Trang 4/4 ĐầuĐầu ... 234
Hiện kết quả từ 31 tới 39 của 39

Chủ đề: Nước Việt Mến Yêu & Những Điều Kỳ Thú...

  1. #31
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    Kể lại chuyện thần kỳ, người Việt lái xe tải trên dây vượt Trường Sơn

    Câu chuyện lái xe tải trên 2 sợi dây cáp vượt sông suối trên đường Trường Sơn là minh chứng cho những điều "thần kỳ" mà người Việt làm được trong kháng chiến chống Mỹ.

    Câu chuyện "thần kỳ"

    Mới đây, cư dân mạng được phen trầm trồ trước việc diễn viên đóng thế người Anh, Jim Dowdall, người từng xuất hiện trong bom tấn James Bond, loạt phim Bourne và Indiana Jones đã thực hiện màn trình diễn lái chiếc xe thể thao Jaguar XF vượt qua sông Thames chỉ nhờ 2 chiếc dây cáp đường kính hơn 1 inch.

    Thế nhưng, “đó chỉ là chuyện quá thường” nếu ai đó biết rằng, những người lính lái xe Trường Sơn đã làm được điều đó từ rất lâu rồi. Thần kỳ hơn, họ còn lái những chiếc xe tải qua 2 sợi dây cáp chứ không phải chỉ đơn giản là một chiếc xe con với nhiều thiết bị hỗ trợ như anh chàng diễn viên người Anh nói trên.

    Đầu năm 1965, Bộ Quốc phòng cử Trung tướng Đinh Đức Thiện, khi đó là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần sang Trung Quốc công tác. Tại đây, ông Thiện được các chiến sĩ nước bạn cho đi tham quan những chiếc cầu dây cáp bắc từ núi này sang núi kia, từ bờ sông này nối sang bờ sông kia trong thời kỳ chống Nhật.

    Về nước, ông Đinh Đức Thiện mang công trình mà mình tận mắt chứng kiến bên nước bạn trình lên Viện Kỹ thuật Giao thông, kết hợp với một số khoa của 4 trường đại học đóng trên địa bàn Hà Nội cùng nhau nghiên cứu, tiến tới việc đưa vào áp dụng phương pháp vận tải “mới lạ” này trong các chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn.

    Lúc đó, ông Nguyễn Trọng Quyến đang là giáo viên của khoa xe máy của trường sĩ quan hậu cần được chọn là người lái xe đầu tiên đi trên cáp. Ông kể lại: “Lần đầu tiên tôi cùng với những người đồng đội của mình thử nghiệm lái xe trên cáp ở khu vực cầu Diễn, trên chính 2 bờ sông Nhuệ.



    Anh thợ máy Nguyễn Trọng Quyến khi đó, lái xe thửu nghiệm chạy trên dây cáp ngày 11/11/1965 (Ảnh nhân vật cung cấp)

    Anh em kỹ sư cho máy đóng trụ bê tông âm từ 5m đến 6m rồi tiếp tục dùng tời buộc cáp, loại cáp to như cổ tay từ bờ sông bên này qua bờ bên kia với độ võng nhất định theo như tính toán của các kỹ sư. Tôi lái một chiếc xe tải của Liên Xô, chạy bằng hệ thống bánh puli (poulie: ròng rọc) trên cáp gần giống như bánh tàu hỏa chạy trên đường ray vậy.

    Mới đầu tưởng có các puli định vị trên cáp cứ thế trượt theo nó mà sang bờ bên kia, ai ngờ nó đánh võng kinh khủng. Ròng rã từ tháng 2.1965 đến 5.1965, tôi liên tục chạy thử bằng 2 cách. Đầu tiên là chạy bằng puli như đã kể, sau thiết kế sàn trượt cho xe có tải trọng từ 4 tấn trở lên.

    Xe có tải trọng 1 tấn chạy bằng puli đè lên cáp được áp dụng cho những chỗ địa hình thoáng, máy bay trinh sát địch có chụp tọa độ cũng chỉ thấy hai vệt dây chứ không đoán được đó là cầu. Xe trọng tải từ 4 tấn trở lên chạy bằng sàn trượt áp dụng cho những nơi địa hình có cây cối nhiều, máy bay trinh sát địch khó phát hiện hơn”.

    Cuộc thử nghiệm hút chết

    Tháng 6.1965, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông lúc bấy giờ là ông Phan Trọng Tuệ, mời các thành viên trong Hội đồng chính phủ cùng tất cả các thủ trưởng của các Bộ đến để duyệt buổi thử nghiệm cuối cùng để chuẩn bị lên kế hoạch áp dụng vào các chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn.

    Địa điểm diễn ra cuộc thử nghiệm cuối cùng lần ấy Viện Kỹ thuật giao thông chọn là ở Canh Diễn, cách cầu Diễn khoảng gần 1 km trên sông Nhuệ.

    Ông Quyến nhớ lại: Khoảng 8h sáng, Phó Thủ tướng bảo tôi lái thử cho mọi người xem. Anh Đặng Văn Thông, Viện trưởng Viện Giao thông, chỉ vào chiếc đồng hồ đo độ võng của dây cáp dặn kỹ: “Khi lái, nếu xe nghiêng sang trái hoặc phải dưới 15 độ thì cứ việc đi tiếp.Nếu xe nghiêng từ 16 độ đến 17 độ thì anh và phụ xe phải nhảy ra xuống sông để anh em công binh trực dưới đó vớt các anh lên”.

    Tôi lái được quãng 1/4 đường cáp thì thấy đồng hộ nhảy lên 10 độ, quãng 1/3 thì lên 15 độ. Lúc này, nhìn gương chiếu hậu, ông phụ xe của tôi là anh Nguyễn Văn Xây nói gấp: “Anh ơi! Trong bờ, mọi người phất cờ ra lệnh anh em mình phải nhảy”.

    Tôi đùa: “Anh em mình đang đi trên miệng tử thần. Nếu anh em mình mà nhảy thể nào cũng bị xe lật theo sau đè chết dưới lòng sông. Chú cứ kệ nó đi, đến đâu thì liệu đến đó.

    Vừa nói xong thì xe lật. Rơi xuống sông, 3 tấn bê tông đổ hết, xe mất tải trọng lật tiếp ba vòng. Rất may là do cửa xe đóng kín nên nước chỉ có thể phun từ từ qua kẽ hở mà không ập vào.

    Tôi và anh Xây ngồi nhìn cái chết dâng lên từng centimet trong cabin đến với mình. Thoáng hy vọng vụt lên, tôi bảo anh Xây: “Anh và tôi giờ nằm xuống, chờ cho áp suất trong cabin cân bằng với áp suất nước bên ngoài thì đạp cửa phi ra...”.


    Hàng loạt cây cầu kiểu “khác thường” này được nhân rộng trên khắp tuyến đường Trường Sơn

    Những cây cầu lạ lùng…

    Sau thất bại ấy, bao nhiêu công sức coi như đổ cùng chuyến xe mà ông Quyến lái. Tập trung đi tìm nguyên nhân, hóa ra chuyến xe bị lật hôm ấy không phải ông lái kém mà là do trận mưa hồi đêm làm cho trụ bê tông bị lún nghiêng, xe trườn lên không chịu được tải trọng, gặp gió thì lắc, càng lắc thì trụ cầu càng dơ, dây càng chùng và xe rơi... càng nhanh.

    Cuộc thử nghiệm tiếp theo được tính toán kỹ lưỡng hơn với những trụ cầu đổ chết bằng bê tông cốt thép, đo độ giãn dây cáp trong khoảng giới hạn cho phép chứ không thể tùy tiện đóng cọc như lần thử nghiệm ban đầu.

    Dưới sự chứng kiến của quan chức Chính phủ, vào ngày 11.11.1965, lần thử nghiệm mang tính chất quyết định này ông Quyến đã thành công. Chính phủ quyết định cho lắp đặt cầu dây cáp cho xe ôtô chạy bằng puli đầu tiên tại Km 0 (Đắc Krông, Quảng Trị).


    Tiếp theo đó là hàng loạt cây cầu kiểu “khác thường” này được nhân rộng trên khắp tuyến đường Trường Sơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển trang thiết bị, quân trang quân dụng từ hậu phương miền Bắc vào sâu trong chiến trường miền Nam, góp phần to lớn vào chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước...

    Theo Thể thao và Văn hoá
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  2. #32
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Chuyện thằng Tây & văn hóa “cỗ” Việt



    Một lần thằng tây được thằng Việt Nam rủ về quê nó thuộc đồng bằng Bắc bộ ăn cỗ. Sau khi ăn cỗ xong, trở về khách sạn, thằng tây nằm ườn người trên tấm đệm mút Kimdan, Nó viết lại câu chuyện sau chuyến đi “thực tế” ở đồng quê Bắc Bộ như sau:

    Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xộn các món thơm ngon, một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thiết. Những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh. Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng.


    Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn tìm kiếm một vài thứ mong muốn, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữ và đám con nít reo ồ lên. Một trong số họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô lớn, một số khác tỉ mẩn ngồi xé các chiến lợi phẩm để cung cấp cho lũ nhỏ.

    Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về đĩa. Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh:
    - Ăn đi, ăn đi.
    Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó, chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ, thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn.


    Những vị cao niên được trọng vọng thấy rõ trong bữa ăn, họ ăn ít và thường xong đầu tiên. Một cô gái như từ dưới đất chui lên bưng đến một khay nước trà rất nóng kính cẩn mời những ông già, các ông mỗi người ngậm một cây tăm nhỏ xíu trong miệng liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng ràokhông mỏi mệt, bắt đầu uống trà. Một ngụm trà nuốt vào sau đó họ chép miệng liên tục, rồi một ngụm nữa súc ộc ộc trong khi đám đông vẫn miệt mài ăn và thả đồ ăn vào chén của nhau. Chợt một người phụ nữ quát to với đứa nhỏ có lẽ là con, không hiểu chị ta nói gì, nhưng thằng bé ngồi thụt ra khỏi chiếc chiếu, bẽn lẽn cúi mặt. Chị ta gầm gừ giật chén cơm trên tay nó, chan súp và lấy thêm các món khác còn lại trên mâm, giúi trở lại vào tay nó, miệng vẫn không thôi gầm gừ.

    Sau này có dịp tiếp xúc với những người bạn Việt, tôi biết có một nguyên tắc trong bữa ăn với đám trẻ nít : lúc đầu họ khuyến khích chúng ăn nhanh ăn nhiều cho mau lớn, sau đó họ nói :
    - Ăn coi nồi, ngồi coi hướng !
    Tức ăn uống phải liên tục quan sát những người xung quanh và điều chỉnh hướng ngồi của mình cho hợp lý, còn thế nào là hợp lý và quan sát những người xung quanh để làm gì thì mỗi bà mẹ dạy con một kiểu.

    Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong đĩa tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên :
    - Ăn đi ! Ngon lắm, ngon lắm.
    Tôi hơi ghê và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không? Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. Miếng ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ thực tế của gia đình, một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải. Không ai nghe và cũng không ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng "bánh đa" vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên.

    Cái chính rút ra được là: Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu. Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình thấy ngon.

    Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con gà:
    - Đừng ăn! Đừng ăn! Không ngon! Không ngon!... tức là ngăn cản người khách ăn một món mà chính họ bày ra đĩa vì nó... không ngon ???

    Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng "chả" cuối cùng nằm lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, cũng không hiểu vì sao.


    Ôi ! Một phong cách ăn uống độc đáo! Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức những cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắcvừa mơ hồ vừa nghiêm khắc...

    ST

  3. #33
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Anh nông dân Cần Thơ gọi cả vạn con cá lóc nhảy múa trên mặt nước


    (Dân Việt) Khi có khách đến chơi, anh Tín gọi hàng chục nghìn con cá lóc "bay" lên mặt nước nhảy múa đãi mắt khách. Màn biểu diễn kỳ lạ có một không hai này khiến bất cứ ai xem đều không khỏi thích thú.

    Anh Lê Trung Tín - Chi hội trưởng Hội Nông dân khu vực 1 (cồn Sơn), phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ cho biết, hiện nay anh đang nuôi hơn 20.000 con cá lóc, tập trung ở 10 vèo và mỗi vèo là hơn 2.000 con. Điều đặc biệt là mỗi khi có bà con gần xa đến nhà chơi hoặc khách tham quan có nhu cầu, anh sẽ cho đàn cá bay lên trên mặt nước.

    Đàn cá biết bay của anh Tín đã được nuôi khoảng 100 ngày tuổi. Theo dự định ban đầu, Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 tới, anh sẽ xuất bán nhưng do thành công trong huấn luyện cá bay nên gia đình quyết định sẽ giữ lại cho bà con tham quan.

    “Thay vì nó trốn đi, chui xuống nước sâu thì hàng chục nghìn con cá lóc của tôi nuôi lại ào ào bay lên trên mặt nước. Ai thấy cũng nói quá lạ và nhiều lần kêu lên: sao lạ quá, sao làm được như thế. Chưa đã mắt, nhiều người còn nhờ tôi làm cho đàn cá bay lên lần nữa để họ lấy điện thoại ra chụp ảnh, quay clip đem về nhà xem lại”- anh Tín nói.


    Hiện cá lóc của anh Tín được nuôi bằng thức ăn công nghiệp và có cân nặng từ 300-700 gram/con. Theo anh Tín, đàn cá của anh có thể bay bất cứ thời gian nào trong ngày nhưng bay cao và nhiều nhất là buổi chiều mát.

    Anh Tín đã có 20 năm kinh nghiệm trong nuôi cá lóc. Anh cho biết, thông thường, cá lặn xuống đáy ao khi có người đến nhưng đàn cá của anh thì ngược lại. “Chúng vô cùng phấn khích khi ai đó lại ao và sẵn sàng bay để biểu diễn tài nghệ” – anh Tín thông tin.

    Cũng theo anh Tín, ở khu vực cồn Sơn mà anh đang sinh sống có nhiều người nuôi cá lóc nhưng chỉ có mình anh nuôi trong vèo. Kỹ thuật huấn luyện cá bay lên mặt nước do anh nghĩ ra với mục đích giải trí chứ không học hỏi ai.

    Theo anh Tín, việc cá lóc bay khỏi mặt nước “như khiêu vũ, như múa” mà anh huấn luyện luôn được đem ra bàn và không ngớt lời khen ngợi. Từ việc nhiều người giới thiệu nên nhà anh ngày càng nhiều khách đến, gia đình cảm thấy rất vui.


    Với 20 kinh nghiệm nuôi cá lóc, anh đã nghĩ ra kỹ thuật rất riêng để luyện tập cho đàn cá. Cách đây 2 tháng, đàn cá của anh đã có thể bay lên khỏi mặt nước - chuyện mà chưa có ai làm được. Đến thời điểm này, anh đã huấn luyện đàn cá của mình bay lên từ 4-5 tấc (40-50cm) mặc dù sức của cá lóc vốn hạn chế, không thể bay cao được.

    Theo Đất Việt

  4. #34
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Sự thật đằng sau bức ảnh "con đường rượu thịt"...


    Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh được cho là bữa cỗ độc đáo nhất vịnh Bắc Bộ. Kèm theo hình ảnh là lời bình “con đường rượu thịt” khiến dân mạng xôn xao bàn tán.

    Theo hình ảnh được đăng tải, rất nhiều mâm cỗ được bày dọc theo đường làng không phải trên nhưng bàn tiệc cao sang như chúng ta thường thấy. Đặc biệt hơn nữa là trong bức ảnh này mỗi người sẽ ngồi riêng 1 mâm cỗ với đầy đủ rượu thịt...

    Chỉ ngay sau vài giờ đăng tải, bức hình đã lập tức thu hút được hàng ngàn lượt like và chia sẻ. Một số cư dân mạng thì tỏ ra nghi ngờ về tính chân thật của hình ảnh này: "Nhảm nhí quá", "không thể tin được", "ở đâu có phong tục này mà giờ mới thấy đăng tải nhỉ?"...

    Tuy nhiên, theo nhiều cư dân mạng cho biết, bức hình thú vị trên được chụp tại thôn Tân Tạo, xã Nhật Tiến, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

    Tài khoản N.V. N chia sẻ: "Cái này là lễ của một số bà con miền Đông và Tây Bắc mình. Nôm na là lễ mở núi hay mở rừng (khai sơn) đầu năm. Mỗi nhà làm một mâm lễ cúng trên đường cả bản thường vào rừng lên nương đó ạ. Mình không nhớ rõ lắm nhưng quãng mùng 7 hay 9 tháng Giêng ạ.”


    Tài khoản N.T.T.L cho hay, "đây là lễ cúng Thổ công ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ như vậy. Đàn ông và trẻ em trong nhà ai cũng có thể tham dự bữa cỗ này. Theo tục lệ, phụ nữ thường sẽ không có mặt ở đây. Sau khi ăn xong, người nhà sẽ tự thu dọn mâm cỗ của mình".

    Dù là phong tục ở vùng nào, đây vẫn là một nét văn hóa độc đáo, không phải ai cũng biết.

    H.N bình luận: "Mỗi người một mâm. Mình chưa thấy cảnh này bao giờ. Cảm ơn các bạn đã cho mình biết thêm một văn hoá."

    Liên quan đến vụ việc, báo Dân việt đưa tin, ông Nguyễn Quang Hưng – Chủ tịch UBND xã Nhật Tiến cho biết xác nhận bức ảnh được chụp là tại một lễ hội ở thôn Tân Tạo.

    "Đây là tập tục có từ xa xưa của người Nùng và nó không chỉ diễn ra ở riêng xã Nhật Tiến, hay huyện Hữu Lũng mà phổ biến ở rất nhiều địa phương. Đó là ngày hội của làng. Trong làng thường có 1 cái Nghè và theo các cụ đời xưa truyền lại thì cứ vào sáng ngày mùng 4 Tết dân làng lại tập trung tại Nghè (Nghè là nơi thờ thổ kỳ (thổ công). Buổi lễ là một cuộc họp bàn về những vấn đề sẽ tiến hành trong năm mới và cũng là một sự chuẩn bị cho ngày xuống đồng", ông Hưng chia sẻ.

    Cũng theo ông Hưng, để chuẩn bị cho buổi lễ mỗi nhà cử 1 người đại diện mang một mâm cỗ ra chỗ Nghè làm lễ.

    Khi họp xong thì người ta có thể ăn uống tại đấy hoặc có thể mang thể mang về. Cỗ của nhà ai người ấy ăn và nếu ngồi đó ăn mà không hết thì cũng phải mang về.

    Sở dĩ có bức ảnh đang được cư dân mạng gọi là "con đường rượu thịt" vì địa điểm Nghè của thôn Tân Tạo là nơi có diện tích nhỏ, trên là núi dưới là sông phía trước lại là mặt đường nên nhiều người tại buổi lễ phải ngồi thành hàng dọc trước sân Nghè chứ không phải tràn ra giữa đường.

    Ông Hưng còn cho biết thêm, ngoài chủ nhân của các mâm cỗ, những người đi ngang qua sẽ được người làng mời vào dự và thưởng thức cùng. Đây cũng là một phong tục đẹp, giúp gắn kết tình làng nghĩa xóm và thể hiện lòng hiếu khách của người dân nơi đây từ xa xưa mỗi dịp xuân về./.

  5. #35
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Chuyện kỳ lạ xác chết “ vượt thời gian” – 43 năm không phân hủy tỉnh An Giang.

    Xác của 1 thiếu niên sau khi chết, vì 1 lý do bí ẩn được gia đình chôn cất rồi lại đào lên cất giữ. Điều lạ lùng là đến nay đã 43 năm nhưng cái xác không bị phân hủy mà chỉ khô tóp lại, tóc mọc dài ra và có sợi bạc.

    Câu chuyện lạ này xảy ra ở xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Và 43 năm qua những bí ẩn xung quanh cái xác không phân hủy của ông Đinh Công Hạo (sinh 1951) vẫn chưa có lời giải đáp.

    Tài hoa, bạc mệnh

    Thời Pháp thuộc, ở vùng An Giang có 1 gia đình Nho học. Đinh Công Hạo là con trai thứ 3 trong gia đình ấy, gồm 4 anh chị em: 2trai, 2 gái. Ngay từ thưở nhỏ cậu bé Hạo đã tỏ rõ sự thông minh và rất khôi ngô, tuấn tú. Những năm bắt đầu đi học trường làng, bên cạnh chữ Quốc ngữ, Hạo còn theo học chữ Nho và học đến hết cuốn Ngũ Kinh… vì vậy, điều không ai trong vùng lấy làm ngạc nhiên khi Hạo được cha là ông Đinh Đại Bửu hết mực yêu thương. Nhưng ác thay, khi lên 10 tuổi Hạo mắc một chứng bệnh lạ. Khi bệnh phát, chẳng bao lâu sau đôi mắc cậu bé không còn nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Có điều không ai giải thích được, đó là đôi mắt ấy vẫn sáng long lanh như người bình thường, chứ không hề mờ đục như những người mù khác.


    Đó là những gì mà ông Đinh Hữu Trí (SN 1956) em trai út ông Hạo – người hiện đang ở trong nhà gỗ cổ xưa và lưu giữ xác ông Hạo kể lại. Theo ông Trí, trong những năm bị mù, nhưng càng lúc ông Hạo càng bộc lộ nhiều khả năng trời phú. Ông nội của ông Hạo vốn là 1 lương y, biết bắt mạch, bốc thuốc trị bệnh. Song, thỉnh thoảng người trong nhà bị một số chứng bệnh lạ mà ông không tài nào trị khỏi. “ lúc đó, anh Hạo xuất thần kê toa, chữa bệnh. Lần nào anh Hạo cũng chữa cũng khỏi bệnh. Nhưng ảnh kêu người nhà phải giữ kín, không được nói ra ngoài” – ông Trí kể.

    Ông Trí cho biết anh trai mình sống trong cảnh tăm tối khoảng 7 năm thi trút hơi thở cuối cùng vào ngày 19/12/1968 (âm lịch). Khi đó (ông) Trí đã 12 tuổi nên còn nhớ rất rõ những gì đã xảy ra: “ Trước khi chết khoảng 3 ngày, anh tôi không ăn cơm, cháo gì mà chỉ uống sữa, ăn mãng cầu gai giã nhuyễn quậy với đường cát trắng. Ảnh chết lúc 9 giờ sáng. Nhưng vì thương con ba tôi để đến 3 giờ chiều vì sợ ảnh “đi thiếp”(chết lâm sàng). Tới lúc cơ thể nguội lạnh, tay chân cứng hết, ông mới chịu cho liệm vào 1 chiếc hòm bằng gỗ cây gòn và đem chôn cách nhà chừng 200m” – Ông Trí kể.

    Những giấc mơ kỳ lạ.

    Sau khi chôn cất Đinh Công Hạo, cả nhà ông Bửu hết sức đau buồn và mệt mỏi. Đêm thứ 3 kể từ ngày chôn con trai, ông Bửu vừa lim dim thì thấy giấc mơ kỳ lạ. Lần thứ nhất, khi ông Bửu nằm ngủ trên giường, đột nhiên ông nghe rõ tiếng con trai văng vẳng: “Ba ơi,đào con lên, con còn sống”. Cứ nghĩ do quá thương nhớ con nên bị mộng mị, ông Bửu bước xuống võng nằm một hồi để trấn tĩnh. Nhưng khi vừa thiu thiu ngủ trên chiếc võng lại nghe tiếng con trai về báo mộng văng vẳng bên tai với lời lẽ y như lần thứ nhất. Thấy lạ, ông Bửu thức giấc xách chiếc đèn măng-xông đi rảo khắp nhà xem người nhà, cha mẹ, vợ, con ông có ai bị mơ hay không. Song tất cả mọi người đều ngủ say, không một ai mộng mị. Thấy vậy, ông Bửu trở lại võng nằm. Khi vừa chợp mắt lại nghe tiếng Hạo vang lên lần thứ 3 như khẩn cầu thảm thiết: “ Ba ơi, đào con lên, con còn sống, con chưa chết”. Lúc đó là 2 giờ sáng.


    Thấy lạ, ông Bửu gọi cả nhà thức dậy rồi bàn bạc với cha ông sẽ đi mượn thêm vài người ở xóm để đào xác Hạo lên. Mới 4 giờ sáng, ông Bửu đã lặn lội lên đầu trên xóm dưới mượn người phụ giúp. Điều kỳ lạ là trong số 5 người đàn ông trong xóm được ông Bửu ngỏ lời giúp đỡ vừa có chung một giấc mơ là họ đi đào mộ Đinh Công Hạo.Vừa giật mình thức giấc, chưa kịp kể cho người nhà nghe thì gặp ngay ông Bửu đến nhờ đi đào mộ. “Bởi vậy, khi nghe cha tôi kể anh Hạo về báo mộng và nhờ đào xác, mọi người đã nhận lời ngay. Chứ bình thường ít ai dám tham gia vào chuyện hy hữu nhu thế”- ông Trí nhớ lại. Được hàng xóm giúp, ông Bửu tiến hành ngay việc đào mộ con trai vào lúc 5 giờ sáng cùng ngày. “ Đến khi bật nắp hòm ra mọi người đều bất ngờ vì anh Hạo giống như người đang ngủ say. Cha tôi cẩn thận kiểm tra, rờ, bóp thấy da thịt vẫn mềm dịu.Taychân, co ra co vào bình thường chứ không cứng và lạnh như khi liệm. Cha tôi kéo thử cằm thì miệng anh Hạo há ra. Lúc này cha tôi tin là anh Hạo còn sống thật nên vội chạy vào nhà múc 1 ly nước to, dùng muỗng đổ vào miệng. Rồi lại thêm ly nước thứ 2 đổ vào miệng anh Hạo. Càng lạ hơn là đổ muỗng nào nước chảy tọt vào trong bụng hết muỗng đó. Rồi mọi người khiên xác anh Hạo đặt lên chiếc ghế bố, lật qua lật lại coi thấy quần áo vẫn sạch, khô, không hề ẩm ướt cũng không có dấu hiệu xác bị phân hủy, hôi thối”- ông Trí kể tiếp…

    Và những bí ẩn trong ngôi nhà gỗ

    Lúc này, ông Bửu liền báo với nhà chức trách xin được đem xác con vào nhà và nhờ bác sĩ đến khám. 1 đoàn bác sĩ của bệnh viện tỉnh với nhiều bác sĩ người nước ngoài đến khám xác Đinh Công Hạo. Ai nấy đều ngạc nhiên khi tim và hệ hô hấp thì không hoạt động nhưng chân tay vẫn mềm mại. Thấy hiện tượng lạ, 1 bác sĩ người Mỹ đã ở lại nhà nhiều ngày để theo dõi, song không ai đưa ra được kết luận gì. Đến 4 ngày sau (tức là ngày thứ 7 kể từ ngày Hạo tắt thở) ông bác sĩ nọ dùng kim chích thử vào đầu ngón tay Hạo nặn ra vẫn còn máu đỏ. Đến ngày thứ 10 kể từ ngày Hạo tắt thở, vị bác sĩ tạm kết luận: “ Bộ máy trong cơ thể Hạo vẫn còn hoạt động nên các tế bào không chết, không phân hủy mà vẫn còn máu tươi. Nhưng do nhiều ngày không được ăn gì, cơ thể thiếu năng lượng nên hệ hô hấp không trở lại được”. Nói vậy rồi ông bác sĩ người ngoại quốc kêu xe về bệnh viện quận Tân Châu (nay là huyện Tân Châu, tỉnh An Giang) – cách đó chừng 20 km để chở bình tiếp hơi (bình oxy) xuống tận nhà nhằm kích hệ hô hấp cho Hạo. Lúc chiếc xe Jeep vừa rời khỏi nhà thì ông Bửu phát hiện bàn tay của Hạo biến đổi từ bình thường sang màu vàng nhạt, nhưng thịt da lại trong suốt. Khi vị bác sĩ ngoại quay lại, hiện tượng trong suốt đã “ăn” lên đến cùi chỏ của hai cánh tay Hạo. 2 bàn chân cũng bắt đầu có dấu hiệu trong suốt và lan dần dần lên đến 2 đầu gối. Ông ta lắc đầu nói với ông Bửu là không thể cứu Hạo. Các bác sĩ đều “bó tay” ra về vào chiều 29 Tết Giáp Thân. Vẫn không tin con trai chết, ông Bửu đóng chiếc quan tài khác đặt xác vào đó. Tuy nhiên, kể từ đó xác Hạo bắt đầu khô dần và teo tóp lại. Sau Tết, những đoàn bác sĩ cũng không quay trở lại như lời đã hứa. Ông Bửu lộng 1 miếng kính trên nắp quan tài để có thể hàng ngày nhìn thấy con trai. Ông còn dùng dầu chai (dùng để trét kín các khe hở của xuồng, ghe) trét nắp quan tài và giữ cố định đến bây giờ. Bên trên thân thể Hạo được phủ lên 1 lớp vải lụa màu vàng, mặt được trùm bằng chiếc khăn màu cau khô, chỉ lộ ra phần tóc ở đỉnh đầu. Ông Bửu qua đời năm 1994 và trước khi mất ông căn dặn con trai út là Trí phải giữ gìn xác anh trai và thờ phụng, nhang khói.

    Cho đến bây giờ, xác “ông” Hạo vẫn được lưu giữ trong chiếc quan tài đặt trên gian gác gỗ trong nhà. Căn gác rất sạch sẽ. Thấy chiếc quan tài đặt chéo góc, tôi thắt mắc. Người nhà ông Trí giãi thích: Lúc đầu quan tài được đặt ngay chính giữa căn gác, đầu quay vào bàn thờ, nhưng đến sáng hôm sau thì nó lại “tự” nằm xéo qua một bên. Hôm sau mọi người khiêng đặt ngay ngắn lại thì sau đó cái hòm vẫn bị lệt qua 1 bên – ở vị trí như bây giờ. Còn bà Dư Tuyết- vợ ông Trí, chỉ cho tôi 1 chuyện lạ nữa là mái tóc dài xõa và mượt trong chiếc quan tài. Quan sát kỹ tôi thấy mái tóc ngã màu hơi vàng, có sợi đã điểm bạc. “Hồi anh Hạo chết tóc hớt cao, ngắn giống như trong di ảnh và tóc rất đen.vậy mà bây giờ tóc lại dài hơn và còn có tóc bạc”. – bà Tuyết thắc mắc, còn ông Trí quả quyết: “cái xác chỉ bị khô lại, tất cả các bộ phận như ruột gan, mắt, răng…của anh Hạo đều còn nguyên dù đã 43 năm. Hồi ảnh chết gia đình tôi đem chôn cất bình thường, rồi đến khi đào xác lên cũng để nguyên như thế cho tới bây giờ”.

    Đây là điều kỳ lạ, cần được sự quan tâm và làm rõ của các nhà khoa học.

    Theo Tuổi Trẻ & Đời Sống (22.3. 2012 : 13:10)

  6. #36
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    NHỮNG CHUYỆN KHÓ CÓ THỂ TIN !!!

    Cụ bà chết trôi sông nửa ngày bỗng mở mắt khiến cả vùng kinh hãi

    (PLO) - Nhìn thấy người chết trôi sông, ai cũng tưởng là xác từ đâu trôi về chứ không hề nghĩ đó là người địa phương. Một sự việc khiến người dân địa phương bàng hoàng nhất đó là khi được vớt lên, cái xác bỗng dưng mở mắt, bật ngồi dậy như không có chuyện gì.
    Sự việc đã qua cách đây nhiều năm, thế nhưng khi chúng tôi tìm đến địa phương, hỏi chuyện thì người dân nơi đây vẫn còn bàn tán, kể về bà với một “tinh thần” hồ hởi, cứ như sự việc vừa mới xảy ra gần đây. Đó là trường hợp của cụ bà Nguyễn Thị Dí (73 tuổi, ấp 1, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM).
    Người dân địa phương vẫn gọi bà là bà Út Dí, hay bà Tám, bởi bà là người con gái út trong số 8 anh chị em. Hiện bà đang sống chung cùng một người chị gái của mình và 2 người con, cùng một đứa cháu ngoại bị thiểu năng. Khi chúng tôi tìm đến gia đình, bà từ trong nhà bước ra.

    Nhớ lại sự việc cách đây mấy năm, bà Dí bảo đó là một ngày vào khoảng tháng 10/2010, lúc đó khoảng hơn một giờ sáng, bà bỗng dưng như một người mộng du rồi cứ thế đi ra bờ sông cái cách nhà mấy cây số mà con cháu không hề biết gì. Ngay cả việc té xuống sông lúc nào bà cũng không thể nhớ nổi. “Tôi chẳng biết gì cả. Chỉ đến lúc mở mắt ra thì đã thấy mọi người đứng vây quanh mình rất đông rồi”, bà Dí kể.

    Theo những người dân địa phương kể lại rằng, thời điểm họ phát hiện một xác chết trôi sông là khoảng 8 giờ sáng ngày 11/10. Những người phát hiện đầu tiên là những người đàn ông chèo ghe, thuyền trên sông. “Thấy cái xác trôi lại gần ghe, họ liền lấy cái cây đẩy ra xa, nhưng một lúc lại dạt vào. Cứ như thế cái xác của bà cứ trôi dập dềnh trên sông đến khoảng 10 giờ trưa thì mới được vớt lên bờ”, một người hàng xóm của bà Dí kể.
    Những người dân địa phương cho biết, vì con sông này lớn, sâu nên đã có nhiều người chết đuối, rồi xác trôi qua đây nên. Chính vì thế, khi thấy xác của bà Dí trôi, không ai nghĩ là người địa phương, mà cứ nghĩ là người chết ở đâu trôi về.
    Cho đến khi một người thanh niên trên ghe lấy dây mây cột xác bà kéo vào bờ thì người dân địa phương mới hoảng hốt nhận ra bà Dí. Một lúc sau, tin đồn đã lan khắp địa phương. Người nhà bà Dí nghe thế thì ai cũng khóc lóc, đau khổ và chuẩn bị làm thủ tục để lo hậu sự cho bà. “Tôi nghe nói, khi thanh niên đưa bà lên bờ, thì bà không có triệu chứng sặc nước. Có nghĩa là trong khoảng thời gian ngâm mình dưới nước bà ấy không uống một ngụm nước nào cả. Nghĩ bà đã chết, họ lấy dây quấn quanh người, đặt lên chiếc chiếu mới. Nhưng vừa đặt được lúc thì bỗng dưng bà mở mắt, co chân đạp, rồi bất ngồi dậy như không có chuyện gì. Thấy vậy, ai cũng hoảng hốt, sợ hãi bỏ chạy như gặp phải ma đuổi”, bà Anh (81 tuổi) sông gần nhà bà Dí vừa cười vừa nhớ lại. Được biết, sau khi bà Dí tỉnh lại, con cháu đưa bà về nhà thay quần áo rồi đem lên bệnh viện huyện Hóc Môn chữa trị. Tại đây, bác sĩ khám và bất ngờ thông báo rằng trong cơ thể bà không có một giọt nước nào. “Mẹ tôi ở lại đấy một đêm rồi sáng mai nằng nặc đòi về vì thấy trong người không bệnh tật gì cả”, người con trai cả sống chung với bà Dí kể.

    Được người địa phương phong thánh
    Theo phán đoán của người dân địa phương, kể từ khoảng thời gian bà bị té sông cho đến lúc được vớt lên là không dưới 10 tiếng đồng hồ. Bởi theo lời bà Dí kể lại, thời điểm bà bỏ nhà đi là khoảng 2 giờ sáng, nhưng mãi đến 10 giờ trưa hôm sau xác của bà mới được vớt lên khỏi mặt nước. “Thật không thể nào tin nổi, nếu người bình thường chỉ cần té sông 5 phút mà không có người cứu thì đã chết rồi chứ nói chi đến hàng chục tiếng đồng hồ”, một người đàn ông cho biết.
    Thông tin bà Dí bỗng dưng mở mắt rồi sống lại được truyền đi đã gây tò mò cho người dân địa phương. Còn những người tận mắt chứng kiến thì không thể nào tin nổi. Có người bảo, mãi đến mấy tháng sau gặp lại bà Dí, họ vẫn còn cảm giác ớn lạnh, không tin là bà Dí còn sống thật.



    Nguyễn Thị Dí

    Ngay cả bản thân bà Dí, khi được con cháu, người dân kể lại câu chuyện của mình, bà cũng không thể tin nổi sự thật ấy. Bởi theo bà, từ nhỏ đến giờ bà chưa một lần bơi sông, cũng không biết bơi là gì cả. Bà Dí bộc bạch: “Tôi cũng không hiểu làm sao nữa. Cũng có thể do ma nhập vào nên tôi mới như thế cũng nên. Kể từ đó đến giờ tôi sống khỏe bình thường, chỉ có căn bệnh viêm khớp thỉnh thoảng đau nên đi lại hơi khó khăn”.
    Bà Dí cũng cho biết, câu chuyện kỳ lạ của bà những người biết đã vượt ra khỏi phạm vi đất nước Việt Nam, ngay cả bên Mỹ, bên Nhật cũng có người tìm đến nhà bà hỏi chuyện. Bà chia sẻ: “Cũng không biết từ đâu mà họ biết được. Có người đến nói chuyện rồi còn hứa cho tôi cái này, cái kia”.
    Những người hàng xóm cũng chứng thực rằng, bà Dí bị té sông “chết” cho đến lúc được vớt lên là không dưới 10 tiếng đồng hồ
    Nhớ lại cái đêm bỏ nhà ra đi, bà Dí cho biết rằng, bà đang nằm ngủ thì bỗng dưng có một người đàn ông gọi rồi dẫn bà đi. “Tôi cứ thế đi theo mà không biết gì, mọi việc sau đó thế nào tôi cũng không biết”, bà Dí khẳng định.
    Qua quan sát của mình, bà Dí thấy người đàn ông “gọi” bà đi là một người đàn ông gốc Bắc, vào Nam đánh giặc và cuối cùng bị giết. Đến nay người này đã hơn 200 tuổi, có ý muốn trở về quê hương xứ sở, tìm lại người thân thích nhưng không biết làm cách nào.
    Ông Đặng Văn Cật (57 tuổi, tổ trưởng tổ 11, ấp 1, xã Đông Thạnh) cho biết rằng, lúc được người dân báo có người chết trôi sông, ông và ông ấp trưởng chạy ngay lập tức chạy ra hiện trường. “Chúng tôi chạy ra thì thấy bà đang nằm ngữa trôi theo dòng nước. Lúc đầu tôi cứ tưởng là người chết lâu rồi, nay phình bụng ra rồi mới nổi lên. Sau đó, chúng tôi gọi điện ra ngoài trạm 2, nhờ họ vớt lên dùm.
    Sự việc bà Dí chết trôi sông mấy tiếng đồng hồ rồi sống lại, nói thì người ta không tin nhưng người dân ở đây người ta chứng kiến hết. Chuyện này là chuyện hiếm thấy, chưa bao giờ xảy ra ở địa phương cả. Hôm đó người dân họ ra coi đông như đám hát, có người gọi bà là thánh chứ không phải người nữa. Sau này còn có người đến gặp bà để xin số đề nhưng bà không cho”, ông tổ trưởng kể. Nói về việc, bà Dí có khả năng bị hồn ma nhập hay không, ông Cật cho biết: “Dân họ nói có người khuất mặt khuất mày nhập vào bà thì cũng không biết được, trước mắt thấy vậy thì biết vậy thôi”. Cũng theo ông tổ trưởng, con sông mà bà Dí trôi 10 tiếng đồng hồ đã từng có rất nhiều người chết. Ông nói: “Hôm trước gần đây thôi mới có mấy người công nhân đi chơi bị hụt chân chết đuối, rồi cũng vớt xác về địa phương. Chuyện của bà Dí chỉ là chuyện hi hữu, hiếm thấy chứ một khi bị té sông mà không có người phát hiện cứu lên là khó sống sót lắm”./.

    Theo báo Pháp luật Online (Thứ Sáu, 29/4/2016 11:52 GMT+7).

  7. #37
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    “Cụ gà” 5 tuổi thích xem tivi, hóng gió, giữ nhà thay chó



    (Dân Việt) Đá người, giữ nhà thay chó, thích xem tivi, hóng gió, chỉ muốn ăn và ở chung nhà với chủ...là những sở thích kỳ lạ, có một không hai của "cụ gà" 5 tuổi ở Cần Thơ.

    Chị Tăng Thị Bích Tuyền, ngụ ở phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ, chủ nhân của “cụ gà” 5 tuổi cho biết, chị đang nuôi con gà trống hết sức kỳ lạ vì nó có khả năng giữ nhà rất hay.


    "cụ" gà 5 tuổi thích xem tivi, hóng gió, giữ nhà

    “Nó thường ở cạnh cửa nhà, khi khách đến, nó sẽ la lên đến khi nào vợ chồng tôi nghe, lên tiếng thì thôi. Nếu vợ chồng tôi không lên tiếng, nó sẽ tiếp tục la, khách mà cố tình vào bên trong cửa, nó sẽ đá, tấn công (tuỳ trường hợp)”- chị Tuyền nói.


    "Cụ gà" 5 năm tuổi ở Cần Thơ

    Theo chị Tuyền, những ai đi qua con đường trước nhà mà đùa giỡn, gây ồn ào cũng bị con gà của chị đá, tấn công. Vì con vật nuôi này có thể giữ nhà được nên gia đình không nuôi thêm chó. Hiện nay, con gà tuổi này đã sống chung, ăn ở như một thành viên thật sự của gia đình chị.

    Chị Tuyền cho biết: “Nó không bới đồ đạc hay đi ra vườn như các con gà khác mà chỉ đi lại và ngủ trong nhà nên rất vệ sinh. Khi thấy vợ chồng tôi ăn cơm, nếu đói, nó sẽ lại mổ đầu đũa để thông báo rằng muốn ăn, chứ không bao giờ tự ý ăn”.

    Chủ nhân của “cụ gà” trên còn cho biết, chị còn thấy vật nuôi kỳ lạ của mình ra bờ sông trước nhà để hóng gió vào những buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

    Còn em Huỳnh Ngọc Giàu – con của chị Tuyền thì thông tin: “Con gà còn có sở thích xem tivi, nhất là những phim kinh dị. Tuy nhiên, sau khi xem xong, mặt của cụ gà lại sợ đến tái mét”.

    Con gà được chị Tuyền nuôi bằng những món ăn hằng ngày của gia đình hoặc mua thêm bắp Mỹ (đã nấu chín), táo Mỹ để cho ăn bổ sung... Gia đình chị Tuyền không rõ cụ gà trống đang nuôi là giống gà gì mà chỉ biết đã mua cách đây 5 năm tại một khu chợ ở quận Ninh Kiều khi nó còn rất nhỏ.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  8. #38
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Mình mà có mình cũng làm kkk.

    Mình nói thật đấy, nếu mình mà có cái giống cái của cô họ Khuất, gặp những cảnh ngộ ấy, mình cũng sẽ làm... Mà nói thật, có khi chả có nhưng nếu cháu cần mình vẫn sẵn lòng đáp ứng hjhj.

    Trên là nói dzỡn vậy thôi chứ thực lòng là rất cảm phục việc làm của đ/c nữ Cảnh sát trẻ họ Khuất.

    Nhận tin báo từ một khách sạn trong địa bàn báo có một em bé 7 tháng tuổi bị mẹ bỏ lại khách sạn. Nữ cảnh sát Khuất Khánh Ly (Công an Quận Từ Liêm, Hà Nội) đã cùng đồng đội nhanh chóng có mặt và tình huống bất ngờ đã xảy ra. Em bé do bị bỏ rơi trước đó cả mấy tiếng nên khát sữa đang càng lúc càng lả rần. Không một phút do dự, nữ Cảnh sát Ly đã vội nhào vào ôm và chăm sóc cho em bé.


    Nữ Cảnh sát Khuất Khánh Ly đang cho cháu bé bú

    Tình mẫu tử thật thiêng liêng (Cảnh sát Ly lúc này cũng đang nuôi con nhỏ) nhưng có lẽ ngoài tình cảm ấy, ở Cảnh sát Ly còn có tình trách nhiệm.

    Một hình ảnh đẹp của nữ chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam.

    Tp.HCM, ngày 29.8.2019
    Thiều Ngọc Sơn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. #39
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jun 2012
    Bài gửi
    260
    Thanks
    32
    Thanked 36 Times in 35 Posts
    Câu chuyện này vui này:
    --------------------------------
    Sinh viên giả danh CSGT ra đứng đường phạt dân vi phạm để lấy tiền nhưng có tác phong khiến dân ai cũng ngưỡng mộ.


    Vừa qua, có một bài viết của tác giả có nick Bàn Long Ký Sự được đăng trên mạng XH khiến ai đọc cũng vui, cười không ngậm được mồm.

    Theo đó, Nguyễn Văn D người Hà Tĩnh là sinh viên năm cuối một trường đại học ở Tp.HCM. D vào Sài Gòn học và sống cùng với gia đình người chị, chồng chị D nguyên là cán bộ CSGT. Do thiếu tiền đóng học phí và trang trải cho sinh hoạt hàng ngày nên D đã nghĩ ra một chiêu trò hết sức độc đáo đó là mặc sắc phục CSGT của anh rể rồi những ngày rảnh rỗi, D ra đường trực tiếp thổi phạt người dân vi phạm luật giao thông, cũng nhắc nhở, cảnh cáo và với các lỗi nặng, sau khi giải thích D thu tiền phạt (có biên lai hẳn hoi) của những người vi phạm luật giao thông... một cách rất chuyên nghiệp

    Địa bàn hoạt động của "cảnh sát" D. thường là các Q.2, Q.8, Q.9, Q.5 và Quân10. Tính đến thời điểm bị bắt giữ, D. đã "xử lý vi phạm" tất cả 120 trường hợp người dân tham gia giao thông vi phạm và thu được khoảng 40 triệu đồng của các nạn nhân.

    "Khám xét chỗ ở của nghi phạm, cơ quan điều tra đã thu được 1 tập biên lai giả, trong đó thể hiện chi tiết những lần phạt người vi phạm của D. lên đến 120 trường hợp với tổng số tiền là khoảng 40 triệu trong thời gian khoảng một tháng đến khi tình cờ bị phát hiện và bắt giữ", nội dung được chia sẻ.

    Đáng lưu ý, theo như bài viết này, hành vi giả danh CSGT của D. lại được các nạn nhân ủng hộ. Thậm chí, khi cơ quan xác minh điều tra, nhiều nạn nhân của D. còn ca ngợi đối tượng này thân thiện, chuyên nghiệp.


    Đối tượng Nguyễn Văn Tuấn tại cơ quan điều tra

    Theo thông tin D ghi trên biên lai phạt, cơ quan cảnh sát đã tiến hành liên lạc với những người bị hại thì... tất cả những người đó đều xác nhận rằng họ không phàn nàn gì về việc mình bị phạt vì họ đã được giải thích rõ về hành vi vi phạm luật giao thông của mình. Và một điều rất ngạc nhiên đối với các cán bộ điều tra là tất cả người dân bị "cảnh sát" D phạt đều xác nhận vụ việc và: "người CSGT đó (Nguyễn Văn D) có tác phong cực kỳ chuyên nghiệp, chào hỏi đúng quy định, rất nguyên tắc, nhưng thái độ rất thân thiện, anh giải thích rõ lỗi của người vi phạm và mức phạt thì đúng theo theo quy định".

    Ngoài ra, theo tác giả Bàn Long Ký Sự, sau khi "xử lý vi phạm", thu tiền và giao biên lai, đối tượng giả danh CSGT tên D còn nhiệt tình đưa người vi phạm đến trường học hoặc chở về nhà nếu người này say xỉn. Thậm chí, nhiều người sau khi bị D. "xử phạt" còn xin số điện thoại của đối tượng này để giao lưu và mời về chơi với mục đích là... mai mối cho con gái...

    Chuyện quả là hài thế nhưng đó lại là sự thật. Sau khi được cơ quan cảnh sát thông báo Nguyễn Văn D là CSGT giả thì nhiều người đã vô cùng bất ngờ và bối rối. Điều đặc biệt đối với các cán bộ điều tra là không người nào ký vào lá đơn tố cáo D. Thậm chí nhiều người cảm thấy vui khi bị đối tượng giả danh CSGT... xử phạt.

    Liên quan đến vụ việc, trao đổi với PV, đại diện Công an Q.5 khẳng định đối tượng giải danh CSGT trong thực tế không phải tên là Nguyễn Văn D mà thên thật là Nguyễn Văn Tuấn (SN 1982 ngụ Can Lộc, Hà Tĩnh). Theo cơ quan cảnh sát Quận 5, năm 2011 khi Tuấn còn ở quê cũng từng bị Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ vì giải danh CSGT để cưỡng đoạt tài sản của người tham gia giao thông tại TP. Vinh.

    P/s: Theo mình, đây là bài viết mang tính bịa đặt hoặc giả câu like cốt mua vui. Đề nghị mọi người đọc cho vui, cười giải stress chứ chớ tin đó là thật. Nhìn cái cầu vai của CSGT Tuấn là đã biết đểu, biết phịa rồi hjhj.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •