Trang 1/2 12 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 17

Chủ đề: Tin Tham Khảo Đặc Biệt...

  1. #1
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Tin Tham Khảo Đặc Biệt...

    Thế giới

    Chính phủ Mỹ đóng cửa

    Thứ ba, 1/10/2013 11:23 GMT+7

    Lần đầu tiên sau 17 năm, nhiều cơ quan liên bang Mỹ phải ngừng hoạt động khi Thượng viện và Hạ viện Mỹ không thể thống nhất vấn đề ngân sách cho Chính phủ.
    Chính phủ Mỹ có thể đóng cửa trong vài giờ nữa.
    Nhà Trắng ra lệnh đóng cửa các công sở

    Tối 30/9 (giờ Mỹ), bản ngân sách thứ 3 của Hạ viện được trình lên Thượng viện Mỹ, bổ sung điều kiện loại bỏ trợ cấp y tế cho các nghị sĩ, nhân viên Quốc hội và Tổng thống. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một tiếng sau, nó đã bị Thượng viện bác bỏ và gửi trả về. Hạ viện đã kêu gọi đàm phán giữa đại diện hai đảng trong Quốc hội.


    Chính phủ Mỹ lần đầu tiên ngừng hoạt động sau 17 năm. Ảnh: CBC

    Tuy nhiên, sau cuộc tranh luận gay gắt kéo dài nhiều giờ đồng hồ, cả hai bên đã không đạt được thỏa thuận về vấn đề ngân sách trước ngày 1/10. CNN đưa tin Chính phủ Mỹ sẽ chính thức đóng cửa từ 12 giờ 01 phút ngày 1/10. Chính phủ sẽ hoạt động trở lại ngay khi vấn đề ngân sách được Quốc hội thống nhất.

    Hệ quả của việc này là vài giờ tới, khoảng 800.000 công chức sẽ phải dừng việc vô thời hạn. Trong đó, một nửa là nhân viên Bộ Quốc phòng. Các công viên quốc gia và bảo tàng Smithsonian tại Washington sẽ phải đóng cửa. Lương hưu và trợ cấp cho cựu binh cũng sẽ bị trì hoãn. Các đơn xin cấp visa và hộ chiếu cũng không được xử lý. Tuy nhiên, các hoạt động thiết yếu, như kiểm soát không lưu, an ninh quốc gia hay năng lượng vũ khí hạt nhân vẫn sẽ được tiếp tục.

    Theo dự đoán của hãng nghiên cứu IHS, khi Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần vào ngày 1/10, nền kinh tế số một thế giới sẽ bị thiệt hại ít nhất 300 triệu USD mỗi ngày do sản lượng kinh tế sụt giảm. Đây chỉ là một phần nhỏ với nền kinh tế 15.700 tỷ USD. Tuy nhiên, ảnh hưởng này sẽ gia tăng nếu tình trạng đóng cửa kéo dài, khiến niềm tin và chi tiêu của các doanh nghiệp, người tiêu dùng suy giảm.


    Thị trường tài chính quốc tế chịu ảnh hưởng lớn từ thông tin Chính phủ Mỹ đóng cửa. Ảnh: N.M

    Trước đó, IHS dự đoán GDP Mỹ sẽ tăng 2,2% trong quý IV năm nay so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu Chính phủ bị đóng cửa trong một tuần, tốc độ này sẽ chỉ còn 2%. Còn nếu tình hình này kéo dài tới 21 ngày như năm 1996, tăng trưởng sẽ giảm khoảng 0,9% - 1,4%, theo Guy LeBas - chiến lược gia trưởng các công cụ sinh lời cố định tại Janney Montgomery Scott.

    Đây cũng không phải lần đầu tiên Chính phủ Mỹ bị đóng cửa. Họ đã rơi vào tình trạng này 17 lần kể từ năm 1977, theo Bloomberg. Trong đó, thời gian ngắn nhất là một ngày và dài nhất là 21 ngày (năm 1996).

    Thùy Linh
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Việt Nam- Trung Quốc nhất trí kiểm soát tốt bất đồng trên biển



    15:16 PM, 28-08-2014

    Kết quả chuyến thăm Trung Quốc của đặc phái viên Tổng Bí thư sau những căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin tại cuộc họp báo chiều nay (28/8).

    Chủ trì cuộc họp báo, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí trong nước và quốc tế.


    Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.

    Báo Tuổi trẻ: Có thông tin có 12 ngư dân của tàu cá bị Philippines bắt từ năm 2012 sắp về nước. Đề nghị Bộ Ngoại giao xác nhận thông tin này?

    Xin ông cho biết kết quả chuyến thăm Trung Quốc của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, đặc phái viên cùa Tổng Bí thư? Liệu sau chuyến thăm này có diễn ra tình trạng căng thẳng như vừa qua hay không?

    Ông Lê Hải Bình: Về câu hỏi thứ nhất, theo thông tin của ĐSQ VN tại Philippines, sau 1 thời gian tích cực làm việc với ĐSQ của nước sở tại, ngày 27/8 đã hoàn thành xong thủ tục đưa tàu cá và 12 ngư dân về nước. Dự kiến sẽ về nước vào ngày 30/8.


    Về câu hỏi thứ 2 liên quan đến chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh, tôi nhấn mạnh, trong chuyến thăm này chú trọng 3 nội dung quan trọng. Một là, lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam- Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt - Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định. Hai là, hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật... Ba là, hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hoà bình, ổn định trên biển Đông.

    Báo Thanh niên: Trong những cuộc trao đổi hai bên về hợp tác giải quyết tranh chấp ở Biển Đông không đề cập tới các bên liên quan khác hoặc ASEAN, như vậy có phải sau chuyến thăm, hai bên sẽ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua con đường song phương hay không? Qua chuyến thăm, VN có bảo lưu khả năng kiện TQ khi TQ có những vi phạm hay không?

    Ông Lê Hải Bình: Trong chuyến thăm, hai bên đã nhất trí nghiêm túc thực hiện Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN-TQ. Trong thỏa thuận này đã nêu rất rõ các nguyên tắc giải quyết các vấn đề tranh chấp song phương hay đa phương thế nào. Về câu hỏi thứ hai, chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, VN kiên quyết sử dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với Hiến chương LHQ trong đó có Công ước LHQ về Luật biển 1982 để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các vùng đặc quyền kinh tế của mình.

    Báo Đời sống và Pháp luật: Có thông tin ngày 19/8, Trung Quốc đã điều 10-12 tàu hải cảnh hoạt động trái phép ở Biển Đông, khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ Ngoại giao có nhận được thông tin này hay không? Việt Nam đã xác định được mục đích Trung Quốc điều tàu đến đây hay chưa? Và hiện nay, số tàu này có còn ở trong vùng biển của Việt Nam không?

    Ông Lê Hải Bình: Các cơ quan chức năng của VN đang xác minh thông tin mà PV vừa hỏi, tuy nhiên chúng tôi khẳng định VN có chủ quyền không tranh cãi ở Hoàng Sa và Trường Sa, mọi hoạt động của các bên trên vùng biển này không được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.

    Báo Đời sống và Pháp luật: Vào ngày 22/8, Malaysia đã đón 20 thi thể đầu tiên trong vụ máy bay MH17 bị bắn rơi. Vậy đối với trường hợp của 3 mẹ con người Việt hiện nay đã được đưa về nước hay chưa? Chúng tôi có biết thông tin mà PV vừa đề cập, chúng tôi đang thúc đẩy quá trình làm việc với ĐSQ VN tại Phần Lan để xác minh thi thể 3 mẹ con người Việt và nhanh chóng đưa thi thể về nước.

    Báo Dân trí: Một số nguồn tin cho rằng Campuchia đang điều tra dân số người Việt sinh sống tại quốc gia này. Đề nghị người phát ngôn xác minh thông tin này? Mục đích của việc điều tra này là gì? Xin cho biết tình hình người Việt đang sinh sống tại quốc gia có dịch Ebola?

    Về câu hỏi thứ nhất, theo tôi được biết thì vừa qua đoàn công tác của Chính phủ Campuchia đã kê khai hộ tịch, quốc tịch để đảm bảo quyền lợi của những người VN đang sinh sống tại Campuchia.

    Về câu hỏi thứ 2, cho đến nay, công dân VN tại một số quốc gia có dịch Ebola vẫn được đảm bảo trước dịch này. Cơ quan đại diện của VN tại các quốc gia này vẫn giữ liên lạc thường xuyên với những người VN tại đây, khuyến cáo họ tránh xa nơi có dich và sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.

    Báo Lao Động: Thời gian qua có một số người VN tại Ukraine bị gọi đi nhập ngũ. Bộ Ngoại giao có nắm được thông tin này hay chưa? Số lượng người Việt bị gọi đi nhập ngũ tại Ukraine?

    ĐSQ VN tại Ukraine cho biết, vừa qua Ukraine vừa thực hiện lệnh tổng động viên đợt 2, kêu gọi các công dân từ 18 tuổi trở lên tham gia nhập ngũ. Theo thống kê của ĐSQ VN tại Ukraine, có 270 người Ukraine gốc VN đang nằm trong độ tuổi động viên này. Tuy nhiên, các thanh niên này hầu hết đều được miễn trừ nghĩa vụ quân sự vì đang là học sinh, sinh viên theo học tại các trường tại Ukraine. Những trường hợp có giấy báo nhập ngũ sau khi tới trình diện và chứng minh đang là học sinh, sinh viên cũng được miễn trừ nghĩa vụ quân sự.

    Vietnamnet: Ấn Độ đang cân nhắc năm lô dầu khí theo lời mời của VN? Xin Bộ Ngoại giao xác nhận thông tin này?

    Việt Nam hoàn nghênh và cam kết tạo mọi điều kiện thuâ lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế bình thường giữa các công ty dầu khí nước ngoài hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ấn Độ cũng có hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Báo Nông thôn ngày nay: Tháng 9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm Liên bang Nga, trong khi đó, Moscow đã cấm vận nông sản từ Phương Tây. Trong chuyến thăm tới, VN có đề xuất mở cửa cho sản phẩm nông sản VN vào Nga hay không?

    Ông Lê Hải Bình: Quan hệ Nga - VN có bước phát triển không ngừng, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước. Tuy nhiên, tiềm năng hợp tác còn rất lớn, hai bên tìm mọi biện pháp tốt nhất để phát huy tiềm năng này. Vì vậy, trong khoá họp liên Chính phủ giữa hai nước mà Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tham dự sẽ bàn thảo để phát huy tốt hơn nữa.

    Báo Tiền Phong: Quan điểm của VN trong vụ lực lượng Hồi giáo chặt đầu nhà báo Mỹ và lực lượng IS ngày một mạnh hơn?

    Ông Lê Hải Bình: VN hết sức lo ngại trước tình hình bạo lực tại Iraq, lên án các hành động dã man nhằm vào người dân vô tội. VN ủng hộ mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế và của Chính phủ Iraq vì sự hoà bình và ổn định của khu vực.

    Hãng Thông tấn Đức: Tôi muốn hỏi thông tin về việc ĐSQ Mỹ bày tỏ quan ngại về kết quả vụ toà xử Bùi Thị Minh Hằng?

    Ông Lê Hải Bình: Tôi xin khẳng định ở Việt Nam có quyền tự do của người dân, trong đó quyền tự do bày tỏ chính kiến luôn được tôn trọng. Người dân có quyền bày tỏ quyền tự do của mình trong khuôn khổ cộng đồng cho phép. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự đối với Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh về tội danh gây rối trật tự công cộng đã diễn ra theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. iệc đưa ra xét xử các đối tượng vi phạm pháp luật là cần thiết nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và cuộc sống yên bình cho người dân.

    Theo Internet
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  3. #3
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Putin phớt lờ nhiều cuộc điện thoại của Obama


    Thứ tư, 3/9/2014 | 22:10 GMT+7

    Tổng thống Mỹ Obama hôm qua lên án Tổng thống Nga Putin không nhận nhiều cuộc gọi của mình, coi đây là một hành động khiêu khích và thách thức.


    Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải). Ảnh: Frontpage Mag.

    Theo The New Yorker, trong một bài phát biểu tại Nhà Trắng trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ diễn ra vào ngày 4/9, Tổng thống Obama cho biết, ông Putin không trả lời các cuộc gọi của mình mà để chúng đi thẳng vào hộp thư thoại. Tổng thống Mỹ thể hiện rõ sự tức giận khi tuyến bố hành động này làm "cản trở việc thảo luận giữa hai bên về tương lai của Ukraine và các vấn đề quan trọng khác có thể đạt được tiến triển".

    Tổng thống Obama cũng cho biết, sau khi gửi hàng chục thư thoại cho Tổng thống Nga, ông đã cố gắng liên lạc với ông Putin qua e-mail vào hôm 1/9, nhưng chỉ nhận được thư trả lời tự động báo ông Putin đã rời khỏi văn phòng. "Với những gì ông Putin tính toán về Ukraine trong vài tuần qua, tôi không thể tin rằng ông ấy không có mặt ở văn phòng", ông Obama nói.

    Tổng thống Mỹ ám chỉ việc ông Putin không trả lời thư thoại của mình có thể khiến Mỹ tăng cường các biện pháp trừng phạt, đồng thời ra hiệu rằng ông không có ý định tiếp tục gọi điện cho Tổng thống Nga. "Tôi đã gửi cho ông ấy bản thư thoại cuối cùng", ông Obama cho biết, và nói thêm rằng lần gần đây nhất ông gọi điện cho ông Putin, hộp thư của ông Putin đã đầy.

    Cuộc khủng hoảng Ukraine đang trong giai đoạn cao trào khi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm 1/9 cáo buộc Nga công khai xâm lược. Mỹ và các đồng minh khối quân sự NATO sẽ tập trận tại Ukraine vào giữa tháng này, nhằm thể hiện cam kết ủng hộ đối với Kiev.

    Vũ Thảo
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  4. #4
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Tuyên bố 'chiếm Kiev trong hai tuần' của Putin gây tranh cãi


    Thứ tư, 3/9/2014 | 11:45 GMT+7

    Chủ tịch ủy ban châu Âu Barroso tiết lộ với báo chí rằng Tổng thống Nga Putin nói ông có thể "chiếm Kiev trong hai tuần" nếu muốn, tuy nhiên điện Kremlin cho rằng tuyên bố bị đặt ngoài ngữ cảnh và kịch liệt chỉ trích Barroso.


    Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters, RIANovosti

    Báo Italy La Repubblica hôm 1/9 dẫn thông tin từ cuộc điện đàm giữa José Manuel Barroso với Putin, tờ báo cho hay ông Putin nói rằng "Nếu tôi muốn, tôi có thể chiếm Kiev trong hai tuần". Câu này để đáp lại yêu cầu của ông Barroso, đòi Putin làm rõ có việc quân đội Nga đã vượt biên giới sang Ukraine hay không.

    Ông Barroso được cho là đã kể lại bình luận này với các lãnh đạo trong một cuộc họp thượng đỉnh kín của Liên minh châu Âu (EU).

    Điện Kremlin hôm qua không bác bỏ tuyên bố, nhưng kịch liệt chỉ trích ông Barroso làm rò rỉ thông tin về một cuộc điện đàm mật. "Dù những ngôn từ này có được nói ra hay không, theo quan điểm của tôi, lời trích dẫn bị đưa ra khỏi ngữ cảnh và nó có ý nghĩa hoàn toàn khác", hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông Yuri Ushakov, một cố vấn chính sách đối ngoại thuộc Điện Kremlin, nói.

    Ông Ushakov cho biết nếu ông Barroso đã hé lộ chi tiết cuộc hội thoại, đây là "hành vi sai trái, vượt ra ngoài khuôn khổ của hoạt động ngoại giao". Viên cố vấn cho rằng ông Barroso "không xứng đáng là một chính trị gia đứng đắn" khi nói công khai về một cuộc đối thoại mật. Theo Itar Tass, Moscow cũng nói sẵn sàng công bố toàn bộ cuộc điện đàm đang gây tranh cãi giữa ông Putin và ông Barroso.

    Cuộc điện đàm diễn ra khi ông Valeriy Heletey, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, đăng lên mạng xã hội Facebook: "Một cuộc chiến lớn đang ở trước cửa, điều châu Âu chưa từng chứng kiến kể từ Thế chiến II". Bộ Ngoại giao Nga đáp lại, cho rằng "thật không thể tin những phát ngôn như thế lại được một bộ trưởng quốc phòng của một nước văn minh đưa ra".

    Trọng Giáp
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #5
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Trung Quốc xây cất ở Gạc Ma còn nguy hiểm hơn đặt giàn khoan 981


    Thứ sáu, 12/9/2014 | 13:20 GMT+7

    Ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ, nhận xét đá Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đang tiến hành xây dựng với quy mô lớn, là vị trí trọng yếu đối với an ninh của Việt Nam và cả khu vực.


    Ông Trần Công Trục cho rằng Trung Quốc đang lấy Gạc Ma làm mũi tiến công chính ở Biển Đông. Ảnh: Việt Anh

    Trao đổi với VnExpress, ông Trần Công Trục khẳng định việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự ở đá Gạc Ma nhằm hai mục tiêu chính: bố trí lực lượng tại nơi hiểm yếu về chiến lược; tạo ra thực tế mới để hậu thuẫn cho yêu sách chủ quyền phi lý.

    - Ông đánh giá thế nào về những bằng chứng mới đây của BBC về việc Trung Quốc đang rầm rộ xây dựng ở đá Gạc Ma?

    - Đây có thể coi là mũi tiến công chủ lực trước mắt và cả lâu dài của Trung Quốc ở Trường Sa. Trung Quốc đã cải tạo và xây dựng tại Gạc Ma và các thực thể khác ở quần đảo này từ năm 1988, ngay sau khi họ dùng vũ lực đánh chiếm từ Việt Nam. Việc xây dựng căn cứ quân sự ở Gạc Ma còn nguy hiểm hơn cả việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 hồi đầu tháng 5 vừa qua.

    - Vì sao lại nguy hiểm hơn, thưa ông?

    - Gạc Ma thuộc nhóm bãi cạn nằm ở tây bắc của Trường Sa, ảnh hưởng lớn tới hoạt động quân sự, an ninh, quốc phòng và kinh tế của Việt Nam. Nó nằm gần bờ biển miền Trung của Việt Nam, nơi chúng ta có rất nhiều căn cứ và cơ sở kinh tế, quốc phòng, an ninh. Nó cũng nằm trên con đường từ đất liền của Việt Nam ra Trường Sa, nơi chúng ta liên tục có các chuyến đi ra quần đảo này để tiếp tế lương thực và các hàng hóa khác cho dân cư và lực lượng bảo vệ của mình ở Trường Sa. Đó là tuyến đường huyết mạch nối với đất liền.

    Gạc Ma cũng nằm gần khu vực chúng ta đang thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa. Rõ ràng vị trí này khá hiểm yếu. Giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc đưa bất hợp pháp vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mới mang tính chất thăm dò, chưa khai thác thực sự, còn một căn cứ quân sự ở Gạc Ma lại là vị trí cố định.


    Trung Quốc đang tiến hành xây dựng quy mô lớn ở Gạc Ma.

    - Việc xây dựng các căn cứ của Trung Quốc ở khu vực này đe dọa thế nào tới an ninh khu vực?

    - Trên quy mô khu vực, Gạc Ma cũng rất có ý nghĩa về mặt địa chiến lược. Trung Quốc muốn tạo dựng một chỗ đứng để thực hiện âm mưu khống chế và độc chiếm Biển Đông, làm chỗ dựa cho các hoạt động khai thác tài nguyên và kiểm soát tuyến hàng hải quốc tế từ eo biển Malaca qua Biển Đông. Trung Quốc có nguy cơ gây ảnh hưởng tới các hoạt động thương mại hàng hải quốc tế ở khu vực này.

    Hơn thế nữa, nếu Trung Quốc xây dựng được ở Gạc Ma thì họ cũng có thể làm điều đó với các bãi cạn khác như Vành Khăn, Cỏ Mây hay các bãi khác gần đất liền của Philippines, Malaysia, Brunei.

    Nếu các nước không phản đối quyết liệt thì Trung Quốc sẽ thực hiện các bước tiếp theo, gây nên mối đe dọa với an ninh và quốc phòng của các nước trong khu vực.

    - Theo dự đoán của ông, bước tiếp theo của Trung Quốc sau việc đào đắp và xây dựng công trình trên đá Gạc Ma và các đá khác là gì?

    - Bằng việc xây dựng quy mô lớn, Trung Quốc đang biến các đá ở Trường Sa và Hoàng Sa thành các đảo, nối các điểm nhô ra của các đảo này, áp dụng cách thức xác lập hệ thống đường cơ sở theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS). Từ đường cơ sở đó, họ có thể đòi chủ quyền ở các vùng biển xung quanh, chứng minh đường lưỡi bò là phù hợp với UNCLOS.

    Bên cạnh đó, Trung Quốc còn nâng cấp các đá lên thành nơi có điều kiện thích hợp cho con người sinh sống và có đời sống kinh tế. Sau khi hoàn thành việc xây dựng ở các đá, Trung Quốc có thể tuyên bố đường cơ sở, biến các vùng đặc quyền kinh tế của các nước liên quan, như Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia thành vùng có tranh chấp, biến không có tranh chấp thành có. Đó là sự ngụy tạo cố tình mà chúng ta cần cảnh giác.

    - Philippines đã công bố các bằng chứng Trung Quốc đang khai hoang ở Trường Sa. Về phía Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về phản ứng của chúng ta trong vấn đề này?

    - Tôi tin rằng các lực lượng làm nhiệm vụ kiểm soát trong khu vực có chủ quyền của chúng ta đều biết các động thái của phía Trung Quốc. Ngay từ sau khi dùng vũ lực chiếm 6 thực thể của Việt Nam ở Trường Sa, trong đó có Gạc Ma, Trung Quốc đã bắt tay vào việc tôn tạo và xây dựng các công trình quân sự, từ đó đến nay từng bước một nâng cấp và xây dựng thêm, trong đó có đường băng dành cho máy bay chiến đấu.


    Tiến độ xây dựng của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma từ tháng 3/2012 đến tháng 3 năm nay.

    Ngay sau khi Trung Quốc chiếm Gạc Ma năm 1988, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam lúc đó là ông Lê Đức Anh đã bay ra Trường Sa và tuyên bố công khai trước công luận về việc Trung Quốc dùng vũ lực. Việt Nam cũng có các công hàm phản đối và tuyên bố mạnh mẽ, gửi thư tới các tổ chức quốc tế đề nghị can thiệp.

    Việt Nam đang áp dụng nhiều biện pháp phản đối về pháp lý và ngoại giao, thể hiện rằng chúng ta không bao giờ chấp nhận việc chiếm đóng phi pháp của Trung Quốc, thể hiện ý chí không bao giờ từ bỏ chủ quyền của chúng ta ở quần đảo Trường Sa.

    Việt Nam hành xử có trách nhiệm với cả khu vực, không đẩy tranh chấp ở Biển Đông thành xung đột vũ trang. Trung Quốc không thể không tính tới phản ứng của nhiều nước khác.


    Việt Anh thực hiện
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  6. #6
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Trung Quốc có thể dùng Gạc Ma làm bàn đạp tấn công



    Chủ nhật, 21/9/2014 | 17:32 GMT+7

    Qua theo dõi tiến độ xây dựng các cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Gạc Ma và một số đá khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hai chuyên gia quốc phòng của IHS Jane's cảnh báo nguy cơ Bắc Kinh dùng các điểm này làm bàn đạp để tấn công các mục tiêu của các nước cùng có tranh chấp trong khu vực.


    Hình ảnh vệ tinh ngày 14/8 cho thấy Trung Quốc đang xây đảo mới ở Gạc Ma. Ảnh: IHS

    Theo hai chuyên gia James Hardy và Sean O'Connor trên tạp chí IHS Jane’s, chuyên phân tích và tư vấn công nghiệp quốc phòng, các hình ảnh vệ tinh từ Tổ chức Quốc phòng và Không gian Airbus cho thấy tiến độ đáng kể trong việc xây dựng của Trung Quốc trên đá Gạc Ma ở Trường Sa.

    Nếu như đầu năm nay, cơ sở duy nhất ở Gạc Ma mới chỉ là nền bê tông nhỏ, dành cho hạ tầng thông tin liên lạc, tòa đồn trú và bến tàu, thì hiện nay, cơ sở này đã được bao quanh bởi một hòn đảo có diện tích khoảng 100.000 m2.

    Trung Quốc xây dựng một đập ngăn nước biển được gia cố bao quanh cả đảo, có hai bến tàu và một cầu tàu ở mạn tây bắc. Một tòa nhà lớn ở mạn tây nam và các thiết bị khác là máy bơm khử muối, máy trộn bê tông và một kho nhiên liệu.

    Hai chuyên gia cũng dẫn các hình ảnh do truyền thông Trung Quốc công bố ngày 13/9 cho thấy, Bắc Kinh cũng đang xây dựng công trình tương tự tại đá Châu Viên, bao gồm công trình khử muối, cần trục, máy khoan, cùng với các đống nguyên liệu xây dựng.

    Hồi tháng 6, hệ thống theo dõi tự động AISLive của IHS Jane's cũng ghi nhận tàu Ting Jing Hao, một tàu thực hiện nạo vét hầu hết công trình khai hoang của Trung Quốc ở Trường Sa, đến đá Châu Viên ba lần kể từ tháng 9 năm ngoái, lần gần nhất là ngày 10/4 và ngày 22/5 vừa qua. Ting Jing Hao cũng đến đá Ga Ven, ở trung tâm của Trường Sa và gần tới đảo Ba Bình. Các hình ảnh do Chính phủ Philippines công bố tháng trước cho thấy Trung Quốc xây dựng khá quy mô ở đá Ken Nan, nằm trong cụm Sinh Tồn.

    Hai chuyên gia nhận định ở các đá nói trên, Trung Quốc đang xây dựng các đảo xung quanh nền bê tông được xây dựng từ thập niên 1980 và 1990. Chương trình mở rộng khai hoang ở Trường Sa của Bắc Kinh phớt lờ Tuyên bố DOC năm 2002 mà Trung Quốc ký với ASEAN, trong đó các nước có liên quan cam kết không làm phức tạp tình hình. "Các hoạt động của Bắc Kinh ở Trường Sa trong 12 tháng qua là thách thức lớn với hiện trạng Biển Đông khi họ tạo nên các cơ sở có năng lực hỗ trợ binh lính đồn trú ở các khu vực rất gần với các điểm mà các nước khác chiếm giữ ở Trường Sa".

    Các sự kiện trong lịch sử xung đột ở Biển Đông cho thấy những cơ sở như vậy có thể được dùng làm điểm xuất phát cho các cuộc tấn công vào các thực thể gần đó, mặc dù đến nay Trung Quốc vẫn nhấn mạnh đòi yêu sách bằng sử dụng tàu bán quân sự và biện pháp bao vây.

    Khánh Lynh
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #7
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: IS đặc biệt nguy hiểm

    Thứ hai, 22/9/2014 | 19:35 GMT+7

    Cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc Leon Panetta cho rằng nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đặc biệt nguy hiểm, và việc chúng lớn đến như này nay một phần là do tổng thống Mỹ chần chừ trong việc vũ trang cho các nhóm ôn hòa ở Syria.

    Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta. Ảnh:
    AP
    Ông Panetta, người từng phục vụ trong chính quyền của Obama từ tháng 7/2011 đến tháng 2/2013, nói trong cuộc phỏng vấn hôm qua trên kênhCBS News rằng, ông đã ủng hộ việc trang bị vũ khí cho các nhóm phiến quân ôn hòa ở Syria, để lực lượng này đánh lại IS từ năm 2012. Nhiều quan chức khác cũng có chung quan điểm này. "Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ giúp ích", ông Panetta nói. "Và tôi nghĩ, ở một phần nào đó, chúng ta đang trả giá vì không làm điều đó bằng những gì chúng ta đang chứng kiến xảy ra với ISIS", ông nhắc đến một cách gọi khác của Nhà nước Hồi giáo.

    Panetta cho biết trong cuốn sách mới mang tên "Những cuộc chiến đáng giá" rằng, ông, ngoại trưởng Mỹ khi đó Hillary Clinton, giám đốc Cục Tình báo Trung ương (CIA) và tham mưu trưởng liên quân Mỹ đều thúc giục ông Obama cung cấp vũ khí cho lực lượng phiến quân trong một cuộc họp năm 2012. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ phản đối đề xuất này. "Tôi nghĩ mối lo ngại của tổng thống là ông ấy sợ nếu cung cấp vũ khí, ta sẽ không biết được chúng sẽ trôi đến đâu, và tôi hiểu lo ngại ấy", ông Panetta nói. "Quan điểm của tôi là 'anh phải bắt đầu từ một nơi nào đó' ".

    Cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc tin rằng IS là mối đe dọa thực sự đối với nước Mỹ và sẽ mất khá nhiều thời gian mới có thể triệt tiêu tổ chức này. "Tôi nghĩ chúng nguy hiểm, cuồng tín, khủng bố như al-Qaeda. Chúng có một lượng lớn chiến binh ngoại quốc với hộ chiếu nước ngoài khiến chúng đặc biệt nguy hiểm đối với sự an toàn của đất nước này".

    Ông Panetta không phải là cựu quan chức đầu tiên trong chính quyền Obama công khai phản đối chính sách Syria của tổng thống Mỹ. Tháng trước, trong cuộc phỏng vấn với The Atlantic, bà Clinton cũng cho rằng sự thất bại của việc xây dựng một lực lượng chiến đấu đáng tin cậy trong những người khai mào phong trào biểu tình chống Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã để lại một khoảng trống lớn và hiện được các chiến binh Hồi giáo lấp đầy. Tuy nhiên, phó cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhodes lý giải rằng ông Obama có những lý do cụ thể để xử lý tình hình theo cách của mình. "Tổng thống cẩn trọng khi đưa ra quyết định là vì chúng tôi muốn chắc chắn đang hỗ trợ cho những người mà chúng tôi biết, để vũ khí không bị trao nhầm cho vô số phần tử cực đoan đang hoạt động ở đó", Rhodes nói. "Thứ hai, khi đó chúng tôi không thấy có một kế hoạch chống Assad nào đủ khả năng đảo ngược tình thế".

    Anh Ngọc


  8. #8
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Tony Blair: 'Không thể chống lại IS mà không sử dụng vũ lực'
    Thứ hai, 22/9/2014 | 22:45 GMT+7

    Cựu thủ tướng Anh, đồng thời là phái viên hòa bình Trung Đông, Tony Blair hôm nay kêu gọi phương Tây không nên loại trừ việc điều động bộ binh đến Iraq và Syria để tham chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS)

    Cựu thủ tướng Anh Tony Blair.
    "Tôi hoàn toàn chấp nhận rằng phương Tây không muốn tham chiến bằng bộ binh. Nhưng chúng ta không nên loại trừ phương án này trong tương lai nếu nó là hoàn toàn cần thiết. Với điều kiện là có sự đồng ý của người dân bị đe dọa trực tiếp, cùng liên minh chống IS lớn nhất có thể đạt được, chúng ta cần phải hành động", cựu thủ tướng Anh viết trên trang web Tony Blair Faith Foundation của mình.
    Ông cho biết thêm rằng chỉ sử dụng không lực "sẽ không đủ" trong cuộc chiến chống IS. "Không lực có thể kiềm chế và làm suy yếu, nhưng không thể đánh bại chúng", ông Blair viết. "Bạn không thể nhổ tận gốc chủ nghĩa cực đoan này, trừ khi bạn đến tận hang ổ để chiến đấu với chúng", ông nhận định.

    Cựu Thủ tướng Tony Blair là người từng bị chỉ trích khi ra quyết định gửi quân đội Anh đến tham chiến ở Iraq và Afghanistan. Ông cho rằng biện pháp ngoại giao và nhân đạo là không đủ để chống lại các nhóm như IS.n "Vì kẻ thù chúng ta đang chống lại là những kẻ cuồng tín, họ sẵng sàng giết và cũng chuẩn bị tâm lý bị giết, không thể chống lại chúng mà không sử dụng vũ lực, và phải chấp nhận có thương vong nếu muốn chiến đấu với chúng đến tận cùng", ông Blair viết.

    Washington và Paris trước đó đã tiến hành không kích IS tại Iraq. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 17/9 khẳng định quân đội nước này "không và sẽ không tham chiến trên bộ chống IS ở Iraq và Syria". Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey cảnh báo rằng khoảng một nửa quân đội Iraq sẽ phải đào tạo lại để trở thành đối tác hiệu quả của Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS.

    Vũ Thảo

  9. #9
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Báo Ấn Độ:

    Ông Tập Cận Bình ra lệnh chuẩn bị cho 'chiến tranh khu vực'

    24/09/2014 10:15

    (TNO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 23.9 kêu gọi Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) phải sẵn sàng cho “một cuộc chiến tranh khu vực”, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ theo mọi quyết định từ lãnh đạo trung ương, tờ DNA (Ấn Độ) đưa tin.


    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters

    “Các bộ chỉ huy của PLA phải tuyệt đối trung thành và có niềm tin vững mạnh vào đảng Cộng sản Trung Quốc, phải đảm bảo luồng chỉ huy thông suốt và đảm bảo tất cả những quyết định từ lãnh đạo trung ương phải được chấp hành”, ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch quân ủy Trung ương và là Chủ tịch nhà nước Trung Quốc, tuyên bố. “Bộ chỉ huy của tất cả các lực lượng PLA nên cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu và nâng cao năng lực để có thể giành chiến thắng một cuộc chiến tranh khu vực trong thời đại công nghệ thông tin”, ông Tập kêu gọi.

    DNA bình luận mặc dù đây không phải là lần đầu tiên chủ tịch Trung Quốc yêu cầu quân đội sẵn sàng cho một “cuộc chiến tranh khu vực”, nhưng phát biểu lần này được đánh giá là đáng chú ý trong bối cảnh đang liên tục xảy ra các vụ lấn sang Đường kiểm soát (LoC), giới tuyến tạm thời giữa 2 nước (Trung Quốc, Ấn Độ) tại vùng Ladakh. Hiện vẫn chưa rõ vì sao ông Tập lại nhấn mạnh ý yêu cầu PLA phải tuyệt đối trung thành và chấp hành mệnh lệnh từ lãnh đạo trung ương, theo DNA.

    Chỉ đạo của chủ tịch Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh đang có căng thẳng giữa PLA và quân đội Ấn Độ tại khu vực Chumar thuộc vùng Ladakh, dọc theo LoC.

    Hôm 22.9, PLA đã dựng 7 lều trại ngay bên trong phần lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền và không cho thấy dấu hiệu sẽ rút lui.
    Cũng trong ngày 22.9, tướng Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng PLA, cho biết tất cả các lực lượng PLA phải theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập, người cũng đang nắm giữ chức chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC).

    Hoàng Uy


  10. #10
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Al-Qaeda dọa trả đũa các nước phương Tây, Arab



    Chủ nhật, 28/9/2014 | 09:55 GMT+7

    Một nhóm khủng bố có liên hệ với Al-Qaeda vừa tuyên bố những cuộc tấn công ở Syria là "chiến tranh chống Hồi giáo", và dọa tấn công các lợi ích trên toàn thế giới của những nước tham gia.


    Những người ủng hộ Al-Nusra trong một cuộc diễu hành phản đối liên minh và chính phủ Syria ở thành phố Aleppo. Ảnh: AFP

    "Những nước này vừa có hành động khủng khiếp và điều đó sẽ liệt chúng vào danh sách các mục tiêu của chiến binh jihad trên khắp thế giới", Abu Firas al-Suri, phát ngôn viên nhóm khủng bố Al-Nusra Front ở Syria, nói trong một đoạn video được đăng tải hôm qua. "Đây không phải là cuộc chiến tranh chống Al-Nusra, mà là cuộc chiến tranh chống Hồi giáo", người phát ngôn cho biết. Al-Nusra Front là một chi nhánh của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda ở Syria.

    Cả Nhà nước Hồi giáo (IS) và Al-Nusra Front tạo thành một phần của mạng lưới lực lượng nổi dậy phức tạp đang chiến đấu ở Syria. Mỹ tuy chưa nói Al-Nusra Front cũng đang là mục tiêu, nhưng các máy bay của nước này đã tấn công nhóm khủng bố mới mang tên Khorasan. Một số nhà phân tích nghi ngờ nhóm này thuộc Al-Nusra Front.

    Liên minh do Mỹ dẫn đầu hôm qua mở rộng không kích ở Syria. 7 mục tiêu ở Syria trúng bom, AFP dẫn lời Lầu Năm Góc cho biết. Trong số này có một tòa nhà của IS và hai xe vũ trang tại thị trấn Ain al-Arab, cửa khẩu biên giới vào Thổ Nhĩ Kỳ.

    Cơ quan Giám sát Nhân quyền Syria cho biết tên lửa của IS đánh trúng thị trấn này lần đầu tiên kể từ khi phiến quân bắt đầu đột kích ngày 16/9, làm 12 người bị thương. Chiến dịch của IS tại đây đã khiến 160.000 người sang Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn.

    Trọng Giáp
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •