Trang 2/2 ĐầuĐầu 12
Hiện kết quả từ 11 tới 18 của 18

Chủ đề: Những chuyện mới nghe đã thấy lạ lạ là...

  1. #11
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Độc chiêu chữa bệnh của bà cụ Mường
    **Tiếp theo
    Một trường hợp khác là anh Nguyễn Văn Tú, người cùng xã với cụ Thiểm. Cách đây hơn 3 năm, anh bị tai nạn ở Hà Nội, khi đưa vào bệnh viện thì chân trái bị dập nát, sau đó phải mổ và bó bột. Nhưng do không kiêng khem tốt, xương chân của anh không liền được. Nghe tiếng về tài chữa bệnh của cụ Thiểm, anh mang trầu, cau lên nhờ cụ "thổi" cho hơn một tháng thì khỏi.

    Còn ông Nguyễn Bá Bờm ở xóm Mon (xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn), trong một lần đi đốn gỗ bị cây đè lên người, vỡ xương chậu. Nhờ bài thuốc đơn giản và lời niệm chú thần kỳ của cụ Thiểm, gần tháng sau ông Bờm đã có thể đi lại được. "Sau này tôi đi khám ở viện, bác sĩ chẩn đoán xương đã được nối liền", ông Bờm kể lại.

    Và cũng như người mẹ chồng, cụ Thiểm đã truyền nghề lại cho con dâu, con gái trong gia đình, nhưng đến nay chỉ có người con gái thứ 3 là "có duyên". Cụ hi vọng, trong tương lai, khi đã về với tiên tổ, người con gái sẽ thay cụ làm phúc, làm đức để mang hạnh phúc, niềm vui đến cho mọi người.
    Tiếng lành đồn xa, có trường hợp của một Việt kiều 72 tuổi ở Đức bị ngã gãy xương chậu, dù chạy chữa nhiều bệnh viện lớn nhỏ, nhưng cơn đau vẫn không dứt. Do tuổi cao, xương khớp không còn tốt nên việc bó bột cũng không mang lại hiệu quả cao. May mắn là con cháu ở quê biết về cách chữa bệnh của cụ Thiểm nên đã nhờ niệm chú một ít cau trầu rồi gửi sang Đức. Sau hai tháng, người nhà lên cảm ơn cụ vì đã khỏi bệnh, đi các bệnh viện chụp chiếu không còn ảnh hưởng gì.

    Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Nhung, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hợp Thành cho biết: Cụ Nguyễn Thị Thiểm là người địa phương, có phương pháp chữa bệnh bằng cách nhai trầu cau, niệm thần chú rồi thổi vào người bệnh. Đã có rất nhiều người đến đây chữa bệnh nhưng chưa thấy trường hợp nào kêu kiện hay đồn đại tiếng xấu về cách chữa trị của cụ.

    Bà Nhung cho biết, ở huyện Kỳ Sơn và xã Hợp Thành này, có nhiều người Mường có bài thuốc chữa bệnh rất kỳ lạ nhưng cách chữa của cụ Thiểm là khó hiểu và hiệu quả nhất. Không những vậy, cụ Thiểm lại không bao giờ đòi tiền công cũng như tiền thuốc, ai đến cụ cũng giúp đỡ cả.

    Minh_anh theo Giadinh Net.VN
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  2. The Following 2 Users Say Thank You to minh_anh For This Useful Post:

    ngochai (13-06-2013)

  3. #12
    chua_ngo_dao
    Guest
    Bí hiểm thuật dùng ống "hút" bệnh của kỳ nhân 108 tuổi




    Ông Phiêm đang hút bệnh cho một bệnh nhân.

    Cũng chính vì thế mà ở đây cũng sản sinh ra nhiều cách chữa bệnh dân gian kì lạ gắn với những kì nhân hiếm có. Tuy nhiên, trong số những người mà tôi biết đến, thì cách chữa bệnh bằng ống hút của đại lão thầy cúng 108 tuổi Bàn Văn Phiêm ở xã Đông Nghê, Đà Bắc, Hòa Bình phải được xếp đứng đầu bảng.

    Được thần tiền truyền nghề?

    Hành nghề thầy cúng ngót trăm năm, ông Phiêm bảo mình chẳng kiêng gì ngoài chui qua cái sào phơi váy của đàn bà, vật cúng thì kiêng dùng vịt, cá. Ông chuyên chữa những bệnh mà bệnh viện không chẩn đoán được hoặc cấp thuốc cho mà vẫn còn đau còn các bệnh ruột thừa, ung thư cùng một số bệnh hiểm nghèo khác thì không thể chữa được.

    Ông Bùi Ngọc Thích, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Đông Nghê khẳng định cách chữa bệnh đến khó tin của đại lão thầy cúng 108 tuổi Bàn Văn Phiêm là có thật. Bởi chính ông hoặc người nhà của họ từng là bệnh nhân của ông Phiêm. Ông Thích vốn bị thoái hóa một đốt sống lưng, đau đại tràng mãn tính kể: “Dạo đó tôi bị đau quá nên tìm đến nhà thầy Phiêm nhờ chữa bệnh. Đến nhà thầy, tôi tự tay mổ, luộc gà, xếp đũa bát, bỏ thêm chai rượu làm mâm đồ cúng. Ông lấy hương đốt huơ quanh người tôi rồi vén áo lên, lấy ống hút dí vào sườn trái. Trước khi hút bệnh, ông uống một chén nước cho mồm miệng sạch, lau ống hút, lấy cả lông gà không cho bất kỳ một dị vật nào ở trong. Lúc hút tôi có cảm giác như bị ai véo vào da thịt, giật một cái, sau đó nhẹ nhõm, mát người lắm! Ông hút ra được một viên đá bằng hạt đỗ, màu trắng, bỏ vào cái bát rồi nhổ một bãi nước bọt. Hòn đá ấy lại được bỏ vào bếp than đang rực lửa. Tôi không mất một đồng tiền nào ngoài con gà cúng (sau cúng cả người bệnh lẫn người nhà ông thầy đều thụ lộc - PV). Kỳ lạ là đã ba năm nay tôi không bị đau lưng và đau đại tràng nữa”.

    Cũng giống ông Thích, nhiều cán bộ xã Đồng Nghê kể về đại lão thầy cúng 107 tuổi, Bàn Văn Phiêm ở địa phương mình với một thái độ kính trọng. Hầu hết họ hoặc người nhà đều từng là bệnh nhân của ông lão hút bệnh kỳ lạ này. Ông Bàn Kỳ Than, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Nghê bảo rằng ông Phiêm chữa đủ loại bệnh từ đau bụng, viêm phổi, lao đến điên loạn. Đặng Văn Lèng, sinh năm 1972 gọi ông Than là cậu ruột cách đây một năm bỗng dưng bị điên. Đó là vào ngày 5/4 (Âm lịch) năm 2012, sau một buổi đi làm cỏ về, Lèng bị đau bụng, sốt. Người nhà cho uống thuốc nam thì Lèng có đỡ. Nhưng sau khi ngủ đến 2h sáng hôm sau tỉnh dậy lại bị đau bụng dữ dội đến nỗi phải tiêm thuốc giảm đau. Khoảng 2h sáng hôm nữa, nửa đêm Lèng bật giật gọi vợ: “Ối giời ơi, sao lại có gió to thế? Mở cửa ra cho tôi lên nhà thằng em rể ngủ”.

    Lèng cứ liên tục lảm nhảm như thế nên người em trai Đặng Văn Phương phải chở đến Trạm y tế Mường Chiềng. Ở trạm, biểu hiện điên của Lèng càng nặng hơn, anh luôn miệng la hét có người giết, người chém mình khiến nhiều bệnh nhân khác phải bỏ chạy vì sợ vạ lây. Hết kêu, mặt Lèng đỏ lên, chân tay tê, co cứng toàn thân, bác sĩ của trạm cũng bó tay trước tình trạng nguy kịch. Người em đành chở thẳng anh trai đến nhà ông Phiêm cùng với ba con gà làm thủ tục cúng. Ông thầy dí chiếc ống đặc biệt vào đầu Lèng để “hút” bệnh. Lạ thay, sau khi được ông Phiêm “hút” xong thì cả người ốm lẫn người khỏe đều ăn cơm, uống rượu cùng nhau. Kể từ đó, cơn điên của Lèng không còn nữa. Hôm tôi đến, Lèng vừa đi chăn bò về, nghe lời người em trai kể lại chuyện anh chỉ cười lành hiền như chuyện của ai đó chứ không phải là mình tháng trước.

    Kiểu chữa bệnh kì lạ




    Ông Phiêm đang cúng để chuẩn bị chữa bệnh.

    Đại lão thầy cúng 108 tuổi này ở xóm Lài, cùng với 15 hộ người Dao nằm chót vót nơi đỉnh núi, thông với thế giới bên ngoài bằng con đường độc đạo rộng chừng gang tay đầy vách cao, vực thẳm. Nhà ông Phiêm nghèo như bao nhà khác, vách gỗ, mái bờ lô, gà vịt có một hai chục con, lợn có hai con, đủ dùng khi giỗ chạp, đãi đằng khách khứa. Tôi trò chuyện qua “phiên dịch” Bàn Văn Thọ, Phó trưởng công an xã Đồng Nghê, đồng thời là chắt của ông Phiêm thì được biết ông Phiêm có khả năng hút bệnh từ lúc 12 tuổi - tuổi cấp sắc của người Dao (chàng trai sau khi thụ lễ đã được coi như một người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tinh thần - PV).

    Ngoài khả năng chữa bệnh không biết học được ở đâu thì còn lại cuộc sống của đại lão thầy cúng này cũng bình thường như nhiều người dân ở đây. Tuổi thơ gắn liền với những cái cây, bóng núi. Năm 17 tuổi ông Phiêm lấy vợ, sinh 12 người con. Gia đình ông hiện có 5 thế hệ gồm ông, con, cháu, chắt, chút. Năm 1978 vợ đầu mất, ông tục huyền với một phụ nữ khác. Bà hai mới mất hồi tháng 5/2012, thọ 95 tuổi. Trước còn khỏe, ngoài hút bệnh, ông còn tự mình lên rừng tìm thuốc. Năm ngoài 90 tuổi, ông bị ngã, hai chân không đi được nên chỉ ở nhà hút bệnh. Tùy từng bệnh, từng người mà có những cách chữa khác nhau. Có người ông lấy một can nước, đọc câu thần chú vào, người bệnh mang về vừa uống vừa rửa chỗ đau là khỏi. Có người ông chỉ hút bệnh.

    Tôi tò mò cầm cái ống hút của ông lên xem. Nó sáng bóng và lạnh như bao vật kim loại khác. Cái ống hút có một thân phận kỳ lạ. Trước ông Phiêm có tới hai ống hút nhưng cái ống dài không hút ra bệnh. Ông bảo cả hai cái đều được người nhà trời gửi xuống (có người dân địa phương nói do máy bay địch xưa bị bắn rơi nên ông Phiêm ra lấy một đoạn ống về làm ống hút -PV). Cái ống hút ra đủ thứ. Thứ như hòn than. Thứ như mẩu đá. Đặc biệt có lần ra cả con trùng đầu đỏ đang ngo ngoe hay con cua nhỏ còn ngọ nguậy càng cẳng.


    Bảng mừng thọ 100 tuổi cách đây gần chục năm ghi rõ ông Phiêm sinh năm 1905, nay đã 108 tuổi.

    Bố Bí thư Đảng ủy xã Đồng Nghê là ông Bàn Văn Den trước đây bị bệnh sưng toàn thân, bụng to, chân tay phù. Khi đó ông Bí thư mới chỉ 10 tuổi nhưng thấy người anh rể mình là Đặng Văn Dần đi đón cụ Phiêm về hút bệnh: “Chính mắt tôi thấy ông Phiêm hút ra được một con cua to bằng hai cái ngón tay, màu xám giống cua bình thường vẫn còn bò được. Con cua được ông Phiêm vứt ra xa nhà, chỗ không có người qua lại. Sau đợt đấy bố tôi khỏi hẳn bệnh phù thũng nhưng nghề đốt đá vôi độc hại cộng với việc không kiêng ăn thịt bò như thầy đã dặn một lần nữa hạ gục ông. Ông mất ngày 20/4/1966”.

    Nhiều người khi được chữa khỏi bệnh đã nhận ông là bố. Ông Phiêm chẳng nhớ nổi mình có bao nhiêu đứa con nuôi như vậy, có lẽ phải ngót nghét hàng trăm. Như Lý Văn Thắng ở xóm Cỏi (Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ) đang trong quân ngũ bị điên trốn về quê rồi chạy vào rừng quốc gia Xuân Sơn ở 12 ngày. Dân bản tưởng Thắng đã chết rục trong rừng vì chẳng mang gì ăn, chẳng mang bật lửa. Một buổi mấy người đi lấy củi, thấy Thắng ở trong hang liền hè nhau đưa về. Về hôm trước, hôm sau Thắng lại trốn vào rừng. Người ta mang cơm cho Thắng bảo có người đã cho ăn rồi, chỉ ngồi hút thuốc lào. Thấy bệnh nặng quá, người nhà đem sang cho ông Phiêm cúng bệnh. Cúng được một lần, tối đó Thắng ngủ trong nhà ông Phiêm mà vẫn lẻn ra rừng lang thang đến sáng mới về. Cúng lần thứ hai bệnh thích làm người rừng của Thắng khỏi hẳn. Giờ đây Thắng đã có vợ, biết làm nương rẫy bình thường, thỉnh thoảng lại sang thăm ông bố nuôi.

    Cũng ở Xuân Sơn có cô giáo Bàn Thị H bị bệnh hay nói nhảm và xúc động vô cớ. Thấy con chó cắn con mèo cô cũng ngồi tu tu khóc. Thấy con gà chạy mổ nhau cô cũng vật vã vì thương, trách sao cùng là giống gà mà nó ác thế. Chạy chữa mãi mà cô giáo trẻ chẳng khỏi bệnh, người nhà đành dắt cô vượt núi sang gặp ông Phiêm. Hôm sau, cô giáo đã trở về với trường lớp. Giờ đây chút của ông Phiêm, tức con của Bàn Văn Thọ đang gửi mẫu giáo ở chính lớp cô H.

    Chua_ngo_dao (theo Giadinh.net.vn)
    -------------------------------------------------------------


    Lưu ý: Thieugia xin phép được chỉnh lại phông chữ cho dễ đọc
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 13-06-2013 lúc 11:09 AM

  4. The Following 2 Users Say Thank You to chua_ngo_dao For This Useful Post:

    ngochai (13-06-2013), thieugia (13-06-2013)

  5. #13
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2012
    Bài gửi
    200
    Thanks
    91
    Thanked 23 Times in 19 Posts
    Chuyện ở Vĩnh Phúc quê em nè
    Chữa hóc xương, Tróc vú bằng thần chú

    Trên 60 năm qua, hễ người nào đó trong vùng không may bị hóc xương, phụ nữ sinh con bị tróc vú con không bú được... đều tìm đến nhờ cụ. Người dân cho rằng, cụ chỉ cần đọc "thần chú" và xướng tên người đó, xin cho họ khỏi bệnh, về nhà ắt khỏi ngay...PV đã tìm gặp cụ Nguyễn Huy Giang ở huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.
    Cựu chiến binh

    Năm nay cụ Giang vừa tròn 90 tuổi nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn, minh mẫn. Nâng chén nước chè nóng trên tay, cụ Giang kể, trước cụ từng là xã đội trưởng, chỉ huy dân quân tự vệ của huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, tham gia chiến đấu chống pháp từ những năm 1945.

    "Tôi chỉ huy 3 đội tự vệ ngày đêm đào đồn bốt để đánh địch, bọn lính vào làng săn lùng bắt tôi không được, chúng đến dỡ nhà, bắt vợ con tôi tra tấn dã man...", cụ Giang nhớ lại.

    Trong căn phòng nhỏ, lụp xụp cụ chỉ tay về phía góc tường: Các loại huân huy chương, bằng khen, giấy khen... chỉ để làm kỷ niệm thôi cháu ạ. Nhiều lần phòng Chính sách xã hội của huyện đến nhà khuyên tôi khai báo thời gian công tác và những chiến công để hưởng chế độ, nhưng tôi đều khước từ.


    Cụ Giang nhặt các que ở sân để đọc "thần chú" chữa hóc xương.

    Ở gần tuổi bách niên, cụ Giang vẫn đầy nhiệt huyết khi kể lại chuyện quá khứ. Trong một trận càn quét của địch năm 1950, cụ cùng đồng đội bị bao vây 7 ngày, 7 đêm trong đồn địch. Đội quân này đã phải mở con đường máu và hành quân lên đèo Kháng Nhật để ẩn náu (nay là huyện Sơn Dương, Tuyên Quang).

    Bà lão dân tộc

    Tôi cũng không tin vào việc chữa bệnh mà chỉ đọc vài câu "thần chú" là khỏi. Chúng tôi không phủ nhận vì thực tế cụ Giang đã chữa được cho nhiều người khỏi hóc xương. Tôi cho rằng đây là cách chữa mẹo rất hiệu nghiệm, mà chưa nơi đâu có được và rất khó lý giải...

    Chị Nguyễn Thị Luyến (Trạm Y tế thị trấn Thanh Lãng, Vĩnh Phúc)
    Cũng trong chuyến hành quân ấy, cụ Giang đã gặp một bà lão dân tộc tuổi đã ngoài 70. "Dưới chân bà cuốn đôi xà cạp trắng, trên đầu cuốn chiếc khăn màu đỏ, nhìn rất sặc sỡ... Bà ngỏ ý muốn truyền bài thuốc gia truyền chữa hóc xương cho tôi.

    Tôi đưa lời từ chối, vì đang lúc bom đạn như trút nước, sống nay chết mai chắc gì đã sống được để chữa bệnh. Bà vẫn quyết tâm truyền lại và nói: "Con có đức hy sinh vì mọi người, có duyên với phương thuốc bí truyền nên học để cứu giúp mọi người", cụ Giang kể.

    Theo cụ Giang, có lẽ vì "nhân duyên" nên cụ học rất nhanh và vì bài thuốc khá đơn giản.

    "Dù hóc xương, hay bất cứ vật gì hóc trong miệng đến đây tôi đều chữa khỏi hết. Nhiều người dân đi khắp các bệnh viện chữa không được lại tìm về đây, tôi chữa khỏi ngay. Tôi chữa bệnh chủ yếu cho người nghèo trong làng, xã. Có người tận trong Cà Mau gọi điện về xin chữa bệnh. Chỉ cần cho tôi biết tên, địa chỉ... đọc câu thần chú là khỏi".

    Cụ Giang "biểu diễn" cách chữa hóc xương cho chúng tôi xem bằng việc ra sân, ngồi xuống nhặt 3 chiếc que nhỏ, đặt chúng thẳng hàng nhau và chính giữa đường đi. Cụ lưu ý rằng đầu của chiếc que ở đằng nào trước thì cứ để đầu hướng lên trước, không được để lộn đầu que.


    Cụ Giang ngắt quả cà gai chữa bệnh mọc nhánh bàn tay...

    Rồi cụ bắt đầu đọc: "Xin cho anh T. khỏi bị hóc xương". Cụ cầm chiếc que nào lên thì lẩm bẩm mấy câu đồng thời ném chiếc que ấy sang một bên. Cứ đọc ba lần ứng với 3 chiếc que như vậy, thế là người hóc xương có thể đi về, một hai hôm là khỏi.

    Nhân chứng


    Cách chữa hóc xương của cụ Giang rất khó tin nếu xét trên phương diện khoa học. Chính vì thế, chúng tôi đã tìm chị Nguyễn Thị Huệ (khu Đoàn Kết, Thanh Lãng, Vĩnh Phúc) để kiểm chứng thêm thông tin.

    Chị Huệ kể, hồi cuối năm ngoái sau bữa cơm trưa, anh Đông (chồng chị) nằm ngủ do sơ xuất để chiếc tăm trôi qua miệng và bị mắc ở cuống họng. Nghĩ rằng chiếc tăm nhỏ dần sẽ trôi, không ngờ 3 hôm sau họng anh sưng tấy, không ăn uống gì được. Lên bệnh viện tỉnh điều trị, các bác sĩ nói không có tăm trong họng mà chỉ bị viêm nên cho thuốc. Anh Đông về uống cả tuần nhưng không khỏi.

    "Thấy chồng quá đau, tôi đã nhờ cụ Giang chữa. Cụ chỉ đọc mấy câu, thế mà hai hôm sau anh Đông nhà tôi đã không còn đau nữa. Tôi mang quà đến cảm tạ nhưng cụ chỉ nhận vài ba nghìn mua quà bánh chia cho các cháu hàng xóm, còn lại cụ khước từ", chị Huệ cho biết.


    ...và truyền "bí quyết" chữa bệnh mọc nhánh bàn tay.

    Chị Huệ kể tiếp: Năm tôi sinh đứa đầu lòng, vú cương và sưng lên, cháu bé khóc cả tuần vì bú mà không có sữa, tôi lên trạm xá mua thuốc uống không khỏi, lại phải nhờ cụ "ra tay". Cụ chỉ cần biết bị bên vú nào, rồi ra bờ ao lấy một nắm nút rác cống ao, vò nắm rác dưới nước và chỏa đều.

    Mỗi lần chữa, cụ lại đọc câu "thần chú": "Xin cho chị Huệ khỏi tróc vú bên phải" và làm đi làm lại như thế 7 lần, rồi cụ ném búi rác đó ra giữa ao. Chỉ như vậy mà sau đó tôi trở lại bình thường.

    Cần có khảo cứu


    Trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa hóc xương mang tính chất "niềm tin". Cả người bệnh lẫn người chữa đều không hiểu vì sao lại chữa như vậy. Một số vùng gọi đó là cách chữa bệnh bằng "mẹo" và tin rằng nó hiệu nghiệm.

    Chẳng hạn như khi có người nhà bị hóc xương, một người bí mật cho ít muối vào bếp, hóc xương nặng thì lấy chiếc nắp giỏ (đựng cua, cá) chụp lên đầu 7 lần nếu là nam, 9 lần nếu là nữ...

    Trở lại câu chuyện của cụ Giang, để khẳng định tác dụng, hiệu quả của cách chữa bệnh kỳ lạ ấy thì phải có sự khảo cứu và kết luận của các nhà khoa học. Người dân địa phương tin rằng, cách chữa của cụ Giang là hiệu nghiệm và họ lo rằng, khi cụ quy tiên, câu thần chú của cụ sẽ bị thất truyền...

    Đây có thể là cách chữa hóc xương điều khiển được cuống họng giãn nở nhờ câu "thần chú". Khi đọc “thần chú”, người bệnh bị điều khiển từ xa một cách vô định, làm theo ý muốn của người đọc, cuống họng nở ra, xương sẽ được trôi xuống đường tiêu hóa. Có thể ông Giang được sự trợ giúp của sức mạnh siêu nhiên, nên câu "thần chú" có hiệu nghiệm.

    Ông Nguyễn Phúc Giác Hải (Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người)
    trai_xu_doai (theo 24h)

  6. #14
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Quote Nguyên văn bởi chua_ngo_dao Xem bài viết
    Bí hiểm thuật dùng ống "hút" bệnh của kỳ nhân 108 tuổi




    Ông Phiêm đang hút bệnh cho một bệnh nhân.

    Cũng chính vì thế mà ở đây cũng sản sinh ra nhiều cách chữa bệnh dân gian kì lạ gắn với những kì nhân hiếm có. Tuy nhiên, trong số những người mà tôi biết đến, thì cách chữa bệnh bằng ống hút của đại lão thầy cúng 108 tuổi Bàn Văn Phiêm ở xã Đông Nghê, Đà Bắc, Hòa Bình phải được xếp đứng đầu bảng.

    Được thần tiền truyền nghề?

    Hành nghề thầy cúng ngót trăm năm, ông Phiêm bảo mình chẳng kiêng gì ngoài chui qua cái sào phơi váy của đàn bà, vật cúng thì kiêng dùng vịt, cá. Ông chuyên chữa những bệnh mà bệnh viện không chẩn đoán được hoặc cấp thuốc cho mà vẫn còn đau còn các bệnh ruột thừa, ung thư cùng một số bệnh hiểm nghèo khác thì không thể chữa được.

    Ông Bùi Ngọc Thích, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Đông Nghê khẳng định cách chữa bệnh đến khó tin của đại lão thầy cúng 108 tuổi Bàn Văn Phiêm là có thật. Bởi chính ông hoặc người nhà của họ từng là bệnh nhân của ông Phiêm. Ông Thích vốn bị thoái hóa một đốt sống lưng, đau đại tràng mãn tính kể: “Dạo đó tôi bị đau quá nên tìm đến nhà thầy Phiêm nhờ chữa bệnh. Đến nhà thầy, tôi tự tay mổ, luộc gà, xếp đũa bát, bỏ thêm chai rượu làm mâm đồ cúng. Ông lấy hương đốt huơ quanh người tôi rồi vén áo lên, lấy ống hút dí vào sườn trái. Trước khi hút bệnh, ông uống một chén nước cho mồm miệng sạch, lau ống hút, lấy cả lông gà không cho bất kỳ một dị vật nào ở trong. Lúc hút tôi có cảm giác như bị ai véo vào da thịt, giật một cái, sau đó nhẹ nhõm, mát người lắm! Ông hút ra được một viên đá bằng hạt đỗ, màu trắng, bỏ vào cái bát rồi nhổ một bãi nước bọt. Hòn đá ấy lại được bỏ vào bếp than đang rực lửa. Tôi không mất một đồng tiền nào ngoài con gà cúng (sau cúng cả người bệnh lẫn người nhà ông thầy đều thụ lộc - PV). Kỳ lạ là đã ba năm nay tôi không bị đau lưng và đau đại tràng nữa”.

    Cũng giống ông Thích, nhiều cán bộ xã Đồng Nghê kể về đại lão thầy cúng 107 tuổi, Bàn Văn Phiêm ở địa phương mình với một thái độ kính trọng. Hầu hết họ hoặc người nhà đều từng là bệnh nhân của ông lão hút bệnh kỳ lạ này. Ông Bàn Kỳ Than, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Nghê bảo rằng ông Phiêm chữa đủ loại bệnh từ đau bụng, viêm phổi, lao đến điên loạn. Đặng Văn Lèng, sinh năm 1972 gọi ông Than là cậu ruột cách đây một năm bỗng dưng bị điên. Đó là vào ngày 5/4 (Âm lịch) năm 2012, sau một buổi đi làm cỏ về, Lèng bị đau bụng, sốt. Người nhà cho uống thuốc nam thì Lèng có đỡ. Nhưng sau khi ngủ đến 2h sáng hôm sau tỉnh dậy lại bị đau bụng dữ dội đến nỗi phải tiêm thuốc giảm đau. Khoảng 2h sáng hôm nữa, nửa đêm Lèng bật giật gọi vợ: “Ối giời ơi, sao lại có gió to thế? Mở cửa ra cho tôi lên nhà thằng em rể ngủ”.

    Lèng cứ liên tục lảm nhảm như thế nên người em trai Đặng Văn Phương phải chở đến Trạm y tế Mường Chiềng. Ở trạm, biểu hiện điên của Lèng càng nặng hơn, anh luôn miệng la hét có người giết, người chém mình khiến nhiều bệnh nhân khác phải bỏ chạy vì sợ vạ lây. Hết kêu, mặt Lèng đỏ lên, chân tay tê, co cứng toàn thân, bác sĩ của trạm cũng bó tay trước tình trạng nguy kịch. Người em đành chở thẳng anh trai đến nhà ông Phiêm cùng với ba con gà làm thủ tục cúng. Ông thầy dí chiếc ống đặc biệt vào đầu Lèng để “hút” bệnh. Lạ thay, sau khi được ông Phiêm “hút” xong thì cả người ốm lẫn người khỏe đều ăn cơm, uống rượu cùng nhau. Kể từ đó, cơn điên của Lèng không còn nữa. Hôm tôi đến, Lèng vừa đi chăn bò về, nghe lời người em trai kể lại chuyện anh chỉ cười lành hiền như chuyện của ai đó chứ không phải là mình tháng trước.

    Kiểu chữa bệnh kì lạ




    Ông Phiêm đang cúng để chuẩn bị chữa bệnh.

    Đại lão thầy cúng 108 tuổi này ở xóm Lài, cùng với 15 hộ người Dao nằm chót vót nơi đỉnh núi, thông với thế giới bên ngoài bằng con đường độc đạo rộng chừng gang tay đầy vách cao, vực thẳm. Nhà ông Phiêm nghèo như bao nhà khác, vách gỗ, mái bờ lô, gà vịt có một hai chục con, lợn có hai con, đủ dùng khi giỗ chạp, đãi đằng khách khứa. Tôi trò chuyện qua “phiên dịch” Bàn Văn Thọ, Phó trưởng công an xã Đồng Nghê, đồng thời là chắt của ông Phiêm thì được biết ông Phiêm có khả năng hút bệnh từ lúc 12 tuổi - tuổi cấp sắc của người Dao (chàng trai sau khi thụ lễ đã được coi như một người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tinh thần - PV).

    Ngoài khả năng chữa bệnh không biết học được ở đâu thì còn lại cuộc sống của đại lão thầy cúng này cũng bình thường như nhiều người dân ở đây. Tuổi thơ gắn liền với những cái cây, bóng núi. Năm 17 tuổi ông Phiêm lấy vợ, sinh 12 người con. Gia đình ông hiện có 5 thế hệ gồm ông, con, cháu, chắt, chút. Năm 1978 vợ đầu mất, ông tục huyền với một phụ nữ khác. Bà hai mới mất hồi tháng 5/2012, thọ 95 tuổi. Trước còn khỏe, ngoài hút bệnh, ông còn tự mình lên rừng tìm thuốc. Năm ngoài 90 tuổi, ông bị ngã, hai chân không đi được nên chỉ ở nhà hút bệnh. Tùy từng bệnh, từng người mà có những cách chữa khác nhau. Có người ông lấy một can nước, đọc câu thần chú vào, người bệnh mang về vừa uống vừa rửa chỗ đau là khỏi. Có người ông chỉ hút bệnh.

    Tôi tò mò cầm cái ống hút của ông lên xem. Nó sáng bóng và lạnh như bao vật kim loại khác. Cái ống hút có một thân phận kỳ lạ. Trước ông Phiêm có tới hai ống hút nhưng cái ống dài không hút ra bệnh. Ông bảo cả hai cái đều được người nhà trời gửi xuống (có người dân địa phương nói do máy bay địch xưa bị bắn rơi nên ông Phiêm ra lấy một đoạn ống về làm ống hút -PV). Cái ống hút ra đủ thứ. Thứ như hòn than. Thứ như mẩu đá. Đặc biệt có lần ra cả con trùng đầu đỏ đang ngo ngoe hay con cua nhỏ còn ngọ nguậy càng cẳng.


    Bảng mừng thọ 100 tuổi cách đây gần chục năm ghi rõ ông Phiêm sinh năm 1905, nay đã 108 tuổi.

    Bố Bí thư Đảng ủy xã Đồng Nghê là ông Bàn Văn Den trước đây bị bệnh sưng toàn thân, bụng to, chân tay phù. Khi đó ông Bí thư mới chỉ 10 tuổi nhưng thấy người anh rể mình là Đặng Văn Dần đi đón cụ Phiêm về hút bệnh: “Chính mắt tôi thấy ông Phiêm hút ra được một con cua to bằng hai cái ngón tay, màu xám giống cua bình thường vẫn còn bò được. Con cua được ông Phiêm vứt ra xa nhà, chỗ không có người qua lại. Sau đợt đấy bố tôi khỏi hẳn bệnh phù thũng nhưng nghề đốt đá vôi độc hại cộng với việc không kiêng ăn thịt bò như thầy đã dặn một lần nữa hạ gục ông. Ông mất ngày 20/4/1966”.

    Nhiều người khi được chữa khỏi bệnh đã nhận ông là bố. Ông Phiêm chẳng nhớ nổi mình có bao nhiêu đứa con nuôi như vậy, có lẽ phải ngót nghét hàng trăm. Như Lý Văn Thắng ở xóm Cỏi (Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ) đang trong quân ngũ bị điên trốn về quê rồi chạy vào rừng quốc gia Xuân Sơn ở 12 ngày. Dân bản tưởng Thắng đã chết rục trong rừng vì chẳng mang gì ăn, chẳng mang bật lửa. Một buổi mấy người đi lấy củi, thấy Thắng ở trong hang liền hè nhau đưa về. Về hôm trước, hôm sau Thắng lại trốn vào rừng. Người ta mang cơm cho Thắng bảo có người đã cho ăn rồi, chỉ ngồi hút thuốc lào. Thấy bệnh nặng quá, người nhà đem sang cho ông Phiêm cúng bệnh. Cúng được một lần, tối đó Thắng ngủ trong nhà ông Phiêm mà vẫn lẻn ra rừng lang thang đến sáng mới về. Cúng lần thứ hai bệnh thích làm người rừng của Thắng khỏi hẳn. Giờ đây Thắng đã có vợ, biết làm nương rẫy bình thường, thỉnh thoảng lại sang thăm ông bố nuôi.

    Cũng ở Xuân Sơn có cô giáo Bàn Thị H bị bệnh hay nói nhảm và xúc động vô cớ. Thấy con chó cắn con mèo cô cũng ngồi tu tu khóc. Thấy con gà chạy mổ nhau cô cũng vật vã vì thương, trách sao cùng là giống gà mà nó ác thế. Chạy chữa mãi mà cô giáo trẻ chẳng khỏi bệnh, người nhà đành dắt cô vượt núi sang gặp ông Phiêm. Hôm sau, cô giáo đã trở về với trường lớp. Giờ đây chút của ông Phiêm, tức con của Bàn Văn Thọ đang gửi mẫu giáo ở chính lớp cô H.

    Chua_ngo_dao (theo Giadinh.net.vn)
    -------------------------------------------------------------


    Lưu ý: Thieugia xin phép được chỉnh lại phông chữ cho dễ đọc
    Cách chữa này thật là tuyệt cú mèo
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  7. #15
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts

    "Thần y" chữa khỏi bệnh câm điếc bằng tay sau mấy phút

    Lương y Võ Hoàng Yên sinh năm 1975, quê ở huyện Cái Nước, Cà Mau trong một gia đình nghèo khó. Năm 16 tuổi, ông Yên được gửi vào chùa Nghĩa Tự (huyện Cái Nước) để ăn học. Tại đây, quý tịnh độ, cư sĩ đã dạy ông cách xem mạch và châm cứu. Tốt nghiệp PTTH, ông Yên đậu vào trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục nương tựa vào các chùa để ăn học.

    Tốt nghiệp Đại học, ông trở về Bình Phước (vì gia đình ông chuyển lên Bình Phước) cùng gia đình tham gia trồng rừng và cao su.

    Một lần, ông đến thăm mẹ của một vị giám đốc nằm viện vì tai biến. Thấy tay bà bị co cắp, nhớ lại những bài học trước đây ở chùa nên ông đã cầm cái tay ấy lên và day ấn huyệt. Lúc đầu bà la khóc vì đau, người nhà thấy thế không hài lòng. Ông rất lúng túng, chỉ biết ngồi bất động. Không ngờ, một lát sau thấy tay bà biểu hiện những dấu hiệu tốt. Vị giám đốc nhờ ông làm tiếp và bệnh nhân đã phục hồi hẳn.


    Với "bàn tay vàng", ông Yên giúp hàng trăm bệnh nhân câm điếc khỏi bệnh

    Sau lần ấy, mỗi lần công nhân hay người quen có bệnh, vị giám đốc ấy đều giới thiệu đến ông Yên. Một lần sau đó, có một bệnh nhân bị liệt, ông Yên lại chữa trị cho đi được. Bệnh nhân ấy lại chơi với một người mù, một người câm, họ lại giới thiệu cho nhau, cho rằng ông Yên có một phép màu nào đó. Người ta tìm đến với niềm tin nên càng phải cố gắng, với những gì học được từ các thầy chùa, ông Yên tư duy, kết nối logic và áp dụng vào chữa trị. Và như những điều kỳ diệu, cả hai bệnh nhân này đều khỏi.


    Điều đặc biệt, suốt 6 năm hành nghề chữa bệnh, ông Yên chưa hề nhận đồng tiền nào từ bệnh nhân. Mỗi năm ông chữa trị được hơn 4000 người câm biết nói. Ông cũng đã đào tạo được 52 học trò, trong đó có 7 người trị được câm điếc, còn lại trị các bệnh bại liệt và gai cột sống. Điều khó khăn nhất là vì chưa có giấy phép hành nghề nên đã không ít lần ông Yên bị phạt. Hơn nữa, nhiều người chữa được nhưng cũng ít người chưa có kết quả.

    Hiện ông đang được UBND tỉnh Bình Phước đặc cách cho nghiên cứu đề tài khoa học “Dùng phương pháp xoa bóp day ấn huyệt để PHCN một số bệnh câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống".

    Giáo sư Hoàng Bảo Châu, nguyên viện trưởng Viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam cho rằng đây là phương pháp của “nhà võ” mà ông Yên là người hiểu biết rất khoa học về hệ cơ bắp, xương khớp trong cơ thể con người.

    Fangzi sưu tầm
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  8. #16
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2012
    Bài gửi
    200
    Thanks
    91
    Thanked 23 Times in 19 Posts
    Cho em hỏi, em có một bạn cùng lớp bị liệt cơ mắt, không biết thầy Yên có thể chữa được không ạ.

  9. #17
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Thanh Hóa

    13 bông hoa ưu đàm bất ngờ nở trên vành xe ?

    Theo tin mới nhất, chiều 22/5 tại gia đình anh Đỗ Dũng (SN 1990), phố Thống Nhất 2, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa đã bất ngờ phát hiện 13 bông hoa ưu đàm nở trên thân chiếc xe máy của gia đình. 13 bông hoa nở dọc theo càng xe, màu trắng, phải quan sát kỹ mới phát hiện ra.

    Anh Dũng (chủ nhà) cho biết: Chiều ngày 22/4, anh đem xe máy đi sửa ở một cửa hiệu gần nhà rồi để đó đi về. Được một lát sau thì có điện thoại của chủ cửa hàng sửa xe gọi đến vì có chuyện lạ. Anh Dũng lập tức quay trở ra thì được người thợ chỉ vào vành sau chiếc xe hỏi: "Đây có phải hoa ưu đàm không?".


    Quan sát thì thấy một chùm hoa nhỏ, màu trắng muốt, bé li ti. Cây hoa có chiều cao khoảng 80 mm, hoa có hình chuông, màu trắng nhiều cánh, có nhị, thân mảnh như sợi tơ, được sắp xếp vươn theo hướng sáng, hoa có hình dáng như những chiếc chuông nhỏ, phần thân hoa trong trắng như sợi tơ...

    Do từng đọc báo qua về hoa ưu đàm nên anh Dũng cũng thấy ngờ ngợ. Dắt chiếc xe về, anh Dũng thông báo cho người nhà thì rất nhiều người đến xem và đa phần đều kết luận là hoa ưu đàm.

    Hiện, số hoa kể trên vẫn được giữ nguyên trên xe. Gia đình anh quyết định tạm thời chưa sửa, rửa xe vội, để cho hoa nở cho mọi người xung quanh cùng đến chiêm ngưỡng.

    Mặc dù chưa biết chính xác có phải hoa ưu đàm không nhưng gia đình anh Dũng cũng như những người xung quanh hi vọng rằng, hoa ưu đàm nở sẽ đem đến những niềm may mắn, vui vẻ cho mọi người.

    Truyền thuyết kể rằng, hoa Ưu Đàm Bà la (Udumbara), gọi tắt là hoa Ưu Đàm. Hoa này khai nở là một sự kiện hy hữu chỉ xảy ra 3.000 năm một lần. Chính điều này đã khiến không ít người khi nhìn thấy hoa Ưu Đàm nở đã vô cùng kinh ngạc và nghĩ nhiều đến những điều tâm linh.
    Theo Từ điển Phật học Hán Việt, Nxb Khoa học Xã hội, hoa Ưu đàm, tiếng Phạm là Udumbara, tiếng Trung Quốc là Ô-đàm, gọi đầy đủ là Ưu-đàm-bát-la, Ô-đàm-bạt-la, Ô-đàm-bát-la, Uất-đàm, Ưu-đàm-bát hoa, gọi tắt là Đàm hoa, dịch nghĩa là hoa Linh thụy (điềm lành linh thiêng), hoa Thụy ứng (hoa ứng hiện điềm lành), hoa Không khởi.


    Đối với nhà Phật, thời gian nở của hoa Ưu-đàm là 3000 năm/ 1 lần mang ý nghĩa biểu tượng hơn là nghĩa thực của nó. Theo Từ điển Phật học Nhật-Anh (Japanese - English Buddhist Dictionary, Daito Shuppansha, 1965), trong các kinh văn nhà Phật, hoa Ưu-đàm thường tượng trưng cho những gì hiếm có khác thường.

    Trong 2014, Hoa Ưu Đàm được cho là đã xuất hiện tại một số địa phương như Hải Phòng, Phú Yên, Quảng Nam, Thái Nguyên, Nam Định, TP.HCM, Phú Yên.
    Tuy nhiên, chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định loài hoa này chính xác là hoa ưu đàm trong truyền thuyết.

    Theo Internet
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  10. #18
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Thiều Gia_Hôm rồi, nghe thằng cháu nó kể ở quê nó có cái tục "Đi ăn cỗ lấy phần", mình cứ nghĩ nó xạo, tếu cho vui ai ngờ... nay đọc chuyện này thì thấy nó chả "xạo" lấy nửa lời. Đọc xong, nghĩ vừa giận buồn cười cho cái tập tục quái đản, vừa giận người dân Lam Đệnh tới giờ này mà hẵng... rất buồn cười

    Vợ đi ăn cỗ, chồng ở nhà hái sẵn rau thơm


    Đọc bài viết "Họ nhà gái ngỡ ngàng vì màn ăn cỗ khác lạ của nhà trai" đăng trên quý báo, tôi chợt nhớ lại quãng thời gian hơn 1 năm trước. Khi ấy, tôi mới về làm dâu. Nhà chồng tôi ở một huyện nghèo của tỉnh Nam Định. Tất nhiên, sau khi cưới xong, vợ chồng tôi không ở Nam Định mà về Hà Nội sống và làm việc.

    Ngày cưới con gái của một bác trong họ nhà chồng, vợ chồng tôi về quê ăn cỗ cưới. Nhưng đúng sáng hôm đó chồng tôi lại có việc gấp phải lên xã xin giấy tờ, bố mẹ chồng thì già, lại tiếc tiền phong bì nên cả nhà cử tôi làm đại diện, đến mừng và ăn cỗ, nếu tiện dọn dẹp được gì thì phụ giúp nhà bác.

    Đến đám cưới, tôi được xếp ngồi mâm với các thím, các dì trong làng. Theo phép lịch sự, tôi gắp từng miếng thịt gà bỏ vào bát cho mọi người rồi mới gắp bỏ bát mình để ăn. Nhưng ăn xong miếng thịt gà, tôi ngẩng mặt lên thì không thấy ai ăn. Ai cũng bỏ miếng thịt tôi vừa gắp sang bên cạnh mâm. Tôi nghĩ, chắc ở đây không thích gắp bỏ. Vậy nên, tôi không gắp cho ai nữa mà ngồi quan sát mọi người. Thế nhưng, suốt thời gian ngồi nhìn (khoảng gần 1 phút) tôi không thấy ai động đũa vào các món thịt. Ai cũng chỉ gắp miếng rau, miếng bí để ăn. Thậm chí có người còn chan cơm với canh rồi ăn cho nhanh.



    Tôi thấy vậy thì băn khoăn lắm. Tôi bảo, sao các cô, các dì không ăn thức ăn, lại cứ ăn mấy thứ rau củ ấy làm gì ? Một vài người chỉ cười. Một vài người khác thì bảo, cái đó để tí chia phần. Mỗi người một ít mang về. Ăn xong, tôi bê đĩa dưa hấu ra mời mọi người tráng miệng rồi cầm một miếng để ăn. Tuy nhiên, cũng không ai động vào đĩa dưa ấy. Mấy phút sau, một bà thím trong mâm lôi đâu ra cái tệp nilon rồi gắp bỏ những thứ còn lại trên mâm vào đó.

    Chỉ trong 3 phút thím ấy ra tay, trên mâm sạch banh không còn cục xương. Sau đó, một thím khác đặt vào tay tôi túi nilon bự. Trong đó có 3 túi nilon nhỏ. Một túi đựng giò, chả, thịt …, một túi đựng món xào và một túi đựng xương xẩu (đem về cho nhà ai có chó - nv).

    Tôi ớ người và dứt khoát không cầm. Tôi bảo, tôi đã ăn rồi và tôi không có thói quen lấy phần. Sau đó, tôi trở về nhà mà trong đầu vẫn không thôi nghĩ về thói quen chia phần của các thím, các dì. Về đến cổng, mẹ chồng tôi chạy ra đon đả. Tuy nhiên, chỉ sau nửa phút đon đả ấy, nụ cười trên môi bà tắt hẳn. Tôi thấy rất lạ nhưng cũng không nghĩ ra chuyện gì. Tôi vào bếp sắp xếp cơm nước cho bố mẹ chồng thì nhìn thấy một rổ rau thơm to. Ngoài ra, tôi không tìm thấy bất cứ loại thức ăn nào khác. Tôi hỏi mẹ chồng thì bà im lặng, không nói năng gì. Một lúc sau, chị gái chồng tôi đến, ngó mâm cơm chỉ có một đĩa rau thơm, một bát mắm và một đĩa trứng tôi vừa rán thì tỏ vẻ bất ngờ. Chị hỏi mẹ tôi : “Sao cái Thùy (tức tên của tôi - nv) đi ăn cỗ mà không lấy phần cho bố mẹ và chồng nó à? Nó ăn hết à?”. Tức thì mẹ chồng tôi chẹp miệng. Bà nói bằng cái giọng ngấm nguẩy và giận dỗi: “Chả biết, thấy về tay không. Chắc ăn đẫy mồm rồi, không biết đến ai. Chỉ tội bố mày và thằng Thắng (tức chồng tôi - nv), thấy có đám cưới thì hăm hở đi hái rau thơm. Tưởng trưa có đĩa mồi để nhắm. Ai ngờ con dâu ăn sạch”.


    Tôi nghe mà sững sờ. Vì thực sự, tôi không biết đến cái lệ ấy. Tôi vội chạy lên thanh minh với mọi người nhưng không một ai cảm thông với tôi. Chồng tôi chỉ bảo khẽ: "Thôi, cả nhà có gì ăn nấy"...

    Sau đó, dù tôi đã đi Hà Nội để làm việc nhưng lần nào điện về hỏi thăm, mẹ chồng cũng kiếm cớ nhắc lại chuyện cũ. Thậm chí, gặp ai ở trong làng, bà cũng mang chuyện đó ra để kể lể rằng tôi ăn hết phần của người ở nhà. Điều đó khiến tôi bức xúc đến tận bây giờ...

    Phương Thùy (Hà Nội)

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •