Trang 1/2 12 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 15

Chủ đề: Những vụ nổ "banh trời" trong làng võ thuật Việt !!!!

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts

    Những vụ nổ "banh trời" trong làng võ thuật Việt !!!!

    Đoàn Mỗ:
    Hôm nay đọc được cái này trên mạng, ngẫm thấy buồn cười... nên post lên cho mọi người cùng đọc. Lẽ ra sẽ có đôi dòng giới thiệu nhưng lười quá, chưa viết được, vậy cứ post bài lên, lúc nào rảnh sẽ bổ xung sau vậy

    Nổ "banh trời"... !!!!

    1. HỒ VIỆT QUYỀN


    8:54, 25/02/2008

    Bắc Kạn: Người lập môn võ mới ở Ba Bể

    Dám nghĩ, dám làm và quyết tâm làm bằng được - đó là câu chuyện về người thanh niên một mình đạp xe đạp từ Bắc Kạn sang Trung Quốc để học hỏi những môn phái võ. Từ kinh nghiệm học được, chàng thanh niên đó đã xây dựng thành công môn võ mới mang tên Hồ Việt Quyền. Chàng trai đó là Lê Hồng Thủy (25 tuổi) tại xã miền núi Hà Hiệu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
    Trong gia đình, cả bố và mẹ không ai theo nghiệp võ nhưng Lê Hồng Thủy lại say mê võ thuật từ nhỏ. Khi 15 tuổi, Thủy được xem băng tư liệu Bác Hồ luyện Thái cực quyền. Từ đó, Thủy bị ảnh hưởng rất nhiều từ hình ảnh, phong thái của Bác. Thủy nghĩ, quê mình có hồ Ba Bể tại sao không sáng tạo ra một môn võ mang hồn cốt, sóng nước Ba Bể.

    Ba bó củi, một chiếc xe đạp sang Trung Quốc học võ

    Để có thể thực hiện được ước mơ của mình, sau khi tốt nghiệp cấp 3, Thủy đã giấu cha mẹ, đạp xe sang tận Trung Quốc. Khi đi, số tiền Thủy mang theo chỉ là số tiền bán được từ ba bó củi. Đến Trung Quốc, số tiền ít ỏi cũng hết. Đã từng làm quét nhà, rửa bát cho quán phở, ngủ vỉa hè… Thủy không muốn nói nhiều về những ngày gian khó ấy.


    Lê Hồng Thủy

    Sang Trung Quốc, niềm đam mê võ thuật đã dẫn Thủy đến với thầy Vương Thụy Đình, một truyền nhân nổi tiếng của phái Võ Đang tỉnh Quảng Đông. Và câu chuyện đầu tiên cũng là câu chuyện mà Thủy vẫn nhớ như in.

    Thủy xin thầy học võ thì được thầy rót trà mời. Đi đường xa, vừa đói, vừa khát nhưng nếu uống luôn sẽ là người không biết phép tắc lễ nghĩa. Vì lẽ đó, chén trà đầu tiên thầy rót, Thủy kính cẩn nâng ngang mày và dâng lên sư tổ. Chén thứ hai, Thủy mời thầy và nói: "Niềm ham mê võ thuật đã dẫn con đến gặp thầy. Con kính thầy chén trà!". Thầy nói một câu mà Thủy nhớ mãi: "Cái đạo của con như thế đủ để con học hết sở học của ta".

    Tuy nhiên, mục đích của Thủy là sang Trung Quốc để học hỏi, tham khảo các môn phái võ rồi quay về Việt Nam thành lập môn võ mới. Chính vì vậy, học một năm tại võ đường của thầy Thụy Đình, Thủy lại tiếp tục hành trình của mình đến chùa Thiếu Lâm ở núi Tung Sơn.

    Trở về Việt Nam, Thủy lại lặn lội vào tận Bình Định, cái nôi của võ thuật Việt Nam rồi ngược ra học ở Hội Võ thuật Hà Nội lấy bằng huấn luyện viên võ thuật cổ truyền để có đủ điều kiện dạy võ.

    Hồ Việt Quyền - hồn cốt sóng nước Ba Bể

    Trở về quê hương, Thủy nhận công tác tại Sở Thể dục - Thể thao tỉnh Bắc Kạn, làm huấn luyện viên Pencak silat của tỉnh. Nhưng rồi, với ước mơ từ nhỏ là lập đươc một môn võ, Thủy đã quyết định rẽ ngang.

    Ngay sau khi nghỉ việc, Thủy lập ra môn võ mới mang tên Hồ Việt Quyền viết tắt là Babeki tức Ba Bể khí. Thủy xin phép mở lớp tập võ tại xã Hà Hiệu và thị trấn Chợ Rã. Đến nay, Hồ Việt Quyền đã thu hút hàng trăm cụ già tham gia tập dưới hình thức Thái cực quyền. Còn các lớp võ thuật của Thủy có hàng nghìn môn sinh tham gia luyện tập.

    Hội xuân Ba Bể năm 2004 là năm đầu tiên Thủy đưa học trò tham gia biểu diễn võ thuật. Nhiều màn biểu diễn võ thuật kỳ công đầy sức hấp dẫn như đóng đinh vào người không chảy máu, chống giáo cuốn thép vào cổ…

    Ngoài ra còn các tiết mục võ thuật đặc sắc khác. Từ đó, năm nào Thủy và các môn sinh cũng tham gia biểu diễn võ thuật tại Hội xuân Ba Bể. Hồ Việt Quyền được Sở Thể dục - Thể thao tỉnh thẩm định là môn võ chính thống của tỉnh Bắc Kạn, thu hút hàng nghìn người tại tỉnh Bắc Kạn tham gia.
    Chị Trần Thị Vinh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Ba Bể đánh giá cao hoạt động của Lê Hồng Thủy, khẳng định môn võ Hồ Việt Quyền được nhiều bà con theo học để rèn luyện sức khỏe, huyện luôn tạo điều kiện ủng hộ anh Thủy.

    Thủy tâm sự: "Từ học võ đến phát triển kinh tế, mình cũng luôn lấy căn bản khoa học từ sách". Đã nói thông thạo tiếng Trung, hiện nay, Thủy còn tự học tiếng Anh. "Mình đã lập kế hoạch và xin giấy phép của UBND tỉnh để xây dựng một trang trại, về sau sẽ phát triển thành mô hình du lịch sinh thái". Với ý chí, quyết tâm, tôi tin Lê Hồng Thủy sẽ thành công.

    Nguyễn Hương

    --------------------------------------------------------
    Lời bàn của Đoàn mỗ:


    ]Xin đón xem lời bình của võ lâm...
    Lần sửa cuối bởi doancongtu; 16-07-2013 lúc 05:06 PM

  2. The Following User Says Thank You to doancongtu For This Useful Post:

    taothao (18-07-2013)

  3. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    375
    Thanks
    176
    Thanked 25 Times in 22 Posts
    Từ một người Tiều phu đốn củi, bây giờ được như vậy thật hiếm có. Câu chuyện mang đầy mầu sắc dã sử và kiếm hiệp.

    Là người có quốc tịch Việt Nam, sang TQ học võ Tầu, về lập môn phái Babeki - cái tên nghe rất Nhật Bổn. Vậy công thức là: người Việt - Võ Tầu - tên Nhật.
    Hiền nhân cùng lý hợp hư vô,
    Đắc ngộ Kiền Khôn Tạo Hóa Lô.

    Hạ sĩ chỉ tranh danh dữ lợi,
    Giao nguyên khưu chủng thị Tiền Đồ.

  4. The Following User Says Thank You to taothao For This Useful Post:

    doancongtu (16-07-2013)

  5. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Hồ Việt Quyền
    Tiếp theo...


    Dưới đây, doancongtu xin trân trọng giới thiệu phần bình luận của một số võ sư tên tuổi trong làng võ cùng phần trao đổi của các thành viên trong diễn đàn KTVT khi họ đọc được bài báo này:



    Thieulam_vietnam
    Đai Đen
    Thành Viên Diễn Đàn.


    Chẳng hiểu với thời gian học võ ngắn như vậy, thì mấy ai luyện thành môn Kungfu gì, chưa tập xong phần cơ bản công của môn này đã nhảy đại sang tìm môn khác, rồi lại còn tuổi đời còn quá trẻ - suy nghĩ chưa thấu đáo thì môn võ mà cậu ta tạo ra sẽ ra cái gì nữa. Đúng là ở các tỉnh có quá dễ dãi như thế không nhỉ ?

    Đúng là tuổi trẻ tài cao.
    -----------------------------------------------------
    BP Từ Võ Hạnh
    Đai Đen
    Thành Viên Danh Dự.


    Cám ơn TLVN đã cho Chú biết thêm
    về một PHÙ ĐỔNG Võ Thuật
    của Báo Chí .

    Đọc xong bài này Chú muốn xây xẩm,
    thấy mình quả là một hạt tiêu trong Tô Hủ Tíếu

    Chắc phải giải nghệ cho rồi !
    ---------------------------------------------------------------------------

    Trinh Dzuong Minh
    Đai Đen
    Thành Viên Danh Dự.
    Quote from BPTVH on 01.11.2008 at 04:36:04:


    Cám ơn TLVN đã cho Chú biết thêm
    về một PHÙ ĐỔNG Võ Thuật
    của Báo Chí .

    Đọc xong bài này Chú muốn xây xẩm,
    thấy mình quả là một hạt tiêu trong Tô Hủ Tíếu

    Chắc phải giải nghệ cho rồi !

    Báo chí VN thường hay hư cấu sự việc, đôi khi dựng đứng nữa là thường .

    Vovinam cũng có nhiều huyền thoại mà điển hình là anh chàng Patrick Levet . Pat quả là 1 võ sĩ người Pháp tài ba, đẹp trai và nói sõi tiếng Việt . Chính tôi là người gioithiệu cho Pat nơi ăn, chốn ở để tập luyện tại Hoa Kỳ và Canada . Ở được gần 1 năm, qua Mỹ thì làm nghề cắt cỏ cho Vs Huy ( Vovinam ), Ở Canada ( Vancouver ) thì đi bưng phở , ở trọ nhà bạn bè tôi .

    Thế mà báo chí VN thổi phồng lên là qua Mỹ và Canada đào tạo được tới 12 ngàn võ sinh !!! Gần đây lại còn có tờ báo VN thăng Pat lên là tiến sĩ ngôn ngữ học nữa mới khiếp trong khi chàng là 1 thứ Tây ba lô chính hiệu, đi đâu cũng thủ sẵn cây đàn cò cưa xin tiền ngoài dường .
    -------------------------------------------------------------------
    BP Từ Võ Hạnh
    Đai Đen
    Thành Viên Danh Dự.


    Sức mạnh của Báo Chí rất ghê gớm. Chính vậy qua mấy chục năm viết về Võ Thuật và cả Văn học Tôi hết sức thận trọng . Tuy nhiên những việc cần khen, khen chánh đáng, khen để động viên, khen để lấy lại sự đoàn kết cho dù "Cá nhân" Tôi có giảm chút uy tín (về lời khen đó ). Tỗi cũng cam chịu . Bỏ cái nhỏ để lấy cái lớn hơn mà cái lớn này là CỦA CHUNG mà !

    Chắc một số anh chị em hiểu tôi muốn nói gì rồi !

    Nhiều phóng viên tắc trách, vô trách nhiệm chỉ nghe loáng thoáng, không cần đắn đo suy nghĩ cứ PHANG bừa lên báo, đôi khi chỉ cần vài chai Bia, mấy dĩa mồi là "A lê Hấp" ông này vừa tu nghiệp võ công trên vùng núi Tây Tạng nay trở về lập môn, lập phái !

    Thật Trời ơi ! Đất hỡi !

    BPTVH
    --------------------------------------
    Đoàn mỗ tổng hợp

  6. The Following User Says Thank You to doancongtu For This Useful Post:

    taothao (18-07-2013)

  7. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    375
    Thanks
    176
    Thanked 25 Times in 22 Posts
    BP Từ Võ Hạnh

    Đọc xong bài này Chú muốn xây xẩm,
    thấy mình quả là một hạt tiêu trong Tô Hủ Tíếu

    Chắc phải giải nghệ cho rồi !
    Nói thật là cái tên Babeki mắc cười làm sao đó.

    Trong tiếng Anh: "Babe" = người con gái hấp dẫn, hot, sexy (tiếng lóng, đọc nhái từ Baby); "ki" - bikini, kimono, "ki" trong bộ áo giáp khi thi đấu võ đài...?

    "Babeki" phải hiểu sao cho đúng ta? Nếu không được giới thiệu là Ba Bể Khí, chắc luận được từ này xong chỉ có cười "té ghế"...
    Hiền nhân cùng lý hợp hư vô,
    Đắc ngộ Kiền Khôn Tạo Hóa Lô.

    Hạ sĩ chỉ tranh danh dữ lợi,
    Giao nguyên khưu chủng thị Tiền Đồ.

  8. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    375
    Thanks
    176
    Thanked 25 Times in 22 Posts

    Thông tin thêm về Lê Hồng Thủy - Hồ Việt Quyền

    Từ nhỏ, nhiều lần được xem các thước phim tư liệu về hình ảnh Bác tập Thái cực quyền bên suối, Thủy nung nấu trong lòng ước mơ… giỏi võ và sáng lập hẳn một trường phái võ thuật riêng. Lớn lên một chút, Thủy xác định con đường của mình không nhất thiết phải bước chân vào một ngôi trường mà vấn đề là phải học như thế nào để đạt được mơ ước. Tốt nghiệp THPT, chàng trai này quyết tâm tầm sư học võ. Thủy cho biết: “Lúc này trong tôi chỉ có sự phát tác về võ thuật thôi thúc tôi lên đường”. Một buổi sáng năm 2003, Thủy lặng lẽ để lại vài dòng cho bố mẹ, bắt đầu cuộc hành trình thực hiện giấc mơ. Một chiếc xe đạp, 37.000 đồng với một mục đích rõ ràng: sang Trung Quốc, một trong những cái nôi lớn của võ thuật, để học võ. Thủy quyết đi, dù chưa xác định sẽ gặp ai và đến đâu để học tập. Trên chặng đường gian khổ kéo dài từ Việt Nam qua dọc biên giới Bằng Tường (Trung Quốc) đến Nam Ninh, để có tiền trang trải, Thủy làm nhiều việc như bốc vác, rửa chén bát thuê… Lặn lội đến Quảng Đông, Thủy may mắn gặp được những người thầy nể phục ý chí của chàng trai Việt nên đã truyền dạy cho anh các tuyệt kỹ võ công của môn wushu, thái cực quyền…

    Sau 3 năm biền biệt xa quê với ước vọng trở thành một nhà võ thuật, ngày quay về, trình độ võ thuật của Thủy cao hơn, am hiểu hơn về bộ môn này.
    (trích thông tin trên báo Phú Yên Online)
    Hiền nhân cùng lý hợp hư vô,
    Đắc ngộ Kiền Khôn Tạo Hóa Lô.

    Hạ sĩ chỉ tranh danh dữ lợi,
    Giao nguyên khưu chủng thị Tiền Đồ.

  9. #6
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Em đọc được cái này trên mạng. Em xin phép trang chủ đưa mục này vào đây, vào chuyên mục "nổ" vì em không tin ông Thắng này lại có môn cung fu ghê gớm thế. Em không tin ông Thắng và em nghi ông Thắng cũng chỉ thuộc dạng "võ mồm". võ "nổ" và giỏi chém gió giống như hôm trước em đọc bài phóng sự trên báo CAND nói về thầy Hà Châu, người xe lu 16 tấn cán không chết nhưng xe tải nhẹ cán thì đứt nửa bàn chân, hoặc như hồi cuối năm vừa rồi, báo chí đưa tin có thằng cha bên Tàu, nghe đâu cũng "hà rầm" đẳng đít, vô địch Wushu thế giới ấy mà khi "chiến đấu" với người hàng xóm, nhà vô điịch thế giới trong tay cầm ngọn trường côn... thế mà vẫn bị ông hàng xóm thọc một phát chết không kịp trăn chối
    Em cá với các bác, ông Thắng này chắc cũng chẳng hơn thằng cha bên Tầu (à đúng rồi, ông ấy là Mai Tất Bình, vô địch Wushu 7 môn toàn năng thế giới)... có nghĩa là ông thày Thắng cũng chỉ "nổ mà thôi.


    Vô địch thế giới, vận động viên toàn năng 7 môn kết hợp Mai Tất Bình

    Người luyện thành công chiêu 'nhất dương chỉ' ở Việt Nam

    Chưởng môn Văn Thắng may mắn được thừa hưởng cả kho tàng bí kíp của môn phái Thăng Long Võ Đạo từ người cha của mình - võ sư Văn Nhân. Tiếp cận võ học từ lúc bé, cùng với sự khổ luyện trong nhiều năm, ông đạt đến gần nấc thang cao nhất của võ thuật. Đặc biệt trong những tuyệt kỹ mà ông luyện thành công, nhất dương chỉ là chiêu thức khó nhất. Cũng nhờ vào tuyệt kỹ này, tên tuổi của của ông được cả thế giới biết đến.


    Võ sư Văn Thắng vận công trước khi biểu diễn nhất dương chỉ

    Luyện thành công nhất dương chỉ


    Võ sư Nguyễn Văn Thắng có vóc người nhỏ bé, thư sinh. Chính vì thế, gặp ông ở ngoài đường không ai có thể tưởng tượng được đây chính là "Đông Nam Á đệ nhất nội công".

    Làng võ Việt Nam nhắc đến tên tuổi của võ sư Văn Thắng ngay từ lần ra mắt đầy ấn tượng của ông tại kỳ Đại hội võ thuật cổ truyền Toàn quốc năm 1989. Hồi đó, trước sự chứng kiến của nhiều người, chàng trai nhỏ bé thư sinh của môn phái Thăng Long Võ Đạo đã làm cho quần hùng "choáng" với màn biểu diễn Khẩu lợi công (dùng miệng cắn chặt vào một đầu bàn nhấc bổng lên. Trên bàn đặt một ly hương, ảnh Đạt ma sư tổ, một lá cờ hội. Tổng trọng lượng lên đến 85 kg).

    Nhiều cao thủ chứng kiến hôm đó tỏ ra không tin. Bởi theo họ, xét tỉ lệ trọng lượng cơ thể của võ sư Văn Thắng với trọng lượng của chiếc bàn này quá chênh lệch. Tuy nhiên, ông đã làm được cái kỳ tích đó. Từ lúc ấy, tên tuổi của võ sư Văn Thắng được cả làng võ Việt biết đến. Nhưng chừng đó là chưa đủ để nói về tài năng võ thuật hơn người của vị chưởng môn này.

    Danh xưng "Đông Nam Á đệ nhất nội công" mà giới võ thuật thế giới truyền tụng bắt nguồn từ nhiều biểu diễn kungfu của ông trước hàng trăm người. Như việc ông dùng năm mũi giáo đặt năm vị trí khác nhau trên cơ thể rồi dùng nội công uốn cong chúng. Hay nằm trên bàn đinh, để cả tạ đá trên người, dùng búa đập nát đá nhưng người vẫn bình thường. Đặc biệt nhất là những lần ông biểu diễn chiêu thức "nhất dương chỉ".

    Nói về chiêu thức này, võ sư Văn Thắng cho biết, ông để ngón tay trên một tảng đá, sau đó đặt một tảng đá cứng như thép lên phía trên. Lấy búa đập nát tảng đá phía trên nhưng ngón tay của ông vẫn lành lặn. Những lần biểu diễn như vậy đều khiến cho nhiều người chứng kiến hết sức kinh ngạc. Theo chúng tôi được biết, trước đây ở Trung Quốc chỉ có ba người làm được điều này. Hiện tại, cả ba võ sư đó đã mất.

    Được biết, trong suốt chiều dài lịch sử nền võ học Việt Nam, Nguyễn Lữ là người duy nhất được truyền tụng có thể sử dụng thành thạo tuyệt kỹ nhất dương chỉ. Trong nhiều giai thoại về người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, người ta ví ông có thể dùng ngón tay điểm vào huyệt đạo khiến đối phương bất động. Đề cập tới giai thoại nói về người anh hùng này để thấy, việc luyện được chiêu thức nhất dương chỉ dù ở trình độ nào cũng là việc rất khó khăn.

    Dùng nội công trị bệnh

    Điều bất ngờ đầu tiên khi chúng tôi biết được vị võ sư này là một bác sĩ nổi tiếng về giải phẫu học của bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội. Hiện tại, ông đang là tiến sĩ y khoa. Thời gian trong ngày, võ sư Văn Thắng dành ra để đến bệnh viện chữa bệnh. Do đó, để luyện võ, vị chưởng môn này thường phải dậy từ rất sớm. Ông tâm sự: "Một ngày chỉ dành ba tiếng đồng hồ để ngủ". Thời gian ông luyện công từ 3h - 5h sáng. Từ 5h30 - 7h30 ông dạy khí công tại câu lạc bộ khí công của Bệnh viện Thanh Nhàn. Buổi chiều, ông dạy võ tại võ đường đến nửa đêm mới nghỉ. Nghe ông tâm sự về lịch làm việc, chúng tôi cảm thấy rất kinh ngạc…

    Tuy là một tiến sỹ y học hiện đại nhưng võ sư Văn Thắng còn được nhiều người biết đến về sự am tường về Đông y. Chưởng môn Thăng Long Võ Đạo tự hào chia sẻ, ông am hiểu y thuật phương Đông còn sâu sắc hơn Tây y nhiều. Theo ông, Tây y chỉ cứu được người chứ không chữa lành được bệnh. Để chứng minh điều này, ông kể những câu chuyện chính tay mình đã chữa trị cho nhiều bệnh nhân. Trong đó, chúng tôi ấn tượng nhất với câu chuyện Chưởng môn Thăng Long Võ Đạo đã dùng nội công để cứu sống đệ tử của mình.

    Theo lời của võ sư Văn Thắng, cách đây gần một tháng, đệ tử của ông là Chử Văn Sơn - một võ sư được ví là "người thép" bị tai nạn giao thông. Tai nạn đó khiến "người thép" hôn mê bất tỉnh nhiều ngày. Kiểm tra tại bệnh viên được biết võ sư Chử Văn Sơn bị tụ máu ở não. Lúc này, Tây y đã bó tay. "Người thép" Chử Văn Sơn đứng trước ngưỡng cửa của "tử thần". Biết tin môn đệ bị tai nạn nghiêm trọng, võ sư Văn Thắng am tường về Tây y hiểu được, không thể chữa "người thép" bằng y học hiện đại.

    Thương đệ tử, ông đã tự tay mình mang "người thép" về nhà để chữa trị. Trong bảy ngày liên tục, ông đã vận khí, truyền nhân điện. Sau đó, "người thép" dần dần hồi tỉnh và đi lại được. Ông cứu sống Chử Văn Sơn khiến những đệ tử và người nhà của "người thép" vô cùng ngỡ ngàng. Chưởng môn Văn Thắng tự hào nói: "Tôi không cần đến bất cứ một thang thuốc nào cho đệ tử. Đơn giản tôi chỉ vận nội công, thông các huyệt đạo. Truyền nhân điện đánh tan những điểm tụ máu nên môn đệ đã khỏe trở lại". Chính nhờ nội công uyên thâm "Đệ nhất nội công Đông Nam Á" đã cứu được "người thép" trở về từ cõi chết.

    Chúng tôi càng thán phục hơn khi được biết, ngoài nội công kungfu, võ sư Văn Thắng còn rất am hiểu về khí công chữa bệnh, phong thủy dự báo, thiền học và Phật học. Võ sư Thắng được nhiều tạp chí về sức khỏe đặt bài viết cho những chuyên trang về khí công dưỡng sinh. Trong phòng truyền thống của môn phái còn lưu giữ rất cẩn thận những bài viết và nhiều tư liệu của ông trên lĩnh vực này.

    Theo võ sư Văn Thắng, khí công là cách để con người thức tỉnh được tiềm năng của chính con người. Nó giúp con người sống vui vẻ, hòa mình vào thiên nhiên. Khi con người biết tôn trọng tự nhiên thì mọi bệnh tật sẽ tự mất đi.

    Ông minh chứng quan điểm của mình với chúng tôi khi ông kể những câu chuyện liên quan đến nhiều bệnh nhân nan y được trực tiếp ông hướng dẫn luyện tập và lành bệnh. Nhiều bệnh nhân đến với võ sư Văn Thắng trong tình trạng mất niềm tin vào cuộc sống. Tuy nhiên, khi được ông động viên và hướng dẫn luyện tập nên đã lành bệnh. Theo võ sư Thắng, đó là phương pháp người bệnh tự chữa lành bệnh cho chính bản thân mình.

    Được gặp gỡ, được trò chuyện, được nghe ông kể về lịch sử của môn phái, cuộc đời của những huyền thoại võ lâm thuộc môn phái Thăng Long Võ Đạo khiến cho chúng tôi vô cùng thán phục. Tạm biệt ông để ra về khi trời đã về chiều nhưng trong lòng chúng tôi còn nặng trĩu. Chúng tôi muốn được nghe ông kể nhiều hơn nữa về cuộc đời của những huyền thoại võ lâm thuộc môn phái Thăng Long Võ Đạo.

    Thầy "phù thủy" chuyên chữa tâm bệnh


    Vị chưởng môn này tâm sự, có hai người hàng xóm của ông bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Họ đã nghĩ chỉ nằm ở nhà chờ "thần chết" đến đón. Tuy nhiên, một ngày, họ đưa người bệnh đến nhà võ sư Thắng nhờ chữa. "Tôi đã hướng dẫn họ luyện khí công dưỡng bệnh. Khi họ đến với tôi, tâm thế của họ hoảng loạn, mất hết niềm tin vào bản thân. Nhưng chỉ vài ngày được hướng dẫn họ đã vui vẻ trở lại. Sau liệu pháp tâm lý, tôi đã dạy họ cách luyện khí công dưỡng sinh. Một thời gian, họ đã quên đi hết mọi ưu phiền, lo lắng trong người. Kết quả một thời gian đi khám không còn phát hiện ra bệnh nữa" - võ sư Văn Thắng chia sẻ. Những câu chuyện mà ông trao đổi với chúng tôi được chứng minh bằng những tư liệu đăng tải trên nhiều tạp chí về y học đăng tải.

    Theo Người Đưa Tin
    Lần sửa cuối bởi bach_djen; 27-08-2013 lúc 09:20 AM

  10. #7
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Tất cả đều là giả dối, đểu cáng và lừa lọc, hão huyền... Việc ông Mai Tất Bình đã cho ta thấy cái lý đểu cáng, giả dối nó là như vậy.
    Không chỉ riêng lão Mai Tất Bình bên Tàu mà ở bên ta cũng đầy rấy những ông giả dối như thế.
    - Xưa có ông Nguyễn Văn Vạn là bậc thầy của các bậc thầy (thầy của Trần Quang Hạ, Hồ Nhất Thống, Nguyễn Văn Vân...) nhưng khi đụng nhau với mấy đứa trẻ hàng xóm cũng bị chết như thường. Khác chăng là thầy Mai Tất bình chết vì hàng xóm đâm chết còn thầy Vạn nhà ta thì bị nhà nước bắn chết ( do có hành vi cố ý giết người, theo cáo trạng thì khi kéo quân đi đánh nhau thầy không biết xử dụng quyền cước mà để thủ thắng, thầy phải dùng kiếm mới chém được người thanh niên tên là Tuấn vừa ở quê lên).
    - Ông Hà Châu què như bạn nói cũng là một ví dụ minh xác.
    - Tôi được biết lão võ sư Trần Tiến, một bậc thầy về nội khí công và theo thông tin chính thống từ con trai của ông xác nhận (đăng tin trên các báo như thanh niên, tuổi trẻ...) , ông cũng té đập đầu trong vào thành tủ và chết không kịp đưa đi cấp cứu (Ở đây tôi muốn nhấn mạnh cái chỗ té đập đầu vào tủ, các bạn có thể biết đứng té mà va đầu vào thành tủ thì rõ ràng là lực va không mạnh, đối với người bình thường thì cũng rất khó mà chết "không kịp ngáp" huống hồ đây lại là đầu của một đại võ sư, chưởng bộ môn nội công...)

    Vĩnh biệt lão võ sư Trần Tiến
    THỨ BA, 22/02/2011 (GMT+7)

    Lão võ sư Trần Tiến vẫn còn minh mẫn vào tháng 11-2010 - Ảnh T.P.
    TTO - 13g ngày 21-2, lão võ sư Trần Tiến đã vĩnh viễn ra đi tại Bệnh viện Chợ Rẫy, hưởng thọ 101 tuổi, trong sự thương tiếc vô hạn của các môn sinh võ phái Thiếu Lâm nội gia quyền.
    Tin buồn đến quá bất ngờ bởi cuối năm 2010, có dịp đến thăm ông tại nhà ở số 78 Thống Nhất, quận Tân Bình, chúng tôi thấy ông vẫn rất minh mẫn. Ông kể lại khá rõ về cuộc đời của mình, giải thích từng tấm ảnh kỷ niệm trong cuộc đời võ học và có thể thi triển những màn khí công một cách thuần thục. Lão võ sư còn khoe vẫn còn có thể đạp xe đi dạy khí công mỗi buổi sáng.
    Anh Trần Trung Thành, con lão võ sư Trần Tiến, cho biết ngày 16-2, ông bất ngờ bị chóng mặt và té, đầu đập vào tủ nên bị chấn thương sọ não. Gia đình lập tức đưa ông đi cấp cứu và phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng do tuổi cao sức yếu, ông đã không thể qua khỏi.
    Lễ nhập quan sẽ diễn ra lúc 7g45 ngày 24-2 và lễ viếng sẽ bắt đầu từ 9g ngày 24-2 tại Nhà tang lễ TP.HCM. Lễ động quan lúc 11g45 ngày 26-2. Sau đó, linh cữu được đưa đi hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa.
    Lão võ sư Trần Tiến sinh năm 1911 tại Cầu Vòng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong một gia đình có truyền thống võ học và theo nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Khi nghĩa quân tan rã, cha mẹ ông phải thay tên đổi họ và lẩn tránh đến Hải Phòng. Từ 10 tuổi, lão võ sư được ông nội và cha mình khai tâm võ học. Với năng khiếu sẵn có kết hợp tính chịu khó học hỏi, ông tiến bộ rất nhanh.
    Sau đó, lão võ sự tiếp tục học tập nhiều môn phái khác như Thiếu Lâm (Trung Quốc), judo... và cả quyền anh. Không những thế, lão võ sư Trần Tiến còn sáng lập ra nhiều chiêu thức độc đáo cho riêng mình.
    Khi đất nước còn chiến tranh, lão võ sư Trần Tiến đã gắn đời mình với cuộc cuộc chống Pháp và tham gia huấn luyện quân đội trong kháng chiến chống Mỹ. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, ông chuyên tâm vào công việc dạy võ để mở rộng môn phái và giúp người dân rèn luyện sức khỏe.
    Đến nay, lão võ sư Trần Tiến là một trong số rất ít những vị tiền hiền còn sót lại của võ thuật Việt Nam, là người có công sáng lập võ phái Thiếu Lâm nội gia quyền với rất nhiều môn sinh, không chỉ người Việt Nam mà còn có cả người Mỹ, Pháp, Ý, Nga, Brazil…

    T.PHÚC
    -------------------------------------
    ...
    Còn rất nhiều thầy, kể cả thầy Văn Thắng... có điều lộ ra hay chưa mà thôi.
    Vậy chớ có tin các bạn ạ, đểu cả đấy !

  11. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Đây cũng là một vụ "nổ" banh trời đất Việt nè...


    Ngạ hổ phác thực một chiêu trong bài quyền Hổ Ba Chân. trông có vẻ nhảy cao hơn thầy Ngự !?

    Dưới đây là bài báo được đăng tải trên hầu hết trên các báo chí trong nước và trên các diễn đàn võ thuật:
    Tuyệt kỹ võ công thuần Việt huyền thoại

    200 năm trước, có một tuyệt kỹ võ công của dân tộc đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian như một vũ khí chống thú dữ, giặc ngoại xâm, như một chữ đạo để người đời tu tâm dưỡng tính.

    Huyền thoại một tuyệt kỹ võ công


    Trong một lần công tác, chúng tôi có cơ duyên gặp một võ sinh đang theo học võ cổ truyền. Anh bảo thầy của anh là ông Hà Trọng Ngự, “học trò cưng” của cố võ sư Hà Trọng Sơn, người được mệnh danh là “con hùm xám miền Trung”.

    Võ sư Hà Trọng Sơn được giới võ học Bình Định biết đến với tư cách là truyền nhân của tuyệt kỹ quyền ba chân hổ, một tuyệt kỹ võ thuật cổ truyền, bí hiểm gần như thất truyền trước đó…

    Võ sư Hà Trọng Ngự

    Thông tin về loại võ công trên, võ sinh trên khẳng định: “Đó là một tuyệt kỹ hoàn toàn Việt Nam và vô cùng lợi hại. Muốn biết thêm phải tìm võ sư Hà Trọng Ngự mới thông”. Lần theo những chỉ dẫn của anh võ sinh trên, chúng tôi đã tìm gặp vị võ sư già có đôi mắt tinh anh tại võ đường của ông trong chùa Đồng Hiệp.


    Quyền sư Hà Trọng Ngự - người từng đeo 20 kg chì nhảy cao hơn hơn cả Ronaldo

    Chia sẻ về loại võ công bí truyền trên, vị võ sư già Hà Trọng Nhự cho biết: “Tuyệt kỹ quyền ba chân hổ là một loại võ công có tính sát thương vô cùng lớn và đòi hỏi một sự khổ công rèn luyện. Không ai còn nhớ rõ người sáng chế ra nó nữa, nhưng nguồn gốc của nó thì không một võ sinh nào của môn phái tôi không biết cả”.

    Theo lời ông kể, quyền ba chân hổ được khai sinh tại khu vực núi Bà thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Tại đây, trên 200 năm trước xuất hiện một con cọp 3 chân to lớn và hung dữ. Người dân nơi đây thường xuyên bị hổ vồ, ăn thịt. Trong một thời gian dài, hổ 3 chân là nỗi khiếp đảm của cả vùng. Tin về cọp dữ ăn thịt người, khiến người dân không dám lên rừng.

    Tuy nhiên, vào một ngày nọ, có một người tiều phu vào rừng hái củi và trở về làng khi trời đã xẩm tối. Người tiều phu chưa kịp rời rừng đã nghe mùi tanh tưởi bốc ra, khi quan sát thì kinh hoàng phát hiện một con cọp to lớn đứng trên 3 chân to tướng, nhe nanh chực vồ. Chưa kịp định thần, con cọp đã lao đến.

    Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, người tiều phu nhanh chóng nhảy người né tránh và xoay người dùng đòn gánh gủi quật ngang vào mạn sườn con thú. Trúng đòn, mãnh hổ quay người, thủ thế hòng nuốt tươi con người bé nhỏ.

    Theo nhận định của các bậc tiền nhân cũng như võ sư Hà Trọng Ngự, rất có thể người tiều phu kia là một bậc anh hùng tinh thâm võ thuật hoặc một viên võ tướng ẩn mình. Trước sự hung hãn của mãnh hổ, người tiều phu nhanh như cắt rút đòn sóc đã được vuốt nhọn để làm đòn gánh củi thủ thế.


    Dưới ánh trăng đêm, tiền nhân chăm chăm ghi nhận những cú lao tới vồ mồi, lúc phóng lên không, khi trụt xuống, tát những cú trời giáng vào mình. Người tiều phu cũng nhanh nhẹn tránh né, lúc nhảy cao, lúc hụp xuống khi lăn mình tránh đòn hiểm.

    Cuối cùng, khi sức cùng lực kiệt, cả thân người và vật đều thấm đẫm mồ hôi và máu tươi, người tiều phu đành ngồi xếp bằng ôm đòn gánh nhọn chống lên với hi vọng mong manh từ một cú phóng tới chộp mồi của cọp giữ. Không ngờ, điều kì diệu đã xảy ra, con cọp dữ phóng mình lên không, giơ vuốt nhọn chụp xuống, bóng nó phủ kín người tiền phu. Một tiếng gầm xé trời, con cọp dữ trúng đòn hiểm nhưng nó vẫn vùng vẫy chạy thoát vào rừng.

    Trở về làng, người tiều phu nhớ lại cảnh chiến đấu cùng cọp dữ và nhận thấy những cú vồ của mãnh hổ như những đòn thế võ học tuyệt kỹ. Người ấy đã nhớ và ghi lại thành những thế võ rồi dụng công tập luyện để nó trở thành tuyệt kỹ quyền ba chân hổ danh chấn lúc bấy giờ.

    Và “con hùm xám miền Nam”


    Theo lời vị võ sư họ Hà, sau khi luyện thành quyền ba chân hổ, người tiều phu đã phổ biến với dân làng để nó trở thành một thứ vũ khí chống thú dữ, giặc ngoại xâm, như một chữ đạo để người đời tu tâm dưỡng tính và hi vọng nó được lưu giữ mãi về sau. Tuy nhiên, trong thời buổi loạn ly, quyền ba chân hổ như cây kim rơi xuống đáy bể, tưởng đã thất truyền.

    Thế nhưng theo những bậc lão nhân biết về tuyệt kỹ này thì khi giới võ học Bình Định thời ấy đã gần quên quyền ba chân hổ thì võ sư Hà Trọng Sơn xuất hiện, đưa nó lên tầm cao vốn có của mình.

    Tuy nhiên, người đem quyền ba chân hổ vào Nam và vượt biên giới Việt Nam đến Mỹ và Na Uy lại là người học trò ưu tú của “con hùm xám miền Trung”- võ sư Hà Trọng Ngự.

    Võ sư Hà Trọng Ngự cho biết: “Đây là loại võ công bí truyền thuộc vào hàng tuyệt kỹ nên chỉ được truyền trong gia đình và không phải ai cũng học được. Chỉ những người thực sự có tố chất mới có thể lĩnh hội những tinh túy trong tuyệt kỹ ấy. Thêm nữa, quyền trên là loại võ thuật có tính sát thương rất cao. Do đó sẽ rất nguy hiểm khi rơi vào tay kẻ bất lương.

    Chỉ trong những tình thế chẳng đặng đừng người học mới được sử dụng quyền ba chân. Do đó người tiếp thu bài quyền đòi hỏi phải có tư chất, đạo đức và có cái tâm”.

    Theo lời ông, chúng tôi được biết, võ sư Hà Trọng Ngự khai tâm học võ từ năm 6 tuổi và người thầy đầu tiên của ông là người bác ruột, võ sư Hà Trọng Sơn. Và trong các đệ tử của “con hùm xám miền Trung” duy chỉ có Hà Trọng Ngự là người hội đủ những tố chất để lĩnh hội quyền ba chân hổ. Cố võ sư Hà Trọng Sơn đã quyết định chọn ông Ngự làm người chân truyền tuyệt kỹ giờ đây đã trở thành báu vật gia truyền của gia đình.

    Trả lời chúng tôi về những tháng ngày khổ luyện tuyệt kỹ trên, võ sư Hà Trọng Ngự cho biết: “Con đường võ học không dành cho người thiếu kiên trì và có sức chịu đựng gian khổ. Đặc biệt là khi phải luyện một tuyệt kỹ võ học. Muốn bắt được cái tinh túy của quyền ba chân hổ, người luyện phải nắm được cái thần thái của con hổ và biến mình thành mãnh hổ với đủ mọi vũ khí của con cọp”.

    Theo đó, để luyện quyền ba chân hổ, người luyện phải tiếp xúc với võ thuật từ rất nhỏ để có được một nền tảng võ học vững chắc. Các phương pháp tập luyện các pháp trong tuyệt kỹ cũng vô cùng phức tạp và yêu cầu sự kiên trì, chịu khó cao độ. Chia sẻ sơ lược về một vài phương pháp luyện tập các pháp trong quyền ba chân hổ, lão võ sư cho biết, để nắm được quyền ba chân hổ, võ sinh phải luyện thành 5 pháp khác nhau bao gồm: thân pháp, tấn pháp, thủ pháp, cước pháp, nhãn pháp và cuối cùng là thần sắc.

    Một trong những pháp khó luyện nhất là thủ pháp. Theo đó, để có được bàn tay cứng như sắt thép, uy lực như vuốt mãnh hổ, các võ sinh phải dùng tay không xúc vào đá 1x2 mm liên tục cho đến khi bàn tay xơ tước, rướm máu rồi mới ngâm tay vào thuốc võ bí truyền. Tiếp tục luyện như vậy cho đến khi da và các đầu ngón tay không còn cảm giác đau đớn nữa lại thay đá bằng sạn và đá loại lớn hơn.


    Và đây là bài quyền được cho là... ẹ ọe ! "khủng" nhất xứ An Nam

    Hỗn hợp đá và sạn trên sẽ được trộn với thuốc võ đổ vào chảo được đặt trên lửa đỏ. Võ sinh phải dùng tay liên tục đảo hỗn hợp trên trong lửa đỏ cho đến khi tay nóng không chịu được mới rút ra ngâm vào thuốc. Cứ thế cho đến khi chịu được mức nhiệt cao nhức.

    Để có được hổ trảo uy lực, ngoài việc cần có bàn tay cứng chắc, người luyện còn phải dùng năm đầu ngón tay bấu, chụp vào các vật cứng từ nhẹ đến mạnh để luyện lực kéo, xé, bóp, …

    Hay để có thân pháp như một chúa sơn lâm, võ sinh phải tập nhảy khỏi hố sâu với chân trần, chân mang chì từ nhẹ đến nặng cho đến khi mang được 2 chân 20 kg nhảy ra khỏi hố sâu 1m rộng 1m, …

    Có thể nói, đến bây giờ, sau những thời gian gần như bị lãng quên, quyền ba chân hổ đã trở lại và mạnh mẽ với vị truyền nhân mới, góp phần nâng cao giá trị tinh thần văn hóa của võ thuật cổ truyền Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt nói chung trong nước cũng như trên thế giới.

    Võ sư Hà Trọng Ngự là trưởng môn phái Việt Nam Võ Ta - Tây Sơn Bình Định. Ngày 5/2/2009, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu - ứng dụng võ thuật TP.HCM. Ngoài việc truyền thụ thành công quyền ba chân hổ cho hai võ sư Hà Trọng Kha Vy, Hà Trọng Kha Sơn, ông còn truyền dạy cho võ sư Trương Thành Tâm tại Na Uy. Chia sẻ về ước mơ vinh danh võ thuật cổ truyền Việt Nam, ông cho biết: “Võ thuật nước nhà là tinh túy của lịch sử dân tộc. Nhà nước, các cấp chức năng cần quan tâm hơn nữa, cần tìm cách thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của võ thuật cổ truyền nước nhà, đưa võ cổ truyền Việt Nam sánh ngang võ thuật thế giới”.
    Hà Nguyễn

    Còn nữa...
    --------------------------
    P/s: bài viết này được lấy từ báo Người Đưa Tin
    Lần sửa cuối bởi nhan_voky; 28-08-2013 lúc 04:39 PM

  12. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Phân tích khả năng bật cao của Ronaldo




    Cầu thủ Ronaldo

    Ronaldo có thể bật cao hơn mức trung bình của các cầu thủ bóng rổ đang chơi tại NBA.

    Ronaldo vừa ghi bàn thắng vào lưới đội bóng cũ MU giúp Real có kết quả hòa trong khuôn khổ lượt đi vòng knock-out Champions League mùa này. Đó là một pha đánh đầu "không tưởng" như tờ Daily Mail (Anh) mô tả. Và trong bộ phim tài liệu với chủ đề "Điều gì đã khiến Cristiano Ronaldo trở thành cầu thủ hàng đầu thế giới" của hãng Castrol (ra mắt hồi tháng 9 năm 2011), khả năng bật nhảy ấy của Ronaldo đã được nghiên cứu rất tỉ mỉ.


    Ronaldo bật cao tới mức, đầu gối của anh ngang với đầu Evra

    Ronaldo cao 1,85 mét, vòng ngực 109 cm, cơ thể chỉ có 3% là mỡ (chẳng khác gì một siêu mẫu), vòng đùi 61,7 cm. Ronaldo có cơ bắp như một VĐV điền kinh cự ly trung bình, và sức mạnh như một VĐV nhảy cao. Trong giới quần đùi áo số, CR7 có cơ thể mà không ai có được.


    Ronaldo bật nhảy tại chỗ đạt 44 cm


    Ronaldo bật nhảy tự do đạt tới 78 cm


    Riêng về khả năng bật cao, Ronaldo rất ấn tượng. Ronaldo bật nhảy tại chỗ trên một chiếc máy, hai tay chắp vào hông và kết quả là 44 cm. Khi giậm nhảy thoải mái (theo kiểu vẫn thường làm trên sân cỏ), kết quả hoàn toàn khác. Ronaldo bật cao tới 78 cm, cao hơn mức bình quân của các cầu thủ bóng rổ đang chơi tại NBA (giải bóng rổ nhà nghề Mỹ, vốn nổi tiếng về chiều cao của các cầu thủ trong làng thể thao thế giới). Nghiên cứu cho thấy, lực dồn vào chân chỉ khoảng 25% trọng lượng cơ thể, giống như các nhà du hành vũ trụ khi cất cánh.


    Ronaldo có khả năng bật nhảy phi thường

    Thực tế, trong sự nghiệp đỉnh cao của mình, Ronaldo đã từng ghi không ít bàn thắng như cú đánh đầu tung lưới De Gea vừa qua. Tiêu biểu như pha đánh đầu vào lưới Chelsea tại trận chung kết Champions League 2008, hay bàn thắng vào lưới Roma cũng năm 2008.

    Trở lại một chút với bàn thắng vào lưới đội bóng cũ MU, Ronaldo bật cao đến mức, đầu gối của anh còn ngang bằng với đầu của Patrice Evra. Sir Alex sau đó đã phải ngả mũ thán phục cú đánh đầu ấy của Ronaldo: "Đó là cú đánh đầu không thể cản phá. Thật không thể tin nổi. Bạn đơn giản là không thể ngăn chặn những cú đánh đầu như vậy. Cái cách cậu ấy chọn vị trí, bật nhảy thật tuyệt vời, còn cú lắc đầu dứt điểm với uy lực không thể tin được".

    Sài_gòn, ngày 27.8.2013
    Nhan_voky
    theo 24h Thứ Bảy, ngày 16/02/2013 00:10 AM (GMT+7)

    P/s: Các bạn có thể Kiểm tra tính xác thực tại đây: http://hcm.24h.com.vn/bong-da/phan-t...48a521010.html
    ---------------------------------------------------


    Thằng chim bé chân không chì...


    Đây là long thể phi phàm của thầy mình đây

    Như vậy, ta có thể thấy: Võ sư Hà Trọng Ngự của Việt Nam ta có sức khỏe thiệt phi thường.
    Thằng Ronaldo chim bé, chân không đeo chì ấy vậy mà nhảy như cứt, chỉ được có chút xíu (bật tự do được 78cm). Trong khi đó thầy Ngự của An Nam ta vừa lùn vừa mập, chân đã ngắn lại phải mang 20 kg chì nhưng thầy vỡn chèo lên khỏi cái miệng hố cao 1m... như thường.

    Thật mình có nằm mơ cũng điếu tưởng tượng được vì sao thầy mình "tài" như thế ?!.

    Làm sao thầy ta lại có thể nhảy cao hơn Ronaldo được các bạn nhỉ ?!

  13. #10
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    202
    Thanks
    71
    Thanked 13 Times in 12 Posts

    Nổ "banh trời"... !!!!

    1. HỒ VIỆT QUYỀN


    8:54, 25/02/2008

    Bắc Kạn: Người lập môn võ mới ở Ba Bể

    Trong gia đình, cả bố và mẹ không ai theo nghiệp võ nhưng Lê Hồng Thủy lại say mê võ thuật từ nhỏ. Khi 15 tuổi, Thủy được xem băng tư liệu Bác Hồ luyện Thái cực quyền. Từ đó, Thủy bị ảnh hưởng rất nhiều từ hình ảnh, phong thái của Bác. Thủy nghĩ, quê mình có hồ Ba Bể tại sao không sáng tạo ra một môn võ mang hồn cốt, sóng nước Ba Bể.

    Ba bó củi, một chiếc xe đạp sang Trung Quốc học võ

    Để có thể thực hiện được ước mơ của mình, sau khi tốt nghiệp cấp 3, Thủy đã giấu cha mẹ, đạp xe sang tận Trung Quốc. Khi đi, số tiền Thủy mang theo chỉ là số tiền bán được từ ba bó củi. Đến Trung Quốc, số tiền ít ỏi cũng hết. Đã từng làm quét nhà, rửa bát cho quán phở, ngủ vỉa hè… Thủy không muốn nói nhiều về những ngày gian khó ấy.


    Lê Hồng Thủy

    Sang Trung Quốc, niềm đam mê võ thuật đã dẫn Thủy đến với thầy Vương Thụy Đình, một truyền nhân nổi tiếng của phái Võ Đang tỉnh Quảng Đông. Và câu chuyện đầu tiên cũng là câu chuyện mà Thủy vẫn nhớ như in.

    Thủy xin thầy học võ thì được thầy rót trà mời. Đi đường xa, vừa đói, vừa khát nhưng nếu uống luôn sẽ là người không biết phép tắc lễ nghĩa. Vì lẽ đó, chén trà đầu tiên thầy rót, Thủy kính cẩn nâng ngang mày và dâng lên sư tổ. Chén thứ hai, Thủy mời thầy và nói: "Niềm ham mê võ thuật đã dẫn con đến gặp thầy. Con kính thầy chén trà!". Thầy nói một câu mà Thủy nhớ mãi: "Cái đạo của con như thế đủ để con học hết sở học của ta".

    Tuy nhiên, mục đích của Thủy là sang Trung Quốc để học hỏi, tham khảo các môn phái võ rồi quay về Việt Nam thành lập môn võ mới. Chính vì vậy, học một năm tại võ đường của thầy Thụy Đình, Thủy lại tiếp tục hành trình của mình đến chùa Thiếu Lâm ở núi Tung Sơn.

    Trở về Việt Nam, Thủy lại lặn lội vào tận Bình Định, cái nôi của võ thuật Việt Nam rồi ngược ra học ở Hội Võ thuật Hà Nội lấy bằng huấn luyện viên võ thuật cổ truyền để có đủ điều kiện dạy võ.

    Hồ Việt Quyền - hồn cốt sóng nước Ba Bể

    Trở về quê hương, Thủy nhận công tác tại Sở Thể dục - Thể thao tỉnh Bắc Kạn, làm huấn luyện viên Pencak silat của tỉnh. Nhưng rồi, với ước mơ từ nhỏ là lập đươc một môn võ, Thủy đã quyết định rẽ ngang.

    Ngay sau khi nghỉ việc, Thủy lập ra môn võ mới mang tên Hồ Việt Quyền viết tắt là Babeki tức Ba Bể khí. Thủy xin phép mở lớp tập võ tại xã Hà Hiệu và thị trấn Chợ Rã. Đến nay, Hồ Việt Quyền đã thu hút hàng trăm cụ già tham gia tập dưới hình thức Thái cực quyền. Còn các lớp võ thuật của Thủy có hàng nghìn môn sinh tham gia luyện tập.

    Hội xuân Ba Bể năm 2004 là năm đầu tiên Thủy đưa học trò tham gia biểu diễn võ thuật. Nhiều màn biểu diễn võ thuật kỳ công đầy sức hấp dẫn như đóng đinh vào người không chảy máu, chống giáo cuốn thép vào cổ…

    Ngoài ra còn các tiết mục võ thuật đặc sắc khác. Từ đó, năm nào Thủy và các môn sinh cũng tham gia biểu diễn võ thuật tại Hội xuân Ba Bể. Hồ Việt Quyền được Sở Thể dục - Thể thao tỉnh thẩm định là môn võ chính thống của tỉnh Bắc Kạn, thu hút hàng nghìn người tại tỉnh Bắc Kạn tham gia.
    Chị Trần Thị Vinh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Ba Bể đánh giá cao hoạt động của Lê Hồng Thủy, khẳng định môn võ Hồ Việt Quyền được nhiều bà con theo học để rèn luyện sức khỏe, huyện luôn tạo điều kiện ủng hộ anh Thủy.

    Thủy tâm sự: "Từ học võ đến phát triển kinh tế, mình cũng luôn lấy căn bản khoa học từ sách". Đã nói thông thạo tiếng Trung, hiện nay, Thủy còn tự học tiếng Anh. "Mình đã lập kế hoạch và xin giấy phép của UBND tỉnh để xây dựng một trang trại, về sau sẽ phát triển thành mô hình du lịch sinh thái". Với ý chí, quyết tâm, tôi tin Lê Hồng Thủy sẽ thành công.

    Nguyễn Hương

    --------------------------------------------------------
    Lời bàn của Đoàn mỗ:

    Quả là Phù Đổng Lê Hồng Thủy. Nước Nam ta nhân tài như lá mùa thu... hjc, hjc.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •