Trang 2/3 ĐầuĐầu 123 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 23

Chủ đề: Võ và vẽ...

  1. #11
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Tuyệt kỹ Quyền Ba chân hổ

    Tiếp theo...

    Không lo thất truyền

    Quá trình luyện Quyền Ba chân hổ phải tuân theo qui ước "Song thủ ngũ hành vi căn bản/ Lưỡng túc bát quái vi căn". Nghĩa là: Tập tay phải lấy ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) là căn bản, còn tập tấn phải lấy thế bát quái làm đầu).

    Võ sư Ngự kể, song hành với việc luyện hổ trảo và tấn pháp, ông còn phải ngâm mình trong thuốc mã tiền cho gân cốt cứng cáp. Rồi ngày ngày phải tập chụp tay vào thân cây chuốt, sau đó là bao cát, lốp xe để bộ trảo duy dũng như bộ móng vuốt đích thực của hổ.

    Khi chúng tôi hỏi chuyện người kế thừa bài Quyền Ba chân hổ, võ sư Hà Trọng Ngự, rạng rỡ: "Một thời gian dài, tôi luôn canh cánh nỗi lo bài quyền bị thất truyền, bởi người học võ thì nhiều nhưng người hội đủ các điều kiện để tiếp nhận Quyền Ba chân hổ như nền tảng võ học, đạo đức và cái tâm với võ cổ truyền thì quá ít. Người có những điều kiện ấy thì lại choàng vai với gánh nặng áo cơm".

    "Những năm gần đây, ngoài việc truyền thụ Quyền Ba chân hổ cho em trai Hà Trọng Sơn và con trai là Hà Trọng Kha Vy, tôi đã tìm được người ngoại tộc để truyền dạy. Đó là võ sư Trương Thành Tâm, học trò của tôi vào năm 1973, sau mất liên lạc. Cách đây 3 tháng, từ Na Uy, Tâm tìm về võ đường và một lòng muốn phát triển võ cổ truyền Việt Nam ở nước bạn. Tôi trân trọng lý tưởng ấy và đang giúp môn sinh này luyện lại các kỹ năng cơ bản của võ cổ truyền, khi căn cơ rồi thì đến bài Quyền Ba chân hổ".

    Nói đến đây võ sư Hà Trọng Ngự cười mãn nguyện. Ông trải lòng: "Những ai có tư chất đạo đức, đam mê, tâm huyết, tôi luôn sẵn lòng đón nhận. Với bài Quyền Ba chân hổ, tôi không muốn giữ riêng cho mình, không muốn khoanh vùng trong cái gọi là gia tộc. Thật lòng, tôi mong đất nước mình sẽ có nhiều người luyện Quyền Ba chân hổ, để mỗi người Việt đều là mãnh hổ có sức khỏe, can trường, nhân ái, luôn ngập tràn tinh thần thượng võ"

    Bạch_hổ sưu tầm
    ---------------------------------------------

    Vài lời của bach_ho: Nói chung, học võ là tốt, là có lợi muôn phần đối với sức khỏe cho mỗi người và thậm chí là có lợi cho xã hội. Thanh niên lại càng phải nên biết võ và càng phải luyện võ, nói ích nước lợi nhà là vậy. Thế nhưng, cái gì nó cũng có hạn định của nó không phải cứ thích thì nổ, thích thì nói gì thì nói, chém gì thì chém là không được. Điều ấy không những không có lợi đối với chính bản thân mình mà còn bất lợi cho cả dòng tộc và các con cháu về sau.


    Giải thích như thế nào khi đôi bàn tay của một vị võ lâm cao thủ từng ngâm thuốc, tùng xục vào chảo sỏi...trông nõn nà như bàn tay của một con mắt đỏ chân dài ?!

    Người đời không ai ngu dốt cả, do vậy khi phát ngôn cần cẩn trọng đặc biệt là ở vào cái thời điểm công nghệ thông tin như hiện nay, không phải ai cũng ngu dốt không biết gì về KHKT như người hơ mông, hơ háng những năm 50 của thế kỷ 20. Hiện nay, tất cả mọi người đều căn cứ vào khoa học để lý giải các sự vật hiện tượng. Giải thích như thế nào khi đôi bàn tay của một vị võ lâm cao thủ từng ngâm thuốc, tùng xục vào chảo sỏi dứoi bếp lửa hồng v.v. ấy vậy lại không hề có tí chai sạn, trông nõn nà như bàn tay của một con mắt đỏ chân dài ?!


    Chớ nhe răng ra hù thiên hạ, chớ xúi trẻ ăn cứt gà...

    Đừng khoác lác mà bại hoại thanh danh của dòng họ ! Chớ huyênh hoang rồi làm ố tiếng của tổ tiên ! Thiên hạ nhân, thiên hạ tài... chẳng ai ngu dốt cả. Chớ nhe răng ra hù thiên hạ, chớ xúi trẻ ăn cứt gà... thầy Trọng Ngự nhé !

  2. #12
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Quote Nguyên văn bởi backieuphong Xem bài viết



    Võ sư Hà Trọng Sơn, người luyện thành công bài quyền Hổ Ba chân

    Em lại được biết công phu nhảy qua hố không phải chỉ mỗi cụ Ngự nhảy được đâu. Cứ theo báo chí đưa tin thì hiện nay dòng họ Hà còn có hai người nữa cũng luyện thành công bài quyền Hổ Ba chưn ấy là Hà Trọng Khánh (em ruột của bác Ngự) và Hà Trọng Kha Vy (con trai của bác Ngự). Như vậy, dòng họ Hà tại Việt Nam ta hiện tại lại đẻ thêm hai kỳ nhân (kỳ nhân = dị nhân = lập dị, tức người kỳ quái) và cả hai người lập dị này đều có khả năng nhảy cao hơn cả Ronanldo.


    Và đây là thế hệ thứ 2 của dòng họ Hà, một dòng họ... nhảy cao nhất nước

    Xin có lời chúc mừng con cháu dòng họ Hà (dòng họ nhảy cao nhất nước), mừng bác trưỡng môn, mừng cho võ phái "Việt Nam Võ Ta - Tây Sơn Bình Định" (võ phái có nhiều người tài nhất ), và mừng cho cái nền võ học nước nhà, nước An Nam Mít. Hố hố...



    Xin có lời chúc mừng con cháu dòng họ Hà (dòng họ nhảy cao nhất nước), mừng bác trưỡng môn, mừng cho võ phái "Việt Nam Võ Ta - Tây Sơn Bình Định" (võ phái có nhiều người tài nhất ), và mừng cho cái nền võ học nước nhà, nước An Nam Mít. Hố hố...



    Hố hố... em cũng xin phép gửi lời chúc mừng đến dòng họ nhà bác Hà Trọng Ngự, dòng họ Nhảy cao nhất nước.

  3. #13
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Quote Nguyên văn bởi backieuphong Xem bài viết



    Võ sư Hà Trọng Sơn, người luyện thành công bài quyền Hổ Ba chân

    Em lại được biết công phu nhảy qua hố không phải chỉ mỗi cụ Ngự nhảy được đâu. Cứ theo báo chí đưa tin thì hiện nay dòng họ Hà còn có hai người nữa cũng luyện thành công bài quyền Hổ Ba chưn ấy là Hà Trọng Khánh (em ruột của bác Ngự) và Hà Trọng Kha Vy (con trai của bác Ngự). Như vậy, dòng họ Hà tại Việt Nam ta hiện tại lại đẻ thêm hai kỳ nhân (kỳ nhân = dị nhân = lập dị, tức người kỳ quái) và cả hai người lập dị này đều có khả năng nhảy cao hơn cả Ronanldo.


    Và đây là thế hệ thứ 2 của dòng họ Hà, một dòng họ... nhảy cao nhất nước

    Xin có lời chúc mừng con cháu dòng họ Hà (dòng họ nhảy cao nhất nước), mừng bác trưỡng môn, mừng cho võ phái "Việt Nam Võ Ta - Tây Sơn Bình Định" (võ phái có nhiều người tài nhất ), và mừng cho cái nền võ học nước nhà, nước An Nam Mít. Hố hố...



    Xin có lời chúc mừng con cháu dòng họ Hà (dòng họ nhảy cao nhất nước), mừng bác trưỡng môn, mừng cho võ phái "Việt Nam Võ Ta - Tây Sơn Bình Định" (võ phái có nhiều người tài nhất ), và mừng cho cái nền võ học nước nhà, nước An Nam Mít. Hố hố...


    Hố hố... em cũng xin phép gửi lời chúc mừng đến dòng họ nhà bác Hà Trọng Ngự, dòng họ Nhảy cao nhất nước.

  4. #14
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Thật hư chẳng biết thế nào, nghi là bỏ bom quá

  5. #15
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Võ sư Hà Trọng Ngự tâm tình: "Một trong những nguyên nhân khiến bài quyền ít được phổ biến là do tính sát thương của nó. Một khi giao đấu mà sử dụng Quyền Ba chân hổ là tình thế chẳng đặng đừng bởi các thế đánh rất mạnh bạo sẽ khiến đối phương bị trọng thương". Do đó người tiếp thu bài quyền đòi hỏi phải có tư chất, đạo đức, và có cái tâm.

    Võ sư Hà Trọng Ngự nhớ lại: "Tôi được thầy truyền cho bài quyền vào năm 39 tuổi. Hôm đó thầy đến nhà riêng của tôi ở thành phố Qui Nhơn và bảo tôi tập luyện một vài động tác có trong bài quyền cho thuần thục. Khi ấy thầy bảo sao tôi làm vậy, hoàn toàn không biết đó là những chiêu thức chính của bài Quyền Ba chân hổ. Được một thời gian thì thầy nói rõ về tuyệt kỹ và tích cực chỉ dạy tôi tập luyện trong vòng một tháng. Bài quyền này có điểm đặc biệt là càng tập luyện càng thể hiện nét điêu luyện, nghĩa là càng giống hổ".

    Những học trò của võ sư Hà Trọng Ngự kể chuyện, mỗi khi ông múa Quyền Ba chân hổ, trông võ sư chẳng khác gì chúa sơn lâm. Võ sư Hà Trọng Khánh, em trai võ sư Hà Trọng Ngự, cho biết: "Với người có tư chất, có nền tảng võ thuật căn cơ phải mất vài năm tập luyện, tập luyện cật lực mới mong thể hiện được những nét tinh diệu của bài quyền. Nghĩa là khi tung chiêu toàn thân phải linh hoạt, dũng mãnh, dẻo dai, phải dồn hết tâm trí, nhãn pháp đi đôi với thân pháp".

    "Thân pháp phải uyển chuyển để người thưởng lãm không nghĩ mình múa võ, mà đó là con hổ đang rình mồi, vồ mồi. Lúc vờn mồi là nhu, lúc chụp mồi là cương phải dũng mãnh, quyết đoán, ra đòn dứt khoát. Lúc vờn nâng mồi tung lên rồi chụp xé phải thể hiện oai lực của hổ…".

    Để có được thân pháp như hổ ấy, sau khi được thầy truyền cho bài quyền, võ sư Hà Trọng Ngự phải khổ luyện nhiều năm ròng.

    Ông kể: "Ngày nào tôi cũng luyện Quyền Ba chân hổ. Càng tập luyện thì trí lực, thần lực càng mạnh khỏe, phấn chấn. Tôi thường nói với các học trò muốn học Quyền Ba chân hổ ngoài việc tu dưỡng tình chí còn phải luyện công phu và tấn pháp, bởi đấy là nền tảng để đi vào đỉnh cao của bài quyền. Luyện tấn pháp để có lực nhảy tới nhảy lui, khi búng cao lúc xuống thấp như hổ. Muốn luyện phải đào hố sâu 1m tập nhảy lên nhảy xuống, cứ thế nâng dần đến chiều cao ngang cổ. Để có thân pháp nhẹ nhàng, người luyện phải đeo hai cục chì ở hai bắp chân, mỗi chân hai ký (2kg), sau đó tùy theo sức tập tăng dần, đến khi mỗi chân mang 10 ký thì dừng lại".

    Với khuôn mặt điển trai, nước da trắng mịn, đôi bàn tay thon thả... Hà Trọng Kha Vy rứt khoát không thể là người từng thọc tay vào chảo sỏi, chảo đá răm...

    Tiếp đó phải luyện bộ tay phản xạ nhanh để đảo gạt, tránh né và bắt đòn của đối phương, đó gọi là luyện hổ trảo. Muốn luyện, nung nóng chảo sỏi rồi dùng hai tay xào, xốc lên xốc xuống đến khi tuôn máu, rách tay thì nhúng vào thuốc võ rồi lại xốc xào.

    "Mục đích để tay chai cứng, có sức mạnh bởi tay là vũ khí chiến đấu của hổ, khi chụp được đối phương thì sắt cứng như gọng kìm, bấu chặt đến tận xương tủy đối phương. Thế mới nói bài quyền có tính sát thương rất lớn".
    ...
    Nội dung bài viết trên kia (tức trên trang liên lạc dòng họ Hà) cũng chính là bài đăng trên báo Công an Nhân dân, nguồn tại đây: http://www.cand.com.vn/vi-VN/khcn/2007/9/126105.cand . Ở báo CAND và trong trang họ Hà thầy Ngự nói thầy nhảy khỏi cái hố cao đến ngang cổ (cái này là chính thầy Ngự nói) và tôi thấy thầy Hà Trọng Khánh, thầy Hà Trọng Kha Vy, và cả cái họ Hà nhà thầy Ngự nữa, không hề có ai đính chính. Điều đó có thể hiểu là các thầy này cũng đồng ý và cho rằng lời thầy Ngự nói ra là hoàn toàn chính xác...

    Tôi có vài cái ý rất muốn mọi người làm rõ:

    1. Qua quan sát hình ảnh, qua hình của thầy Hà Trọng Ngự tôi có thể đoán thầy cao không quá 1m65 và như vậy, nếu cái hố sâu đến cổ, tôi cứ trừ cho thầy từ cổ lên đến chóp đầu 40cm vậy có thể hình dung, thầy đeo 20kg chì nhảy ra khỏi cái hố sâu 1,2m.

    Mọi người thử nghĩ với 20kg chì đeo ở chân và để ra khỏi hố thì thầy nhảy hay leo ???.

    2. Trong bài viết ở báo Kienthuc.net.vn thì chu vi của cái hố là 1,2m, đây là đường link bài báo: http://kienthuc.net.vn/di-va-gap/vo-...phu-22389.html . Trong đó có nói rõ khi xưa phải dùng cát (bây giờ đeo chì), vậy cho tôi hỏi thầy đổ 20kg cát vào chỗ nào trong cái quần và dùng dây gì để thắt cho nó khỏi tuột quần hở chim khi nhảy ra khỏi hố. Hay thầy Hà... mặc váy và buộc hai bao cát (mỗi bao 10kg) vào hai cổ chân rồi thầy vận công "phi thân" ra khỏi hố.

    3. Ngày nay do văn minh và có điều kiện hơn xưa nên không phải đeo bao cát mà thay vào đó các võ sĩ sẽ đeo chì. Nói như vậy có nghĩa thầy Khánh và thầy Kha Vy đều luyện qua vậy xin các thầy cho biết đúc 20kg chì như thế nào ? Và bằng cách nào để ốp 20kg chì vào chân.


    Nôi công thâm hậu

    4. Và cuối cùng, sao không thấy thầy đăng mấy cái hình thầy Kha Vy hay thầy Khánh đang đeo chỉồi phi thân ra khỏi hố. Tôi nghĩ việc ghi hình bây giờ đơn giản, sao các thầy không ghi lại cho thiên hạ lé mắt chơi và khỏi đàm tiếu nhỉ, hay các thầy sợ lộ hết bí kiếp chăng ???

  6. #16
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Người luyện thành công chiêu 'nhất dương chỉ' ở Việt Nam


    XÃ HỘI 10:08 NGÀY 06/09/2012

    Chưởng môn Văn Thắng may mắn được thừa hưởng cả kho tàng bí kíp của môn phái Thăng Long Võ Đạo từ người cha của mình - võ sư Văn Nhân. Tiếp cận võ học từ lúc bé, cùng với sự khổ luyện trong nhiều năm, ông đạt đến gần nấc thang cao nhất của võ thuật. Đặc biệt trong những tuyệt kỹ mà ông luyện thành công, nhất dương chỉ là chiêu thức khó nhất. Cũng nhờ vào tuyệt kỹ này, tên tuổi của của ông được cả thế giới biết đến.


    Võ sư Văn Thắng vận công trước khi biểu diễn nhất dương chỉ

    Luyện thành công nhất dương chỉ

    Võ sư Nguyễn Văn Thắng có vóc người nhỏ bé, thư sinh. Chính vì thế, gặp ông ở ngoài đường không ai có thể tưởng tượng được đây chính là "Đông Nam Á đệ nhất nội công".

    Làng võ Việt Nam nhắc đến tên tuổi của võ sư Văn Thắng ngay từ lần ra mắt đầy ấn tượng của ông tại kỳ Đại hội võ thuật cổ truyền Toàn quốc năm 1989. Hồi đó, trước sự chứng kiến của nhiều người, chàng trai nhỏ bé thư sinh của môn phái Thăng Long Võ Đạo đã làm cho quần hùng "choáng" với màn biểu diễn Khẩu lợi công (dùng miệng cắn chặt vào một đầu bàn nhấc bổng lên. Trên bàn đặt một ly hương, ảnh Đạt ma sư tổ, một lá cờ hội. Tổng trọng lượng lên đến 85 kg).

    Nhiều cao thủ chứng kiến hôm đó tỏ ra không tin. Bởi theo họ, xét tỉ lệ trọng lượng cơ thể của võ sư Văn Thắng với trọng lượng của chiếc bàn này quá chênh lệch. Tuy nhiên, ông đã làm được cái kỳ tích đó. Từ lúc ấy, tên tuổi của võ sư Văn Thắng được cả làng võ Việt biết đến. Nhưng chừng đó là chưa đủ để nói về tài năng võ thuật hơn người của vị chưởng môn này.

    Danh xưng "Đông Nam Á đệ nhất nội công" mà giới võ thuật thế giới truyền tụng bắt nguồn từ nhiều biểu diễn kungfu của ông trước hàng trăm người. Như việc ông dùng năm mũi giáo đặt năm vị trí khác nhau trên cơ thể rồi dùng nội công uốn cong chúng. Hay nằm trên bàn đinh, để cả tạ đá trên người, dùng búa đập nát đá nhưng người vẫn bình thường. Đặc biệt nhất là những lần ông biểu diễn chiêu thức "nhất dương chỉ".

    Nói về chiêu thức này, võ sư Văn Thắng cho biết, ông để ngón tay trên một tảng đá, sau đó đặt một tảng đá cứng như thép lên phía trên. Lấy búa đập nát tảng đá phía trên nhưng ngón tay của ông vẫn lành lặn. Những lần biểu diễn như vậy đều khiến cho nhiều người chứng kiến hết sức kinh ngạc. Theo chúng tôi được biết, trước đây ở Trung Quốc chỉ có ba người làm được điều này. Hiện tại, cả ba võ sư đó đã mất.

    Được biết, trong suốt chiều dài lịch sử nền võ học Việt Nam, Nguyễn Lữ là người duy nhất được truyền tụng có thể sử dụng thành thạo tuyệt kỹ nhất dương chỉ. Trong nhiều giai thoại về người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, người ta ví ông có thể dùng ngón tay điểm vào huyệt đạo khiến đối phương bất động. Đề cập tới giai thoại nói về người anh hùng này để thấy, việc luyện được chiêu thức nhất dương chỉ dù ở trình độ nào cũng là việc rất khó khăn.

    Dùng nội công trị bệnh

    Điều bất ngờ đầu tiên khi chúng tôi biết được vị võ sư này là một bác sĩ nổi tiếng về giải phẫu học của bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội. Hiện tại, ông đang là tiến sĩ y khoa. Thời gian trong ngày, võ sư Văn Thắng dành ra để đến bệnh viện chữa bệnh. Do đó, để luyện võ, vị chưởng môn này thường phải dậy từ rất sớm. Ông tâm sự: "Một ngày chỉ dành ba tiếng đồng hồ để ngủ". Thời gian ông luyện công từ 3h - 5h sáng. Từ 5h30 - 7h30 ông dạy khí công tại câu lạc bộ khí công của Bệnh viện Thanh Nhàn. Buổi chiều, ông dạy võ tại võ đường đến nửa đêm mới nghỉ. Nghe ông tâm sự về lịch làm việc, chúng tôi cảm thấy rất kinh ngạc…

    Tuy là một tiến sỹ y học hiện đại nhưng võ sư Văn Thắng còn được nhiều người biết đến về sự am tường về Đông y. Chưởng môn Thăng Long Võ Đạo tự hào chia sẻ, ông am hiểu y thuật phương Đông còn sâu sắc hơn Tây y nhiều. Theo ông, Tây y chỉ cứu được người chứ không chữa lành được bệnh. Để chứng minh điều này, ông kể những câu chuyện chính tay mình đã chữa trị cho nhiều bệnh nhân. Trong đó, chúng tôi ấn tượng nhất với câu chuyện Chưởng môn Thăng Long Võ Đạo đã dùng nội công để cứu sống đệ tử của mình.

    Theo lời của võ sư Văn Thắng, cách đây gần một tháng, đệ tử của ông là Chử Văn Sơn - một võ sư được ví là "người thép" bị tai nạn giao thông. Tai nạn đó khiến "người thép" hôn mê bất tỉnh nhiều ngày. Kiểm tra tại bệnh viên được biết võ sư Chử Văn Sơn bị tụ máu ở não. Lúc này, Tây y đã bó tay. "Người thép" Chử Văn Sơn đứng trước ngưỡng cửa của "tử thần". Biết tin môn đệ bị tai nạn nghiêm trọng, võ sư Văn Thắng am tường về Tây y hiểu được, không thể chữa "người thép" bằng y học hiện đại.

    Thương đệ tử, ông đã tự tay mình mang "người thép" về nhà để chữa trị. Trong bảy ngày liên tục, ông đã vận khí, truyền nhân điện. Sau đó, "người thép" dần dần hồi tỉnh và đi lại được. Ông cứu sống Chử Văn Sơn khiến những đệ tử và người nhà của "người thép" vô cùng ngỡ ngàng. Chưởng môn Văn Thắng tự hào nói: "Tôi không cần đến bất cứ một thang thuốc nào cho đệ tử. Đơn giản tôi chỉ vận nội công, thông các huyệt đạo. Truyền nhân điện đánh tan những điểm tụ máu nên môn đệ đã khỏe trở lại". Chính nhờ nội công uyên thâm "Đệ nhất nội công Đông Nam Á" đã cứu được "người thép" trở về từ cõi chết.

    Chúng tôi càng thán phục hơn khi được biết, ngoài nội công kungfu, võ sư Văn Thắng còn rất am hiểu về khí công chữa bệnh, phong thủy dự báo, thiền học và Phật học. Võ sư Thắng được nhiều tạp chí về sức khỏe đặt bài viết cho những chuyên trang về khí công dưỡng sinh. Trong phòng truyền thống của môn phái còn lưu giữ rất cẩn thận những bài viết và nhiều tư liệu của ông trên lĩnh vực này.

    Theo võ sư Văn Thắng, khí công là cách để con người thức tỉnh được tiềm năng của chính con người. Nó giúp con người sống vui vẻ, hòa mình vào thiên nhiên. Khi con người biết tôn trọng tự nhiên thì mọi bệnh tật sẽ tự mất đi.

    Ông minh chứng quan điểm của mình với chúng tôi khi ông kể những câu chuyện liên quan đến nhiều bệnh nhân nan y được trực tiếp ông hướng dẫn luyện tập và lành bệnh. Nhiều bệnh nhân đến với võ sư Văn Thắng trong tình trạng mất niềm tin vào cuộc sống. Tuy nhiên, khi được ông động viên và hướng dẫn luyện tập nên đã lành bệnh. Theo võ sư Thắng, đó là phương pháp người bệnh tự chữa lành bệnh cho chính bản thân mình.

    Được gặp gỡ, được trò chuyện, được nghe ông kể về lịch sử của môn phái, cuộc đời của những huyền thoại võ lâm thuộc môn phái Thăng Long Võ Đạo khiến cho chúng tôi vô cùng thán phục. Tạm biệt ông để ra về khi trời đã về chiều nhưng trong lòng chúng tôi còn nặng trĩu. Chúng tôi muốn được nghe ông kể nhiều hơn nữa về cuộc đời của những huyền thoại võ lâm thuộc môn phái Thăng Long Võ Đạo.

    Thầy "phù thủy" chuyên chữa tâm bệnh

    Vị chưởng môn này tâm sự, có hai người hàng xóm của ông bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Họ đã nghĩ chỉ nằm ở nhà chờ "thần chết" đến đón. Tuy nhiên, một ngày, họ đưa người bệnh đến nhà võ sư Thắng nhờ chữa. "Tôi đã hướng dẫn họ luyện khí công dưỡng bệnh. Khi họ đến với tôi, tâm thế của họ hoảng loạn, mất hết niềm tin vào bản thân. Nhưng chỉ vài ngày được hướng dẫn họ đã vui vẻ trở lại. Sau liệu pháp tâm lý, tôi đã dạy họ cách luyện khí công dưỡng sinh. Một thời gian, họ đã quên đi hết mọi ưu phiền, lo lắng trong người. Kết quả một thời gian đi khám không còn phát hiện ra bệnh nữa" - võ sư Văn Thắng chia sẻ. Những câu chuyện mà ông trao đổi với chúng tôi được chứng minh bằng những tư liệu đăng tải trên nhiều tạp chí về y học đăng tải.

    Theo Người Đưa Tin
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  7. #17
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2012
    Bài gửi
    200
    Thanks
    91
    Thanked 23 Times in 19 Posts
    Có thật là công phu Nhất Chỉ Thiền này còn tồn tại không ta. Nhìn cụ này có lẽ đâm lủng cái sân gạch mất thôi. Sợ vãi chưởng lun.

  8. #18
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Võ sư Karatedo bị bắt vì tội "Tổ chức luyện NGỌC NỮ TÂM KINH - 玉女心经 trái phép"


    Vài lời về Ngọc Nữ Tâm Kinh

    Ngọc Nữ Tâm Kinh là môn võ công lợi hại nhất của phái Cổ Mộ, do tổ sư bà bà "Lâm Triều Anh" sáng tạo ra. Nguyên trước kia, Lâm Triều Anh từng có một mối lương duyên với tổ sư của phái toàn chân là Vương Trùng Dương, hai người này tuy yêu nhau nhưng không đến được với nhau vì có quá nhiều mâu thuẫn, xung khắc với nhay, hai người cứ như nước với lửa.

    Lâm Triều Anh vừa yêu vừa hận nên đã sáng tác ra Ngọc Nữ Tâm Kinh dựa trên võ công của Toàn Chân Giáo nhưng lại khắc chế hoàn toàn võ công của Toàn Chân Giáo. Tương truyền, muốn luyện thành công Ngọc Nữ Tâm Kinh thì người luyện phải trải qua 3 giai đoạn:

    - Thứ nhất phải luyện hết võ công của Toàn Chân Giáo (Toàn Chân Kiếm Pháp)

    - Thứ hai phải luyện hết võ công của phái Cổ Mộ

    - Thứ ba mới luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh (khi luyện tập phải có người cùng luyện và phải cởi bỏ quần áo trong lúc luyện công do lúc luyện tập khí nóng trong cơ thể phát ra nếu có quần áo khí nóng chạy ngược vào thể nội nhẹ thì tẩu hoả nhâp ma, nặng thì chết ngay tức khắc). Lúc luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh chia ra Âm Tiến và Dương Thoái, luyện Dương Thoái thì có thể ngừng lại nghỉ nhưng Âm Tiến thì phải liên tục không được đức quãng nếu không tẩu hoả nhập ma chân khí chạy ngược vào lục phủ ngũ tạng.

    Khi luyện thành sẽ có một nội lực thâm hậu, Ngọc Nữ Tâm Kinh đa phần là kiếm pháp, mặc dù nó khắc chế võ công của Toàn Chân Giáo, nhưng lại vừa có thể phối hợp với võ công của Toàn Chân Giáo. Nguyên do là Lâm Triều Anh mặc dù oán hận Vương Trùng Dương nhưng vẫn không quên tình xưa nên đã sáng tạo ra môn võ công dành cho đôi tình lữ. Người nam dùng Toàn Chân Kiếm Pháp phối hợp với Nữ sử dụng Ngọc Nữ Kiếm Pháp trở thành Ngọc Nữ Tố Tâm Kiếm Pháp, hai người kề vai sát chiến, bảo vệ lẫn nhau, vô cùng lợi hại.

    Ngọc Nữ tâm kinh nguyên có nguồn gốc lợi hại như thế nhưng tiếc rằng, nó đã bị tuyệt tích từ lâu lắm rồi, trên giang hồ hàng mấy trăm năm nay chưa một ai trong giới võ lâm thấy nó xuất hiện...

    <><><><>

    Đoàn Đình lân nguyên là HLV của võ phái Karatedo, vận động viên của đội tuyển quốc gia Karatedo VN. Lân vốn là người đam mê võ thuật, ngay từ hồi còn nhỏ Lân vẫn thường nghe các bậc sư huynh lạm bàn về tuyệt kỹ Ngọc Nữ Tâm Kinh. Mỗi lần nghe đến là trong người Lân lại dạo dực, trào dâng một niềm khoái cảm khó tả. Lân mong có một lần cùng ai đó luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh.


    Võ sư Đioàn Đình Lân bị bắt vì can tội "Tổ chức luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh trái phép"

    Thế nhưng, do kinh tế suy thoái, đời sống khó khăn nên nhiều người dẫu có muốn cũng không có điều kiện luyện "ngọc nữ tâm kinh" Mãi đến hôm 20/11(đúng ngày Nhà giáo Việt nam), có nữ sinh quê Sơn La tên Triệu Tử Hà vì mến mộ tuyệt chiêu của tiền nhân phái Cổ Mộ nên đã lên mạng liên thủ với võ sư Đoàn Đình Lân hẹn ước cùng nhau luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh.

    Do khát khao được luyện, nên khi vừa nhìn thấy Triệu Tử Hà, Đoàn Đình Lân đã lao vào đè Hà xuống nệm Kim Đan rồi ngấu nghiến luyện Ngọc nữ Tâm Kinh.

    Về phía Hà, theo cơ quan điều tra: Hà cho biết lúc đầu cứ tưởng luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh thì phải nhẹ nhàng, êm ái, lãng mạn, thăng hoa... chứ không ngờ nó lại giống như kẻ cuồng dâm đến thế. Hà thất vọng, khi thấy Đoàn Đình Lân trong lúc luyện tập không những thô thiển, vũ phu mà còn liên tục chửi mắng, dọa nạt Hà. Cuối cùng, do chịu hết nổi với kiểu luyện "bạo hành" của Đoàn Đình Lân, Hà đã nhờ cơ quan công quyền can thiệp.


    Theo Công an quận Cầu Giấy Hà Nội: Võ sư Đoàn Đình Lân bị bắt vì can tội "Tổ chức luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh trái phép" . Vậy có thơ:


    Tưởng đâu tuyệt tích mịa nó rồi
    Vậy mà xuất hiện vửa đây thôi
    Giang hồ đồn đại đâu ngoa ngoắt
    "Ngọc nữ" tâm kinh xuất hiện rồi.


    Ngọc nữ tâm kinh

    Thời nào cũng vậy thế cả thôi
    Nói mãi không nghe hận một đời
    Sơn La "Ngọc Nữ" tâm kinh hãi
    Nhắc đến lão sư vãi mịa đời./.


    Tp.HCM, ngày 27.11.2015
    Bach_djen

  9. #19
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Há há... đọc thấy cười mún rách cmn mồm

  10. The Following User Says Thank You to bach_djen For This Useful Post:

    doancongtu (26-05-2016)

  11. #20
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts


    Ngụy Lôi & Thế Cào Cào "Chọc" Cứt

    Đúng ngay bữa mùng hai tháng bốn
    Đinh Dậu(1) năm ở chốn Thành Đô(2)
    Trung hoa võ thuật cao đồ
    Hẹn nhau tỉ võ... "giang hồ" thất kinh.

    Ngụy Lôi (魏雷) vốn xuất sinh Thái Cực
    Chưởng môn nhân nhất mực... cao tông (3)
    Họ Từ tên gọi Hiểu Đông (徐曉冬)
    Xuất thân võ thuật thuộc dòng... Tự do (MMA).

    Hai hiệp khách "hẹn hò" nhau trước
    Mãi hôm nay mới được xuất chiêu
    Ngụy - Từ võ nghệ cao siêu
    Danh vang tứ hải... chả điêu tí nào.


    Ngụy Lôi & Thế Cào Cào "Chọc" Cứt

    Ngụy ra thế "cào cào chọc cứt"
    Từ Hiểu Đông, giậm giựt chân tay
    Nghĩ thầm sao thủ thế này ?
    Thôi thì nhá phát xem xuay như nào ?

    Ngụy Lôi miệng: Vào ! Vào... đi chứ !
    Làm đếch gì nhứ... nhứ... thế Đông ?
    Vào đi cho biết... Lôi Công
    Kungfu thái cực của ông như nào !

    Ông thủ thế "cào cào" vậy á !
    Khinh thường vào ông vả chết ngay
    "Thập tam thế" (十三势) chính là đây
    Vô ông "thôi"(推) phát có bay... lên dzời.

    Bằng Tê Loát một thời lừng lẫy
    "Liễm đồn" vô ông đẩy lăn quay
    "Tung yêu", Kháo, Liệt... nữa này
    "Tương liên bất đoạn"(4) chuyển xuay khôn cùng...

    Nhìn họ Ngụy tựu chung... nguy hiểm (?!)
    "Thủ" lộ thân chả giếm giấu chi
    Họ Từ cho Ngụy... khinh khi
    Nhất thời đại nộ chả gì nể nang.

    Ngụy Lôi tưởng nhẹ nhàng "miêu bộ"
    Từ Hiểu Đông sừng sộ tấn công
    Thế như thác đổ về sông
    Nhất quyền đả toác "Lôi Công"... mặt tiền.


    Giang hồ khách được phen chứng kiến
    Ngụy chưởng môn nhất diện... máu loang
    Võ lâm tất thảy bàng hoàng
    Trách Từ sao chả nể nang... chi hè !?.

    Tp.HCM, ngày 04.5.2017
    Nhan Voky
    _____________________
    (1) Tức ngày 2/4 năm Đinh Dậu (27/4/2017), tại Tp. Thành Đô (Tứ Xuyên, TQ) xảy ra một trận tỉ thí võ thuật giữa 2 cao đồ thuộc võ lâm TQ là Ngụy Lôi (Chưởng môn Lôi công Thái cực quyền) và Từ Hiểu Đông (môn MMA). Trận tỉ võ chỉ kéo dài đúng 10 giây với khuôn mặt đẫm máu của Ngụy chưởng môn. Dưới đây là phần tường thuật bằng thơ về trận tỉ thí. Bài thơ được viết dựa vào cảm hứng khi xem Clip và người viết cũng là môn đồ của môn phái taiji nhưng do bất bình về cái thói ngạo mạn, "chủ quan khinh địch" của Vs Ngụy Lôi dẫn đến việc thua đậm, thua ê chề khiến cho giới taiji và võ thuật cổ truyền Trung Quốc vô cùng thất vọng. Bài viết mang quan điểm cá nhân, không chịu trách nhiệm về hậu quả.
    (2) Thành Đô là thành phố thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
    (3) Võ sư Ngụy Lôi, người sáng lập môn phái Lôi Công thái cực.
    (4) Bằng, lý, tê, án, tung yêu, liễm đồn... là những từ dùng để chỉ các kỹ thuật chuyên sâu mang tính công thủ của bộ môn TCQ.
    Lần sửa cuối bởi nhan_voky; 20-08-2017 lúc 07:20 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •