Trang 4/4 ĐầuĐầu ... 234
Hiện kết quả từ 31 tới 34 của 34

Chủ đề: Dân đen vãi hồn khi nghe tin...

  1. #31
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Mar 2014
    Bài gửi
    150
    Thanks
    24
    Thanked 18 Times in 16 Posts
    Vãi l*ồn Khi nghe tin:

    Chê ông Chủ tịch tỉnh một câu - 16 cơ quan cùng vào cuộc


    Ngày 23/11/2015

    LĐO_Chỉ vì câu bình luận “Ông chủ tịch này kênh kiệu, xa dân nhất trong các đời chủ tịch tỉnh An Giang”, có đến 16 cơ quan ở An Giang cùng vào cuộc để xử lý. Kết quả là, dư luận sôi sục với cách giải quyết toàn “sạn” này của các cơ quan.

    Ông Trần Quốc Tuấn - Phó chủ tịch UBND TP.Châu Đốc (tỉnh An Giang) cho biết, đã chỉ đạo Phòng GDĐT thành phố Châu Đốc vào ngày làm việc 23.11 phải thu hồi công văn mà cơ quan này ban hành, cấm giáo viên, học sinh bình luận, thích, chia sẻ…trên facebook gây tranh cãi trong những ngày qua. Công văn này được Trưởng phòng GDĐT thị xã Châu Đốc - Nguyễn Thị Hồng Loan, ký từ ngày 2.11.2015. Như vậy, công văn này chỉ “hưởng dương” 21 ngày tuổi và bị thu hồi vì trái quy định của pháp luật.

    Từ câu bình luận “Ông chủ tịch này kênh kiệu, xa dân nhất trong các đời chủ tịch tỉnh An Giang”, có 3 cán bộ bị xử phạt nặng nề, làm dư luận dậy sóng. Và, cũng chỉ từ câu nhận xét vô thưởng vô phạt này, có 16 cơ quan, tổ chức từ đảng đến chính quyền ở An Giang cùng vào cuộc xử lý.

    Đầu tiên, phải kể đến Phòng Tham mưu Công an tỉnh An Giang (PV11). Chúng tôi chưa xác định được cơ quan này có được nguồn tin từ đâu, nhưng đã vào cuộc làm rõ. Đến ngày 20.7, PV11 ra báo cáo số 608/CAT-PV11 xác định nickname Kim Nga Phan là của bà Phan Thị Kim Nga - Phó Chánh Văn phòng Sở Công thương.

    Cơ quan thứ 2 vào cuộc là Đảng ủy khối Dân chính đảng. Ngày 15.9, cơ quan này ban hành hẳn Công văn 25-CV/ĐUK về việc xử lý, chấn chỉnh cán bộ, đảng viên lợi dụng việc sử dụng facebook. Cơ quan này còn có những văn bản khác, liên quan đến việc chỉ đạo xử lý 3 cán bộ.

    Cơ quan thứ 3 là Phòng An ninh Chính trị nội bộ (PA83) Công an tỉnh An Giang. Để phối hợp xử lý, PA83 đã cử sĩ một quan cấp tá, chức danh đội trưởng cùng tham gia đoàn thanh tra.


    Cơ quan thứ 4 - cơ quan chủ lực xử lý vấn đề là Sở Thông tin truyền thông tỉnh An Giang. Dưới sở này là Thanh tra Sở TTTT.

    Thứ năm là Trường THPT Long Xuyên. Theo chỉ đạo của cấp trên, trường đã thành lập hội đồng kỷ luật, sau đó tiến hành họp hội đồng kỷ luật vào ngày 25.9 để xử lý cô giáo Lê Thị Thùy Trang. “Lỗi” của cô Trang là dẫn lại một bài báo chính thống kèm câu “Hồi nào vậy tèn. Mà vậy đi cho đẹp lòng dân”. Những ai đọc và hiểu tiếng Việt một cách cơ bản cũng đều cho rằng, câu này không có gì là xúc phạm. Hiểu theo nghĩa tích cực, câu này có ý động viên. Là câu “khen” chứ không phải “chê”. Trước khi bị họp hội đồng kỷ luật, ngày 22.9, cô Trang phải ngồi viết tự kiểm. Đến ngày 26.9, Hiệu trường Trường THPT Long Xuyên phải làm báo cáo 124/BC/THPTLX về việc xử lý kỷ luật cô Trang”.

    Cơ quan thứ sáu là UBND thành phố Châu Đốc - ra Công văn 3018/UBND-VX ngày 30.10 về việc sử dụng mạng xã hội.
    Cơ quan thứ bảy là Phòng GDĐT thành phố Châu Đốc - Công văn 122/PGDĐT ngày 2.11 về việc nghiêm cấm “like”, “share” trên facebook. Công văn này đến tất cả các trường học trực thuộc phòng để thực hiện.

    Cơ quan thứ tám là Ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối, làm việc với ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc và có biên bản ngày 11.9 “ông Phúc thừa nhận sai phạm”. Các cơ quan nhận được văn bản báo cáo việc xử phạt 3 cán bộ là Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Công an tỉnh.

    Cơ quan thứ chín là Sở GDĐT. Đối với cơ quan này, Thường trực Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo Đảng ủy Sở GDĐT phối hợp cùng Ban Giám đốc Sở GDĐT cùng xử lý cô Lê Thị Thùy Trang.


    Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang: Thông báo kết quả xử lý cán bộ trên phương tiện thông tin đại chúng.

    Cơ quan thứ mười là Sở Công thương, Thường trực Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo Đảng ủy Sở Công thương phối hợp cùng Ban Giám đốc Sở Công thương cùng bà Phan Thị Kim Nga.

    Cơ quan thứ 11 là Đảng ủy khối doanh nghiệp, cơ quan thứ 12 là Công ty Điện lực An Giang. Theo đó, Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo 2 đơn vị này cùng phối hợp xử lý ông Phúc.

    Cơ quan thứ 13 là Văn phòng UBND tỉnh. Chánh Văn phòng UBND tỉnh đã ra công văn giao Cổng thông tin điện tử tỉnh (cơ quan thứ 14) và Báo An Giang (cơ quan thứ 15) phải nhanh chóng đăng tải kết quả xử lý 3 cán bộ lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian sớm nhất.

    Cơ quan thứ 16, là kho bạc. Hiện ông Phúc đã nộp phạt tại kho bạc. Còn cô giáo Lê Thị Thùy Trang do hoàn cảnh khó khăn nên chưa có tiền nộp.

    Trên đây là con số thống kê “sơ sơ” của chúng tôi, qua những văn bản đang cầm trong tay. Thực tế thì, từ sự kiện xử phạt 3 cán bộ dám nhận xét chủ tịch tỉnh, Sở TTTT đã gửi công văn đi nhiều nơi. Ngoài thành phố Châu Đốc “triển khai” (và sẽ thu hồi vào ngày mai 23.11), nhiều địa phương khác có tham gia hay không, chúng tôi chưa kiểm chứng được.

    Theo báo Lao Động

  2. #32
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Mar 2014
    Bài gửi
    150
    Thanks
    24
    Thanked 18 Times in 16 Posts
    Rút quyết định xử phạt cán bộ 'nói xấu' Chủ tịch tỉnh


    Ngày 25.11.2015

    TPO - Thường vụ Tỉnh ủy An Giang yêu cầu rút các quyết định xử lý phạt hành chính và chính quyền, kỷ luật Đảng đối với các cán bộ bị cho là "nói xấu" Chủ tịch tỉnh này trên facebook.

    Nguồn tin từ văn phòng Tỉnh ủy An Giang cho biết, chiều 24/11, Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh này đã tổ chức cuộc họp để xử lý dứt điểm vụ “3 cán bộ bị xử phạt, kỷ luật khi chê chủ tịch tỉnh trên facebook”. Ngoài 15 cán bộ trong ban thường vụ, cuộc họp còn có lãnh đạo các cơ quan có liên quan xử lí vụ việc.

    Cuộc họp thống nhất yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông, Đảng ủy khối dân chính Đảng tỉnh An Giang, Sở Công thương An Giang rút toàn bộ các quyết định xử lý phạt hành chính và chính quyền, kỷ luật Đảng đối với 3 cán bộ mà các cơ quan này đã ra quyết định xử lý trước đó (không phải là miễn phạt nếu các đương sự làm đơn).

    Cụ thể, Sở Thông tin Truyền thông phải rút 2 quyết định xử phạt hành chính mức 5 triệu đồng đối với bà Lê Thị Thùy Trang - giáo viên Trường THPT Long Xuyên và ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc - nhân viên Điện lực An Giang. Các hình thức kỷ luật về mặt Đảng, chính quyền đối với những cán bộ “nói xấu” lãnh đạo tỉnh trên facebook, cũng bị rút lại.

    Theo tinh thần cuộc họp, Thường vụ UBND tỉnh sẽ tiếp tục họp để kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc đối với các cơ quan tham mưu đã ra các quyết định chưa chuẩn, thiếu cân nhắc gây ảnh hưởng đến Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh và UBND tỉnh An Giang. Ngày 26/11, UBND tỉnh sẽ tổ chức họp báo để thông báo chính thức vụ việc trên tinh thần cầu thị.

    Trước đó vào 23/11, UBND tỉnh An Giang đã có cuộc họp với các cơ quan: Ban Tuyên giáo, UBKT Tỉnh ủy, Công an, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo.., bàn việc xử lý vụ “3 cán bộ bị xử phạt, kỷ luật khi chê chủ tịch tỉnh trên facebook”.

    Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo hạ mức các hình thức kỷ luật, phạt tiền đối với 3 cán bộ bị cho là "nói xấu" Chủ tịch tỉnh An Giang trên facebook.

    Theo đó, cô Lê Thị Thùy Trang được giảm từ hình thức kỷ luật khiển trách xuống còn phê bình; miễn hình thức phạt tiền (5 triệu đồng). Bà Phạm Thị Kim Nga được giảm từ hình thức cảnh cáo xuống còn phê bình nghiêm túc về Đảng cũng như chính quyền. Giữ nguyên hình thức phê bình với ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc (chồng bà Nga); ông Phúc sẽ được xem xét miễn hình thức phạt tiền (ông Phúc đã nộp phạt 5 triệu vào kho bạc) khi có đơn xin xem xét miễn giảm.

    Như vậy, với tinh thần cuộc họp của Thường vụ Tỉnh ủy An Giang chiều 24/11, 3 cán bộ kể trên sẽ được “trắng án”.


    Trao đổi với Tiền Phong, một cán bộ UBND tỉnh An Giang tâm sự: Trong những ngày qua báo chí, dư luận, đặc biệt là cộng đồng mạng đã thật sự gây nên một áp lực lớn đối với không chỉ cá nhân Chủ tịch tỉnh An Giang, những người liên quan và gia đình của họ, mà còn ảnh hưởng chung đến sự điều hành, lãnh đạo chung cũng như uy tín của tỉnh. Tỉnh An Giang mong muốn câu chuyện không đáng có nói trên sớm khép lại.

    Theo Tiền Phong

  3. #33
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    An Giang xin lỗi cô giáo chê chủ tịch trên Facebook

    Thứ năm, 26/11/2015 | 16:47 GMT+7

    Ngày 26/11, UBND An Giang họp báo thông tin việc xử lý vụ 3 cán bộ, nhân viên bình luận Chủ tịch UBND tỉnh trên trang Facebook cá nhân. "Diễn biến vụ việc thời gian qua gây áp lực lớn không chỉ cá nhân Chủ tịch UBND tỉnh, những người liên quan và gia đình họ, mà còn ảnh hưởng đến sự điều hành, lãnh đạo chung cũng như uy tín của tỉnh An Giang", ông Võ Nguyên Nam, Chánh văn phòng, kiêm người phát ngôn UBND tỉnh An Giang nói. Còn ông Hồ Việt Hiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang thừa nhận quá trình xử lý chưa đánh giá hết tính chất vụ việc. "Nếu không có báo chí lên tiếng, việc này chưa chắc được xem xét lại cụ thể để xử lý hợp tình hợp lý. Tuy nhiên, việc sửa chữa không phải vì áp lực và sức ép báo chí mà tỉnh dựa vào căn cứ pháp luật", ông Hiệp chia sẻ. Theo ông Hiệp, nội dung xử phạt của các cơ quan chức năng chưa đảm bảo theo quy định pháp luật. Các cá nhân có liên quan đã thành khẩn nhìn nhận trách nhiệm, tự giác khắc phục sai phạm và có đề nghị xem xét giảm hình thức xử lý. Còn quan điểm cá nhân của người trực tiếp bị ảnh hưởng là Chủ tịch UBND tỉnh muốn giải quyết vụ việc mang tính giáo dục, với hình thức xử lý có tình, có lý để các đảng viên, công chức và viên chức liên quan nghiêm túc sửa chữa.

    Ông Nguyễn Hạnh - Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy An Giang cho rằng, qua xem xét đánh giá nhiều phương diện, xác định 3 cán bộ, nhân viên có lỗi. Tuy nhiên, lỗi không đến nỗi phải xử phạt hành chính như Sở Thông tin và Truyền thông áp dụng. Mặt khác, hồ sơ được lập chưa đảm bảo quy trình, có sai sót. Từ đó dẫn đến nhận định đánh giá lỗi của những người có thẩm quyền là không phù hợp quy định pháp luật nên phải hủy bỏ. "Sở Thông tin và Truyền thông đã xin lỗi cô giáo Trang về việc có quyết định xử phạt hành chính không đúng. Còn đối với ông Phúc, cơ quan chức năng xác định có lỗi", ông Trần Thanh Tâm, Phó giám đốc Sở nói.

    Theo hồ sơ vụ việc, giữa tháng 6 Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh vì yếu kém trong quản lý đất đai, xảy ra nhiều tiêu cực. Cô Lê Thị Thùy Trang (tổ trưởng môn Ngữ văn, trường THPT Long Xuyên, TP Long Xuyên) tải thông tin này lên trang Facebook cá nhân kèm nhận xét: "Hồi nào vậy tèn. Mà vậy đi cho đẹp lòng dân" và nhận được 8 bình luận. Trong đó có bình luận của ông anh Huỳnh Nguyễn Huy Phúc (nhân viên Công ty Điện lực An Giang): "Ông chủ tịch này kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang". Tuy nhiên, ông Phúc bình luận bằng tài khoản Facebook của vợ là Phó Văn phòng Sở Công thương An Giang. Làm việc với cơ quan chức năng, cô Trang nói bản thân không nắm rõ quy định pháp luật về lĩnh vực thông tin và truyền thông. Đây chỉ là sự vô tình chứ không cố ý đưa thông tin xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân nào. Còn trường trình của ông Phúc thì nêu: "Lời bình luận diễn ra lúc nóng giận chỉ vì những mâu thuẫn trong sinh hoạt giữa hàng xóm láng giềng; hoàn toàn không có ý đồ bôi nhọ uy tín hay liên quan đến công việc hoặc yếu tố chính trị".

    Ngày 16/10, bà Trang và ông Phúc bị Sở Thông tin ra quyết định phạt mỗi người 5 triệu đồng. Nữ giáo viên còn bị kỷ luật khiển trách. Riêng bà Nga (vợ ông Phúc) bị cảnh cáo về mặt Đảng và chính quyền, chuyển công tác. Trong biên bản làm việc, Thanh tra Sở Thông tin xác định ông Phúc và bà Trang vi phạm Điều 5, khoản 1, điểm d Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, sử dụng Internet (đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân). Nhưng khi lập biên bản vi phạm hành chính, Đoàn thanh tra lại xác định đương sự vi phạm điểm g, khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện (cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác). Tiếp đó, trong quyết định xử phạt ông Phúc và bà Trang, Sở Thông tin nêu "căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 01/7/2013" trong khi hệ thống luật pháp của Việt Nam chỉ có Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 20/6/2012.

    Cửu Long
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  4. #34
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Sự kiện: Vụ án Trịnh Xuân Thanh

    Ai đã tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn?


    Thứ Bảy, ngày 17/09/2016 09:00 AM (GMT+7)

    (Dân Việt) Khi Trịnh Xuân Thanh bị Bộ Công an phát lệnh truy nã, nhiều người đã liên tưởng đến vụ án Dương Chí Dũng cách đây vài năm. Điểm giống nhau của hai nhân vật này là khi Lệnh khởi tố và bắt tạm giam được đưa ra thì họ đã cao chạy xa bay.

    Nhớ lại vụ án tổ chức cho Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines mà Dân Việt từng phản ánh (Hành trình bỏ trốn của Dương Chí Dũng) giống như thước phim hành động ly kỳ.

    Như lời khai của Dương Chí Dũng, sau khi nhận được tin "mật báo" của một "ông anh" ở Bộ Công an, ông Dũng đã thông báo cho em trai là Dương Tự Trọng. Ông Trọng lúc đó đang là đại tá, Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng đã đứng ra tổ chức và nhờ các thuộc cấp thân tín cùng một số anh em ngoài xã hội, trong đó có cả giang hồ giúp cho Dũng vượt biên.


    Lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh khiến nhiều người liên tưởng tới vụ án Dương Chí Dũng cách đây 3 năm.

    Dương Chí Dũng đã vượt biên trót lọt, tuy nhiên do không nhập cảnh được vào Mỹ vì có lệnh truy nã quốc tế nên đành quay về Campuchia và bị bắt sau 4 tháng lẩn trốn ở nước ngoài. Đối với Dũng, sau khi lên chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, việc bị cơ quan tố tụng "sờ gáy" vì những sai phạm thời còn làm lãnh đạo ở Vinalines với ông ta khá đường đột. Chính vì thế Dương Chí Dũng cần được "một ông anh" mật báo để chạy trốn. Đối với Trịnh Xuân Thanh, việc trượt dốc trên con đường sự nghiệp khác hẳn với Dương Chí Dũng. Bắt đầu từ sai phạm đi xe tư nhưng dùng biển số công, ông Thanh bị báo chí khui rõ, mổ xẻ kỹ càng trách nhiệm thời còn làm lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng, đến khi xin chuyển về tỉnh Hậu Giang làm Phó chủ tịch tỉnh này.

    Từ chỉ đạo của Tổng Bí thư, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc. Sau khi Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng ra kết luận lần thứ nhất, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị Hội đồng bầu cử quốc gia bác tư cách đại biểu Quốc hội (ông Thanh trúng cử ở Hậu Giang). Sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng, Tổng Bí thư tiếp tục chỉ đạo làm rõ hơn nữa. Trong 4 nội dung công việc được Tổng Bí thư yêu cầu làm rõ, có nội dung đáng chú lý là: Ban Thường vụ Đảng ủy Công an TƯ chỉ đạo các cơ quan chức năng của ngành công an điều tra làm rõ vi phạm để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng (giai đoạn 2011-2013) ở PVC thời ông Thanh còn làm lãnh đạo. Có lẽ ông Thanh cũng sớm đoán trước về kết cục của mình. Dấu hiệu "lánh đi đâu đó" của ông Thanh bộc lộ khá rõ khi xin ra nước ngoài trị bệnh. Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, Tỉnh ủy không đồng ý với đề nghị của ông Thanh vì thời điểm không phù hợp. Thế nhưng sau đó ông Thanh đã bặt vô âm tín. Đến nay, việc ông Thanh đang ở đâu vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên trong những ngày qua trên mạng xã hội xuất hiện những bằng chứng cho thấy Thanh đang ở nước ngoài dù không được Tỉnh ủy Hậu Giang, cơ quan trực tiếp quản lý ông cho phép. Như lời thiếu tướng Lê Xuân Viên – Cục trưởng Cục Xuất nhập cảnh, Tổng cục An ninh (Bộ Công an) khi trả lời báo chí, ông chưa nhận được thông báo về việc cấm xuất nhập cảnh đối với ông Thanh. Còn Thiếu tướng Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục An ninh Cửa khẩu (Bộ Công an) - đơn vị trực tiếp phụ trách việc xuất nhập cảnh - cũng xác nhận điều này.

    Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) đã có phân tích rất đáng chú ý: Tại khoản 1, Điều 21 nghị định 136/2007 của Chính phủ quy định về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam đã nêu rõ: Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc “có liên quan đến công tác điều tra tội phạm”. Có thể thấy từ chỉ đạo của Tổng Bí thư và kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ, kết luận của Thanh tra Chính phủ thì ông Thanh là người đang “có liên quan đến công tác điều tra tội phạm”. Tại sao trong bối cảnh như vậy ông Thanh lại "mất tích" cách khó hiểu như vậy? Có lẽ trước khi bắt được Trịnh Xuân Thanh, việc cần làm trước mắt là xem xét trách nhiệm của những cơ quan, tổ chức, cá nhân đã không giám sát chặt chẽ hoặc có biện pháp ngăn chặn kịp thời để Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn giữa lúc cơ quan tố tụng đang vào cuộc, làm rõ trách nhiệm. Để xảy ra việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn trong bối cảnh sắp bị khởi tố, bắt tạm giam, dư luận hoàn toàn có thể đặt câu hỏi, phải chăng có sự tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh? Bởi nếu làm một cách chặt chẽ, khó có chuyện Trịnh Xuân Thanh "đi đâu không rõ". Nếu vấn đề này không được sớm làm rõ, dư luận sẽ có nhiều băn khoăn, suy nghĩ trái chiều, thậm chí ít nhiều suy giảm niềm tin vào công cuộc phòng, chống tham nhũng mà Đảng, Nhà nước ta đang thực hiện một cách quyết liệt và triệt để.

    Thiều gia tải về từ Internet

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •