Hiện kết quả từ 1 tới 6 của 6

Chủ đề: Nghe, ngó, nghẫm & nghĩ về Võ thuật cổ truyền VN....

  1. #1
    bach_djen
    Guest

    Nghe, ngó, nghẫm & nghĩ về Võ thuật cổ truyền VN....


    1. Ngọc Trản Thần Công

    Tui nghe nói đây là bài quyền "khủng" nhất của Liên đoàn VTCTVN, là di sản văn hóa Phi Vật thể của dân tộc Việt, xin xem bài viết này:

    ... !?.
    Hổng pít nó có đúng là di sản không ? Có xứng là bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Việt hay không... tui không dám khẳng định.
    Chỉ có một so sánh nhỏ, tùy thiên hạ ngó vào rồi tự cho điểm... tui hổng dám bàn !
    Dưới đây là toàn bộ những gì mà Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam có thể giới thiệu, giải thích về bài "Thần công" của làng võ thuật cổ truyền Việt.
    a. Lời thiệu:
    NGỌC TRẢN QUYỀN
    Ngọc trản ngân đài
    Tả, hữu tấn/tiến khai thập tự
    Liên diệp liên hoa
    Đả sát túc, tọa, hồi mai phục
    Tấn/tiến đả tam chiến
    Thoái/thối thủ nhị linh
    Hoành tả, tọa, bạch xà lan lộ
    Hữu hoành sát thanh long biên giang
    Phụ tử tương tùy
    Hoành hữu, tọa, bạch xà lan lộ
    Tả hoành sát thanh long biên giang
    Phụ tử tương tùy
    Hồi tàng địa hổ
    Song phi, triển dực
    Hạ bàn đoản đả
    Hồi tiễn tọa khai cung
    Huỳnh long quyển địa
    Tấn đả song quyền
    Hoành tả, phục hạc khai linh
    Trực tiền quyển địa
    Tấn/tiến đả song quyền
    Hoành hữu, phục hạc khai linh
    Trực tiền quyển địa
    Tấn, đả song quyền
    Hướng, hậu đả thập tự
    Diện tý
    Hồi, tẩu mã giang tiên
    Bái tổ, lập như tiền.

    Dịch nghĩa 1:

    Chén ngọc đài bạc
    Tiến, mở thế thập tự bên trái và bên phải
    Liền lá liền hoa
    Đánh sít chân, tọa thế "hồi mai phục"
    Tiến, đánh ba bận
    Lui, hai tay sắc sảo
    Xoay trái, tọa thế "Bạch xà lan hộ" (con rắn trắng qua đường cỏ)
    Chém ngang bên phải bằng thế "thanh long biên giang" (con rồng xanh trên bờ sông)
    Thế cha con nương tựa nhau
    Hoành bên phải, tọa thế "Bạch xà lan hộ" (con rắn trắng qua đường cỏ)
    Hoành bên trái quét thế "thanh long biên giang" (con rồng xanh trên sông bên)
    Thế cha con nương tựa nhau
    Trở về thế rắn hổ đất núp
    Đá song phi (hai chân bay) rồi thế chim cuốn cánh
    Đánh vắt mâm dưới
    Về, tọa, xổm mở cánh cung
    Thế rồng vàng cuốn đất
    Tiến đánh hai đấm
    Xoay trái, thế "phục hạc khai linh" (chim hạc phơi cánh).
    Thế cuốn đất, đánh thẳng phía trước
    Tiến đánh hai đấm
    Xoay phải, thế "phục hạc khai linh" (chim hạc phơi cánh)
    Thế cuốn đất, đánh thẳng phía trước
    Tiến đánh hai đấm
    Chuyển phía sau đánh thế chữ thập
    Mặt nhìn hướng tý (hướng Bắc)
    Trở về thế "tẩu mã giang tiên" (ông tiên ruổi ngựa trên sông)
    Bái tổ, đứng như trước.

    Dịch nghĩa 2:

    Chén ngọc trên đài bạc, tiến mở bên trái và phải
    Những đợt sóng liên tiếp chữ thập, đánh triệt phần chân
    Quay về phía trái mai phục, tiến đánh bằng song quyền
    Về trị chồn đất, chuyển phải đánh liên tiếp
    Tiến đánh ba mặt, hay lui về thủ cũng là cách dùng binh
    Xoay về phải ngồi, cha con gặp lại
    Lạc mẹ rồi lại tương phùng, đánh nhanh như trước
    Như rồng xanh vượt sông, rắn trắng đánh ngang
    Sáu lần mở đường ra quân, đổi hướng đá song phi
    Trở về nhạc ngựa reo vang, về vị trí cũ.
    "Khủng" như thế nào thì tui không biết, nhưng xem, nghe đọc cái lời thiệu thì tui hổng đồng ý chút nào. Người xưa có câu "Danh bất chính, ngôn bất thuận", các vị nghĩ gì về lời thiệu ở trên kia?
    Xin thưa, rất ngớ ngẩn, lủng củng và toàn từ vô nghĩa...
    Một khẩu quyết, mật quyết của một võ phái, một quốc gia (VTCTVN) nghe lông kông, leng keng như vậy mà được bao thế hệ coi đó bài quyền thuật mang tính khuôn mẫu, là kinh điển và thi nhau tán tụng rồi mù quáng say sưa đêm ngày luyện tập thì tui thấy có gì đó không ổn. Chẳng pít các vị Đại sư, các cao nhân kỳ sĩ, các bậc lão võ sư, bậc tiền bối, các vị lãnh đạo trong làng võ thuật cổ truyền Việt Nam có nhìn thấy vấn đề đó hay không? Tui cũng hổng pít. Chỉ pít rằng, nguyên do vì sao các môn võ ngoại lai lại được tuổi trẻ Việt nồng nhiệt chào đón, trong khi đó lại tỏ ra lạnh nhạt và thờ ơ với VTCT ! Và vì sao có đứa lại cuồng ngông gạt bỏ VTCT và đề xuất một môn võ khác làm "quốc võ" nhằm đại diện cho Võ thuật Việt Nam !!!???.

    b. Minh họa di sản "thần công" với một số clip "thường công" của võ ngoại:

    - Ngọc Trản Thần công


    - Nam quyền của Trung Quốc


    - Bài quyền Karatedo

    Các bạn đã thấy Thần công ở chỗ nào chưa ?! Và đay cũng là một bài quyền "nổi tiếng" của LĐVTCTVN, bài "Lão hổ thượng sơn", do một võ sư rất nổi tiếng biểu diễn...



    Lần sửa cuối bởi bach_djen; 13-06-2013 lúc 11:17 PM

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2012
    Bài gửi
    200
    Thanks
    91
    Thanked 23 Times in 19 Posts
    NGỌC TRẢN QUYỀN

    Ngọc trản ngân đài
    Tả, hữu tấn/tiến khai thập tự
    Liên diệp liên hoa
    Đả sát túc, tọa, hồi mai phục
    Tấn/tiến đả tam chiến
    Thoái/thối thủ nhị linh
    Hoành tả, tọa, bạch xà lan lộ
    Hữu hoành sát thanh long biên giang
    Phụ tử tương tùy
    Hoành hữu, tọa, bạch xà lan lộ
    Tả hoành sát thanh long biên giang
    Phụ tử tương tùy
    Hồi tàng địa hổ
    Song phi, triển dực
    Hạ bàn đoản đả
    Hồi tiễn tọa khai cung
    Huỳnh long quyển địa
    Tấn đả song quyền
    Hoành tả, phục hạc khai linh
    Trực tiền quyển địa
    Tấn/tiến đả song quyền
    Hoành hữu, phục hạc khai linh
    Trực tiền quyển địa
    Tấn, đả song quyền
    Hướng, hậu đả thập tự
    Diện tý
    Hồi, tẩu mã giang tiên
    Bái tổ, lập như tiền.

    Dịch nghĩa 1:
    Chén ngọc đài bạc
    Tiến, mở thế thập tự bên trái và bên phải
    Liền lá liền hoa
    Đánh sít chân, tọa thế "hồi mai phục"
    Tiến, đánh ba bận
    Lui, hai tay sắc sảo
    Xoay trái, tọa thế "Bạch xà lan hộ" (con rắn trắng qua đường cỏ)
    Chém ngang bên phải bằng thế "thanh long biên giang" (con rồng xanh trên bờ sông)
    Thế cha con nương tựa nhau
    Hoành bên phải, tọa thế "Bạch xà lan hộ" (con rắn trắng qua đường cỏ)
    Hoành bên trái quét thế "thanh long biên giang" (con rồng xanh trên sông bên)
    Thế cha con nương tựa nhau
    Trở về thế rắn hổ đất núp
    Đá song phi (hai chân bay) rồi thế chim cuốn cánh
    Đánh vắt mâm dưới
    Về, tọa, xổm mở cánh cung
    Thế rồng vàng cuốn đất
    Tiến đánh hai đấm
    Xoay trái, thế "phục hạc khai linh" (chim hạc phơi cánh).
    Thế cuốn đất, đánh thẳng phía trước
    Tiến đánh hai đấm
    Xoay phải, thế "phục hạc khai linh" (chim hạc phơi cánh)
    Thế cuốn đất, đánh thẳng phía trước
    Tiến đánh hai đấm
    Chuyển phía sau đánh thế chữ thập
    Mặt nhìn hướng tý (hướng Bắc)
    Trở về thế "tẩu mã giang tiên" (ông tiên ruổi ngựa trên sông)
    Bái tổ, đứng như trước.

    Dịch nghĩa 2:


    Chén ngọc trên đài bạc, tiến mở bên trái và phải
    Những đợt sóng liên tiếp chữ thập, đánh triệt phần chân
    Quay về phía trái mai phục, tiến đánh bằng song quyền
    Về trị chồn đất, chuyển phải đánh liên tiếp
    Tiến đánh ba mặt, hay lui về thủ cũng là cách dùng binh
    Xoay về phải ngồi, cha con gặp lại
    Lạc mẹ rồi lại tương phùng, đánh nhanh như trước
    Như rồng xanh vượt sông, rắn trắng đánh ngang
    Sáu lần mở đường ra quân, đổi hướng đá song phi
    Trở về nhạc ngựa reo vang, về vị trí cũ.
    Chả hiểu nói tiếng mô !
    Hế hế !

  3. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2012
    Bài gửi
    200
    Thanks
    91
    Thanked 23 Times in 19 Posts
    Em nhìn thấy mấy chữ ghi trên clip là:
    Dòng 1: Ngọc Trản Quyền
    Dòng 2: Lão võ sư Phạm Đình Trọng
    Dòng 3 : Thị phạm Võ sư Phạm Thanh Hùng

    Xin hỏi thầy Thiều: Ngọc Trản quyền phải chăng là do lão võ sư Phạm Đình Trọng sáng tác ?
    Vì thông thường em thấy phía dưới tác phẩm người ta ghi tên tác giả, cha đẻ của tác phẩm.

  4. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    202
    Thanks
    71
    Thanked 13 Times in 12 Posts
    Em cũng nghe nhiều về bài quyền này, nhất là vừa rồi đọc loạt bài "những dõng võ nổi tiếng..." trên báo Thanh niên trong mấy ngày qua. Nổi tiếng như thế nào chứ em thấy đi như ông thầy Hùng ở trên kia thì chán quá, và có nhìn các bài võ của người ta thì ta lại mới thấy võ thuật CTVN còn quá yếu kém. Em nghĩ đây cũng là một cách so sánh thú vị nhằm giúp cho hội VTCT nhìn thấy được cái còn chưa được của mình để hoàn thiện và đưa võ thuật cổ truyền Việt Nam phát triển.

  5. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jun 2012
    Bài gửi
    260
    Thanks
    32
    Thanked 36 Times in 35 Posts
    thì cũng có người này người kia chứ bạn.

  6. #6
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Quote Nguyên văn bởi trai_xu_doai Xem bài viết
    Em nhìn thấy mấy chữ ghi trên clip là:
    Dòng 1: Ngọc Trản Quyền
    Dòng 2: Lão võ sư Phạm Đình Trọng
    Dòng 3 : Thị phạm Võ sư Phạm Thanh Hùng

    Xin hỏi thầy Thiều: Ngọc Trản quyền phải chăng là do lão võ sư Phạm Đình Trọng sáng tác ?
    Vì thông thường em thấy phía dưới tác phẩm người ta ghi tên tác giả, cha đẻ của tác phẩm.
    Bài quyền ngọc Trản có từ xưa, từ lâu lắm rồi. Thầy Trọng giới thiệu thôi em ạ .
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •