Trang 2/4 ĐầuĐầu 1234 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 39

Chủ đề: Nước Việt Mến Yêu & Những Điều Kỳ Thú...

  1. #11
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    202
    Thanks
    71
    Thanked 13 Times in 12 Posts
    Thái Nguyên
    Ly kỳ chuyện cặp rắn mào gà nơi đền thiêng dưới chân núi Tam Đảo



    Thứ 2, 24/06/2013 14:01:56- Chuyên mụcTin tức|Muôn màu cuộc sống|


    Suốt mấy chục năm qua, người dân nơi đây vẫn truyền miệng câu chuyện về đôi rắn mào gà xuất hiện trong đền thiêng Long Khánh Tự dưới chân núi Tam Đảo.


    Ngôi đền được di chuyển về vị trí Gò Bãi Dứa

    Đó là câu chuyện mà bấy lâu nay người dân xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên vẫn thường đồn thổi. Để biết thực hư câu chuyện chúng tôi đã vượt quãng đường dài 100 km, tìm về xóm Dứa gặp ông Lê Văn Thử (sinh năm 1932) người đã trông coi ngôi miếu hơn 40 năm qua cho đến khi đền được di chuyển sang vị trí mới phục vụ việc xây hồ chứa nước Vai Miếu.

    Rắn thần xuất hiện trong đền thiêng


    Ông Thử kể cho chúng tôi nghe câu chuyện đầy ly kỳ về đôi rắn mào gà xuất hiện trong miếu thiêng khi người ta làm Hồ Vai Miếu động đến miếu thiêng giữa đập hồ khiến người dân ở đây vẫn chưa hết hoang mang. Ông Thử khẳng định chuyện đôi rắn mào xuất hiện trong đền là có thật nhưng không phải do làm hồ động đến miếu thiêng mà “rắn thần” xuất hiện. “Tôi đã trông coi ngôi đền đó từ năm 1968 đến năm nay. Năm 1997, khi có dự án làm hồ chứa nước Vai Miếu vì ngôi đền nằm chính giữa chân đập nên phải di chuyển về vị trí khác. Trong thời gian trông coi đền đã hai lần tôi vào thắp hương và gặp đôi rắn mào ngự trên cung ở trong đền khi đó là vào tháng 2/1968. Ban đầu khi nhìn thấy hai con rắn tôi cũng rùng mình nhưng hai con rắn rất hiền lành, không dữ tợn khi có người xuất hiện, sau khi thắp hương làm lễ xong thì đôi rắn đó biến mất". Như ông Thử phán đoán thì việc rắn xuất hiện như thế là rất linh thiêng, còn việc sau khi thắp hương có thể đôi rắn bò đi qua các lỗ cửa sổ hay như thế nào thì thực tình ông cũng không thể hiểu được.

    Nhâm nhi chén trà nóng Ông Thử kể tiếp câu chuyện: “Đôi rắn mào đó đều có thân màu trắng, đầu rắn to như cái tô to đựng canh, trên đầu rắn có mào đỏ như mào của những chú gà trống, thân rắn dài hơn cái đòn gánh mà thanh niên lực lưỡng dùng để gánh lúa. Đặc biệt khi ngự trên cung trong đền, hai con rắn chúc đầu vào nhau ở ngay chính giữa cung điện.

    Năm 1998, để phục vụ việc xây dựng hồ chứa nước Vai Miếu, dòng họ Nguyễn nhà tôi đã làm lễ di chuyển đền về vị trí Gò Bãi Dứa. Tại vị trí mới, chúng tôi đã xây dựng đền theo đúng như hiện trạng ban đầu, chỉ còn lại chiếc bát hương từ thế kỉ XVII. Khi xây mới chúng tôi cũng cho làm một đôi rắn bằng vải tượng trưng cho đôi rắn đã hai lần ngự trên cung để thờ. Tiếc rằng những giá trị cổ kính của ngôi đền cổ thì không còn nữa".


    Đã hơn 40 năm qua, ông Thử vẫn trông nom ngôi đền Long Khánh Tự


    Truyền thuyết ly kỳ về ngôi đền

    Để biết rõ hơn về những câu chuyện liên quan đến đền Long Khánh Tự, PV đã tìm gặp ông Lê Lâm Thao một người được mệnh danh là pho sử của làng.
    Ông Thao kể cho chúng tôi nghe những truyền thuyết ly kỳ của xóm Chuối: “Trước cửa hang Gành Đá Sập nước xanh ngắt một màu trông như ngọc, nước chảy lững lờ xuyên qua một ngọn núi thuộc dãy núi Tam Đảo, chỉ cần cầm quả bưởi thả ở cửa hang trong chớp mắt là mất hút theo dòng nước. Sau đó khoảng vài giờ người ta lại thấy quả bưởi đó xuất hiện ở Nấm nước thuộc địa phận xóm Chuối”, ông Thao nhớ lại.
    “Không biết cái tên Gành Đá Sập có từ bao giờ nhưng từ khi tôi lớn lên thì đã nghe các cụ kể lại truyền thuyết đầy ly kỳ. Ngày xưa, người dân nơi đây vẫn con nghèo lắm, có khi đến tết mà nhiều gia đình muốn luộc bánh nhưng không có nồi. Tương truyền, người dân thường đến của hang Gành Đá Sập nhắm mắt lại đọc một câu thần chú, đọc xong câu thần chú mở mắt ra thì thấy một chiếc nồi đồng từ hang đá trôi ra, người dân mượn nồi về luộc bánh xong lại mang đến cửa hang để trả”.

    Một lần có người dân nơi đây không có nồi để luộc bánh có đến cửa hang Gành Đá Sập đọc câu thần chú để mượn nồi về dùng nhưng sau đó tham lam lại không mang nồi trả lại. Trời đất nổi giận rồi cho một hòn đá to phía trên hang sập xuống kín miệng hang, từ đó người dân nơi đây không có ai mượn được nồi từ hang Gành Đá Sập.

    Nhưng người dân lại luôn thấy có một đôi rắn quấn quýt như vợ chồng thường xuyên xuất hiện từ trong hang bơi ra tắm phía vực bên ngoài, một lát lại bơi vào trong hang. Khi chưa làm hồ thì đây là nơi ở của đôi rắn mào".

    Đền Long Khánh Tự có từ TK XVII, đền do bao đời dòng họ Nguyễn trông coi, quản lý, cửa đền nhìn thẳng ra hang Gành Đá Sập. Ngôi đền chỉ thực sự linh thiêng và được người dân nơi đây tu bổ từ khi gắn liền với một truyền thuyết về việc cầu mưa của bà con nơi đây.

    Mấy chục năm về trước vùng đất nơi đây vẫn còn hoang sơ, người dân nơi đây vẫn làm nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc mưa gió tự nhiên. Có những năm hạn hán kéo dài, trời không có mưa, lúa ngoài đồng héo khô chỉ cần một que diêm cũng có thể đốt cháy cả cánh đồng mà cò bay sải cánh không hết.

    Người dân nơi đây cùng kéo nhau vào trong đầu nguồn, nơi con suối bắt nguồn chảy ra từ dãy núi Tam Đảo. Cả dân làng cùng té nước, tạo mưa giả sau đó vào ngôi đền nhỏ gần đó thắp hương cầu khấn. Ngay buổi chiều người dân cầu khấn thì đêm hôm đó trời nổi gió và mưa to kéo đến giúp bà con nơi đây tránh được một mùa hạn hán.

    Kể từ đó, người dân thường xuyên mang lễ vật đến đền Long Khánh Tự thắp hương. Sau này đền được mọi người tu sửa khang trang, cứ khi nào gặp hán hán người dân cả vùng lại kéo nhau vào nơi đây té nước cầu mưa.

    Nguồn :Nguoiduatin.vn

  2. #12
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    Chuyện về ba ông lão tóc rồng

    27.12.2012 | 23:46

    Suốt 37 năm qua, ông Nguyễn Văn Chiến (85 tuổi, ở ấp Dầu, xã Đông Hòa, huyện Châu Thành, Tiền Giang) chỉ ăn một bữa cơm đúng giờ ngọ (12h trưa) với rau xanh tự trồng trong vườn nhà và ngồi tu đạo dưới gốc tre trước am tự mỗi ngày bất kể mưa nắng. Và hai người anh em trai cùng người con trai thứ 5 của ông cũng khổ hạnh theo cách này để cầu nguyện hòa bình cho đất nước và sức khỏe bản thân.
    Nhưng điều đặc biệt nhất khiến người dân ấp Dầu ngưỡng mộ ba anh em nhà ông Chiến là mái “tóc rồng” như một biểu tượng cho lòng thành tu đạo gắn bó với họ trong suốt mấy chục năm qua.

    Nuôi “tóc rồng” vì lòng mộ đạo ?

    Tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Chiến lúc trời chập choạng tối, sau cơn mưa giông nặng hạt lúc xế chiều, mọi thứ thêm ẩm ướt, khiến con đường xuyên qua vườn chuối đến nhà ông đậm màu liêu trai. Vừa đặt chân đến thềm nhà, ông Chiến vội vàng vén mùng bước vội xuống giường mời chúng tôi vào. Ông cất lời: “Sao nhà báo xuống trễ vậy, có mắc mưa không?” trong khi chúng tôi vẫn đang tròn xoe mắt vì chưa kịp trình bày gì.


    Ba ông lão tóc rồng trong một lần chụp ảnh hiếm hoi

    Theo lời ông Chiến, đại gia đình ông theo đạo Tứ ân hiếu nghĩa nên từ nhỏ anh em ông được dạy dỗ phải biết hiếu với đồng bào, Tổ quốc, hiếu với tổ tiên, cha mẹ. ( Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa do ông Ngô Lợi, một sỹ phu của phong trào Cần Vương sáng lập năm 1867, tại vùng núi Thất Sơn, An Giang. Tôn chỉ hành đạo của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là "Hành Tứ ân - Sống hiếu nghĩa - Vì đại đoàn kết dân tộc"). Việc mấy anh em ông Chiến không cắt tóc là thể hiện sự hiếu nghĩa với cha mẹ. Quan niệm chung của mấy ông “da thịt, râu tóc là của cha mẹ không được tự tiện cắt bỏ (?). Phần nữa, mỗi lần cắt tóc là mỗi lần bệnh tật hành hạ nên dần dà nuôi tóc dài thành phương châm phấn đấu và chăm sóc bản thân”.

    Sau ít phút làm quen, ông chia sẻ, khoảng thời gian từ năm 1970-1975, ngụy quân ra sức bắt trai tráng đi quân dịch, ông Chiến và hai anh tìm đường sang Bến Tre gia nhập vào đạo Dừa do ông Thích Hòa Bình tức ông Nguyễn Thành Nam để không phải tiếp tay cho ngụy quân sát hại đồng bào. (Đạo dừa do ông Nguyễn Thành Nam sáng lập ở Bến Tre, là một trong nhiều đạo tồn tại ở miền Nam trước 1975. Đạo Dừa chủ trương hòa đồng tôn giáo, tổng hợp tinh hoa của nhiều tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo, Kitô giáo.)

    Sau ngày 30/4/1975, đạo Dừa tan rã, ba anh em ông Chiến trở về quê nhà sum họp vợ con và tiếp tục tu tại gia cầu nguyện hòa bình cho đất nước.

    Chia sẻ về việc tu tại gia, ông cho biết: Hàng ngày, ông ngồi dưới gốc tre trước am tu khổ hạnh. Thời gian còn lại ông cặm cụi chăm sóc vườn cây ăn trái và rau xanh để tự cung tự cấp cho sinh hoạt ăn uống của bản thân. Ông cho rằng, rau xanh tự trồng sẽ sạch và an toàn hơn, người như ông chỉ sống dựa vào rau quả càng phải cẩn thận hơn nữa. Mỗi ngày, ba anh em ông Chiến chỉ ăn một bữa cơm đúng giờ ngọ, khẩu phần ăn chỉ bao gồm cơm trắng và rau quả. Vậy mà, đến tuổi 85, ông Chiến vẫn minh mẫn và khỏe mạnh.

    Cái am nhỏ, nơi ông Chiến tu tập từng là mái nhà nhỏ của ông và vợ, nhưng hai năm trước bà đã qua đời. Hiện nay, ông Chiến sống một mình bầu bạn với khói nhang một lòng hướng đạo.

    Trong ba anh em, ông Chiến là người duy nhất cho người khác xem tóc và chụp ảnh, hai người còn lại rất e dè với báo chí cũng như không thích khoe “đuôi rồng” của mình với mọi người. Theo lời ông thì việc cho xem tóc có thể ảnh hưởng đến việc tu đạo nên họ e dè. Tuy nhiên, ông thoáng hơn với quan niệm mình không làm trái lương tâm, pháp luật nên không phải ngại phiền điều gì. Sau lời đề nghị xem tóc, ông từ tốn tháo tấm vải quấn tóc và tuôn mái tóc rồng dài chấm đất trước ánh mắt tò mò, kinh ngạc của chúng tôi. Một mùi thơm nhẹ thoảng ra từ mái tóc, những sợi tóc vàng óng ánh xen lẫn vô số sợi bạc kết dính với nhau như những vảy rồng nhỏ dần về phía đuôi tóc. Ông Chiến cho biết: “Lúc trước, tóc nặng tới 3kg, nặng quá phải cắt bớt 1kg, tiếc lắm nhưng để vậy khó di chuyển và làm vườn”. Mái tóc nặng gần 2kg được ông Chiến cẩn thận gói trong bọc vải, bới gọn trên đỉnh đầu, làm vườn, đi ruộng ông đều cảm thấy bình thường. Đuôi rồng là một phần máu thịt trên cơ thể ông Chiến từ mấy chục năm qua.


    Ông Nguyễn Văn Chiến giới thiệu mái "tóc rồng" của mình với PV báo Người đưa tin

    Ăn chay làm việc thiện


    Chia sẻ về tóc rồng của những người anh em khác của mình, ông Chiến nói: “Không hiểu vì sao 3 năm trở lại đây tóc của ông Giày tự rụng hết”. Hiện nay chỉ còn ông Chiến và ông Tiên giữ và nuôi được “tóc rồng”. Việc nuôi tóc được xem là điều thiết yếu với gia đình này. Cũng theo lời ông, ngoài việc đó là minh chứng cho lòng mộ đạo(?) còn là tự bảo vệ sức khỏe của mình. Ông cho biết,từ nhỏ đến giờ cứ mỗi khi cắt tóc, ông và các anh em lại đau ốm thường xuyên. Kể từ thời học sinh đến mấy năm trước ông mới cắt tóc lần thứ 2 vì nó quá nặng. Song sau lần cắt đó cũng khiến ông ốm liệt giường. Được biết, hiện tại phần tóc ông cắt vẫn được ông cẩn thận bọc lại và treo trong am thờ tự.

    Sau khi giới thiệu về phần tóc treo trong am, ông Chiến ôm mái tóc dài óng bước ra, đứng trước bụi tre ngoài hiên am tự và giới thiệu đó là gốc cây ông chọn để ngồi tu hành. Ông ngồi đó từ sáng đến chiều, ngoại trừ những lúc ông phải làm vườn và có người viếng thăm. Người khác nhìn vào có vẻ ma quái nhưng thật ra ông Chiến muốn việc tu tập gần gũi với thiên nhiên. Khung cảnh điền dã có cây cối, sông nước, cho ông Chiến cảm giác thanh tịnh, mà điều đó hết sức cần thiết với người cần phải tịnh tâm như ông.

    Hai anh em khác cũng có mái tóc rồng giống ông Chiến là ông Nguyễn Văn Giày (87 tuổi) và ông Nguyễn Văn Tiên (84 tuổi). Hai ông cụ này cũng còn minh mẫn, ông Tiên trước đây làm nghề đưa đò cho khách du lịch qua lại sông Tiền nhưng từ khi có cây cầu Rạch Miễu khách cũng thưa dần nên ông về ở ẩn ở xóm Dầu, ngày ngày chăm sóc vườn trái cây với hai anh trai.

    Cả ba anh em ông Chiến đều đạt cái ngưỡng tuổi thất thập cổ lai hy. Tuổi cao mà sức khỏe vẫn ổn định, tinh thần sáng suốt, mặc dù từ khi có tóc dài các ông đã ăn uống ít đi, chỉ ăn chay và làm việc thiện. Vậy mà, buổi tối, mấy ông vẫn có thể đọc báo, xỏ kim chỉ dưới ánh đèn leo lét. Chia sẻ về sức khỏe của mình ông cho biết: Việc tu dưỡng, chay tịnh không làm việc ác khiến tâm hồn thanh thản, cơ thể, tinh thần minh mẫn, sáng suốt. Việc ăn uống, sinh hoạt gần gũi thiên nhiên sẽ hạn chế bệnh tật. Cuối cùng ông nửa đùa nửa thật rằng: “Nuôi tóc dài với những người theo đạo như chúng tôi cũng là bí quyết rèn luyện sức khỏe để trường thọ”.

    Ghi nhận từ người dân nơi đây, chúng tôi được biết: cả ba anh em ông Chiến đều có vợ con. Ông Tiên và ông Giày đều có 7 người con, riêng ông Chiến có một trai một gái. Hai con ông Chiến đều đã lớn tuổi và cũng tu đạo, ăn chay một bữa vào giờ ngọ. Người con trai thứ Năm của cụ Tiên cũng ăn chỉ ăn mỗi ngày một bữa mà sức mạnh lại hơn người. Nhiều bà con trong xóm cho biết: “Thằng Năm khỏe lắm, cây cối lâu năm, to mấy người ôm mới xuể, không ai bứng gốc nổi. Vậy mà, tụi tôi mướn, nó làm là được hết, thấy cái cảnh nó ôm gốc cây nhổ lên thấy mà sợ.”

    Có thể còn là biểu hiện của bệnh lý

    Ông Chiến cho biết: Năm học lớp 12, tóc ông cũng đã rất dài và tết thành búi. Thế nhưng, thầy cô khuyên ông nên cắt tóc để cho giống bạn giống bè. Ông nghe theo lời về xin cha mẹ và họ đã đồng ý. Tuy nhiên, một sự lạ đã diễn ra. Sau khi cắt tóc, đầu ông thường xuyên bị đau nhức, học hành không còn sáng suốt, thuốc thang không thuyên giảm. Đến khi tóc dài lại thì đầu tự hết đau, cảm cúm tự khỏi. Kể từ đó, ông Chiến không lần nào cắt tóc nữa.Việc chăm sóc “tóc rồng” cũng gặp không ít khó khăn. “Tóc rồng” chẳng may dính nước sẽ rất lâu mới khô, làm cho ba người đau đầu, chóng mặt, cảm lạnh. Do đó, suốt hơn 30 năm qua, các ông không hề tắm gội cho “tóc rồng”, riêng ông Chiến khi da đầu bị ngứa ông chỉ xoa dầu vào phần gốc và gội lại với nước chứ không để ướt phần “đuôi rồng”.

    Ngọc Lài - Hà Nguyễn
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  3. #13
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Chuyện về Con rồng đá kỳ lạ ở ngôi nghè Chi Nhị


    Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh trong ngôi đền thờ

    Năm 1993, trước ngôi nghè Chi Nhị, nơi thờ thái sư Lê Văn Thịnh triều Lý, ở thôn Bảo Tháp, làng Thị Xá, xã Cách Bi, huyện Quế Võ, Bắc Ninh, cách cổng nghè chừng vài chục mét, chắc là do mưa gió (thậm chí mới đó mà đã thành truyền thuyết: qua một đêm mưa to gió lớn chưa từng có …) bà con lối xóm bổng thấy nhô lên một mõm đá, moi ra đôi chút thì đoán có thể là bộ phận của một khối hay một tượng đá lớn. Người ta đã rất cẩn thận đào đất chung quanh, thậm chí không dùng đến cuốc xẻng, chỉ lấy tay moi từng chút một. Cuối cùng, lộ ra một tượng rồng khổng lồ.


    Có lẽ là pho tượng rồng kỳ lạ nhất, chưa từng thấy kiểu tượng rồng nào giống thế, đẹp nhất, không chỉ ở nước ta. Làng liền cho đốn tre, lấy toàn cật tre già tết thành thừng to như cổ tay, 18 trai tráng lực lưỡng khiêng làm 9 đòn, hè lớn một tiếng mới nhấc được khối đá khổng lồ lên khỏi mặt đất, nhưng bà con bảo, thật lạ, sau đó lại thấy nhẹ bâng, cứ thế trân trọng và thong thả rước “Ngài” vào nghè, và lập miếu thờ. Tượng rồng vừa phát lộ ắt liên quan trực tiếp đến vị thành hoàng được thờ trong chính nghè này, thái sư Lê Văn Thịnh.


    Lê Văn Thịnh, ai có quan tâm đến sử đôi chút hẳn đều biết, là nhân vật có lẽ có số phận cũng kỳ lạ nhất ở nước ta, qua gần một nghìn năm mà sự đánh giá của người đời vẫn chưa xong, vụ kỳ án của ông gần suốt một thiên niên kỷ vẫn còn được phán xét theo hai cách hoàn toàn đối lập. Ông sống âm thầm trong lòng kính trọng và thương yêu của nhân dân, “dân đen”. Nhưng không chỉ những bộ lịch sử trịnh trọng của các sử gia bệ vệ như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt Nam sử lược đều nhất loạt lên án ông nặng nề, mà đến một tác giả sân khấu hiện đại tài ba và nghiêm túc là Tào Mạt cũng liệt ông vào hàng phản diện xấu xa trong các vỡ chèo lịch sử nổi tiếng và rất phổ biến của mình. Còn ông, gần một thiên niên kỷ, thì vẫn nằm đó, dấu mình sâu dưới lòng đất quê hương, cho đến sau khi Tào Mạt đã mất được mấy năm mới chịu hiện lên cho trai tráng làng Bảo Tháp moi đất tìm ra và đưa trở lại với đời. Tôi nói vậy bởi pho tượng rồng kỳ lạ nọ chính là tượng Lê Văn Thịnh. Tượng chân dung của ông, quả vậy. Vậy Lê Văn Thịnh là ai và vụ kỳ án của ông là thế nào?

    Năm Canh Tuất 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu, trường đại học đầu tiên của nước ta ở Thăng Long. Năm năm sau, Ất Mão 1075, vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh Kinh Bác Sĩ và Nho Học Tam Trường. Lê Văn Thịnh, sinh năm 1050 ở làng Đông Cữu, huyện Gia Lương, Bắc Giang, đi thi và đổ đầu, là vị trang nguyên đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, được tôn là “Trạng khai khoa”. Ông được vời vào cung dạy vua, vị vua đó chính là Lý Nhân Tông. Rồi thăng chức Thị lang Bộ Binh. Con người ấy không chỉ văn võ toàn tài, còn là một nhà ngoại giao kiệt xuất. Năm Canh Tuất 1076, nhà Tống sai Quách Quỳ “đem quân 9 tướng”, hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp, xâm lấn nước ta để trả thù việc Lý Thường Kiệt đã từng tấn công các châu Ung, Liêm, Khâm của nhà Tống, như một đòn đánh phủ đầu chặn trước mưu đồ tiến binh của đối phương. Lần này, trên chiến tuyến sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt lại đánh tan Quách Quỳ. Quân Tống tháo chạy nhưng lại chiếm lấy châu Quảng Nguyên, tức Cao Bằng, Lạng Sơn ngày nay. Năm 1078, vua sai Đào Tống Nguyên sang đòi, nhà Tống đồng ý trả lại phần lớn đất đai, nhưng ngoan cố giữ những vùng đất đai mà thổ dân địa phương đã dâng cho họ, gồm cả hai động Vật Dương và Vật Ác. Lần này, năm 1084 đến lượt thị lang Bộ Binh Lê Văn Thịnh đi đòi. Ông đến tận trại Vĩnh Bình, cùng bàn việc cương giới với người Tống. Họ bám lấy đất đã cướp, lấy cớ là của thổ dân tự ý đem nộp chứ không phải do họ chiếm. Lê Văn Thịnh dõng dạc biện luận cùng Thành Trạc, sứ giả nhà Tống: ” Đất thì có chủ, các quan viên giữ đất ấy đem nộp cho người khác và trốn đi thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ. Sự chủ giao mà lấy trộm đã không tha được, mà trộm của hay “tàng trữ” thì luật pháp cũng không cho phép, huống chi nay lại mang đất lấy trộm dâng để làm dơ bẩn sổ sách nhà vua“. Lý lẽ ràng buộc chặt chẽ khúc chiết, đến luật pháp hiện đại hẳn cũng chỉ rành rọt được đến thế, mà lại còn mắng thẳng vào mặt sứ thần một nước lớn, cay đến gan ruột mà khéo léo vô cùng. Quả khoa thi đại học đầu tiên của nước Việt đã chọn thật đúng một vị trang nguyên khai khoa! Nhà Tống buộc phải trả 6 huyện 3 động, mà còn lấy làm rất xấu hổ …


    Về sau, Lê Văn Thịnh được thăng làm thái sư, ở chức đến 12 năm, cho đến khi nổ ra vụ án hồ Dâm Đàm. Dâm Đàm tức Hồ Tây ngày nay. Tháng 3 năm Bính Tý 1096, vua Trần Nhân Tông cùng thái sư đi thuyền chơi hồ, xem đánh cá. Bổng nhiên sương mù nổi lên dày đặc, rồi có tiếng chèo rào rào của một chiếc thuyền xáp đến. Vua cầm giáo phóng, thì sương tan, trên chiếc thuyền xáp đến nọ thấy một con hổ chực vồ vua. Có người chài lưới là Mục Thận quăng lưới chụp lấy, thì trong lưới hoá ra lại chính là … Lê Văn Thịnh! Ông bị bắt ngay, lẽ ra phải tội tru di, nhưng vua xét người có công, “thương tình” cho đi đày biệt xứ, đến tận ngày qua đời …

    Lịch sử đôi khi cũng rất buồn cười, nếu không là xàm bậy. Ngay tác giả Khâm định Việt sử thông giám cũng không hề ngần ngại giải thích vụ án hồ Dâm Đàm: “Văn Thịnh có tên gia nô người nước Đại Lý (một địa phương đâu đó ở bên Tàu). Tên này có pháp thuật lạ, nhân đó Văn Thịnh manh tâm mưu sự khác …”. Gần một nghìn năm trước, một vụ dựng chuyện bỉ ổi trắng trợn đến thế để hại một người tài ba lỗi lạc kể cũng chẳng phải lạ. Nhưng vẫn còn câu hỏi: Vì sao chính Lý Nhân Tông, học trò của Lê Văn Thịnh, lại manh tâm trừ khử ngay người thầy của mình? Trong nhiều cách giải thích, tôi đặc biệt chú ý một lý giải: Thời đó bên Trung Quốc có phái biến pháp, gọi là Tân pháp, do Vương An Thạch đứng đầu, đề xuất chủ trương cải cách toàn diện chế độ kinh tế – xã hội – quân sự. Cuộc vận động lớn này thất bại do phần đông các đại thần trong triều bị động chạm lợi ích kịch liệt chống lại. Vương An Thạch rốt cuộc phải về vườn sớm. Có phải thái sư Lê Văn Thịnh, con người kinh bang tế thế, có hiểu biết rộng xa, có tầm nhìn lớn, từng biết đến cuộc cải cách ở nước láng giềng, và cũng đã nung nấu những ý tưởng nào đó về một con đường đi mới cho dân tộc mình? Nghĩa là, gần một nghìn năm trước, từng có một cuộc đổi mới lớn đã bị nhấn chìm tàn nhẫn ở Hồ Tây, một người anh hùng kiệt xuất của dân tộc, một con rồng Việt anh minh đã từng bị chết đứng tại đây, nơi nay hằng ngày ta vẫn dửng dưng đi qua mà nào có hay? …
    Có một người nghệ sĩ vô danh, không biết tự bao giờ – có người bảo là ngay vào thời Lý, có người lại bảo ấy là vào thời Hậu Lê – đã quyết định thể hiện hình tượng con rồng vĩ đại ôm mối hờn oan ngàn năm ấy, để lại cho muôn đời. Hôm tôi đến nghè Chi Nhị, có cả nhà sử học nổi tiếng Lê Thành Khôi cùng đi. Ông bảo suốt cuộc đời nghiên cứu và sưu tầm của ông, chưa bao giờ được thấy một pho tượng rồng độc đáo đến thế. Ấy là một con rồng lớn, khoanh mình thành hình tròn, đường kính đến hơn một mét, thân hình vạm vỡ, lớp lớp vảy dày và lớn, đầu rồng nhô lên cao mà lại cúi xuống, miệng rồng răng rất sắc tự cắn sâu vào chính thân mình, sâu ngoắm, đến chừng có thể toé máu, chân rồng móng vuốt nhọn hoắc tự bấu vào da thịt chính mình, như muốn tự xé nát chính thân mình, sâu đến tận ruột gan. Có lẽ trong lịch sử nghệ thuật Đông Tây, chưa bao giờ nổi oan câm lặng nghìn năm của con người lại được thể hiện quyết liệt, dữ dội đến thế. Vậy mà vẫn còn chưa thôi. Hai tai rồng, được tạc rất rõ, bên tai phải rổng, thông, tai trái lại bịt kín. Dường như từ nghìn năm trước, con người tài ba xuất chúng mà số phận đau thương đó đã dự liệu được bao tiếng thị phi của các thế hệ nối tiếp người đời, ông muốn chỉ nghe một nửa, một nửa khinh bỉ gạt ra ngoài tai. Kể cả những phán quyết đầy quyền uy của những kẻ được thời thế đưa lên làm chủ lịch sử, cho đến tận ngày nay.

    Người nghệ sĩ vô danh đã tạc nên pho tượng kỳ lạ này là ai vậy? Đương nhiên hẳn ông vô cùng ngưỡng mộ người anh hùng Lê Văn Thịnh và đồng cảm vô cùng sâu sắc với nổi oan muốn xé tung trời đất của người xưa. Nhưng có phải chỉ có vậy? Nghệ thuật bao giờ cũng thế, nó cần những nguyên mẫu, nhưng là để nói về cả cái nhân quần rộng lớn, những nổi đau lớn của con người chân chính suốt lịch sử trường tồn của giống loài. Con rồng đá Chi Nhị là một tác phẩm như vậy. Đấy là bức tượng chân dung kỳ lạ của một con người, vị thái sư tài ba và hàm oan Lê Văn Thịnh. Mà cũng là chân dung của Con Người. Con Người tự cắn xé đến muốn nát chính thân mình, trong quá trình đau khổ biết bao để có được một cuộc sống làm người cho ra Người.

    Nguồn : Blog Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 05-01-2014 lúc 05:17 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  4. #14
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Bí ẩn tượng rồng “miệng cắn thân, chân xé mình”



    Ngôi đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh

    Trong cụm di tích chùa Bảo Tháp Đền Thái sư Lê Văn Thịnh, bên cạnh nhiều hiện vật cổ quý giá như: khánh đá, bia đá niên đại Cảnh Hưng 32 (1771), chuông đồng đúc năm Minh Mệnh 16 (1835)... còn có một bảo vật mang đầy màu sắc “huyền bí”, một tác phẩm nghệ thuật tác tạo đá vô cùng kỳ dị: tượng rồng trong tư thế “miệng cắn thân, chân xé mình”.

    Trong cụm di tích chùa Bảo Tháp – Đền Thái sư Lê Văn Thịnh (Bắc Ninh) lưu giữ một tác phẩm nghệ thuật tác tạo đá vô cùng kỳ dị: tượng rồng trong tư thế “miệng cắn thân, chân xé mình”.

    Mô-tip điêu khắc này chưa từng thấy trong các di tích ở Việt Nam cũng như trên thế giới, được xem là cứ liệu lịch sử liên quan đến những oan khiên mà Thái sư Lê Văn Thịnh đã phải chịu trong nghi án “Hóa hổ hại vua” tại hồ Dâm Đàm (Hồ Tây) năm 1096.

    Nằm trên quần thể bao gồm chùa Bảo tháp, Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh được xây dựng vào thời Hậu Lê, tọa lạc ở sườn nam của núi Thiên Thai, thuộc xóm Chùa, thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh). Đây là một trong 4 di tích được UBND tỉnh Bắc Ninh tu bổ tôn tạo và gắn biển Kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

    Huyền bí tượng rồng

    Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây là pho tượng rồng độc đáo chưa từng thấy trong các di tích ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và gần như chưa từng xuất hiện trong khu vực Đông Nam Á. Xung quanh pho tượng kỳ dị này còn tồn tại nhiều điều bí ẩn chưa được giải mã.

    Đến thăm di tích, chiêm ngưỡng tượng rồng vào một ngày mưa phùn cuối năm, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, rờn rợn trước một kiệt tác hết sức kỳ dị. Tượng rồng là khối sa thạch tạc thú lớn, có vảy rồng, nặng khoảng 3 tấn, cao 72cm, rộng 137cm, trong tư thế nằm cuộn khúc, đầu chầu phục, miệng ngoạm thân, như một loài “thuỷ quái”.

    Đầu rồng lớn, không râu, không bờm, hơi gục xuống, đôi mắt lồi ra ngoài, trợn tròn, hai tai nổi lên hai bên đầu nhưng tai phải thì kín đặc còn tai trái lại trống rỗng, hai mang phình ra như dáng dấp của một con mãng xà lớn đang tột đỉnh giận giữ. Thân rồng tựa trăn và rắn uốn mình thành hình tròn, miệng há rộng, những chiếc răng nanh dài nhọn hoắt cắm phập vào thân mình. Hai chân trước gân guốc, dang rộng, mỗi chân xòe ra 5 móng vuốt sắc nhọn bấu chặt lấy thân như đang cào xé chính mình. Pho tượng thể hiện một trạng thái sống động, đau đớn, quằn quại, bi thương, phẫn uất đến cùng cực.

    Ông Nguyễn Đức Đam – Thủ từ đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh cho chúng tôi biết, núi Thiên Thai vốn rất linh thiêng, mỗi khi có hiện tượng lở núi là người dân ở làng Bảo Tháp lại gặp tai họa, thường là dịch bệnh, mất mùa, chết người. Bởi vậy, mỗi khi núi lở, người dân phải đắp ngay lại thì mới bình yên. Năm 1991, pho tượng được phát lộ trong khi trẻ nhỏ trong làng chơi đánh bi, đánh đáo trước cửa chùa, bỗng phát hiện giữa đám đất đá ở lối lên ngay sát Tam Quan có một phiến đá vảy rồng. Tò mò, lũ trẻ lấy tay xoa hết lớp đất bên trên làm phiến đá lộ dần ra bằng bàn tay rồi bằng cả miệng chậu… hiện lên đầu rồng. Dân làng đào sâu xuống cả mét đã lộ ra toàn bộ thân tượng kỳ vĩ, sau nhiều ngày bàn bạc, họ đã quyết định đưa tượng lên xây miếu thờ ngay cạnh Đền Thái sư Lê Văn Thịnh.

    Không ít người cho rằng, pho tượng này mang nhiều đặc điểm và hình dáng của rắn chứ không phải rồng. Họ lý giải rồng là biểu trưng cho các bậc đế vương, thường mang cốt cách cao sang, thiêng liêng và thuần hậu chứ không mấy khi dữ tợn, đặc biệt là thần thái có thể khiến người đời mới thoạt nhìn đã khiếp đảm như pho tượng này. Chỉ có rắn mới biểu lộ được hết vẻ phẫn uất, dữ tợn đến cùng cực. Vì vậy nhiều ý kiến cho rằng tượng này là hiện thân của Thái sư Lê Văn Thịnh, do một số người dân tạc lên sau khi ông mất để thể hiện nỗi đau đớn xuyên thế kỷ khi ông bị vu oan “Hóa hổ giết vua”. Cũng có người cho rằng, căn cứ vào bên tai lành, tai điếc của cụ rồng thì đây là hiện thân của vua Lý Nhân Tông biểu hiện cho sự ân hận của vua vì đã nghe lời xiểm nịnh, hại trung thần, cũng là thầy của mình.

    Ông Lê Viết Nga – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh nhận định, thông qua pho có thể nhận thấy những dụng ý của nhà điêu khắc được gửi gắm khéo léo qua từng đường nét chạm trổ. Bức tượng đầy ẩn ý, đầy tâm sự, ai oán, khác hẳn với những tượng rồng thường thấy dưới thời nhà Lý, nhà Trần… Rõ ràng nó có liên quan đến những oan khiên, trái ngang mà Thái sư Lê Văn Thịnh đã phải chịu lúc đương thời.

    Tháng 4/2010, đợt khai quật đền thờ Thái sư đã phát lộ hai mảnh thân rồng và một mảnh sấu đá. Các chuyên gia đã tìm cách ghép những mảnh thấy sau này vào pho tượng cũ nhưng chưa xác định vị trí ăn nhập. Nhiều chuyên gia khảo cổ học cho rằng những mảnh tượng mới được phát hiện không thuộc về pho tượng được tìm thấy năm 1991. Pho tượng năm 1991 mang tính hoàn chỉnh cao, hai bên thân tượng tuy có vết cắt nhưng rất cân xứng và rất ngọt, không thể là vết đứt gãy theo thời gian, có thể người thực hiện đã chủ ý khuôn pho tượng như vậy. Cũng có giả thiết cho rằng đó là những mảnh của một trong nhiều pho tượng rồng khác trong đó pho đang thờ là trung tâm.


    Để tưởng nhớ công ơn của Trạng nguyên Lê Văn Thịnh, hàng năm, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội vào ngày 7 tháng Giêng (âm lịch).


    Thái Sư Lê Văn Thịnh – án oan “Hóa hổ hại vua”

    Thái sư Lê Văn Thịnh (1038-1096) là bậc kỳ tài, ông đỗ thủ khoa năm 1075 kỳ thi Minh kinh bác học thời Lý Nhân Tông – được tôn vinh Trạng nguyên. Ông làm quan tới chức Thái sư với nhiều công lao to lớn. Năm 1096, ông bị ghép tội mưu phản nên đã bị đi đày đi xứ Thao Giang.

    Khu di tích chùa Bảo Tháp và Đền Thái sư Lê Văn Thịnh xưa kia chính là ngôi nhà nơi Thái sư đã từng sinh ra và lớn lên, sau bị triều đình phá hủy để xây cất thành chùa. Chính vì tượng rồng được tìm thấy trong khuôn viên nơi từng là nhà riêng của Thái sư Lê Văn Thịnh nên nhiều người cho rằng, tượng chính là nơi gửi gắm những tâm sự về nỗi oan khiên, trái ngang mà Thái sư Lê Văn Thịnh đã phải chịu trong vụ án “Hóa hổ giết vua” trên hồ Dâm Đàm đời vua Lý Nhân Tông.

    Tương truyền, tháng 3/1096 nhà vua ngự trên thuyền nhỏ ra hồ Dâm Đàm để xem ngư dân đánh cá. Bỗng nhiên mây mù nổi lên, bất thần một chiếc thuyền nhỏ lao vun vút đến. Hoảng sợ, nhà vua liền lấy giáo ném vào chỗ ấy. Ngay lập tức mây mù tan, vua thấy trong thuyền là con hổ vằn vện rõ to đang nhe răng giơ vuốt gầm gừ. Giữa lúc mọi người đang hoảng sợ thì Mạc Thận – vốn quen với việc đánh bắt cá đã bình tĩnh, quăng lưới trùm lên mình hổ. Sau khi hổ bị sa bẫy, mọi người nhận ra con hổ chính là Thái sư Lê Văn Thịnh. Tức giận, nhà vua ra lệnh trói Thái sư và giải về triều cùm giam cho tới chết. Sau đó, nghĩ tới công lao cũ của vị thái sư, vua đã tha tội chết, chỉ đày lên miền rừng thuộc thượng lưu sông Nhị. Không biết ông sống bao nhiêu năm trong cảnh oan khiên nơi “rừng thiêng nước độc”, khi sức tàn lực kiệt, ông được đưa về quê nhà. Nhưng khi về gần đến nhà, ông đã trút hơi thở cuối cùng bên dòng sông Dâu lịch sử. Nhân dân làng Đình Tổ trọng tài đức của ông, đã chôn cất chu đáo và tôn ông làm thành hoàng làng. Bên cạnh đó, có nhiều làng cũng tôn ông làm thành hoàng làng như: Bảo Tháp, Yên Việt, Hương Vinh, Đông Cao, Hiệp Sơn, Tri Nhị, Địch Trung, Vân Xá, Huề Đông, Cứu Sơn.

    Để tưởng nhớ công ơn của Trạng nguyên Lê Văn Thịnh, hàng năm, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội vào ngày 7 tháng Giêng (âm lịch). Ngoài ra, vào các ngày từ mồng 5-7/2 (âm lịch) hàng năm diễn ra lễ hội “Thập đình”, là lễ hội của 10 làng cùng tôn Trạng Nguyên Lê Văn Thịnh làm thành hoàng làng.

    Sau biến động của nghìn năm lịch sử, những bí ẩn về vụ án hồ Dâm Đàn chưa hoàn toàn được giả mã, nhưng sự quằn quại, bi thương của pho tượng rồng vẫn hiển hiện rõ nét như một minh chứng về sự vò xé tâm can của một con người uyên bác, trung nghĩa mắc hàm oan.

    Shaolaojia sưu tầm theo Internet
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #15
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    Phong tục kỳ lạ : Chích máu tìm kẻ gian



    thứ 7, 26/04/2014 15:39:10-


    Hàng trăm năm nay, người dân tộc Xơ Đăng, Ca Dong ở vùng núi cao tỉnh Quảng Nam vẫn giữ gìn một phong tục kỳ lạ là chích máu vào tay để tìm kẻ gian.
    Phong tục kỳ lạ này nghe có vẻ rất mê tín, nhưng thực tế cho thấy, dân làng vẫn tìm được thủ phạm từ cách xử lý dân gian này.

    Phong tục kỳ lạ

    Vùng núi cao Quảng Nam hiểm trở chứa nhiều phong tục kỳ bí của đồng bào dân tộc nơi đây. Tục chích máu tìm kẻ gian là một điển hình đã có từ lâu đời. Và đến nay, ở nhiều thôn bản vẫn còn hiện diện tục lệ này khi những tranh chấp diễn ra trong làng. Từ trung tâm hành chính huyện Nam Trà My, chúng tôi phải cuốc bộ hàng tiếng đồng hồ mới đến được nơi người dân tộc Xơ Đăng, Ca Dong sinh sống. Cư dân ở đây bao đời bám rừng làm rẫy, lặn lội qua những con dốc dựng đứng, họ tập trung từng nhóm nhỏ trên sườn núi và gọi đây là nóc. Mỗi nóc có khoảng vài chục hộ định cư, ở đây tên nóc được lấy theo tên của người già làng hoặc một địa danh nào đó như nóc Ông Ruộng, nóc Tăklang, nóc Măng Ai…

    Đời sống người dân nơi đây vô cùng khó khăn, họ làm lúa rẫy, đến mùa thì đi bẻ măng bán kiếm tiền. Do sống quần cư như vậy, tuy đoàn kết, gắn bó nhưng không ít lần họ xảy ra cãi cọ, tranh chấp đất đai, hoặc mất trộm dẫn đến khiếu kiện, tranh giành quyền lợi. Để giải quyết vấn đề này, từ xưa dân làng nơi đây đã lập ra phong tục kỳ lạ đó là tục chích máu để tìm ra những người sai trái, trả công bằng cho cái đúng. Gọi phong tục chích máu là vì khi “xử án”, hai người tranh chấp sẽ dùng một que nhọn đâm thẳng vào bàn tay, nếu ai bị chảy máu là người thua kiện. Phong tục là sự tin tưởng tuyệt đối vào cái đúng mà làng phân định của người dân tộc Ca Dong, Xơ Đăng ở huyện miền núi Quảng Nam này.

    Hầu như phong tục này đều xuất hiện rải rác tại các xã nơi có hai tộc người này sinh sống. Nhưng hiện nay tại các xã Trà Tập, Trà Cang (huyện Nam Trà My) phong tục này được nhiều người biết đến và cho đến nay vẫn còn tiếp diễn. Già làng Hồ Văn Tua (ngụ xã Trà Cang) cho biết. “Chúng tôi không biết phong tục này có từ bao giờ. Từ thời xưa, cha ông tôi truyền lại cho con cháu để giữ lại truyền thống. Phong tục này chính xác đến nỗi dân làng cũng không thể hiểu nổi tại sao nó lại huyền diệu đến vậy”. Điều đặc biệt là phong tục này trở thành một nét văn hóa của người Ca Dong và Xơ Đăng.

    Già làng Hồ Văn Tua cho biết thêm: Khi có tranh chấp hoặc mâu thuẫn xảy ra, người trong làng đến trình với già làng để giải quyết. Ngay sáng hôm sau, già làng sẽ cho tập hợp dân làng và người thưa kiện đến giải quyết ngay tại sân làng hoặc tại mảnh đất tranh chấp. Sáng sớm tinh mơ, hai người trong cuộc tranh chấp không được ăn uống gì, già làng sẽ tổ chức lễ cúng và phân công người có uy tín trong làng đi vót hai cây nứa nhọn, dài khoảng 5cm.

    Hai người tham gia chích máu để tìm công bằng sẽ cầm hai que nứa, đưa lên trời để vái tạ thần linh, rồi xoay quanh để dân làng chứng giám. Sau đó, cả hai người cùng hô lên: “Ông trời, ông đất ơi! Ăn máu thì phải ăn máu của hắn, trả lại sự công bằng cho tôi”, rồi người này dùng que nứa đâm vào bàn tay trái người kia. Khi que nứa đâm gần xuyên bàn tay khoảng 1 cm, già làng sẽ hô rút que ra. Nếu ai chảy máu thì người đó là có lỗi và chấp nhận bồi hoàn thiệt hại cho người kia. Điều kỳ lạ chưa giải thích được là khi chích que nứa vào da thịt thì tất nhiên phải chảy máu, nhưng ở đây lại có người khi đâm que nhọn vào sâu trong thịt lại không hề thấy máu chảy ra. Thấy quá linh ứng như vậy, dân làng hoàn toàn tin tưởng tục lệ và kết quả trước mắt.

    Phong tục hay hủ tục?

    Theo già làng Hồ Văn Ri (ngụ xã Trà Tập), phong tục chích máu này đã ăn sâu vào tâm thức người dân nơi đây. Điển hình như vụ tranh chấp mảnh đất giữa anh Hồ Văn Líu và anh Hồ Núp (ngụ ở nóc Tu Tơn). Khi giải quyết không được, họ cãi nhau om sòm rồi gây mâu thuẫn thù hằn. Thấy bất ổn trong làng, già làng Ri quyết định mời anh Núp và anh Líu đến phân trần. Sau đó, họ cùng xin già làng cho chích máu để tìm chủ nhân mảnh đất. Sáng hôm đó già làng làm lễ cúng tại mảnh đất trên, rồi cắm hai que nứa vào mảnh đất đó. Sau khi rút hai que nứa lên, già làng đưa anh Líu và anh Núp vái thần linh đồng thời chích que nứa vào tay.


    Ông Hồ Văn Ri tay đang vót những cây nứa và kể lại phong tục kỳ lạ này.

    Sau khi rút ra, anh Líu bị chảy máu và phải công nhận mảnh đất đó là của anh Núp. Còn tại xã Trà Cang, ông Hồ Văn Tanh, Bí thư Đảng ủy UBND xã cho biết, phong tục chích máu để xử án được đồng bào người Xơ Đăng, Ca Dong nơi đây tuyệt đối tin tưởng. Trước kia, tại xã có vụ lấy trộm chiếc điện thoại, dân làng báo công an xuống điều tra nhưng chưa tìm ra thủ phạm. Cuối cùng, làng cũng phải tiến hành công việc thử máu và chiếc điện thoại được trả về đúng với người mất. Người ăn cắp sau khi bị que nứa đâm chảy máu phải tạ tội với làng và xin được tha thứ.

    Ông Hồ Níp, một người dân ngụ ở xã Trà Cang, cho biết thêm: Luật chích máu còn để xử phạt những người con gái hư hỏng như chưa có chồng mà có con. Nếu người con gái nào rơi vào trường hợp như vậy sẽ bị xử phạt rất nặng. Vì theo lệ làng, đó là một điềm gở, sẽ đưa đến tai họa cho dân làng, cảnh mất mùa và sâu hại tàn phá. Khi người con gái mang thai mà không có người đến rước về, làng sẽ tổ chức cuộc chích máu để tìm ra “tác giả” của cái bào thai đó. Vì trai tráng trong làng quá đông nên làng sẽ tổ chức lễ cúng và cho người con gái đó chích máu trước. Nếu tay cô gái đó chảy máu thì tác giả bào thai không phải là người trong làng. Nếu không chảy máu thì già làng sẽ bắt hết những chàng trai trong làng chích máu. Khi tay chàng trai nào bị chảy máu sẽ chính là tác giả của bào thai kia. Khi nghe ông Níp nói vậy, tôi cảm thấy ngạc nhiên và tỏ ra không tin cho lắm bèn hỏi: “Nếu trong làng có hai người cùng chảy máu thì sao?” Ông Níp liền quả quyết: “Trong làng đã xử nhiều trường hợp như vậy, nhưng chỉ đúng duy nhất một anh trong làng bị que nứa đâm chảy máu. Khi phát hiện họ đều thừa nhận chính mình là người tình của cô gái kia và đã lỡ ăn trái cấm mà không dám nhận”.

    Sau cuộc chích máu tìm ra “thủ phạm” đôi trai gái trên phải lấy nhau và bắt heo, gà, trầu cau làm lễ để tạ tội với làng. Đây là tục lệ dùng để răn đe người trong làng không dám phạm lỗi. Tùy từng làng mà vị trí chích máu trên bàn tay khác nhau, có làng chích vào đầu ngón tay, làng chích vào lòng bàn tay áp sát ngón cái. Tuy nhiên, trước khi đâm, những già làng đều phải cúng, vái thần linh để chứng giám cho lòng thành và tìm ra đúng kẻ sai.

    Hiện nay phong tục này vẫn còn diễn ra tại các nóc vùng cao và được nhiều người tại đây công nhận nhưng vẫn chưa giải thích được.

    Ông Hồ Văn Hiền, Chủ tịch UBND xã Trà Tập, cho biết : “Tục chính máu tìm kẻ gian là phong tục kỳ lạ và hoàn toàn là sự thật của người dân tộc Xơ Đăng, Ca Dong ở vùng núi cao tỉnh Quảng Nam. Người bị thua trong cuộc chích máu hoàn toàn tâm phục khẩu phục quyết định đưa ra và thừa nhận tội lỗi của mình. Ví dụ như vào năm 2012, anh Xưng (ngụ thôn 1) có tranh chấp với anh Níu (ngụ thôn 2) về cây quế đời trước để lại trên mảnh đất giáp ranh. Hai người cùng xuống xã giải quyết nhưng khu đất này chưa được phân biệt rõ ràng và không có chứng cứ ai đã trồng cây quế này nên xã không giải quyết được. Sau đó, hai người này đã kéo về làng để xin tục chích máu tìm công bằng. Thế là sự việc được giải quyết êm xuôi".

    Theo báo Công Lý
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  6. #16
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Hội đồng 19 người phục vụ thí sinh duy nhất thi sử




    02/06/2014 17:22 GMT+7


    - Chiều 2/6, tại hội đồng thi Trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) chỉ có một thí sinh dự thi môn sử. 19 người gồm thanh tra, giám thị, lãnh đạo hội đồng coi thi chưa kể đội ngũ bảo vệ, công an phục vụ cho thí sinh này.

    Hơn 15h30 phút, thí sinh này được bố đưa tới trường thi. Bà Đoàn Đức Hạnh, Phó Chủ tịch hội đồng thi và là phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung cho biết: Khi biết cả trường chỉ có mình em chọn thi tốt nghiệp sử, gia đình em đã chủ động đến gặp giáo viên bày tỏ băn khoăn. Nghe động viên, giải thích gia đình đã yên tâm. Cô Hạnh cũng cho biết, lúc đầu có khoảng 7-8 em đăng ký thi tốt nghiệp môn sử. Sau đó thấy ít người quá, phần lớn các em chuyển môn tự chọn khác. Riêng học sinh lớp 12D1 vẫn quyết tâm chọn môn này.

    Đón học sinh từ cổng, cô Hạnh rồi sau đó là đích thân chủ tịch hội đồng bà Lê Thị Quyên đã hỏi thăm, động viên em yên tâm làm bài. Bà Quyên cho biết dù là 1 hay bao nhiêu thí sinh dự thi hội đồng thi vẫn đảm bảo đủ số lượng cán bộ cần thiết để đảm bảo cho môn thi diễn ra an toàn nghiêm túc.

    Sáng 2/6, trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Những môn học nào đầu ra giúp học sinh học tiếp lên hoặc phục vụ cho việc đi làm của người học sẽ được lựa chọn nhiều. Những môn nào ít ngành nghề có liên quan thì ít lựa chọn". Về hiện tượng 19 người phục vụ 1 thí sinh, ông Hiển nói có thể gửi thí sinh đến thi tại hội đồng khác, niêm phong bài trả về hội đồng bên này để tiết kiệm. Trước đây, kỳ thi tốt nghiệp diễn ra trong 6 buổi, năm nay giảm xuống 5, nên về tổng thể cả kỳ thi thì không phải là lãng phí.

    Một số hình ảnh VietNamNet ghi lại:


    Hội đồng thi được đảm bảo an toàn, nghiêm túc
    Các giám thị, thanh tra vẫn làm việc như bình thường.
    Không gian phòng thi môn sử tại hội đồng thi Trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) chiều 2/6.
    Thí sinh này vẫn khá thoải mái, tự tin trước giờ thi môn sử.
    Kiểm tra đồng hồ bấm giờ làm bài.

    • Văn Chung

  7. #17
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2012
    Bài gửi
    200
    Thanks
    91
    Thanked 23 Times in 19 Posts
    Điểm 10 cho giáo dục Việt Nam

  8. #18
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Phu nhân Chủ tịch nước ăn cơm 2.000 đồng với người nghèo


    04/07/2014 17:10 GMT+7

    Trưa 4/7, bà Mai Thị Hạnh, phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đã đến quán cơm Nụ cười 1 (số 6 Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM) ăn cơm trưa cùng với người nghèo.

    Quán cơm Nụ cười 1 ra đời và phục vụ sinh viên nghèo, người nghèo (phần lớn là những người nhập cư bán vé số, thu mua ve chai…) từ hơn một năm qua, với mức giá 2.000 đồng/suất ăn.


    Bà Mai Thị Hạnh (thứ 2, hàng bên phải) ăn cơm 2.000 với người nghèo. Ảnh: Diệp Đức Minh

    Theo quan sát của PV Thanh Niên Online, bà Hạnh đến quán Nụ cười 1 cùng với một số người bạn. Cũng như những người nghèo, tất cả họ cũng được phát thẻ nhận suất ăn. Khi ăn xong, họ trả tiền cho mỗi suất cũng với mức giá 2.000 đồng.

    Tuy nhiên, trước khi rời quán Nụ cười 1, bà Hạnh và những người bạn có ủng hộ thêm một số tiền để quán mua gạo, thức ăn phục vụ người nghèo trong những ngày sắp tới.

    Ông Nam Đồng, nguyên Tổng biên tập báo Pháp luật TP.HCM, người sáng lập chuỗi quán cơm xã hội Nụ cười, cho biết hiện nay trên địa bàn TP.HCM đã có 5 quán ra đời. Tất cả các quán đều phục vụ cơm trưa, mỗi ngày một quán phục vụ từ 450 - 500 suất.

    Ông Nam Đồng cho biết thêm là với mức giá 2.000 đồng/suất, quán phải bù lỗ 13.000 đồng/suất. Nhiều đơn vị, cá nhân hảo tâm thường xuyên hỗ trợ để bù lỗ cho khoản tiền này.

    Ngoài ra, mỗi ngày có từ 75 - 120 tình nguyện viên đến các quán hỗ trợ việc nấu ăn, rửa dọn...

    Theo Thanh niên
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. #19
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    64 tuổi vẫn dự thi đại học lần thứ 6

    Từng làm thầy giáo, rồi phải bỏ việc làm đủ thứ nghề, ông Minh vẫn hàng ngày tự học với hy vọng thi đỗ vào ngành vật lý của ĐH Khoa học Huế.

    Ông Nguyễn Văn Minh sau buổi thi môn Hóa.

    Ông Nguyễn Văn Minh sinh năm 1950, ngụ khu phố Tây Trì (phường 1, TP Đông Hà, Quảng Trị), tự đi xe máy vào TP Huế để dự thi đại học. Đây là lần thứ 6 ông dự thi kể từ năm 2008 đến nay.

    5 lần trước, ông dự thi vào các ngành Vật lý, Toán học, Kiến trúc... của ĐH Khoa học Huế nhưng không trúng tuyển. Lần này, ông dự thi ngành Vật lý.

    Kết thúc buổi thi Hóa, ông cho biết làm bài tạm được và nộp trước thời gian quy định. Nhưng sở trường của ông là Vật lý. Ông đam mê môn học này từ nhỏ nên hy vọng điểm thi Vật lý sẽ "gánh" cho 2 môn thi còn lại.
    Ông Minh tâm sự, sở dĩ đã tuổi cao sức yếu nhưng vẫn đi thi vì đối với ông sự học chẳng bao giờ chán nản. Trước đây, ông từng là học sinh trường Quốc học Huế và thi đậu trung cấp sư phạm tại Huế năm 1976. Sau đó, ông có 12 năm dạy học ở các huyện Nam Đông và Quảng Điền của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

    Ông kể, sau thời gian theo nghiệp gieo chữ, do bị mắc bệnh đại tràng nặng, ông phải nghỉ việc đi làm thợ hồ rồi sau đó xin vào làm bảo vệ tại Đài Truyền thanh TP Đông Hà. Ngoài thời gian làm bảo vệ ở đài, hàng ngày ông chăm chỉ đọc sách và tập giải các đề thi để không ngừng nâng cao kiến thức. Vợ chồng ông có 3 người con đều được ăn học tử tế, trong đó người con út đã tốt nghiệp ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Hành trang sĩ tử cao tuổi này mang theo là chăn, màn để nghỉ và ngủ lại công viên trong thời gian ở Huế dự thi. Trong túi ông chỉ có vài trăm nghìn đồng tiết kiệm được từ tiền lương bảo vệ ít ỏi nên không dám thuê nhà trọ và chi tiêu tiết kiệm.


    Theo Giáo dục thời đại.

  10. #20
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Đi tập thể dục phát hiện va li chứa nhiều tiền, vàng

    Đi tập thể dục buổi sáng, ông Phạm Văn Vần phát hiện chiếc va li nhựa màu đen ở vỉa hè, mở ra thấy có gần 40 triệu đồng và nhiều trang sức bằng vàng.


    Trao trả tài sản cho gia đình anh Hoàng Văn Hân - Ảnh do công an cung cấp.


    Ngày 4/7, thượng tá Nguyễn Văn Quang, Trưởng Công an TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương), cho biết Công an phường Lê Thanh Nghị, TP Hải Dương, vừa trao trả lại va li chứa hàng chục triệu đồng cùng nhiều đồ trang sức bằng vàng cho hai vợ chồng anh Hoàng Văn Hân quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
    Trước đó, khoảng 5h30 một sáng cuối tháng 6/2014, ông Phạm Văn Vần (trú tại số 12 Phạm Trung Trực, phường Lê Thanh Nghị, TP Hải Dương) mở cửa sau đi tập thể dục thì phát hiện một chiếc va li nhựa màu đen nằm ở vỉa hè. Ông Vần đã trông giữ chiếc vali trên đến hơn 7 giờ cùng ngày nhưng không thấy ai đến nhận, nên đã cùng mọi người trong khu dân cư mở va li thì thấy có rất nhiều tiền mặt và một số đồ trang sức bằng vàng nên đã báo với công an sở tại.
    Nhận được tin báo, Công an Phường Lê Thanh Nghị đã đến lập biên bản, niêm phong số tài sản trên.


    Ông Phạm Văn Vần nhặt được chiếc va li chứa nhiều tải sản giá trị đã trả lại cho người mất.

    Sau khi xác minh được chủ sở hữu của chiếc va li là vợ chồng anh Hoàng Văn Hân (SN 1975) và chị Hoàng Thị Thu (SN 1979), quê ở huyện Tĩnh Gia, hiện đang tạm trú tại khu 6, phường Lê Thanh Nghị, cơ quan công an đã trao trả tài sản cho anh chị.
    Được biết, số tiền gần 40 triệu đồng và số trang sức bằng vàng trong chiếc va li là toàn bộ tài sản của vợ chồng anh Hân, chị Thu làm ăn dành dụm. Trên đường mang về quê ở Tĩnh Gia, hai vợ chồng chị đã sơ xuất bỏ quên tại địa điểm trên. Hành động nhặt được của rơi, trả lại người mất đã thể hiện nghĩa cử cao đẹp của ông Phạm Văn Vần và người dân phường Lê Thanh Nghị.

    THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •