Trang 1/8 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 72

Chủ đề: Tạp Lục Truyện (Quỷ thần - Ma mãnh truyện) !

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts

    Tạp Lục Truyện (Quỷ thần - Ma mãnh truyện) !

    1. Thực hảo ma ?
    Ăn có ngon không?

    Việt Nam Trung Hưng năm thứ 68 ở Nam phương có lão già họ Lê tên Mỗ trước cũng có tiếng là "bụng đầy chữ nghĩa". Thân tuy về trí sĩ và tuổi cũng đã thất tuần thế nhưng không hiểu vì sao càng về già lão lại càng lầm lẫn.


    Lê mỗ xưa cũng có tiếng là "bụng đầy chữ nghĩa" !?

    Một bữa bệnh, chẳng biết nghĩ ngợi như thế nào, lão bèn giở quyển “kinh”, thứ bảo bối (cái cái quyển xưa nay lão vẫn cho là báu vật, vẫn tự hào chỉ mình mới có, vẫn cứ gối ở đầu giường và thao thao “đàm thiên thuyết địa” với bạn bè, bằng hữu mỗi khi có ai đó đến thăm), vật “bất khả ly thân” ra rồi cứ thế mà đào bươi moi móc, tính tính toán toán. Rồi thì chẳng biết lão nghĩ như thế nào mà lại tụt quần rồi ị cả vào cuốn kinh. Vừa ị, lão còn luôn mồm hỏi “ăn có ngon không?”.


    Chỉ thấy mây đen vần vũ, sấm đùng đùng, chớp loằng nhoằng từ bốn phương ập đến, rồi thì cứ nhè vào lão mà phóng tới. Mỗ hoảng sợ vội kéo quần bỏ chạy nhưng chạy đến đâu, sấm sét truy đến đó.


    Chỉ thấy mây đen vần vũ...

    Lão chạy mãi, chạy mãi đến một cái chỗ có cái thế đất cao cao, khí hậu buốt lạnh, dân tình rặt một lũ mắt xanh mũi lõ, người đầy lông lá, tiếng nói như chim. Lê mỗ mặt tái xanh tái xám, hổn hển không ra tiếng lọ mọ vào xin ở trọ. Trọ được ba bữa thì mắc cái chứng bệnh són phân ra quần rồi cứ thế lấy tay bốc ăn, mồm lại tự hỏi “Ngươi ăn thấy ngon không?”, ăn xong lại són, són xong lại bốc ăn. Dân bản xứ thấy thế đều kinh hãi và xa lánh. Cũng có kẻ thương hại cho mời đại phu đến bắt mạch nhưng các thầy đều lắc đầu và phán “Bệnh ác khẩu tâm đố, đã thấm sâu vào óc, không chữa được”.


    Chẳng biết sắp tới sức khỏe của Lê mỗ sẽ ra sao?

    Lê mỗ vừa són vừa ăn tính đến nay cũng đã hơn chục bữa. Bệnh trạng như thế, chẳng biết còn kéo được mấy ngày.
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 10-09-2013 lúc 09:20 AM
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  2. The Following User Says Thank You to backieuphong For This Useful Post:

    ngochai (09-09-2013)

  3. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    375
    Thanks
    176
    Thanked 25 Times in 22 Posts
    Trời ơi, Kiều Công Tử "trảm" khiếp quá, Trảm Phong thế này thì tuy không rơi Đầu nhưng chắc cũng rụng Tim. Vả chưng Kinh Sách được nêu ở trên là Điệu Lề Kinh chăng?
    Hiền nhân cùng lý hợp hư vô,
    Đắc ngộ Kiền Khôn Tạo Hóa Lô.

    Hạ sĩ chỉ tranh danh dữ lợi,
    Giao nguyên khưu chủng thị Tiền Đồ.

  4. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    2. Mại Toán lão nhân

    Chuyện Ông Già Bán Tỏi


    Dương Nhị luyện công...

    Huyện Nam Dương có tướng quân tên Dương Nhị, giỏi quyền thuật, có thể dùng vai nâng chiếc thuyền chở lương lên. Mấy trăm quân sĩ xúm lại lấy giáo mà đâm, giáo đâm trúng người đều gãy vụn cả. Vì thế mà nổi tiếng một thời. Dẫn quân đến Thường Châu, mỗi khi tới diễn võ trường dạy thương bổng thì người đứng xem đông như hội.


    Diễn võ trường

    Một hôm, khi đang diễn luyện cho quân sĩ chợt có một ông già bán tỏi lưng còng lọm khọm, gấy yếu đi qua. Thấy Dương Nhị đang huấn luyện quân sĩ, lão già bèn đứng cạnh xem, liên mồm hung hắng và lên tiếng chê bai. Mọi người cả sợ, tới nói với Dương. Dương cả giận, truyền lão già tới rồi vung quyền đánh vào bức tường gạch, tay ngập vào cả thước, ngạo nghễ quát:
    - Ông có làm được thế không ?
    Lão già nói:
    - Quan gia có thể đánh được tường chứ chưa chắc đánh được người.
    Dương nghe càng giận, mắng:
    - Lão già khốn kiếp, có dám để ta đánh một quyền không?
    - Lão già này đâu dám chối từ - Ông già nói.
    - Vậy có chết cũng đừng oán trách ta nhé.
    Ông già cười nói:
    - Người già sắp chết nếu lấy cái chết giúp tướng quân thành danh thì lão già này đâu có tiếc.

    Bèn giao ước trước chỗ đông người, làm giấy tờ xong, bảo Dương nghỉ nghơi ba ngày. Đúng hẹn, ông già tự trói mình vào gốc cây, cởi áo để lộ ngực, Dương lấy thế từ ngoài mười bước vung quyền xông vào đánh. Ông già im lặng không nói tiếng nào, chỉ thấy Dương hai gối quỳ xuống, khấu đầu nói:
    - Vãn sinh biết tội rồi.
    Dương cố rút quyền ra nhưng đã bị kẹp vào bụng ông già cứng ngắc không sao rút được. Nài nỉ hồi lâu, ông già mới phình bụng thả ra, bị hất lăng ra ngoài cầu Nhất Thạch.
    Ông già thong thả đeo giỏ tỏi ra đi, rốt lại vẫn không chịu nói tên họ.


    Rốt lại vẫn không nói tên họ...

    Chuyện thấy chép trong Tử Bất Ngữ của Viên Mai
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  5. The Following User Says Thank You to backieuphong For This Useful Post:

    ngochai (09-09-2013)

  6. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    Chuyện Đổng Kim Âu


    Đổng Kim Âu
    Đổng Kim Âu là dũng sĩ ở Hồ Châu, có thể mang vật nặng đi bộ mười ngày tới kinh đô. Đổng hành nghề Bảo Tiêu, chuyên áp tải hàng cho khách vào kinh. Một bữa, khi đi ngang qua miếu Khai Thành thuộc địa phận Sơn Đông, có tên cướp theo sau định cướp. Đổng biết được bèn treo vàng lên cây, xuống ngựa đánh nhau với tên cướp. Tên cướp thua, hỏi:
    - Quyền pháp của túc hạ là ai dạy cho ?


    Có tên cướp theo sau định cướp...

    Đáp:
    - Tăng Nhĩ.
    Tên cướp nói:
    - Phá được quyền pháp của Tăng Nhĩ phải là em gái của ta, ngươi có dám chờ không ?
    Đổng cười nói:
    - Tránh mặt đàn bà thì không phải là trượng phu.
    Nói xong bèn ngồi đợi. Một lát sau có một cô gái mặt đẹp như hoa, tuổi chừng mười tám đôi mươi đi tới. Sau khi báo danh là tỉ thí ngay. Được vài hiệp, cô gái nói:
    - Quyền pháp của ngươi không phải chỉ Tăng Nhĩ dạy, mà còn có người khác nữa.
    Đổng nói thật:
    - Ta lúc đầu học Tăng Nhĩ, sau học sư phụ Tăng Nhĩ là Vương Chính Nam.
    Cô gái nói:
    - Nếu thế thì xin mời đến nhà ta ăn một bữa cơm rồi tái đấu sau đó quyết phân thắng phụ. Ngươi có dám không ?
    Đổng cậy tài bèn đi theo cô gái. Vừa khi tới cổng đã thấy trong nhà tưng bừng đèn kết hoa đăng. Còn đang bỡ ngỡ thì thấy người con trai lúc nãy dẫn vợ cùng với đám gia nhân ra đón mừng, nói:
    - Em rể ta tới rồi.
    Nói rồi lấy khăn đỏ che mặt em gái, ép hai người giao bái. Đổng ngạc nhiên hoảng sợ hỏi duyên cớ, đáp:
    - Cha ta xưa cũng làm Bảo tiêu, trên đường gặp Tăng Nhĩ, đánh thua mà chết. Ta cùng em gái lập chí báo thù, cùng luyện quyền pháp nhất định phải thắng được Tăng Nhĩ rồi sẽ giết y. Dò biết sư phụ của Tăng Nhĩ là Vương Chính Nam, nhưng không sao tìm được. Ngươi là đệ tử, ắt có thể dắt anh em ta đến gặp Vương Chính Nam để học thêm quyền pháp nhằm trả thù cho cha.


    Ép hai người làm lễ phu thê giao bái

    Đổng bèn ưng bụng ở lại làm rể, lại sai người thay mình đem vàng bạc lên kinh. Về sau không biết chuyện ra sao.
    Lần sửa cuối bởi backieuphong; 03-09-2013 lúc 10:37 PM
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  7. The Following User Says Thank You to backieuphong For This Useful Post:

    ngochai (09-09-2013)

  8. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    4. Hiệp Nữ

    Người Con Gái Nữ Hiệp
    Thư sinh họ Cố người Kim Lăng, học rộng tài hoa, nhưng nhà rất nghèo, lại vì có mẹ già không nỡ rời dưới gối, nên hàng ngày chỉ vẽ thuê viết mướn kiếm ăn. Ðã hai mươi lăm tuổi mà vẫn phòng không lạnh lẽo. Trước cửa nhà chàng là một ngôi nhà bỏ hoang từ lâu, một hôm có một bà già cùng một cô gái đến thuê để ở. Vì thấy không có đàn ông, nên chàng cũng chưa tiện thăm hỏi gốc tích của họ.


    Cố thư sinh

    Một hôm tình cờ từ ngoài về, chàng gặp cô gái trong phòng mẹ đi ra, tuổi chừng mười tám mười chín, xinh đẹp, thanh tú, trên đời ít có người sánh kịp. Gặp chàng, cô không tránh mặt nhưng có vẻ nghiêm lạnh.

    Chàng vào nhà hỏi mẹ, bà bảo:
    - Ðó là cô gái ở nhà trước cửa, sang mượn thước và kéo may. Cô vừa cho biết nhà cũng chỉ có một con một mẹ. Trông cô có vẻ không phải con nhà nghèo. Hỏi sao không lấy chồng, đáp vì còn mẹ già. Ðể mai mẹ sang chào bà cụ, nhân tiện dò xem sao. Nếu ước vọng của họ không cao xa quá thì con có thể phụng dưỡng mẹ già thay nàng .
    Hôm sau bà qua nhà cô gái, thấy mẹ nàng là một bà lão điếc. Nhìn trong nhà, tịnh không còn một bữa gạo cho ngày mai; hỏi cách sinh sống thì chỉ trông nhờ vào hai bàn tay cô gái. Dần dà mẹ chàng đem chuyện kết thân giữa hai nhà ra ướm hỏi; bà cụ như ý cũng bằng lòng, nhưng còn quay sang bàn bạc với cô gái; nàng nín lặng, xem chừng không được . Mẹ về, kể lại cho con nghe và tỏ ý ngờ vực nói :
    - Hay là cô ấy ngại nhà mình nghèo chăng? Tính tình nghiêm nghị không nói không cười, xinh như đào mận mà lại lạnh lùng như sương tuyết, thật là người kỳ lạ!
    Mẹ con than tiếc một lúc rồi cũng bỏ qua.
    Một hôm chàng ngồi ở phòng, bỗng có một thiếu niên đến nhờ vẽ tranh. Chàng ta dung nhan đẹp đẽ nhưng ý tứ thì khá buông tuồng. Hỏi ở đâu đến, đáp là ở thôn quê. Sau đó vài ba ngày lại đến một lần. Lâu dần thành quen, cười đùa cợt nhã. Chàng suồng sã ôm choàng lấy, cũng không chống cự gì lắm, liền tư thông với nhau. Từ đấy đi lại rất thân. Gặp khi cô gái đi ngang, thiếu niên đưa mắt nhìn, hỏi là ai, chàng đáp:
    - Cô hàng xóm.
    Thiếu niên nói:
    - Ðẹp thì đẹp thật, mà sao thần sắc đáng sợ thế!


    Lát sau chàng vào nhà trong, mẹ bảo:
    - Vừa rồi cô gái sang xin gạo, nói đã hai ngày bếp không đỏ lửa. Cô gái thật có hiếu nhưng nhà nghèo quá, kể cũng đáng thương, ta cũng nên chu cấp ít nhiều.
    Chàng nghe lời, mang đấu gạo sang, gõ cửa nói lại ý mẹ. Cô gái nhận gạo cũng không cảm tạ. Hàng ngày nàng sang nhà, thấy mẹ chàng may vá, cũng vá áo xâu kim giúp mẹ. Ra vào trong nhà, làm lụng mọi việc như con dâu. Chàng càng thêm biết ơn nàng, mỗi khi có ai biếu xén thức gì đều chia ra biếu lại mẹ nàng. Cô gái vẫn không hé răng nói một lời cảm tạ.

    Bỗng nhiên mẹ chàng mọc cái nhọt ở chỗ kín, đêm ngày kêu khóc. Cô gái thường xuyên đến tận giường chăm sóc, rửa mụn bôi thuốc cho bà, ngày ba bốn bận. Mẹ rất áy náy nhưng cô không nề hà chuyện bẩn thỉu.

    Mẹ nói:
    - Ôi, làm sao có một nàng dâu như con trông nom mẹ lúc tuổi già, để chết cho mát mẻ đây!
    Nói xong, buồn bã nghẹn ngào. Cô gái an ủi bà rằng:
    - Anh nhà là người con chí hiếu, còn hơn cảnh nhà cháu mẹ goá con côi gấp trăm lần.
    Mẹ nói:
    - Tới lui hầu hạ bên giường, nào phải là việc người con trai hiếu làm nổi đâu. Vả lại, thân này cũng đã xế chiều, hôm trái nắng trở trời chẳng biết thế nào nên rất khắc khoải về một người nối dõi.
    Ðang nói thì chàng vào, mẹ khóc bảo:
    - Mẹ mang ơn nương tử nhiều lắm, con chớ quên báo đáp.
    Chàng cúi đầu vái tạ. Cô gái nói:
    - Chàng kính trọng mẹ tôi, tôi không vái tạ, chàng vái tạ làm gì?
    Do đấy chàng càng thêm kính yêu, nhưng cử chỉ nàng rắn rỏi, không đằm thắm, nên mảy may chẳng sàm sỡ được. Một hôm cô gái ra khỏi cửa, chàng đăm đăm nhìn theo. Nàng bỗng quay đầu lại cười tươi tắn. Chàng mừng rỡ vì việc xảy ra đến ngoài muốn, bèn chạy theo sang nhà; chọc ghẹo cũng không kháng cự, vui sướng cùng giao hoan. Xong xuôi, nài:
    - Việc này chỉ một lần, không có lần thứ hai đâu nhé!
    Chàng không đáp, ra về.
    Hôm sau, lại hẹn, thì nàng nghiêm nét mặt, không ngoái nhìn, đi thẳng. Ngày ngày nhiều lần qua lại, thường gặp nhau luôn, nhưng nàng không hề làm bộ tươi cười hay dùng lời đưa đẳy; hơi đùa cợt một chút đã nghe những câu lạnh người. Một hôm, nhân chỗ vắng người, nàng chợt hỏi:
    - Chàng thiếu niên hàng ngày vẫn đến là ai thế?
    Chàng kể tình đầu; nàng bảo:
    - Ðã nhiều lần y có những cử chỉ, thái độ vô lễ với thiếp rồi. Vì là chỗ thân quen với chàng nên thiếp đành bỏ qua. Nhờ chàng chuyển lời; nếu còn tái phạm tức là không muốn sống nữa đấy!
    Ðến tối, thiếu niên tới, chàng nói lại, rồi dặn thêm:
    - Anh phải cẩn thận, người ấy không đụng đến được đâu!
    Thiếu niên nói:
    - Không đụng đến được, sao anh lại đụng được?
    Chàng chối là không có chuyện ấy, thiếu niên nói:
    - Nếu không có gì sao những lời thô lỗ cợt nhả kia lọt vào tai anh được?
    Chàng không còn biết nói thế nào.
    Thiếu niên nói:
    - Cũng phiền anh chuyển lời hộ: Cô nàng đừng giả vờ nghiêm nghị nữa. Nếu không tôi nói toạc ra cho mọi người cùng biết.
    Chàng rất giận, đỏ mặt tía tai; Thiếu niên bèn bỏ đi.
    Một đêm, chàng đang ngồi một mình, bỗng nhiên cô gái tìm đến, cười bảo:
    - Em với chàng tình duyên chưa dứt, lẽ nào không phải là số trời?
    Chàng mừng cuống lên, ôm nàng vào lòng. Ðột nhiên, nghe tiếng giày lộp cộp, hai người giật mình nhổm dậy, thì thiếu niên đã xô cửa bước vào. Chàng kinh hải hỏi:
    - Cậu làm gì vậy?
    Anh ta cười đáp:
    - Tôi đến để xem con người trinh trắng đấy thôi.
    Rồi ngoái nhìn nàng nói:
    - Hôm nay không chê trách người khác nữa ư?
    Cô gái đỏ lừng gò má, lông mày dựng đứng lên, không nói một lời. Nàng hất mạnh vạt áo, để lộ một chiếc bao da, thuận tay rút phắt ra một con dao găm sáng loáng, dài chừng một thước. Thiếu niên trông thấy, sợ hãi bỏ chạy. Ðuổi theo ra đến cửa, nhìn quanh, thì đã mất hút. Nàng cầm dao găm ném vào khoảng không, chỉ nghe một tiếng 'rạt' đã thấy hiện ra một luồng sáng rực rỡ như cầu vồng. Lát sau nghe tiếng một con hồ trắng, đầu và mình mỗi thứ văng một nơi, nhìn mà thất kinh. Cô gái nói:
    - Chàng thiếu niên đẹp trai của chàng đó. Tôi đã dằn lòng tha thứ, nhưng hắn nhất định không muốn sống thì biết làm thế nào?


    Chàng thiếu niên đẹp trai của chàng...

    Rồi nàng cất dao vào bao. Chàng cố kéo trở vào phòng, nàng bảo:
    - Vừa rồi yêu quái làm mất cả hứng, xin để đêm mai.
    Nói đoạn ra cửa đi thẳng. Ðêm sau, quả nhiên cô gái lại đến, bèn cùng nhau ân ái. Hỏi về kiếm thuật, nàng đáp:
    - Ðó không phải là điều chàng nên biết. Hãy giữ kín, nếu lộ ra, e tai vạ đến chàng.
    Lại bàn chuyện hôn nhân, cô gái nói:
    - Ðã chung chăn gối, lại lo liệu việc nhà, không phải vợ thì còn là gì? Ðã là vợ chồng hà tất phải nói đến cưới hỏi.
    Chàng hỏi:
    - Hay là chê tôi nghèo?
    Nàng đáp:
    - Chàng đã đành là nghèo, nhưng thiếp giàu sao? Sum vầy đêm nay, chính là thương chàng nghèo đấy thôi.
    Khi chia tay lại dặn:
    - Việc làm cẩu thả này không thể thường luôn được. Lúc nên đến, thiếp sẽ tự đến, không nên đến thì ép buộc nhau có ích gì!
    Về sau mỗi lần gặp gỡ, hễ chàng nói chuyện riêng tư là cô gái lại tránh đi. Tuy nhiên, việc vá may nấu nướng vẫn một tay nàng quán xuyến, không khác gì người vợ chính thức. Ðược mấy tháng, mẹ nàng chết, chàng dốc sức lo việc ma chay.


    Từ đó, nàng ở một mình

    Từ đó, nàng ở nhà một mình. Chàng nghĩ phòng không bóng chiếc có thể tính chuyện chung chạ được, bèn nhảy qua tường mà vào, đến bên cửa sổ gọi mãi, nhưng rốt cuộc chẳng một ai thưa. Bèn lại cửa chính nhòm vào thì nhà trống không mà cửa vẫn cài. Trộm ngờ cô gái có nơi hò hẹn nào khác. Ðến đêm, lại tới, vẫn y như vậy, bèn tháo viên ngọc vẫn đeo bên mình để lại trên cửa sổ rồi đi.
    Hôm sau gặp nhau ở buồng mẹ. Khi chàng đi ra, cô gái theo sau,nói:
    - Chàng ngờ thiếp ư? Mỗi người đều có tâm sự riêng, không thể nói hết với người khác. Nay dẫu muốn chàng hết ngờ cũng đâu có được. Nhưng có một việc phiền chàng lo liệu gấp.
    Hỏi việc gì, đáp:
    - Thiếp có mang đã tám tháng rồi, e sinh nở nay mai. Nhưng danh phận của thiếp chưa rõ ràng, chỉ có thể sinh con cho chàng chứ không thể nuôi con cho chàng được. Chàng hãy thưa riêng với mẹ lo tìm một người vú nuôi, nói dối là con xin được chứ đừng nói là con do thiếp sinh ra.
    Chàng nhận lời, về kể lại với mẹ, bà cười bảo:
    - Con bé này kỳ thật! Hỏi cưới thì không chịu, mà lại ăn vụng với con mình.

    (còn nữa)
    Lần sửa cuối bởi backieuphong; 04-09-2013 lúc 02:23 PM
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  9. The Following User Says Thank You to backieuphong For This Useful Post:

    ngochai (09-09-2013)

  10. #6
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    4. Hiệp Nữ
    Tiếp theo...

    Bà vui mừng làm theo nàng và chờ đợi. Lại cách hơn một tháng, có đến mấy ngày cô gái không sang. Mẹ lấy làm ngờ, đến cửa nhòm xem thì cửa đóng mà nhà vắng lặng. Gõ cửa hồi lâu mới thấy cô gái đầu bù tóc rối, mặt mũi không rửa, từ trong buồng bước ra, mở cửa cho bà vào xong, đóng lại ngay. Vừa vào trong nhà đã nghe tiếng trẻ khóc oe oe trên giường. Bà kinh ngạc hỏi:
    - Con sinh từ bao giờ vậy?
    Nàng thưa:
    - Ðã ba ngày.
    Giở tã lót ra xem thì là đứa bé trai, má bụ bẫm trán rộng, bà vui mừng nói:
    - Con đã vì già mà nuôi cháu; một mình lênh đênh, rồi sẽ nương tựa vào ai?
    Cô gái nói:
    - Ðiều con canh cánh trong lòng, chẳng dám phơi bày cùng mẹ. Ðợi lúc đêm hôm vắng vẻ sẽ cho cháu về với bà.
    Mẹ về nói chuyện với con trai, cũng thầm cho là lạ. Ðến đêm, bế đứa trẻ về. Lại mấy đêm sau, vào khoảng nửa đêm, cô gái bỗng gõ cửa, bước vào, tay xách chiếc túi da cười nói:
    - Việc lớn của thiếp đã xong rồi. Từ nay xin vĩnh biệt!
    Chàng vội hỏi duyên cớ, nàng nói:
    - Công ơn nuôi mẹ thiếp vẫn khắc sâu trong dạ. Trước đây từng nói 'Chỉ một lần thôi, không có lần thứ hai' không phải có đem việc chung đụng gối chăn ra để báo đáp. Chỉ vì chàng nghèo không thể lấy được vợ nên gắng sinh cho chàng một đứa con để nối dõi. Những mong chỉ một lần là thành, chẳng ngờ lại thấy có kinh nên phải 'phá giới' lần thứ hai. Nay ơn chàng đã đền, chí thiếp đã toại, chẳng còn gì ân hận nữa .
    Hỏi:
    - Trong túi có vật gì đấy?
    Ðáp:
    - Ðầu kẻ thù!
    Hé ra cho nhòm, thì râu tóc bắt vào nhau mà máu loang nhoà nhoẹt. Chàng sợ muốn đứt hơi, lại hỏi kỹ thêm.

    Nàng nói:
    - Trước đây không dám nói với chàng, vì sợ nếu chuyện không giữ kín được sẽ lộ ra. Nay việc đẫ xong, kể chàng nghe cũng chẳng hại gì. Thiếp vốn người Chiết Giang, cha làm quan Tư Mã bị kẻ thù hãm hại, nhà cửa bị tịch biên. Thiếp phải cõng mẹ già đi trốn, ấn giấu họ tên, chôn vùi tung tích đã ba năm rồi. Sở dĩ không báo thù ngay chỉ vì mẹ đang còn sống. Ðến khi mẹ mất, lại vướng 'khối thịt' đang mang trong bụng. Vì thế cứ nấn ná mà thành lâu. Ðêm hôm nọ đi vắng, chẳng có duyên có gì khác, chỉ vì đường sá cổng ngõ chưa thông thuộc, sợ có sự nhầm lẫn mà thôi.
    Nói xong, ra cửa, lại dặn rằng:
    - Ðứa con thiếp sinh ra, hãy chăm sóc cẩn thận! Chàng phúc mỏng, chẳng sống lâu được, con rồi sẽ làm rạng rỡ cửa nhà. Ðêm khuya đừng làm kinh động đến mẹ, thiếp đi đây!
    Chàng đang rầu rĩ, toan hỏi đi đâu thì nàng đã vụt đi nhanh như chớp, chỉ nháy mắt đã không thấy đâu nữa. Chàng than tiếc, đứng sững như kẻ mất hồn. Sáng hôm sau kạ lại với mẹ, hai mẹ con cứ tấm tắc là chuyện lạ lùng. Ba năm sau quả nhiên chàng mất.

    Ðứa con mười tám tuổi đỗ Tiến sĩ, một lòng hiếu để và phụng dưỡng bà.


    18 năm sau, đứa con trai của chàng Cố thư sinh năm xưa...


    Backieuphong theo Liêu trai Chí Dị truyện
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  11. The Following User Says Thank You to backieuphong For This Useful Post:

    ngochai (09-09-2013)

  12. #7
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    5. Một điển hình "Võ Dõng"
    TẦN VŨ VƯƠNG SÍNH TÀI TÁNG MỆNH



    Tần Vũ Vương 秦武王 vị vua thứ 32 của nước Tần (311 - 307 TCN)

    Năm 311 TCN, Tần Huệ Văn vương qua đời, Doanh Đảng (嬴蕩) lên nối ngôi, tức là Tần Vũ Vương (秦武王) còn gọi Tần Vũ Liệt vương (秦武烈王), là vị vua thứ 32 của nước Tần, một nước chư hầu của nhà Chu Trung Quốc.

    Theo sử ký, Tần Vũ vương là một người cao lớn, sức khỏe phi thường, thích du hý và làm những việc hơn người. Ngay khi vừa lên ngôi, Vũ Vương đã có ý muốn thâu tóm thiên hạ và dòm ngó đất nhà Chu. Ông tuyển mộ những kẻ lực sĩ như Nhâm Bỉ, Ô Hoạch, Mạnh Thuyết..., những kẻ tài trí hơn người phân thành hai ban, phong cho chức tước cho theo hầu bên cạnh.
    Một bữa, vua Tần cho gọi Tả Hữu Thừa Tướng đến và bảo:
    - Quả nhân sinh ở Tây Nhung, chưa được thấy cảnh phồn thịnh ở Trung nguyên, nếu được vua Tam Xuyên, đến chơi miền Củng, Lạc, thì dù chết cũng không tiếc. Hai khanh hãy vì quả nhân đi đánh Hàn một chuyến...
    ...

    Năm 307 TCN, sau khi đánh thắng Hàn vua Tần lại sai hữu thừa tướng là Vu Lí Tật đi trước đến Tam Xuyên mở đường, sau đó vua Tần đem theo bọn dũng sĩ là Nhâm Bỉ, Mạnh Bôn tiến thẳng vào Lạc Dương. Vua Chu Noản Vương nhà Chu sợ thế quân Tần phải đích thân ra tận ngoài thành và dùng lễ khách chủ để nghênh đón. Tần Vũ vương giả vờ từ tạ không dám tiếp kiến.


    Một chiếc đỉnh trong "cửu đỉnh", báu vật truyền quốc của nhà Chu

    Vũ Vương biết nhà Đông Chu có chín cái đỉnh là bảo vật truyền quốc cực quý nên đòi xem. Chín cái đỉnh ấy nguyên khi xưa vua Vũ lấy các kim loại của chín châu đem cống mà đúc nên, mỗi cái thân đỉnh có chép núi sông nhân vật và số cống phú điền thổ của mỗi châu, tai vạc đều có chạm rồng, nên lại gọi là Cửu Long thần đỉnh. Nhà Hạ truyền lại cho nhà Thương làm của quí trấn quốc, đến khi vua Vũ vương nhà Chu đánh được nhà Thương bèn đem về cả Lạc ấp, khi đem đi dùng phu phen dắt kéo, xe thuyền khuân chở trông như chín toà núi sắt nhỏ, không biết mỗi cái sức nặng bao nhiêu. Vũ vương xem khắp một lượt, khen ngợi mãi không thôi. Trên sườn những cái đỉnh đó có khắc tên chín châu: Kinh, Lương, Ung, Đại, Từ, Dương, Thanh, Duyện, Ký để phân biệt đỉnh nào thuộc về châu nào. Vũ vương chỉ cái đỉnh chữ Ung nói rằng:
    - Cái đỉnh là cái đỉnh nước Tần, quả nhân sẽ mang nó về Hàm Dương.
    Rồi hỏi viên giữ đỉnh rằng:
    - Những cái đỉnh này, có người nào mang nổi không ?
    Viên ấy dập đầu thưa rằng:
    - Từ khi có đỉnh đến giờ chưa hề có xê xích, nghe nói mỗi cái nặng đến nghìn cân, chẳng ai là người mang nổi được .
    Vũ vương liền hỏi Nhâm Bỉ, Mạnh Bôn rằng:
    - Hai người có sức khoẻ, có thể cất nổi cái đỉnh này không ?
    Nhâm Bỉ biết Vũ vương cậy khoẻ hiếu thắng, từ rằng:
    - Sức hạ thần chỉ có thể trăm cân, cái đỉnh này nặng gấp mười, hạ thần chịu không mang được .
    Mạnh Bôn vung tay chạy lên nói rằng:
    - Hạ thần xin thử xem, nếu không mang nổi, xin đừng bắt tội!
    Vài Nét về Nguyễn Triều Cửu Đỉnh
    阮朝九鼎


    Đỉnh Cao trước được đặt trước Thế Miếu


    Chín đỉnh đồng (nhà Nguyễn - VN) trước sân Hiển Lâm Các


    Sử sách không ghi rõ về quá trình thiết kế, vẽ kiểu Cửu Đỉnh nên rất khó để xác định xem hình dáng của Cửu Đỉnh bây giờ có phải được giữ nguyên như thiết kế ban đầu hay đã bị sửa đổi trong quá trình chế tạo. Nhìn chung, cả chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau : bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là "Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi" tức là năm 1835. Nhưng mỗi đỉnh cũng có nét riêng. Cũng là quai đỉnh hình chữ U úp, nhưng góc đáy của nó ở các Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh thì vuông góc, còn ở các đỉnh khác lại uốn cong. Mặt quai thì tùy đỉnh mà bện thừng, cong vỏ măng, cong lòng máng, phẳng bẹt hay có gờ, triện hoặc để trơn. Phần lớn cổ các đỉnh có hình lòng máng, nhưng ở Cao đỉnh, Dụ đỉnh lại để thẳng. Vành miệng của Thuần đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh đều cong nửa vỏ măng, còn ở các đỉnh khác thì thẳng đứng với gờ vuông. Vai nhiều đỉnh có gờ đơn hoặc gờ kép, nhưng một số đỉnh để trơn. Đáy bầu đỉnh phần lớn cong một phần của khối cầu, nhưng ở một số đỉnh khác lại bằng và hơi lõm lên. Chỉ có chân Dụ đỉnh là được tạo đáy thẳng hơi chếch, còn ở các đỉnh khác đều công dạng chân quỳ. Các mảng hình được chạm trên bàu của đỉnh, mỗi đỉnh có 18 mảng hình.
    Nguyên liệu đúc Cửu Đỉnh do triều đình cung cấp, gồm hai nguyên liệu chính là đồng và kẽm, có thể thêm chì, thiếc… lấy từ trong kho hoặc các phế khí hay những vật phẩm bằng đồng không cần dùng nữa. Tổng khối lượng đồng để đúc chín đỉnh là 22473 kg nhưng cũng có tài liệu ghi số liệu là 22088 kg.

    Cửu Đỉnh đúc xong vào tháng 5 âm lịch năm 1836. Vua Minh Mạng xuống lệnh chọn thợ khéo chạm khắc các hình trang trí chạm nổi vào mỗi đỉnh. Nhân đó, nhà vua thưởng cho người Đốc biện và binh lính trông coi một tháng tiền lương, thợ và người làm thưởng chung cho 300 quan tiền. Đồng thời, vua cũng sai bộ Lễ sắm sửa lễ vật tạ ơn thần linh giúp đỡ cho việc đúc Cửu Đỉnh được thành công. Tuy vậy, công việc gắn hình chạm nổi mất khá nhiều thời gian. Việc gì đến cũng phải đến, 8 tháng sau, vào mùa xuân năm 1837, Cửu Đỉnh chính thức hoàn thành.
    Khánh thành

    Đại lễ khánh thành và đặt Cửu Đỉnh diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1837 tức ngày quý mão tháng giêng âm lịch năm Đinh Dậu, niên hiệu Minh Mạng thứ 18. Đích thân hoàng đế Minh Mạng đứng ra chủ trì buổi lễ. Chín chiếc đỉnh lần lượt được đặt ở sân của Thế Miếu, sát với Hiển Lâm Các, dưới chân mỗi đỉnh đều kê bằng tảng đá.
    Nói rồi sai người lấy tơ xanh vặn làm cái dây to, buộc hai đầu dây vào hai tai vạc . Mạnh Bôn thắt lưng chặt chẽ, vén hai tay áo, rồi luồn hai ngón tay sắt vào giữa dây, hét lên một tiếng, nâng cao thân đỉnh lên khỏi mặt đất đựợ nửa thước, rồi lại đặt xuống, nhưng vì dùng sức quá mạnh hai con ngươi lồi lên, máu mắt chảy ra ròng ròng . Vũ vương cười nói rằng:
    - Nhà ngươi dùng sức quá, nhưng nhà ngươi đã mang nổi được cái đỉnh ấy, không lẽ quả nhân lại chịu kém!
    Nhâm Bỉ can rằng:
    - Thân vạn thặng đại vương không nên xem nhẹ!
    Vũ vương không nghe, liền cởi phăng cẩm bào, đại ngọc ra, nai nịt gọn gàng, lại dùng cái dải to buộc chặt tay áo, Nhâm Bỉ níu lại cố can, Vũ vương nói:
    - Sức nhà ngươi không mang được, lại ghen với quả nhân sao ?
    Nhâm Bỉ không dám nói nữa . Vũ vương hăng hái bước lên luồn hai tay vào dây, nghĩ Mạnh Bôn cất lên được, ta cất lên mà lại đi được vài bước mới là giỏi hơn, bèn dùng hết sức bình sinh, hét một tiếng, cất cái đỉnh lên cách mặt đất được nửa thước. Vũ vương vừa chực bước đi, không ngờ sức kiệt tay đuối, cái đỉnh rơi xuống đất, đè lên chân phải Vũ vương, nghe rắc rắc mấy tiếng, ống chân dập bét ra, Vũ vương kêu to một tiếng "đau quá!" rồi ngất đi. Các người tả hữu hoảng sợ vực Vũ vương về nhà công quán, máu chảy đầm đìa ướt cả giường chiếu. Vũ vương đau quá không chịu nổi, đến nửa đêm thì chết.


    Một vận động viên đang: Cử đỉnh


    Hội thi nâng đỉnh đồng tại quê hương Sở Bá Vương Hạng Vũ

    Trước kia, Vũ vương có nói được đến chơi miền Củng, Lạc, dẫu chết cũng không hối hận, ngày nay quả chết ở Lạc Dương, lời nói ấy há chẳng phải là lời sấm ư ? Chu Noãn vương nghe biết cả sợ, vội sắp sửa áo quan tốt, thân đến coi liệm, khóc than hết lễ. Vu Lí Tật rước tang Vũ vương về Sở, Vũ vương không con, đón người em khác mẹ là Tắc nối ngôi, đó là Chiêu Tương vương.
    Thừa tướng Vu Lí Tật trị các tội nhấc đỉnh, giết bọn Mạnh Bôn và chu diệt cả họ, lại cho Nhâm Bỉ là người biết can vua, dùng làm thái thú Hán trung. Tật lại nói ở triều rằng:
    - Thông Tam Xuyên (ý dẫn đến cái chết của vương) là cái mưu của Cam Mậu bày ra.
    Cam Mậu sợ bị Tật làm hại, bèn chạy sang Ngụy, sau chết ở Ngụy.
    Lần sửa cuối bởi fangzi; 08-09-2013 lúc 09:06 AM
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  13. The Following User Says Thank You to backieuphong For This Useful Post:

    ngochai (09-09-2013)

  14. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    6. Kể Chuyện Dũng Sĩ

    Tiêu Khâu Tố* thà chết chứ không giết người dũng sĩ



    Tiêu Khâu Tố vốn người Đông Hải, có người bạn làm quan chết ở Ngô. Tiêu Khâu Tố sang Ngô để viếng bạn, đi qua bến Hoài Tân, toan cho ngựa xuống uống nước. Người giữ bến bảo Tiêu Khâu Tố rằng:
    - Con sông này có thuỷ thần, trông thấy ngựa thì hay bắt mất, ông đừng cho ngựa xuống uống nước.
    Tiêu Khâu Tố nói:
    - Có tráng sĩ đứng đây, thuỷ thần nào dám hiện lên.
    Tiêu Khâu Tố liền sai người nhà dắt ngựa xuống sông cho uống nước. Qủa nhiên, con ngựa ấy rít lên mà sa xuống nước mất. Người giữ bến nói:
    - Thuỷ thần bắt mất ngựa của ông rồi!
    Tiêu Khâu Tố nổi giận, xoay trái người ra, rồi cầm kiếm nhảy xuống nước, để đánh nhau với thuỷ thần. Thuỷ thần hoá phép nổi sóng rất dữ dội, mà không làm gì nổi Tiêu Khâu Tố. Cách ba ngày ba đêm, Tiêu Khâu Tố ở dưới nước nổi lên, bị thần đánh mù mất một mắt.
    Khi đến nước Ngô, vào viếng tang người bạn, Tiêu Khâu Tố dưng dưng tự đắc thuật lại chuyện đánh thuỷ thần, có vẻ lên mặt với mọi người, thái độ không được khiêm tốn.
    Bấy giờ Yêu Ly cũng ngồi ở đấy, có ý bất bình, bèn bảo Tiêu Khâu Tố rằng:
    - Nhà ngươi lên mặt với mọi người, muốn tự đắc là dũng sĩ đó chăng ? Ta nghe nói kẻ dũng sĩ đã đánh nhau với ai, chẳng thà chết chứ không chịu nhục; nay nhà ngươi đánh nhau với thuỷ thần, chịu mất ngựa không lấy lại được, lại bị hỏng mất một mắt, nghĩ nên hổ thẹn biết dường nào, thế mà còn đeo đẳng cái thân sống thừa, thế là đồ vô dụng ở trong khoảng trời đất, còn mặt mũi nào trông thấy ai nữa!
    Tiêu Khâu Tố bị nhục, có ý hổ thẹn, nín lặng không nói gì cả, rồi cáo từ lui ra.
    Chiều hôm ấy, Yêu Ly về nhà nói chuyện với vợ rằng:
    - Hôm nay ta làm nhục một kẻ dũng sĩ là Tiêu Khâu Tố ở trong một đám tang, hắn căm tức vô cùng ! Đêm nay thế nào hắn cũng đến báo thù. Ta nên nằm sẵn ở giữa nhà để đợi hắn đến. Nàng chớ có đóng cửa.


    Dũng sĩ Yêu Ly
    Người vợ vốn biết dũng khí của chồng mới theo lời chồng bỏ ngõ cửa. Qủa nhiên Tiêu Khâu Tố nửa đêm hôm ấy giắt dao đến nhà Yêu Ly, trông thấy cửa ngỏ, mới đi thẳng vào, thấy Yêu Ly rũ tóc nằm ở phía dưới cửa sổ. Yêu Ly thấy Tiêu Khâu Tố đến, cứ nghiêm nhiên mặc kệ, không thèm cựa quậy, cũng không có ý sợ hãi. Tiêu Khâu Tố cầm dao kề vào cổ Yêu Ly mà kể tội rằng:
    - Nhà ngươi có ba điều đáng chết, đã biết hay chưa ?
    Yêu Ly nói:
    - Chưa biết.
    Tiêu Khâu Tố nói:
    - Nhà ngươi làm nhục ta trong đám tang, đó là một điều đáng chết; khi về nhà lại không biết lo xa, dám bỏ ngỏ cửa , đó là hai điều đáng chết; trông thấy ta mà không chạy trốn, đó là ba điều đáng chết. Thế thì tự nhà ngươi muốn chết, còn oán gì ta nữa !
    Yêu Ly nói:
    - Ba điều ấy cũng chưa đáng chết, nhưng nhà ngươi có ba điều hèn, đã biết chưa ?
    Tiêu Khâu Tố nói:
    - Chưa biết.
    Yêu Ly nói:
    - Ta làm nhục nhà ngươi trong đám đông người, mà nhà ngươi không dám nói lại một câu nào, đó là một điều hèn; nhà ngươivào nhà ta mà không lên tiếng, có ý lẻn trộm, đó là hai điều hèn; cầm dao kề vào cổ ta rồi mới nói khoác, đó là ba điều hèn. Nhà ngươi có ba điều hèn ấy, lại còn trách ta thì thật là đáng khinh lắm !
    Tiêu Khâu Tố bèn rút dao lại mà khen rằng:
    - Kể cái vũ dũng của ta, đời không mấy kẻ bằng, mà Yêu Ly lại còn hơn ta, thế thì thật là một dũng sĩ ! Nếu ta giết người dũng sĩ thì mang tiếng với đời, mà không giết thì ta cũng khó lòng mà gọi là vũ dũng được !
    Tiêu Khâu Tố nói xong, liền ném dao xuống đất, đập đầu vào cửa sổ mà chết.

    fangzi theo Đông Chu Liệt Quốc
    -------------------------------------------------
    Tiêu Khâu Tố và Yêu Ly đều là những kẻ võ dũng sống vào đời vua Ngô vương Hạp Lư (吳王阖闾) trị vì: 514 TCN-496 TCN; Ngô Vương tên thật là Cơ Quang (姬光), là vị vua thứ 24 nước Ngô thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.

    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  15. The Following User Says Thank You to fangzi For This Useful Post:

    ngochai (09-09-2013)

  16. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    Thôi Mãnh


    Tiếp theo


    Tụ trập thân binh

    Chẳng bao lâu nhà Minh mất ngôi. Thân đem gia quyến về, lại nối tình thân với Thôi như xưa. Lúc bấy giờ, giặc cỏ tụ tập như ong. Vương có đứa cháu họ tên là Ðắc Nhân, tập họp bọn vô lại do chú chiêu mộ ngày trước, chiếm cứ núi non làm giặc kéo đi đốt cướp xóm làng.

    Một đêm, chúng dốc hết cả sào huyệt kéo đến, rêu rao là để phục thù. Lúc đó Thôi không có nhà. Khi giặc phá cửa, Thân mới tỉnh dậy vượt qua tường nấp trong bóng tối.

    Giặc sục sạo tìm Thôi, không thấy, bắt vợ Thôi, vơ vét của cải rồi đi. Thân trở vào, chỉ có một người đầy tớ, phẫn chí đến cực điểm, bèn cắt một sợi dây thừng thành mấy chục khúc, đem những khúc ngắn trao cho người đầy tớ, còn mình giữ lấy những khúc dài. Dặn người đầy tớ phải vượt qua sào huyệt giặc, trèo lên lưng chừng núi, châm lửa vào dây thừng rồi treo lên các bụi gai, xong thì cứ bỏ đấy về ngay, đừng ngoái lại. Người đầy tớ vâng lời ra đi.

    Thân nhìn thấy bọn giặc đứa nào cũng thắt dây lưng đỏ, và buộc miếng the đỏ trên mũ, bèn cũng bắt chước nguỵ trang như vậy. Có một con ngựa cái đã già, mới đẻ con, giặc bỏ lại ngoài cửa. Thân buộc con ngựa con lại, cưỡi ngựa mẹ, ngậm tăm ra đi, thẳng đến ổ giặc.


    Giặc đóng ở một thôn lớn. Thân buộc ngựa ngoài thôn, trèo tường vào, thấy bọn giặc còn lăng xăng, rối rít, giáo mác cầm trên tay chưa kịp buông. Thân vồ hỏi mấy đứa, biết vợ Thôi còn ở chỗ tên Vương. Một lát, nghe truyền lệnh cho quân nghỉ, tiếng dạ như sấm ran. Bỗng có người báo núi phía Ðông có lửa. Bọn giặc cùng nhau đứng trông. Lúc đầu mới chỉ có một hai chấm, rồi thì nhiều như sao sa. Thân dồn hơi kêu lên rất gấp rằng mé núi phía Ðông có động! Tên Vương cả kinh, nai nịt lại, dẫn quân ra.

    Thân thừa dịp tụt lại phía sau bọn chúng rồi quay mình đi luôn vào trong trại. Thấy hai tên giặc đứng canh ở dưới trướng. Chàng phỉnh chúng, nói:

    - Vương tướng quân bỏ quên thanh bội đao ở đây!

    Hai tên thay nhau tìm kiếm. Thân đứng đằng sau chém tới, một tên ngã nhào, đứa kia ngoảnh lại nhìn, Thân liền chém nốt. Rồi cõng vợ Thôi vượt tường mà ra, mở ngựa trao dây cương dặn:

    - Nương tử không biết đường, cứ để mặc cho ngựa đi.

    Ngựa nhớ con bon bon chạy. Thân theo sau, đến một hẻm núi, chàng châm lửa vào sợi dây thừng, treo khắp nơi rồi mới chạy về.

    Ngày hôm sau Thôi trở về nhà, cho là điều đại sỉ nhục, bồn chồn, tức tối ra mặt, muốn đơn phương độc mã đi dẹp giặc. Thân phải can ngăn mới thôi. Bèn triệu tập người làng cùng bàn tính mưu kế.

    Chúng đều khiếp sợ, không ai dám hưởng ứng. Giảng giải khuyên dụ đến vài bốn lần mới được hơn hai mươi người dám đi. Nhưng khổ nỗi lại không có khí giới. Vừa khi ấy lại trói hai tên gian tế trong một nhà bà con của Ðắc Nhân. Thôi muốn giết ngay, Thân không cho, hạ lệnh cho hai mươi người cầm gậy, dàn ra trước mặt, rồi cắt tai cả hai đứa mà thả cho về. Mọi người đều oán, nói rằng:

    - Một đám quân gia thế này, đang sợ giặc nó biết được, thế mà lại cho hai thằng kia nhìn thấy hết. Nếu bất chợt chúng dốc toàn đội kéo xuống đây thì đóng cổng làng, cũng không sao giữ được!

    Thân đáp:

    - Chính tôi muốn cho chúng nó xuống!

    Bèn cho bắt kẻ giấu giặc trong nhà đem giết đi. Rồi sai người đi mọi nơi mượn cung nỏ, súng kíp, lại lên ấp mượn hai cỗ pháo lớn. Trời vừa tối, chàng dẫn tráng sĩ đến chỗ hẻm núi, đặt pháo vào nơi xung yếu, cho hai người cầm lửa nấp ở đấy, dặn hễ thấy giặc mới phát hoả. Lại đi đến phía Ðông cửa hang, chặt cây đặt lên dốc núi. Thế rồi Thân và Thôi mỗi người lĩnh một suất hơn mười người chia ra mai phục hai bên bờ. Gần hết canh một, xa xa nghe tiếng ngựa hí, ngầm xem xét, giặc quả ồ ạt kéo đến từng xâu dài, liên miên không dứt. Chờ chúng đã đi vào cả trong lũng rồi, bèn đẩy cây lăn xuống để chặn đường về.

    Một lát, tiếng pháo nổ ran, tiếng hò reo chuyển động cả khe núi. Giặc rút mau, dẫm đạp lên nhau, đến chỗ hẻm phía Ðông, không thoát ra được, dồn cục một đống. Hai bên bờ, tên đạn giáp công, khí thế như mưa bay gió cuốn. Quân giặc, đứa đứt đầu, đứa gãy chân, nằm gối lên nhau, ngổn ngang trong rãnh, chỉ sót lại hai mười đứa, quỳ gối xin chuộc mệnh; bèn sai người trói cả lại giải đi. Thừa thắng tiến thẳng lên sào huyệt giặc. Bọn giặc giữ trại nghe hơi chạy trốn sạch; bao nhiêu đồ đạc đều lục tìm kỳ hết đem về.


    Thôi cả mừng, hỏi Thân về mưu kế đốt lửa. Thân nói:

    - Ðốt lửa ở phía Ðông, vì sợ chúng đuổi ở bên Tây; dùng thừng ngắn là để cho mau cháy hết, vì sợ chúng dò biết là không có người; lại đốt ở cửa hang, vì sợ cửa hang rất hẹp, một người cũng đủ chặn giữ. Bọn chúng đuổi tới, thấy lửa, tất phải sợ. Ðó đều là hạ sách, mạo hiểm mà dùng trong lúc nhất thời thôi.

    Bắt mấy tên giặc lên hỏi thì quả nhiên khi đuổi đến cửa hang thấy lửa, chúng đều hoảng sợ mà lui bước.

    Hơn hai mươi tên cướp bắt được đều bị xẻo tai cắt mũi rồi thả cho về. Từ đó, họ Thôi và họ Thân uy danh lừng lẫy. Những người tị nạn xa gần theo về như chợ, vì vậy mà tổ chức được một đoàn dân binh hơn ba trăm người.

    Bọn cường hào ở các nơi không dám phạm đến nữa; cả một vùng nhờ đó mà được yên.
    -------------------------------

    Backieuphong Theo Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh

    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  17. The Following User Says Thank You to backieuphong For This Useful Post:

    ngochai (10-09-2013)

  18. #10
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Liên Hương

    Nguyên tác: Bồ Tùng Linh


    Thư sinh họ Tang tên là Hiểu, tự là Tử Minh, người Nghi Châu. Mồ côi từ nhỏ, thuê nhà ở tại bến Hồng Hoa. Tang là người tính ưa trầm tĩnh, một mình cũng đủ vui, ngày hai bận đến nhà hàng xóm phía Ðông ăn cơm, kỳ dư ngồi lỳ trong nhà đọc sách.

    Một bữa, có người học trò trọ phía Ðông tình cờ đến chơi, nói đùa rằng:
    - Anh sống một mình mà không sợ ma quỷ, hồ ly ư?
    Chàng cười đáp:
    - Là trượng phu thì sợ gì ma với hồ. Con trống đến ta có kiếm sắc, con mái đến thì còn phải mở cửa, rước vào ấy chứ!
    Anh học trò láng giềng trở về, bày kế với bạn hữu, đêm bắc thang cho gái điếm trèo tường vào, rón tay gõ cửa. Chàng nhìn ra, hỏi là ai, cô kỹ nữ tự xưng là ma. Chàng khiếp đảm, răng va vào nhau lập cập. Cô gái quay gót trở ra. Hôm sau, người học trò láng giềng đến, chàng kể lại điều mình đã gặp, lại ngỏ sắp bỏ đây mà về. Anh học trò láng giềng ngỏ:
    - Thế sao không mở cửa rước người ta vào?


    Tang Hiểu khi ở khu nhà trọ Hồng Hoa

    Chàng bỗng hiểu ra mình bị lỡm, bèn cứ ở yên như trước. Ðược chừng nửa năm, đang đêm một cô gái đến gõ cửa thư phòng. Chàng nghĩ đây chắc là trò đùa của bạn, bèn mở cửa mời vào, thì hoá ra một mỹ nữ đẹp nghiêng thành. Ngạc nhiên, Chàng hỏi từ đâu đến, nàng đáp rằng:
    - Thiếp là Liên Hương, kỹ nữ ở khu nhà phía Tây.
    Trên bến sông vốn có nhiều thanh lâu nên chàng tin ngay. Bèn tắt đàn lên giường, quấn quít bằng thích. Từ đó cứ cách dăm ba ngày lại một lần nàng đến.


    Hương Liên

    Một đêm, đang ngồi một mình trầm tư mặc tưởng thì một cô gái thướt tha bước vào. Chàng cứ nghĩ là Liên Hương, đón đợi để cùng trò chuyện, nhìn mặt hoá ra không phải. Tuổi chỉ mười lăm, mười sáu, tay áo buông chùng, tóc thề bỏ xoã, phong vân thanh tú, bước đi uyển chuyển chao qua lượn lại. Sinh thất kinh, ngờ là hồ. Cô gái bảo:
    - Thiếp là con gái nhà lương thiện. Họ Lý, mến chàng cao nhã, mong được mắt xanh rủ lòng đoái đến.
    Chàng mừng rỡ, cầm tay, thấy lạnh như băng, hỏi:
    - Sao mà lạnh thế?
    Ðáp:
    - Tạng người mảnh dẻ, đêm nay lai phải dầm sương móc, không lạnh sao được!
    Thế rồi giải quần là trút bỏ, lồ lộ là gái trinh. Nàng nói:
    - Thiếp vì tình duyên xui khiến mà chỉ một sớm đánh mất tấm thân son trẻ; nếu không rẻ rúng là quê mùa, thì ngày ngày xin được hầu gối chăn. Không biết chốn khuê phòng còn có người nào nữa không?
    Chàng đáp:
    - Không có ai, chỉ có một nàng ca kỹ láng giềng, nhưng thỉnh thoảng mới đến.
    Nàng bảo:
    - Nếu thế thì phải cẩn thận đề phòng mới được. Thiếp không thể sánh vai với đám người trong kỹ viện, chàng hãy giữ kín chớ tiết lộ. Cứ bên kia đến thì bên này đi, bên kia đi thì bên này đến là được.
    Gà vừa gáy, sắp từ biệt, nàng tặng lại một chiếc giày thêu, nói rằng:
    - Ðây là vật thiếp mang dưới chân, cầm mà chơi cũng gửi vào đây chút thương nhớ, nhưng lúc có người thì cẩn thận, đừng có đem nghịch.
    Chàng nhận lấy, ngắm nghía, thấy mũi cong cong như chiếc dùi cởi nút, trong lòng rất thích thú. Ðêm hôm sau nhân vắng người, lại mang ra sờ ngắm, bỗng cô gái từ đâu phơi phới đi đến, bèn lại quấn quít yêu đương. Từ đó mỗi lần mang giày ra, thế nào nàng cũng đến đúng như mình mong. Lấy lấy làm lạ, bàn gạn hỏi. Nàng cười nói:
    - Tình cờ mà phù hợp đấy thôi.
    Một hôm, Liên Hương đến, kinh ngạc hỏi:
    - Chàng sao thần sắc tiều tuỵ thế?
    Chàng nói chính mình cũng không rõ vì sao. Liên Hương bèn từ biệt mà đi, hẹn mười này sau sẽ trở lai. Sau khi nàng đi, Lý đến thường xuyên, không đêm nào vắng. Hỏi chàng:
    - Người tình của chàng sao đã lâu lắm không thấy tới?
    Nhân kể lại lời hẹn của Liên, Lý cười, nói:š
    - Chàng xem nhan sắc của thiếp so với Liên Hương thế nào?
    Ðáp:
    - Khá khen cả hai đều tuyệt sắc. Nhưng Liên Hương da dẻ có phần ấm áp hơn.
    Mặt Lý biến sắc, lúc sau nói:
    - Chàng nói đẹp cả đôi là nói trước mặt thiếp thế thôi! Ả ấy chắc phải là người tiên trong nguyệt điện, thiếp hẳn không bằng rồi.
    Nhân thế rầu rĩ không vui. Rồi bấm đốt ngón tay, thì kỳ hẹn mười ngày đã đến, bèn dặn chớ có tiết lộ, để mình nhìn trộm cô nàng xem sao.
    Ðêm hôm sau, Liên Hương quả đến, cười nói rất đằm thắm. Kịp đến khi đi nằm, bỗng hốt hoảng kêu lên:
    - Nguy rồi! Mười ngày không thấy mặt, mà sao đã suy nhược nhanh thế? Có chắc chắn là không gặp gỡ ai khác nữa không ?
    Chàng hỏi duyên có vì sao. Nàng đáp:
    - Thiếp cứ xét thần sắc thì biết. Mạch đập tán loạn, như tơ rối, chứng này là ma ám rồi.
    Ðêm sau nữa. Lý trở lại. Chàng hỏi:
    - Ngắm Liên Hương thấy thế nào?
    - Ðẹp thật! Thiếp vẫn cho rằng trên đời không có người đẹp như vậy được, đích thị là hồ ly. Đêm rồi lúc nàng về, thiếp có bám theo sau, thì thấy đi về núi Nam Ly.
    Chàng nghĩ Lý ghen, nên cũng gật đầu cho qua. Sau đấy một đêm, lại đùa bỡn Liên Hương rằng:
    - Tôi chẳng tin đâu, nhưng có người nói nàng là hồ đấy.
    Liên vội hỏi ngay người ấy là ai. Cười đáp:
    - Tôi nói đùa nàng đấy thôi!
    Liên hỏi lại:
    - Hồ thì khác gì người?
    Ðáp:
    - Kẻ nào bị nó mê hoặc thì bị ốm, nặng quá là chết, vì thế mới đáng sợ.
    Liên đáp:
    - Không đúng đâu, như cỡ tuổi chàng, ba ngày sau khi chung chạ, tinh khí có thể phục hồi, dù là hồ đi nữa cũng có hại gì! Còn như đêm đêm đánh riết thì dẫu là người còn tệ hơn hồ nữa kia! Trong thiên hạ, những bệnh lao, sài mòn, dễ thường đều là do hồ ám chết cả đấy! Tuy nhiên, hẳn là có kẻ nào thì thầm gì về thiếp đây.
    Chàng cố biện bạch là không có ai. Liên càng ra sức căn vặn. Núng thế chàng đành phải nói lộ ra. Liên bảo:
    - Thiếp vẫn thấy làm lạ sao chàng suy kiệt, nhưng có ngờ đâu lại chóng đến như vậy. Có lẽ đây không phải là người chăng? Chàng đừng nói gì, đêm mai sẽ làm đúng như cách hắn ta đã nhòm thiếp.


    Đêm sau Lý đến...

    Ðêm sau, Lý đến, vừa mới nói dăm ba câu lại nghe ngoài song có tiếng đằng hắng, lật đật bỏ đi, Liên bước vào nói ngay:
    - Chàng nguy thật rồi! Ðúng là ma đấy. Mê sắc đẹp của nó mà không dứt sớm đi, đường về âm phủ xem chừng gần đấy!
    Chàng bụng vẫn cho là nàng ghen, trầm ngâm không nói. Liên bảo tiếp:
    - Vẫn biết chàng không phải là kẻ vong tình. Nhưng thiếp không nỡ ngồi nhìn chàng chết. Ngày mai sẽ xin đem thuốc tễ đến để trừ âm độc cho chàng. Cũng may cuống bệnh còn nông, chỉ mươi ngày thì các chứng sẽ dứt. Xin nằm cùng giường để chăm nom cho đến lúc thuyên giảm.

    Ðêm hôm sau, nàng quả đến đem theo ít thuốc tán bón cho chàng. Chỉ một lúc, nuốt được hai ba lượt cảm thấy tạng phủ thư thái, tinh thần nhẹ nhõm hẳn. Bụng rất biết ơn, nhưng trước sau vẫn không tin bệnh do ma ám. Liên đêm đêm nằm chung chăn, ôm lấy chàng. Chàng muốn cùng nàng giao hợp, song nàng ngăn lại. Sau mấy ngày, da dẻ đã đầy đặn. Toan từ giã, lại khẩn khoản dặn phải dứt hẳn Lý. Chàng làm bộ nhận lời. Nhưng vừa đóng cửa, khêu đèn, đã cầm lấy chiếc giày mà tơ tưởng. Lý chợt đến ngay. Mới cách biệt mấy hôm, đã hơi có vẻ hờn dỗi. Chàng nói:
    - Luôn mấy đêm cô ta phải lo thuốc thang giúp đỡ, xin đừng vì thế mà đem lòng oán trách. Tình nồng mặn cốt ở nơi tôi.
    Lý đã hơi nguôi nguôi. Trong khi ân ái, chàng gấp gáp:š
    - Tôi yêu nàng lắm! Vậy mà có kẻ bảo nàng là ma đấy!
    Lý cứng lưỡi hồi lâu nói:
    - Hẳn là con chồn dâm đãng đã ton hót với chàng rồi. Nếu không dứt nó đi, thiếp không đến nữa đâu!
    Ðoạn nghẹn ngào nuốt nước mắt. Chàng phải hết lời khuyên giải mới thôi. Cách một đêm, Liên Hương đến, biết Lý lại trở lại, giận giữ nói:
    - Chàng hẳn muốn chết chăng?
    Chàng cười đáp:
    - Nàng ghen gì mà khiếp thế?
    Liên càng giận nói:
    - Chàng trồng cái mầm chết, thiếp đã vì chàng nhổ nó đi, không ghen thì biết làm thế nào được!
    Chàng bày lời đùa cợt nói:
    - Thế mà cô ta nói bệnh trước là do hồ ám đấy.
    Liên than rằng:
    - Nếu quả như lời chàng nói thì chàng đã lú lẫn, không còn tỉnh nữa. Vạn nhất có bề nào, thiếp dù trăm miệng cũng làm sao tự mình có thể phân tỏ được? Từ hôm nay xin giã biệt. Sau trăm ngày sẽ đến thăm chàng ở tận đầu giường. Nói rồi cứ hậm hực đi thẳng, Giữ mấy cũng không được. Từ đấy Lý sớm tối cập kề bên cạnh chàng. Ðược hai tháng, cảm thấy người mệt rũ. Mới đầu còn tự trấn an mình, nhưng rồi ngày càng gầy rộc đi, chỉ húp được tí cháo loãng. Muốn về nhà để được chăm sóc, mà cứ quyến luyến không nỡ rứt đi ngay. Lần lữa đến mấy ngày, trở bệnh mê mệt, không dậy được nữa. Người học trò láng giềng thấy chàng ốm nặng, ngày ngày sai người trong quán ăn mang cơm cháo đến nhà. Chàng bấy giờ mới đâm ngờ Lý, nói với Lý rằng:
    - Ta hối hận đã không nghe lời Liên Hương nên mới ra nông nỗi này.


    Lát sau tỉnh lại...

    Nói xong, mắt tối sầm. Lúc sau tỉnh lại, mở to mắt nhìn quanh thì Lý đã đi mất; Từ đó hai bên mới đoạn tuyệt. Chàng nằm còm cõi giữa thư phòng trống vắng, nghĩ đến Liên Hương như trẻ con mong mẹ. Một hôm, đang giữa lúc mơ mơ màng màng, bỗng một người cuốn rèm bước vào, thì đúng là Liên Hương. Ðến sát bên giường, cất giọng thỏ thẻ:
    - Cái chàng nhà quê! Thiếp nào có nói điêu đâu!
    Chàng nghẹn ngào hồi lâu, nói rằng mình đã biết lỗi, chỉ mong được cứu giúp. Liên bảo:
    - Bệnh đã vào đến cao hoang, thật hết phương cứu chữa, tôi chỉ đến đây cốt để nói với nhau một lời vĩnh quyết, để tỏ rõ không phải chuyện ghen tuông.
    Chàng buồn thảm quá, nói rằng:
    - Tôi có một vật ở dưới gối, phiền nàng đập nát dùm tôi.
    ...

    Muốn biết số phận Tang sinh về sau như thế nào ? Xin vui lòng đọc đoạn sau sẽ rõ
    Lần sửa cuối bởi fangzi; 10-09-2013 lúc 02:11 PM
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •