của anh chỉ sau cái chết của mẹ có vài tháng.

    Từ khi bố, mẹ, anh trai chết, 4 người con gái càng sợ hãi, không bao giờ dám quay về mảnh đất, ngôi nhà cũ. Những người con gái của ông Khanh, bà Phụng đều tứ tán khắp ngả. Người lấy chồng bên Trung Quốc, người lấy chồng ở nơi khác, không thấy về làng bao giờ.

    Chuyện hãi hùng xảy đến với đại gia đình ông Tạ Văn Khanh đã khép lại bởi cái chết thương tâm của người con trai duy nhất. Và, bi kịch tiếp tục mở ra với đại gia đình ông Nguyễn Văn Minh, người mua ngôi nhà của ông Khanh.

    Còn tiếp…

  10. #10
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Kỳ 2: Đại gia đình chết thảm


    Sau cái chết của chồng, bà Phụng đã cùng con trai trốn vào Nam. Bà bán lại mảnh đất, ngôi nhà cho ông Nguyễn Văn Minh, người cùng xóm, với giá rất rẻ. Tuy nhiên, bà Phụng và cậu con trai duy nhất cũng đã mất mạng bí ẩn ở trong Tây Ninh.

    Nhà ông Nguyễn Văn Minh vốn ở giữa thôn Xuân Biều (Xuân Cẩm, Hiệp Hòa, Bắc Giang). Ngôi làng này đất chật, người đông, nhưng đất đai nhà ông Minh khá rộng. Vợ chồng ông Minh có nghề đóng gạch, nên cần mặt bằng ngoài cánh đồng, có nhiều đất nguyên liệu để nhào gạch. Đúng lúc đang cần mặt bằng, thì bà Phụng rao bán nhà để vào Nam.

    Mặc dù, lúc đó, dân làng đều sợ hãi mảnh đất của gia đình ông Khanh, nhưng ông Minh không sợ. Ông Minh bỏ ngoài tai những lời can ngăn của vợ, của những người trong họ và lời dọa dẫm của dân làng.
    Ông Minh vốn có nhiều năm ở chiến trường, từng vào sống ra chết, nên ông chẳng sợ gì. Ông không tin chuyện đất tốt, đất xấu, hay những lời đồn vô căn cứ. Mảnh đất rộng mênh mông mà bà Phụng bán với giá quá rẻ, không mua thì quá phí.

    Mua được mảnh đất rồi, ông Nguyễn Văn Minh và vợ là bà Nguyễn Thị Đức, cải tạo lại nhà cửa. Ông Minh phá cây hương mà dân làng dựng ở mảnh đất này để lấy chỗ xây gian nhà ngang. Vị trí ngôi nhà ngang nằm giữa ngôi nhà chính với gốc mít.

    Ngôi nhà cũ ở giữa làng, cách nhà mới mua chỉ độ 500m, nên vợ chồng ông và 3 người con trai thích ở đâu thì ở.


    Chị Tạ Thị Huệ

    Ngôi nhà vốn nằm trên gò đất rất lớn, như quả đồi trồi lên khỏi làng và cánh đồng, nên rất nhiều đất. Vợ chồng, con cái ông Minh đào đất đóng gạch, ngói, rồi đốt lò, trước nhà khói tuôn tỏa ngày đêm.

    Vợ chồng ông Minh có nghề đóng gạch, làm ngói lâu đời, nên vốn rất khá giả. Ông Minh là cũng là cao thủ đốt lò, chưa từng hỏng lò gạch, mẻ ngói nào. Thế nhưng, điều kỳ lạ, mà ông Minh cũng thấy khó hiểu, là từ khi nhào đất, đóng gạch, đúc ngói và đốt lò ở mảnh đất mới, thì cứ lò được, lò không, lò sống, lò cháy. Làm cái gì cũng hỏng cái đó, thua lỗ liên miên. Từ một gia đình khá giả ở làng, kinh tế gia đình ông Minh mỗi ngày thêm sa sút, khó khăn chồng chất. Cái hạn đầu tiên xảy đến với gia đình ông, là cậu con trai Nguyễn Văn Tuấn, đang là cán bộ quân đội, cấp bậc trung úy, đóng ở Thái Nguyên, tính tình bỗng trở nên kỳ quặc, nóng nảy. Trong một trận đánh nhau, bị đơn vị kỷ luật, cho ra quân.

    Thảm kịch chết chóc đầu tiên của gia đình xảy đến với bà Nguyễn Thị Đức.

    Bà Nguyễn Thị Gái, nhà ngay sau mảnh đất với ngôi nhà vợ chồng ông Minh kể: “Tôi vẫn nhớ rõ, hôm ấy khoảng 6 giờ chiều, ông Minh đi đâu về nhà không thấy vợ, cứ đứng trước nhà gọi um cả lên. Đến tối thì cả nhà, cả anh em nhà bà Đức cầm đèn pin đi soi khắp nơi. Tôi thấy mọi người thắp đèn soi loang loáng ngoài cánh đồng, trên đê, rồi dọc bờ sông Cầu.

    Ông Minh có sang hỏi tôi, thì tôi bảo, lúc chiều thấy bà Đức lúi húi cắt cỏ ở bờ ao, vứt cho cá ăn. Tôi có nói chuyện với bà ấy mấy câu ở bờ ao. Bà ấy kể rằng, đợt này khó ngủ, đầu óc cứ lúc nhớ lúc quên, đêm thì toàn gặp ác mộng. Ngay đêm đó, tôi đã nghĩ có chuyện xấu với bà ấy rồi. Vì mấy hôm trước, thi thoảng tôi thấy bà ấy thơ thẩn ngoài bờ ao, cứ ngơ ngơ như người mất hồn. Đến gần trưa hôm sau, thấy bên nhà ông Minh ồn ào, có người khóc lóc, tôi mới biết bà Đức đã qua đời. Ngay trong đêm, thấy liềm cắt cỏ ở bờ ao, mà không thấy người đâu, nên gia đình đã xuống ao mò. Cái ao đó là do vợ chồng ông Minh đào đất đóng gạch, gói mà tạo thành. Thời điểm đó, nước khá nông, chỉ đến ngang bụng, mà đến chục người mò mãi không thấy bà ấy đâu. Phải đến gần trưa hôm sau mới mò thấy”.


    Ao nước trước nhà – nơi bà Đức chết đuối bí ẩn

    Từ hồi anh Tuấn mất, bát hương, di ảnh vẫn để dưới chiếc bàn, dưới chân tủ. Chị Huệ không dám động vào. Nhà chết hết, không ai lo lắng cho nữa. Người dân trong vùng thì sợ hãi, chẳng ai dám ghé qua nhà ông Minh. Hai mẹ con Huệ sống lủi thủi một mình trong ngôi nhà rộng rãi, mà như nhà hoang ấy. Tôi và nhà phong thủy Lê Thái Bình (Chủ nhiệm câu lạc bộ Thiền Việt, Viện nghiên cứu tiềm năng con người) tìm đến ngôi nhà cũ trong làng của ông Nguyễn Văn Minh.

    Ngôi nhà trông tàn tạ, tan hoang chẳng kém gì ngôi nhà bỏ hoang ngoài rìa làng. Chiếc cổng sắt hoen rỉ đóng kín. Thấy người lạ, một phụ nữ đến hỏi chuyện. Hóa ra, là bà Nguyễn Thị Tâm, cán bộ Hội Người cao tuổi thôn Xuân Biều. Bà Tâm giới thiệu là hàng xóm của ông Minh. Bà bấm điện thoại gọi Tạ Thị Huệ về tiếp khách. Tạ Thị Huệ sinh năm 1991, mới ngoài 20 tuổi đã thành góa phụ. Khuôn mặt, dáng dấp Huệ đều toát lên vẻ khổ hạnh. Huệ đạp chiếc xe lọc cọc, với cái thúng đằng sau về tiếp khách.

    Bà Tâm bảo, hàng ngày, Huệ đi khắp đồng trên ruộng dưới mò cua, bắt ốc, đem ra chợ bán, kiếm tiền sinh sống, nuôi con. Mảnh đất rộng mênh mông, nhà chính, nhà ngang, chuồng lợn, chuồng bò bỏ hoang hoàn toàn, như thể không có người ở. Vườn rộng toàn để cỏ mọc. Một gian nhà sập mái, nhưng chủ nhà cũng không dọn dẹp gì cả. Bên trong nhà, đồ đạc phủ bụi, bàn thờ cũng phủ một lớp bụi trắng. Di ảnh xếp trên bàn thờ cũng mờ nhòe bởi mạng nhện giăng khắp nơi.

    Nhà phong thủy Lê Thái Bình sắp xếp lại bàn thờ, đưa bát hương, di ảnh của chồng Huệ, tức anh Nguyễn Văn Tuấn đặt lên mặt tủ.


    Nhà phong thủy Lê Thái Bình và bà Tâm sắp xếp lại bàn thờ cho chị Huệ

    Huệ bảo: “Ngày thì em đi ra đồng mò cua bắt ốc, tối thì hai mẹ con chui vào giường ngủ. Thú thật là cũng không dám ra phòng khách anh ạ. Nhìn cái bàn thờ, toàn thấy di ảnh bố mẹ, anh em, nên sợ lắm. Em cũng không dám động vào bát hương, vì sợ động vào, nhỡ lại phạm việc gì”.

    Cô gái Tạ Thị Huệ quê ở thôn Mai Trung, xã Thượng Hòa, cùng huyện Hiệp Hòa. Năm 2008, Huệ phải lòng anh chàng Nguyễn Văn Tuấn, rồi cưới nhau, về làm dâu nhà ông Minh. Hồi đó, Tuấn mới ra quân vì gây gổ đánh nhau. Huệ còn thiếu hơn tháng nữa mới tròn 18 tuổi. Nhà nghèo, Huệ chỉ học hết lớp 5. Lấy nhau, vợ chồng về ngôi nhà giữa làng ở.

    Bà Nguyễn Thị Tâm: “Ngôi nhà ông Minh nằm ở cuối làng, trên lối ra cánh đồng, nhưng mọi người toàn phải đi vòng thôi, chứ không dám đi qua khu đó. Tôi là người bạo gan, vốn chẳng sợ gì, nhưng cũng không dám đi qua khu nhà đó. Có lúc, thử liều đi qua, nhưng có cảm giác tóc gáy dựng ngược lên, nổi cả gai ốc”.
    Hàng ngày, vợ chồng Huệ phụ giúp bố mẹ nhào đất đóng gạch, chăn bò, nuôi lợn, nuôi cá, thả vịt ở cái hồ lớn nhà ngoài. Khi đó, gia đình nhà chồng gặp vận hạn, nên làm ăn thất bát, người nào cũng ốm đau, có những biểu hiện không bình thường.

    Theo lời Huệ, tháng 4 năm 2008, thì mẹ chồng qua đời không rõ là do sảy chân rơi xuống ao chết đuối, hay nhảy xuống ao tự tử. Làm tang ma xong cho mẹ, thì bố chồng, tức ông Nguyễn Văn Minh trở nên suy sụp nặng. Đôi lúc, suy nghĩ của ông không được bình thường.

    Điều lạ nữa, là hai chân của ông Minh cứ sưng húp lên. Mấy anh em Tuấn đưa bố đi chữa trị ở nhiều nơi, nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Mỗi bệnh viện kết luận một kiểu, nên đến bây giờ Huệ cũng không biết bố chồng mình mắc bệnh gì.

    Còn nữa...

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •