Trang 2/7 ĐầuĐầu 1234 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 68

Chủ đề: Lão Tử Đạo Đức Kinh - Triết lý và Ứng dụng

  1. #11
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb NĂNG VI - Lão Tử Đạo Đức Kinh

    Lời bạt

    Phần này Lão Tử luận về phép dưỡng sinh, trị thân và trị thế.

    ngochai

    ---------------------------------------------------------

    Nguyên văn Hán tự

    載 營 魄 抱 一 , 能 無 離 乎 ? 專 氣 致 柔 , 能 嬰 兒 乎 ? 滌 除 玄 覽 , 能 無 疵 乎 ?

    愛 國 治 民 , 能 無 爲 乎 ? 能 爲 雌 乎 ? 明 白 四 達 , 能 無 知 乎 ?

    生 之 畜 之 , 生 而 不 有 , 爲 而 不 恃 , 長 而 不 宰 , 是 謂 玄 德 .


    Dịch Hán Việt

    Tải doanh phách bão nhất, năng vô li hồ? Chuyên khí trí nhu, năng anh nhi hồ? Địch trừ huyền lãm, năng vô tì hồ?

    Ái quốc trị dân, năng vô vi hồ? Thiên môn khai hạp, năng vi thư hồ? Minh bạch tứ đạt, năng vô tri hồ?

    Sinh chi súc chi, sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, trường nhi bất tể, thị vị huyền đức.

    Dịch nghĩa

    Cho hồn, phách thuần nhất, không rời đạo được không? Cho cái khí tụ lại, mềm mại như đứa trẻ sơ sinh được không? Gột rửa tâm linh cho nó không còn chút bợn được không?

    Yêu dân trị nước bằng chính sách vô vi được không? Vận dụng cảm quan để giữ hư tĩnh được không? Chân tri sáng rõ hiểu biết được tất cả mà không dùng tới trí lực được không?

    Sinh và dưỡng vạn vật. Sinh mà không chiếm cho mình, làm mà không cậy công, để cho vạn vật tự lớn lên mà mình không làm chủ, như vậy gọi là Huyền Đức - đức cao nhất, huyền diệu.


    Luận giải

    Chương này có vài chỗ mỗi người dịch một khác.

    Câu đầu: chữ tải dùng cũng như chữ phù 夫 , để mở đầu chứ không có nghĩa. Chữ doanh nghĩa là: hồn. Hồn thuộc về phần khí “linh”, phách thuộc về phần huyết, cho nên có nhà cho doanh phách là tâm, thân. Bão nhất có nhà dịch là giữ lấy đạo, và vô li là doanh và phách không rời nhau.

    Câu thứ nhì, đa số hiểu chữ khí là hơi thở, và cho chuyên khí là một phép dưỡng sinh; nhưng có nhà lại hiểu là “bảo toàn thiên chân”.

    Câu thứ ba, chữ lãm, có thể hiểu như chữ giám 鑑 là tấm gương.

    Câu thứ năm, thiên môn khai hạp nghĩa đen là cửa trời mở đóng: cửa trời tức là mắt, tai, mũi... nói chung là cảm quan; thư là con mái, tượng trưng sự nhu nhược, yên tĩnh.

    Đại khái thì ba câu đầu nói về phép dưỡng sinh, trị thân. Ba câu kế nói về phép trị thế. Hai phép đó giống nhau ở chỗ đều phải thuận theo tự nhiên.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 23-04-2012 lúc 02:12 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  2. #12
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb VÔ DỤNG - Lão Tử Đạo Đức Kinh


    Lời bạt



    Phần này Lão Tử giải thích rất tài tình về triết lý Dụng của “Vô”.


    ngochai

    ---------------------------------------------------------

    Nguyên văn Hán tự

    三 十 輻 , 共 一 轂 , 當 其 無 , 有 車 之 用 .

    埏 埴 以 爲 器 , 當 其 無 , 有 器 之 用 .

    鑿 戶 牖 以 爲 室 , 當 其 無 , 有 室 之 用 .

    故 有 之 以 爲 利 , 無 之 以 爲 用 .



    Dịch Hán Việt

    Tam thập phúc, cộng nhất cốc, đương kì vô, hữu xa chi dụng.

    Duyên thực dĩ vi khí, đương kì vô, hữu khí chi dụng.

    Tạc hộ dũ dĩ vi thất, đương kì vô, hữu thất chi dụng.

    Cố hữu chi dĩ vi lợi, vô chi dĩ vi dụng.


    Dịch nghĩa

    Ba mươi tay hoa cùng qui vào một cái bầu, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bầu mà xe mới dùng được.

    Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ khoảng trống ở trong mà chén bát mới dùng được.

    Đục cửa và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được.

    Vậy ta tưởng cái “có” (bầu, chén bát, nhà) có lợi cho ta mà thực ra cái “không” mới làm cho cái “có” hữu dụng.


    Luận giải

    Chương này rất hay: ý tưởng như ngược đời mà thực sâu sắc. Ba thí dụ đều khéo. Không triết gia nào cho ta thấy được diệu dụng của cái “không” (Vô) một cách minh bạch, lí thú như vậy.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  3. #13
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts

    Công thành thân thoái !

    Vừa rồi, tệ bang có nhiều chuyện nên Kieu mỗ tui phải bí mật hồi hương. Tuy rằng xuôi Việt Quốc cũng ngót nghét chục hôm, lẽ ra cũng nên tham gia “trảm phong” cùng võ lâm bằng hữu. Nhưng phần vì ngấm bụi hồng trần, phần chưa hợp thổ nhưỡng nên Backieuphong vẫn chẳng dám xuất chiêu.
    Ngồi nghe bác Ngọc Hải “trảm phong”, mà lại đem toàn chuyện của ông tằng, tằng tằng tổ ngoại của tui ra mà “trảm” với thiên hạ, khiến Backieuphong tui cũng cảm thấy quá “đã”. Vậy để tui xin được “tiếp phong” với bác Ngochai một hơi (đề nghị bác nghỉ lấy sức một tí) để mỗ chém cho một chút.
    Kiều mỗ tui xin được chém tiếp chương 9 (Vận di/Đạo đức kinh). Dù Ngochai đã trảm qua nhưng xét thấy cây “thiên nhai Minh_nguyệt đao” chưa sắc nên Kiều mỗ xin được lấy “Đả cẩu bổng” của bản môn để trảm thêm về câu “Công thành thân thoái”. “Công thành thân thoái” tuy là câu nói cách nay cả mấy ngàn năm của Lão Tử nhưng lại là câu “răn ngôn” gối đầu của giới quan trường.

    Nguyên văn Hán tự
    持 而 盈 之 , 不 如 其 已 ; 揣 而 銳 之 , 不 可 長 保 . 金 玉 滿 堂 , 莫 之 能 守 ; 富 貴 而 驕 , 自 遺 其 咎 . 功 成 身 退 , 天 之 道 .
    Dịch Hán Việt
    Trì nhi doanh chi, bất như kì dĩ; suỷ nhi nhuệ chi, bất khả trường bảo. Kim ngọc mãn đường, mạc chi năng thủ; phú quý nhi kiêu, tự di kì cữu. Công thành thân thoái, thiên chi đạo.
    Dịch nghĩa
    Giữ cho đầy hoài, chẳng bằng thôi đi; mài cho bén nhọn thì không bén lâu. Vàng ngọc đầy nhà, làm sao giữ nổi; giàu sang mà kiêu là tự rước lấy họa. Công thành rồi thì nên lui về, đó là Đạo trời.
    Luận giải
    Quả là tuyệt vời! trên cả tuyệt vời. Cái người sống vào cái thời cổ lỗ sĩ! Cái thời, nghe mệnh vua là phải cỡi trâu vào triều thính chính, bàn chuyện “quốc thái dân an” chứ nào có chuyện đi chuyên cơ với xe bọc thép. Nào cứ phải có google hay kỹ nghệ thông tin mới có thể biết đây biết đó. Thế nhưng, vào cái thời mà người nay chê là mông muội ấy, Lão tử lại có những nhận định xác đáng, chính xác đến mức còn hơn cả máy tính bây giờ.
    Thật đúng như thế. “trì nhi doanh chi,…”. Trì ở đây là cầm, là giữ, là vơ vào, là cất giấu… thói đời, hễ mà cái gì cũng vơ vào, gặp gì cũng muốn lấy tất phải có lúc đầy (doanh = đầy), mà đã đầy thì tắc tràn (mãn), đã tràn thì ai dám nói là không mất, ai dám chắc là chỉ tràn mất một ít thôi… phàm một khi nước đã tức thì hậu quả thật khó lường. Đã biết thế sao không “… bất như kỳ dĩ”. Dĩ ở đây được hiểu là thôi, là nghỉ nghơi, là ngưng lại.
    Lại như: “sủy nhi nhuệ chi, bất khả trường bảo” có nghĩ là, như cái rùi nhọn kia, dẫu là nhọn đấy, sắc đấy… nước chảy đá mòn, ai dám chắc rằng nó mãi mãi nhọn đây?
    Lại như “Kim ngọc mãn đường, mạc chi năng thủ”. Vàng bạc đầy nhà nhưng lẽ nào cứ đầu mãi. Dân gian có câu “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”, mà phải gì đâu xa, chuyện mới đây thôi, chẳng phải là chuyện “thằng Luyện” đấy sao? “Phú quí nhi kiêu,… ” tức giàu, có của, không biết giấu, thân phú quí không biết khiêm cung lại cứ kiêu căng, khoe khoang khoác lác thì chỉ có mang họa vào thân “… tự di kỳ cữu”. Đến lúc gặp “Luyện” hối đâu kịp nữa, lại ngồi trách, sao đời nhiều thằng Luyện đến thế (!?)
    “Công thành thân thối, chi kỳ đạo”. Hay! Thật hay cho câu “Danh thành thân thối” (Công thành thân thoái). Nói đâu chết đó! Nói như thế thì thảo nào hậu thế chả tôn làm “thánh nhân”, làm “Thái thượng Lão quân”, là “Đạo gia giáo chủ” cơ chứ!
    Người ta ở đời, con người quí nhất là mạng sống. Từ kẻ cùng đinh tưởng không còn gì để lưu luyến cho đến hạng vua chúa sống trong lụa trong nhung; từ đứa thất phu cho đến bậc túc nho… không ai là không quí cái mạng sống của mình. Thế nhưng, biết thì biết thế vẫn cứ “ngu” như thường, vẫn cứ đến phút “89” mới giật mình khi phát hiện ra đứng bên ta toàn là: “Lê Văn Luyện”.
    Kể vài trường hợp:
    Xưa: Văn Chủng Đại phu vì không nghe lời của Thiếu Bá (tên tự của Phạm Lãi) dặn “Giảo thỏ đã hết thì chó săn bị nấu, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng hết…”, đại khái công đã thành, danh đã toại sao không biết lui về. Và vì không biết “trì nhi doanh chi, bất như kỳ dĩ” lại “Phú quí nhi kiêu, tự di kỳ cữu” nên chỉ đến khi Việt Vương đến nhà đưa cho thanh kiếm “Trúc lâu” và nói: “Ta nghe người chí sĩ không lo thân mình chết, mà lo đạo mình không được làm. Nhà ngươi có 7 thuật, ta mới thi hành có 3 mà nước Ngô đã bị diệt. Còn thừa 4 thuật xin nhà ngươi đem 4 thuật ấy mà giúp cho tiền nhân nước Ngô ở dưới âm phủ phỏng có nên chăng?”. Ôi! thôi thôi! Thật thương thay cho Văn Chủng, một đời lao tâm khổ tứ để rồi kết cục còn chết nhục chết nhã, chết đau chết đớn…
    Rồi thì đám Tô Tần, Bạch Khởi, Hàn Tín, Thương Quân… toàn là trang anh kiệt, sức có thể nâng nổi ngàn cân, tài có thể phiên giang đảo hải thế nhưng… cũng toàn chết tức tửi cả đấy thôi…
    Nay: Những Mai Văn Dâu (nguyên Thứ trưởng bộ Thương mại), Trần Mai Hạnh (nguyên Phó chủ tịch thường trực kiếm Tổng thư ký hôi Nhà báo VN), Bùi Quốc Huy… cũng chẳng phải là những tay anh kiệt hay sao? Vì sao thân tàn danh bại…. phải chăng họ quá nhiết tình với Đảng, với dân nên danh mới vong thân mới dính vào vòng lao lý? Và còn rất nhiều người, nhiều lắm… tất cả đâu có phải là kém cỏi, ngu si dốt nát gì. Chẳng qua cũng chỉ vì…
    Lão Tử nói: Họa không có gì lớn bằng không biết tự đủ, không có hại nào to bằng lòng tham muốn chiếm cho được nhiều” (Họa mạc đại ư bất tri túc, cữu mạc đại ư dục đắc) và ông nhấn mạnh: Người mà biết đủ cái đủ của mình thì không bị nhục, biết dừng đúng lúc thì không nguy. Được như thế thì có thể trường tồn (Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi. Khả dĩ trường cửu).
    Giàu sang phú quí nào có thấy đâu, chỉ thấy khi cho nói lời cuối cùng, kẻ nào cũng tỏ ra ân hận, và những mong được hưởng khoan hồng, những mong làm lại cái thời liệt liệt oanh oanh.
    Tài như Lão Trang, Khổng Mạnh rồi cũng chết. Chỉ có lời nói hão là còn. Lời nói khiến cho hậu nhân nửa tỉnh nửa mê!


    Kính anh Ngọc Hải.
    Kiều Mỗ.
    Lần sửa cuối bởi backieuphong; 20-04-2012 lúc 11:19 PM

  4. #14
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Smile Mừng backieuphong vân du Nam hạ

    Bắc Kiều Phong đúng là Bắc Kiều Phong, văn võ song toàn. Xem ra Bổng còn sắc bén hơn đao kiếm. Ngòi bút còn bén nhọn hơn mũi tên hòn đạn. Lịch duyệt giang hồ nên nhận định nhân tình thế thái – từ cổ chí kim, thật sâu sắc và thâm thúy.

    Hay cho câu: ”Tài như Lão Trang, Khổng Mạnh rồi cũng chết. Chỉ có lời nói hão là còn. Lời nói khiến cho hậu nhân nửa tỉnh nửa mê!”

    “Lời nói khiến cho hậu nhân nửa tỉnh nửa mê!”
    Ôi, có người cho mình là tỉnh, nhưng lúc đó là đường mê chăng? Thế nên, giữ được nửa tỉnh nửa mê có lẽ cũng là tốt lắm rồi ư! Để giữ được Liên “tỉnh”, há được mấy người.

    Dường như đạo học của Thánh nhân có nhiều điểm phù hợp và có thể ứng dụng, không những trong cuộc sống, mà ứng dụng cả trong nghiệp Võ chăng.

    Câu: “Vàng ngọc đầy nhà, làm sao giữ nổi; Giầu sang mà kiêu là tự rước lấy họa”. Có thể suy diễn một chút được chăng: “Võ nghệ đầy mình, làm sao giữ nổi; Giỏi võ mà kiêu, tự rước lấy họa”?... và suy diễn nữa …

    Cho nên, người xưa có nói: đạo học là học Đạo. (hi hi, các cụ nhà mình chơi Chữ ghê thật)

    ----------------------

    Backieuphong ôi, tên của bác theo Dịch: Bắc-Khảm; Phong-Tốn: Thủy Phong TỈNH. Ứng với câu: “Mộc thượng hữu Thủy, Tỉnh, quân tử dĩ lạo dân khuyến tương.”

    Là chưởng môn của Cái Bang phương bắc, chắc hào Nguyên đường của bác rơi vào Hào 5: Cửu ngũ-Tỉnh liệt, hàn tuyền thực.

    Có thơ rằng:

    Nước lành suối mát trong veo
    Bên đông trời mọc, nước reo, núi hùng.

    ngochai
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  5. #15
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb Chương KIỂM DỤC - Lão Tử Đạo Đức Kinh

    Lời bạt

    Phần này luận về nguồn gốc của Dục và gợi ý cách thức Kiểm Dục. Cách tiếp cận này mang tính Biện chứng luận rất cao.

    ngochai

    ---------------------------------------------------------

    Nguyên văn Hán tự

    五 色 令 人 目 盲 ; 五 音 令 人 耳 聾 ; 五 味 令 人 口 爽 ;

    馳 騁 畋 獵 令 人 心 發 狂 ; 難 得 之 貨 令 人 行 妨 .

    是 以 聖 人 爲 腹 不 爲 目 , 故 去 彼 取 此 .



    Dịch Hán Việt


    Ngũ sắc linh nhân mục manh; Ngũ âm linh nhân nhĩ lung; Ngũ vị linh nhân khẩu sảng;

    Trì sính điền liệp linh nhân tâm phát cuồng; Nan đắc chi hoá linh nhân hành phương.

    Thị dĩ thánh nhân vị phúc bất vị mục, cố khứ bỉ thủ thử.


    Dịch nghĩa

    Ngũ sắc làm cho người ta mờ mắt; ngũ âm làm cho người ta ù tai;

    Ngũ vị làm cho người ta tê lưỡi; ruổi ngựa săn bắn làm cho lòng người ta mê loạn; vàng bạc châu báu làm cho hành vi người ta đồi bại.

    Cho nên thánh nhân cầu no bụng mà không cầu vui mắt, bỏ cái này mà lựa cái kia [tức cầu chất phác, vô dục mà bỏ sự xa xỉ, đa dục].



    Luận giải

    Mắt, tay, miệng và lòng đều phải tuân theo Tính Mệnh. nếu không tức là phản nghịch lại, làm cho “tính tự nhiên” bị thương tổn, nên mới nói là: mù, điếc, sai, mất, hóa cuồng.

    Của khó được là của hiếm, của quý, ai cũng chuộng, cũng ham, thường làm cho đức hạnh bị hư hỏng, tổn thương hoặc thường lấp kín đường đi ngay thẳng của con người, khiến đường đi ấy trở ngại, hiểm nguy, gây ra nhiều họa hại.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 23-04-2012 lúc 01:41 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  6. #16
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb Chương ÁP SỈ - Lão Tử Đạo Đức Kinh

    Lời bạt

    Phần này luận về sự Vinh Nhục của con người. Nêu rõ Nhân Quả căn nguyên của nó.

    ngochai

    ---------------------------------------------------------

    Nguyên văn Hán tự

    寵 辱 若 驚 , 貴 大 患 若 身 .

    何 謂 寵 辱 若 驚 ? 寵 爲 上 , 辱 爲 下 , 得 之 若 驚 , 失 之 若 驚 , 是 謂 寵 辱 若驚.

    何 謂 貴 大 患 若 身 ? 吾 所 以 有 大 患 者 , 爲 吾 有 身 , 及 吾 無 身 , 吾 有 何 患 ?

    故貴以身爲天下, 若可寄天下; 愛以身爲天下, 若可託天下.


    Dịch Hán Việt

    Sủng nhục nhược kinh, quí đại hoạn nhược thân.

    Hà vị sủng nhục nhược kinh? Sủng vi thượng, nhục vi hạ, đắc chi nhược kinh, thất chi nhược kinh, thị vị sủng nhục nhược kinh.

    Hà vị quí đại hoạn nhược thân? Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân, cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn?

    Cố quý dĩ thân vi thiên hạ, nhược khả kí thiên hạ; ái dĩ thân vi thiên hạ, nhược khả thác thiên hạ.

    Dịch nghĩa

    Người đời được vinh hay bị nhục thì lòng sinh ra rối loạn, sợ vạ lớn thì sinh ra rối loạn.

    Tại sao vinh, nhục sinh ra rối loạn? Là vì vinh thì được tôn, nhục thì bị hèn; được thì lòng (mừng rỡ mà) rối loạn, mất thì lòng (rầu rĩ mà) rối loạn; cho nên bảo là vinh nhục sinh ra rối loạn.

    Tại sao sợ vạ lớn mà sinh ra rối loạn? Chúng ta sở dĩ sợ vạ lớn là vì ta có cái thân. Nếu ta không có thân (quên mình có thân đi) thì còn sợ gì tai vạ nữa.

    Cho nên người nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ thì có thể giao thiên hạ cho người đó được. Người nào vui vẻ đem thân mình phục vụ thiên hạ thì có thể gởi thiên hạ cho người đó được.



    Luận giải

    Trong cuộc sống, ai cũng muốn cầu được Vinh và tránh bị Nhục. Nhưng mấy ai ở đời hiểu được cái lẽ nhân quả của Nhục Vinh. Nếu hiểu thấu thì có thể “trị thiên hạ” được ru.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 23-04-2012 lúc 02:11 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  7. #17
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb Chương TÁN HUYỀN - Lão Tử Đạo Đức Kinh

    Lời bạt

    Chương này bàn về bản thể của Đạo. Hơi khó hiểu, tuy nhiên vẫn có những thâm ý nhất định để thâm cứu.

    ngochai

    ---------------------------------------------------------

    Nguyên văn Hán tự

    視 之 不 見 名 曰 夷 ; 聽 之 不 聞 名 曰 希 ; 搏 之 不 得 名 曰 微 .

    此 三 者 不 可 致 詰 故 混 而 爲 一 .

    其 上 不 皦 , 其 下 不 昧 , 繩 繩 不 可 名 , 復 歸 於 無 物 .

    是 謂 無 狀 之 狀 , 無 物 之 象 , 是 謂 惚 恍 .

    迎 之 不 見 其 首 , 隨 之 不 見 其 後 .

    執 古 之 道 , 以 御 今 之 有 ; 能 知 古 始 , 是 謂 道 紀 .



    Dịch Hán Việt

    Thị chi bất kiến danh viết di; thính chi bất văn danh viết hi; bác chi bất đắc danh viết vi. Thử tam giả bất khả trí cật, cố hỗn nhi vi nhất.

    Kì thượng bất kiểu, kì hạ bất muội, thằng thằng bất khả danh, phục qui ư vô vật.

    Thị vị vô trạng chi trạng, vô vật chi tượng, thị vị hốt hoảng.

    Nghinh chi bất kiến kì thủ, tuỳ chi bất kiến kì hậu.

    Chấp cổ chi đạo, dĩ ngự kim chi hữu; năng tri cổ thuỷ, thị vị đạo kỉ.


    Dịch nghĩa

    Nhìn không thấy gọi là Hi, nghe không thấy gọi là Di, nắm không được gọi là Vi.

    Ba cái đó (Di, Hi, Vi: tức vô sắc, vô thanh, vô hình) truy cứu đến cùng cũng không biết gì được, chỉ thấy trộn lộn làm một thôi.

    Ở trên không sáng, ở dưới không tối, thâm viễn bất tuyệt, không thể gọi tên, nó lại trở về cõi vô vật, cho nên bảo là cái trạng không có hình trạng, cái tượng không có vật thể.

    Nó thấp thoáng, mập mờ. Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi.

    Ai giữ được cái đạo từ xưa vẫn có thì có thể khống chế được mọi sự vật ngày nay; biết được cái nguyên thủy tức là nắm được giềng mối của đạo.



    Luận giải

    Chương này nói về bản thể của Đạo, vô sắc, vô thanh, vô hình, nên không thể giảng được, gọi tên được. Nhưng nó đầy khắp vũ trụ, là căn nguyên của vạn vật, hễ giữ được nó là nắm được chân lí mà xử lí được mọi sự vật.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 24-04-2012 lúc 08:09 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  8. #18
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb HIỂN ĐỨC - Lão Tử Đạo Đức Kinh

    Lời bạt

    Đức được hiển thị như thế nào? Lão Tử có gợi ý rõ ràng:

    “Ai có thể đương đục mà lắng xuống để lần lần trong ra? Ai có thể đương hư tĩnh mà phát động để lần lần sinh động lên?”


    ngochai

    ---------------------------------------------------------

    Nguyên văn Hán tự

    古 之 善 爲 道 者 , 微 妙 玄 通 , 深 不 可 識 .

    夫 唯 不 可 識 , 故 强 爲 之 容.

    豫 兮, 若 冬 涉 川 ; 猶 兮 , 若 畏 四 鄰 ; 儼 兮 , 其若 客 ;

    渙 兮 , 若 冰 之 將 釋 ; 敦 兮 , 其 若 樸 ; 曠 兮, 其 若 谷 ; 混 兮; 其 若 濁 .

    孰 能 濁 以 靜 之 徐 清? 孰 能 安 以 動 之 徐 生 ?

    保 此 道 者, 不 欲 盈 . 夫 唯 不 盈 , 故 能 蔽 而 新 成 .



    Dịch Hán Việt

    Cổ chi thiện vi đạo giả, vi diệu huyền thông, thâm bất khả thức.

    Phù duy bất khả thức, cố cưỡng vị chi dung.

    Dự hề, nhược đông thiệp xuyên; do hề, nhược úy tứ lân; nghiễm hề, kì nhược khách;

    Hoán hề, nhược băng chi tương thích; đôn hề, kì nhược phác; khoáng hề, kì nhược cốc; hỗn hề, kì nhược trọc.

    Thục năng trọc dĩ tĩnh chi từ thanh? Thục năng an dĩ động chi từ sinh?

    Bảo thử đạo giả, bất dục doanh. Phù duy bất doanh, cố năng tế nhi tân thành.


    Dịch nghĩa

    Người đắc đạo thời xưa tinh tế, mầu nhiệm, thông đạt, sâu xa không thể biết được.

    Vì không thể biết được, nên phải miễn cưỡng tả họ như sau:

    Họ rụt rè như mùa đông lội qua sông, nghi ngại như sợ láng giềng bốn bên, nghiêm chỉnh như một người khách, chảy ra, lưu động như băng tan, dày dặn mộc mạc như gỗ chưa đẽo, không hư như cái hang, hỗn độn (lờ đờ) như nước đục.

    Ai có thể đương đục mà lắng xuống để lần lần trong ra? Ai có thể đương hư tĩnh mà phát động để lần lần sinh động lên?

    Người nào giữ được đạo ấy thì không tự mãn. Vì không tự mãn nên mới bỏ cái cũ mà canh tân được.



    Luận giải

    Đức là thế đó: "tinh tế, mầu nhiệm, thông đạt, sâu xa không thể biết được".

    Giọng văn ở chương này khác hẳn các chương trên, giống thể từ phú ở cuối đời Chiến Quốc, cho nên ngờ không phải là lời của Lão tử, cũng không phải viết sau khi Lão tử mới mất.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 25-04-2012 lúc 06:35 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  9. #19
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb QUY CĂN - Lão Tử Đạo Đức Kinh

    Lời bạt

    Vạn vật đều có Căn nguyên của nó, nhân quả tuần hoàn.

    “Vạn vật phồn thịnh đều trở về căn nguyên của chúng (tức đạo).”

    ngochai

    ---------------------------------------------------------

    Nguyên văn Hán tự

    致 虛 極 , 守 靜 篤 , 萬 物 並 作, 吾 以 觀 復 .

    夫 物 芸 芸 , 各 復 歸 其 根 .

    歸 根 曰 靜 , 是 謂 復 命 . 復 命 曰 常 .

    知 常 曰 明 , 不 知 常 , 妄 作 凶 .

    知 常 容 , 容 乃 公 , 公 乃 全 , 全 乃 天 , 天 乃 道 , 道 乃 久 , 没 身 不 殆 .


    Dịch Hán Việt

    Trí hư cực, thủ tĩnh đốc, vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan phục.

    Phù vật vân vân, các phục qui kì căn.

    Qui căn viết tĩnh, thị vị phục mệnh. Phục mệnh viết thường.

    Tri thường viết minh, bất tri thường vọng tác hung.

    Tri thường dung, dung nãi công, công nãi toàn, toàn nãi thiên, thiên nãi đạo, đạo nãi cửu, một thân bất đãi.

    Dịch nghĩa

    Hết sức giữ được cực hư, cực tĩnh xem vạn vật sinh trưởng ta thấy được qui luật phản phục (vạn vật từ vô mà sinh ra rồi trở về vô).

    Vạn vật phồn thịnh đều trở về căn nguyên của chúng (tức đạo).

    Trở về căn nguyên thì tĩnh, (tĩnh là bản tính của mọi vật, cho nên) trở về căn nguyên gọi là “trở về mệnh”. Trở về mệnh là luật bất biến (thường) của vật.

    Biết luật bất biến thì sáng suốt, không biết luật bất biến thì vọng động mà gây hoạ.

    Biết luật bất biến thì bao dung, bao dung thì công bình (vô tư), công bình thì bao khắp, bao khắp thì phù hợp với tự nhiên, phù hợp với tự nhiên thì phù hợp với đạo, hợp với đạo thì vĩnh cửu, suốt đời không nguy.


    Luận giải


    Ý nghĩa chương ngày rất rõ: chúng ta phải cực hư tĩnh, bỏ hết thành kiến, tư dục đi mà nhận xét vũ trụ, sẽ thấy luật “qui căn” của vạn vật: từ vô sinh hữu, rồi từ hữu trở về ; hiểu luật thiên nhiên bất biến đó và hành động theo nó thì suốt đời không bị họa.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  10. #20
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb THUẦN PHONG - Lão Tử Đạo Đức Kinh

    Lời bạt

    Chúng ta vẫn thấy có câu cửa miệng: "thuần phong mỹ tục". Ở đây chúng ta thấy Lão Tử nói đến “Thuần Phong”, tuy nhiên từ này mang tính triết lý nhân sinh quan sâu sắc.

    ngochai
    ---------------------------------------------------------

    Nguyên văn Hán tự

    太 上 , 不 知 有 之 ; 其 次 , 親 而 譽 之 ; 其 次 , 畏 之 ; 其 次 , 侮 之 .

    信 不 足 焉 , 有 不 信 焉 . 悠 兮 , 其 貴 言 .

    功 成 事 遂 , 百 姓 皆 謂 : 我 自 然 .



    Dịch Hán Việt

    Thái thượng, bất tri hữu chi; kì thứ, thân nhi dự chi; kì thứ, uý chi; kì thứ, vũ chi.

    Tín bất túc yên, hữu bất tín yên. Du hề, kì quí ngôn.

    Công thành sự toại, bách tính giai vị: ngã tự nhiên.


    Dịch nghĩa

    Bậc trị dân giỏi nhất thì dân không biết là có vua, thấp hơn một bực thì dân yêu quí và khen; thấp hơn nữa thì dân sợ; thấp nhất thì bị dân khinh lờn.

    Vua không đủ thành tín thì dân không tin. Nhàn nhã, ung dung (vì vô vi) mà quí lời nói.

    Vua công thành, việc xong rồi mà trăm họ đều bảo: “Tự nhiên mình được vậy”.



    Luận giải

    Câu đầu, nhiều bản chép là: “Thái thượng, hạ tri hữu chi” nghĩa là “bậc trị dân giỏi nhất thì dân biết là có vua”, nghĩa đó không sâu sắc, không hợp với câu cuối: “bách tính giai vị: Ngã tự nhiên”. Ông vua giỏi thì cứ thuận theo tự nhiên, “cư vô vi nhi sự, hành bất ngôn chi giáo” để cho dân thuận tính mà phát triển, không can thiệp vào việc của dân, nên dân không thấy vua làm gì cả, cơ hồ không có vua.

    Đoạn sau: “tín bất túc yên”, có người giảng là vua không đủ tin dân. “Du hề”, có người giảng là “lo nghĩ”, e không hợp với thuyết vô vi của Lão tử.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •