Trang 2/8 ĐầuĐầu 1234 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 72

Chủ đề: Tạp Lục Truyện (Quỷ thần - Ma mãnh truyện) !

  1. #11
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts

    Lại nói chuyện: Liên Hương sau khi tìm được chiếc giày, đưa cầm ra trước đèn xoay trở ngắm nhìn. Cô gái họ Lý ở đâu vụt bước vào, thoạt trông thấy Liên Hương, quay ngoắt lại định chạy. Liên vội lấy thân chắn ngang cửa. Lý quẫn bách không còn biết chạy đi đâu. Chàng trách móc kể tội. Lý không sao đáp lại được. Liên cười mà rằng:š
    - Hôm nay mới được cùng dì đối mặt. Trước bảo rằng bệnh của chàng vị tất đã do dì gây ra, nay rốt cuộc thế nào?
    Lý cúi đầu tạ lỗi. Liên Hương nói:š
    - Mỹ miều như thế mà nỡ đem tình yêu để kết oán thù ư?
    Lý vật mình xuống đất khóc ròng, xin rủ lòng thương xót mà cứu giúp. Liên đỡ dậy, hỏi kỹ về thuở sinh thời. Lý đáp:
    - Thiếp là con gái ông Thông phán họ Lý, chết yểu, chôn ở phía ngoài bức tường này. Như con tằm xuân, chết rồi mà mối tơ thừa vẫn còn vấn vương chưa dứt. Cùng chàng gắn bó là nguyện của thiếp, đẩy chàng đến chỗ chết thật không phải là tâm nguyện của tôi.
    Liên hỏi:
    - Nghe nói loài ma, hễ người khác chết thì lợi cho mình, vì chết rồi sẽ đoàn tụ mãi bên nhau, có thực thế không?
    Ðáp:
    - Không đúng đâu, hai con ma gần gũi nhau, tịnh không có chút lạc thú. Như quả thích thú thì những chàng trai trẻ dưới suối vàng có thiếu gì đâu!
    Liên bảo:
    - Thực đến là ngốc! Ðêm nào đêm ấy làm miết, đến ma cũng không kham nổi, huống hồ là người!
    Lý chợt hỏi:
    - Hồ cũng có thể làm chết được người, chị có phép thuật gì mà lại không như thế?
    Liên đáp:
    - Ðó là hạng chuyên rút tinh bổ khí. Tôi không phải là hạng ấy. Mới hay, trên đời vẫn có giống hồ không hại người, chứ quyết không có giống ma nào không hại người cả, là vì âm khí thịnh quá.


    Mới hay, trên đời vẫn có giống hồ không hại người, chứ quyết không có giống ma nào không hại người cả !
    Chàng nghe hai bên trao đổi, mới biết hồ và ma đều là chuyện thực. Cũng may tiếp xúc lâu ngày đã quen, nên không còn thấy sợ. Song nghĩ mình chỉ còn chút hơi tàn như sợi tơ, bất giác rống lên khóc. Liên quay lại hỏi Lý:
    - Giờ xử trí thế nào với chàng đây?
    Lý đỏ mặt, nhún nhường từ tạ, Liên nói:š
    - Chỉ sợ chàng khoẻ mạnh rồi, nương tử lại thói chanh chua vẫn đâu vào đấy.
    Lý khép vạt áo vái mà rằng:
    - Nếu chị có tài chữa bệnh khiến em khỏi phải phụ lòng chàng, thì cũng đáng vùi đầu mãi dưới đất đen, còn dám đâu ngẩng mặt lên với đời nữa.
    Liên bèn cởi đẫy, lấy thuốc ra, nói:
    - Tôi sớm biết có ngày hôm nay nên sau khi cùng chàng bái biệt đã trèo lên ba ngọn núi hái thuốc; trải ba tháng trời, mới đủ mọi vị. Dẫu bệnh đến sài mòn lịm chết, cho uống vào cũng ít ai không tỉnh lại. Chỉ có điều, chứng bệnh do đâu thì phải lấy đấy làm vị dẫn thuốc. Cho nên không thể không cậy dì giúp sức.
    Hỏi cần gì, đáp:
    - Một chút nước dãi thơm. Tôi đặt viên thuốc vào, nhờ dì áp miệng vào nhổ cho trôi xuống.
    Lý đỏ bừng cả mặt, cúi gầm đầu xuống đưa mắt ngó chiếc giày. Liên đùa nói tiếp:
    - Sở thích của em chỉ là chiếc giày đó thôi à?
    Lý càng hổ thẹn, không còn biết giấu mặt đi đâu. Liên nói:
    - Ngón ngạo lúc bình thường, nay còn tiếc gì nữa chứ?
    Rồi lấy một viên thuốc để vào môi chàng, quay sang thúc ép Lý. Lý không đừng được, phải áp vào miệng mà mớm. Liên thúc:
    - Mớm nữa đi.
    Lại mớm nữa. Mớm đến ba bốn lần, thuốc mới trôi xuống họng. Chỉ một lát, bụng nghe ùng ục như tiếng sấm. Liên lại đặt một viên thuốc khác, rồi tự mình áp môi hà hơi vào. Chàng cảm thấy vùng đan điền như có lửa đốt, tinh thần sảng khoái bừng dậy.
    Liên bảo:
    - Khỏi rồi.
    Lý nghe gà đã gáy, bàng hoàng giã biệt ra đi. Liên nghĩ chàng mới khỏi, cần phải điều dưỡng, ra quán cơm ăn cơm cũng chưa nên, bèn khoá trái cửa ở bên ngoài, vờ làm như chàng đã về quê, để dứt hẳn bạn bè lai vãng, ngày đêm giữ gìn, săn sóc chàng. Lý tối nào cũng đến, hầu hạ rất ân cần, coi Liên như chị, Liên cũng thương yêu hết lòng.
    Ở được ba tháng, chàng mạnh khoẻ như xưa. Lý bèn bẵng đi dần, cách hai ngày đêm mới một lần trở lại. Tình cờ có tới cũng ngó qua một chút rồi đi ngay. Lúc gặp mặt nhau chỉ rầu rầu không vui. Liên thường giữ nàng ở lại ngủ chung, cũng không nghe. Chàng phải chạy theo ra, kéo lại, bế thốc vào, người cứ nhẹ như hình nhân bằng cỏ. Nàng không còn trốn được, bàn để nguyên áo xống mà nằm, cuộn tròn mình lại, không đầy hai thước. Liên càng thương, ngầm bảo chàng ôm ấp, như lay mấy cũng không tỉnh. Chàng ngủ thiếp đi, lúc tỉnh dậy tìm, thì đã biến mất. Luôn mười ngày sau cũng không thấy trở lại. Chàng tưởng nhớ da diết, thường mang chiếc giày ra cùng đùa nghịch. Liên Hương nói:
    - Yểu điệu như thế, thiếp thấy cũng còn thương, huống gì là nam giới.
    Chàng nói:
    - Ngày trước cứ mỗi lần nghịch đến giầy thì lại xuất hiện, trong lòng đã lấy làm ngờ, nhưng chung quy vẫn chẳng nghĩ được là ma. Nay nhìn giầy lại tưởng đến dung nhan, thật đáng mủi lòng.
    Nói rồi chảy nước mắt. Nguyên trước đấy có nhà phú ông họ Trương, có người con gái tiểu tự là Yến Nhi, tuổi vừa mười lăm, bị bệnh không thoát được mồ hôi mà chết. Qua một đêm bổng tỉnh lại, ngồi dậy ngó quanh rồi định chạy. Trương khoá cửa lại, không ra được, cô gái bèn tự nói rằng:
    - Tôi là hồn cô gái ông Thông phán, cảm mối tình quyến luyến của chàng Tang, có chiếc giày còn để lại ở nhà chàng. Tôi thực là ma, giữ lại có ích gì?
    Nghe lời nói có vẻ ngọn ngành, bèn hỏi duyên cớ vì sao lại đến đây. Cô gái bồi hồi nhìn lui nhìn tới, mơ màng không hiểu ra sao cả. Có người nói thư sinh họ Tang vì ốm đau đã về quê rồi thì cô một hai bảo là nói dối.
    Người nhà đâm hoang mang. Anh học trò phía Ðông nghe chuyện, trèo tường vào nhòm thử xem, thấy chàng cùng một người đẹp đang đối mặt chuyện trò. Bất ngờ chạy sấn vào tận nơi; nhưng giữa lúc đang nhớn nhác, người đẹp đã biến mất. Anh học trò láng giềng thất kinh, gặng hỏi. Chàng cười đáp:
    - Ðộ trước chẳng đã nói với bác “con mái thì rước vào” đấy thôi.
    Anh học trò láng giềng thuật lại lời Yến Nhi. Chàng liền mở cổng, định đi sang để dò xét thực hư, khổ nỗi không tìm ra cớ gì để đến nhà họ cả. Bà Trương nghe chàng quả chưa về quê, lại càng lấy lạ, bèn sai một mụ ở tới hỏi chiếc giày. Chàng lấy trao ngay. Yến Nhi nhận được, mừng rỡ, thử xỏ chân vào thử thì giày nhỏ hơn chân đến một tấc. Sợ quá, cầm gương tự soi, bất chợt hiểu ra mình đã mượn thây người khác để sống lại. Bèn thuật lại đầu đuôi, mẹ mới tin là thực.
    Cô gái soi mặt vào gương, khóc oà lên rằng:
    - Mặt mũi hồi trước còn hơi tự tin một chút, thế mà mỗi lần gặp chị Liên vẫn xấu hổ vì thua kém, nay lại như thế này, thì làm người chẳng bằng làm ma cho xong.
    Bèn cầm chiếc giày gào khóc, khuyên mấy cũng không được. Rồi trùm chăn nằm không nhúc nhích, bảo ăn cũng chẳng ăn, mình mẩy sưng phù lên. Suốt bảy ngày không ăn, rốt cuộc vẫn không chết, mà bệnh phù rạp xuống dần. Cảm thấy đói không nhịn được nữa, bèn ăn trở lại. Vài ngày sau, khắp mình ngứa ngáy, da giẻ bong ra hết. Một buổi sáng ngủ dậy, đôi giày ngủ tuột ra từ lúc nào, vội nhặt lấy mang vào thì rộng tuênh, không vừa chân nữa. Nhân đấy bèn thử lại chiếc giày cũ, thì cỡ chân gầy béo nay thật vừa vặn. Ðã thấy mừng, lại lấy gương soi lại, thì lông my, con mắt, gò má, khoé miệng, giống hệt như thuở bình sinh. Càng bội phần mừng rỡ. Rửa mặt chải đầu rồi lên thăm mẹ. Ai nấy cũng nhìn chăm chăm.
    Liên Hương nghe câu chuyện lạ, khuyên chàng nên nhờ người mối đánh tiếng, nhưng chàng nghĩ giàu nghèo cách trở, không dám đường đột đến ngay. Gặp ngày sinh nhật bà Trương, bèn theo đám con rể nhà ấy đến mừng thọ. Bà Trương nhìn thấy tên chàng, bèn bảo Yến Nhi đứng trong rèm nhòm ra để nhận mặt khách. Chàng đến sau cùng. Cô gái chạy thốc ra, túm lấy vạt áo, định theo chàng cùng về. Mẹ phải nạt cho, mới xấu hổ quay lại. Chàng nhìn kỹ, rõ ràng là đúng, bất giác trào nước mắt, bèn phục xuống lại không chịu đứng dậy nữa. Bà mẹ đến đỡ, cũng không cho là sàm sỡ.

    (Còn nữa)
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  2. #12
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Liên Hương

    Tiếp theo...

    Chàng trở về, cậy ông cậu của cô gái đến làm mối. Bà mẹ định chọn ngày lành cho chàng đến ở gửi rể. Chàng trở về nói với Liên Hương và đem chuyện đi hay ở ra bàn. Liên buồn bã hồi lâu, rồi toan từ biệt mà đi. Chàng cả kinh, bật khóc lên. Liên nói:
    - Chàng làm lễ động phòng hoa chúc ở nhà người ta, thiếp theo chàng đến đấy, thì còn gì là mặt mũi nữa?
    Chàng tính kế trước hãy cùng nàng trở về làng cũ, rồi sau sẽ đón Yến Nhi. Liên mới chịu theo lời. Chàng đem tình thực thưa lại với họ Trương. Trương nghe chàng đã có vợ rồi, nổi giận buông lời trách móc. Yến Nhi phải hết sức phân trần, mới cho được như lời xin.


    Gia đình họ Trương
    Ðến ngày cưới, chàng đi đón dâu, nhà cửa bài trí có phần qua quít; đến lúc về thì từ ngoài cổng vào đến nhà lớn, thảm lông chim trải kín mặt đất, trăm nghìn đèn lồng, rực rỡ như gấm. Liên Hương đỡ cô dâu vào phòng cưới, làm lễ giao bái xong, lại cùng nhau hoan hỉ như ngày nào. Liên ngồi bên hai người tiếp chén rượu hợp cẩn, nhân hỏi cặn kẽ câu chuyên lạ hoàn hồn. Yến nói:
    - Hôm ấy, em cứ ưu uất không nguôi, chỉ vì nỗi mình với người lại là dị loài. Tự thấy hình hài của mình thật là nhơ bẩn. Sau khi chia tay, phẫn chí không trở về mộ, đành theo gió trôi dạt khắp nơi. Hễ thấy người sống thì lại thèm. Ban ngày nương vào cây cỏ, đêm thì nổi chìm phó mặc bước chân. Tình cờ đến nhà họ Trương, thấy một cô thiếu nữ nằm trên giường, bèn lại gần nhập vào, có hay đâu lại được sống lại.


    Liên Hương mừng vui đón Yến Nhi...

    Liên nghe chuyện, trầm ngâm, có dáng nghĩ ngợi.
    Qua hai tháng. Liên sinh một con trai. Sinh xong, bị bạo bệnh, suốt ngày nằm ly bì. Bèn cầm tay Yến dặn dò:
    - Phiền em vất vả nuôi dùm cái giống oan nghiệt này. Con ta cũng là con mình.
    Yến chảy nước mắt, lựa lời khuyên giải. Muốn mời thầy lang, nhưng nàng khước từ. Bệnh ngày thêm nguy kịch, hơi thở mỏng manh như sợi tơ. Chàng và Yến Nhi đau khóc. Bỗng nàng mở bừng mắt ra nói:
    - Ðừng thế! Các người lấy sống làm vui, riêng ta lấy chết làm thích. Nếu quả có duyên, sau mười năm nữa lại được họp mặt.
    Nói xong thì chết. Mở chăn ra định liệm, thấy đã hoá thành con hổ. Chàng không nỡ coi là khác loài, lo tang gia hậu hỹ.
    Con trai tên là Hồ Nhi, Yến nuôi nấng như con đẻ. Mỗi lần gặp tiết thanh minh, thế nào cũng bế con đến khóc trước mộ mẹ.
    Về sau, chàng đậu kỳ thi Hương, nhà dần dần sung túc, mà Yến vẫn khổ sở vì không sinh đẻ. Hồ Nhi cũng khá thông tuệ, nhưng tạng người yếu đuối, lại lắm bệnh. Yến vẫn muốn tìm người vợ lẽ cho chồng. Một hôm, con hầu bỗng vào thưa:
    - Ngoài cửa có một bà cụ, dắt theo người con gái muốn tìm chỗ bán.
    Yến cho gọi vào. Thoạt nhìn thấy giật nẩy mình nói:
    - Chị Liên lại ra đời đấy chăng?
    Chàng nhìn cô ta thì giống hệt, nên cũng hoảng. Hỏi:
    - Bao nhiêu tuổi rồi?
    Ðáp rằng:
    - Mười bốn.
    - Tiền cưới định lấy bao nhiêu.
    Ðáp:
    - Thân già chỉ được có mụn con này, chỉ cốt nó được chốn yên thân, mà tôi cũng có nơi để kiếm miếng cơm, ngày sau nắm xương tàn không đến nỗi bỏ nơi ngòi rãnh, thế là đủ.
    Chàng bèn trả giá cao, rồi giữ luôn bà cụ lại. Yến cầm tay cô gái, dắt vào buồng kín, nâng cằm, cười mà bảo:
    - Mày có biết tao không?
    Thưa rằng:
    - Không biết.
    Hỏi họ là gì, đáp:
    - Thiếp họ Vi. Bố làm nghề bán nước ở trong thành Từ Châu, chết đã ba năm rồi.
    Yến bấm ngón tay tính lại thì Liên vừa chết đúng mười bốn năm. Lại ngắm nhìn cô gái, dung nhan, cử chỉ, chỗ nào cũng giống Liên Hương đến thần tình. Bèn vỗ vỗ vào trán mà gọi to lên rằng:
    - Chị Liên, chị Liên! Cái hạn “mười năm lại gặp” đúng là không lừa tôi.
    Cô gái bỗng như trong mộng bừng tỉnh, thình lình mắt sáng lên, nói:
    - A!
    Rồi nhìn kỹ Yến Nhi. Chàng cười bảo:
    - Ðó là “Dường như quen nhau én lại về” đấy.
    Cô gái ràn rụa nước mắt, nói:
    - Phải rồi. Nghe mẹ bảo, lúc thiếp mới sinh ra đã biết nói, nghĩ là điềm không lành, lấy máu chó cho uống nên mới lú lấp cả nhân duyên kiếp trước. Hôm nay thực như trong mơ chợt tỉnh. Nương tử đây có phải là em Lý vẫn hổ thẹn vì phải làm ma không ?
    Bèn cùng nhau trò chuyện về quãng đời thuở trước, buồn vui xen lẫn tuôn trào.
    Một hôm, gặp tiết hàn thực, Yến bảo:
    - Ðây là ngày hàng năm em và chàng vẫn khóc chị đấy.
    Nói đoạn cùng nhau thân hành đi thăm mộ. Cỏ hoang đã xanh rờn, cây đã vừa ôm, nàng cũng động lòng than thở.
    Yến bảo chàng rằng:
    - Thiếp và chị Liên đã hai đời tình nghĩa, không nỡ lìa nhau, nên cho nắm xương trắng được cùng huyệt.
    Chàng làm theo lời, đào mộ Lý, lấy xương mang về hợp tán ở mộ Liên. Họ hàng, bè bạn nghe câu chuyện lạ, mặc lễ phục kéo đến tận huyệt, không hẹn mà tụ họp đến vài trăm người.
    Năm Canh tuất, ta đi chơi miền Nam đến đất Nghi, vì mưa ngăn trở, phải nghỉ lại ở quán trọ. Có thư sinh Lưu Tử Kính là thân thích bên ngoại của chàng Tang, đưa cho xem chuyện chàng Tang do người trong cùng văn xã là Vương Tử Chương soạn, khoảng hơn một vạn chữ, được đọc hết. Trên đây chỉ là tóm lược mà thôi.
    -------------------- Hết ---------------------------------
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  3. #13
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Quote Nguyên văn bởi backieuphong Xem bài viết
    5. Một điển hình "Võ Dõng"
    TẦN VŨ VƯƠNG SÍNH TÀI TÁNG MỆNH



    Tần Vũ Vương 秦武王 vị vua thứ 32 của nước Tần (311 - 307 TCN)

    Năm 311 TCN, Tần Huệ Văn vương qua đời, Doanh Đảng (嬴蕩) lên nối ngôi, tức là Tần Vũ Vương (秦武王) còn gọi Tần Vũ Liệt vương (秦武烈王), là vị vua thứ 32 của nước Tần, một nước chư hầu của nhà Chu Trung Quốc.

    Theo sử ký, Tần Vũ vương là một người cao lớn, sức khỏe phi thường, thích du hý và làm những việc hơn người. Ngay khi vừa lên ngôi, Vũ Vương đã có ý muốn thâu tóm thiên hạ và dòm ngó đất nhà Chu. Ông tuyển mộ những kẻ lực sĩ như Nhâm Bỉ, Ô Hoạch, Mạnh Thuyết..., những kẻ tài trí hơn người phân thành hai ban, phong cho chức tước cho theo hầu bên cạnh.
    Một bữa, vua Tần cho gọi Tả Hữu Thừa Tướng đến và bảo:
    - Quả nhân sinh ở Tây Nhung, chưa được thấy cảnh phồn thịnh ở Trung nguyên, nếu được vua Tam Xuyên, đến chơi miền Củng, Lạc, thì dù chết cũng không tiếc. Hai khanh hãy vì quả nhân đi đánh Hàn một chuyến...
    ...

    Năm 307 TCN, sau khi đánh thắng Hàn vua Tần lại sai hữu thừa tướng là Vu Lí Tật đi trước đến Tam Xuyên mở đường, sau đó vua Tần đem theo bọn dũng sĩ là Nhâm Bỉ, Mạnh Bôn tiến thẳng vào Lạc Dương. Vua Chu Noản Vương nhà Chu sợ thế quân Tần phải đích thân ra tận ngoài thành và dùng lễ khách chủ để nghênh đón. Tần Vũ vương giả vờ từ tạ không dám tiếp kiến.


    Một chiếc đỉnh trong "cửu đỉnh", báu vật truyền quốc của nhà Chu

    Vũ Vương biết nhà Đông Chu có chín cái đỉnh là bảo vật truyền quốc cực quý nên đòi xem. Chín cái đỉnh ấy nguyên khi xưa vua Vũ lấy các kim loại của chín châu đem cống mà đúc nên, mỗi cái thân đỉnh có chép núi sông nhân vật và số cống phú điền thổ của mỗi châu, tai vạc đều có chạm rồng, nên lại gọi là Cửu Long thần đỉnh. Nhà Hạ truyền lại cho nhà Thương làm của quí trấn quốc, đến khi vua Vũ vương nhà Chu đánh được nhà Thương bèn đem về cả Lạc ấp, khi đem đi dùng phu phen dắt kéo, xe thuyền khuân chở trông như chín toà núi sắt nhỏ, không biết mỗi cái sức nặng bao nhiêu. Vũ vương xem khắp một lượt, khen ngợi mãi không thôi. Trên sườn những cái đỉnh đó có khắc tên chín châu: Kinh, Lương, Ung, Đại, Từ, Dương, Thanh, Duyện, Ký để phân biệt đỉnh nào thuộc về châu nào. Vũ vương chỉ cái đỉnh chữ Ung nói rằng:
    - Cái đỉnh là cái đỉnh nước Tần, quả nhân sẽ mang nó về Hàm Dương.
    Rồi hỏi viên giữ đỉnh rằng:
    - Những cái đỉnh này, có người nào mang nổi không ?
    Viên ấy dập đầu thưa rằng:
    - Từ khi có đỉnh đến giờ chưa hề có xê xích, nghe nói mỗi cái nặng đến nghìn cân, chẳng ai là người mang nổi được .
    Vũ vương liền hỏi Nhâm Bỉ, Mạnh Bôn rằng:
    - Hai người có sức khoẻ, có thể cất nổi cái đỉnh này không ?
    Nhâm Bỉ biết Vũ vương cậy khoẻ hiếu thắng, từ rằng:
    - Sức hạ thần chỉ có thể trăm cân, cái đỉnh này nặng gấp mười, hạ thần chịu không mang được .
    Mạnh Bôn vung tay chạy lên nói rằng:
    - Hạ thần xin thử xem, nếu không mang nổi, xin đừng bắt tội!


    Nói rồi sai người lấy tơ xanh vặn làm cái dây to, buộc hai đầu dây vào hai tai vạc . Mạnh Bôn thắt lưng chặt chẽ, vén hai tay áo, rồi luồn hai ngón tay sắt vào giữa dây, hét lên một tiếng, nâng cao thân đỉnh lên khỏi mặt đất đựợ nửa thước, rồi lại đặt xuống, nhưng vì dùng sức quá mạnh hai con ngươi lồi lên, máu mắt chảy ra ròng ròng . Vũ vương cười nói rằng:
    - Nhà ngươi dùng sức quá, nhưng nhà ngươi đã mang nổi được cái đỉnh ấy, không lẽ quả nhân lại chịu kém!
    Nhâm Bỉ can rằng:
    - Thân vạn thặng đại vương không nên xem nhẹ!
    Vũ vương không nghe, liền cởi phăng cẩm bào, đại ngọc ra, nai nịt gọn gàng, lại dùng cái dải to buộc chặt tay áo, Nhâm Bỉ níu lại cố can, Vũ vương nói:
    - Sức nhà ngươi không mang được, lại ghen với quả nhân sao ?
    Nhâm Bỉ không dám nói nữa . Vũ vương hăng hái bước lên luồn hai tay vào dây, nghĩ Mạnh Bôn cất lên được, ta cất lên mà lại đi được vài bước mới là giỏi hơn, bèn dùng hết sức bình sinh, hét một tiếng, cất cái đỉnh lên cách mặt đất được nửa thước. Vũ vương vừa chực bước đi, không ngờ sức kiệt tay đuối, cái đỉnh rơi xuống đất, đè lên chân phải Vũ vương, nghe rắc rắc mấy tiếng, ống chân dập bét ra, Vũ vương kêu to một tiếng "đau quá!" rồi ngất đi. Các người tả hữu hoảng sợ vực Vũ vương về nhà công quán, máu chảy đầm đìa ướt cả giường chiếu. Vũ vương đau quá không chịu nổi, đến nửa đêm thì chết.


    Một vận động viên đang: Cử đỉnh


    Hội thi nâng đỉnh đồng tại quê hương Sở Bá Vương Hạng Vũ

    Trước kia, Vũ vương có nói được đến chơi miền Củng, Lạc, dẫu chết cũng không hối hận, ngày nay quả chết ở Lạc Dương, lời nói ấy há chẳng phải là lời sấm ư ? Chu Noãn vương nghe biết cả sợ, vội sắp sửa áo quan tốt, thân đến coi liệm, khóc than hết lễ. Vu Lí Tật rước tang Vũ vương về Sở, Vũ vương không con, đón người em khác mẹ là Tắc nối ngôi, đó là Chiêu Tương vương.
    Thừa tướng Vu Lí Tật trị các tội nhấc đỉnh, giết bọn Mạnh Bôn và chu diệt cả họ, lại cho Nhâm Bỉ là người biết can vua, dùng làm thái thú Hán trung. Tật lại nói ở triều rằng:
    - Thông Tam Xuyên (ý dẫn đến cái chết của vương) là cái mưu của Cam Mậu bày ra.
    Cam Mậu sợ bị Tật làm hại, bèn chạy sang Ngụy, sau chết ở Ngụy.
    Đọc mới thấy vua Tần và những người hộ vệ của nhà vua khỏe thật. Tiếc cái là không biết cái đỉnh mà vua tôi nước Tần nâng là bao nhiêu ký? Mình nghĩ sử đã tả như vậy thì chắc chắn cái đỉnh phải to và nặng lắm chứ không như mấy cái đỉnh kia. Có bác nào biết số liệu thực của cái đỉnh nhà Chu ấy không post lên cho pa con biết với ?

  4. #14
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Hồ gả con


    Ân Thiên Quan

    Có thư sinh tên là Ân Thiên Quan, người Lịch Thành thuở nhỏ, nhà nghèo, thường tỏ ra gan dạ. Trong ấp có khu nhà của một cố gia, rộng vài chục mẫu, lầu viện liền nóc, thường thấy chuyện quái dị, vì thế mà bỏ hoang, không ai ở. Lâu ngày tranh cỏ mọc um tùm, giữa ban ngày cũng không ai dám bén mảng đến. Một hôm, Ân đang cùng các bạn học trò uống rượu, có người nói đùa:

    - Ai dám ngủ trong nhà đó một đêm, chúng tôi sẽ góp tiền đãi bữa rượu.

    Ân ngồi nhổm ngay dậy, nói:

    - Khó gì việc ấy.

    Rồi cắp một chiếc chiếu mà đi. Chúng bạn tiễn Ân đến cổng, bảo đùa rằng:

    - Chúng tôi hẵng đợi ngoài này, nếu như có thấy điều gì thì kíp gọi to lên.

    Ân cười đáp lại:

    - Nếu có ma hay hồ thì sẽ tóm cổ đưa về làm bằng.


    Khu nhà hoang

    Nói rồi đi vào. Thấy lau sậy mọc khuất cả lối đi, các loài cỏ dại mọc rậm như gai. Hôm đó, nhằm khoảng đầu tháng, trăng non mờ nhạt, nên cửa ngõ cũng phân biệt được. Ân đưa tay lần vách mà đi mãi, mới đến khu lầu phía sau. Trèo lên sân thưởng nguyệt, thấy sáng sủa, sạch sẽ, một vành trăng sáng ngậm trên đầu núi, ngồi một lúc lâu, không thấy có gì lạ, trong bụng cười thầm cho là thiên hạ đồn hão. Rồi giải chiếu xuống đất, gối đầu lên hòn đá, nằm ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ. Canh khuya, lơ mơ muốn ngủ, Ân chợt nghe dưới lầu có tiếng giầy lẹp kẹp đi lên. Ân vờ ngủ, ghé mắt xem, thấy một nàng áo xanh xách chiếc đèn hoa sen, thốt nhiên nhìn thấy Ân thì giật mình lùi bước, bảo với người đi sau rằng:

    - Có người lạ trên này.



    Người bên dưới hỏi:
    - Ai vậy?

    Cô gái đáp rằng:

    - Không biết.

    Giây lát, một ông già bước lên, đến tận nơi nhìn kỹ, nói:

    - Ðây là quan thượng thư họ Ân. Ngài đã ngủ say, ta cứ làm việc mình. Ông lớn là người không câu nệ, chắc không lấy làm lạ mà quở trách đâu.

    Họ bèn đưa nhau lên, vào cả trong lầu. Các cửa lầu mở hết. Một lát nữa, kẻ đi người lại càng nhiều. Trên lầu, đèn sáng như ban ngày. Ân khẽ cựa mình, cất tiếng ho hắng. Ông già thấy Ân đã tỉnh, bèn bước ra, quỳ xuống thưa rằng:

    - Kẻ hèn mọn này có đứa con gái sắp gả chồng, đêm nay cho cháu làm lễ vu quy; không ngờ xúc phạm đến quan nhân, mong ngài lượng thứ.


    Đèn trên lầu sáng như ban ngày
    Ân ngồi dậy, đỡ ông lão lên nói:

    - Không biết hôm nay là ngày vui mừng của nhà ta, thật áy náy vì không có gì để mừng tặng.

    Ông già đáp:

    - Ðược quan nhân hạ cố, trấn áp điềm hung hiểm, là may lắm rồi. Lại xin được phiền ngài ngồi lại cùng vui, quý hóa biết chừng nào.

    Ân cũng mừng, nhận lời. Vào trong lầu, nhìn xem, thấy bày biện đẹp đẽ, trang nhã. Lúc ấy, có người đàn bà bước ra vái chào, tuổi đã ngoại bốn mươi. Ông già nói:

    - Ðây là tiện nội.

    Ân vái chào lại.

    Bỗng nghe tiếng sênh, tiếng nhạc cất lên inh tai, có người nhà chạy vội lên thưa:

    - Ðến rồi!


    tiếng sênh, tiếng nhạc cất lên inh tai

    Ông lão chạy ra đón, Ân cũng đứng đợi. Phút chốc, một chiếc đèn lồng bằng sa mỏng dẫn chú rể vào. Chú rể tuổi khoảng mười bảy mười tám, vẻ người sáng sủa, thanh tú. Ông già bảo hãy chào quan khách trước. Chàng trai đưa mắt nhìn Ân. Ân giữ chân tiếp khách dùm chủ nhà, nên nhận lễ nửa khách nửa chủ. Thứ đến là bố vợ và chàng rễ giao bái. Xong, bèn ngồi vào bàn tiệc. Một loáng, đám người phấn sáp kéo lên như mây. Rượu thịt bày la liệt. Chén ngọc, bình vàng sáng nhoáng, chiếu rọi lên bàn ghế. Rượu được vài tuần, ông già bảo con hầu vào mời tiểu thư ra. Con hầu vâng lời đi vào, lúc lâu vẫn không thấy ra. Ông lão tự mình đứng lên, vén bức màn, giục ra. Phút chốc, một bọn hầu gái, trẻ có già có, cùng đỡ cô dâu ra. Tiếng ngọc đeo vang lên lanh canh, mùi lan thơm sực nức. Ông già truyền bảo nàng hãy trông lên mà chào lạy. Lạy xong cô dâu đứng dậy, ngồi bên cạnh bà mẹ. Ân đưa mắt liếc nhìn, thấy cô tóc phượng cài trâm thu, tai đeo ngọc minh châu, dung nhan tuyệt đẹp. Thế rồi, rót rượu vào chén vàng, mỗi chén lớn chừng vài đấu. Ân nghĩ: Vật này có thể đưa cho bạn bè làm chứng được, bèn giấu vào trong tay áo rồi vờ say, tựa xuống ghế, gục đầu mà ngủ.


    Mọi người đều nói:

    - Ông lớn say rồi!

    Không bao lâu, nghe tiếng chú rễ có lời xin rước dâu. Tiếng nhạc, tiếng sênh lại nổi lên, mọi người nhộn nhịp xuống lầu ra đi. Xong xuôi, chủ nhân thu dọn bàn tiệc, thấy thiếu mất một cái chén, tìm khắp không thấy. Có người bàn, vụng ngờ cho ông khách đang nằm ngủ. Ông già vội gạt đi không cho nói hết, chỉ sợ Ân nghe được. Lúc lâu nữa, trong ngoài im lặng cả, Ân mới trở dậy. Tối mò không có đèn đuốc gì, chỉ có mùi thơm của phấn sáp và hơi rượu, như còn đầy cả bốn quanh tường. Trông ra, hừng đông đã rạng, bèn thong thả bước ra. Sờ vào trong tay áo, cái chén vàng vẫn còn. Ra đến cổng thì bạn bè đã đợi sẵn, họ cứ ngờ Ân đang đêm lẻn ra, gần sáng mới trở vào. Ân đưa chén cho xem, ai cũng kinh ngạc, dò hỏi. Ân bèn kể rõ đầu đuôi cho biết. Chúng đều nghĩ vật này thì anh học trò nghèo chẳng thể nào có, mới tin là chuyện thực.

    Về sau, ông thi đỗ Tiến sĩ, nhậm chức ở Phù Khâu. Có nhà gia thế họ Chu thết tiệc ông, sai lấy bộ chén lớn, mà mãi vẫn không thấy người hầu mang ra. Có đứa hầu nhỏ che miệng nói thầm với chủ nhân điều gì đấy, nét mặt chủ nhân có vẻ tức giận. Một lát sau đem bộ chén vàng ra, rót mời khách uống. Nhìn kỹ kiểu chén cùng đường trạm trổ, không khác chút gì với thứ chén của hồ dạo nào. Ân lấy làm lạ, Ân hỏi chén này chế tạo ở đâu. Chủ nhân đáp:

    - Bộ chén này cả thảy có tám chiếc, đời ông thân tôi làm quan Khanh tại kinh, kén tìm thợ khéo chế ra, nên lấy làm vật gia bảo truyền thế, cất kỹ từ lâu. Vì được đại nhân hạ cố mới lấy ở trong hòm ra, thì chỉ còn bảy chiếc. Ngờ đâu người nhà lấy trộm, mà dấu niêm phong mười năm vẫn như cũ, thật chẳng hiểu sao nữa.

    Ân cười bảo:

    - Chén vàng mọc cánh bay mất rồi, những vật báu truyền đời không nên để cho mất. Tôi có một chiếc cũng gần giống, xin đem để tặng ngài.


    Vật gia bảo truyền thế...

    Tiệc xong, về dinh, ông lấy chén ra, cho người mang đến. Chủ nhân xem kỹ, rất kinh hãi, đích thân đến tạ ơn, và hỏi nguyên do chiếc chén từ đâu mà có. Ân bèn kể lại đầu đuôi câu chuyện.

    Mới hay rằng vật ngoài nghìn dặm, hồ cũng có thể lấy được, duy chỉ không dám giữ làm của mình.
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  5. #15
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    VƯƠNG SANH

    Vương Sanh là người huyện Nghi Thuỷ, tỉnh Sơn Đông mồ côi từ nhỏ. Chàng là một thiếu niên đàng hoàng, tâm hồn cao thượng, tuy nhà nghèo, nhưng ăn mặc khá tươm tất. Phú ông họ Lan biết chàng là người tốt nên đem lòng yêu mến, gả con gái cho và hứa sẽ cất nhà giúp của cho con rể.


    Vương Sanh
    Sanh thành hôn chưa bao lâu thì phú ông qua đời. Các anh em vợ khinh chàng chẳng xứng, người vợ vốn thói kiêu kỳ, cư xử với chàng như đầy tớ! Nàng thích tận hưởng những món ngon vật lạ, nhưng khi Sanh đến thì dọn cơm rau nước lã, đem sậy hút canh thay muỗng cho chàng dùng bữa. Sanh cố nhịn nhục.

    Năm mười chín tuổi, Sanh đi thi đồng tử khoa, bị đánh rớt. Ở chợ quận về, nhằm lúc vợ không có dưới bếp, chàng thấy một nồi hầm đùi dê vừa chín tới, bèn đem xuống ăn. Bất chợt vợ về, chẳng nói một tiếng, nàng bưng nồi đi chỗ khác. Sanh xấu hổ quá, ném đũa xuống đất, than: "Có vợ thế này thà chết còn hơn!"

    Vợ nổi giận hỏi chừng nào chết, rồi trao cho Sanh một sợi dây, nói là để chàng tiện thắt cổ. Sanh nộ khí xung thiên, chụp lấy tô canh ném vào trán người vợ.

    Sanh ngậm hờn bước ra khỏi nhà, lòng buồn tủi chỉ muốn chết. Chàng giấu sợi dây lưng trong áo, đi mãi vào rừng sâu. Đến dưới một lùm cây, chàng đang tìm một cành cây để cột dây vào thì thấy lưng chừng bờ đất cao, ló ra một tà áo. Rồi một cô gái hiện ra, vừa trông thấy Sanh nàng vội trở gót, thoáng chốc mất hút như một cái bóng. Sanh kinh ngạc vì thấy vách đất không có khe hở. Biết là yêu quái, nhưng lòng đã muốn chết nên chàng chẳng chút sợ hãi, buông dây ngồi ngóng. Một lát sau cô gái lại ló nửa mặt ra, liếc nhìn Sanh một cái rồi rụt vào ngay. Sanh sực nhớ rằng nếu gặp ma quỷ mà muốn theo thì sẽ được thuốc độc. Chàng liền lượm đá, khẽ đập lên vách và nói: "Xin chỉ cho tôi một nẻo để chui vào vách đất này. Tôi đang muốn chết đây". Hồi lâu không có ai trả lời, Sanh lại nói nữa. Bên trong bỗng vang lên tiếng nói du dương: "Nếu thật muốn chết thì xin tạm lui về đi, tối lại cũng được". Sanh đáp: "Vậy cũng được", rồi chàng ngồi đợi trời tối.


    Màn đêm bắt đầu buông xuống, lấp lánh những vì sao trên bầu trời. Bờ đất bỗng dưng biến thành nhà cao cổng rộng, hai cánh cửa nhẹ nhàng mở ra. Sanh bước lên bậc tam cấp đi vào. Mới đi vài bước chàng thấy khe nước cuồn cuộn chảy ngang, giống như suối. Thọc ngón tay thử, chàng thấy nóng như nước sôi, mà chẳng biết sâu cạn cỡ nào. Nghĩ là quỷ thần đã chỉ chỗ cho mình chết, Sanh bèn nhảy ùm xuống và cảm thấy nóng khủng khiếp, da thịt nhức buốt tưởng chừng như muốn rã. May sao chàng không chìm. Lặn ngụp hồi lâu, Sanh dần dần quen nóng, cố gắng bơi và cuối cùng ngoi lên được bờ phía nam. Toàn thân chàng chẳng phỏng chỗ nào cả.

    Đi một hồi Sanh thấy nhà cửa xa xa có ánh đèn lập loè, chàng bèn rảo bước tiến tới. Bỗng từ đâu chó dữ vụt xông ra, táp rách áo Sanh và cắn rách vớ. Chàng quờ quạng kiếm đá để ném, chúng mới chịu lui một chút. Sau đó một bầy chó khác xồ đến muốn sủa, con nào con nấy lớn bằng con bê. Sanh đang trong cơn nguy cấp thì cô gái chợt bước ra, quát chó trở vào rồi hỏi chàng: "Có phải người muốn chết không? Hỡi chàng trai khốn khổ, để thiếp đưa chàng vào chốn an vui. Từ giờ này chàng không còn hoạn nạn nữa." Nàng khêu đèn, dẫn đường cho Sanh rồi hé mở cửa sau, âm thầm đi tới. Đến một ngôi nhà có ánh nến loè ngang cửa sổ, nàng quay lại nói: "Chàng hãy tự nhiên vào, thiếp xin đi."


    Sanh bước vào phòng, nhìn quanh bốn phía thì phát hiện ra đó là... nhà mình. Lật đật quay trở ra, Sanh gặp bà già là người phục dịch vợ mình. Bà lão nói: "Kiếm trọn ngày nay mà tôi chẳng thấy cậu đâu cả?" rồi bà kéo Sanh trở vào. Vợ Sanh, trán quấn khăn rịt vết thương, tươi cười bước xuống giường: "Vợ chồng vui thú với nhau hơn một năm trời, giờ chàng chẳng muốn nhìn thiếp ư? Thiếp đã biết lỗi rồi". Nói xong nàng bèn thò tay xuống đầu giường lấy ra hai thoi vàng, nhét vào ngực áo Sanh rồi lên tiếng: "Từ nay về sau, mọi việc ăn ở tuỳ chàng định liệu, chàng chịu không?" Sanh không nói gì, quăng vàng xuống đất, đi một mạch ra cửa rồi cắm đầu chạy mất. Chàng muốn vào lũng sâu, để gõ cửa ngôi nhà cao rộng.


    Ra tới đồng vắng, Sanh thấy cô gái lúc trước lững thững bước đi ở phía xa, hình như trên tay có cầm đèn. Chàng vừa chạy theo vừa gọi giật lại, đèn mới đứng yên. Cô gái ngạc nhiên nhìn Sanh: "Kìa, sao chàng trở lại đây, muốn phụ lòng thương của cô chủ ư ?" Sanh nói: "Tôi chỉ cần chết chứ không muốn cùng người ấy chung sống. Cô nương nhà cao cửa rộng; tuy ở dưới đất song chắc cũng cần dùng người, tôi nguyện phục dịch cho cô nương, chớ quả thật không muốn sống nữa".

    Còn nữa...

  6. #16
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Vương Sanh
    Tiếp theo…



    Cô gái nói: "Chết vui cũng không bằng sống khổ. Suy nghĩ của chàng lầm lạc quá. Trong nhà thiếp không có việc gì khác hơn là đào kinh, quét rác, nuôi chó và khiêng thây chết. Làm không tròn phận sự thì bị xẻo tai, cắt mũi, gọt giò, xén gót. Chàng nhắm sức làm nổi không ?" Sanh đáp: "Đủ sức". Rồi cùng cô gái bước vào cửa sau.

    Chàng hỏi: "Công việc trong nhà là những gì? Cô nương vừa nói là khiêng thây. Vậy xác chết đâu mà nhiều đến thế?" Cô gái đáp: "Nữ chủ vốn là người từ thiện, bắt chước ông trưởng giả thành Xá Vệ bên Ấn Độ ngày xưa, lập "Cấp cô độc viên" cho Phật có nơi yên ổn mà thuyết pháp, nay cũng lập vườn, gọi là "Cấp cô viên", để đón các oan hồn chết bất đắc kỳ tử, vất vưởng khắp cõi u minh, không nơi nương tựa, mục đích là muốn nuôi họ. Oan hồn có nhiều đến hàng nghìn. Ngày nào cũng có kẻ tử vong, thì phải khiêng đi chôn. Xin mời chàng đi xem qua".


    Lát sau đến một cái cửa lớn, đề ba chữ "Cấp cô viên" Sanh bước vào thì thấy nhà cửa ngổn ngang, mùi hôi tanh nồng nặc khắp nơi. Các oan hồn trong vườn thấy ánh đèn bèn đổ xô lại rất đông, kẻ đứt đầu, người cụt cẳng. Sanh hơi sợ, ngoảnh mặt muốn bỏ đi, lại thấy thây ma nằm sóng sượt ở chân tường.


    Thấy chàng tỏ vẻ ghê tởm cô gái bèn nói: "Nhắm làm không nổi, xin chàng hãy trở về chốn cũ mà hưởng thú yên vui". Sanh bất đắt dĩ phải cố gắng đem thây ma đi chỗ khuất nẻo mà bỏ. Rồi chàng van cô gái làm sao để chàng khỏi ngửi cái ô uế của tử thi. Cô gái bằng lòng.

    Đến gần một gian nhà, nàng bảo: "Chàng ngồi đây đi. Để thiếp vào nói chuyện đó. Việc nuôi chó có phần nhẹ nhàng hơn. Thiếp ráng lo cho người ta được việc, ý cũng mong được người ta báo đáp".

    Đi một lát, cô gái chạy ra bảo Sanh bước theo. Chàng đi vào, thấy bốn bên phòng lớn đều treo lồng thắp đèn sáp. Có một thiếu nữ ngồi gần vách phía trong, người đẹp độ hai mươi tuổi. Cô gái sụp xuống phía dưới thềm. Thiếu nữ liền bảo cô gái đứng dậy và nói: "Chàng nho sinh nầy nuôi sao cho đủ sức. Nên cho ở gian phía tây coi bộ sổ". Sanh mừng thầm quỳ lạy cám ơn. Thiếu nữ nói: "Chàng trông có vẻ chất phác thành thực, có thể chăm lo việc ấy được. Nhưng nếu làm sai sổ sách thì tội ấy không nhẹ đâu". Sanh cúi người vâng dạ.

    Tì nữ dẫn chàng sang căn nhà phía tây. Thấy nhà cửa sạch sẽ Sanh rất mừng, ngỏ lời cảm ơn cô gái. Sau đó Sanh hỏi qua tông tộc của thiếu nữ, thì cô gái nói: "Nữ chủ tên là Cẩm Sắt, nàng là con gái của hầu tước họ Tiết ở huyện Đông Hải. Còn thiếp tên là Xuân Yến. Nếu cần dùng chi, xin chàng cứ cho thiếp hay". Tì nữ lui ra, rồi mang vào quần áo, chăn nệm đặt trên giường chàng. Sanh mừng vì có chỗ yên tĩnh.

    Sáng sớm Sanh thức dậy làm việc và biên sổ ma. Tất cả người hầu trong nhà đều đến thăm chàng. Họ đem rượu và thịt khô đến biếu rất nhiều, chàng sợ sinh chuyện hiềm nghi, nên từ khước tất cả. Ngày hai bữa cơm, đều do trong nhà dọn ra. Cô chủ xét thấy chàng thanh liêm, đặc biệt tặng chàng khăn nho sinh và y phục mới. Hễ có tưởng phẩm gì cần trao gởi, nàng đều nhờ Xuân Yến trao giùm cho Sanh.


    Thấy nhà cửa sạch sẽ Sanh rất mừng.

    Tì nữa có vẻ thích Sanh lắm. Lúc đã quen thân, nàng thường khi liếc mắt đưa tình với Sanh. Chàng một mực giữ mình, chẳng dám để sa ngã nên giả bộ ngu ngơ, không hiểu ý cô gái. Thế rồi hơn hai năm trôi qua, Sanh nhận thưởng nhiều gấp đôi số lương đã định và chàng vẫn một mực cẩn trọng như trước.

    Một đêm đương ngủ, Sanh nghe có tiếng kêu la bèn vội vàng thức dậy, rút dao xông ra, thấy ánh đuốc rực trời. Chàng nhìn lén thì thấy trong sân đầy kẻ cướp. Đầy tớ hoảng sợ đã lẩn trốn cả. Có một gã người hầu nắm tay Sanh rủ cùng chạy nạn, chàng không chịu, lẻn đi bôi lọ mặt mũi và nai nịt gọn ghẽ, rồi trà trộn vào bọn cướp mà hô to lên: "Không cần làm kinh động cô chủ họ Tiết. Chỉ nên lo vơ vét tiền của, đừng bỏ sót lại cái gì cả."

    Lúc ấy gian nhà nào cũng đầy kẻ cướp sục sạo tìm Cẩm Sắt mà chẳng thấy. Sanh biết là cô chưa bị bắt, bèn lẻn vào cửa sau, một mình cố lục tìm. Gặp một bà lão lom khom núp, mới hay cô chủ cùng với Xuân Yến đã vượt tường rào từ bao giờ rồi.

    Chàng cũng trèo qua tường, thấy chủ tớ cùng núp trong xó tối. Chàng nói: "Chỗ nầy trốn gì được". Cô chủ nói: "Tôi chẳng còn sức đâu mà đi xa hơn". Sanh bèn bỏ dao, cõng nữ chủ chạy chừng hai ba dặm, mồ hôi vả ướt cả mình. Cuối cùng chàng mới hay đã vào sâu trong thung lũng, bèn đặt nàng xuống đất để nghỉ ngơi.

    Bỗng một con hổ từ đâu chạy đến khiến Sanh khiếp đảm, nhưng chàng vẫn còn đủ bình tĩnh định tìm cách chống lại. Tuy nhiên hổ đã ngoạm thiếu nữ. Sanh vội vàng chụp lấy tai hổ, lấy hết sức thẳng cánh tay thọc mạnh vào miệng hổ, cố ý thế mạng cho Cẩm Sắt. Cọp điên tiết, buông thiếu nữ ra, táp lấy cánh tay chàng, giật kêu răng rắc. Một khúc tay của Sanh lìa ra, rơi xuống đất, rồi cọp bỏ chạy đi.


    chàng vẫn còn đủ bình tĩnh định tìm cách chống lại

    Cô chủ khóc ngất: "Thật khổ cho chàng! Thật khổ quá." Trong khi hồn phi phách tán Sanh chưa biết đau đớn, chỉ thấy máu tuôn lênh láng. Chàng nhờ tì nữ xé vạt áo băng bó giùm chỗ đứt, song cô chủ ngăn lại rồi cúi xuống tìm khúc tay gãy, tự mình chắp nối và bó tay lại cho Sanh. Bình minh dần ló dạng, cả nhóm mới cùng nhau đi chậm rãi về. Bước lên nhà, họ thấy như bãi đất hoang. Lúc trời đã sáng tỏ, người tớ già mới dần dần hợp lại đủ mặt. Cô chủ thân hành sang gian nhà phía tây, hỏi thăm Sanh đau nhức thế nào. Nàng cởi băng ra và thấy xương tay của Sanh đã dính liền lại, bèn lấy thuốc mang sẵn ra, rịt vào vết thương rồi mới đi. Kể từ đó nàng càng trọng Sanh, cho phép những gì chàng hưởng dụng đều đồng đẳng với của nàng. Lúc cánh tay Sanh lành hẳn, nàng thết tiệc rượu trong nội thất để tuyên dương chàng. Nàng mời Sanh ngồi, chàng khiêm tốn ba lần rồi cuối cùng ngồi ghé một góc ghế. Nàng nâng chén quan khách rồi hồi lâu mới nói: "Sinh mạng thiếp đã nhờ chàng cứu giúp, hôm nay không có người môi giới, thiếp đành nén thẹn mà tự hiến cuộc đời cho chàng vậy." Sanh bàng hoàng nói: "Tôi thọ ân cô rất nhiều, dẫu có nát thân cũng chưa đền đáp được. Nhưng nếu tuân lệnh cô thì trái với thân phận, tôi sợ rằng Trời cao sẽ trừng phạt nên chẳng dám... Nếu như cô có lòng thì cho tôi được cùng tì nữ kết duyên, như vậy đã quá lắm rồi."

    Một hôm chị cả của nữ chủ là Diêu Đài đến chơi. Nàng khoảng bốn mươi tuổi trông khá xinh đẹp. Tối lại, nàng cho mời Sanh vào buồng. Diêu Đài bảo ngồi chàng ngồi rồi nói: "Tôi từ ngàn dặm đến đây, để đứng làm chủ hôn cho em gái tôi. Đêm nay có thể cho nó sum họp cùng người quân tử được chăng." Sanh đứng lên, nhắc lại lời từ khước. Diêu Đài chợt bảo đem rượu ra rồi bảo Sanh và nữ chủ đổi chén lẫn nhau. Chàng cố từ chối, Diêu Đài giựt lấy tự tiện trao đổi. Chàng bấy giờ sụp quỳ xuống đất tạ tội, đỡ lấy chén rượu mà uống cạn.


    Chàng bấy giờ sụp quỳ xuống đất tạ tội


    Lúc Diêu Đài ra ngoài nàng nói: "Thưa thật cùng chàng, thiếp vốn là tiên nữ, vì phạm lỗi mà bị đày. Thiếp tự nguyện xuống trần, gom các oan hồn lại nuôi dưỡng để chuộc tội đối với thượng đế. Hôm nọ bị lũ thiên ma đến cướp phá, thành ra có cái duyên nương tựa vào chàng. Thiếp mời chị cả về đây làm chủ hôn và lo việc nhà nầy cho thiếp, để thiếp tiện việc theo chàng về bên ấy". Sanh kính cẩn nói: "Sống dưới mặt đất, lạc thú vô cùng. Chớ ở nhà tôi thì có người vợ dữ. Vả lại, nhà cửa tôi chật hẹp khó mà lo liệu chu tất lâu dài". Nàng cười khẽ, nói rằng không hại gì. Lúc đã say, họ cùng nhau vào phòng, giao hoan luyến ái lên đến cực điểm. Mấy ngày sau, nàng bảo chàng: "Việc sum họp ở cõi âm không thể nào kéo dài được. Xin mời chàng tính gấp chuyện trở về. Chàng thu xếp việc nhà xong, tự khắc thiếp sẽ đến với chàng".

    Còn nữa...

  7. #17
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Vương Sanh

    Tiếp theo và hết.


    Nàng dắt ngựa trao cho Sanh, mở cửa kêu chàng ra đi. Bức vách khép chặt lại. Chàng cưỡi ngựa vào xóm. Người trong làng ai nấy đều kinh hãi. Về đến cửa Sanh thấy trong nhà sáng rực. Trước đó, lúc chàng bỏ ra đi, vợ chàng nhắn hai anh của y lại, định đem việc đánh đập kia mà thưa chàng lên quan. Đợi mãi đến chiều tối, không thấy chàng về, họ mới đi. Có kẻ bắt gặp giày chàng đánh rơi dưới rãnh nước, ngờ chàng đã chết.


    Thế rồi hơn một năm qua, Sanh biệt vô âm tín. Có người chủ hiệu buôn ở huyện Thiểm thuộc tỉnh Hà Nam, cậy mai mối đến cưới vợ Sanh. Người ấy đến ngay nhà chàng để vui vầy cùng vợ chàng. Trong vòng nửa năm, ông ta cất thêm nhà ngang dãy dọc. Người chủ tiệm lại đi xa, lo việc buôn bán rồi mua một người tì thiếp đem về. Từ đó trong nhà không yên. Rồi nhiều khi luôn mấy tháng người lái buôn vắng bặt không về. Sanh dò hỏi sự tình, tức giận quá, buộc ngựa ngoài ngõ mà vào. Gặp người tớ già ngày trước Sanh chưa kịp nói thì bà già kinh hãi, sụp quỳ xuống đất. Chàng quở mắng hồi lâu, rồi bảo dẫn chàng đi ngay đến phòng vợ. Lục soát một hồi Sanh mới nhận ra người vợ đã lẩn đâu mất. Sau đó Sanh gặp nàng ở hàng ba phía sau, tự treo cổ chết. Sanh bèn sai người khiêng nàng về nhà họ Lan, xong xuôi chàng gọi người thiếp ra, thấy nàng độ mười tám mười chín tuổi, dáng người khá đẹp. Sanh bèn cùng người thiếp sum vầy.


    Người chủ hiệu buôn cậy người trong xóm đến xin trả thiếp lại cho y. Người thiếp van nài tha thiết không chịu đi. Sanh làm đơn, định thưa người kia về tội giựt nhà đoạt vợ. Chủ hiệu buôn không dám hó hé gì nữa, thu dọn cửa hàng dời sang miền tây.

    Đến lúc này Sanh đâm ra hồ nghi Cẩm Sắt quên lời ước. Nhưng một tối nọ, giữa lúc cùng người thiếp uống rượu, Sanh bỗng nghe có tiếng ngựa xe đậu trước cửa. Thì ra nàng đến. Nàng chỉ giữ một mình Xuân Yến và bảo tất cả người hầu ra về. Nàng bước vào phòng thì người thiếp đứng lên chắp tay vái chào. Nàng nói: "Dì ấy có tướng sanh con trai, có thể chịu khổ thay thiếp." Nói xong nàng đi lấy áo gấm, châu báu đem cho ả. Tì thiếp đưa hai tay nhận lãnh, rồi đứng đó hầu hạ. Nàng kéo Sanh ngồi xuống, cùng nhau cười nói vui vẻ. Hồi lâu nàng nói: "Tôi say rồi, chỉ muốn đi ngủ thôi." Sanh cũng bỏ giày lên giường cùng nàng. Bấy giờ người thiếp mới bước ra nhà ngoài. Khi ả vào buồng mình thì thấy Sanh đã nằm trên giường, lấy làm lạ, quay lại nhìn lén vào phòng Cẩm Sắt, thấy nến đã tắt. Sanh đêm nào cũng ở buồng người thiếp. Một đêm, người thiếp thức giấc, lén nhìn vào phòng Cẩm Sắt, thấy chàng và cô gái đang cùng nhau nói cười. Lấy làm quái lạ về việc ấy, nàng vội trở gót về định mách chàng hay nhưng trên giường không có ai cả. Sáng ra, nói nhỏ riêng cho chàng nghe, thì ra chính chàng cũng chẳng hay biết gì, chỉ biết rằng có lúc ở phòng cô chủ, có lúc lại ngủ ở phòng tì thiếp. Chàng dặn người thiếp hãy giấu kín chuyện quái dị ấy. Lâu ngày tì thiếp bắt đầu có mang. Cẩm Sắt dường như không biết. Một hôm tì thiếp lên giường chuẩn bị sinh con, nhưng thấy sinh khó quá. Nàng chỉ biết kêu lên: "Cô ơi!" Cô chủ bước vào, là thai ra ngay. Nàng ẵm giơ lên, nhận ra là con trai. Nàng cắt rún rồi đặt nó vào lòng tì thiếp.


    Làm vợ Sanh suốt ba mươi năm trời, thỉnh thoảng Cẩm Sắt về thăm nhà, ra đi hay trở lại đều vào lúc ban đêm. Một hôm nàng dẫn Xuân Yến cùng đi, mà chẳng trở lại. Còn chàng thì đến năm tám mươi tuổi, bỗng một đêm kia dắt lão bộc ra đi và mãi cũng không trở về ngôi nhà cũ nữa./.
    ----------------------------------
    Doancongtu theo Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh

  8. #18
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Liên Tỏa Truyện



    Tỉnh Sơn Tây có nho sinh họ Dương, tên Tử Úy, gia tư khá giả nhờ ở gia sản của cha mẹ để lại. Năm ấy, Tử Úy bỏ Sơn Tây sang Sơn Ðông, mua một ngôi nhà ở huyện Tứ Thủy để cư ngụ. Ngôi nhà nằm giữa một vườn bạch dương, có hàng rào dâm bụt vây quanh. Ðêm đêm, gió thổi vào lá bạch dương gây nên tiếng rì rào như tiếng sóng vỗ. Cổng chính ngôi nhà trông ra một cánh đồng trống trải, đầy cổ mộ. Một tối, Tử Úy vừa thắp đèn lên để đọc sách thì chợt nghe có tiếng thiếu nữ ngâm thơ, từ ngoài hàng rào vọng vào nhà. Âm thanh trong vắt song đượm vẻ ai oán thê lương, ngâm đi ngâm lại mãi hai câu:

    Nguyên dạ thê phong khước đảo xuy,
    Lưu huỳnh thông thảo phục triêm vi.
    (Ðêm xuân gió nhẹ lạnh căm căm,
    Ðom đóm theo hoa lướt buổi rằm).

    Tử Úy cứ thắc mắc, chẳng hiểu là tiếng người hay tiếng ma. Sáng sau, Tử Úy ra ngoài hàng rào để coi xem có vết chân người hay không thì chẳng thấy gì ngoài một chiếc nịt bít tất mắc trong bụi cỏ gai. Tử Úy nhặt lên, đem về nhà, để trên thành cửa sổ. Tối ấy, quá canh hai, lại nghe có tiếng ngâm thơ, Tử Úy bèn bắc ghế đứng nghển cổ nhìn qua hàng rào xem là ai thì bỗng thấy tiếng ngâm im bặt. Vì thế, Tử Úy nghĩ chắc là ma. Tuy nhiên, Tử Úy vẫn ưa thích tiếng ngâm ấy.


    đứng tựa vào cây, cúi đầu ngâm thơ...

    Tối sau, Tử Úy ra phía ngoài hàng rào, nấp trong bụi rậm để rình. Sắp sang canh hai, chợt thấy từ trong bụi cỏ ở đằng xa, có một nữ lang, dáng điệu tha thướt, lướt tới một cây nhỏ cạnh hàng rào nhà mình, đứng tựa vào cây, cúi đầu ngâm thơ, Tử Úy khẽ lên tiếng đằng hắng. Nữ lang nghe có tiếng người, vội lướt trở lại bụi cỏ rồi lẩn mất.
    Từ đó, tối nào Tử Úy cũng ra nấp trong bụi rậm để chờ nghe lén. Ðến khi nữ lang ngâm xong, lẩn vào bụi cỏ, Tử Úy mới quay vào nhà.
    Một tối, khi nghe nữ lang ngâm xong, Tử Úy chợt nghĩ ra hai câu kế, liền cất giọng ngâm tiếp:

    U tình khổ tự hà nhân kiến,
    Thúy tụ đan hàn nguyệt thượng thì.
    (Nỗi niềm buồn tủi nào ai thấy,
    Áo biếc cô đơn dưới bóng trăng) .

    Ngâm xong, thấy chung quanh vắng lặng, Tử Úy bèn quay vào nhà. Vừa ngồi xuống ghế, chợt thấy nữ lang từ ngoài sân bước vào, chắp tay vái chào, Tử Úy mừng lắm, vội chắp tay đáp lễ, hỏi: "Nương tử họ tên chi?" Nữ lang đáp:"Thiếp họ Chu, tên Liên Tỏa" Hỏi: "Nhà ở đâu?" Ðáp: "Cũng ở gần đây thôi" Hỏi: "Quê cũng ở huyện này phải không? Ðáp :"Không phải! Ở huyện Lũng Tây tỉnh Cam Túc!" Hỏi: "Sao lại sang đây lưu ngụ?" Ðáp: "Vì khi trước gia phụ dời nhà sang đây, nên dắt sang theo!" Hỏi: "Nương tử có phải là người sống không?" Ðáp: "Không phải! Thiếp là ma!" Hỏi: "Sao qua đời sớm thế?" Ðáp: "Vì bị bạo bệnh!" Tử Úy hỏi: "Mộ ở đâu?" Nữ lang lấy ngón tay chỉ về phía cánh đồng trước cổng, đáp: "Cách đây một dặm, nằm cạnh gốc cổ thụ cao!" Hỏi: "Qua đời đã lâu chưa?" Ðáp: "Ðã được 20 năm rồi! Từ năm mới 17 tuổi!" Hỏi: "Sao đêm nào cũng tới đây ngâm thơ?" Ðáp: "Vì ở chốn cửu tuyền hoang dã quá! Lang thang tới đây ngâm thơ cho đỡ buồn!" Hỏi: "Hai câu thơ vẫn ngâm là của thi sĩ nào?" Ðáp: "Của thiếp!" Hỏi: "Sao lại làm thơ ai oán, thê lương thế?" Ðáp: "Vì muốn gửi gấm mối u tình!" Hỏi: "Thường lẩn trốn người sống, sao tối nay lại dám vào đây?" Ðáp: "Vào để cám ơn!" Hỏi: "Cám ơn về việc gì?" Ðáp: "Về việc đã nghĩ giùm hai câu kế vô cùng tuyệt diệu! Thiếp chỉ nghĩ được hai câu đầu, còn hai câu kế thì chịu! Nay được kẻ sĩ phong nhã nghĩ giùm cho, thiếp khâm phục lắm, nên vào đây để cám ơn!" Hai bên bèn chuyện trò thân mật, cách xưng hô cũng mỗi lúc một thân hơn. Gần tới nửa đêm, bỗng Tử Úy dang tay ra đùa bỡn. Liên Tỏa chỉ đưa tay chống cự yếu ớt. Chợt Tử Úy đưa mắt nhìn chằm chặp xuống hai chân Liên Tỏa. Thấy thế, Liên Tỏa cười, nói: "Cuồng sinh này sàm sỡ quá!" Tử Úy nói: "Chẳng phải là sàm sỡ đâu! Thấy nịt bít tất lạ thì nhìn đó thôi! Bên phải là nịt màu tím mà bên trái lại là tơ màu vàng!" Lúc đó Liên Tỏa mới vỡ lẽ. Liền đáp: "Tối nọ ngỡ là bị đuổi bắt, hốt hoảng bỏ trốn, nên bị tuột mất một chiếc nịt, chẳng biết ở đâu!" Tử Úy nói: "Ðể ta biếu nàng một chiếc khác!" Rồi tới thành cửa sổ lấy chiếc nịt đưa cho. Thấy đúng là chiếc nịt của mình, Liên Tỏa hết sức kinh ngạc, hỏi: "Lấy ở đâu ra?" Tử Úy nói thực cho nghe. Liên Tỏa liền tháo tơ ra, cột nịt vào. Thế rồi, hai người ngồi đàm luận văn thơ. Thấy Liên Tỏa thông tuệ, dễ thương, Tử Úy coi như một bạn văn tri kỷ. Quá nửa đêm, Liên Tỏa cáo biệt. Sáng sau, Tử Úy đi về phía đằng trước cổng nhà chừng một dặm thì thấy quả có một ngôi mộ nằm cạnh một gốc cổ thụ cao.


    Từ buổi ấy, tối nào Tử Úy cũng nghe thấy tiếng ngâm thơ, rồi một lát sau thì thấy Liên Tỏa tới. Hai bên gặp nhau, nói cười vui vẻ, đàm luận văn thơ rất tương đắc, tựa hồ như cá gặp nước vậy.

    Một tối, Tử Úy ngỏ ý muốn ái ân song Liên Tỏa chẳng chịu. Thế nhưng, khi Tử Úy ngỏ ý muốn kẻ lông mày cho thì Liên Tỏa lại chịu ngay.
    Tối khác, Liên Tỏa tới, dặn:"Xin chớ nói chuyện đôi ta cho ai biết!" Tử Úy hỏi: "Tại sao?" Ðáp: "Vì thiếp nhát lắm! Ngoài chàng ra, thiếp chẳng dám cho người nào gặp mặt vì sợ người ta bắt nạt mình!" Tử Úy gật đầu.

    Mấy hôm sau. Một bữa, Tử Úy mượn được cuốn Liên Xương Cung Từ, đem về để trên bàn. Tối ấy, khi Liên Tỏa tới, thấy cuốn cung từ thì bất giác thở dài. Tử Úy hỏi: "Sao lại thở dài?" Liên Tỏa đáp: "Vì sinh thời, thiếp thích đọc cuốn này lắm! Nay thấy nó, thiếp lại nhớ tới thủa sinh thời nên ngậm ngùi mà thở dài đó thôi!" Tử Úy nói: "Cuốn này hay lắm! Ta cũng muốn chép lại một bản để thỉnh thoảng ngâm nga!" Liên Tỏa nói: "Nếu thế thì để thiếp chép cho!" Nói xong, liền ngồi dưới đèn mà chép, nét chữ rất ngay ngắn, mảnh mai. Rồi tự chọn cho mình một trăm bài ưa thích, chép thành một tuyển tập. Sáng sau, Tử Úy cất bản chép vào rương, để tuyển tập trên bàn, còn bản chính thì đem đi trả.

    Một tối, Liên Tỏa tới, nói: "Chàng nên mua lấy một bàn cờ với một cây đàn để chúng mình giải trí với nhau!" Tử Úy gật đầu. Sáng ra, Tử Úy đi mua. Tối đến, khi Liên Tỏa tới, thấy có bàn cờ với cây đàn thì mỉm cười, nói: "Chàng hãy đấu thử với thiếp vài ván xem sao!" Tử Úy gật đầu rồi ngồi vào bàn, đấu cờ với Liên Tỏa. Tử Úy thua liền hai ván.


    Tối sau, Liên Tỏa tới, nói: "Thiếp mới viết được khúc Tiêu Song Linh Vũ, nhưng chẳng biết chàng có thích nghe chăng?" Tử Úy gật đầu. Liên Tỏa bèn ôm đàn mà gảy, âm thanh ai oán. Mới nghe được nửa chừng, Tử Úy đã xua tay, nói: "Thôi đừng gảy nữa! Âm thanh buồn lắm!" Liên Tỏa bèn ngưng, rồi nói: "Thiếp có thuộc khúc Hiểu Uyển Oanh Thanh, nhưng chẳng biết chàng có thích nghe chăng?" Tử Úy gật đầu. Liên Tỏa lại ôm đàn mà gảy, âm thanh hoan lạc, khác hẳn khúc trước. Tử Úy thích khúc này lắm. Bèn cùng nhau vui chơi, quên cả thời khắc. Khi nhìn qua cửa sổ, thấy vừng đông đã ló rạng, Liên Tỏa mới kinh hãi, vội đứng dậy ra về.

    Còn nữa...

  9. #19
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Liên Tỏa Truyện

    Tiếp theo...


    Nửa năm sau. Một trưa, Tử Úy đang nằm ngủ ở phòng khách, bỗng có người bạn nho sinh họ Tiết, tới thăm. Thấy Tử Úy đang ngủ, Tiết sinh đảo mắt nhìn quanh thì thấy có nhiều quân cờ vứt ngổn ngang trên bàn, cạnh một cây đàn. Vốn biết Tử Úy chẳng thích những thứ này, Tiết sinh lấy làm lạ nên đoán là Tử Úy mới có bạn gái. Tới bàn coi, Tiết sinh bắt gặp một bản chép các bài cung từ. Lật trang đầu ra coi, thấy nét chữ mảnh mai, ngay ngắn, lật trang cuối ra coi, thấy có ba chữ Liên Tỏa chép, Tiết sinh càng tin là mình đoán đúng.


    Lát sau, khi tỉnh giấc, thấy bạn tới chơi, Tử Úy vùng dậy mặc quần áo, ngồi tiếp chuyện. Trong lúc hàn huyên, Tiết sinh hỏi:"Sao lại có bàn cờ với cây đàn?" Tử Úy đáp:"Vì muốn học đấu cờ với gảy đàn!" Hỏi:"Ai chép cho bản cung từ để trên bàn?" Ðáp:"Mới mượn được của một người bạn chứ có ai chép cho đâu!" Cười, nói:"Liên Tỏa là tên con gái chứ đâu có phải là tên người bạn nào? Nói dối làm chi?" Tử Úy chẳng biết phải trả lời ra sao nên chỉ ngồi im lặng. Tiết sinh gặng hỏi song Tử Úy nhất định không nói. Tiết sinh bèn giả vờ cắp bản cung từ ra về. Quẫn quá, Tử Úy đành phải thuật lại chuyện mình gặp Liên Tỏa. Nghe xong, Tiết sinh nói:"Chuyện này lạ lắm. Nhờ bạn nói với Liên Tỏa cho tôi gặp mặt một lần!" Tử Úy đáp:"Tôi đã hứa với nàng là sẽ chẳng nói chuyện tôi gặp nàng cho ai biết! Xin bạn đừng ép!" Tiết sinh năn nỉ: "Nghe chuyện, tôi ngưỡng mộ nàng lắm! Vì thế tôi mới nảy ý muốn xin gặp mặt một lần! Ngoài ra, tôi chẳng có ý gì khác!" Bất đắc dĩ, Tử Úy phải nhận lời. Tiết sinh bèn trả lại bản cung từ, hẹn:"Sáng mai, tôi sẽ trở lại!" rồi cáo biệt. Tối ấy, khi Liên Tỏa tới, Tử Úy thuật lại chuyện Tiết sinh yêu cầu. Nghe xong, Liên Tỏa giận lắm, nói: "Hôm nọ đã căn dặn thế nào, mà hôm nay lại đi tiết lộ cho người khác biết?" Tử Úy bèn đem tình trạng cùng quẫn của mình ra để biện bạch. Nghe xong, Liên Tỏa thở dài, nói: "Thế là đôi ta đã hết duyên nợ với nhau rồi!" Tử Úy bèn năn nỉ, giải thích, xin lỗi cả trăm lần song Liên Tỏa vẫn chẳng vui. Lát sau, Liên Tỏa đứng dậy, nói:"Thôi, thiếp đi đây! Phải tạm lánh người bạn của chàng một thời gian đã!" Nói xong, biến mất.


    Ðúng hẹn, sáng sau Tiết sinh trở lại. Tử Úy nói: "Tôi đã nói giùm bạn rồi song Liên Tỏa chẳng chịu!" Tiết sinh nói:"Tôi nghi là bạn nói dối quá!" Tử Úy bất bình, nói: "Tôi nói thực, còn tin hay không là tùy bạn!" Tiết sinh bèn cáo biệt. Tối ấy, Tiết sinh trở lại nhà Tử Úy, dắt theo hai bạn nho sinh khác, một người họ Vương, một người họ Phùng, cùng tới nằm lỳ ở nhà Tử Úy như bộ ba ăn vạ, nói chuyện ồn ào suốt đêm, cố ý không cho Tử Úy ngủ, để chờ gặp Liên Tỏa. Thế nhưng, trong ba đêm liền, chẳng thấy Liên Tỏa đâu. Bộ ba chán nản, bèn bàn tính với nhau chỉ ở lại thêm một đêm nữa rồi sẽ ra về.
    Tối ấy, vào khoảng canh hai, khi bộ ba sắp đi ngủ thì bỗng nghe có tiếng ngâm thơ ai oán thê lương từ ngoài hàng rào vọng vào. Vốn tính hung hãn, Vương sinh chạy ra sân nhặt một viên đá ném qua hàng rào, quát: "Làm bộ chẳng thèm tiếp chuyện ai, sao bây giờ lại tới đây mà ngâm thơ ư ử?" Lập tức, tiếng ngâm im bặt. Bộ ba bực tức với Liên Tỏa còn Tử Úy thì bực tức với bộ ba, nỗi bực tức hiện rõ trên nét mặt cũng như trong lời nói. Thấy thế, bộ ba bèn rủ nhau đi ngủ.
    Sáng sau, bộ ba cáo biệt. Tử Úy hững hờ tiễn ra cổng. Bộ ba về rồi, Tử Úy lại cảm thấy vô cùng trống rỗng, chỉ cầu mong Liên Tỏa trở lại với mình. Tối ấy, Tử Úy thức chờ Liên Tỏa suốt đêm song chẳng thấy Liên Tỏa đâu.

    Hai tối sau. Trong lúc Tử Úy đang buồn rầu thất vọng, ngồi gục đầu trên bàn, bỗng thấy Liên Tỏa đẩy cửa bước vào phòng. Tử Úy mừng quá, vội đứng dậy, chạy ra đón. Liên Tỏa ôm mặt khóc, nói:"Bạn bè chàng hung hãn quá, chỉ muốn bắt nạt thiếp thôi!" Tử Úy nói: "Xin nàng thứ lỗi cho ta! Hãy ngồi xuống đây cho ta phân trần!" Ðáp:"Chàng chẳng cần phải phân trần làm chi nữa! Thiếp chỉ đến để chào vĩnh biệt chàng thôi!" Nói:"Thì hãy ngồi xuống đây đã!" Ðáp: "Ðã nói đôi ta hết duyên nợ với nhau rồi mà! Thôi, từ nay xin vĩnh biệt!" Tử Úy toan lên tiếng năn nỉ thì thấy Liên Tỏa đã biến mất.

    Bẵng đi hơn một tháng, chẳng thấy Liên Tỏa trở lại, Tử Úy nhớ lắm, gày dộc hẳn đi, song cũng chẳng biết phải làm thế nào. Một tối, Tử Úy buồn quá, lấy rượu ra ngồi độc ẩm. Chợt thấy có người đẩy cửa bước vào phòng, Tử Úy đưa mắt nhìn thì thấy là Liên Tỏa. Tử Úy mừng quá, vội hỏi: "Phải chăng là nàng đã thứ lỗi cho ta?" Liên Tỏa chẳng đáp, chỉ ứa nước mắt khóc. Tử Úy hỏi: "Sao lại khóc?" Liên Tỏa mấp máy môi toan nói song lại thôi. Tử Úy hỏi: "Toan nói gì rồi lại thôi?" Liên Tỏa nuốt nước mắt, đáp: "Thiếp tức giận chàng nên đã bỏ đi, quyết tâm chẳng bao giờ trở lại! Song, tối nay có việc gấp, lại phải tới đây nhờ chàng nên chẳng khỏi ngượng ngùng!" Tử Úy hỏi: "Việc gì mà gấp thế?" Liên Tỏa vẫn ngập ngừng chưa chịu nói. Tử Úy giục: "Có việc gì thì nói ra đi, ta sẽ tận tình giúp đỡ cho!" Bấy giờ Liên Tỏa mới nói: "Tối qua, tự nhiên có một con quỷ tục tằn bẩn thỉu, chẳng biết lai lịch ở đâu, tới bắt thiếp phải đi theo nó để làm vợ. Thiếp nghĩ mình là con nhà gia giáo nên quyết tâm chẳng chịu, nhưng cũng biết mình là kẻ yếu đuối, chẳng thể chống cự được với nó nên mới tìm kế hoãn binh, xin nó cho hai ngày để thu xếp. Nó ưng thuận, hẹn tối mai sẽ tới đón. Vì trộm nghĩ đôi ta đã thân mật như vợ chồng nên tối nay thiếp mới tới đây để nhờ chàng diệt trừ nó giùm thiếp!" Thoạt nghe, uất khí trào lên cổ, Tử Úy nói ngay: "Ta thề là sẽ giết chết nó cho nàng!" Nói xong, như chợt nghĩ ra điều gì, Tử Úy lại nói: "Thế nhưng, nó với ta, âm dương đôi ngả, làm sao mà ta có thể giết nó được?" Liên Tỏa đáp: "Chàng chớ lo về việc này! Thiếp đã có cách!" Tử Úy hỏi: "Cách nào?" Liên Tỏa đáp: "Tối mai thiếp sẽ nói, bây giờ xin đừng hỏi! Chỉ cần tối mai chàng đi ngủ sớm là được rồi!" Tử Úy thắc mắc lắm song cũng đành gật đầu. Liên Tỏa bèn ngồi lại đàm luận văn thơ với Tử Úy cho tới rạng đông mới đứng dậy ra về. Trước khi đi, Liên Tỏa còn dặn: "Tối mai, xin chàng nhớ đi ngủ sớm!" Tử Úy lại gật đầu.

    Tối sau, Tử Úy mặc sẵn quần áo rồi lấy rượu đem vào phòng ngồi độc ẩm. Khi đã ngà ngà say, Tử Úy cứ để nguyên quần áo, lên giường nằm. Chợt thấy Liên Tỏa đẩy cửa bước vào, tiến tới cạnh giường, trao cho mình một bội đao, Tử Úy vội vùng dậy để đỡ. Chú mục nhìn thì thấy bội đao dài hơn thước, chuôi có nạm minh châu. Tử Úy chưa kịp hỏi chuyện thì Liên Tỏa đã nắm lấy tay, kéo ra khỏi phòng, chạy nhanh như gió.

    Lát sau, tới một ngôi nhà, Liên Tỏa đẩy cửa, kéo Tử Úy vào, rồi đóng sập lại, cài then thật kỹ. Tử Úy hỏi: "Nhà này của ai?" Liên Tỏa đáp: "Của thiếp!" Vừa đáp xong thì bỗng có tiếng đập cửa ầm ầm. Liên Tỏa tái mặt, nói: "Con quỷ tới rồi đó!" Tử Úy vội nắm chắc bội đao trong tay, chạy ra mở cửa, phóng mình ra sân. Thấy một con quỷ, đầu đội mũ đỏ, mình mặc áo xanh, đứng ở giữa sân, Tử Úy liền quát: "Loài quỷ tục tằn bẩn thỉu kia, mi ở đâu mà dám tới đây quấy nhiễu?" Con quỷ tức giận, trừng mắt nhìn Tử Úy, quát lại: "Cái thằng khốn nạn này! Mi ở đâu mà dám tới đây xen vào chuyện của tao?" Tử Úy nổi giận, múa tít bội đao, xông vào loạn trảm. Con quỷ bèn cúi xuống nhặt một viên đá, ném Tử Úy, trúng cổ tay, làm thanh bội đao suýt bị văng đi. Liên Tỏa ở trong nhà nhìn qua cửa sổ, thấy Tử Úy bị lâm nguy thì kinh hãi quá, vội chạy tới ngồi bệt ở góc phòng, co rúm người lại. Trong cơn nguy cấp, Tử Úy chợt thấy một thợ săn ở đằng xa, vội hét lớn:"Cứu tôi với! Cứu tôi với!" Thợ săn phóng mình chạy tới. Con quỷ lại cúi xuống nhặt một viên đá, ném thợ săn, nhưng không trúng. Thợ săn bèn giương cung bắn quỷ, mũi tên cắm phập vào bắp vế, làm quỷ ngã lăn xuống đất. Thợ săn vội bắn bồi một mũi nữa, xuyên qua sọ, làm quỷ chết ngay.


    Tử Úy mừng quá, chạy tới gần thợ săn để cám ơn thì chợt nhận ra thợ săn chính là Vương sinh. Vương sinh cũng nhận ra Tử Úy. Hai người cùng kinh ngạc. Vương sinh hỏi: "Bạn đi đâu mà lại tới đây?" Tử Úy đáp: "Liên Tỏa nhờ tôi tới đây để diệt trừ con quỷ giùm nàng song tôi bị nó lấy đá ném trúng cổ tay. Ðang bị lâm nguy thì may được bạn tới cứu! Xin cám ơn bạn nhiều! Ðây là nhà của Liên Tỏa! Vậy xin mời bạn hãy vào nhà nói chuyện một lát đã!" Vương sinh mừng lắm, nghĩ bụng mình vừa giết được con quỷ để cứu Tử Úy và Liên Tỏa thì chắc là đã chuộc được cái lỗi ném đá và quát thét trước kia. Vì thế, Vương sinh theo Tử Úy vào nhà. Thấy Liên Tỏa ngồi ở góc phòng Vương sinh gật đầu chào. Vì còn hồi hộp, Liên Tỏa chỉ khẽ gật đầu đáp lễ. Tử Úy đặt bội đao lên bàn. Vương sinh thấy bội đao lạ, bèn tới cầm lên coi. Thấy bội đao sáng quắc và nhọn hoắt, Vương sinh cứ tấm tắc khen: "Bội đao này đẹp quá! Bội đao này tốt quá!" Vương sinh cầm bội đao ngắm nghía hồi lâu rồi mới đặt trở lại bàn, hỏi: "Bạn lấy bội đao này ở đâu ra?" Tử Úy đáp: "Bội đao này là của Liên Tỏa trao cho tôi để diệt trừ con quỷ chứ chẳng phải là của tôi! Nay bạn đã giết được con quỷ giùm tôi rồi thì tôi chẳng còn phải dùng tới bội đao này nữa! Vì thế, bây giờ tôi đem trả lại cho nàng!" Thấy chẳng còn chuyện gì, Vương sinh bèn nói: "Thôi, tôi về đây!" rồi quay về phía góc phòng, gật đầu chào Liên Tỏa. Liên Tỏa cũng gật đầu đáp lễ. Vương sinh liền mở cửa, bước ra khỏi nhà. Thấy Vương sinh ra về, Tử Úy cũng muốn về theo nên quay nhìn Liên Tỏa, nói: "Thôi, ta cũng về đây!" Liên Tỏa chưa kịp đáp thì Tử Úy đã phóng mình chạy theo Vương sinh. Vì chạy nhanh quá, Tử Úy vấp phải đá rồi tỉnh giấc, biết là mình nằm chiêm bao.

    Còn nữa...

  10. #20
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Liên Tỏa Truyện

    Tiếp theo...



    Thấy cổ tay đau nhức, Tử Úy kinh ngạc lắm, cứ thắc mắc chẳng lẽ chuyện mình bị ném đá trong mộng lại là chuyện có thực hay sao? Sáng ra, coi kỹ lại thì quả nhiên thấy cổ tay mình đã bị sưng vù.

    Trưa ấy, Tử Úy thấy Vương sinh tới thăm mình thì càng kinh ngạc. Vương sinh bước vào phòng khách, nói: "Ðêm qua tôi nằm mộng thấy một chuyện lạ!" Tử Úy hỏi: "Có phải là chuyện đã dùng cung tên bắn chết một con quỷ hay không?" Vương sinh cực kỳ kinh hãi, hỏi: "Sao bạn biết?" Tử Úy bèn chìa cổ tay ra cho coi, rồi thuật lại giấc mộng cho nghe. Nghe xong, Vương sinh nói: "Tôi cũng nằm mộng thấy như thế!" Hai người cùng hết sức kinh nghi. Vì nhớ rõ nhan sắc của Liên Tỏa trong giấc mộng nên Vương sinh nói: "Nhờ bạn làm ơn nói với Liên Tỏa cho tôi được gặp mặt nàng một lần nữa!" Tử Úy đáp: "Ðược! Ðể rồi tôi sẽ nói cho!"

    Tối ấy, Liên Tỏa tới, nói: "Cám ơn chàng đã diệt trừ được con quỷ cho thiếp!" Tử Úy nói: "Ðó là công của Vương huynh chứ có phải là công của ta đâu! Vương huynh muốn được gặp mặt nàng một lần nữa đó!" Ðáp: "Vương huynh đã cứu mạng thiếp, thiếp chẳng dám quên ơn! Tuy nhiên, vì Vương huynh hung hãn quá nên thiếp kinh hãi lắm, chẳng dám gặp lại nữa! Thiếp thấy Vương huynh thích bội đao của thiếp nên thiếp muốn nhờ chàng đem bội đao ấy biếu Vương huynh giùm thiếp để tạ ơn!" Hỏi: "Nàng lấy bội đao ấy ở đâu ra?" Ðáp: "Nguyên bội đao ấy là của gia phụ mua ở đất Việt với giá trên trăm lượng vàng. Thiếp thấy bội đao thì thích, cứ đòi xem. Gia phụ thấy thế bèn cho thiếp. Thiếp thuê thợ nạm minh châu trên chuôi và quấn kim tuyến chung quanh cho đẹp. Khi thiếp qua đời, gia phụ thương thiếp quá nên sai gia nhân chôn bội đao cùng với thi thể thiếp. Nay thiếp xin tình nguyện dứt tình với bội đao để đền ơn cứu mạng của Vương huynh. Vương huynh có bội đao thì cũng như đã gặp mặt thiếp một lần nữa rồi!"

    Hôm sau, Vương sinh tới. Tử Úy thuật lại ý của Liên Tỏa. Nghe xong, Vương sinh tỏ vẻ buồn vì chẳng được gặp lại Liên Tỏa song cũng mừng vì sắp được biếu bội đao. Tối ấy, quả nhiên Liên Tỏa đem bội đao tới trao cho Tử Úy, nói: "Chàng nhớ dặn Vương huynh giữ gìn bội đao này cho cẩn thận! Nó chẳng phải là vật tầm thường đâu! Ở Trung Quốc chẳng có ai chế tạo được loại bội đao này cả!" Hôm sau, Vương sinh tới. Tử Úy đem bội đao ra biếu giùm. Vương sinh thích lắm, gửi lời cám ơn Liên Tỏa rồi cầm bội đao ra về.

    Từ đó, Liên Tỏa lại lui tới với Tử Úy như trước. Ba tháng sau. Một tối, Liên Tỏa đang ngồi đàm luận văn thơ với Tử Úy thì bỗng đôi má ửng hồng, đôi mắt cứ nhìn Tử Úy chằm chặp, đôi môi mấp máy tựa hồ như muốn nói điều gì rồi lại thôi. Tử Úy lấy làm lạ, hỏi: "Nàng muốn nói điều gì, sao chẳng nói ra?" Liên Tỏa đáp: "Bấy lâu nay thiếp đội ơn chàng quyến luyến nên đã tiếp thụ được sinh khí. Vì thế, bây giờ thiếp muốn sống lại. Tuy nhiên, muốn sống lại thì phải ân ái với nam nhân trần thế để có tinh huyết của người sống!" Tử Úy cười, nói:"Tưởng chuyện gì khó chứ chuyện ấy thì dễ quá mà! Trước kia ta đã đề nghị với nàng mà nàng chẳng chịu chứ có phải là tại ta tiếc gì nàng đâu!" Liên Tỏa càng ửng hồng đôi má, nói: "Thế nhưng nếu chàng chịu làm như vậy thì chàng sẽ bị bệnh nặng đó! Tuy nhiên nếu chàng chịu khó uống thuốc thì chỉ trên dưới mươi ngày là khỏi!" Tử Úy liền gật đầu rồi chạy tới bồng Liên Tỏa lên giường mà ân ái. Sau cuộc mây mưa, Tử Úy tưởng là đã xong thì lại nghe thấy Liên Tỏa nói: "Chưa xong đâu! Còn phải có ba giọt máu của người sống nhỏ vào rốn nữa! Chàng có thể chịu đau một chút mà cho thiếp ba giọt máu ấy không?" Tử Úy gật đầu rồi xuống giường, đi lấy dao sắc chích vào cổ tay, nhỏ ba giọt máu vào rốn cho Liên Tỏa.

    Lát sau, Liên Tỏa ngồi dậy mặc quần áo, nói: "Bây giờ thì xong rồi! Xin tạm biệt. Tối tối thiếp sẽ chẳng trở lại đây nữa!" Tử Úy hỏi: "Bao giờ thì nàng mới sống lại?" Ðáp: "Tính từ hôm nay, đúng một trăm ngày!" Hỏi: "Khi nàng sống lại thì tìm nàng ở đâu?" Ðáp: "Ở dưới mộ!" Hỏi: "Ở dưới mộ thì làm sao đón về nhà được?" Ðáp: "Ðể thiếp chỉ cách cho!" Hỏi: "Cách nào?" Ðáp: "Vào buổi chiều ngày thứ một trăm, chàng cứ dẫn gia nhân vác thuổng cuốc tới mộ thiếp. Khi thấy một đôi chim xanh bay tới đậu trên ngọn cây bên mộ rồi hót đủ bốn tiếng thì chàng phải cho gia nhân đào mộ thiếp lên ngay, đưa thiếp về nhà! Xin chàng nhớ kỹ cho một điều là sớm một chút cũng hỏng mà trễ một chút cũng chẳng xong!" Tử Úy gật đầu. Liên Tỏa bèn cáo biệt.

    Mười ngày sau, quả nhiên Tử Úy lâm trọng bệnh, bụng cứ sình lên như cái trống. Tử Úy bèn sai gia nhân đi mời thày lang tới hốt thuốc cho mình. Uống thuốc xong, Tử Úy đi cầu ra phân đen như bùn. Sau đó mười ngày, quả nhiên Tử Úy khỏi bệnh. Tử Úy bèn đi mua sẵn một bộ quần áo phụ nữ với một cái chăn mới, rồi ngồi đếm ngày rất cẩn thận.

    Vào sáng ngày thứ một trăm, theo đúng lời dặn, Tử Úy dẫn gia nhân vác thuổng cuốc tới mộ Liên Tỏa, đem theo bộ quần áo với cái chăn. Chờ từ sáng tới chiều, khi mặt trời đã ngả về tây, Tử Úy mới thấy một đôi chim xanh bay tới đậu trên ngọn cây cạnh mộ. Ðôi chim cất tiếng hót bốn tiếng rồi bay đi. Tử Úy mừng quá, vội giục gia nhân: "Ðược rồi đó! Hãy phạt cỏ, đào mộ lên đi!" Gia nhân vâng lời mà đào. Ðào tới quan tài thì thấy gỗ đã mục. Mở nắp ra coi thì thấy mặt mũi Liên Tỏa vẫn còn tươi như người sống. Tử Úy bèn lấy tay chà xát khắp châu thân Liên Tỏa, lấy bộ quần áo mới ra mặc cho, lấy chăn quấn kín châu thân. Rồi sai gia nhân khiêng về nhà trước, đặt lên giường, đốt lò sưởi, đắp chăn ấm.


    thấy có chút hơi thở nhè nhẹ, mong manh như sợi tơ...

    Lát sau, Tử Úy về nhà, đưa tay sờ mũi Liên Tỏa, thì thấy có chút hơi thở nhè nhẹ, mong manh như sợi tơ. Tử Úy bèn sai gia nhân lấy nước cháo rót vào miệng. Gần sáng, Liên Tỏa sống lại. Tuần sau, Liên Tỏa sinh hoạt bình thường, chẳng khác chi người sống. Từ đó, hai người chung sống bên nhau vô cùng tương đắc. Một hôm, Liên Tỏa nói với Tử Úy: "Trên hai chục năm qua thiếp nằm dưới mộ mà bây giờ thiếp cứ tưởng như mình vừa tỉnh một giấc mơ dài!" .



    --------------------------------------- Hết ---------------------------------

    Đoàn Công tử, theo Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh
    Lần sửa cuối bởi doancongtu; 30-09-2013 lúc 10:32 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •