Trang 1/3 123 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 23

Chủ đề: Võ và vẽ...

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts

    Võ và vẽ...

    Nói về võ, trên thế giới nhìn chung là rất ít đại khái không nhiều và cũng chủ yếu tập trung ở mấy nước quanh An Nam ta như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Indoxia, Ấn Độ, Ma Lai...
    Võ có nhiều loại võ loại võ như võ khỉ, võ chó, võ rắn, võ mèo, võ vịt, võ ếch, võ tỉnh võ say; lại có võ cương võ nhu, võ cứng võ mềm, võ thật võ đểu; rồi thì võ nổ, võ mồm, vân vân và vân vân. Ngoài ra còn có cả cái thứ võ "đàn bà" nữa (!)
    Đại loại không thể nào kể hết được, võ điếu nào cũng thuộc vào hàng "khủng", hàng "ghê gớm" cả.
    Đã có võ "khủng", võ "ghê gớm" thì phải có những bậc thầy "khủng", bậc thầy "ghê gớm". Dưới đây là một sô phương pháp mà các thầy "Khủng", các thầy "ghê gớm" đã tu luyện qua, ai có hứng thì tập theo.

    1. Cách thức công phá "trảm đinh chặt sắt" trong võ thuật:

    doc nhat anh hung
    Danh hiệu: Member
    Nhóm: Thành viên

    Gia nhập: 25-04-2010
    Bài viết: 14
    Điểm: -152
    Đến từ: american
    Đã gởi: 27/04/2010 lúc 09:05:06

    - em xem trên các video võ thuật thấy các võ sư đấm mấy tấm gỗ dày 1 cách rất nhẹ nhàng. Vậy mà em tập hoài (dù chỉ 1 tấm gỗ) cũng chẳng được, chỉ toàn rách da,chảy máu ở các đốt ngón tay thui. Em phải làm sao đây?



    ----------------------------------------------------------

    cocconkarate
    Danh hiệu: Đai vàng
    Nhóm: Thành viên

    Gia nhập: 02-01-2009
    Bài viết: 276
    Điểm: 374
    Đến từ: việt nam

    Đã gởi: 28/04/2010 lúc 02:04:11

    Biểu diễn võ thuật bao gồm cả công phu và tiểu xảo . Muốn công phá thực sự được gỗ luyện tập trong thời gian dài , bền bỉ và liên tục , như vậy xương cốt phải cứng chắc và da phải chai . Hà năm nay mới 15 tuổi , gân xương chưa ổn định nên luyện tập kĩ thuật ,thể lực ,bay nhảy.. hãy khoan luyện công phá.
    Khi xem biểu diễn công phá , hãy xem miếng gỗ đó như thế nào ? là gỗ xẻ hay là gỗ ép và đã có rãnh hay chưa?đó cũng chính là tiểu xảo khi biểu diễn .Thường tấm ván hay xử dụng là ván ép được liên kết bằng keo dán và có rạch vài rãnh nhỏ , chỉ cần chạm nhẹ là gãy đôi .Thứ 2 là do người cầm ván (người này khá quan trọng) khi người công phá chạm mục tiêu , lập tức hỗ trợ lực để làm vỡ tấm ván hoặc thậm chí là bẻ luôn tấm ván nếu cần thiết .



    Đẹp như mơ

    @HÀ: ván mà em chặt là ván thứ thiệt , muốn chặt được em phải luyện thêm và có 1 vài "mánh" nhỏ nữa.
    --------------------------------
    pikachu_vn9x
    Đã gởi: 04/05/2010 lúc 01:06:28
    Danh hiệu: Đai xanh lợt
    Nhóm: Thành viên

    Gia nhập: 02-04-2009
    Bài viết: 398
    Điểm: 933
    Đến từ: TP.HCM

    Nghe một đồng nghiệp hồi đó tập Thái Cực Đạo có nói là, mấy đòn biểu diễn công phá bên đó có dùng thêm tiểu xảo, chủ yếu là đá đúng kỹ thuật và đẹp. Còn tấm ván thì đã được "phù phép" sẵn rồi, chỉ cần đá trúng thì người cầm tự động sấn thêm vô là tấm ván vỡ ra làm 2 ngay.
    ----------------------------------------------------

    Và đây là suy đoán của tôi căn cứ từ sự chỉ điểm của mấy vị huynh đài trên diễn đàn karatedo trên:


    Có vẻ như miếng ván đã được thầy Châu "cưa" chứ vết nứt tự nhiên làm sao sắc, ngọt và thẳng như một đường cưa như thế ?


    Và đây là màn biểu diễn được coi là để đời của người "ngoài hành tinh" với phần nứt của miếng gạch tàu cũng thằng như đã được cưa ?
    P/s: Cái này là khi tui đi ngang qua cái diễn đàn của karatedo thì thấy người ta đang rỉ tai truyền bí kíp cho nhau đấy nhá, không phải tui bịa nha. Nó ở đây nè: http://karate.com.vn/framehelper.aspx?g=posts&t=1039
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 27-08-2013 lúc 03:40 PM

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Thầy "khủng" và quyền "khủng" !?


    Ngạ hổ phác thực trong bài quyền Hổ Ba Chân... trông có vẻ nhảy cao hơn thầy Ngự !?

    Dưới đây là bài báo được đăng tải trên hầu hết trên các báo chí trong nước và trên các diễn đàn võ thuật:
    Tuyệt kỹ võ công thuần Việt huyền thoại

    200 năm trước, có một tuyệt kỹ võ công của dân tộc đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian như một vũ khí chống thú dữ, giặc ngoại xâm, như một chữ đạo để người đời tu tâm dưỡng tính.

    Huyền thoại một tuyệt kỹ võ công


    Trong một lần công tác, chúng tôi có cơ duyên gặp một võ sinh đang theo học võ cổ truyền. Anh bảo thầy của anh là ông Hà Trọng Ngự, “học trò cưng” của cố võ sư Hà Trọng Sơn, người được mệnh danh là “con hùm xám miền Trung”.

    Võ sư Hà Trọng Sơn được giới võ học Bình Định biết đến với tư cách là truyền nhân của tuyệt kỹ quyền ba chân hổ, một tuyệt kỹ võ thuật cổ truyền, bí hiểm gần như thất truyền trước đó…

    Võ sư Hà Trọng Ngự

    Thông tin về loại võ công trên, võ sinh trên khẳng định: “Đó là một tuyệt kỹ hoàn toàn Việt Nam và vô cùng lợi hại. Muốn biết thêm phải tìm võ sư Hà Trọng Ngự mới thông”. Lần theo những chỉ dẫn của anh võ sinh trên, chúng tôi đã tìm gặp vị võ sư già có đôi mắt tinh anh tại võ đường của ông trong chùa Đồng Hiệp.


    Quyền sư Hà Trọng Ngự - người từng đeo 20 kg chì nhảy cao hơn hơn cả Ronaldo

    Chia sẻ về loại võ công bí truyền trên, vị võ sư già Hà Trọng Nhự cho biết: “Tuyệt kỹ quyền ba chân hổ là một loại võ công có tính sát thương vô cùng lớn và đòi hỏi một sự khổ công rèn luyện. Không ai còn nhớ rõ người sáng chế ra nó nữa, nhưng nguồn gốc của nó thì không một võ sinh nào của môn phái tôi không biết cả”.

    Theo lời ông kể, quyền ba chân hổ được khai sinh tại khu vực núi Bà thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Tại đây, trên 200 năm trước xuất hiện một con cọp 3 chân to lớn và hung dữ. Người dân nơi đây thường xuyên bị hổ vồ, ăn thịt. Trong một thời gian dài, hổ 3 chân là nỗi khiếp đảm của cả vùng. Tin về cọp dữ ăn thịt người, khiến người dân không dám lên rừng.

    Tuy nhiên, vào một ngày nọ, có một người tiều phu vào rừng hái củi và trở về làng khi trời đã xẩm tối. Người tiều phu chưa kịp rời rừng đã nghe mùi tanh tưởi bốc ra, khi quan sát thì kinh hoàng phát hiện một con cọp to lớn đứng trên 3 chân to tướng, nhe nanh chực vồ. Chưa kịp định thần, con cọp đã lao đến.

    Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, người tiều phu nhanh chóng nhảy người né tránh và xoay người dùng đòn gánh gủi quật ngang vào mạn sườn con thú. Trúng đòn, mãnh hổ quay người, thủ thế hòng nuốt tươi con người bé nhỏ.

    Theo nhận định của các bậc tiền nhân cũng như võ sư Hà Trọng Ngự, rất có thể người tiều phu kia là một bậc anh hùng tinh thâm võ thuật hoặc một viên võ tướng ẩn mình. Trước sự hung hãn của mãnh hổ, người tiều phu nhanh như cắt rút đòn sóc đã được vuốt nhọn để làm đòn gánh củi thủ thế.


    Dưới ánh trăng đêm, tiền nhân chăm chăm ghi nhận những cú lao tới vồ mồi, lúc phóng lên không, khi trụt xuống, tát những cú trời giáng vào mình. Người tiều phu cũng nhanh nhẹn tránh né, lúc nhảy cao, lúc hụp xuống khi lăn mình tránh đòn hiểm.

    Cuối cùng, khi sức cùng lực kiệt, cả thân người và vật đều thấm đẫm mồ hôi và máu tươi, người tiều phu đành ngồi xếp bằng ôm đòn gánh nhọn chống lên với hi vọng mong manh từ một cú phóng tới chộp mồi của cọp giữ. Không ngờ, điều kì diệu đã xảy ra, con cọp dữ phóng mình lên không, giơ vuốt nhọn chụp xuống, bóng nó phủ kín người tiền phu. Một tiếng gầm xé trời, con cọp dữ trúng đòn hiểm nhưng nó vẫn vùng vẫy chạy thoát vào rừng.

    Trở về làng, người tiều phu nhớ lại cảnh chiến đấu cùng cọp dữ và nhận thấy những cú vồ của mãnh hổ như những đòn thế võ học tuyệt kỹ. Người ấy đã nhớ và ghi lại thành những thế võ rồi dụng công tập luyện để nó trở thành tuyệt kỹ quyền ba chân hổ danh chấn lúc bấy giờ.

    Và “con hùm xám miền Nam”


    Theo lời vị võ sư họ Hà, sau khi luyện thành quyền ba chân hổ, người tiều phu đã phổ biến với dân làng để nó trở thành một thứ vũ khí chống thú dữ, giặc ngoại xâm, như một chữ đạo để người đời tu tâm dưỡng tính và hi vọng nó được lưu giữ mãi về sau. Tuy nhiên, trong thời buổi loạn ly, quyền ba chân hổ như cây kim rơi xuống đáy bể, tưởng đã thất truyền.

    Thế nhưng theo những bậc lão nhân biết về tuyệt kỹ này thì khi giới võ học Bình Định thời ấy đã gần quên quyền ba chân hổ thì võ sư Hà Trọng Sơn xuất hiện, đưa nó lên tầm cao vốn có của mình.

    Tuy nhiên, người đem quyền ba chân hổ vào Nam và vượt biên giới Việt Nam đến Mỹ và Na Uy lại là người học trò ưu tú của “con hùm xám miền Trung”- võ sư Hà Trọng Ngự.

    Võ sư Hà Trọng Ngự cho biết: “Đây là loại võ công bí truyền thuộc vào hàng tuyệt kỹ nên chỉ được truyền trong gia đình và không phải ai cũng học được. Chỉ những người thực sự có tố chất mới có thể lĩnh hội những tinh túy trong tuyệt kỹ ấy. Thêm nữa, quyền trên là loại võ thuật có tính sát thương rất cao. Do đó sẽ rất nguy hiểm khi rơi vào tay kẻ bất lương.

    Chỉ trong những tình thế chẳng đặng đừng người học mới được sử dụng quyền ba chân. Do đó người tiếp thu bài quyền đòi hỏi phải có tư chất, đạo đức và có cái tâm”.

    Theo lời ông, chúng tôi được biết, võ sư Hà Trọng Ngự khai tâm học võ từ năm 6 tuổi và người thầy đầu tiên của ông là người bác ruột, võ sư Hà Trọng Sơn. Và trong các đệ tử của “con hùm xám miền Trung” duy chỉ có Hà Trọng Ngự là người hội đủ những tố chất để lĩnh hội quyền ba chân hổ. Cố võ sư Hà Trọng Sơn đã quyết định chọn ông Ngự làm người chân truyền tuyệt kỹ giờ đây đã trở thành báu vật gia truyền của gia đình.

    Trả lời chúng tôi về những tháng ngày khổ luyện tuyệt kỹ trên, võ sư Hà Trọng Ngự cho biết: “Con đường võ học không dành cho người thiếu kiên trì và có sức chịu đựng gian khổ. Đặc biệt là khi phải luyện một tuyệt kỹ võ học. Muốn bắt được cái tinh túy của quyền ba chân hổ, người luyện phải nắm được cái thần thái của con hổ và biến mình thành mãnh hổ với đủ mọi vũ khí của con cọp”.

    Theo đó, để luyện quyền ba chân hổ, người luyện phải tiếp xúc với võ thuật từ rất nhỏ để có được một nền tảng võ học vững chắc. Các phương pháp tập luyện các pháp trong tuyệt kỹ cũng vô cùng phức tạp và yêu cầu sự kiên trì, chịu khó cao độ. Chia sẻ sơ lược về một vài phương pháp luyện tập các pháp trong quyền ba chân hổ, lão võ sư cho biết, để nắm được quyền ba chân hổ, võ sinh phải luyện thành 5 pháp khác nhau bao gồm: thân pháp, tấn pháp, thủ pháp, cước pháp, nhãn pháp và cuối cùng là thần sắc.

    Một trong những pháp khó luyện nhất là thủ pháp. Theo đó, để có được bàn tay cứng như sắt thép, uy lực như vuốt mãnh hổ, các võ sinh phải dùng tay không xúc vào đá 1x2 mm liên tục cho đến khi bàn tay xơ tước, rướm máu rồi mới ngâm tay vào thuốc võ bí truyền. Tiếp tục luyện như vậy cho đến khi da và các đầu ngón tay không còn cảm giác đau đớn nữa lại thay đá bằng sạn và đá loại lớn hơn.


    Và đây là bài quyền được cho là... ẹ ọe ! "khủng" nhất xứ An Nam

    Hỗn hợp đá và sạn trên sẽ được trộn với thuốc võ đổ vào chảo được đặt trên lửa đỏ. Võ sinh phải dùng tay liên tục đảo hỗn hợp trên trong lửa đỏ cho đến khi tay nóng không chịu được mới rút ra ngâm vào thuốc. Cứ thế cho đến khi chịu được mức nhiệt cao nhức.

    Để có được hổ trảo uy lực, ngoài việc cần có bàn tay cứng chắc, người luyện còn phải dùng năm đầu ngón tay bấu, chụp vào các vật cứng từ nhẹ đến mạnh để luyện lực kéo, xé, bóp, …

    Hay để có thân pháp như một chúa sơn lâm, võ sinh phải tập nhảy khỏi hố sâu với chân trần, chân mang chì từ nhẹ đến nặng cho đến khi mang được 2 chân 20 kg nhảy ra khỏi hố sâu 1m rộng 1m, …

    Có thể nói, đến bây giờ, sau những thời gian gần như bị lãng quên, quyền ba chân hổ đã trở lại và mạnh mẽ với vị truyền nhân mới, góp phần nâng cao giá trị tinh thần văn hóa của võ thuật cổ truyền Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt nói chung trong nước cũng như trên thế giới.

    Võ sư Hà Trọng Ngự là trưởng môn phái Việt Nam Võ Ta - Tây Sơn Bình Định. Ngày 5/2/2009, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu - ứng dụng võ thuật TP.HCM. Ngoài việc truyền thụ thành công quyền ba chân hổ cho hai võ sư Hà Trọng Kha Vy, Hà Trọng Kha Sơn, ông còn truyền dạy cho võ sư Trương Thành Tâm tại Na Uy. Chia sẻ về ước mơ vinh danh võ thuật cổ truyền Việt Nam, ông cho biết: “Võ thuật nước nhà là tinh túy của lịch sử dân tộc. Nhà nước, các cấp chức năng cần quan tâm hơn nữa, cần tìm cách thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của võ thuật cổ truyền nước nhà, đưa võ cổ truyền Việt Nam sánh ngang võ thuật thế giới”.
    Hà Nguyễn

    Còn nữa...
    --------------------------
    P/s: bài viết này được lấy từ báo Người Đưa Tin
    Lần sửa cuối bởi nhan_voky; 28-08-2013 lúc 03:06 PM

  3. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Phân tích khả năng bật cao của Ronaldo




    Cầu thủ Ronaldo

    Ronaldo có thể bật cao hơn mức trung bình của các cầu thủ bóng rổ đang chơi tại NBA.

    Ronaldo vừa ghi bàn thắng vào lưới đội bóng cũ MU giúp Real có kết quả hòa trong khuôn khổ lượt đi vòng knock-out Champions League mùa này. Đó là một pha đánh đầu "không tưởng" như tờ Daily Mail (Anh) mô tả. Và trong bộ phim tài liệu với chủ đề "Điều gì đã khiến Cristiano Ronaldo trở thành cầu thủ hàng đầu thế giới" của hãng Castrol (ra mắt hồi tháng 9 năm 2011), khả năng bật nhảy ấy của Ronaldo đã được nghiên cứu rất tỉ mỉ.


    Ronaldo bật cao tới mức, đầu gối của anh ngang với đầu Evra

    Ronaldo cao 1,85 mét, vòng ngực 109 cm, cơ thể chỉ có 3% là mỡ (chẳng khác gì một siêu mẫu), vòng đùi 61,7 cm. Ronaldo có cơ bắp như một VĐV điền kinh cự ly trung bình, và sức mạnh như một VĐV nhảy cao. Trong giới quần đùi áo số, CR7 có cơ thể mà không ai có được.


    Ronaldo bật nhảy tại chỗ đạt 44 cm


    Ronaldo bật nhảy tự do đạt tới 78 cm


    Riêng về khả năng bật cao, Ronaldo rất ấn tượng. Ronaldo bật nhảy tại chỗ trên một chiếc máy, hai tay chắp vào hông và kết quả là 44 cm. Khi giậm nhảy thoải mái (theo kiểu vẫn thường làm trên sân cỏ), kết quả hoàn toàn khác. Ronaldo bật cao tới 78 cm, cao hơn mức bình quân của các cầu thủ bóng rổ đang chơi tại NBA (giải bóng rổ nhà nghề Mỹ, vốn nổi tiếng về chiều cao của các cầu thủ trong làng thể thao thế giới). Nghiên cứu cho thấy, lực dồn vào chân chỉ khoảng 25% trọng lượng cơ thể, giống như các nhà du hành vũ trụ khi cất cánh.


    Ronaldo có khả năng bật nhảy phi thường

    Thực tế, trong sự nghiệp đỉnh cao của mình, Ronaldo đã từng ghi không ít bàn thắng như cú đánh đầu tung lưới De Gea vừa qua. Tiêu biểu như pha đánh đầu vào lưới Chelsea tại trận chung kết Champions League 2008, hay bàn thắng vào lưới Roma cũng năm 2008.

    Trở lại một chút với bàn thắng vào lưới đội bóng cũ MU, Ronaldo bật cao đến mức, đầu gối của anh còn ngang bằng với đầu của Patrice Evra. Sir Alex sau đó đã phải ngả mũ thán phục cú đánh đầu ấy của Ronaldo: "Đó là cú đánh đầu không thể cản phá. Thật không thể tin nổi. Bạn đơn giản là không thể ngăn chặn những cú đánh đầu như vậy. Cái cách cậu ấy chọn vị trí, bật nhảy thật tuyệt vời, còn cú lắc đầu dứt điểm với uy lực không thể tin được".

    Sài_gòn, ngày 27.8.2013
    Nhan_voky
    theo 24h Thứ Bảy, ngày 16/02/2013 00:10 AM (GMT+7)

    P/s: Các bạn có thể Kiểm tra tính xác thực tại đây: http://hcm.24h.com.vn/bong-da/phan-t...48a521010.html
    ---------------------------------------------------


    Thằng chim bé chân không chì...


    Đây là long thể phi phàm của thầy mình đây

    Như vậy, ta có thể thấy: Võ sư Hà Trọng Ngự của Việt Nam ta có sức khỏe thiệt phi thường.
    Thằng Ronaldo chim bé, chân không đeo chì ấy vậy mà nhảy như cứt, chỉ được có chút xíu (bật tự do được 78cm). Trong khi đó thầy Ngự của An Nam ta vừa lùn vừa mập, chân đã ngắn lại phải mang 20 kg chì nhưng thầy vỡn chèo lên khỏi cái miệng hố cao 1m... như thường.

    Thật mình có nằm mơ cũng điếu tưởng tượng được vì sao thầy mình "tài" như thế ?!.

    Làm sao thầy ta lại có thể nhảy cao hơn Ronaldo được các bạn nhỉ ?!
    Lần sửa cuối bởi nhan_voky; 15-11-2013 lúc 05:10 PM

  4. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Nhan_voky, huynh ác vừa thôi chứ, vừa vào đã làm rùm beng lên thế này. Em xin huynh, đừng làm lộ hết bí mật, đừng đập bể nồi cơm của thiên hạ, bộ huynh định không cho ai ăn uống gì nữa sao?
    Hớ... hớ !

  5. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Quote Nguyên văn bởi nhan_voky Xem bài viết
    Phân tích khả năng bật cao của Ronaldo




    Cầu thủ Ronaldo

    Ronaldo có thể bật cao hơn mức trung bình của các cầu thủ bóng rổ đang chơi tại NBA.
    BÓNG ĐÁ 24H LUÔN CẬP NHẬT NHANH NHẤT, 15 PHÚT SAU KHI CÁC TRẬN ĐẤU KẾT THÚC ĐÃ CÓ VIDEO CLIP BÓNG ĐÁ VÀ THỂ THAO
    Ronaldo vừa ghi bàn thắng vào lưới đội bóng cũ MU giúp Real có kết quả hòa trong khuôn khổ lượt đi vòng knock-out Champions League mùa này. Đó là một pha đánh đầu "không tưởng" như tờ Daily Mail (Anh) mô tả. Và trong bộ phim tài liệu với chủ đề "Điều gì đã khiến Cristiano Ronaldo trở thành cầu thủ hàng đầu thế giới" của hãng Castrol (ra mắt hồi tháng 9 năm 2011), khả năng bật nhảy ấy của Ronaldo đã được nghiên cứu rất tỉ mỉ.


    Ronaldo bật cao tới mức, đầu gối của anh ngang với đầu Evra

    Ronaldo cao 1,85 mét, vòng ngực 109 cm, cơ thể chỉ có 3% là mỡ (chẳng khác gì một siêu mẫu), vòng đùi 61,7 cm. Ronaldo có cơ bắp như một VĐV điền kinh cự ly trung bình, và sức mạnh như một VĐV nhảy cao. Trong giới quần đùi áo số, CR7 có cơ thể mà không ai có được.


    Ronaldo bật nhảy tại chỗ đạt 44 cm


    Ronaldo bật nhảy tự do đạt tới 78 cm


    Riêng về khả năng bật cao, Ronaldo rất ấn tượng. Ronaldo bật nhảy tại chỗ trên một chiếc máy, hai tay chắp vào hông và kết quả là 44 cm. Khi giậm nhảy thoải mái (theo kiểu vẫn thường làm trên sân cỏ), kết quả hoàn toàn khác. Ronaldo bật cao tới 78 cm, cao hơn mức bình quân của các cầu thủ bóng rổ đang chơi tại NBA (giải bóng rổ nhà nghề Mỹ, vốn nổi tiếng về chiều cao của các cầu thủ trong làng thể thao thế giới). Nghiên cứu cho thấy, lực dồn vào chân chỉ khoảng 25% trọng lượng cơ thể, giống như các nhà du hành vũ trụ khi cất cánh.


    Ronaldo có khả năng bật nhảy phi thường

    Thực tế, trong sự nghiệp đỉnh cao của mình, Ronaldo đã từng ghi không ít bàn thắng như cú đánh đầu tung lưới De Gea vừa qua. Tiêu biểu như pha đánh đầu vào lưới Chelsea tại trận chung kết Champions League 2008, hay bàn thắng vào lưới Roma cũng năm 2008.

    Trở lại một chút với bàn thắng vào lưới đội bóng cũ MU, Ronaldo bật cao đến mức, đầu gối của anh còn ngang bằng với đầu của Patrice Evra. Sir Alex sau đó đã phải ngả mũ thán phục cú đánh đầu ấy của Ronaldo: "Đó là cú đánh đầu không thể cản phá. Thật không thể tin nổi. Bạn đơn giản là không thể ngăn chặn những cú đánh đầu như vậy. Cái cách cậu ấy chọn vị trí, bật nhảy thật tuyệt vời, còn cú lắc đầu dứt điểm với uy lực không thể tin được".

    Sài_gòn, ngày 27.8.2013
    Nhan_voky
    theo 24h Thứ Bảy, ngày 16/02/2013 00:10 AM (GMT+7)

    P/s: Các bạn có thể Kiểm tra tính xác thực tại đây: http://hcm.24h.com.vn/bong-da/phan-t...48a521010.html
    ---------------------------------------------------


    Thằng chim bé chân không chì...


    Đây là long thể phi phàm của thầy mình đây

    Như vậy, ta có thể thấy: Võ sư Hà Trọng Ngự của Việt Nam ta có sức khỏe thiệt phi thường.
    Thằng Ronaldo chim bé, chân không đeo chì ấy vậy mà nhảy như cứt, chỉ được có chút xíu (bật tự do được 78cm). Trong khi đó thầy Ngự của An Nam ta vừa lùn vừa mập, chân đã ngắn lại phải mang 20 kg chì nhưng thầy vỡn chèo lên khỏi cái miệng hố cao 1m... như thường.

    Thật mình có nằm mơ cũng điếu tưởng tượng được vì sao thầy mình "tài" như thế ?!.

    Làm sao thầy ta lại có thể nhảy cao hơn Ronaldo được các bạn nhỉ ?!
    Nhan_voky, công nhận phải có huynh vô thì em mới biết thầy Hà Trọng Ngự nhà ta nhảy cao hơn cả Ronanldo ! He he, đúng là độc thiệt.

  6. #6
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jun 2012
    Bài gửi
    260
    Thanks
    32
    Thanked 36 Times in 35 Posts
    Quote Nguyên văn bởi nhan_voky Xem bài viết
    Nói về võ, trên thế giới nhìn chung là rất ít đại khái không nhiều và cũng chủ yếu tập trung ở mấy nước quanh An Nam ta như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Indoxia, Ấn Độ, Ma Lai...
    Võ có nhiều loại võ loại võ như võ khỉ, võ chó, võ rắn, võ mèo, võ vịt, võ ếch, võ tỉnh võ say; lại có võ cương võ nhu, võ cứng võ mềm, võ thật võ đểu; rồi thì võ nổ, võ mồm, vân vân và vân vân. Ngoài ra còn có cả cái thứ võ "đàn bà" nữa (!)
    Đại loại không thể nào kể hết được, võ điếu nào cũng thuộc vào hàng "khủng", hàng "ghê gớm" cả.
    Đã có võ "khủng", võ "ghê gớm" thì phải có những bậc thầy "khủng", bậc thầy "ghê gớm". Dưới đây là một sô phương pháp mà các thầy "Khủng", các thầy "ghê gớm" đã tu luyện qua, ai có hứng thì tập theo.

    1. Cách thức công phá "trảm đinh chặt sắt" trong võ thuật:

    doc nhat anh hung
    Danh hiệu: Member
    Nhóm: Thành viên

    Gia nhập: 25-04-2010
    Bài viết: 14
    Điểm: -152
    Đến từ: american
    Đã gởi: 27/04/2010 lúc 09:05:06

    - em xem trên các video võ thuật thấy các võ sư đấm mấy tấm gỗ dày 1 cách rất nhẹ nhàng. Vậy mà em tập hoài (dù chỉ 1 tấm gỗ) cũng chẳng được, chỉ toàn rách da,chảy máu ở các đốt ngón tay thui. Em phải làm sao đây?


    ----------------------------------------------------------

    cocconkarate
    Danh hiệu: Đai vàng
    Nhóm: Thành viên

    Gia nhập: 02-01-2009
    Bài viết: 276
    Điểm: 374
    Đến từ: việt nam

    Đã gởi: 28/04/2010 lúc 02:04:11

    Biểu diễn võ thuật bao gồm cả công phu và tiểu xảo . Muốn công phá thực sự được gỗ luyện tập trong thời gian dài , bền bỉ và liên tục , như vậy xương cốt phải cứng chắc và da phải chai . Hà năm nay mới 15 tuổi , gân xương chưa ổn định nên luyện tập kĩ thuật ,thể lực ,bay nhảy.. hãy khoan luyện công phá.
    Khi xem biểu diễn công phá , hãy xem miếng gỗ đó như thế nào ? là gỗ xẻ hay là gỗ ép và đã có rãnh hay chưa?đó cũng chính là tiểu xảo khi biểu diễn .Thường tấm ván hay xử dụng là ván ép được liên kết bằng keo dán và có rạch vài rãnh nhỏ , chỉ cần chạm nhẹ là gãy đôi .Thứ 2 là do người cầm ván (người này khá quan trọng) khi người công phá chạm mục tiêu , lập tức hỗ trợ lực để làm vỡ tấm ván hoặc thậm chí là bẻ luôn tấm ván nếu cần thiết .


    Đẹp như mơ


    @HÀ: ván mà em chặt là ván thứ thiệt , muốn chặt được em phải luyện thêm và có 1 vài "mánh" nhỏ nữa.
    --------------------------------
    pikachu_vn9x
    Đã gởi: 04/05/2010 lúc 01:06:28
    Danh hiệu: Đai xanh lợt
    Nhóm: Thành viên

    Gia nhập: 02-04-2009
    Bài viết: 398
    Điểm: 933
    Đến từ: TP.HCM

    Nghe một đồng nghiệp hồi đó tập Thái Cực Đạo có nói là, mấy đòn biểu diễn công phá bên đó có dùng thêm tiểu xảo, chủ yếu là đá đúng kỹ thuật và đẹp. Còn tấm ván thì đã được "phù phép" sẵn rồi, chỉ cần đá trúng thì người cầm tự động sấn thêm vô là tấm ván vỡ ra làm 2 ngay.
    ----------------------------------------------------

    Và đây là suy đoán của tôi căn cứ từ sự chỉ điểm của mấy vị huynh đài trên diễn đàn karatedo trên:


    Có vẻ như miếng ván đã được thầy Châu "cưa" chứ vết nứt tự nhiên làm sao sắc, ngọt và thẳng như một đường cưa như thế ?


    Và đây là màn biểu diễn được coi là để đời của người "ngoài hành tinh" với phần nứt của miếng gạch tàu cũng thằng như đã được cưa ?
    Thì ra là thế !!!
    Há há...

  7. #7
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Quote Nguyên văn bởi bach_djen Xem bài viết
    Nhan_voky, huynh ác vừa thôi chứ, vừa vào đã làm rùm beng lên thế này. Em xin huynh, đừng làm lộ hết bí mật, đừng đập bể nồi cơm của thiên hạ, bộ huynh định không cho ai ăn uống gì nữa sao?
    Hớ... hớ !
    Ác gì đâu, chẳng qua là nói để cho các vị ấy biết rằng không phải ai cũng dễ bị các vị ấy dụ, lừa. Thiên hạ đâu phải trẻ con.

  8. #8
    Member
    Tham gia ngày
    Mar 2012
    Bài gửi
    81
    Thanks
    30
    Thanked 7 Times in 6 Posts
    Không biết lúc bác Hà Châu biểu diễn cungfu là lúc nhiêu tuổi mấy huynh nhỉ????
    Nhìn cứ như phim tàu ấy, càng già nội công càng thâm hậu thì phải, hehe
    --- Vui Câu Nhân Nghĩa Tròn Sau Trước
    Lấy Chữ Chân Tình Gửi Tặng Nhau! ---

  9. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    Võ sư HÀ TRỌNG NGỰ nhảy cao hơn cả RONALDO


    Bác Hà Trọng Ngự kính mến của backieuphong

    Đọc bài: "Võ và vẽ..." của tác giả nhan_voky thấy có đoạn mào đầu:

    Nói về võ, trên thế giới nhìn chung là rất ít, đại khái không nhiều và cũng chủ yếu tập trung ở mấy nước quanh An Nam ta như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Indoxia, Ấn Độ, Ma Lai...

    Võ có nhiều loại võ loại võ như võ khỉ, võ chó, võ rắn, võ mèo, võ vịt, võ ếch, võ tỉnh, võ say; lại có võ cương võ nhu, võ cứng võ mềm, võ thật võ đểu; rồi thì võ nổ, võ mồm, vân vân và vân vân. Ngoài ra còn có cả cái thứ võ "đàn bà" nữa (!)

    Đại loại không thể nào kể hết được, võ điếu nào cũng thuộc vào hàng "khủng", hàng "ghê gớm" cả. Đã có võ "khủng", võ "ghê gớm" thì phải có những bậc thầy "khủng", bậc thầy "ghê gớm".
    ...


    Sau khi đưa ra các bài báo viết về viết các thầy "khủng" thậm chí các bài do chính các thầy khủng "trảm phong, chém gió" chém (xin đọc lại các bài viết trên kia)... tác giả Nhan_voky thẳng thắn nhận định.


    Như vậy, ta có thể thấy: Võ sư Hà Trọng Ngự của Việt Nam ta có sức khỏe thiệt phi thường. Thằng Ronaldo chim bé, chân không đeo chì ấy vậy mà nhảy như cứt, chỉ được có chút xíu (bật tự do được 78cm). Trong khi đó thầy Ngự của An Nam ta vừa lùn vừa mập, chân đã ngắn lại phải mang 20 kg chì nhưng thầy vỡn chèo lên khỏi cái miệng hố cao 1m... như thường.


    Ronanldo, người bị bác Ngự và các con cháu nhảy qua mặt

    Thật mình có nằm mơ cũng điếu tưởng tượng được vì sao thầy mình "tài" như thế ?!.
    Làm sao thầy ta lại có thể nhảy cao hơn Ronaldo được các bạn nhỉ ?!
    ------------------------------------------


    Đọc bài báo nói về cụ Hà Trong Ngự và bài phân tích của các vị đại huynh trên kia em mới thấy cái xứ An Nam ta thiệt mắc cười. Qua phân tích, và quan sát hình ảnh em thấy rõ ràng bác Ngự nhà ta chân ngắn người lùn... vậy thì làm sao bác ấy có thể vượt qua cái hố cao như thế được nhể.


    Võ sư Hà Trọng Sơn, người luyện thành công bài quyền Hổ Ba chân

    Em lại được biết công phu nhảy qua hố không phải chỉ mỗi cụ Ngự nhảy được đâu. Cứ theo báo chí đưa tin thì hiện nay dòng họ Hà còn có hai người nữa cũng luyện thành công bài quyền Hổ Ba chưn ấy là Hà Trọng Khánh (em ruột của bác Ngự) và Hà Trọng Kha Vy (con trai của bác Ngự). Như vậy, dòng họ Hà tại Việt Nam ta hiện tại lại đẻ thêm hai kỳ nhân (kỳ nhân = dị nhân = lập dị, tức người kỳ quái) và cả hai người lập dị này đều có khả năng nhảy cao hơn cả Ronanldo.


    Và đây là thế hệ thứ 2 của dòng họ Hà, một dòng họ... nhảy cao nhất nước

    Xin có lời chúc mừng con cháu dòng họ Hà (dòng họ nhảy cao nhất nước), mừng bác trưỡng môn, mừng cho võ phái "Việt Nam Võ Ta - Tây Sơn Bình Định" (võ phái có nhiều người tài nhất ), và mừng cho cái nền võ học nước nhà, nước An Nam Mít. Hố hố...

    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  10. #10
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Tuyệt kỹ Quyền Ba chân hổ

    Những học trò của võ sư Hà Trọng Ngự kể chuyện, mỗi khi ông múa Quyền Ba chân hổ, trông võ sư chẳng khác gì chúa sơn lâm. "Thân pháp phải uyển chuyển để người thưởng lãm không nghĩ mình múa võ, mà đó là con hổ đang rình mồi, vồ mồi".

    Từ lâu trong giới võ lâm đất Sài thành râm ran nguồn tin, có một võ sư Bình Định là đệ tử ruột của "Hùm xám miền Trung" Hà Trọng Sơn, người nổi tiếng với chiến tích bất bại trong cuộc đời võ nghiệp, hiện đang giữ tuyệt kỷ "Quyền Ba chân hổ".


    Hà Trọng Ngự trong một đường côn

    Võ sư Hà Trọng Sơn với những tuyệt kỹ của bài quyền ấy mà bách chiến bách thắng, tên tuổi vang danh. Giới võ lâm đất Sài thành cũng đồn trong số hàng trăm môn sinh theo học, võ sư Hà Trọng Sơn chỉ truyền tuyệt kỹ cho một người nhưng người ấy là ai, ở đâu và hiện đang làm gì thì không ai được rõ.

    Lần theo nguồn tin mong manh ấy, nhờ duyên số sắp gửi mà tôi may mắn gặp được người đang giữ tuyệt kỹ Quyền Ba chân hổ. Ông là võ sư Hà Trọng Ngự.

    Cội nguồn từ tiều phu đả hổ

    Xuất thân trong một gia đình có truyền thống võ học và luyện võ từ năm 6 tuổi, sắp chạm ngưỡng lục tuần nhưng võ sư Hà Trọng Ngự rắn chắc, nhanh nhẹn như thanh niên.

    "Năm 1972, khi được 25 tuổi, tôi mở võ đường tại quê nhà (Bình Định), vừa dạy võ Tây Sơn vừa học thêm võ Bắc Phái Thiếu Lâm Tự. Tháng 6/1997, tôi vào TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), mở lớp dạy võ ở phường Tân Hiệp.Đến tháng 11/2007, tôi lập võ đường Hà Trọng Ngự tại chùa Đồng Hiệp (phường 8, quận Gò Vấp), huấn luyện võ cổ truyền và quyền anh".

    Nói về mình, võ sư Hà Trọng Ngự khiêm nhường với mấy lời vỏn vẹn ấy. Nhưng qua các học trò, đệ tử đang được ông truyền thụ các quyền thế xuất quỷ nhập thần, chúng tôi được biết vào ngày 5/2/2009, võ sư Hà Trọng Ngự được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu - ứng dụng võ thuật TP HCM. Ngày 9/9/2009, võ sư chính thức tiếp nhận chức Chưởng môn phái Việt Nam Võ Ta - Tây Sơn Bình Định.

    Kiệm lời khi nói về mình nhưng lúc trao đổi về tuyệt kỹ Quyền Ba chân hổ, võ sư Hà Trọng Ngự hăng say. Ông mở đầu câu chuyện võ hổ bằng bài thơ đúc kết những tinh túy của bài quyền: "Tả hữu, diện tiền bái tổ sư/ Chúa sơn lâm vung đôi hổ trảo/ Vờn bóng nguyệt, đảo sơn di hải/ Phá âm dương, xoay chuyển càn khôn/ Đảo sơn cước, tiền môn phá trận/ Chuyển bàn long, trá tẩu ẩn hình/ Vươn oai hổ ba chân đả diện/ Vuốt sơn lâm, tả hữu vờn mồi/ Tung thiết trảo đảo sơn tọa thạch/ Tấn song phi, trấn bộ lưỡng biên/ Vồ tam thế, hồi quy hạc tập/ Đảo lưỡng quyền lập bộ như tiền".

    Vừa đọc võ sư vừa biểu diễn từng đòn thế. Lúc này ông như hóa thân thành mãnh hổ lúc kiên nhẫn rình mồi, khi dũng mãnh quyết liệt tấn công mục tiêu với những thế đánh nhu cương biến hóa khôn lường, thân pháp nhẹ nhàng nhưng đầy uy dũng.

    Đọc dứt bài thơ, võ sư Hà Trọng Ngự thu quyền cho biết, bài Quyền Ba chân hổ được lưu truyền trong dân gian, qua nhiều đời người: "Khu vực núi Bà thuộc địa phận huyện Phù Cát gần 200 năm trước xuất hiện cọp ba chân khổng lồ vô cùng tinh ranh và hung dữ. Như con cọp ba móng từng xuất hiện ở Chiến khu Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) vào năm 1954, con cọp tinh ba chân chỉ thích ăn thịt người.Thú ẩm thực đáng sợ ấy của nó đã khiến nhiều tiều phu, thường dân ở khu vực núi Bà hoặc chết mất xác, hoặc được người làng tìm thấy với cơ thể bị cọp dữ xé gặm nham nhở".

    "Ngày nọ, lúc đang gánh củi về làng lúc trời xẩm tối, đột nhiên con cọp ba chân tinh quái nhào tới vồ người tiều phu vốn rất tinh thông võ nghệ. Phản xạ nhanh lẹ của con nhà võ đã giúp người tiều phu né đòn thành công. Xoay người quay gánh phang ngang vào ông ba mươi, người tiều phu nhanh như cắt rút cây đòn xóc được vót nhọn 2 đầu dùng để gánh củi, giao chiến với cọp dữ nhiều giờ liền. Ánh trăng mờ mờ ảo ảo đủ để tiền nhân đoán được các thế vồ, tát, chồm, phóng của ông ba mươi. Biết gặp phải thứ dữ, con cọp với tấm thân đầy thương tích lủi sâu vào rừng, để lại bãi chiến trường tan tành với người tiều phu toàn thân nhuốm đầy thương tích".

    Võ sư Hà Trọng Ngự cho biết, do chuyện xảy ra quá lâu nên không ai nhớ người tiều phu đả hổ ấy tên gì? Chỉ biết sau trận tử chiến ấy, con cọp tinh bặt tích và người tiều phu đã ghi chép lại những kinh nghiệm lúc cận chiến với mãnh hổ, những thế nó thủ thân, giương vuốt, phóng vồ… và từ đó khai sinh bài Quyền Ba chân hổ.

    Sau khi tập luyện thành thục, người tiều phu phổ biến, chỉ dạy bài quyền cho nhiều người trong vùng, trước luyện sức khỏe, sau bảo vệ mình và người thân một khi chẳng may rơi vào tình thế giao đấu với chúa sơn lâm và kẻ thù. Cứ thế bài quyền được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng dân cư núi Bà và võ sư Hà Trọng Sơn may mắn học được bài Quyền Ba chân hổ nhuốm màu ly kỳ ấy!

    Muốn hóa hổ phải khổ luyện

    Được lưu truyền trong dân gian và dùng để tự vệ chiến đấu chống thú dữ và giặc ngoại xâm, bài Quyền Ba chân hổ rất ít người biết tới, gần như bị thất truyền. Võ sư Hà Trọng Ngự tâm tình: "Một trong những nguyên nhân khiến bài quyền ít được phổ biến là do tính sát thương của nó. Một khi giao đấu mà sử dụng Quyền Ba chân hổ là tình thế chẳng đặng đừng bởi các thế đánh rất mạnh bạo sẽ khiến đối phương bị trọng thương". Do đó người tiếp thu bài quyền đòi hỏi phải có tư chất, đạo đức, và có cái tâm.

    Võ sư Hà Trọng Ngự nhớ lại: "Tôi được thầy truyền cho bài quyền vào năm 39 tuổi. Hôm đó thầy đến nhà riêng của tôi ở thành phố Qui Nhơn và bảo tôi tập luyện một vài động tác có trong bài quyền cho thuần thục. Khi ấy thầy bảo sao tôi làm vậy, hoàn toàn không biết đó là những chiêu thức chính của bài Quyền Ba chân hổ. Được một thời gian thì thầy nói rõ về tuyệt kỹ và tích cực chỉ dạy tôi tập luyện trong vòng một tháng. Bài quyền này có điểm đặc biệt là càng tập luyện càng thể hiện nét điêu luyện, nghĩa là càng giống hổ".

    Những học trò của võ sư Hà Trọng Ngự kể chuyện, mỗi khi ông múa Quyền Ba chân hổ, trông võ sư chẳng khác gì chúa sơn lâm. Võ sư Hà Trọng Khánh, em trai võ sư Hà Trọng Ngự, cho biết: "Với người có tư chất, có nền tảng võ thuật căn cơ phải mất vài năm tập luyện, tập luyện cật lực mới mong thể hiện được những nét tinh diệu của bài quyền. Nghĩa là khi tung chiêu toàn thân phải linh hoạt, dũng mãnh, dẻo dai, phải dồn hết tâm trí, nhãn pháp đi đôi với thân pháp".

    "Thân pháp phải uyển chuyển để người thưởng lãm không nghĩ mình múa võ, mà đó là con hổ đang rình mồi, vồ mồi. Lúc vờn mồi là nhu, lúc chụp mồi là cương phải dũng mãnh, quyết đoán, ra đòn dứt khoát. Lúc vờn nâng mồi tung lên rồi chụp xé phải thể hiện oai lực của hổ…".

    Để có được thân pháp như hổ ấy, sau khi được thầy truyền cho bài quyền, võ sư Hà Trọng Ngự phải khổ luyện nhiều năm ròng.

    Ông kể: "Ngày nào tôi cũng luyện Quyền Ba chân hổ. Càng tập luyện thì trí lực, thần lực càng mạnh khỏe, phấn chấn. Tôi thường nói với các học trò muốn học Quyền Ba chân hổ ngoài việc tu dưỡng tình chí còn phải luyện công phu và tấn pháp, bởi đấy là nền tảng để đi vào đỉnh cao của bài quyền. Luyện tấn pháp để có lực nhảy tới nhảy lui, khi búng cao lúc xuống thấp như hổ. Muốn luyện phải đào hố sâu 1m tập nhảy lên nhảy xuống, cứ thế nâng dần đến chiều cao ngang cổ. Để có thân pháp nhẹ nhàng, người luyện phải đeo hai cục chì ở hai bắp chân, mỗi chân hai ký (2kg), sau đó tùy theo sức tập tăng dần, đến khi mỗi chân mang 10 ký thì dừng lại".


    Với khuôn mặt điển trai, nước da trắng mịn, đôi bàn tay thon thả... Hà Trọng Kha Vy rứt khoát không thể là người từng thọc tay vào chảo sỏi, chảo đá răm...

    Tiếp đó phải luyện bộ tay phản xạ nhanh để đảo gạt, tránh né và bắt đòn của đối phương, đó gọi là luyện hổ trảo. Muốn luyện, nung nóng chảo sỏi rồi dùng hai tay xào, xốc lên xốc xuống đến khi tuôn máu, rách tay thì nhúng vào thuốc võ rồi lại xốc xào.

    "Mục đích để tay chai cứng, có sức mạnh bởi tay là vũ khí chiến đấu của hổ, khi chụp được đối phương thì sắt cứng như gọng kìm, bấu chặt đến tận xương tủy đối phương. Thế mới nói bài quyền có tính sát thương rất lớn".
    ...

    Còn nữa...
    --------------------------------------
    P/s: Đây là bài viết giới thiệu theo trang web Bạn liên lạc họ Hà Việt Nam (do tính chất đặc biệt mang yếu tố tâm linh nên những lời nói, bài văn đăng trong các diễn đàn của dòng tộc cũng mang những nét đặc trưng riêng biệt, không giống với loại văn ngôn, từ ngữ thường thấy ở chốn chợ búa... Do vậy, bài viết trên đây có thể được xem như bản báo cáo thành tích, bản tuyên danh những đứa con đã làm rạn dở sự nghiệp tổ tiên.

    Địa chỉ trang liên lạc họ Hà Việt Nam: http://hatoc.org/read.php?19

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •