Tuyệt kỹ Quyền Ba chân hổ

Tiếp theo...

Không lo thất truyền

Quá trình luyện Quyền Ba chân hổ phải tuân theo qui ước "Song thủ ngũ hành vi căn bản/ Lưỡng túc bát quái vi căn". Nghĩa là: Tập tay phải lấy ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) là căn bản, còn tập tấn phải lấy thế bát quái làm đầu).

Võ sư Ngự kể, song hành với việc luyện hổ trảo và tấn pháp, ông còn phải ngâm mình trong thuốc mã tiền cho gân cốt cứng cáp. Rồi ngày ngày phải tập chụp tay vào thân cây chuốt, sau đó là bao cát, lốp xe để bộ trảo duy dũng như bộ móng vuốt đích thực của hổ.

Khi chúng tôi hỏi chuyện người kế thừa bài Quyền Ba chân hổ, võ sư Hà Trọng Ngự, rạng rỡ: "Một thời gian dài, tôi luôn canh cánh nỗi lo bài quyền bị thất truyền, bởi người học võ thì nhiều nhưng người hội đủ các điều kiện để tiếp nhận Quyền Ba chân hổ như nền tảng võ học, đạo đức và cái tâm với võ cổ truyền thì quá ít. Người có những điều kiện ấy thì lại choàng vai với gánh nặng áo cơm".

"Những năm gần đây, ngoài việc truyền thụ Quyền Ba chân hổ cho em trai Hà Trọng Sơn và con trai là Hà Trọng Kha Vy, tôi đã tìm được người ngoại tộc để truyền dạy. Đó là võ sư Trương Thành Tâm, học trò của tôi vào năm 1973, sau mất liên lạc. Cách đây 3 tháng, từ Na Uy, Tâm tìm về võ đường và một lòng muốn phát triển võ cổ truyền Việt Nam ở nước bạn. Tôi trân trọng lý tưởng ấy và đang giúp môn sinh này luyện lại các kỹ năng cơ bản của võ cổ truyền, khi căn cơ rồi thì đến bài Quyền Ba chân hổ".

Nói đến đây võ sư Hà Trọng Ngự cười mãn nguyện. Ông trải lòng: "Những ai có tư chất đạo đức, đam mê, tâm huyết, tôi luôn sẵn lòng đón nhận. Với bài Quyền Ba chân hổ, tôi không muốn giữ riêng cho mình, không muốn khoanh vùng trong cái gọi là gia tộc. Thật lòng, tôi mong đất nước mình sẽ có nhiều người luyện Quyền Ba chân hổ, để mỗi người Việt đều là mãnh hổ có sức khỏe, can trường, nhân ái, luôn ngập tràn tinh thần thượng võ"

Bạch_hổ sưu tầm
---------------------------------------------

Vài lời của bach_ho: Nói chung, học võ là tốt, là có lợi muôn phần đối với sức khỏe cho mỗi người và thậm chí là có lợi cho xã hội. Thanh niên lại càng phải nên biết võ và càng phải luyện võ, nói ích nước lợi nhà là vậy. Thế nhưng, cái gì nó cũng có hạn định của nó không phải cứ thích thì nổ, thích thì nói gì thì nói, chém gì thì chém là không được. Điều ấy không những không có lợi đối với chính bản thân mình mà còn bất lợi cho cả dòng tộc và các con cháu về sau.


Giải thích như thế nào khi đôi bàn tay của một vị võ lâm cao thủ từng ngâm thuốc, tùng xục vào chảo sỏi...trông nõn nà như bàn tay của một con mắt đỏ chân dài ?!

Người đời không ai ngu dốt cả, do vậy khi phát ngôn cần cẩn trọng đặc biệt là ở vào cái thời điểm công nghệ thông tin như hiện nay, không phải ai cũng ngu dốt không biết gì về KHKT như người hơ mông, hơ háng những năm 50 của thế kỷ 20. Hiện nay, tất cả mọi người đều căn cứ vào khoa học để lý giải các sự vật hiện tượng. Giải thích như thế nào khi đôi bàn tay của một vị võ lâm cao thủ từng ngâm thuốc, tùng xục vào chảo sỏi dứoi bếp lửa hồng v.v. ấy vậy lại không hề có tí chai sạn, trông nõn nà như bàn tay của một con mắt đỏ chân dài ?!


Chớ nhe răng ra hù thiên hạ, chớ xúi trẻ ăn cứt gà...

Đừng khoác lác mà bại hoại thanh danh của dòng họ ! Chớ huyênh hoang rồi làm ố tiếng của tổ tiên ! Thiên hạ nhân, thiên hạ tài... chẳng ai ngu dốt cả. Chớ nhe răng ra hù thiên hạ, chớ xúi trẻ ăn cứt gà... thầy Trọng Ngự nhé !