Trang 1/4 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 39

Chủ đề: Nước Việt Mến Yêu & Những Điều Kỳ Thú...

  1. #1
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Nước Việt Mến Yêu & Những Điều Kỳ Thú...

    Chuyện về ngôi đền Quán Thi ở Ứng Hòa - Hà Nội
    Ngôi đền Quán Thi (thôn Dương Tử, xã Cao Thành, Ứng Hòa, Hà Nội) từ bao đời nay là nơi mà mỗi kỳ thi, các sĩ tử trong vùng đến để cầu xin đỗ đạt.
    Không chỉ có những tích truyện về học hành, ngôi đền nhỏ bé này còn có nhiều chuyện kỳ bí xảy ra, khiến người dân nơi đây lúc nào cũng tôn sùng, thành kính.

    Ngôi đền thiêng đạn bom không phá được

    Là một vùng đất có lịch sử lâu đời, xã Cao Thành mang nhiều giá trị văn hóa truyền thống, nên đình làng, ngõ xóm còn được bảo quản khá nguyên vẹn. Trong những địa chỉ văn hóa tín ngưỡng tâm linh, người dân nhắc đến nhiều nhất là ngôi đền Quán Thi. Sự tồn tại của ngôi đền cho đến ngày nay cũng là một sự nhiệm mầu mà những người già trong thôn Tử Dương xã Cao Thành còn nhắc lại cho con cháu.

    Ngày trước, đình làng nằm ở trung tâm, bốn phía là bốn quán (lầu canh gác) để giám sát an ninh trật tự của cả làng bao gồm: quán Giám Đông, quán Giám Tây, quán Giám Nam, quán Giám Bắc. Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng chỉ định tháo dỡ 4 quán trên để làm lô cốt.

    Ba quán: Giám Tây, Giám Nam, Giám Bắc đều chịu chung số phận, riêng quán Giám Đông được giữ nguyên như ngày nay. Người dân cũng chẳng hiểu sao ba quán kia bị phá trơ trụi mà riêng quán Giám Đông chúng lại chả dám đụng đến. Có người kể: “Bọn lính dùng búa đập chán chê mà ngôi đền không hề hấn gì. Có thằng Tây hùng hổ xông vào đền, định đặt bom phá đền thì bỗng nhiên trúng gió mồm méo xệch, bọn lính đưa về đến nhà thì đột tử. Sau vụ đấy, đám lính không dám phá quán nữa”.


    Đền Quán Thi là một địa chỉ văn hóa tâm linh từ lâu đời của thôn Tử Dương nói riêng và xã Cao Thành nói chung


    Ông Đỗ Sỹ Đoan (75 tuổi), là người chăm nom ngôi đền Quán Thi hiện nay, cho biết: “Sở dĩ cái tên quán Giám Đông người dân không quen gọi, mà cứ gọi là đình Quán Thi là có nguyên do lịch sử để lại”.

    Chuyện kể rằng: “Khoảng thế kỷ XVIII – XIX, có 10 chàng trai đi thi qua đây, trời nắng quá họ mới ngồi nghỉ chân. Thấy ngôi đền cổ kính các sĩ tử bàn bạc vào đền lễ cầu may cho được đỗ đạt. Một người trong số họ lên tiếng: “Thi đỗ hay không là do sự học hành của mình quyết định, chứ ai đời đi cầu xin thần linh cho thi đỗ bao giờ. Tôi không tin vào thần thánh, ai lễ thì lễ, tôi đứng ngoài”. Những người còn lại thấy bạn mình nói cũng có lý, nhưng cũng tự nhủ, có thờ có thiêng, có kiêng có lành, phần cũng lo lắng sợ thần linh quở mắng nên lễ lạt rất thành tâm.

    Xong xuôi, cả đám nho sinh lên đường về kinh dự thi. Kỳ thi năm đó, 9 người vào đình lễ bái thì đều có tên trong bảng vàng mặc dù thứ hạng khác nhau. Riêng cậu nho sinh không vào lễ thì trượt. Sau đợt ấy, 9 người làm quan ở nhiều nơi khác nhau đều quay trở lại quán Giám Đông tạ lễ. Dân làng biết được chuyện đó nên chuyển tên gọi thành đền Quán Thi.

    Từ đó trở đi, cứ đến mùa thi cử thì các sĩ tử đều được phụ huynh đưa đến đây để cầu xin thi được đỗ đạt. Năm ngoái, dân làng thôn Tử Dương bàn bạc chung nhau tôn tạo lại đền, theo kiến trúc cũ. Cạnh đền là Trường THCS Cao Thành, Hiệu trưởng Đỗ Hùng Thơ báo cho các bậc bô lão trong làng biết là 100% học sinh của trường đã đỗ cấp 3 kỳ thi vừa rồi.

    Người làng lại càng thêm sùng kính ngôi đền. Thôn Cao Lãm thuộc xã Cao Thành, ngày trước sĩ tử trong làng đi thi đều phải đi qua đây, thế nên họ thường xuyên cầu xin ở đền Quán Thi như một cái lệ không thể bỏ. Từ trước đến nay theo thống kê không chính thức, làng Cao Lãm cũng phải có tới 17 người đỗ tiến sĩ, còn gần đây số người đỗ đại học cũng không ít.

    Những câu chuyện “thần bí”


    Không chỉ là nơi cầu xin thi cử đỗ đạt, đền Quán Thi còn được biết đến bởi những câu chuyện mang đậm màu sắc liêu trai. Trong đền có một cuốn sổ ghi chép bằng chữ Hán - Nôm. Năm 1933, người dân xã Cao Thành tôn tạo lại đền, đến năm 2011 tôn tạo lần nữa. Ông Nguyễn Đình Văn (65 tuổi), người thu thập các câu đối và chữ nghĩa trong đền cho biết, những chữ Hán - Nôm còn khá đầy đủ và nguyên vẹn, sắp tới địa phương sẽ nhờ người dịch giúp để có thể biết được gốc tích ngôi đền của làng.

    Ông Văn cũng cho hay, ngôi đền trước đây còn được gọi là quán Nhà Bà. Quay lưng lại quán Nhà Bà là quán Nhà Ông nằm sát cạnh đó. Cả hai quán đều nằm trên khu đầm của một lý trưởng, ông này thầu nuôi cá ở đầm. Thế nên cứ mùng 4 tết hằng năm là ngày hội của làng, người dân phải bắt một con cá chép thật to để làm lễ. Quán Nhà Ông đã bị phá ở thời Pháp, giờ chỉ có quán Nhà Bà bên cạnh gốc đa già. Có người nói, vì gốc đa linh thiêng này mà không thể xâm phạm ngôi đền.

    Ông Đỗ Sĩ Đoan, cụ từ trông đền kể: “Dân chúng kể cho nhau nghe từ ngày trước, mỗi khi đi đâu về muộn, giữa đêm khuya là họ lại thấy các bà, các cô mắc võng quanh cây rồi ngồi đánh đu và hát nghêu ngao. Nhiều người đánh liều đi qua thì không thấy gì, nhưng vẫn nghe tiếng võng đưa cót két. Gần đây, có anh thanh niên làng đi xe máy qua, lỡ miệng nhổ một bãi nước miếng. Vừa nhổ xong, xe bỗng dưng chết máy không làm sao khởi động lại được… Kiểm tra xe kỹ lưỡng thấy không bị sao, chợt nhớ ra, anh ta vào đền khấn xin rồi ra khởi động lại xe thì máy nổ giòn”.

    Nhiều người cũng cho rằng vì niềm tôn kính đã lưu truyền từ bao đời, mà người dân nơi đây thêu dệt thêm những câu chuyện thần bí đó để thần thánh hóa ngôi đền và “ra uy” với những kẻ có mưu đồ làm việc xấu, xâm phạm đến di tích lịch sử mà người xưa để lại.

    Những cành của cây đa rụng xuống, nhiều người đi qua kéo về nhà làm củi đun nhưng thật kỳ lạ, người ta có nhóm bằng cách nào thì cành đa mục vẫn cứ trơ trơ, chẳng bén lửa. Không dùng được họ lại mang ra trả, cành đa được trả lại thì nhanh chóng mục rồi tan vào đất.

    Nhiều người trong làng kể lại họ đã từng trải qua tuổi thơ bên ngôi đền Quán Thi. Khi họ đi chăn trâu, cắt cỏ qua đây, đứa nào vào đền mà ăn nói tục hay đi bậy cạnh đền là về nhà y như rằng bị sưng mồm, sưng cả “của quý”. Chuyện người ta hay nhắc về sự thất lễ với đền là vào năm ngoái, khi xây dựng trường THCS Cao Thành trên mảnh đất cạnh đền Quán Thi (quán Nhà Ông), mọi chuyện diễn ra bình thường nhưng cho đến ngày đổ mái. Công nhân đến sớm, cho xi- măng, cát, sỏi vào máy trộn bê- tông để tiến hành công việc. Mẻ bê-tông chưa kịp cho ra thì máy trộn “tịt ngỏm”, sửa chữa cách mấy cũng không nổ tiếp được. Hôm đó, khối bê-tông bị chết không dùng được. Hôm sau, chủ công trình vào đền lễ tạ thì công việc lại suôn sẻ.

    Chuyện về đền Quán Thi được lưu truyền còn nhiều, chẳng ai biết những câu chuyện mang màu sắc hoang đường đó là thật hay giả. Nhưng niềm tôn kính của người dân nơi đây, cũng phần nào giúp họ hướng đến những ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống và răn dạy con cháu giữ gìn đạo lý làm người.

    Nguồn : Thieugia /Tinmoi.vn
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 21-06-2013 lúc 06:08 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    taothao (21-06-2013)

  3. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    375
    Thanks
    176
    Thanked 25 Times in 22 Posts
    Bài sưu tầm thật thú vị, giúp mọi người có thêm thông tin và cũng đồng thời cũng có yếu tố giải trí nữa.

    Trong tin nêu trên, nhìn vào tấm hình mà chán quá, chỉ thấy cây Đa cổ thụ mà chẳng thấy bóng dáng ngôi Đền cổ kính đâu cả. Chắc là sau khi "trùng tu" ngôi điền trở nên hiện đại quá rồi chăng ?
    Hiền nhân cùng lý hợp hư vô,
    Đắc ngộ Kiền Khôn Tạo Hóa Lô.

    Hạ sĩ chỉ tranh danh dữ lợi,
    Giao nguyên khưu chủng thị Tiền Đồ.

  4. #3
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Quote Nguyên văn bởi taothao Xem bài viết
    Bài sưu tầm thật thú vị, giúp mọi người có thêm thông tin và cũng đồng thời cũng có yếu tố giải trí nữa.

    Trong tin nêu trên, nhìn vào tấm hình mà chán quá, chỉ thấy cây Đa cổ thụ mà chẳng thấy bóng dáng ngôi Đền cổ kính đâu cả. Chắc là sau khi "trùng tu" ngôi điền trở nên hiện đại quá rồi chăng ?
    Quả đúng như taothao nói, thieugia cũng rất tiếc vì tác giả bài viết không đưa được toàn cảnh ngôi chùa. Và cũng giống bài viết "lệnh tôn chuột", cái miếu chỉ rộng hơn 2m thế nhưng tác giả bài báo cũng không chụp được toàn cảnh ngôi miếu thờ này. Không hiểu sao các nhà "báo" lại có kiến thức về ảnh dở ẹc như thế .
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Bí ẩn "giếng thiêng" và "chó thần" báo oán ở Bắc Giang


    Từ bao đời nay, người dân ở xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang không ngớt lời đồn thổi xung quanh câu chuyện ở giếng chợ Bà Cô. Giếng chỉ sâu hơn 1m, nước trong như mắt mèo và không bao giờ cạn. Bên giếng có một ngôi đình và một con chó bằng đá, người ta bảo rằng con chó đá xuất hiện cùng khi có giếng nhưng không ai biết giếng được đào tự bao giờ. Con chó đá đặt bên cạnh giếng được cho là thần giữ của bởi theo đồn đại ở dưới giếng có vàng và rất nhiều của cải từ đời xưa để lại.

    Sự tích “giếng chợ Bà Cô”

    Đem câu chuyện về chiếc giếng chợ Bà Cô “thắc mắc” với cụ Bùi Thị Nhỡ tại thôn Tranh, chúng tôi như gặp được nhân chứng sống. Cụ Nhỡ đã từng chứng kiến bao biến đổi thăng trầm và trong đó có những câu chuyện ly kỳ xung quanh cái giếng.

    Cụ Nhỡ năm nay ở cái tuổi 90 nhưng còn khỏe và minh mẫn lắm. Hỏi những chuyện từ thời cụ sinh ra đến nay cụ đều kể vanh vách. Cụ lớn lên đã thấy cái giếng này rồi, không biết nó có từ bao giờ.

    Giếng chợ Bà Cô trước đây còn có tên gọi khác là Giếng Đình, ngay bên giếng có một ngôi đình cổ nhỏ nằm tọa lạc soi bóng xuống đáy giếng. Ngay cạnh đó có một bãi đất trống rộng lớn và bằng phẳng được người dân sử dụng để làm nơi họp chợ. Phiên chợ chính diễn ra đúng ngày 15 âm lịch hàng tháng, chủ yếu mua bán trao đổi nông sản hàng hóa.

    Cụ Nhỡ còn nhớ như in, khi còn chăn trâu cắt cỏ đã được nghe đồn chuyện yểm long mạch hay bùa ngải gì đó tại giếng chợ Bà Cô, khi lớn lên cụ mới hiểu và tin đó là chuyện có thật. Đồn rằng nơi đây, để yểm được bùa ngải, ma thuật thì ngày đó thầy phù thủy đã tìm chọn và bắt trong làng một cô gái đồng trinh có mái tóc dài, xinh đẹp nhất vùng và cô gái đó phải là người còn trong trắng trinh nguyên. Trước khi yểm bùa, phù thủy đã bắt cô gái đó ngậm một loại sâm khoảng chừng 3 tháng rồi sau đó mới được thả xuống giếng nước trong. Sau khi cô gái bị thả xuống giếng nước thì chưa thể chết ngay mà còn sống thêm được một thời gian nữa. Tên gọi giếng đình đổi thành giếng chợ Bà Cô cũng không phải bỗng dưng mà có. Nó xuất phát từ việc yểm bùa này.

    Uống nước khen, chê đều bị ốm

    Cụ Nhỡ sống được đến hôm nay cũng đã gần một thế kỷ rồi nhưng cụ khẳng định với chúng tôi rằng chưa bao giờ giếng nước bị cạn. “Nước giếng trong và mát lắm, máy bơm nước công suất lớn bơm cả ngày cũng không cạn được. Cả làng tôi từ bao đời đến mùa hạn hán lại thi nhau ra đó gánh nước về ăn uống và sinh hoạt. 10 mẫu ruộng lúa ở cánh đồng này cũng lấy nước tưới từ chiếc giếng bé tẹo này chứ đâu” – Cụ Nhỡ cho biết.


    Bà Nhỡ kể lại câu chuyện mà bà từng được nghe và chứng kiến
    Vì giếng nước rất trong và mát nên những khi khát nước dân làng đi ngang qua thường hay ghé vào giếng để uống nước. Những lời đồn thổi về cái “giếng thần” này cứ thế loang rộng ra. Nào là khi khát nước thì đến bên giếng mà xin rồi lẳng lặng mà uống chứ đừng nói thêm lời nào, chỉ được uống nước, không được rửa mặt hay tay chân. Khi uống nước thì chỉ biết uống rồi đi chứ đừng khen ngon hay chê bất cứ một lời nào.

    Theo lời cụ Nhỡ thì giếng thiêng lắm, nếu ai vô tình hay cố ý vi phạm một trong những điều nói trên thì đều bị đau bụng quằn quại đến 3 ngày mới khỏi, uống thuốc gì cũng không lành được. Nặng hơn nữa là nhiều người ở các làng khác không biết đến những “lời nguyền” đó nên sau khi uống nước giếng chợ Bà Cô về nhà bị ốm liệt giường nằm đến đúng 3 tháng sau mới khỏi, đi bệnh viện cũng không phát hiện được bệnh gì.

    Cụ Nguyễn Hồng Tảo có nhà cách cái giếng chừng 200m kể lại chuyện mà chính mắt cụ nhìn thấy và chứng kiến từ đầu đến cuối. Khoảng những năm 45 của thế kỷ trước, ông Hiệu cùng lứa với cụ, hôm đó hai người rủ nhau dắt trâu đến cánh đồng có giếng chợ Bà Cô để chăn trâu. Lũ trẻ chăn trâu mải cùng nhau chơi trò trốn tìm để trâu ăn lúa của dân làng. Lũ trâu ăn xong khát nước mà giữa cánh đồng lớn chỉ có duy nhất giếng chợ Bà Cô là đầy nước nên lũ trâu tìm đến đó uống và đằm mình trong lòng giếng. Ba hôm sau, khi ông Tảo đến rủ Hiệu chăn trâu thì mới hay con trâu hôm nọ đã lăn quay ra chết mà không vì một nguyên do nào. Còn Hiệu thì ốm liệt giường, phải 3 tháng sau mới khỏi bệnh.

    Cho đến bây giờ mỗi khi nhắc lại chuyện cũ thì những trưởng lão như cụ Hồng, cụ Thín, cụ Tảo đều khẳng định chuyện đó là có thật. Thời đó, mỗi lần vào buổi tối phải đi học ngang qua giếng chợ Bà Cô, bọn trẻ phải rủ nhau đi thật đông để đỡ sợ. Mỗi lần có việc qua cái giếng ấy, cụ Tảo đều có cảm giác lạnh người, sợ đến toát mồ hôi, rợn cả tóc gáy. Những lời đồn thổi thực hư, người bảo có thật, người bảo không, đã khiến dân chúng bán tin bán nghi. Mỗi khi có ai hỏi đến, họ đều phải tranh nhau mà kể, mà phân trần cho thỏa trí tò mò. Qua bao đời, góp nhặt những câu chuyện xung quanh cái giếng ẩn chứa, hiện hữu thần linh càng làm cho nét văn hóa tâm linh bản địa nơi đây thêm phần phong phú.

    Bí ẩn “thần” giữ của

    Khi những câu chuyện ly kỳ bên cái giếng chợ Bà Cô còn chưa hiểu rõ thực hư thì nay lại đến sự kiện một con chó bằng đá nằm ngay cạnh cái giếng bỗng dưng biến mất khiến cho người dân xóm Chùa bán tin bán nghi. Người ta đồn thổi rằng, con chó đá là “thần” giữ của, kẻ nào lấy con chó đá về nhà mình là tự rước họa vào thân. Chuyện chó đá canh giữ cả một gia tài kho báu khổng lồ dưới lòng giếng chợ Bà Cô bỗng dưng biến mất còn đang là một bí ẩn cho đến bây giờ chưa có ai khám phá được.

    Qua câu chuyện với ông Hoàng Văn Triệu, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân của xã Vô Tranh, có ngôi nhà cách giếng chợ Bà Cô chừng 100m. Sinh năm 1960, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự năm 1980, ông Triệu lập gia đình và dựng căn nhà trên mảnh đất hiện tại đang ở. Khi ông Triệu cùng vợ về đây, cả làng lác đác dăm ba hộ. Ông Triệu cho biết, khi tôi cùng vợ về đây đã thấy cái giếng, bên giếng có một con chó đá ngồi với tư thế như để “canh” giữ giếng vậy.


    Giếng Bà Cô

    Chó đá được làm bằng đá xanh có chiều cao khoảng hơn 60cm, chiều dài khoảng 80cm và nặng khoảng 3 tạ. Chó đá được tạc trong tư thế có 2 cái tai vểnh về phía trước, lưỡi thè ra như đang chăm chú theo dõi, phòng vệ hay sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào. Hai chân trước của chó đá quỳ xuống như để lấy đà trước khi nhảy chồm lên, dưới bụng nó có một cái bát hương cũng được đúc liền khối từ tảng đá xanh ấy. Dưới cổ chó đá được đeo một tràng hạt cườm hình tròn bằng đá xanh ngắt và óng ánh trông rất đẹp mắt.

    Năm 1972, dân làng nơi đây bàn nhau “khai quật”, dọn vệ sinh cho giếng chợ Bà Cô để nước giếng được trong và sạch hơn nhằm phục vụ cho sinh hoạt của người dân trong thôn. Trước khi dọn giếng, các bậc cao niên, các thầy địa lý trong làng đều chuẩn bị lễ vật để cúng bái. Anh Triệu là một trong những người tham gia tu bổ, sửa sang giếng cho biết, trước khi khai quật thì trên miệng giếng chợ Bà Cô có một tảng đá bằng phẳng, xanh bóng và to bằng chiếc chiếu một dùng để đậy kín miệng giếng lại. Dưới tảng đá xanh ấy là 4 thanh gỗ vuông vức được xếp theo hình vuông để làm giá đỡ cho tảng đá ấy. Những ai có mặt tại hôm đó đều không khỏi bất ngờ, khi tảng đá được nhấc ra khỏi miệng giếng thì xuất hiện một luồng khí lạ bốc lên từ miệng giếng có mùi thơm rất đặc biệt giống như mùi sâm lẫn với mùi thảo dược dùng để xông, tắm. 4 thanh gỗ có màu đỏ sẫm cũng có mùi thơm tương tự, không biết trải qua bao nhiêu thời gian nhưng những thanh gỗ ấy vẫn còn nguyên vẹn và không hề bị mối mục.

    Dân làng tiến hành vệ sinh giếng, người múc nước, người vét bùn. Giếng chợ Bà Cô chỉ sâu hơn 1m, người dân thay phiên nhau múc nước nhưng phải đến quá một buổi nước trong giếng mới vơi được một nửa bởi nguồn nước mạch chảy ra từ đáy giếng rất mạnh không thể múc cạn. Dưới giếng có một tảng đá hình chữ nhật, tảng đá có chiều dài hơn 80cm, chiều rộng khoảng 60cm nhưng khi đó phải huy động tới 7 thanh niên lực lưỡng trong làng mới nhấc được ra khỏi giếng. Khi tảng đá được khiêng lên thì đột nhiên một cột nước trong miệng giếng phun ngược với chiều cao tầm 7-8m khiến ai nấy đều hốt hoảng.

    Nhắc chuyện con chó đá, ông Hoàng Văn Triệu kể lại, khi khai quật giếng có rất nhiều người. Thấy con chó đá đẹp quá ai cũng muốn xin về đặt làm cảnh, xin không được có người muốn mua nhưng những người chủ trì hôm đó đều thống nhất không cho mà cũng không bán cho bất cứ ai bởi họ cho rằng đó là “báu vật” của làng, hơn nữa trước đó đã có rất nhiều câu chuyện xảy ra khiến ai cũng phải sợ.

    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  6. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Lời nguyền và kho báu

    Sẽ không có chuyện gì để nói nếu không có sự kiện con chó đá bỗng dưng biến mất một cách bí ẩn. Sự việc càng được dân làng nơi đây quan tâm và bàn tán xôn xao hơn khi sau đó là xâu chuỗi những câu chuyện ly kỳ xảy ra có sự trùng hợp với nhau đến từng chi tiết khiến những câu chuyện kể quanh cái giếng này người ta cho là có thật.

    Vào ngày 27 tháng chạp năm 2008, con chó đá hằng ngày vẫn ngồi cạnh giếng bị kẻ nào đó đánh cắp. Theo lời kể của chị Nguyễn Thị Lành, người dân xóm Cầu thì sáng sớm hôm đó như mọi hôm chị đến giếng chợ Bà Cô múc nước về dùng thì thấy con chó đá bị biến mất rồi. Chó đá nặng như thế, phải có nhiều người và phương tiện là ôtô hoặc xe bò, xe ngựa mới mang nó đi được. Dân làng cứ đinh ninh rằng, chắc chó đá là một thứ đồ cổ quý giá hay là báu vật gì đó mà lâu nay đang được các đại gia săn lùng. Họ còn khẳng định người trộm chó đá chỉ là dân trong làng chứ ai khác vì chỉ có họ mới thông thạo đường đi lối lại và cách vận chuyển.


    Giếng chợ Bà Cô với nhiều câu chuyện gây xôn xao vùng quê nghèo
    Rồi bất ngờ đúng một năm sau kể từ ngày chó đá bị mất thì kẻ nào đó phải trả lại con chó đá về đúng về vị trí của nó. Ông Triệu kể lại: “Tôi nhớ hôm đó cũng đúng vào ngày 27 tháng chạp năm 2009, tỉnh dậy đứng trên sân nhà nhìn ra cái giếng ông thấy con chó đá lại xuất hiện ở chỗ cũ. Chạy xuống gần xem thì thấy bên cạnh có một bát hương đang cháy dở và có rất nhiều hoa quả, tiền, vàng mã đốt quanh giếng”. Lấy làm lạ, đang khi có nhiều tin đồn thì sau đó vài hôm lại hay tin ông Nhi Hải ở xóm Trại Găng gần đó bị chết không rõ lý do. Xác định thông tin, người dân mới biết chính ông Nhi Hải là người đánh cắp con chó đá mang về nhà mình để cách đây đúng năm. Ông Nhi Hải bị chết, ít ngày kế cận sau đó thì con trai của ông lại bị tai nạn giao thông nhưng rất may thoát chết.

    Những câu chuyện quanh giếng chợ Bà Cô thêm một lần nữa được thêu dệt, thêm bớt và không ngớt lời truyền miệng. Nhiều người đặt câu hỏi có hay không những lời nguyền truyền kiếp từ cái giếng thiêng ấy. Nhiều thầy địa lý, thầy cúng trong vùng cho rằng sự xuất hiện con chó đá bên giếng là để canh giữ của cải. Họ đồn rằng, sau khi bọn giặc Tàu thua trận và bỏ về nước, chúng có rất nhiều của cải nhưng không mang đi hết được. Vì thế chúng chôn tất cả những thứ của cải vàng bạc châu báu ấy dưới lòng giếng và yểm phép thuật để không một ai có thể chiếm đoạt được. Tin đồn dưới lòng đất sâu nơi giếng chợ Bà Cô có rất nhiều vàng, vì vậy vào năm 2006, nơi đây đã xuất hiện một nhóm người đến đây thăm dò vàng.

    Ông Hoàng Văn Triệu cho biết, năm đó có một thời gian cứ đêm khuya lại xuất hiện một tốp có đến cả chục người cầm que sắt, đèn pin soi soi chọc chọc để tìm kho báu. Cũng dạo ấy có rất nhiều nhóm thanh niên trong làng đến đây dùng máy bơm nước có công suất lớn để hút cát từ lòng giếng lên để đãi vàng tìm vận may. Nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp rồi dẫn đến mâu thuẫn và đánh nhau. Có thông tin họ cũng tìm được một ít thứ vàng cám nhưng số lượng không lớn. Những nhóm thanh niên ấy, nghe đâu sau một thời gian rồi kẻ Bắc người Nam biền biệt đi làm ăn xa không thấy quay về nhà, người thì bệnh tật ốm đau triền miên, người bị tai nạn. Theo anh Triệu giải thích thì miệng giếng rất bé, lại nông nhưng dưới đáy giếng toàn là cát mịn, vàng óng ánh và rất đẹp.

    Anh Triệu dẫn chúng tôi ra giếng chợ Bà Cô nhưng con chó đá một lần nữa đã bị lấy trộm từ giữa năm 2010. Nếu như những lời nguyền, những sự kiện mà dân xóm Chùa đã từng được nghe kể, chứng kiến thì anh Triệu vẫn tin rằng kẻ lấy cắp con chó đá vẫn phải chịu một kết cục tương tự.

    Những câu chuyện và lời đồn thổi thực hư bên giếng chợ Bà Cô chưa có một ai kiểm chứng, người dân xóm Chùa, xã Vô Tranh vẫn cứ kể mỗi khi có ai hỏi chuyện. Theo ông Nguyễn Văn Bằng, Phó chủ tịch UBND xã Vô Tranh thì đúng là có chuyện các cụ già trong làng, xã vẫn truyền tai nhau về chuyện người Tàu yểm bùa giữ của nhưng đã có rất nhiều người dùng máy dò đến tìm nhưng chỉ tìm được những đồng xu tiền cổ còn vàng thì chưa ai tìm thấy.

    Theo Hà Văn Long - PeT
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  7. #6
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts

    Bảo bối kỳ dị của thầy mo danh tiếng bậc nhất xứ Mường


    (VTC News) - Không chỉ thuộc làu sử thi "Đẻ đất đẻ nước", ông Lựng còn giữ cả kho tàng về đời sống tinh thần của người Mường Bi cổ xưa.
    Không chỉ nghe truyền miệng mà thuộc nằm lòng hơn 5 vạn câu sử thi "Đẻ đất đẻ nước" (Truyện Kiều cũng chỉ dài 3.254 câu), thầy mo thế truyền Bùi Văn Lựng còn là một nghệ nhân diễn xướng mo Mường danh tiếng vang tận Châu Âu và là một trong số ít người nắm giữ những phong tục tập quán cổ xưa của Mường Bi.

    Thầy mo Bùi Văn Lựng có một chiếc chuông đồng cổ, quý giá vô ngần. Chuông to như chiếc chén tống, nặng chừng tám chín lạng, cao chừng 16 phân, màu đồng đen, chỗ quai cầm mòn nhẵn, bóng lên sắc vàng.

    Trên đỉnh quai của chuông có đúc một tượng mặt người đội mũ cách điệu, theo phong cách đồ đồng Đông Sơn. Bao nhiêu năm cầm chuông xách gậy đi mo, gần đây thầy Lựng cũng mới biết, món bảo bối gia truyền này có tuổi đời đã 2.500 năm có lẻ.


    Chiếc chuông cổ khoảng 2.500 tuổi của dòng họ Bùi

    Cứ theo lời thầy Lựng thì từ hàng trăm năm trước, tổ tiên của ông đã dùng chiếc chuông cổ này mà giao tiếp với thần linh ở xứ Mường Bi, đến khi xuôi tay về với Mường Trời thì truyền lại cho con cháu. Đến đời thầy Lựng đã là đời thứ 7 dòng họ Bùi làm chủ nhân vật dụng không thể thiếu của các thầy mo khi hành lễ này.

    Đỡ chiếc chuông từ tay thầy Lựng, rung lắc khẽ, giật mình bởi tiếng “đinh đang” lanh lảnh, sắc nhọn. Trả lại vị trí quen thuộc của nó, trang trọng trên chiếc bàn thờ góc cao phía Tây Bắc nhà sàn. Vì thường ngày đi mo, thầy Lựng hay dùng chiếc chuông phiên bản có tuổi đời ít hơn rất nhiều, do ông thông gia tặng.

    “Chiếc chuông này đã theo tôi đi đọc mo làm lễ khắp các bản Mường, từ bên Hòa Bình sang Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa. Nó cũng đã sang tận châu Âu rồi đấy, khi người ta mời tôi qua Phần Lan diễn xướng mo Mường suốt cả gần chục ngày đêm…” - Giọng thầy mo Lựng nhẹ nhàng chậm rãi, nhưng không giấu nổi sự hãnh diện trong đôi mắt chợt ngời sáng lên.

    Rằng, đến nay ông là thầy mo đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đã “đem chuông đi đánh xứ người”, thú vị là cả hai nghĩa của từ “chuông” đều đúng, tại Liên hoan diễn xướng và âm nhạc dân gian do Trung tâm Thông tin về Kalevala và Văn hóa Karjala của Phần Lan tổ chức vào năm 2011.


    Thầy mo Bùi Văn Lựng đang diễn xướng mo Mường ở Sommelo, Phần Lan. Ảnh: Lê Hoa Lam
    Thầy mo Lựng còn có một chiếc gậy quý dùng để trừ tà, được làm từ một thân cây rất hiếm gặp. Không phải thầy mo nào cũng may mắn có một cây gậy tương tự. Loài cây đó có tên là lụi, thường chỉ mọc trên chót vót đỉnh cao của núi đá hoang vu.

    Thân cây lụi dài chừng 3m, gầy nhỏ khẳng khiu nên phải nép mình hoặc trườn rạp trên vách đá mà tránh gió. Gióng cây thẳng tròn, ruột đặc, không có cành, lá phủ tán như lá cọ, nói chung khá giống cây cau. Để ý tìm tòi suốt nhiều năm trời, run rủi thế nào mà gặp, mo Lựng đem về tạo nên cây chiếc gậy quý, cầm rất vừa tay.

    Chất gỗ lụi cứng rắn, nhưng rất dẻo dai và nhẹ, như cau già vậy. Sống lâu năm trên đỉnh núi, chịu nắng mưa sương gió khắc nghiệt, chắt chiu dinh dưỡng mà sinh trưởng, nên gỗ lụi được cho là có rất nhiều linh khí.

    “Mỗi dịp chuẩn bị đi lễ lạt, tôi thường thắp hương cho thần linh, làm phép cho gậy tại nhà mình rồi mới đem đi. Dựng cây gậy tại nhà gia chủ, ma quỷ đang ẩn náu đâu đó trên xà nhà, góc bếp, nhìn thấy đều phải kiêng nể chín phần” - thầy Lựng vẫn nói, giọng trầm trầm trang trọng.


    Thầy mo Lựng lấy túi phép trên bàn thờ xuống cho khách xem

    Bàn thờ ở nhà thầy mo Lựng rất khác với những chiếc bàn thờ quen gặp của người dân xứ Mường. Bàn thờ thần linh ngự trên cao, bàn thờ tổ tiên bên dưới. Ngôi cao nhất, đặt sát mái nhà là chiếc lọng phủ vải trắng để thờ Đức thánh Tản Viên. Tiếp đó là chiếc túi khót (túi phép) giữ “vía” và rất nhiều chuông đồng, kiếm cổ, là những báu vật của người làm thầy mo.

    Giắt trên mái nhà và treo xung quanh bàn thờ là rất nhiều gậy, kiếm, dao… trông rất lạ kỳ và cổ kính. Dao kiếm đều có vỏ gỗ bọc lại, mỗi cán chuôi của kiếm dao đều bịt một chiếc sừng linh dương hay hươu, nai, trâu trắng quý giá mà mục đích không chỉ để trang trí cho đẹp đẽ.

    Những chiếc túi vải trắng lớn nhỏ cũng được treo cẩn thận phía dưới, mỗi chiếc được dùng đựng đồ vật cho mỗi chuyến đi khác nhau. Những bộ mũ mãng và quần áo lễ chỉ có hai màu đen và xanh, nhưng cũng được xếp vào túi phù hợp cho lần đi đám tang hay đi làm vía, mát nhà…


    Các bảo bối gia truyền vô giá của thầy mo Lựng

    Nhà thầy mo Bùi Văn Lựng ở trung tâm bản Lầm, lồng lộng gió lùa về từ những ruộng lúa xanh mướt mát của thung lũng Mường Bi cổ xưa. Ngôi nhà sàn gỗ lợp mái ngói nhưng vẫn giữ kiến trúc của người Mường.

    Trên các vì kèo của ngôi nhà hai gian hai chái khang trang, sạch sẽ đều chép một vài câu thơ của người xưa, đại loại: “Bần cư trung thị vô nhân vấn”, “Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”, “Phú quý tại gia nhờ tiên tổ”…

    Khắp các cột nhà treo đầy những cặp sừng trâu và dã thú, phía ngoài cửa chính đi xuống cầu thang cũng có. Trên khung cửa có bó lá cọ khô và đủ loại các cây gai của rừng nhiệt đới, theo quan niệm mỗi lần người nhà đi qua đều được hưởng những tác dụng bí ẩn nào đó từ bó “oại thắn” này.

    Lúc ngồi uống nước bên chiếc bàn gỗ đơn sơ bên góc nhà sàn, thầy mo Lựng nói nhiều về những bảo vật giúp một thầy mo trở nên bản lĩnh cao cường, có uy tín, được đồng nghiệp và bà con trong cộng đồng người Mường kính trọng. Bảo bối kỳ dị của thầy mo danh tiếng bậc nhất xứ Mường.

    Ngoài những điều tất yếu như thông thuộc các bài mo cổ, biết diễn xướng và “giao tiếp” với thần linh…, thì thầy mo phải biết làm bùa phép, xua đuổi ma tà. Công cụ hỗ trợ đắc lực của việc làm phép chính là “túi phép”. “Tôi thuộc làu sử thi ‘Đẻ đất đẻ nước dài’ hơn 5 vạn câu cùng hàng chục bài mo dài khác, có thể kể và diễn xướng cả chục ngày đêm không hết. Nhưng túi phép của tổ tiên truyền lại có tác dụng đặc biệt, rất hiệu nghiệm khi trừ đuổi các giống ma tà gây hại và là vía mạnh cho thầy mo tự bảo vệ mình” - thầy Lựng bảo.

    Kiễng chân với tay lên sát mái nhà, thầy mo Lựng đem túi phép từ vị trí trang trọng trên bàn thờ xuống. Không thấy mo Lựng mảy may ngần ngại khi đưa chiếc túi vải thưa rộng chừng gang tay chứa đầy bảo vật cổ kim cho khách phương xa khám phá.

    Lê Quân

    Shaolaojia theo VTC NEWS

    Lần sửa cuối bởi Shaolaojia; 23-06-2013 lúc 04:55 PM

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  8. #7
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Bí ẩn Mó Hốc của người Mường Hòa Bình


    (Petrotimes) - Các cụ cao niên nhất trong bản Nghê, xã Đồng Nghê, huyện Đà Bắc bảo, Mó Hốc hiểu tiếng người và chỉ cần đọc câu thần chú gọi nước thì từ trong núi đá chảy ra như nước lũ. Và các cụ nói, đó là quà do Giàng ban tặng cho bà con vào những năm hạn hán nhất. Đến giờ cũng vậy Giàng vẫn thương bà con người Mường, người Tày nơi đây. Mó Hốc bí ẩn đến nỗi, các chuyên gia Liên Xô khi đó đang thi công Thủy điện Hòa Bình cũng lặn lội luồn rừng tìm lên tận đây để nghiên cứu. Nghe đâu bằng những phương pháp nghiên cứu về địa chất khoa học và hiện đại nhất thời bấy giờ mà đoàn chuyên gia kia vẫn lắc đầu không lý giải được điều bí ẩn đó. Họ thừa nhận, trên thế giới chưa từng gặp hiện tượng như thế ở Mó Hốc.
    Quà tặng của trời

    Nhìn trên bản đồ huyện Đà Bắc chạy dài từ phía Nam lên phía Tây Bắc dài cả gang tay. Con đường tỉnh lộ 433 đã được trải lớp nhựa mỏng nhưng vẫn vô cùng nguy hiểm. Đường cua tay áo, cua chữ chi, hết lên dốc lại xuống dốc khiến một tay lái vốn đi miền rừng nhiều như tôi đôi khi cũng lạc lối.

    Loanh quanh hỏi đường mãi, chúng tôi mới tìm được nhà già làng Xa Văn Thanh. Mang tiếng là già làng nhưng ông Thanh mới ngoài 50 tuổi. Lúc chúng tôi đến ông vừa đi nương về. Biết có khách đến chơi, ông đã “hạ lệnh” cho vợ thịt gà khoản đãi khách quý. Vừa mời chúng tôi lên căn nhà sàn, ông vừa khề khà, lâu lắm rồi mới có khách lên đây chơi. Ở nơi khỉ ho cò gáy này họa hoằn lắm mới có người miền xuôi lên… Chắc nhà báo lên đây là có công chuyện rồi. Việc làng, việc bản cứ từ từ, phải làm đôi chén rượu cho ấm bụng, cho vững đôi chân đã. Sau vài chén nhập mâm, tôi mới dám hỏi già làng về cái Mó Hốc bí ẩn của xóm. Tợp nốt chén rượu ngô thơm nức chai, ông Thanh mới khề khà, chuyện về Mó Hốc hay còn có cái tên khác là Mó Gọi dài lắm, nhà báo nghe cả đêm chưa chắc đã hết chuyện đâu. Khi nhắc tới Mó Hốc ông Thanh luôn tỏ thái độ hết sức thành kính. Ông bảo, Mó Hốc có từ bao giờ chưa ai khẳng định được, chỉ biết rằng người Mường, người Tày định cư ở đây đã có rồi. Ngay cả đời cụ kị nhà ông Thanh cũng bảo thế. Cái mó nước đó lạ lắm, bất cứ một người dân nào khát nước đi qua, chỉ cần đọc câu thần chú: “Ông ơi, tôi khát nước quá, cho tôi xin tý nước đi”, trong lúc nói kết hợp với việc giậm chân mạnh xuống đất 3 lần. Cứ làm như thế 2 lần rồi đợi vài phút là nước từ trong núi đá cứ thế tuôn trào ra. Ai uống nước xong cũng cảm ơn trời đã ban tặng rồi đi. Từ bao đời nay, con cháu người Mường luôn bảo ban nhau câu thần chú nhiệm mầu đó. Vì sao mó nước đó lại hiểu tiếng người, ngay cả già làng cũng từng nhiều lần thắc mắc, các cụ đều bảo đó là do Giàng ban tặng cho cư dân Mường nơi đây.


    Một góc bản Nghé

    Chuyện về mó nước gắn liền với một sự tích đã có cách đây lâu lắm rồi. Ông Thanh kể tiếp, ngày xửa ngày xưa nơi này rừng già còn trải dài vô tận, cây cổ thụ vài người ôm mọc sát chân nhà sàn. Thú hoang nhiều vô kể, đêm đêm hổ báo còn vào gầm nhà sàn bắt trộm trâu bò của bà con. Sống ở nơi miền rừng, nên người dân nơi đây rất biết ơn đại ngàn. Rừng cho cây để làm nhà, cho củi đun, rừng giữ đất giữ nước. Suối nguồn quanh năm tuôn chảy nên người Mường mới có câu “lợn bưng nước vác”. Ấy thế mà vào một năm nọ, suốt cả năm ông trời không cho mưa. Khắp mặt đất là một màu héo úa của cây cối. Suối cạn khô, trơ đá cuội. Trâu bò đói khát lăn ra chết hàng loạt. Người dân héo hon vì khát. Nếu tình trạng hạn hán mà kéo dài thêm một thời gian nữa, chắc không ai sống nổi. Khi đó bà con trong bản mới họp nhau lại tổ chức dâng lễ cầu khấn mong ông trời thương tình cho mưa xuống, lấy nước uống, lấy ruộng cày, cho đầy bát cơm...

    Lời khẩn cầu của bà con người Mường khi đó như thấu đến tận nơi trời xanh. Đêm hôm đó, Giàng đã báo mộng cho già làng một việc rất lạ. Sáng ra già làng kể lại giấc mơ đêm qua cho bà con. Giàng không cho mưa mà chỉ già làng ra đứng trước cái mó nước ở đầu bản, cạnh đó có gốc cây đinh cổ thụ. Khi nào đi đến nơi chỉ cần đọc câu thần chú: “Ông ơi, tôi khát nước quá, cho tôi xin tý nước uống đi” và Giàng cũng không quên dặn lại là khi đọc thần chú phải giậm chân mạnh 3 lần xuống đất. Không biết có phải là giấc mơ bí ẩn đó dẫn đường, chỉ lối hay không, chứ khi đó bà con sắp chết khát cả nên già làng cùng bà con nhanh chóng đến đúng địa điểm có gốc cây đinh hương to bằng cả gian nhà như Giàng bảo. Với một tấm lòng thành kính, già làng đọc đúng câu thần chú đó. Những giây phút nặng nề trôi qua, hàng trăm người dân chăm chú trông vào hốc đá nhỏ bằng cột nhà sàn dưới chân núi. Lời của già làng vừa dứt, bỗng nhiên bà con nghe thấy tiếng nước chảy trong lòng núi. Nước di chuyển kêu ong óc như suối nguồn. Và chỉ lát sau nước từ trong núi đá cứ ào ào tuôn chảy ra như nước lũ. Nước từ trong lòng núi đá, qua các khe lỗ cứ tuôn chảy suốt như thế hàng canh giờ mới dừng. Hôm đó bà con được uống nước thỏa thích và vẫy vùng trong làn nước trong xanh, mát lạnh từ lòng đá chảy ra. Mó nước này được bà con đặt tên là Mó Hốc.

    Từ hôm đó, hễ ai khát nước, ra Mó Hốc thành tâm cầu khấn là nước trong lòng núi lại tuôn ra. Nhờ có Mó Hốc mà bà con người Mường, người Tày nơi đây đã qua được cơn hạn hán. Suốt từ đó cho đến nay, trời đất đã trải qua bao lần biến chuyển, bao thế hệ người Mường sinh ra và lớn lên ở đất này đều được dạy bảo câu thần chú nhiệm mầu đó. Cho đến tận ngày nay, Mó Hốc vẫn tiếp tục cho nước, nếu như người dân cần. “Câu chuyện về Giàng báo mộng không biết thật hư thế nào. Đến hôm nay, chúng tôi ra Mó Hốc gọi, nước vẫn cứ tuôn ra như suối ngàn… Đây quả là một điều lạ lẫm với bất kỳ một ai khi đến đất này”, già làng Thanh khép lại câu chuyện đầy thần bí về Mó Hốc.

    Trong núi có con rùa khổng lồ

    Câu chuyện của già làng về Mó Hốc quả là điều kỳ diệu nhưng để thuyết phục được người ta tin hay không lại là một nhẽ. Trong buổi làm việc với ông Xa Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Đồng Nghê tôi đã bị thuyết phục hoàn toàn. Ông Mạnh là người dân tộc Tày. Những cư dân đầu tiên của người Tày định cư ở đất này cũng đã vài trăm năm. Đến đời ông Mạnh nghe đâu là đời thứ 100. Ông Mạnh cũng là người xóm Nghê. Ông Mạnh bảo, từ thời còn để chỏm, ông hay đi thả trâu qua Mó Hốc. Vào những ngày nắng nóng, ông và đám trẻ trâu thường xuyên vào Mó Hốc xin nước uống. Đám trẻ trâu cùng đồng thanh đọc câu thần chú mà các cụ trong bản chỉ dạy. Lần nào gọi cũng được Giàng ưng thuận. Duy chỉ có một điều các cụ căn dặn lớp con cháu là khát nước thật hãy gọi, không được gọi đùa. Khi nước chảy ra là phải uống. Do vậy, điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của những cư dân nơi đây như là một thứ luật bất thành văn.

    Cũng theo ông Mạnh, trước đây năm nào các cụ trong bản cũng sửa một cái lễ, gồm 1 con lợn, 1 chai rượu… vào ngày cuối cùng của năm dương lịch mang ra trước Mó Hốc đặt dưới gốc cây đinh cổ thụ tổ chức tế lễ. Người thầy cúng trong bản chịu trách nhiệm lễ. “Việc này thể hiện lòng biết ơn với trời, với đất, với thần rừng, thần núi đã mang lại cuộc sống, ấm no hạnh phúc cho bà con. Cầu cho mưa thuận gió hòa, cho cây lúa nhiều hạt, cho cây ngô có bắp, cho bản trên, bản dưới sống hòa thuận…”, ông Mạnh cho biết.


    Cây đinh này đã bị đốt, giờ chỉ còn gốc sót lại


    Nhắc tới Mó Hốc, người dân nào nơi đây cũng luôn tỏ lòng thành kính. Ông Đinh Công Chi, Trưởng ban Tư pháp là chàng rể quý của bản Nghê. Ông lấy vợ và định cư luôn tại bản. Ông luôn tự hào mình là người có may mắn được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất này. Ông Chi kể, cách đây khoảng 30 năm. Ông cùng nhiều thanh niên ở bản Mọc lên bản Nghê tập dân quân. Trong lúc nghỉ giải lao, mọi người ngồi dưới gốc cây đinh gần Mó Hốc nghỉ ngơi. Giữa trưa trời nắng chang chang, một người trong đội chỉ vô tình bảo, ước gì được ngụp lặn trong làn suối mát lành cho bớt nóng. Lời nói vừa dứt, mọi người nghe thấy tiếng suối chảy róc rách trong lòng núi đá gần đó. Vốn là người nơi khác nên ông chỉ nghĩ rằng, có thể đó là ảo giác mà mọi người gặp phải. Lát sau, nước ở trong lòng núi đá phun ra ầm ầm như rồng trời vậy. Cả đoàn được phen tá hỏa, chẳng ai kịp chạy, từ đầu đến chân ướt sũng. Nước phun từ trong núi ra kéo dài 30 phút mới dừng. Sau lần đó, mọi người vào trong bản hỏi mới được nghe các cụ kể về Mó Hốc linh thiêng.

    Câu chuyện về Mó Hốc ở bản Nghê hiểu được tiếng người lan đi nhanh chóng. Nó đã đến tai những chuyên gia Liên Xô ngày đó đang giúp nước ta thi công Thủy điện Hòa Bình. Nghe kể về Mó Hốc bí hiểm quá khiến họ phải cử một đoàn gồm nhiều kỹ sư địa chất, mang theo đủ các phương tiện hiện đại tiến về bản Nghê. Ngày đó, chưa có đường ôtô lên Đồng Nghê nên mọi người phải đi đường sông rồi luồn rừng hàng tuần trời mới đến bản Nghê. Trước sự chứng kiến của những chuyên gia, già làng bản Nghê đã biểu diễn cách gọi nước ở Mó Hốc ra cho họ xem. Trước khi già làng đọc thần chú, qua lời phiên dịch, mấy chuyên gia Liên Xô không tin là có chuyện “hô phong hoán vũ” như thần thoại đó. Hôm đó có cả ông Đinh Công Khiên (bố của ông Chi), Trưởng Công an xã cùng đông đảo cán bộ xã Đồng Nghê chứng kiến. Khi già làng vừa đọc dứt câu thần chú, cả đoàn chuyên gia ngỡ ngàng. Họ còn hiên ngang đứng trước Mó Hốc bị nước phun vào ướt sũng, mặc dù trước đó đã được mọi người cảnh báo phải đứng xa nơi đó ra. Được tận mắt chứng kiến sự kì lạ của tự nhiên này, họ mới tin đó là sự thật. Họ bắt tay vào nghiên cứu địa chất, rồi khảo sát nguồn nước… Cuối cùng họ nhận định, có thể trong lòng núi có 1 con rùa khổng lồ. Khi mọi người đọc câu thần chú và giậm chân, con rùa đó giật mình rụt cổ lại. Và nước từ trong lòng núi sẽ tràn ra. Họ chỉ giải thích vậy và lấy mẫu 2 chai nước về lại Hòa Bình.

    Còn tiếp...
    Lần sửa cuối bởi Shaolaojia; 23-06-2013 lúc 05:00 PM

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  9. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts

    Tiếp theo

    Từ đó cho đến nay họ cũng chưa gửi thêm một lời kết luận nào về Mó Hốc bí ẩn này. Người dân nơi đây luôn tâm niệm, đây là món quà của Giàng ban tặng nên họ coi đó là một đặc ân. Với những người nơi khác lần đầu đến mảnh đất này không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến cảnh tượng nước ở Mó Hốc tuôn trào. Anh Châu, người lái máy xúc của đơn vị thi công đường vào bản Nghê đến giờ vẫn chưa hết bàng hoàng. Hôm đó, anh Châu có nhiệm vụ múc chân đường cũ đi để đổ đá và cát vào lu đường. Khi anh đưa máy tới trước Mó Hốc, bỗng nhiên anh thấy nước ở trong lòng núi đá cứ phun ra ầm ầm ngập ngang cả máy xúc. Sợ quá, anh bỏ máy đó chạy thục mạng. Khi tới bản Nghê, anh mới dám dừng lại. Gặp già làng, anh mới hiểu do máy nổ mạnh nên đập vào vách núi khiến Mó Hốc lại phun trào. Hôm đó, anh Châu phải sửa một cái lễ nhờ già làng ra cúng. Mặc dù đã lễ tạ thần núi nhưng đơn vị của anh Châu phải vất vả lắm mới làm xong đoạn đường qua Mó Hốc. Suốt những ngày làm tại đó, Mó Hốc liên tục phun nước ra khiến đoàn đường thường xuyên ngập nước.

    Khám phá Mó Hốc bí ẩn

    Nghe bà con nơi đây kể về Mó Hốc khiến tôi nóng lòng muốn tận mắt được chiêm ngưỡng mó nước bí ẩn này. Giờ đây bản Nghê đã tách ra làm 2 bản. Mó nước thuộc địa phận của bản Co Lai. Ông Đinh Công Sơn, Trưởng bản Co Lai đích thân dẫn chúng tôi ra Mó Hốc. Đứng từ xa nhìn lại, Mó Hốc nằm dưới chân núi đá cao sừng sững, dựng vách thành thẳng đứng. Mó nằm cạnh đường. Trước đây ở khu núi đá này rừng nghiến, rừng đinh cổ thụ mọc phủ kín cả lối đi. Giờ đây trên đỉnh núi đó chỉ còn là cây bụi rậm rạp. Phía trước mó nước cũng chỉ còn vài cây nhỏ. Lại gần mó nước này cũng giống như bao mó nước khác ở miền núi đá. Nước từ trong lòng núi rỉ ra mát lạnh. Trên một khoanh đất rộng trước mặt, nước chảy thành vũng, cỏ mọc tốt um tùm. Tiến lại gần cửa mó nước chỉ là những cái hang nhỏ to bằng cột nhà sàn, người không chui vừa. Xung quanh cũng có nhiều hang đá nhỏ đã được bào mòn. Điều này chứng tỏ nước từng phun ra rất nhiều lần ở đây.

    Khi chúng tôi định hú thử thì ông Sơn ngăn lại, từ ngày rừng đinh, rừng nghiến bị phá hủy vào mùa cạn đọc thần chú nước khó ra lắm. Tuy nhiên chỉ sau 1-2 trận mưa to, ai gọi Mó Hốc cũng tuôn trào. Chúng tôi có may mắn chứng kiến cảnh Mó Hốc phun nước. Ông Sơn dẫn chúng tôi ra chỗ gốc cây đinh cổ thụ. Giờ đây cây đinh đã bị chặt phá, ngay cả gốc cây cũng bị đốt cháy xém. Ông Sơn bảo, cây đinh cổ thụ này to lắm, 5 người ôm không xuể. Gốc của nó to bằng cả gian nhà và cao khoảng 30m. Quả như lời ông Sơn nói, cứ nhìn những rễ cây bị đốt còn sót lại, khoảng cách của chúng 3-4m, chỉ tiếc giờ nó không còn.

    Khi đã yên vị ông Sơn mới tạo chiếc loa tay hú lên một hồi thật dài. Chúng tôi đứng đó mà tứa mồ hôi để đợi được xem một lần Mó Hốc tuôn nước. Chỉ lát sau tiếng nước chảy róc rách từ trong khe đá trào ra. Nước chảy không ào ào như thác đổ mà nó chỉ chảy từ từ. Ông Sơn bảo rằng, vì rừng bị chặt phá nhiều quá rồi. Phải đến giữa mùa mưa nước mới có nhiều.

    Từ lần đó, không người dân nào dám động đến 1 lá cây trước cửa Mó Hốc. Bà con nơi đây còn đang quyên góp tiền để xây dựng một ngôi miếu nhỏ phía trước Mó Hốc để tạ ơn các thần linh, để con cháu người Mường, người Tày nơi đây đời đời phải tôn thờ Mó Hốc linh thiêng.

    Phóng sự của Linh Nhi

    (Báo Năng lượng Mới số 148, ra thứ Ba ngày 21/8/2012)

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  10. #9
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Huyền bí bùa ngải và tục thờ ma xứ Mường - Thanh Hóa
    Để tìm hiểu về chuyện bùa chú xứ Mường, chúng tôi đã lần tìm về huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, một huyện miền núi có đến 90% người Mường sinh sống, được mệnh danh “thủ phủ bùa ngải xứ Thanh”.
    Lá bùa huyền thoại

    Qua chỉ dẫn của một người quen, chúng tôi tìm đến nhà cụ Bùi Quý Phi - 78 tuổi, thôn Thọ Liêu, xã Thành Tiến, một người Mường chính gốc. Sau một hồi loanh quanh vượt dốc, trèo đèo, chúng tôi đã có mặt tại nhà cụ Phi. Bức màn bí mật về bùa yêu đã được vén lên, câu chuyện về bùa yêu mà chúng tôi chỉ được nghe qua những lời kể lúc “trà dư, tửu hậu” được hé lộ đôi phần.

    Cụ Phi khẳng định “bùa yêu là có thật chứ không phải là chuyện do người Mường bịa ra để dọa người”, rồi cụ chậm rãi kể: Bùa yêu do thầy mo, thầy cúng làm cho các đôi yêu nhau. Bùa yêu có nhiều điểm tốt, nó sẽ làm cho các đôi “đòi ly hôn” quay trở lại bên nhau tiện việc chăm sóc con cái. Bùa yêu sẽ làm cho ông chồng, bà vợ có tính “ham chơi” nhanh chóng đoàn tụ gia đình.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó bùa yêu còn chứa đựng nhiều cái không được tốt, một ông thầy biết làm bùa yêu nếu thấy cô nào ưng ý lập tức sẽ làm bùa cho cô kia theo về làm vợ, nên có chuyện có thầy bùa có tới cả chục người vợ. Những thầy dùng bùa yêu như trên hậu vận sau này sẽ không tốt, con cái hay chết yểu, không thành đạt. Có người dùng bùa yêu để lừa tình, lừa gạt con gái nhà lành, chỉ cần có tiền mua chuộc thầy bùa thì sẽ có nhiều vợ.

    Cụ Phi hé lộ “có đám ma khi vợ vừa chết được một lúc thì người chồng cũng lăn quay ra ôm lấy xác vợ, lúc này mọi người mới té ngửa, hóa ra trước kia ông chồng dùng bùa yêu để chiếm đoạt người vợ chứ không có yêu đương gì cả”. Theo đó những cặp vợ chồng đến với nhau vì bùa yêu, nếu một trong hai người không may chết đi thì phải lập tức đi tìm ngay thầy về giải bùa, trong trường hợp không kịp giải bùa người còn lại sẽ khó mà sống sót.

    Những câu chuyện do cụ Phi kể lại tuy khá logic, phù hợp với những lời kể được lưu truyền trong dân gian, tuy nhiên chúng tôi vẫn nghi ngờ về tính chân thực, bởi ông chỉ là một lão nông quanh năm quanh quẩn trong làng. Chúng tôi tiếp tục đi tìm sự thật về việc này. May mắn đã đến với tôi khi gặp lại ông anh họ làm giáo viên “có quen ông thầy bùa ngải, trước công tác cùng trường, giờ đã nghỉ hưu”.

    Câu chuyện huyền hoặc của ông giáo già

    Đó là ông Bùi Ngọc Thuấn - nguyên giáo viên có thâm niên gần 40 năm dạy môn sinh học tại Trường THCS Thạch Đồng (huyện Thạch Thành), đã nghỉ hưu, hiện đang làm Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi, kiêm Chủ tịch Hội Đông y xã Thạch Đồng. Ông Thuấn được mọi người trong xã đặt cho biệt danh “thầy ba trong một” vì ông là thầy giáo, thầy thuốc kiêm luôn cả thầy cúng.

    Sau một hồi tiếp chuyện, ông Thuấn thêm một lời khẳng định đanh thép: “Lời kể của bác Phi hoàn toàn đúng, bùa yêu hoàn toàn có thật”. Ông Thuấn cho biết thêm: Bùa yêu không phải ai cũng học được, nó mang tính cha truyền con nối, dòng dõi, không truyền ra ngoài.

    Bỏ bùa yêu có nhiều cách, trước tiên phải biết tên tuổi người mà mình định bỏ bùa, thầy bỏ bùa yểm câu chú kết hợp với gọi tên người đó lên rồi thổi vào muối, gạo, sỏi... sau đó cầm lấy ném vào đối tượng, nhưng đạt hiệu quả nhất vẫn là lấy những vật dụng sinh hoạt hằng ngày của đối tượng như khăn tay, khăn mặt, mũ...

    Khi đã bị bỏ bùa yêu các đôi sẽ yêu nhau “đến chết cũng không rời”, một người không may chết trước thì lập tức phải giải bùa ngay cho người còn lại, nếu không kịp thì người ở lại chẳng mấy chốc sẽ “lìa đời” tức khắc.

    Có nhiều thầy bùa cao tay đến mức, một khi đã bỏ bùa yêu sẽ hiếm có người nào hóa giải được, nên nhiều lúc đã xảy ra tình trạng đi tìm thầy về giải bùa cho người ở lại thì thầy bùa ngày xưa đã đi nơi khác sinh sống hoặc thầy đã thành người thiên cổ tự bao giờ. Gặp phải ông thầy cao tay như vậy, những thầy bùa cấp độ thấp cũng chỉ biết đứng nhìn chứ tuyệt nhiên không dám vào giải bùa vì sợ bùa phản lại.

    Do mỗi bài chú khá dài, có khi lên đến cả trang giấy nên người học bùa yêu, nèm bùa, ếm bùa bắt buộc phải có hơi thở dài, không sứt môi, hở răng, nói lắp để đề phòng “gọi nhầm tên hoặc không đúng câu chú”. Câu thần chú phải đọc liên tục không được đứt hơi, ngắt quãng nếu không sẽ phải đọc lại từ đầu.

    Có nhiều cách để hóa giải bùa yêu được các thầy bùa áp dụng, trong đó có phương pháp dùng một ống tre, lấy phân gà đặc bôi xung quanh, sau đó hơ qua hơ lại trên đống lửa, nam hơ 7 lần, nữ 9 lần, vừa hơ lửa vừa đọc thần chú, kết hợp với đọc tên người bị bỏ bùa, bùa yêu sẽ được hóa giải.



    Cụ Lưu Quý Phi thôn Thọ Liêu, xã Thành Tiến, huyện Thạch Thành,
    78 tuổi, một người con của đất Mường khẳng định “Bùa ngải xứ Mường là có thật''.


    Hư thực về ếm bùa, ma xó, nèm bùa

    Sau một hồi “giấu nghề”, chính ông Thuấn khẳng định, ông không biết ếm bùa, làm bùa yêu, nhưng ông lại biết nèm bùa. Ông giáo già một lần nữa khẳng định thêm “bùa yêu, ếm bùa, nèm bùa là có thật, riêng ma xó thì không có thật”.

    Những thầy cúng bùa chú thường thờ thần ếm, thần bùa trong nhà, bên trên bàn thờ có lọng xanh để che, đây là điều quan trọng để phân biệt với những thầy cúng thông thường. Và mỗi thầy ếm bùa phía ngoài vườn thường có một gian thờ nhỏ, người ngoài không biết tưởng đó là ma xó nhưng thực chất trong đó có thờ một con sâu to như cái cán dao, không bao giờ hóa bướm, thức ăn chủ yếu là xác động vật.

    Phân của con sâu này rất độc, được kết hợp với nhựa cây sui lấy trên rừng trộn lẫn với nhau, hỗn hợp chất độc đó được tẩm vào khăn, áo, mũ... và ai ngấm phải chất độc trên sẽ ốm, yếu mà không bác sĩ nào có thể tìm thấy nguyên nhân gây bệnh, lâu dần sẽ chết mà không loại thuốc nào chữa khỏi. Theo nhiều người kể lại con sâu đó được sinh ra từ râu của con cọp, nên mỗi khi đi săn được cọp, các thợ săn lập tức phải đốt ngay bộ râu cọp đi kẻo nó lại rơi vào tay thầy bùa.

    Ếm bùa làm cho con người chết từ từ nhưng riêng nèm bùa sẽ làm cho con người chết ngay tức khắc, nhưng ít người dùng vì nó tàn độc, hại người, nó như một con dao hai lưỡi có thể phản lại làm hại ngay chính bản thân thầy nèm. Nèm bùa có nhiều loại, bên cạnh loại nèm bùa độc ác làm chết người còn có nhiều cách nèm bùa khác lại cứu người, làm nhiều điều tốt.

    Nếu như ếm bùa chỉ truyền cho người trong dòng tộc, người phải có duyên mới học được và phải kiêng kỵ không được đi qua dây phơi quần áo, đồ dùng phụ nữ thì nèm bùa bất kỳ ai cũng có thể học được, lại không phải kiêng khem. Có nhiều cách nèm khác nhau, có loại nèm làm cho người say rượu, khi đó muốn cho ai nhanh say rượu, chỉ việc nèm bùa vào ly rượu, cho dù người đó tửu lượng cao bao nhiêu chỉ cần một ly như vậy sẽ say ly bì bất tỉnh nhân sự suốt mấy ngày.

    Nèm săn thú, bắt cá được nhiều người biết đến, tuy nhiên loại nèm này thường có những câu thần chú khá cay độc như “... tôi nguyện sống độc thân suốt đời không vợ không con”. Mỗi khi đi nèm cá sẽ tự vào lưới, thú ở đâu lù lù xuất hiện chỉ việc giơ súng lên bóp cò, nhìn chung ít khi đi nèm mà về tay không.

    Nèm cá không ảnh hưởng đến người đi nèm, còn nèm thú sẽ có ảnh hưởng không tốt đến bản thân người săn được thú, bởi khi nèm được bất cứ loại thú rừng nào cũng đều phải chia đều cho cả bản ăn xem như san sẻ “nghiệp chướng” của mình cho mỗi người gánh một ít.

    Nếu nèm được thú rừng có linh khí thuộc loại trung bình như hươu, nai... tương ứng với nó sẽ có một con vật nuôi trong nhà như chó, mèo... sẽ phải chết theo, nếu nèm được những con vật có linh khí mạnh như hổ, báo… thì vật hy sinh “mạng đổi mạng” có khi lại chính là người trong gia đình thầy nèm thú, vì điều này nên nèm săn thú ít được người Mường sử dụng.


    Ông Bùi Ngọc Thuấn nguyên giáo viên THCS xã Thạch Đồng, với gần 40 năm giảng dạy, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi kiêm Chủ tịch Hội Đông Y xã Thạch Đồng cho hay ''Bùa Ngải, bùa yêu, Nèm bùa xứ Mường là có thật“.
    Bên cạnh những loại nèm kể trên còn có những loại nèm dùng để chữa bệnh rắn cắn, trẻ con mất vía, trâu bò dòi bọ làm tổ. Nèm chữa rắn cắn được nhiều người biết đến, mỗi khi có người bị rắn độc cắn, thầy nèm sẽ dùng lá cây rừng miệng lẩm nhẩm thần chú thổi vào vết rắn cắn, chỉ một lúc nọc rắn sẽ được hút ra ngoài. Có nhiều trường hợp bệnh nhân đã bị bệnh viện trả về do nọc độc đã ngấm vào tim không thể chữa nổi, song gặp được thầy nèm độc rắn cao tay thì chất độc sẽ nhanh chóng được hóa giải, mang lại sự sống.

    Sau khi kể toàn bộ những hiểu biết của mình cho chúng tôi nghe về bùa ngải, ông Thuấn lúc này mới tiết lộ một bí mật là ông không biết nèm thú, nhưng ông biết nèm cá, ông đã vác lưới ra sông là sẽ có cá mang về ăn và ông còn biết nèm dòi bọ cho trâu, bò.

    Theo đó, những con trâu không may bị thương rồi ruồi bâu đậu vào đẻ trứng sinh ra dòi bọ nhiều vô kể, ông chỉ việc vẽ hình con trâu ra giấy, lấy tay chỉ vào khu vực bị dòi bọ bám, rồi ông ngửa cổ lên trời miệng lẩm nhẩm đọc thần chú, mang tờ giấy đó ra chuồng trâu đốt, một lúc sau toàn bộ dòi bọ sẽ chết và tự rụng xuống đất.

    Câu chuyện giữa chúng tôi và ông Thuấn đang hồi hộp, ly kỳ thì ông Nguyễn Văn Tiến - Phó chủ tịch UBND xã Thạch Đồng - xuất hiện và ông Tiến cũng khẳng định thêm: “Bùa ngải của người Mường là có thật, chứ không phải bịa ra để hù dọa, nó ra đời và tồn tại hàng ngàn năm nay, trở thành nét văn hóa độc đáo của người Mường”.

    Thieugia theo Lao Động
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  11. #10
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Bí ẩn giếng nước thần kị... đàn bà của người Ma Coong

    Người Ma Coong ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đang lưu giữ một báu vật trời cho, ấy là giếng nước thần bí ở lưng chừng đỉnh Trường Sơn. “Thần giếng” lại chẳng ưa những người phụ nữ đến tháng, hoặc vừa nở nhụy khai hoa...

    Thông tin về giếng nước kỳ lạ ấy chúng tôi vô tình… chộp được trong bữa cơm trưa ở UBND xã Thượng Trạch. Giữa những ngày trời như đổ lửa, thông tin ấy đã khiến chúng tôi kinh ngạc, muốn thực mục sở thị giếng nước có một không hai ấy.

    Kiệt tác trên núi cao

    Ngay sau bữa trưa, chẳng thể đợi cái nắng cháy da bỏng thịt nhạt bớt, chúng tôi đã cùng ông Đinh Toại, người được đích danh Chủ tịch xã Đinh Hợp cử làm “hướng dẫn viên”, tức tốc lên đường. Ông thầy lang cao tay Đinh Toại là em trai của ông Đinh Xon - chủ đất của người Ma Coong. Với đồng bào nơi rừng xanh núi thẳm cách xa ánh điện phồn hoa tới hơn trăm cây số này thì chủ đất là người vô cùng uy tín.


    Chiếc giếng thần kỳ trên đỉnh núi đá - nước trong giếng không bao giờ vơi cạn

    Theo ông Đinh Toại thì giếng nước kỳ lạ trên toạ lạc ở đỉnh núi đối diện với uỷ ban xã, dưới tán rừng mà từ xa trông lên chỉ thấy một màu ngăn ngắt. Theo chân ông, chúng tôi băng qua con suối đầy đá cuội gập ghềnh.

    Càng đi càng thấy sự khắc nghiệt của núi rừng. Những quả đồi khô khốc nối tiếp nhau... Qua những quả đồi trọc với nham nhở những thân cây cháy đen sì là đến rừng già.

    Lần mò trong rừng cỡ hơn giờ đồng hồ, ông Đinh Toại dẫn chúng tôi đến một quả núi chỉ toàn đá vôi. Chỗ này thưa bóng cây nên trời sáng bạch. Theo đường mòn, chúng tôi leo lên đỉnh núi. Khi vừa đến một bãi đá bằng, ông Đinh Toại ra hiệu cho chúng tôi dừng chân.

    Theo hướng tay chỉ của Đinh Toại, chúng tôi không khỏi kinh ngạc khi tận thấy một kiệt tác của tự nhiên. Một miệng giếng tròn vành vạnh lộ ra trên chỏm núi, nhô hẳn khỏi phiến đá phẳng lỳ. Xung quanh giếng vẫn vương vãi nhiều dụng cụ lấy nước tự tạo của những người đi rừng.

    Đang định tiến lại nơi miệng giếng thì chúng tôi bất ngờ bị Đinh Toại ngăn lại. Chưa kịp hiểu chuyện gì thì ông đã quỳ xuống, mặt nghiêm trang, miệng lẩm nhẩm những câu gì đó bằng tiếng dân tộc. Vài phút sau, hướng về phía đỉnh núi, ông chắp tay vái lạy.

    Làm xong thủ tục lạ lùng đó, quay về phía chúng tôi, Đinh Toại bảo, ông vừa cầu khấn xin Giàng cho chúng tôi đến thăm giếng thần. Sở dĩ ông phải làm vậy là bởi tộc người của ông cho rằng, giếng nước trên là giếng nước của Giàng, của thần linh. Chỉ có thánh thần mới khiến giếng nước này xuất hiện đúng lúc để giúp tộc người ông thoát khỏi cơn đại hoạ.

    Vượt qua đại họa

    Chuyện đó xảy ra đã mấy chục năm. Những nguời cùng độ tuổi như Đinh Toại ở vùng đất này vẫn chẳng thể nào quên được. Những năm 60 của thế kỷ trước, đường 20 xuyên qua Thượng Trạch là điểm bắn phá ác liệt của quân Mỹ.

    Trong một đận trốn chạy bão đạn mưa bom, người Ma Coong đã phải bỏ làng lên núi, náu mình trong những mái đá khổng lồ. Lúc chạy tránh bom chẳng ai nghĩ đến một điều, rằng trên ngọn núi này chẳng có lấy một giọt nước, chỉ đến lúc khát cháy họng mọi người mới hốt hoảng nhận ra sự thật kinh hoàng đó...

    Bom vẫn rơi, đạn vẫn nổ ầm ầm... Xuống bản sẽ bị chết vì bom, cố thủ trên núi sẽ chết khát. Sau nhiều ngày sống trong vô vọng, nhiều người đã nghĩ đến cái chết đang chờ đợi. Đúng lúc đó như có thần linh mách bảo, mấy người dân leo lên trên ngọn núi đá cao nhất nhìn về bản làng đang mịt mù khói lửa thì bất ngờ phát hiện ra giếng nước.

    Cứ như ông trời vừa mới khơi chiếc giếng ra để cứu vớt người dân. Giếng lại nằm ở vị trí rất… lạ kỳ là trên mỏm đá, tròn vành vạnh, nước trong veo. Cả khu rừng không có nước, các vách đá không có nước, ấy vậy mà trên mỏm đá ấy, giếng lại “mọc ra” một cách khó tin.

    Điều lạ nữa là giếng nhỏ nhưng dù cả trăm người dùng nước trong giếng vẫn chẳng hề vơi cạn... Để chứng minh điều kỳ diệu đó, Đinh Toại liên tục dùng bắng nứa để múc nước ra, thế nhưng múc đến đâu ngay lập tức nước lại dâng lên đến đó...

    Chuyện kiêng kị khó tin

    Gặp lại chúng tôi, khi được hỏi chuyện giếng thần không ưa đàn bà thật hay chỉ là lời đồn, ông Đinh Hợp khẳng định chuyện này là hoàn toàn có thật, ông đã từng được nhiều lần chứng kiến. Và, cũng bởi sự thật này mà mấy chục năm nay, không chỉ phụ nữ đến tháng, phụ nữ mới sinh nở mà tất thảy đàn bà, con gái ở đất này đã không dám mon men đến cạnh “giếng thần”.

    Ông Đinh Hợp kể, đồng bào dân tộc ông phát hiện ra chuyện lạ lùng này cũng chính từ đợt đi trú bom Mỹ mấy chục năm về trước. Khi ấy, giữa khu rừng vắng, khi đàn ông ra múc nước tắm giặt ào ào thì chẳng sao, thế nhưng cứ đám đàn bà con gái rủ nhau ra giếng thì giếng lại sôi lên ùng ục.

    Không chỉ có vậy, những lúc ấy, bọ gậy, rồi các đám vẩn đục không biết từ đâu tuôn lên mặt giếng. Tuy nhiên, khi những phụ nữ này đi khỏi thì sự cố lạ kỳ trên cũng biến mất, nước trong giếng lại trong xanh, đám cung quăng đen kịt cũng từ từ lặn mất.

    Ông Đinh Hợp kể, trước sự kiện lạ lùng đó, khi ấy, dân bản cho rằng, trong số những phụ nữ đến giếng có người đã bị “con ma rừng” nó ám nên mới khiến thần giếng nổi giận. Tuy nhiên, sau vài lần kiểm tra dân bản đã đi đến kết luận: Chỉ những phụ nữ mới sinh, đang ở cữ cùng những người đàn bà đến tháng mới khiến “thần giếng” nổi cơn tam bành.

    Fangzi sưu tầm
    Lần sửa cuối bởi fangzi; 25-06-2013 lúc 05:03 AM
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •