Trang 2/2 ĐầuĐầu 12
Hiện kết quả từ 11 tới 15 của 15

Chủ đề: Những vụ nổ "banh trời" trong làng võ thuật Việt !!!!

  1. #11
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Bach_djen: Dưới đây là bài viết đăng trên face của Hoàng Dược Sư được rất nhiều người chia xẻ. Cùng với sự chém gió của võ sư Nguyễn Đông Hải và lời văn hớn hở của người viết đã khiến cho bài Lôi long đao có chiều hướng huyễn hoặc, áo bí và thâm sâu.

    Bach_djen học ngắn cắn sâu nên không hiểu rõ sử tích lắm nhưng có biết rằng khi vua Gia Long hưng khởi thì bài Lôi long đao cùng với ba vị đồng sáng chế ra môn Tây Sơn Bình Định không có đất dung thân. Và kể từ năm 1802 cho đến 1945 môn phái do tây sơn Tam Kiệt sáng chế đã tuyệt tích giang hồ. Bach_djen cũng nghe thiên hạ kháo nhau rằng, phải nhờ ơn cách mạng, nhờ ơn Bác Hồ thì võ cổ truyền của dòng họ Nguyễn Tây Sơn mới có cơ để phất chứ nếu Bảo Đại còn đương trị vì (ở ngôi cửu trung) thì e rằng ngay đến Đô đốc Võ Văn Dũng có còn sống cũng chẳng dám xưng tên chứ đừng nói chuyện lại giở "Lôi long đao" ra biểu diễn.

    Tôi không biết có phải cái ông võ sư Đông Hải học ngắn giống tôi hay không ? Hay đây chỉ là cách nói chuyện và giọng văn thô lỗ, vô văn hóa của thằng nhà báo khi họ cố tình cho rằng:

    "Võ Văn Dũng tới gặp rồi hỏi tên cao thủ kia rằng công phu mình đồng da sắt ắt tâm phải tịnh, liệu có thể làm một thí nghiệm không. Không chần chừ, cao thủ kia nói ngay: “Lòng như tro lạnh!”. Võ Văn Dũng sai đám thảo khấu, đĩ thõa làm chuyện phòng the ngay trước mặt hắn. Ban đầu người này còn mở mắt cười tươi, lát sau đột nhiên mắt hắn nhắm lại. Nhân lúc ấy, Võ Văn Dũng lia một đường đao lấy gọn đầu hắn".

    Tôi không biết đoạn văn này là chân hay giả nhưng đọc đoạn văn trên tôi thấy tư cách của ông Đô đốc Võ Văn Dũng chẳng có lấy gì gọi là tố chất của kẻ anh hùng, bậc đại trượng fu. Thủ đoạn ông chơi với người "khách" thật ti tiện, đê hèn, bẩn thiểu, tiểu nhân... chẳng khác gì thủ đoạn của đám lưu manh khốn nạn.


    Bài Lôi Long Đao khiến kẻ thù bạt vía vì... bị đánh bất ngờ (theo giới thiệu của người viết) !

    Tôi rất thích câu mà khi sinh thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói ấy là "Nhiệt tình cộng với dốt nát trở thành Đại Phá Hoại". Và chúng ta vẫn thường nghe người ta nói "võ không có văn ấy là cái thứ võ phu, võ biền, võ... thất fu" là thế đấy các bạn ạ. Đương nhiên cũng giống như ông Đông Hải, thằng viết bài báo cũng dốt nát không kém gì ông, cũng chỉ là một lũ... "con bò", con bò khoang, bò đen chứ nhất thiết không phải con bò vàng !!!.

    Tôi không tin bài Lôi Long Đao và chủ của nó lại có thân thế ti tiện như đoạn mô tả trên. Vì vậy tôi đề nghị võ phái Tây Sơn Bình Định cần kết hợp với Sở văn hóa, với Viện bảo tàng Quang Trung cần phải nghiêm trị hai kẻ ngu ngôn này.


    ----------------------------------------------------------------------------
    Huyền thọai Lôi Long Đao - báu vật của võ Bình Định

    Trải qua những giai đoạn đầy biến động, võ Bình Định – một trong những cái nôi của võ thuật cổ truyền Việt Nam vẫn như mạch ngầm âm thầm chảy. Trong dòng trầm tích ấy, đến nay những bài thảo cổ vẫn được lớp hậu sinh lưu giữ, truyền dạy như vật báu của quê hương đất võ…

    Trời Bình Định cuối năm trở lạnh. Bên tách trà, giọng nói của võ sư Nguyễn Đông Hải trở nên hào sảng khi nghe chúng tôi hỏi về bài thảo Lôi long đao. “Hiếm có bài đại đao nào uyển ảo, tinh thâm như Lôi long đao. Ngọn đao hư thực, sấm sét và mềm mại, chỉ có thể gọi bằng báu vật…”.

    Tâm không tịnh, công phu chỉ là… công cốc

    Theo võ sư Đông Hải, bài thảo Lôi long đao do đô đốc Võ Văn Dũng nghiên cứu chiêu pháp rồi soạn ra vào mùa thu năm 1768 tại huyện Tây Sơn, Bình Định.

    Sách “Tây Sơn liệt quang chi binh pháp” ghi lại, đô đốc Võ Văn Dũng xuất thân trong một gia đình khá giả. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ mời các thầy võ về dạy, đến tuổi đôi mươi thì đã tinh thông võ nghệ. Gia đình có truyền thống nghề buôn nên Võ Văn Dũng cũng theo cha bôn tẩu khắp nơi, có dịp giao lưu với nhiều anh hùng hào kiệt bấy giờ. Càng lớn Võ Văn Dũng càng chứng kiến cảnh quan lại khắp nơi nhiễu nhương, hà hiếp dân lành. Ông tập hợp hào kiệt, luyện binh rồi tìm đến Nguyễn Nhạc xin tụ nghĩa. Chứng kiến đường đại đao sắc ngọt của Võ Văn Dũng, Nguyễn Nhạc phong ông làm đô đốc.

    Một hôm, đất Bình Định xôn xao bởi sự kiện một cao thủ võ thuật Trung Hoa ngày ngày ra chợ gồng mình, thách thức người khác dùng đao chém vào người. Võ công của người này kỳ diệu tới mức đao kiếm đâm chém vào người không hề hấn gì. Hơn nữa, y cứ ngông nghênh sự vi diệu của võ thuật phương Bắc, chê bai võ thuật Việt Nam. Biết Nguyễn Nhạc muốn trừ khử hắn nên Võ Văn Dũng xin thực hiện nhiệm vụ.

    Võ Văn Dũng tới gặp rồi hỏi tên cao thủ kia rằng công phu mình đồng da sắt ắt tâm phải tịnh, liệu có thể làm một thí nghiệm không. Không chần chừ, cao thủ kia nói ngay: “Lòng như tro lạnh!”. Võ Văn Dũng sai đám thảo khấu, đĩ thõa làm chuyện phòng the ngay trước mặt hắn. Ban đầu người này còn mở mắt cười tươi, lát sau đột nhiên mắt hắn nhắm lại. Nhân lúc ấy, Võ Văn Dũng lia một đường đao lấy gọn đầu hắn.


    Tôi không tin bài Lôi long đao lại có thân thế ti tiện như đoạn mô tả trên.

    Câu chuyện trên là một giai thoại nhưng cho thấy rằng Võ Văn Dũng đã rất có lý khi suy luận tâm bất định thì không thể kháng cự hay thi triển chiêu thức. Đó là quy tắc của đỉnh cao võ học.

    Bài đao khiếp vía kẻ thù

    Đất Tây Sơn địa hình hiểm trở, núi non trùng điệp. Tương truyền, để đường Lôi long đao được nhu nhuyễn, Võ Văn Dũng thường tới thạch đồ ở Hầm Hô để ngày đêm luyện tập (di tích này hiện vẫn còn ở Tây Sơn, Bình Định). Những thớ đá trơn trượt, rêu phong là điều kiện tốt để ông luyện tấn nhẹ nhàng nhưng vững chãi. Đó cũng là thứ triết lý uyển ảo của võ học Bình Định: Công nhẹ như lá, thủ vững như đá…

    Theo võ sư Đông Hải, đại đao là loại binh khí mà chỉ có võ tướng tinh thông võ thuật mới dùng. Bởi lẽ đại đao dài, nặng, vừa là loại binh khí lợi hại, vừa thể hiện chất uy dũng của người dùng nó. Võ sư kể rằng bài Lôi long đao được tìm thấy trong cuốn “Tây Sơn danh tướng bí kiếp mộ hồn thao” của Nguyễn Trung Như, một danh tướng nhà Tây Sơn, chép lại. Trải qua nhiều thế kỷ, cuốn cổ thư võ học này được lưu giữ tại chùa Lộc Sơn, huyện An Nhơn (Bình Định), hiện do ông giữ và dịch lại. Năm 1984, ông được cố thượng tọa Thích Tịnh Quang truyền dạy, sau đó ông đã dạy lại cho học trò xuất sắc nhất của mình là võ sư Trần Duy Linh. Và cũng chính bài đao này đã mang lại cho võ sư Trần Duy Linh huy chương vàng giải võ cổ truyền toàn quốc vào những năm sau đó.

    Bài đại đao gồm 66 thức với chỉ tám câu thiệu nhưng đã chuyển tải hết tinh thần sức mạnh và sự linh hoạt của bài võ. Bài võ có lúc rào rạt thị oai đối phương như “Bắc sát kình phong, Nam lôi thanh thế”, có khi ảo diệu khiến đối phương trở tay không kịp với chiêu thức “Thần đao đoạn kiếm, Kiếm đoạn thương thần”. Võ sư Đông Hải giải thích, trong chiến đấu, ngọn kiếm, đường thương rất linh hoạt. Hai loại binh khí này có lúc theo đường thẳng của binh khí đối phương mà xuyên vào, lúc khác lại di chuyển nhiều hướng khác nhau để tấn công. Tuy nhiên, chiêu thức của Lôi long đao là chế ngự ngay từ đôi tay của người dùng thương, kiếm. Nói cách khác là người dụng đao không dùng lưỡi đao để chế ngự mũi kiếm, đường thương mà sẽ trảm phạt đôi tay của người cầm thương, kiếm. Ngoài ra, công phu của Lôi long đao nhiều lúc còn mượn sức đối phương để giết chết đối phương một cách nhanh chóng. Đó là những động tác chém dụ để tạo điều kiện cho đối thủ gạt đỡ rồi nhân lúc đối thủ phản công thì chỉ việc đẩy nhẹ đường đao về phía trước là đoạt mạng.

    Lôi long đao còn là sự vận dụng lối đánh bốn phương với tám hướng đánh nên rất khó có cơ hội cho những loại binh khí khác. “Binh khí thường có các hình thức gồm: đấu tức là một đánh với một, chiến là một đánh với từ hai trở lên. Lôi long đao ngoài việc hội tụ đao đấu, đao chiến còn là một bài đao trận, nghĩa là một người có thể đánh với cả đoàn quân. Tôi tin chắc rằng Võ Văn Dũng ngày xưa từng đoạt đầu của rất nhiều kẻ thù với chiêu thức từ Lôi long đao” - võ sư Đông Hải nói.

    Võ sư Trần Duy Linh, huấn luyện viên đội võ cổ truyền Bình Định, tâm sự: “Ngày xưa làm trai thời loạn thì dùng đao chém càng nhiều kẻ thù càng tốt để bảo vệ đất nước. Còn bây giờ việc dạy và học những bài thảo của tổ tiên là cái đạo phải giữ để nền võ học quê mình không bị mai một. Tôi không bảo thủ nên đã dạy bài Lôi long đao này cho tất cả học trò, anh em hoạt động võ thuật của mình”. Lôi long đao vì thế sẽ còn mãi trong lòng đất võ.

    Để tinh hoa không mai một

    Theo võ sư Trần Duy Linh, Lôi long đao là bài đại đao chiêu thức phức tạp, độ khó cao nên đòi hỏi người tập luyện phải có sức khỏe dẻo dai và quan trọng hơn hết là phải thông thạo nhiều binh khí thì mới có khả năng lĩnh hội. Việc duy trì tập luyện thường xuyên bài đao này giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh và tăng tuổi thọ.

    Mới đây, trong đợt tập huấn ở Khánh Hòa, võ sư Trần Duy Linh thị phạm cho đông đảo võ sư để giúp bài thảo này phổ biến trên toàn quốc. Ngay sau đợt tập huấn này, Lôi long đao đã chính thức trở thành một trong 18 bài quy định của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam khi thi đấu, biểu diễn.

    Võ sư Nguyễn Thanh Vũ, Phó Chủ tịch Hội Võ thuật cổ truyền Quy Nhơn, người đã học bài Lôi long đao từ võ sư Linh, cho biết thêm: “Hiện nay ở câu lạc bộ của tôi, một số võ sinh từ cấp 14 trở lên đều đã được học Lôi long đao. Tôi hy vọng nhiều bài thảo khác của Bình Định cũng tìm được người tài, đức lĩnh hội lại để không làm mai một tinh hoa của tổ tiên”.

    ------------------------------------------------------------

  2. #12
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Bài Viết của bạn Bach_ho về Lôi Long Đao

    Tôi hoàn hoàn đồng ý với nhận xét của bạn bach_djen trên kia.

    Đọc bài văn trên, trong lòng không thấy có cảm giác tự hào về nền võ học của Việt Nam, tự hào về tinh thần "Thượng Võ" của dân tộc mà thay vào đó là cảm giác buồn, buồn vô tận, xấu hổ vô cùng !!!


    Đại Tư Đồ Võ Văn Dũng trong điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (bảo tàng Bình Định)

    Buồn và xấu hổ khi hình tượng của ngài Đại tư đồ Võ Văn Dũng (người được thờ trong Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt, bảo tàng Quang Trung, Bình Định), Đô đốc Hám hổ hầu trong trận chiến chống Mãn Thanh, người anh hùng của triều đại Tây Sơn... Nay được đám võ phu chính gốc Tây Sơn Bình Định trịnh trọng kể lại cho hậu thế biết về những võ công hiển hách của ngài, người mà theo chúng đã có công khai sáng ra bài Lôi Long đao nổi tiếng truyền lại cho để chúng học...

    Theo lời chúng kể, hậu thế có thể cảm nhận cụ Dũng toàn giao du với bọn đĩ điếm, bọn du thủ du thực. Hành vi cư xử của cụ đối với người khách Trung Quốc thật chẳng khác gì hành động của thằng lưu manh, kẻ khốn nạn.

    ...
    Tôi thật không hiểu đám võ biền trên kia học được những gì từ võ thuật. Và chúng nghĩ gì khi dưới mắt võ sinh do chúng đào tạo Đại Tư Đồ, Đô đốc Võ Văn Dũng không khác kẻ lưu manh.

    Thương thay cho nền võ thuật cổ truyền.
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  3. #13
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Ý kiến phản hồi đầy tức giận của nick Nhan_voky

    Đcm chúng mày, lũ con bò.
    Mịa, mấy hôm nay anh có theo dõi nhưng anh tưởng lũ con bò chúng mài sáng tác ra rồi chém gió với nhau nên anh đứng im đéo nói. Hôm nay rảnh, anh mới tra và Đcm lũ con bò. Anh phát hiện đây là bài viết đăng trên báo Pháp Luật Tp.HCN... Và anh xin phép ỉa vào mặt mấy thằng báo chí tào lao nhá...


    Ảnh chụp lại...

    Mà cái con mịa nó, thằng võ sư Nguyễn Đông Hải không biết văn hóa học đến lớp mấy mà ngu thế, nói cụ sáng tổ (sáng tác bài Lôi Long Đao) mà là người như thế thì khác đéo chửi cụ. Đúng là loại hậu sinh mất dạy.

    ---------------------------------
    Nguồn bài viết đăng trên báo Phap Luật Tp. HCM: http://plo.vn/xa-hoi/huyen-thoai-loi...ao-216926.html


    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  4. #14
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Mar 2014
    Bài gửi
    150
    Thanks
    24
    Thanked 18 Times in 16 Posts
    Bach_djen: Dưới đây là bài viết đăng trên face của Hoàng Dược Sư được rất nhiều người chia xẻ. Cùng với sự chém gió của võ sư Nguyễn Đông Hải và lời văn hớn hở của người viết đã khiến cho bài Lôi long đao có chiều hướng huyễn hoặc, áo bí và thâm sâu.

    Bach_djen học ngắn cắn sâu nên không hiểu rõ sử tích lắm nhưng có biết rằng khi vua Gia Long hưng khởi thì bài Lôi long đao cùng với ba vị đồng sáng chế ra môn Tây Sơn Bình Định không có đất dung thân. Và kể từ năm 1802 cho đến 1945 môn phái do tây sơn Tam Kiệt sáng chế đã tuyệt tích giang hồ. Bach_djen cũng nghe thiên hạ kháo nhau rằng, phải nhờ ơn cách mạng, nhờ ơn Bác Hồ thì võ cổ truyền của dòng họ Nguyễn Tây Sơn mới có cơ để phất chứ nếu Bảo Đại còn đương trị vì (ở ngôi cửu trung) thì e rằng ngay đến Đô đốc Võ Văn Dũng có còn sống cũng chẳng dám xưng tên chứ đừng nói chuyện lại giở "Lôi long đao" ra biểu diễn.

    Tôi không biết có phải cái ông võ sư Đông Hải học ngắn giống tôi hay không ? Hay đây chỉ là cách nói chuyện và giọng văn thô lỗ, vô văn hóa của thằng nhà báo khi họ cố tình cho rằng:

    "Võ Văn Dũng tới gặp rồi hỏi tên cao thủ kia rằng công phu mình đồng da sắt ắt tâm phải tịnh, liệu có thể làm một thí nghiệm không. Không chần chừ, cao thủ kia nói ngay: “Lòng như tro lạnh!”. Võ Văn Dũng sai đám thảo khấu, đĩ thõa làm chuyện phòng the ngay trước mặt hắn. Ban đầu người này còn mở mắt cười tươi, lát sau đột nhiên mắt hắn nhắm lại. Nhân lúc ấy, Võ Văn Dũng lia một đường đao lấy gọn đầu hắn".

    Tôi không biết đoạn văn này là chân hay giả nhưng đọc đoạn văn trên tôi thấy tư cách của ông Đô đốc Võ Văn Dũng chẳng có lấy gì gọi là tố chất của kẻ anh hùng, bậc đại trượng fu. Thủ đoạn ông chơi với người "khách" thật ti tiện, đê hèn, bẩn thiểu, tiểu nhân... chẳng khác gì thủ đoạn của đám lưu manh khốn nạn.

    Tôi rất thích câu mà khi sinh thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói ấy là "Nhiệt tình cộng với dốt nát trở thành Đại Phá Hoại". Và chúng ta vẫn thường nghe người ta nói "võ không có văn ấy là cái thứ võ phu, võ biền, võ... thất fu" là thế đấy các bạn ạ. Đương nhiên cũng giống như ông Đông Hải, thằng viết bài báo cũng dốt nát không kém gì ông, cũng chỉ là một lũ... "con bò", con bò khoang, bò đen chứ nhất thiết không phải con bò vàng !!!.

    Tôi không tin bài Lôi Long Đao và chủ của nó lại có thân thế ti tiện như đoạn mô tả trên. Vì vậy tôi đề nghị võ phái Tây Sơn Bình Định cần kết hợp với Sở văn hóa, với Viện bảo tàng Quang Trung cần phải nghiêm trị hai kẻ ngu ngôn này.

    <><><><><><>

    Trảm rất hay, nghe thấy đã lỗ nhỉ.

  5. #15
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Sự lố bịch, xạo xàm không chỗ nói của một số VS

    Theo võ sư Hồ Tường (Chưởng môn phái Thiếu Lâm, Võ Lâm) thổ lộ trên báo Thể Thao 24h thì Võ lâm Tân Khánh Bà Trà là môn võ đả hổ nổi tiếng của VN. Sau khi đưa ra hàng loạt những giai thoại, thầy Hồ Tường cho biết: "Võ đánh hổ có 10 thế, mỗi thế có 10 biến thế, cụ thể như sau:

    1 - hoành đả hỏa xa;
    2 - phù phóng;
    3 - roi hoành;
    4 - phục hổ tang tành;
    5 - xà địa giữ mình cho xinh;
    6 - roi đăm lèo;
    7 - hồi mã đừng theo mà lầm;
    8 - phục hổ đạt trùng;
    9 - bát tự;
    10 - đâm đôi".

    Và cũng theo thầy Hồ Tường nếu sở hữu những kỹ năng trên của võ Tân Khánh Bà Trà, thì nhiều người sẽ đả được hổ.

    Chia sẻ với chúng tôi (phóng viên báo Thể thao), võ sư Hồ Tường (63 tuổi) cho biết ông là hậu duệ duy nhất còn lại biết các thế võ đánh cọp (hổ).

    Lời nhận xét:

    1. Thực lòng mà nói, VLTKBT là một môn võ thực chiến, có nhiều điểm khác biệt so với các võ phái cổ truyền khác. Điểm khác biệt ấy chính là hệ thống quyền cước được huấn luyện trong võ phái giản đơn, minh bạch. Chủ về hiệu quả chứ không thiên nhiều về tính "nghệ thuật" giống một số võ khác. Đây cũng là điểm tại sao, trong những thập kỷ 60. 70 của thế kỷ trước, các võ sỹ trong lò của cụ Từ Thiện lại khá vang danh, nhiều võ sĩ đoạt các giải lớn trong các cuộc thi tài ở Nam Việt Nam và các giải lớn trong khu vực ĐNA. Đây là một sự thật, sự thật không thể chối cãi... chỉ có điều, chuyện ấy đã lui vào dĩ vãng từ lâu rồi, lâu lắm rồi.

    2. Có câu nói của Võ sư Hồ Tường trên báo khiến mình đâm ra hoài nghi khi đọc được lời thầy rằng "Nếu sở hữu những kỹ năng trên của võ Tân Khánh Bà Trà, thì nhiều người sẽ đả được hổ". Và cũng theo thầy, thầy là hậu duệ duy nhất còn lại biết các thế võ đánh cọp (hổ)... có đúng là ai sở hữu được những kỹ năng đó thì có khả năng đả hổ chăng ? Việc có đúng thế hay không thì để mọi người tìm hiểu, riêng tôi, qua mấy chục năm nay, chẳng hề thấy một võ sinh nào của thầy Tường "đả" nổi mấy con "báo" con ở các giải quần chúng (giải do Hội võ cổ truyền các quận huyện tổ chức) chứ nói chi đến đả hổ trong... sở thú. Mặt khác, thầy Hồ Tường nói hiện chỉ có thầy là người duy nhất nắm giữ và biết các thế võ đả cọp của võ phái... Nói vậy, nhẽ thầy đả được hổ hỉ ???


    Thầy Hồ Tường, người hiện nắm giữ 10 tuyệt chiêu "oánh" phát hổ chết ngay và bài chém gió đăng trên báo 24H

    3. Tôi chưa thấy một môn võ "cổ truyền" nào, có đến 05 đời Chưởng môn (thầy Tường là hậu duệ, Chưởng môn đời thứ 5) lại có những chiêu, những thế đọc lên nghe nực cười đến thế. Nó là sự ô tạp, sự pha lẫn lộn giữa cổ với kim, giữa xưa và nay, giữa Ta với Tàu, giữa Nho với Nôm... một cách lố bịch, kệch kỡm. Đặc biệt ở các chiêu sau:

    - Phục hổ tang tành: Phục hổ thì ai cũng biết tức mai phục, là nấp, là rình... Nhưng nói "tang tành" là gì ? Không ai biết. Nhẽ nào lại phục hổ ở bụi dâu (tang), dâu là thứ người trồng để nuôi tằm, không phải thứ sống trong rừng, trong rú... vậy hổ đâu ra mà ngồi ở bụi dâu để "phục" ???.

    - Xà địa giữ mình cho xinh: Xà địa thì ai cũng biết bởi nó là từ Hán tức nói con rắn đất hay rắn nằm dưới đất. Thế nhưng, cái đáng bàn ở đây là đương từ Hán, nhảy bổ vào 04 chữ Việt đặc. Đã thế, cả 04 chữ này lại là những từ ngữ hiện đại, chả mang tính "cổ truyền" tí nào. Chiêu thức gì kỳ cục vậy ? Vãi cho chiêu với chả thức. Ngớ ngẩn !

    Rồi thì:

    - Roi đăm lèo: Đâm hay đăm ? Đăm là gì và "lèo" là cái gì ? "Đăm lèo" phải chăng là từ nói lái, nói "roi đăm lèo" tức phải hiểu là "roi đeo lầm" tức là cây roi phụ, roi vớ vẩn nhưng vì cập rập mà mang nhầm, cầm nhầm chớ không phải roi chính, roi mang đi để đánh hổ ? Nếu đúng là dùng roi mang lầm trong lúc đi đường thì nó là loại gì mà ghê thế ? Loại gì mà lại có thể "đả" chết hổ hi ??? Ôi mẹ ôi, nếu đúng thế thì chả khác gì thuật biến hóa của 72 phép trong Shaolin kungfu (Thiếu Lâm kungfu).

    Từ "đâm", cứ cho là thế thì cũng đã thuần Việt rồi. Cần nhớ, các cụ xưa cũng toàn nho gia, uyên bác cả chứ không phải mù chữ... thế nên không ai dùng từ "đâm" trong các thiệu cổ cả vì đọc nghe nó tùng tục. Nhẽ thường, các cụ sẽ gọi là "trát côn" hay "thích côn"... nghe nó văn vẻ và lịch lãm hơn. 1 ví dụ để thấy các cụ ta xưa cũng rất thâm nho nè. Trong bài "Lão Mai quyền" có câu:

    Lão mai độc thụ, nhất chi vinh
    Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hành...

    Các bạn thấy tôi không nói sai chớ, không có bất cứ chữ nôm nào trong các chiêu thức của bài quyền Lão Mai, một bài võ nổi tiếng của Bình Định. Đọc 02 câu thơ trên, trong khi tay mứa quyền, bạn không chỉ thấy nó ngầm chứa các chiêu thức võ thuật mà nó còn là một bài thơ nữa đấy. Thơ thất ngôn (bảy chữ) chứ chẳng phải dạng vừa đâu (có dịp, tôi sẽ phân tích ý nghĩa võ thuật trong bài thơ Lão Mai quyền của võ phái Bình Định cho các bạn nghe).

    Hay như:

    Tam bộ bái tổ
    Nhị bộ kính sư
    Hồi thân lập trụ.

    Ngọc trản ngân đài
    Tả, Hữu tấn khai
    Thập tự luyện dịp
    Liên đả sát túc.

    Tọa hồi mai phục
    Tấn đả tam chiến...

    Trên là lời thiệu của bài quyền Ngọc Trản. Ta thấy võ đấy, rặt chiêu với thức không đấy... nhưng mà là thơ đấy chứ, "Tứ Ngôn" đấy, chả đùa. Các bạn có thấy các cụ ta rõ là cái gì ra cái nấy, Tàu là Tàu mà Ta là Ta, không có chuyện nhầm lẫn. Bảo "trong võ có văn" nó là đây đây.

    Lại nữa:

    - Hồi mã đừng theo mà lầm: Eo ôi ! Võ cổ truyền... à ! Mà hiểu thế nào là võ cổ truyền nhỉ? Đúng rồi... Võ cổ truyền có nghĩa là môn võ có lịch sử, nguồn gốc hình thành từ xa xưa, từ đời trước chứ không phải mới có đời nay... nôm na là thế. Ấy vậy mà, theo thầy Hồ Tường thì VLTK có từ khoảng giữa thế kỷ 19, lại trải qua 04 đời Chưởng môn (không tính thầy Tường) thì đương nhiên, nó (môn võ của thầy) phải là cổ truyền. Thế nhưng, cổ truyền mà đọc tên những chiêu thức lên nghe chẳng thấy cổ truyền tí nào là sao ? Cổ truyền ở chỗ nào ???

    Túm lại:

    Nếu thầy Tường cho rằng đó là những chiêu thức do thầy "phịa" ra thì khả dĩ châm chước. Nhược như cố chấp khi khẳng định đó là của các bậc tiền nhân trong võ phái di lại... thì rõ ràng, đấy là thứ chiêu thức (xin được nhấn mạnh chỗ 10 chiêu thức "đả hổ" thôi ạ) của võ rừng, võ lục lâm thảo khấu, võ biền v.v. chứ tuyệt không phải là những chiêu thức do các bậc trí giả tạo nên.

    Lâu chả gặp thầy, nay đọc được bài của thầy trên báo... thấy tay đao của thầy sắc quá.

    Em lạy thầy !

    Tp.HCM, ngày 30.11.2018
    Thiều Ngọc Sơn
    -----------------
    Coi bài viết của thầy Hồ Tường tại đây: https://www.24h.com.vn/the-thao/lay-...w9f_qW3mg08j-4
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •