Trang 2/2 ĐầuĐầu 12
Hiện kết quả từ 11 tới 16 của 16

Chủ đề: Công quyền & Quyền công dân

  1. #11
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Phú Thọ
    Hàng trăm người dân đập phá trụ sở UBND xã đòi thả người

    Hàng trăm người dân đã đánh trống phản đối, đập phá trụ sở UBND xã Tề Lễ (Tam Nông, Phú Thọ) về việc bắt giữ người được cho là trái phép.
    Sáng 6/5, hàng trăm người dân xã Tề Lễ (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) đã kéo đến UBND xã để tạo sức ép, phản đối việc chính quyền địa phương bắt người trái phép.


    Hàng trăm người dân đập phá trụ sở UBND xã đòi thả người.

    Theo những người dân ở đây, đêm hôm trước (5/5), Công an huyện Tam Nông tiến hành bắt giữ người dân ở xã Tề Lễ. Trước việc làm đó, người dân cho rằng, Công an huyện Tam Nông đã thực hiện việc bắt giữ người trái pháp luật. Vì thế, hàng trăm người dân đã kéo đến UBND xã này để phản đối.
    Những người này đã đánh trống phản đối, đập phá trụ sở UBND xã. Một số người không giữ được bình tĩnh còn yêu cầu Chủ tịch xã Tề Lễ đi bộ ra công an huyện để yêu cầu thả người.

    Đến chiều cùng ngày, vụ việc vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp, người dân xã Tề Lễ đã dựng lán trại để phản đối việc bắt người. Trước tình hình đó, lực lượng chức năng phải điều động công an ra giải tán đám đông.


    Lực lượng cảnh sát tăng cường giải tán đám đông.

    Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Bộ, Chủ tịch UBND xã Tề Lễ cho biết: "Do người dân trong xã phản đối việc Công an huyện Tam Nông bắt giữ người trái phép liên quan đến việc tranh giành, khai thác cát trong xã nên họ đã kéo đến trụ sở UBND xã tạo sức ép, yêu cầu công an huyện thả người. Tôi cũng đang làm việc tại Công an huyện Tam Nông để giải quyết vụ việc này".

    Khi được hỏi về việc ông được yêu cầu đi bộ cùng lên Công an huyện Tam Nông "đòi người", ông Bộ cho hay: "Tôi được dân mời đi cùng".

    THEO TRI THỨC TRẺ
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #12
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Sếp lớn 'bắt tay' giang hồ: Tiền - tình xử bằng dao súng


    16/08/2014 03:00 GMT+7

    VietNam.Net - Vì tiền, vì tình, vì ân oán cá nhân... mà nhiều cán bộ nhà nước, giám đốc doanh nghiệp đã bất chấp tất cả, thậm chí bắt tay với cả xã hội đen, để rồi cuối cùng phải nhận hậu quả cho những sai lầm của mình.

    Liên quan đến vụ anh Kiều Hồng Thành bị đâm chết ngay trên ôtô, cơ quan công an đã tiến hành bắt giữ 5 đối tượng. Đáng chú ý, trong đó có 2 đối tượng liên quan là Nguyễn Quốc Văn (54 tuổi, trú tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy), Lê Trung Kiên (SN 1971, Phó Trưởng ban tổ chức Quận ủy Cầu Giấy).


    Chiếc xe Honda CRV của ông Kiều Hồng Thành, nạn nhân bị đâm chết trên xe ô tô trong vụ án mạng chấn động.

    Lê Trung Kiên và Nguyễn Quốc Văn là bạn chơi thân với nhau. Khi biết Văn với nạn nhân Thành có mâu thuẫn, Kiên đã giới thiệu đối tượng giang hồ Nguyễn Kim Bình vốn là bạn của Kiên đến nhà anh Thành để giãn nợ. Sau đó ít ngày, Bình cùng Trần Văn Thọ (SN 1986, quê Hà Tĩnh) đến nhà anh Thành để nói chuyện về việc nợ nần của Văn.

    Sau buổi gặp đó, Bình đã báo lại cho Kiên biết và cùng Kiên đến nhà gặp Văn để nói chuyện. Tại đây, Bình, Văn và Kiên đã thống nhất để Bình cho một vài đàn em xã hội đánh dằn mặt anh Thành. Không ngờ, sau đó, 2 sát thủ mà Bình thuê đã ra tay đâm chết anh Thành trên xe ô tô.

    Phó công an phường mất ghế vì giao du xã hội đen

    Theo báo Pháp luật TP.HCM, năm 2013, Trung tá Phạm Hoài Châu (phó trưởng công an P26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã bị đình chỉ công tác vì nghi ngờ có liên quan đến xã hội đen. Được biết, Trung tá Châu bị xem xét về mặt trách nhiệm trong việc quản lý địa bàn, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

    Đặc biệt trong chuyên án bắt băng nhóm Tý “điên” hoạt động theo kiểu tội phạm có tổ chức tại Bến xe Miền Đông, có biểu hiệu cho thấy Trung tá Châu có mối quan hệ xã hội với Nguyễn Trọng Ngôn (tự Tý “điên”).


    Công an phường 26, quận Bình Thạnh đang kiểm tra một tiệm hớt tóc bị phản ánh xảy ra tệ nạn xã hội (ảnh trái). Nguyễn Trọng Ngôn (Tý “điên”, ảnh phải), nghi can cầm đầu băng nhóm tội phạm hoạt động tại Bến xe Miền Đông khi bị cơ quan điều tra Bộ Công an bắt giữ.

    Trong thời gian Tý "điên" lộng hành tại bến xe Miền Đông, Trung tá Châu nhiều lần gặp gỡ, giao lưu với Tý "điên" cùng nhiều đàn em thân tín. Cơ quan CSĐT còn phát hiện chiếc xe mô tô mà Tý "điên" đang sử dụng được xác định là xe mô tô của Trung tá Châu sử dụng trước đây, chuyển nhượng lại, số tiền chuyển nhượng không được xác định.

    Dương Tự Trọng nhờ "xã hội đen" giúp anh trai bỏ trốn


    Vừa qua, TAND TP.Hà Nội đã xét xử cựu Phó giám đốc Công an Hải Phòng Dương Tự Trọng cùng 6 đồng phạm về hành vi "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài".

    Trong cuộc chạy trốn vội vã, Dương Chí Dũng, anh trai ông Trọng, từng phải nương tựa vào tay giang hồ cộm cán Trần Văn Dũng (còn gọi Dũng "Bắc Kạn", SN 1968, quê Bắc Kạn, ở huyện An Dương, TP.Hải Phòng).


    Để giúp anh trai chạy trốn, Dương Tự Trọngh phải nhờ cậy cả đến những mối quan hệ giang hồ.

    Dũng “Bắc Kạn” được biết đến là một trong những “đệ tử” thân tín của Vũ Tiến Sơn (SN 1966, cựu Phó phòng Cảnh sát Hình sự - Công an Hải Phòng). Sơn lại là người được Trọng tin tưởng giao toàn bộ trọng trách tìm người, lên kế hoạch cho anh trai tháo chạy.

    Lý do để Dũng "Bắc Kạn" được tin dùng chính là do bề dày thành tích bất hảo cùng với những kinh nghiệm qua lại khu vực biên giới như đi chợ của tay giang hồ này.

    Bị ngáng chân, giám đốc thuê xã hội đen 'xử' cấp phó

    Năm 2013, TAND TP.HCM tuyên phạt mức án cao nhất đối với bị cáo Ngô Quang Chướng (hay còn gọi là Ngô Quang Trưởng – Giám đốc Cty Hoàng Hải) về tội chủ mưu giết người.

    Mặc dù lập ra tới 3 dự án để bán đất cho khách hàng nhưng với cương vị là người đứng đầu Cty, Chướng đã ra lệnh cho cấp dưới bán luôn cả những diện tích đất dành để làm giao thông nội bộ, các công trình công cộng trong dự án của Cty, mặc dù theo quy hoạch đăng ký với cơ quan chức năng thì số đất trên không được quyền sang nhượng, mua bán...

    Ông Đặng Xuân Sĩ – Phó giám đốc - đã phản ứng lại và ngăn cản hành vi của Chướng. Không những không tiếp thu ý kiến của ông Sĩ, Chướng còn lấy làm thù hằn rồi thuê một trùm giang hồ tên là Vũ Văn Luân (tự Luân con, là đàn em của Dung Hà - một nhân vật quan trọng trong đường dây tội ác của Năm Cam) sắp đặt một vụ tai nạn giao thông để giết chết ông Sĩ.


    Chân dung giám đốc thuê xã hội đen sát hại cấp dưới

    Giám đốc thuê xã hội đen chém cán bộ


    Năm 2011, Công an TP Vũng Tàu đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Thanh (28 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Nguyễn Thanh (TP Vũng Tàu, Bà Rịa- Vũng Tàu) vì đã thuê xã hội đen chém cán bộ địa chính thành phố Vũng Tàu.

    Để ngăn chặn việc tháo dỡ công trình vi phạm của mình, đồng thời biết chị Lan, cán bộ địa chính phường và anh Nguyễn Ngọc Tuấn, nhân viên Công ty Công viên cây xanh có nhiệm vụ bảo vệ rừng tại khu vực trên, Thanh đã thuê một số đối tượng chém dằn mặt chị Lan và anh Tuấn. Các đối tượng này đã dùng mã tấu chém chị Lan và anh Tuấn bị thương nặng, đồng thời cướp của chị Lan một điện thoại di động, tiền bạc và tài sản.

    Bị đòi nợ, giám đốc thuê côn đồ "xử" người đi xuất khẩu lao động

    TAND tỉnh Nghệ An vừa mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 11 bị cáo liên quan đến vụ sát hại người lao động tại chi nhánh Công ty Cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu xây dựng Cosveco tại Nghệ An.


    Bị cáo Phạm Viết Văn - nguyên giám đốc chi nhánh Công ty Cosveco

    Theo hồ sơ vụ án, ngày 21/1/2013, anh Nguyễn Quang Hạnh (36 tuổi, ngụ huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cùng bố đến chi nhánh Công ty Cosveco để đòi lại 2.500 USD mà anh đã đặt cọc để đi xuất khẩu lao động ở Angola nhưng quá thời hạn vẫn không đi được.

    Biết bố con anh Hạnh đến đòi tiền, Phạm Viết Văn (nguyên giám đốc chi nhánh Công ty Cosveco) đã chỉ đạo Lê Văn Trọng (nguyên phó giám đốc chi nhánh Cosveco) và hai nhân viên gọi điện nhờ Hồ Duy Ngà (44 tuổi, ngụ TP Vinh - một kẻ từng có tiền án) đến Công ty để ép hai bố con anh Hạnh ra khỏi công ty.

    Sau đó, Ngà gọi điện cho “đàn em” đến văn phòng chi nhánh Công ty Cosveco đuổi đánh anh Hạnh, gây náo loạn. Trong lúc xô xát, một đối tượng đã dùng dao nhọn mang theo đâm một nhát vào lưng anh Hạnh làm nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu.

    Hạnh Nguyên(Tổng hợp)
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #13
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    Bị kiến nghị xem xét tư cách ĐBQH, ông Đỗ Văn Đương nói gì?



    13:21 PM, 01-11-2014

    (ĐSPL) – “Tôi trước sau như một chẳng có thay đổi gì, vì điều tôi nói là nói lên tiếng nói của dân” – ĐBQH Đỗ Văn Đương nêu quan điểm trước việc LĐ Luật sư yêu cầu xem xét tư cách ĐBQH sau phát ngôn gây xôn xao dư luận của ông.

    Liên quan đến phát ngôn của ông Đỗ Văn Đương đề cập đến vị trí, vai trò và bản chất hoạt động nghề nghiệp của luật sư gây bức xúc trong dư luận và giới luật sư Việt Nam, ngày 31/10, Liên đoàn luật sư Việt Nam đã có kiến nghị gửi đến chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp làm rõ, xem xét trách nhiệm và tư cách đại biểu Quốc hội, tư cách Ủy viên thường trực Ủy viên Tư pháp của ông Đỗ Văn Đương theo quy định của Pháp luật.


    ĐBQH Đỗ Văn Đương: “Tôi trước sau như một chẳng có thay đổi gì, vì điều tôi nói là nói lên tiếng nói của dân”.

    Trong văn bản gửi tới Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, việc quy chụp “thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền” của ông Đỗ Văn Đương không chỉ là một nhận định thiếu căn cứ mà còn hoàn toàn trái với quy định tại Điều 3 Luật luật sư về chức năng Xã hội. Bởi vậy, Liên đoàn Luật sư cũng kiến nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến chỉ đạo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp xem xét kiểm tra và làm rõ tính xác thực của các ý kiến phát biểu của ông Đỗ Văn Đương và xem xét trách nhiệm và tư cách đại biểu Quốc hội, tư cách Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của đại biểu này. Trước kiến nghị đó của Liên đoàn Luật sư, Đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương cho biết, ông đã đọc hết những thông tin đó, và nhận định thêm rằng đó là chuyện quá bình thường. “Kiến nghị là chuyện của người ta. Không có chuyện phải giải trình gì cả. Chúng ta nên nhớ Hiến pháp đã quy định đại biểu phát ngôn được quyền miễn trừ trách nhiệm” – ông Đỗ Văn Đương quả quyết. Cũng theo quan điểm của mình, ông Đỗ Văn Đương cho rằng, từ trước đến nay đã có không ít những văn bản kiến nghị dạng này được các đơn vị "bị" phản ánh được phát đi, những văn bản như vậy là áp đặt đại biểu. “Bởi điều tôi nói ở đây là tiếng nói cử tri và xuất phát từ thực tế. Tôi chưa nói chuyện đúng sai, nhưng đây là dân biểu nói tiếng nói của dân và không phải truy cứu trách nhiệm gì cả” – ông Đương nhấn mạnh. Vị ĐBQH này cũng bày tỏ lo ngại về việc tạo ra một tiền lệ xấu khi một đại biểu phát biểu trước Quốc hội, các đơn vị bị đụng chạm lại thi nhau phản ứng. Sau khi đưa ra văn bản kiến nghị trên, ĐBQH Đỗ Văn Đương cho biết thêm rằng phía Liên đoàn Luật sư cũng không liên hệ với ông về chuyện đó.

    Ông Đương khẳng định: “Mình là dân biểu, họ cứ nhầm lẫn. Cho người ta cái quyền phản ánh ý kiến dân biểu thì bộ ngành nào cũng thi nhau giãy nảy lên phản ánh à? Đây là vấn đề nhận thức và tranh luận. Ông sai thì ông bảo thế nọ thế kia. Dư luận họ nói như vậy thì tôi phải phản ánh chứ”. Vì thế, dù Liên đoàn luật sư có ra văn bản Kiến nghị xem xét tư cách ĐBQH của mình, ông Đỗ Văn Đương vẫn luôn khẳng định: “Tôi trước sau như một chẳng có thay đổi gì, vì điều tôi nói là nói lên tiếng nói của dân”.

    HOÀI THU
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  4. #14
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    PHÁP LUẬT

    Công an chặn nhầm xe một cảnh sát cơ động do... tình cờ


    18/11/2014 15:26

    Tối 16 rạng sáng 17/11, công an kinh tế (PC46) phối hợp với cảnh sát giao thông (PC67) Công an tỉnh Sóc Trăng chặn ôtô của một sĩ quan cảnh sát cơ động nghi chở thuốc lá lậu làm rất nhiều người đi đường hiếu kỳ đến xem. Trên xe có hai trẻ nhỏ đang bệnh, trong xe hoàn toàn không có hàng lậu, sự việc lùm xùm kéo dài từ 21h đến gần 3h sáng hôm sau mà không có bất cứ biên bản nào được lập...

    Đi điều trị bệnh về, bị chặn lại khám xét

    Chị Cao Thị Kiều cho biết vợ chồng chị cùng hai con nhỏ V.Đ.K. (10 tuổi) và V.Q.T. (7 tuổi) đi ôtô bán tải về quê An Giang điều trị bệnh, tối 16/11 trở về Sóc Trăng. Khi xe đến khu vực ngã ba An Trạch thuộc xã An Hiệp, huyện Châu Thành thì bị một xe tuần tra của lực lượng CSGT tỉnh Sóc Trăng đuổi theo chặn đầu, yêu cầu trình giấy tờ và khám xét xe. Một thanh niên mặc thường phục, áo khoác màu nâu từ xe cảnh sát bước xuống đề nghị khám xét thì chị Kiều yêu cầu trình thẻ ngành, lệnh khám xét thì thanh niên này trả lời kiểm tra theo sự chỉ đạo của lãnh đạo, nằm trong chuyên án thuốc lá và không trình giấy tờ gì nhưng vẫn lên xe lục soát. Sau khi không phát hiện bất cứ hàng lậu gì, vợ chồng chị Kiều yêu cầu lập biên bản sự việc kiểm tra nhưng người thanh niên và lực lượng CSGT không thực hiện, lên xe ngồi, chốt cửa lại.


    Anh Võ Thái Quang - chồng chị Kiều, sĩ quan cảnh sát trật tự cơ động Công an TP Sóc Trăng - cho biết do nghe nhiều người trong tổ công tác nói thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo, nằm trong chuyên án nên anh đề nghị tổ công tác lập biên bản việc kiểm tra xe, ghi cụ thể trên xe không có hàng cấm gì để sau này còn báo cáo với lãnh đạo Công an TP Sóc Trăng.

    Sau đó, lần lượt ôtô của ông Lê Thanh Tùng (phó Công an TP Sóc Trăng), ông Thọ (phó Công an huyện Châu Thành) và xe của kiểm tra điều lệnh công an cũng tới hiện trường cùng Công an xã An Hiệp đến bảo vệ trật tự. Tổ tuần tra không lập biên bản nào, trong khi Công an huyện Châu Thành lại lập biên bản vợ chồng chị Kiều về hành vi gây rối trật tự công cộng và cản trở người thi hành công vụ. Vợ chồng chị Kiều nói: “Tôi chỉ yêu cầu lập biên bản việc kiểm tra trong xe không có chở hàng cấm, không gây rối gì nên không ký vào biên bản do Công an huyện Châu Thành ghi sẵn không đúng thực tế”. Thấy sự việc nhùng nhằng, các xe công vụ lần lượt rời khỏi hiện trường. Người thanh niên mặc thường phục trực tiếp khám xét xe cũng lặng lẽ bỏ xe tuần tra, nhảy lên xe máy do người khác chở rời khỏi hiện trường lúc gần 3g sáng 17/11.



    Thanh niên mặc thường phục bỏ xe tuần tra, được người khác chở đi bằng xe máy lúc gần 3h sáng 17/11 - Ảnh: vợ chồng anh Võ Thái Quang cung cấp

    Ngay sau đó xe của tổ tuần tra cũng chạy đi. Không ai lập biên bản sự việc khám xét xe, không một lời giải thích nên vợ chồng anh Quang - chị Kiều phải nhờ người dân chứng kiến sự việc xác nhận vụ việc công an kiểm tra xe, không có hàng lậu trên xe.

    Không có chuyện “công an bắt công an”

    Chiều 17/11, liên hệ với ông Lê Thanh Tùng, ông cho biết chỉ tới hiện trường vì có cấp dưới liên quan, sự việc do cấp trên thụ lý. Trưởng PC46 cũng nói đang đi công tác, hãy liên hệ làm việc với giám đốc. Trưởng PC67 Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết sẽ mời tổ công tác đến làm việc để nắm lại cụ thể việc phối hợp với PC46 như thế nào. Trao đổi với chúng tôi, đại tá Thái Văn Đợi - phó giám đốc, thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng - nói việc các đơn vị phối hợp tuần tra, kiểm soát việc buôn lậu là bình thường, diễn ra thường xuyên theo kế hoạch. Không có việc lập chuyên án, theo dõi xe của anh Quang và gia đình. Việc bắt nhầm xe của anh Quang là tình cờ trong công tác, không có chuyện “công an bắt công an”. Ông Đợi nói thêm: “Anh Quang không có sai phạm gì, công tác vẫn bình thường, có thể do hai bên chưa biết nhau nên xảy ra việc kiểm tra xe, chứ biết là anh Quang cùng lực lượng thì sẽ không xảy ra việc kiểm tra xe”.

    Còn việc người thanh niên mặc thường phục kiểm tra xe, ông Đợi nói cùng tổ công tác nên không cần xuất trình giấy tờ gì và có quyền kiểm tra xe, do xe không vi phạm, không phát hiện hàng cấm nên không cần lập biên bản. “Chúng tôi sẽ chỉ đạo các đơn vị có liên quan tổ chức buổi làm việc với các cá nhân để làm rõ vì sao lại xảy ra chuyện không hay như vậy và có báo cáo trong thời gian tới. Tôi nghĩ hai bên có sự ngộ nhận, và lời nói giữa hai bên khiến không hài lòng” - ông Đợi lý giải.

    Yêu cầu làm rõ sự việc

    Ông Võ Thanh Xuân, cha anh Võ Thái Quang, cho biết ông và hai con trai đều là đảng viên, Quang và người anh hiện đang là sĩ quan trong ngành công an Sóc Trăng. “Việc kiểm tra, khám xét xe của Quang trong khi có hai cháu nhỏ đang bệnh trên xe, hôm sau phải đến trường học là việc hết sức đau lòng. Hai cháu nhỏ do mệt mỏi vì thức khuya (3h sáng 17/11 hai cháu mới về tới nhà), bệnh nên phải nghỉ học vào hôm sau. Ông sui của tôi - cha của Cao Thị Kiều - nguyên là phó giám đốc Công an tỉnh An Giang. Với truyền thống gia đình như vậy, nên việc khám xét xe giữa đường, nơi đông người để bắt hàng lậu, không lập biên bản, không giải thích rõ ràng, lập biên bản gây rối trật tự công cộng, nhất là cách hành xử với đồng nghiệp, đồng chí như vậy là khó có thể chấp nhận được.

    Tôi yêu cầu lãnh đạo Công an tỉnh Sóc Trăng cần làm rõ sự việc để gia đình và các cháu yên tâm công tác” - ông Xuân nói.

    Theo TTO
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #15
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    PHÓNG SỰ - KHÁM PHÁ

    Dân lập ‘chiến lũy’ – cảnh báo bất an ở một làng quê


    Thứ Năm, 04/07/2013 | 07:08 GMT+7

    Bài 1: Dựng lều, rải đá chặn xã hội đen

    (VTC News) – Làng quê đang bình yên, bỗng đâu dân lập chiến lũy để ngăn chặn “xã hội đen” xâm phạm cuộc sống của họ, trong khi chính quyền vào cuộc có phần chưa quyết liệt.

    Suốt gần tháng nay, một làng quê nhỏ ở Hải Dương sống trong cảnh tượng vô cùng lạ lùng, không khác gì thời chiến. Sự vào cuộc có phần không quyết đoán của chính quyền, đã dẫn đến phản ứng tiêu cực từ người dân.

    Dân trong thôn đã tự sắm kẻng, đào đường, đổ đá chặn đường, rèn một số loại vũ khí để sẵn sàng đối đầu với xã hội đen. Câu chuyện tưởng như rất kỳ cục này lại đang hiện hữu ở đất nước thời bình. Đây thực sự là lời cảnh
    báonghiêm trọng về công tác quần chúng của chính quyền địa phương.

    Những ngày này, về Hải Dương, đâu đâu cũng bàn tán chuyện “chiến sự” ở làng Châu Xá (Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương). Đất Duy Tân nổi tiếng với ngôi chùa Nhẫm Dương, nơi phát hiện hàng loạt di chỉ khảo cổ, trong đó, quan trọng nhất là hóa thạch vượn người Pôn-gô.

    Điều đó khẳng định rằng, đất nước Việt Nam chính là một trong những cái nôi sản sinh ra vượn người, là gốc tích của loài người hiện đại. Nhưng giờ, con đường vào vùng đất có bề dày văn hóa, khảo cổ và tâm linh ấy vắng bóng người qua lại.

    Thi thoảng, chỉ thấy tiếng
    xe máy nẹt pô, rú ga phóng vun vút vào làng, rồi lại vun vút lao ra. Các đối tượng ngồi trên xe máy đều đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang kín mít. Tôi được người dân cảnh báo rằng, đó toàn là xã hội đen, chúng vào làng rình mò, theo dõi động tĩnh của dân làng (?!).

    Đến thị trấn Phú Thứ, hỏi đường vào thôn Châu Xá, một anh nhìn tôi kỹ càng rồi hỏi: “Không sợ mất mạng hay sao mà mò vào đó làm gì? Nếu là người lạ thì đừng có dại dột mà vào làng. Họ mà đánh kẻng, cả làng cầm gậy gộc, gạch đá ùa ra thì mất mạng như chơi đấy”.


    Nhiều con đường ở Châu Xá được nhân dân rải đá để chống lại xã hội đen
    Nghe lời cảnh báo ấy, tôi cũng thấy chờn chợn, tuy nhiên, cây ngay không sợ chết đứng, tôi bỏ mũ bảo hiểm, đi xe máy tà tà, chầm chậm vào làng. Tôi dừng lại trước một dãy nhà bên đường, giữa cánh đồng, chìm nghỉm trong màu không khí nhờ nhờ do khói từ những nhà máy xi măng nhả ra.

    Nhà nào cũng cổng kín then cài, gọi cửa mãi mới thấy một cụ ông lò dò hé cửa trong hỏi vọng ra: “Ai đấy?”. Tôi cất giọng, giới thiệu là nhà báo, tức thì cụ ông mở cửa, ngó phải nhìn trái, rồi mở cổng mời tôi vào.

    Ông giới thiệu là Lê Văn An, 70 tuổi, bộ đội về hưu. Ông An bảo: “Bác từng có mấy chục năm trong quân ngũ, ra sống vào chết bao lần rồi, nhưng bác thấy làng mình bây giờ chẳng khác gì đang có chiến sự, đang ở thời kỳ chống Mỹ. Bác thấy buồn vì chính quyền ở đây xa rời dân quá. Con giun xéo lắm cũng phải quằn”.

    Trình bày cảm xúc một lúc, rồi ông An kể: “Sở dĩ người dân bức xúc tày đình như những ngày qua, là vì chính quyền xã đã không đứng về phía dân một cách quyết liệt.



    Người dân dựng lán, lập chốt ngăn chặn nhà máy hóa chất gây ô nhiễm

    Mấy lần họp cựu chiến binh, mọi người đều đem chuyện nhà máy xây dựng trái phép ra bàn, và đều nhất quyết yêu cầu chính quyền xã đóng cửa nhà máy. Khi nhà máy hoạt động, nhả ra khí thải màu xanh lè, khiến dân ngộp thở, khiến cá chết, vịt chết, dân kiện cáo, mới lòi ra cái chuyện nhà máy xây dựng không phép giữa làng.

    Bức xúc ở chỗ, nhà máy to như quả núi xây dựng không phép mà lãnh đạo xã không biết, thế nhưng, một ngôi mộ của dân xây vào đất ruộng thì biết ngay, sai dân quân đi đập ngay”.

    Tâm sự đến khi bức xúc dịu xuống, ông Lê Văn An lấy mũ, lập cập trèo lên xe áp tải phóng viên vào sâu trong làng. Ông bảo, người lạ vào làng không có người trong làng áp tải thì mất mạng như chơi.

    Đến giữa cánh đồng gặp một con đường bê tông cắt ngang đường chính. Con đường này dẫn từ núi ra, bị chặn bởi những đống đá hộc.

    Cứ vài mét lại có một đống đá. Con đường thẳng tắp, cờ xí phấp phới như thể có hội. Từ đầu đường, xuyên sâu vào trong núi, cứ vài mét lại có một đống đá nhỏ. Những tảng đá hộc nằm lăn lóc giữa đường.

    Đi một đoạn thì thấy con đường bị đào đứt đôi, chỉ còn lại “con lươn” nhỏ, đủ cho xe máy đi qua. Đất đá phá đường được múc lên đổ thành đống, chặn ngang đường, xe
    ô tô không thể trèo qua được. Ông An bảo, nhân dân phá đường như thế để xe ô tô, xe xúc, xe ủi không đi qua được.

    Nhìn con đường dẫn vào Nhà máy Trường Khánh, như thể có chiến sự, với hào sâu, đống trụ cản đường xe tăng!

    Thấy chiếc xe máy lách từng đống đá đi trên “con đường chiến sự” giữa cái nắng chang chang, hàng chục người buông bát, bỏ đũa chui ra khỏi lều, lấy tay che trán quan sát.


    Lúc sau, tôi mới biết, cụ ông Phạm Văn Áp đã cầm búa, lên dây cót tinh thần, chuẩn bị đánh kẻng báo hiệu. Tuy nhiên, khi phát hiện “người lạ” chở ông Lê Văn An, người trong làng, thì mọi người thở phào nhẹ nhõm.

    Chiếc lán được dựng lên ở một đầu đường để mọi người nghỉ ngơi, và chiếc rạp lớn được dựng lên giữa ngã tư đường để mọi người ngồi uống nước, trò chuyện, chơi cờ.

    Điều tôi thấy lạ lùng nhất, ấy là mấy chục “chiến binh” chống lại “xã hội đen”, như lời đồn đại ầm ĩ trong vùng, toàn là ông già và bà già. Trong số đó, phân nửa mặc áo nâu sồng, nhai trầu bỏm bẻm.

    Người cao tuổi nhất là cụ ông Phạm Văn Áp, người được giao nhiệm vụ đánh kẻng. Cụ Áp năm nay 80 tuổi, trán hói, răng rụng gần hết, nhưng tính tình thì vui vẻ phải biết.

    Cụ bảo: “Tôi đồn trú ở đây 17 ngày đêm, hao mất 5kg rồi. Hôm qua tranh thủ về nhà một tí mà vợ không nhận, chó mèo cũng không nhận ra nữa rồi. Tôi phải quyết tử chiến đấu vì con, vì cháu, vì ngôi làng này.

    Thời chúng tôi, cái làng nhỏ này có đủ 4 hướng để thở, nhưng đến đời con cháu chúng tôi, thì họ xây dựng nhà máy xi măng, bịt mất 3 hướng rồi. Còn mỗi hướng để thở, giờ họ dựng cái nhà máy hóa chất bịt nốt, thì chỉ có con đường chết.

    Mới mấy hôm trước thôi, bọn xã hội đen còn chỉ vào mặt chúng tôi thách thức, nói rằng sẵn sàng san bằng thôn này, di chết hết cả thôn. Chúng nó còn nói chúng nó chưa từng lùi bước ở bất kỳ đâu.

    Chúng nó nói thật và làm thật, nhưng chúng nó đã phải lùi bước trước người dân Châu Xá chúng tôi. Tôi từng này tuổi rồi, chết được rồi, nghĩa địa lại ở cánh đồng đây, tôi sẽ không ngại đổ máu”.

    Nói rồi, cụ ông Phạm Văn Áp đứng trước lá cờ Tổ quốc, hiên ngang ngẩng mặt, yêu cầu nhà báo chụp cho tấm ảnh để đăng báo, để tự hào với con cháu, dân làng, vì thành tích chống lại xã hội đen!.

    Ông Lê Đức Tài, trưởng thôn Châu Xá cho biết: “Sự việc ầm ĩ kể từ khi dân phát hiện Công ty Trường Khánh thuê 2 lô đất của xã, trong đó, một lô để làm lò sản xuất vôi, một lô để làm môi trường sinh thái, khu vui chơi, nhưng công ty này lại xây dựng nhà máy sản xuất hóa chất Pro Niken. Người dân cho rằng chính quyền làm ngơ cho công ty này xây dựng nhà máy trái phép. Trong khi đó, nhân dân lại cho rằng nhà máy này sản xuất hóa chất, gây ô nhiễm môi trường, nên nhân dân rất bức xúc, dẫn đến sự việc đáng tiếc như ngày hôm nay.

    Bài tới:
    Thực hư chuyện cả trăm xã hội đen càn quét dân làng?


  6. #16
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Bài 2:
    Thực hư chuyện cả trăm xã hội đen càn quét dân làng?

    Khi phóng viên đang trò chuyện với cụ Phạm Văn Áp, 80 tuổi (Châu Xá, Kinh Môn, Hải Dương), người cao tuổi nhất xung phong chống lại xã hội đen, thì anh Nguyễn Văn Sơn, chen ngang kể chuyện. Anh Sơn là anh trai của anh Nguyễn Văn Hanh, người đại diện cho dân làng tố cáo nhà máy gây ô nhiễm.

    Theo lời anh Sơn (sau này phóng viên đã xác minh lại qua anh Nguyễn Văn Hanh), thì anh Hanh mới bị xã hội đen khủng bố bằng phân và bị chúng vác gậy đóng chi chít đinh đuổi đánh bán sống bán chết ngay trước nhà mình, trước mắt dân làng. Sợ bị truy sát, anh Hanh đã đi trốn, còn anh trai tiếp tục thay thế công việc của em. Anh Sơn kể tiếp lời cụ Áp, bởi anh là người trực tiếp “chiến đấu” trong đêm tối, nên anh rành rẽ hơn hẳn: Hôm đó là rạng sáng 27/6, hơn 12 giờ đêm, anh H. công nhân của Nhà máy xi măng Thành Công 2 đang làm việc ở trên đỉnh lò, nhìn thấy một đoàn xe xuất phát từ máng nghiền đá cạnh bờ sông, chỗ Nhà máy xi măng Thành Công 2, ở đầu thôn Châu Xá. Xe xúc lật đi đầu tiên. Phía sau là một đoàn xe tải.


    Cụ Phạm Văn Áp nhận nhiệm vụ đánh kẻng báo động dân làng khi có xã hội đen tấn công


    Đang nửa đêm về sáng, mà cả đoàn xe nổ máy, tiến rầm rầm khiến anh H. khó hiểu, nên lập tức điện cho anh Nguyễn Văn Hanh. Anh Hanh thức dậy, trèo lên mái nhà quan sát. Anh thấy đoàn xe từ đầu làng đi xuống, vòng qua đường khai thác đất sét của Nhà máy xi măng Phúc Sơn vào khu vực nhà máy của công ty Trường Khánh.
    Một lát sau, tiếng rít của xe xúc lật cùng đoàn xe tải, khoảng 7-8 chiếc vang lên từ phía Nhà máy Trường Khánh, rồi lù lù tiến về phía lều tạm do người dân Châu Xá dựng lên, chốt chặn. Khi đó, người dân chưa rải đá hộc dọc đường, nên đoàn xe tiến lên khá dễ dàng. Thấy đoàn xe nổ ầm ĩ tiến về phía lều bạt, 8 người đang ngủ trong lều bật thức dậy. Tiếng kẻng dồn dập vang lên. Lát sau, kẻng trong làng Châu Xá, Trại Xanh, Nhẫm Dương cùng vang rền. Cả ngàn người dân ở các thôn trong xã Duy Tân thức giấc, cùng đổ xô ra cánh đồng, với gậy gộc trong tay. Thanh niên khỏe mạnh được huy động vác đá ném vào đoàn xe.

    Người dân Châu Xá chuẩn bị đá làm vũ khí chống lại xã hội đen

    Theo lời anh Sơn, con đường khá nhỏ nên chiếc xe xúc lật kềnh càng đã choán hết đường. Chiếc xe xúc lật được bố trí đi trước, giương gầu lên cao. Theo lời người dân Châu Xá, thì có đến cả trăm “xã hội đen”, đi ủng cao đến gối, mặc áo bơm hơi lùng bùng, trông béo như củ khoai tây, đội mũi bảo hiểm kín mít, đi phía sau xe xúc lật, và 2 đi thành hàng hai bên đoàn xe tải. “Xã hội đen” tên nào tên nấy với vũ khí trang bị tận răng! Người dân ném đá về phía đoàn xe, thì bị gầu xe xúc cản lại. Đá ném vào người “xã hội đen” chỉ kêu bồm bộp, chẳng ăn thua gì. Nhiều người cầm gậy gỗ, gậy sắt vụt, dùng liềm bổ song cũng chỉ phát ra tiếng kêu bồm bộp mà thôi.Mặc dù nhận mưa đá, song đoàn “xã hội đen” vẫn lù lù như bộ binh tiến lên. Chỉ khi đến chỗ cái cống đã bị dân đập vỡ một nửa, xe xúc lật sa lầy, gầu múc hạ xuống, người dân ném vỡ kính xe, thì đoàn “xã hội đen” mới chịu rút lui.

    Ông Lê Đức Tài, trưởng thôn Châu Xá, cũng xác nhận với phóng viên rằng, có chuyện “tập đoàn xã hội đen” vào làng hành hung dân trong đêm 26, rạng sáng 27/6. Ông Tài cũng xác nhận có 1 xe xúc lật và 8 xe tải, nhưng chỉ có khoảng hơn 40 tên xã hội đen, chứ không đến 100 tên như dân đồn đoán.






    Chiếc xe xúc lật bị sa lầy

    Cũng theo lời ông Tài, đêm đó lực lượng an ninh huyện, công an xã cũng có mặt bảo vệ nhân dân. Tuy nhiên, lực lượng công an quá mỏng, không thấm vào đâu so với “tập đoàn xã hội đen”. Khi đoàn xe của xã hội đen tiến lên, công an đã nổ mấy phát súng chỉ thiên cảnh báo, nhưng đoàn xe không dừng lại. Ông Tài cũng xác nhận từ phía đoàn “xã hội đen” có tiếng súng nổ bùm bụp, nhưng là súng gì thì không rõ và cũng không thể khẳng định họ bắn dân hay chỉ nổ súng đe đọa mà thôi.

    Sau trận hỗn chiến đó, một “xã hội đen” bị thương, phải đi cấp cứu. Phía nhân dân thôn Châu Xá thì ông Phạm Văn Quý (60 tuổi) suýt mất mạng. Theo lời người dân, ông Quý bị máy xúc lật gạt ngã xuống ruộng, rồi lọt vào tay chúng, nên mọi người không ứng cứu được. Đoàn người bí hiểm này đã dùng xẻng dài 2m, gậy đóng đinh vụt nhiều nhát vào người ông Quý. Khi nhóm người lạ này rút đi, mọi người tìm thấy ông Quý bất tỉnh dưới ruộng. Dân làng khiêng ông Quý vào trạm xá xã. Lúc này, cả làng náo loạn vì nhận được tin ông Quý đã qua đời. Tuy nhiên, mạch ông Quý vẫn đập, nên trạm y tế chuyển đi cấp cứu ở Bệnh viện tỉnh Hải Dương. Ông Quý bị gãy 3 xương sườn, dập nát xương tay, rách đầu. Hiện không ai biết ông Quý đang được điều trị ở đâu vì gia đình không tiết lộ, sợ bị trả thù.



    Anh Nguyễn Văn Sơn chỉ nơi ông Quý bị đánh trọng thương

    Mặc dù nhân dân thôn Châu Xá đều khẳng định có xã hội đen càn quét dân làng, nhưng bà Nguyễn Thị Bên, Bí thư huyện ủy Kinh Môn lại cho biết: “Không có chuyện xã hội đen vào đánh dân, rồi càn quét dân như một số người kể lại. Ngay khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo công an vào cuộc điều tra, làm rõ vấn đề. Hiện chưa có kết luận của bên công an, nhưng tôi khẳng định không có xã hội đen trong vụ việc này. Đây chỉ là hiểu lầm giữa nhân dân và công nhân của các nhà máy. Chiếc máy xúc lật đó là của Công ty Vững Mạnh, chuyên khai thác đá cho Nhà máy xi măng Trung Hải.

    Hôm 26/6, khoảng 11 giờ đêm, chứ không phải rạng sáng 27-6, thấy không có dân chốt chặn ở đường, nên công ty cử lái xe đi vào núi lấy đá, gồm cả xe xúc lật lẫn xe tải. Vì việc chở đá nặng, xe tải thường xuyên sa lầy, nên xe xúc lật làm nhiệm vụ ứng cứu. Thế nhưng, khi đoàn xe vào núi, người dân đã đuổi đánh, khiến lái xe phải chạy từ trong núi ra ngoài. Người dân đánh ngất một lái xe của công ty, chứ không phải đánh ngất xã hội đen như họ kể. Người dân thì đều hiền lành, thật thà, nhưng sự việc trở nên ầm ĩ thế này là do một số phần tử quá khích kích động”.


    ———————0———————-0————————

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •