Trang 3/8 ĐầuĐầu 12345 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 72

Chủ đề: Tạp Lục Truyện (Quỷ thần - Ma mãnh truyện) !

  1. #21
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Thư sinh họ Đổng


    Ðổng Hà Tư
    Thư sinh họ Ðổng, tên tự là Hà Tư, người ở ấp Tây đất Thanh Châu. Vào tháng đông, trời gần tối, trải chăn ra giường và đốt mẻ than dưới gầm. Ðang định thắp đèn lồng thì vừa có người bạn mời đi uống rượu, bèn đóng cửa mà đi.

    Ðến chỗ bạn, thấy trong bàn tiệc có một thầy lang sành xem mạch thái tố, chẩn mạch cho khắp mọi người.
    Sau cùng, nhìn đến thư sinh Vương Cửu Tư và chàng Ðổng, ông thầy nói:
    - Tôi xem cho người đã nhiều, chưa thấy ai có mạch lạ như hai ông; mạch thì sang mà có điểm hàn, mạch thọ mà có điểm yếu. Thật bỉ nhân chẳng dám hiểu ra sao nữa.
    Mà riêng ông Ðổng lại càng lạ lắm. Mọi người cùng kinh ngạc nhao lên hỏi.
    Ông lang đáp:
    - Thuật của tôi chỉ biết đến đấy là cùng rồi, không dám đoán liều nữa. Chỉ xin hai ông tự mình cẩn trọng mà thôi.
    Hai người mới nghe sợ lắm, sau rồi cùng nghĩ là câu nói nước đôi mơ hồ, nên bỏ qua chẳng để tâm nữa.
    Nửa đêm, Ðổng ra về, thấy cửa nhà học khép hờ, ngờ quá. Trong cơn say, cố nhớ lại, tất là khi đi vội vã, quên khoá cửa. Vào phòng, chưa kịp đốt đàn lên, hãy đưa tay sờ vào trong chăn trước xem có ấm hay không. Vừa mới thọc tay vào, đụng ngay da thịt mịn màng của ai đang nằm sẵn, kinh ngạc hết sức, vội rụt tay lại. Ðốt gấp đèn lên, thì ra một cô em tuyệt mỹ, mặt sáng sủa, tuổi còn non, không khác gì thần tiên. Mừng cuống cuồng, đùa bỡn, đưa tay xuống phần dưới cơ thể, thì xù xì một nắm lông đuôi. Hốt hoảng quá định chạy, thì cô gái đã tỉnh dậy, đưa tay ra nắm lấy cánh tay hỏi:
    - Chàng định đi đâu?
    Ðổng càng sợ, người run lên, năn nỉ xin người tiên tha cho.
    Cô gái cười, nói:
    - Thấy cái gì mà cho người ta là tiên?
    Ðổng đáp:
    - Tôi chẳng sợ phần đầu mà sợ phần đuôi.


    Thấy cái gì mà cho người ta là tiên?

    Cô gái lại cười bảo:
    - Ðuôi đâu mà đuôi? Chàng lầm rồi.
    Ðoạn cầm tay Ðổng kéo vào cho sờ lại, thì thịt ở đùi mềm mại như mỡ, chỗ xương cụt nhẵn thín.
    Cô gái cười nói:
    - Thế nào? Rượu say mê mẩn, chẳng biết thấy gì đâu đâu mà lại vu cho người ta như vậy?
    Ðổng vốn thấy người đẹp đã thích rồi, nay hết sợ lại càng mê mẩn, nghĩ lại tự trách mình là lầm. Nhưng vẫn còn điều nghi ngờ, không hiểu nàng vì sao mà đến.
    Nàng đáp:
    - Chàng không nhớ cô bé tóc vàng nhà hàng xóm phía Ðông sao? Bấm đốt ngón tay, từ lúc dời đi nơi khác, đến nay đã được mười năm rồi. Lúc ấy thiếp chưa cài trâm, mà chàng cũng còn để tóc trái đào cơ đấy.
    Ðổng chợt nhớ ra, hỏi:
    - Thế nàng là cô Toả nhà họ Chu đấy ư?
    Nàng đáp:
    - Phải đấy.
    Ðổng nói:
    - Bây giờ nàng nói, ta mới mang máng nhớ lại. Mười năm không gặp, thế mà đã thành người yểu điệu thế này rồi đấy! Nhưng sao mà lại đến được đây?
    Cô gái nói:
    - Thiếp lấy phải thằng chồng đần, được đâu bốn, năm năm, cha mẹ chồng theo nhau qua đời, lại chẳng may chồng cũng vừa mới mất, còn lại một mình thiếp, bơ vơ không nơi nương tựa. Nhớ lại người quen biết thuở nhỏ chỉ còn có mình chàng, nên cố gượng tìm đến gặp. Vừa tới cổng thì trời tối, xảy lại có người đến mời chàng đi uống rượu, bèn lén nấp để đợi chàng về. Ðợi đã lâu, chân lạnh cóng, nổi cả da gà lên, nên phải nhờ cái chăn cho ấm người lên một chút, xin chớ ngờ nhau.
    Ðổng mừng, cởi áo cùng ngủ, lấy làm đắc ý.
    Ðược hơn một tháng, người gầy rộc hẳn đi. Người nhà lấy làm lạ, thì nói là cũng không biết tại sao. Càng lâu mặt mũi càng gầy võ. Mới đâm hoảng, vội đi tìm ông thầy chẩn mạch giỏi hồi trước, nhờ chẩn cho.
    Thầy lang đáp:
    - Ðây là mạch bị yêu quái ám rồi. Cái điềm chết ngày trước, nay quả đã nghiệm. Bệnh không thể làm gì được nữa.
    Ðổng khóc hu hu không chịu đi. Thầy lang bất đắc dĩ phải châm cho ở tay, đốt ngải cứu cho ở rốn, rồi đem thuốc tặng cho, dặn rằng:
    - Nếu có gặp ai đấy thì phải gắng mà dứt đi.
    Ðổng cũng tự biết nguy hiểm. Về đến thư trai, cô gái cười cợt đứng đón. Chàng tức mình nói:
    - Ðừng dan díu với nhau nữa. Tôi sắp chết rồi đây.
    Nói rồi bước đi không ngoái lại.
    Cô gái xấu hổ quá, cũng tức lên mà nói:
    - Mày còn muốn sống nữa ư ?
    Ðến đêm, Ðổng uống thuốc rồi ngủ một mình. Vừa mới chợp mắt, đã thấy giao hợp cùng cô gái, tỉnh dậy thì tinh đã xuất ra rồi. Càng sợ, bèn dời giường vào nhà trong, vợ con đốt đèn canh giữ. Nhưng vẫn mơ thấy như cũ. Lén nhòm cô gái thì không thấy đâu nữa. Ðược mấy hôm, Ðổng thổ ra hơn một đấu huyết mà chết.


    Vừa mới chợp mắt, đã thấy giao hợp cùng cô gái, tỉnh dậy thì tinh đã xuất ra rồi.

    Vương Cửu Tư đang ở trong phòng học, thấy một cô gái tìm đến, mê thích vì sắc đẹp nên ăn nằm cùng nàng. Hỏi ở đâu đến thì đáp:
    - Thiếp là láng giềng nhà Hà Tư. Hà Tư trước thân thiết với thiếp lắm, không ngờ bị hồ mê hoặc mà chết. Cái giống yêu quái ấy thật đáng sợ. Phàm người đã đọc đến sách vở, phải nên cẩn thận đề phòng.
    Vương càng phục, bèn ân ái vui vầy với nhau. Ðược vài hôm, đâm mê hoảng, gầy ốm. Chợt mộng thấy Ðổng về bảo:
    - Kẻ đang cùng huynh mặn nồng là hồ đấy. Giết hại tôi rồi, nó lại còn muốn giết hại cả huynh đài nữa. Tôi đã kiện nó ở dưới Âm ty, để rửa mối hờn. Trong vòng bảy hôm, cứ đêm đêm huynh nên thắp hương ở bên ngoài phòng ngủ nhà mình đừng có quên.
    Tỉnh dậy, lấy làm lạ, nói với cô gái:
    - Tôi ốm lắm, e sắp bỏ thân nơi ngòi rãnh đến nơi, có người khuyên nên kiêng chuyện chung chạ.
    Cô gái đáp:
    - Mệnh đáng thọ, dẫu gần đàn bà vẫn sống, mệnh không thọ thì không gần đàn bà vẫn chết.
    Lại ngồi kề bên mà cười đùa. Vương kìm lòng không đậu lại cùng nàng mây mưa. Xong rồi thì hối, nhưng vẫn không sao dứt hẳn được. Ðến tối, cắm hương ở trên cửa. Cô gái đến, nhổ vứt đi. Ðêm lại mộng thấy Ðổng về, trách sao làm trái lời dặn.
    Ðêm hôm sau, ngầm dặn người nhà chờ lúc mình với ả ngủ rồi hãy lén đốt hương lên. Cô gái đang ở trên giường bỗng hoảng hốt nói:
    - Lại đốt hương nữa đấy à?
    Vương đáp:
    - Không biết.
    Nàng vội trở dậy tìm thấy hương bẻ dụi tắt đi, rồi trở vào nói:
    - Ai xúi chàng làm như vậy?
    Vương đáp:
    - Có thể là đàn bà con gái trong nhà lo tôi đau ốm, tin lời thầy bói, thắp hương để trừ tà đấy thôi.
    Cô gái bối rối không vui. Người nhà lén dòm thấy hương tắt, lại đốt nén khác. Cô gái chợt thở dài, bảo:
    - Phúc trạch nhà chàng còn dầy thật. Tôi đã lầm lỡ giết Hà Tư rồi lại chạy đến với chàng, thật đúng là lỗi của tôi. Thiếp sắp phải cùng chàng ta đến đối chất trước toà án Âm ty. Nếu chàng không quên chút tình cũ, xin chớ làm hỏng mất cái túi da của thiếp.
    Nói xong, rụt rè bước xuống giường, ngã lăn ra đất mà chết.
    Ðốt lửa soi, đã thành một con chồn. Còn sợ nó sống lại, vội gọi người nhà lột da, treo lên.
    Bệnh Vương rất nặng, thấy hồ hiện về nói:
    - Tôi đã kêu oan ở pháp toà. Pháp toà bảo chàng Ðổng thấy gái mà mê, chết là đáng tội. Nhưng cũng buộc tội thiếp mê hoặc người không đúng, thu mất viên kim đan, rồi lại cho sống lại. Vậy bộ da của thiếp ở đâu ?


    Tội thiếp mê hoặc người không đúng, thu mất viên kim đan, rồi lại cho sống lại.

    Ðáp:
    - Người nhà không biết đã đem lột mất rồi.
    Hồ thảm đạm nói rằng:
    - Ta giết người đã nhiều, nay chết kể cũng đã muộn. Nhưng chàng thật nhẫn tâm thay!
    Hờn giận mà bỏ đi.
    Vương ốm tưởng nguy, nửa năm mới khỏi.

    --------------------------------------------

  2. #22
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Tá Quan Vi Xa


    Trương Nguyên Công người Thiệu Hưng, mở cửa hiệu bán vải ở Xương Môn. Mời Tôn Mỗ người Thiểm Tây làm Kinh lý, tính thành thật cẩn thận mà chăm chỉ, buôn bán gì tính ra cũng lãi ba phần, vì thế chủ khách rất tương đắc. Trong mươi năm, giúp Trương có được gia tư mười vạn lượng. Mấy lần xin về nhà, Trương cố giữ lại không cho. Tôn giận lắm nói “Nếu ta chết cũng không cho về à?”. Trương cười nói “Nếu đúng là chết thì ta đích thân đưa ông về, ba bốn ngàn dặm cũng không nề hà”.


    Nếu đúng là chết thì ta đích thân đưa ông về...


    Được hơn một năm, bỗng nhiên Tôn bị bệnh nặng, Trương tới cạnh giường hỏi chuyện hậu sự, đáp “Nhà ta ở cạnh lầu chuông huyện Trường An, Thiểm Tây, có hai con trai hiện đang ở nhà. Nếu nghĩ tới tình nghĩa trước đây thì xin chở quan tài về giúp”, kế tắt hơi. Trương khóc lớn, hối hận trước đây chơi ác giữ lại, lại nghĩ gia tư mười vạn đếu là nhờ sức Tôn giúp mới có được sao lại nuốt lời không đưa Tôn về. Bèn sắm lễ vật ngàn vàng, đích thân đưa quan tài tới Trường An.
    Gõ cửa gặp con lớn của Tôn, Trương kể lại nguyên do Tôn ông bệnh mất, lại khóc ròng. Đứa con nghe nói cha chết mặt vẫn tỉnh bơ, không tỏ ra đau thương, không mặc áo tang lại còn thản nhiên gọi người nhà đến, nói “linh cửu của cha đã về, cứ đặt ở cạnh sảnh”. Trương hoảng sợ không biết nói gì. Trong khoảnh khắc, đứa con thứ ra, cảm tạ Trương mấy câu rồi cũng cứ nghênh ngang như thường. Trương cho rằng hai đứa con của họ Tôn không phải là người, chẳng nhẽ người tốt như Tôn Mỗ lại đẻ ra hai đứa con như cầm thú thế này sao?


    Còn đang hoảng sợ than thở thì nghe người mẹ ở trong nói vọng ra “Chủ hàng từ xa tới, có đói bụng không? Ta đã chuẩn bị cơm rượu, tiếc là không có ai bồi tiếp, làm sao bây giờ?”. Hai đứa con nói “Trương tiên sinh là bậc phụ chấp, bọn nhỏ như chúng con không dám bồi tiếp”. Người mẹ nói “Vậy thì không phải cha các ngươi thì không xong”. Nói xong bèn sai hai con bày mâm bát dọn rượu, mình thì cầm búa lớn ra chẻ quan tài, mắng “Đã về toiwí nhà còn giả ngây ngô à ?”. Người chết cười rộ, mở nắp quan tài đứng lên vái lạy Trương, nói “Ông đúng là có phong thái người xưa, đưa ta về thật, chết cũng không nuốt lời”. Trương hỏi “Sao lại giảo hoạt như thế?”. Nói “Ta mà không chết, ông có chịu đưa ta về không? Và lại, xe ngựa nhọc nhằn, chẳng bằng nằm trong quan tài cho nhàn nhã”. Trương nói “Ông đã khỏi bệnh lại về Tô Châu chứ?” Đáp “Số mạng ông chỉ có tư gia mười vạn lượng, cho dù ta trở lại cũng không có thêm được đâu”. Nói rồi lưu Trương ở lại mấy ngày.

    Rốt lại, không biết Tôn là người như thế nào.
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  3. #23
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Thư Sinh Họ Diệp


    Miền Hoài Hương có chàng thư sinh họ Diệp, không rõ cả tên và tự. Văn chương từ phú trội nhất đương thời, nhưng đến đâu cũng lận đận, long đong khốn khổ mãi trong trường công danh. Gặp lúc ông Ðinh Thừa Hạc, người Ðông Quan, đến làm quan ở ấp ấy, xem văn chương của chàng, cho là kỳ tài, bèn mời đến đàm đạo. Ông rất bằng lòng, cho chàng đến ở trong dinh thự, cơm nước đèn sách, cấp cho đầy đủ, thỉnh thoảng lại gửi tiền thóc về giúp đỡ gia quyến nữa. Ðến kỳ sơ thí, ông hết sức tán dương văn tài của chàng trước mặt quan học sử, rồi đó chàng đỗ đầu hàng xứ. Ông trông mong vào chàng rất tha thiết; sau khi vào trường thi Hương, cho lấy văn của chàng để xem và đọc vừa gõ bàn đánh nhịp, ngợi khen không ngớt. Ngờ đâu thời vận neo người, văn chương ghen mệnh, bảng đã treo, lại hỏng tuột. Chàng trở về, choáng váng tê mê, trong lòng lại thẹn là mình đã phụ người tri kỷ, thân hình gầy ruộc như bộ xương còn đứng, người ngây ra như khúc gỗ. Ông nghe tin, cho mời đến an ủi. Chàng rơi lụy dầm dề. Ông rất thương tình, hẹn đến khi nào mãn kỳ khảo tích về kinh thì đem chàng cùng đi. Chàng rất cảm kích cáo từ ra về , từ đấy đóng cửa không đi đâu nữa.


    Chẳng bao lâu chàng lâm bệnh, ông luôn luôn hỏi thăm và đưa quà, nhưng thuốc uống đã trăm thang mà vẫn không công hiệu. Vừa lúc ấy ông lại có điều xúc phạm đến quan trên, bị cất chức, sắp về nhà, viết thư cho chàng, đại lược nói rằng: "Tôi nay mai về Ðông, mà sở dĩ còn chần chừ chưa đi ngay, là chỉ vì muốn chờ túc hạ đi đó thôi. Túc hạ đến buổi sáng, thì buổi chiều là tôi khởi hành...". Thư đưa đến bên giường nằm, chàng cầm xem khóc sụt sùi, rồi nhắn sứ giả về nói là đang bị bệnh nặng, khó bình phục ngay được, xin cứ đi trước. Sứ giả về bẩm, ông không nỡ đi, ráng ở lại chờ.


    Qua mấy hôm, người canh cổng báo có chàng họ Diệp đến, ông mừng quá, ra đón mà hỏi han. Chàng nói:

    - Vì cái bệnh của thân hèn để đại nhân phải chờ đợi lâu, lòng này thật áy náy không yên. Nay, may đã có thể ráng theo kịp dấu giày chân ngựa.

    Ông bèn gói buộc hành trang lại, để dậy sớm ra đi. Chẳng mấy ngày đã về đến làng, ông cho con thụ giáo với chàng, đêm ngày ở liền bên cạnh. Cậu con tên là Tái Xương lúc bấy giờ mới mười sáu tuổi, chưa biết làm văn chương nhưng thông minh lắm, phàm văn bài cử nghiệp, xem qua hai ba lần thì không quên nữa. Ở được một năm, cậu đã hạ bút thành văn, nhờ có thêm thế lực của ông, bèn được nhận vào nhà học của huyện. Chàng bàn chép lại những bài văn cử nghiệp đã làm lúc bình thời đem hết cho công tử học.

    Vào trường thi, bảy đầu đề không sai đề nào, công tử liền đậu á khôi. Một hôm ông bảo chàng rằng:

    - Túc hạ chỉ vứt ra một mối tơ thừa mà cũng đủ làm cho thằng trẻ nên đanh, nhưng còn quả chuông vàng kia cứ bị bỏ rơi mãi thì làm thế nào?

    Chàng nói:

    - Ðiều đó e rằng có mệnh. Tôi mượn cái phúc trạch của đại nhân để hà hơi cho văn chương, khiến người thiên hạ biết rằng nửa đời luân lạc không phải vì kém tài đánh trận, như thế là thỏa nguyện rồi. Vả chăng kẻ sĩ mà được một người biết, đã đủ không ân hận nữa, cần gì phải đỗ đạt mới đắc chí?

    Ông thấy chàng xa nhà đã lâu, sợ nhỡ mất kỳ sát hạch năm, khuyên chàng nên về thăm nhà. Chàng rầu rĩ không vui. Ông cũng không nỡ ép, bèn dặn công tử khi đến kinh đô thì nạp thóc hộ chàng, công tử lại giật giải Nam Cung được bổ chức Chủ sự trong bộ, đem chàng vào Giám sớm tối gần nhau. Qua một năm, chàng vào trường thi Hương ở kinh, đỗ Cử nhân. Vừa lúc ông được bổ đi coi thi ở Hà Nam bàn nhân tiện nói với chàng rằng:

    - Chuyến đi này không xa quê hương tiên sinh là mấy. Nay hãy nhẹ bước đường mây, tiên sinh cũng nên một phen về làng cho được khoái chí.

    Chàng cũng mừng. Rồi chọn ngày tốt lên đường. Ðến địa giới Hoài Dương, công tử cho người và ngựa đưa chàng về. Ðến nhà thấy cổng ngõ tiêu điều, chàng chạnh lòng buồn bã lững thững đi vào sân. Người vợ cầm nong nia đi ra, thấy chàng thì vứt xuống sợ hãi bỏ chạy. Chàng rẫu rĩ mà nói:

    - Ta bây giờ đã nên danh phận rồi. Mới ba bốn năm không thấy mặt, sao bổng như không quen biết nhau vậy?

    Người vợ đứng xa mà bảo rằng:

    - Chàng chết đã lâu, còn nói nên danh nên phận gì nữa? Sở dĩ còn để mãi linh cữu trong nhà, là vì nhà nghèo con bé đó mà thôi! Nay thằng cả đã khôn lớn, cũng đang tìm một ngôi đất để đưa chàng ra. Chớ nên hiện về làm gở để quấy người sống.

    Chàng nghe nói thì bùi ngùi rũ rượi, bèn lững thững đi vào trong nhà, thấy linh cữu rành rành, liền ngã ra giữa đất mà biến mất. Người vợ kinh hãi nhìn xuống thấy áo mũ giày tất bỏ đấy, như cái xác lột. Nàng mũi lòng quá, ôm xống áo khóc lóc. Người con đi học về, thấy một cỗ xe ngựa buộc ở trước thì dò hỏi xem ở đâu đến, rồi kinh hãi chạy vào báo với mẹ. Mẹ gạt nước mắt kể lại chuyện vừa xảy ra. Lại hỏi kỹ những người theo hầu mới biết rõ đầu đuôi.

    Người theo hầu trở về, công tử nghe tin nước mắt rơi ướt cả ngực, lập tức lên xe, đến tận nhà mà khóc, rồi bỏ tiền lo liệu việc tang, chôn cất theo lệ hiếu liêm.
    Lại chu cấp rất hậu cho đứa con, mời thầy về dạy và gửi gắm cho quan học sứ, hơn một năm sau được vào nhà học phán./.

  4. #24
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Cừu Ðại Nương

    Mẫu gia dĩ đãng cánh trùng hưng

    A phụ sinh hoàn hỉ cánh tăng

    Tân điển điền viên từ bất thụ

    Đại nương khởi đãn thiện tài năng


    Thiệu Thị...

    Làng Ninh Trực, huyện Tấn Dương, tỉnh Sơn Tây, có người họ Cừu, tên Trọng, nhà rất giàu, có vợ họ Diêu. Diêu thị sanh một gái, tên Đại Nương, tính nết cứng cỏi. Năm Đại Nương 16 tuổi, cha mẹ gả cho một thanh niên họ Đặng, quê ở làng Thượng Các, tỉnh Sơn Đông. Vì lấy chồng xa nên mỗi năm Đại Nương chỉ về thăm cha mẹ có một lần. Mỗi lần về, thấy cha mẹ chẳng chiều mình như ý muốn, Đại Nương tỏ vẻ bất mãn, vùng vằng ra về, khiến cha ghét lắm. Từ đó, phần vì bị cha ghét bỏ, phần vì đường xá xa xôi nên ba năm sau, Đại Nương mới lại về thăm cha mẹ. Năm ấy, Diêu thị bị bạo bệnh mà mất. Hết tang vợ, Cừu Trọng cưới vợ kế, người họ Thiệu, nhan sắc mặn mà. Trong 2 năm, Thiệu thị sanh 2 trai, là Cừu Phúc và Cừu Lộc. Ở Thượng Các, Đại Nương cũng sanh trai là Đặng Thái.

    Năm Cừu Phúc lên 6, ở Sơn Tây, giặc giã nổi lên, bắt nhiều tráng đinh đi theo để phục dịch và chăn ngựa cho chúng. Cừu Trọng cũng bị bắt. Thiệu thị vật vã khóc than, phải một mình nuôi dạy hai con. Vì được chồng chỉ cho biết chỗ chôn giấu tài sản từ khi mới về nên Thiệu thị vẫn còn tiền để nuôi gia đình. Tuy nhiên, vì vắng chồng nên Thiệu thị thường bị bọn cường hào trong làng chèn ép, ăn chẳng ngon, ngủ chẳng yên.

    Ba năm sau. Thấy Cừu Trọng không được giặc thả về, người chú ruột của Cừu Trọng là Cừu Thượng Liêm muốn đoạt tài sản của cháu, bèn tới dỗ Thiệu thị cải giá, nhưng Thiệu thị nhất quyết chẳng nghe. Trong huyện, có nhà giàu họ Đinh tên Tuyên muốn mua Thiệu thị về làm nàng hầu. Biết ý Đinh Tuyên, Thượng Liêm bèn tới xin gặp, đề nghị để mình bày mưu cưỡng đoạt Thiệu thị cho. Đinh Tuyên ưng thuận, hứa rằng khi nào mình đoạt được Thiệu thị thì sẽ trả công hậu hĩ cho Thượng Liêm. Ngoài Đinh Tuyên và Thượng Liêm, không ai biết âm mưu ấy.


    Cừu Đại Nương

    Trong làng có kẻ vô lại, họ Ngụy tên Biền, tính tình giảo hoạt, vốn xích mích với Cừu Trọng đã từ lâu, lúc nào cũng tìm cách mưu hại gia đình Cừu Trọng. Nhân thấy Cừu Trọng bị giặc bắt đem đi, Ngụy Biền mừng lắm, phao tin là Thiệu thị lẳng lơ, dan díu buông tuồng, để làm nhục Thiệu thị. Nghe tin phao ấy, Đinh Tuyên bèn báo cho Thượng Liêm biết rằng mình không muốn đoạt Thiệu thị nữa. Bị mất mối lợi, Thượng Liêm tức lắm, loan truyền tin ấy đi khắp vùng. Bị vu oan, Thiệu thị uất ức, ngày đêm khóc lóc mà thành bệnh nặng, bị bại xuội tay chân, phải nằm liệt giường.

    Bảy năm sau, Cừu Phúc 16. Thấy Thiệu thị bị bệnh nằm liệt giường, bà mai họ Hồng ở trong làng bèn tới khuyên Cừu Phúc nên lấy vợ để trong nhà có đàn bà trông coi gia vụ. Cừu Phúc ưng thuận. Hồng bà bèn đi hỏi cưới con gái tú tài Khương Dĩ Chiêm cho Cừu Phúc. Khương tú tài thuận gả, cho làm l*ễ cưới ngay. Khương thị về nhà chồng, chẳng những đảm đang được hết mọi gia vụ, khiến nhà chồng vẫn được dư dả như trước, mà còn cho được em chồng là Cừu Lộc đi học. Tuy trong lòng rất ghét và rất muốn hãm hại gia đình Cừu Trọng, nhưng ngoài mặt, Ngụy Biền vẫn làm ra vẻ thân thiện, thường mời Cừu Phúc tới nhà mình uống rượu. Vì thế, Cừu Phúc quý Ngụy Biền lắm, coi như ngưòi anh họ tâm giao.

    Năm sau. Một hôm, Ngụy Biền manh tâm ly gián anh em Cừu Phúc, bèn nói với Cừu Phúc:"Bà thím thì bị bệnh, tay chân bại xuội, chẳng thể coi sóc gia vụ, còn Cừu Lộc thì chỉ ăn không ngồi rồi, chẳng chịu làm lụng chi, sao chú lại phải làm thân trâu ngựa cho Cừu Lộc? Thế rồi, mai mốt Cừu Lộc lấy vợ, chú lại phải bỏ tiền ra làm đám cưới, thật là hao tài tốn của. Mỗ thấy Cừu Lộc sẽ giàu, còn chú sẽ nghèo. Nay, mỗ có kế khiến cho Cừu Lộc sẽ nghèo còn chú sẽ giàu, chẳng hay chú có muốn nghe không?" Cừu Phúc vội hỏi:"Kế chi?" Ngụy Biền đáp:"Chia gia tài!" Nghe lời Ngụy Biền, Cừu Phúc nói với vợ. Kinh hãi quá, Khương thị gạt đi.

    Hôm sau, Cừu Phúc tới nói cho Ngụy Biền hay là vợ mình chẳng thuận. Ngụy Biền bèn chê Khương thị là kẻ chẳng biết trông rộng nhìn xa, rồi xui Cừu Phúc cứ về xin mẹ chia gia tài. Nghe lời Ngụy Biền, Cừu Phúc về thưa chuyện với mẹ. Thiệu thị nổi giận, mắng chửi Cừu Phúc đủ điều. Cừu Phúc cũng nổi giận, đem hết tiền bạc trong nhà đi tiêu pha phung phí. Biết chuyện, Ngụy Biền bèn tập hợp bọn vô lại, cờ gian bạc lận, bàn kế lừa tiền của Cừu Phúc để chia nhau. Thế rồi Ngụy Biền dụ dỗ được Cừu Phúc đem hết tiền tới nhà mình đánh bạc. Tuy biết chuyện ấy nhưng vì nể chồng, Khương thị chẳng dám khuyên can. Chỉ ít lâu sau, gia đình Cừu Phúc chẳng còn gạo ăn hàng ngày. Thấy lạ, Thiệu thị tra hỏi con dâu. Khương thị đành phải thú thực mọi chuyện với mẹ chồng. Phẫn nộ với Cừu Phúc, Thiệu thị bèn chia đôi gia tài cho mỗi con một nửa. Tuy nhiên, Thiệu thị không giao văn tự nhà đất cho Cừu Phúc mà lại giao cho Khương thị cất giữ. Vì đảm đang, Khương thị vẫn xoay sở được đủ tiền nuôi sống cả gia đình.

    Hay tin Thiệu thị đã chia nửa gia tài cho Cừu Phúc, bọn Ngụy Biền lại dụ dỗ cho Cừu Phúc vay tiền để đánh bạc. Chỉ vài tháng sau, nợ cờ bạc chồng chất, Cừu Phúc phải về nhà, lén mẹ và vợ, lấy hết các văn tự nhà đất, đem đi gán nợ cho bọn chúng. Sau khi trang trải nợ cũ, Cừu Phúc lại xin bọn chúng cho mình vay nợ mới để đánh bạc, những mong gỡ lại tiền thua. Biết Cừu Phúc đã khánh tận, bọn chúng từ chối. Cừu Phúc bèn đem vợ ra cầm để lấy tiền đánh bạc, nhưng chẳng kẻ nào chịu cầm Khương thị.


    Cừu Lộc

    Hồi đó, ở Sơn Đông có kẻ trộm chẳng ai biết họ tên, bị quan quân bắt nhốt trong tỉnh ngục. Một hôm, kẻ ấy vượt ngục, trốn sang Sơn Tây, lấy họ tên là Triệu Diêm La, tới làng Ninh Trực cư ngụ. Cậy mình có chút sức mạnh và võ nghệ, Diêm La thường bắt nạt dân làng. Nhân thấy Cừu Phúc đem người vợ nhan sắc ra cầm để lấy tiền đánh bạc, Diêm La bèn đi tìm Cừu Phúc, xin bỏ tiền ra cầm Khương thị. Cừu Phúc mừng quá, liền cầm vợ để lấy tiền đánh bạc. Ba hôm sau, Cừu Phúc thua hết tiền, tay trắng về nhà, nảy ý bội ước, lánh mặt Diêm La. Diêm La bèn tới tận nhà Cừu Phúc, trừng mắt mà đòi nợ. Kinh hãi quá, Cừu Phúc năn nỉ, xin Diêm La cứ về trước, để mình dẫn vợ tới sau. Diêm La về rồi, Cừu Phúc vào nhà nói dối vợ, bảo theo mình tới nhà Diêm La, giúp mình khiêng một cái bàn mới mua về nhà. Tướng thực, Khương thị đi theo chồng. Tới nhà Diêm La, Cừu Phúc bảo vợ đứng chờ mình một lát, rồi lẻn trốn đi. Lát sau, Diêm La từ nhà trong bước ra, nói rõ đầu đuôi việc Cừu Phúc đã cầm vợ cho mình để lấy tiền đánh bạc. Khương thị bèn thét lên gào khóc, đòi tự tử. Diêm La lấy lời ngon ngọt dỗ dành, nhưng Khương thị nhất quyết chẳng nghe. Diêm La bèn dùng võ lực bức bách. Chẳng chịu khuất phục, Khương thị mắng chửi Diêm La. Nổi giận, Diêm La lấy gậy đánh Khương thị. Khương thị bèn rút trâm cài đầu, đâm cổ tự tử. Trâm xuyên qua thực quản, khiến máu chảy lênh láng. Diêm La vội lấy lụa bó cổ cho Khương thị, thầm nghĩ nếu mình cứu sống được Khương thị thì có thể Khương thị sẽ chịu lấy mình.Nghe tin Khương thị tự tử, Ngụy Biền mừng lắm, vội chạy đi báo cho Khương tú tài hay. Giận quá, Khương tú tài liền nạp 2 đon kiện lên quan tể huyện Tấn Dương. 1 đon kiện Cừu Phúc về tội bán Khương thị cho Diêm La để lấy tiền đánh bạc, và 1 đon kiện Diêm La về tội dụ dỗ cho Cừu Phúc vay tiền để cưỡng đoạt Khương thị. Quan liền sai lính đi bắt Cừu Phúc và Diêm La. Vì Cừu Phúc đã bỏ nhà trốn đi nên lính chỉ bắt được Diêm La. Quan hỏi:"Khương thị hiện ở đâu?" Diêm La đáp:"Thưa Quan, Khương thị hiện nằm dưỡng thương ở nhà tiểu nhân!" Quan bèn sai lính tới nhà Diêm La khiêng Khương thị về huyện đường. Thấy vết thương ở cổ quá nặng, quan sai lính khiêng Khương thị tới nhà Khương tú tài cho thân nhân chăm sóc. Rồi quan sai lính nọc Diêm La ra đánh đòn về tội bức bách và đánh đập Khương thị. Vốn vẫn sợ Diêm La, đám lính huyện chỉ đứng nhìn nhau, chẳng kẻ nào dám nọc Diêm La ra đánh. Lâu nay, quan vẫn nghe đồn Diêm La là kẻ hung bạo, hoành hành trong vùng, bắt nạt mọi người, nhưng quan không tin. Đến bấy giờ, thấy đám lính dưới quyền mình sợ Diêm La còn hơn sợ mình, quan mới tin lời đồn là đúng. Vì thế, quan nổi giận, quát thét đám cận vệ xúm lại đánh Diêm La. Bị đám cận vệ đánh quá tay, Diêm La lăn ra chết.

    Còn nữa...
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 26-10-2013 lúc 10:31 AM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #25
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Cừu Ðại Nương



    Gia cảnh ngày càng xa sút

    Từ hôm nghe tin Khương tú tài đi kiện Cừu Phúc và Diêm La, Thiệu bà uất ức, đau khổ vì con, ngày đêm than khóc, rồi thành bệnh, bỏ bê hết mọi gia vụ. Là nho sinh, Cừu Lộc chẳng biết trông coi gia vụ thay mẹ nên trong nhà vật dụng bừa bãi, công việc lộn xộn. Thấy bệnh của Thiệu thị mỗi ngày một nặng, Ngụy Biền mừng lắm, bèn nghĩ cách phá nốt nửa gia tài mà Thiệu thị đã chia cho Cừu Lộc. Nhân gặp một khách buôn ở Thượng Các sang Ninh Trực buôn bán, Ngụy Biền bèn nhắn tin cho Đại Nương biết rõ gia cảnh của Cừu Trọng, những mong Đại Nương sẽ về Ninh Trực đòi chia chác gia tài với Cừu Lộc.

    Lúc bấy giờ, Đại Nương đã góa chồng, ở với đứa con trai nhỏ là Đặng Hòa, 16 tuổi, còn đứa con trai lớn là Đặng Thái thì đã có vợ và ở riêng. Ba hôm sau, quả nhiên Ngụy Biền thấy Đại Nương dắt Đặng Hòa tới ở nhà Cừu Trọng. Mừng quá, Ngụy Biền bèn lẻn vào núp ở sau tường phòng khách để nghe trộm. Đại Nương vào nhà. Thấy Cừu Lộc đang hầu Thiệu thị trong cảnh buồn thảm, Đại Nương cũng buồn theo. Hỏi chuyện Cừu Lộc, Đại Nương được biết là Cừu Phúc đã bỏ nhà trốn đi vì bị quan tể ra lệnh bắt. Nghe xong, Đại Nương uất ức, nói:"Nhà ta không có người lớn trông coi, nên mới bị người ngoài tới lăng nhục như thế. Nhà đất của cha ta để lại đã bị bọn vô lại cướp mất một nửa. Ta quyết sẽ kiện chúng nơi quan tể, xin quan cho bắt bọn chúng để điều tra!"

    Nghe Đại Nương nói, Ngụy Biền kinh hãi, vội chạy về báo tin cho đồng bọn hay. Chúng bèn bảo nhau góp tiền, đem tới nhà Cừu Trọng, đút lót Đại Nương để xin hủy việc kiện tụng. Đại Nương nhận tiền, nhưng chẳng nói chi. Khi chúng về rồi, Đại Nương vẫn viết đơn kiện, đem lên huyện đường nạp quan tể. Quan sai lính đi bắt chúng về huyện đường, tra hỏi về tội đánh bạc. Thấy chúng đều nhận tội, quan chỉ sai lính đánh mỗi tên 10 trượng, rồi thả cho về. Thấy quan tể chẳng đả động chi đến chuyện bọn vô lại đoạt nhà đất của cha mình bằng cờ gian bạc lận, Đại Nương vô cùng bất mãn.

    Nghe nói quan thái thú rất ghét bọn cờ bạc, Đại Nương bèn viết một đơn kiện khác, đem lên quận đường nạp quan thái thú, lời lẽ rất bi thiết, trình bày những chuyện cờ gian bạc lận của bọn Ngụy Biền, kể lể mọi nỗi cơ khổ của gia đình cha mình (thời trước, ở Trung quốc, một quận gồm nhiều huyện) Đọc đơn kiện của Đại Nương, quan thái thú ra lệnh cho quan tể phải làm ba việc: một là bắt bọn Ngụy Biền, tống giam mỗi tên một tháng để trừng phạt về tội cờ bạc, hai là tịch thu hết nhà đất của Cừu Phúc mà bọn Ngụy Biền đã chiếm đoạt bằng cờ gian bạc lận để trả lại cho Thiệu thị, ba là trừng trị Cừu Phúc về tội cầm vợ để lấy tiền cờ bạc. Quan tể tuân hành ngay hai lệnh đầu của quan thái thú, nhưng không thể tuân hành được lệnh thứ ba vì Cừu Phúc đã bỏ nhà trốn đi, chẳng ai biết là đi đâu. Vì Thiệu thị bị bệnh nặng, quan tể bảo Đại Nương đứng ra nhận lãnh nhà đất thay cho Thiệu thị. Thấy Cừu Lộc còn nhỏ, Đại Nương bèn quyết định ở lại Ninh Trực để quản lý tài sản của cha, chăm sóc mẹ kế, dạy dỗ em út. Để tránh việc thiên hạ dị nghị mình lấy tiền của cha đem cho con, Đại Nương thuê người đưa Đặng Hòa về Thượng Các ở với anh là Đặng Thái, dặn Đặng Hòa chẳng được bén mảng tới Ninh Trực nữa. Từ đó, trong nhà Cừu Trọng, vật dụng ngăn nắp, công việc thứ tự. Thấy thế, Thiệu thị phấn khởi tinh thần, bệnh tình thuyên giảm, đem hết mọi gia vụ ủy thác cho Đại Nương. Đại Nương rất can đảm. H*ễ thấy ở trong làng, có kẻ cường hào nào còn chèn ép Thiệu thị là lập tức Đại Nương lại vác đao tới tận nhà kẻ ấy, đòi tranh luận. Vì Đại Nương có chính nghĩa, lại có tài tranh luận, nên lần nào kẻ cường hào cũng bị Đại Nương khuất phục.

    Năm năm sau.

    Thấy tài sản nhà mình tăng vọt, Thiệu thị ngỡ ngàng, không ngờ tài quản lý kinh doanh của Đại Nương lại giỏi đến mức ấy. Vì Đại Nương muốn nối lại liên lạc với nhà họ Khương, nên thường mua thuốc thang, quà bánh đem tới nhà Khương tú tài, xin vào thăm Khương thị mà biếu xén. Thấy Cừu Lộc đã trưởng thành, Đại Nương lại tới nhờ bà mai họ Hồng kiếm vợ cho Cừu Lộc. Thấy thế, Ngụy Biền bèn phá đám bằng cách phao tin rằng bây giờ Đại Nương đã về Ninh Trực đoạt hết tài sản của cha thì Cừu Lộc lấy tiền đâu để nuôi vợ mà đòi lập gia đình. Tuy dân chúng trong vùng không tin lời phao của Ngụy Biền, nhưng Hồng bà đi tới đâu làm mối cho Cừu Lộc cũng bị người ta từ chối.


    Trong vùng, có công Tử họ Phạm, tên Tử Văn, nhà rất giàu. Công tử với phu nhân và ái nữ Huệ Nương, cư ngụ trong một biệt thự rộng lớn cùng với rất đông gia nhân, tì thiếp. Trong biệt thự có nhiều loại hoa lạ rất đẹp, nổi tiếng khắp vùng Sơn Tây, được trồng dọc theo một lối đi từ vườn hoa tới cửa nội thất. Có kẻ du ngoạn, lần theo lối ấy tới thưởng hoa, đi sâu vào cửa nội thất, đúng lúc công tử đang vui đùa với đám tì thiếp, liền bị công tử thét đám gia nhân bắt trói, đánh cho đến chết. Huệ Nương vừa tới tuần cập kê, đã xinh đẹp, lại giỏi văn nhạc, vừa làm ra một nhạc khúc, song chưa tìm được những chữ thích nghi để đặt tên, chỉ gọi là khúc Hồn Bất Tự (Chưa Được Ổn) Thấy thế, công tử liền bảo Huệ Nương ra một vế xuất về nhạc khúc ấy để công tử đem đi thử tài các nho sinh, kén chồng cho con. Huệ Nương bèn ra vế xuất là Phách danh Hồn Bất Tự " (ý nói: Làm ra một nhạc khúc, chưa biết đặt tên là gì, chỉ tạm gọi là Hồn Bất Tự (Chưa Được Ổn) Công tử liền đem vế ấy ra thử tài nhiều nho sinh, nhưng chưa thấy ai đối chỉnh.

    Vào tiết Thanh Minh, Huệ Nương mộng thấy có kẻ tới nói với mình:"Chồng ngươi họ Thạch tên Sùng" Huệ Nương hỏi:"Thạch Sùng ấy hiện ở đâu?" Kẻ ấy đáp:"Ngày mai Thạch Sùng ấy sẽ tới đây, té xuống nước!" Sáng ra, Huệ Nương thuật lại giấc mộng cho cha nghe. Phạm công tử chẳng tin, vì nghĩ có ai dám bén mảng tới nhà mình đâu mà té xuống nước? Hôm tiết Thanh Minh, trên đường đi học về, Cừu Lộc chợt thấy Ngụy Biền từ đằng xa chạy tới chào, rồi rủ:"Hôm nay nhằm tiết Thanh Minh, thiên hạ đi tảo mộ và thưởng hoa đông lắm. Mỗ cũng đi thưởng hoa đây. Mời chú cùng đi cho vui!" Thấy Ngụy Biền vồn vã, Cừu Lộc thuận đi theo. Ngụy Biền dẫn Cừu Lộc tới vườn hoa của Phạm công tử. Vì Ngụy Biền quen biết với kẻ giữ vườn nên hai người được vào thưởng hoa. Lòng vòng hồi lâu, Ngụy Biền dẫn Cừu Lộc tới một lạch nước, có cầu bắc ngang. Ở bên này cầu có một cái chòi, ở bên kia cầu có một biệt thự, với hàng rào bao quanh, và một chiếc cổng sơn son thiếp vàng. Ngụy Biền dẫn Cừu Lộc qua cầu. Nhìn qua chiếc cổng để ngỏ, Cừu Lộc thấy ở trong vườn có rất nhiều loài hoa lạ rất đẹp. Bỗng Ngụy Biền nói:"Chú cứ vào mà thưởng hoa trước. Mỗ đi tiểu xong, mỗ sẽ vào sau!" Cừu Lộc bèn lững thững bước qua cổng vào trong. Thấy có lối dẫn từ cổng vào sâu trong vườn, Cừu Lộc cứ bước theo lối ấy mà thưởng hoa. Khi tới gần cửa chính biệt thự, Cừu Lộc mới đứng khựng lại.

    Có một tì nữ đứng ở hành lang nhìn thấy Cừu Lộc, vội chạy vào biệt thứ. Ít phút sau, Phạm công tử dắt lũ gia nhân ra vườn. Nhìn thấy Cừu Lộc, công tử giận dữ, quát:"Bắt tên kia, trói y lại!" Kinh hãi quá, Cừu Lộc co cẳng chạy. Bị lũ gia nhân đuổi theo, Cừu Lộc quẫn quá, nhảy ùm xuống lạch. Đột nhiên, công tử chuyển giận làm vui, quát lũ gia nhân:"Nhảy xuống vớt y lên, dắt tới chòi!" rồi công tử ra chòi ngồi. Lũ gia nhân dắt Cừu Lộc tới. Công tử cười, bảo chúng:"Áo quần giày dép y ướt hết rồi. Dẫn y vào phòng tắm, lấy đồ khô cho y thay, rồi dẫn ra đây!" Khi lũ gia nhân dẫn Cừu Lộc ra chòi, công tử ôn tồn hỏi:"Tú tài họ tên chi?" Cừu Lộc đáp:"Thưa công tử, tiểu sinh họ Cừu, tên Lộc" Công Tử nói:"Đứng ở đây chờ ta!" rồi bước vào biệt thự.


    Thưa công tử, tiểu sinh họ Cừu, tên Lộc.

    Còn nữa...
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  6. #26
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Cừu Đại Nương


    Tiếp theo...


    Nguyên là khi thấy Cừu Lộc nhảy xuống lạch, chợt nhớ đến giấc mộng của con, công tử vội quát lũ gia nhân nhảy xuống vớt lên, dắt tới chòi. Rồi công tử vào bảo phu nhân và Huệ Nương ra vườn, núp dưới hoa mà xem mặt Cừu Lộc. Lát sau, công tử ra chòi, cầm tay Cừu Lộc mà dắt qua cầu. Thấy thế, Cừu Lộc run sợ, đứng khựng lại. Công tử cười, nói:"Có chi mà sợ? Tới kia ngồi nói chuyện với ta!" Cừu Lộc đành đi theo công tử tới ngồi ở ghế đá trong vườn. Lát sau, Cừu Lộc thấy một đám tì nữ bưng ra một hồ rượu lớn cùng những đĩa sơn hào hải vị, đặt lên bàn. Công tử rót rượu, bảo Cừu Lộc đối ẩm vớimình. Rượu được vài tuần, Cừu Lộc đứng dậy, nói:"Đa tạ công tử đã tha tiểu sinh, chẳng trừng phạt về tội vô phép xâm nhập hoa viên, mà còn cho ngồi hầu rượu. Bây giờ tiểu sinh đã quá say, xin công tử cho phép được ra về" Công Tử cười rồi đứng dậy bước tới cạnh Cừu Lộc, ấn vai cho ngồi xuống ghế, nói:"Khoan đã! Ta có làm ra một khúc nhạc, song chưa nghĩ ra được những chữ thích nghi để đặt tên. Bây giờ ta ra một vế xuất về khúc nhạc ấy. Nếu đối được thì ta thả cho về!" Cừu Lộc nói:"Xin công tử cho nghe vế xuất" Công Tử bèn đọc:"Phách danh Hồn Bất Tự" Suy nghĩ hồi lâu, Cừu Lộc đối: "Ngân thành Một Nại Hà " (ý nói: Công Tử cũng giống như nhà giàu Thạch Sùng, có nhiều bạc quá, chẳng biết dùng làm chi, bèn thuê thợ đúc thành những trái cầu, mỗi trái nặng 1000 lạng, gọi là những trái Một Nại Hà (Chẳng Làm Gì)) Thấy câu đối của Cừu Lộc nói đến một điển tích về nhà giàu Thạch Sùng, công Tử phá lên cười, nói:"Đúng là Thạch Sùng đây rồi!" khiến Cừu Lộc chẳng hiểu chi. Công Tử bèn thuật cho Cừu Lộc nghe giấc mộng của con gái mình, rồi nói: "Khúc hát, tên khúc hát và vế xuất đều do gia nữ đặt ra. Ta đã bảo nhiều nho sinh đối lại, nhưng chưa thấy ai đối chỉnh. Nay tú tài đối chỉnh thì âu cũng là duyên trời. Ta muốn gả gia nữ cho tú tài để tú tài đưa về nhà, nhưng ta lại nghĩ, biệt thự của ta rộng lớn, dư chỗ cho con gái và con rể cư ngụ, nên ta muốn tú tài dọn tới đây cư ngụ, vừa tiện cho ta, vừa tránh cho tú tài khỏi phải làm lễ rước dâu" Kinh hãi quá, Cừu Lộc đáp: "Thưa công tử, lẽ ra tiểu sinh phải tuân lệnh công tử ngay, nhưng vì gia mẫu đang bị đau yếu, tiểu sinh chẳng thể đi ở rể, xin công tử tha cho" Công tử nói:"Thôi! Cứ về suy nghĩ kỹ rồi hãy trả lời ta!" Nói xong, công tử sai gia nhân gói hết áo quần giày dép ướt của Cừu Lộc, đặt lên lưng ngựa, tiễ*n Cừu Lộc về.

    Vào nhà, Cừu Lộc thưa chuyện với mẹ. Thiệu thị nửa mừng nửa lo, chỉ nói: "Thực ra thì vì Ngụy Biền nham hiểm, muốn làm hại gia đình ta, nên mới xảy ra chuyện này. Chuyện dữ mà lại hóa lành, ta cũng chẳng nên oán Ngụy Biền nữa. Tuy nhiên, ta nên tuyệt giao với y" Cừu Lộc chỉ biết vâng dạ.

    Ba hôm sau, công tử nhờ bà mai họ Hoàng tới hỏi ý kiến Thiệu thị về việc cho Cừu Lộc tới nhà công tử ở rể. Thiệu thị phân vân, chẳng biết nên quyết định ra sao. Thấy thế, Đại Nương góp ý:"Chăm sóc mẹ già và người bệnh thì con gái giỏi hơn con trai. Bây giờ đã có con ở đây chăm sóc mẹ thì mẹ nên để cho cậu Lộc đi ở rể" Nghe Đại Nương nói, Thiệu thị bèn trả lời cho Hoàng bà biết.

    Hôm sau, Đại Nương nhờ hai bà mai là Hồng bà và Hoàng bà đem sính lễ* tới nhà Phạm công tử, xin công tử gả Huệ Nương cho Cừu Lộc. Công tử ưng thuận. Tháng sau, công tử làm l*ễ vu quy cho con gái, rồi bảo Cừu Lộc dọn tới biệt thự của mình mà cư ngụ.

    Năm sau. Cừu Lộc được nhận vào học ở trường huyện, nổi tiếng tài danh. Thấy Cừu Lộc tới ở rể tại biệt thự của cha mình, con trai út của công tử là Phạm Độ, tỏ ý khinh bỉ. Bị chạm tứ ái, Cừu Lộc bèn xin phép nhạc phụ, đưa vợ về nhà. Công tử chấp thuận, rồi cho nhiều nô tì đi theo Huệ Nương tới ở hẳn tại nhà Cừu Trọng. Đại Nương bèn thuê thợ tới sửa chữa ngôi nhà của Cừu Trọng cho khang trang. Nay lại có thêm đám nô tì theo vợ chồng Cừu Lộc về cư ngụ nên phong cách gia đình Cừu Trọng chẳng khác chi phong cách đại gia.

    Vì vui vẻ nên bệnh bại xuội của Thiệu thị cũng đỡ dần, rồi Thiệu thị có thể chống gậy đi lại một mình ở trong nhà. Vì lúc đó Thiệu thị đã già nên được dân làng gọi là Thiệu bà. Thấy Cừu Lộc đã có vợ, Đại Nương bèn xin Thiệu bà chia gia tài cho Cừu Phúc và Cừu Lộc. Thiệu bà ưng thuận rồi bảo Đại Nương đứng tên nhận lãnh phần chia cho Cừu Phúc. Thấy Cừu Lộc đã không bị Phạm công tử trừng phạt về tội xâm nhập hoa viên, mà còn được công tử gả con gái cho, Ngụy Biền vừa ngạc nhiên vừa tức tối, nên lại cố tìm cách khác để hãm hại nhà họ Cừu.

    Nhân có một tên cướp họ Viên vượt ngục, trốn tới làng Ninh Trực cư ngụ, bị dân làng phát giác, lại phải trốn đi, Ngụy Biền bèn lên huyện đường Tấn Dương vu cáo Cừu Lộc là trùm một đảng cướp, chứa chấp tên cướp họ Viên ở trong nhà. Vốn tính hồ đồ, quan tể tin ngay lời Ngụy Biền, hạ lệnh tịch thu hết tài sản của vợ chồng Cừu Lộc, bắt hai vợ chồng phải dọn nhà ra ngoài Vạn Lý Trường Thành mà ở. May nhờ việc Đại Nương đã đứng tên nhận lãnh phần gia tài mà Thiệu bà chia cho Cừu Phúc nên Thiệu bà và Đại Nương mới được yên thân. Phạm công tử vội bỏ tiền ra chạy chọt để minh oan cho con gái và con rể, nhưng chỉ có Huệ Nương được mi*ễn tội, còn Cừu Lộc thì vẫn bị phát vãng lên quan ngoại. Cừu Lộc bèn viết giấy ly hôn với vợ, trao cho nhạc phụ, rồi một mình lên đường, đem theo lộ phí.

    Cầm giấy ly hôn của con rể trong tay, Phạm công tử tìm cách gả chồng khác cho con gái. Biết chuyện, Huệ Nương không chịu, khóc lóc thảm thiết, đòi tự tử, khiến công tử phải bỏ ý định ấy.

    Tuần sau, Cừu Lộc tới Bắc Đô. Đến một quán ăn, bỗng thấy một người ăn mày ngồi khất thức ở ngoài cửa, trông giống anh mình, Cừu Lộc chạy tới hỏi thăm, rồi hai anh em nhận ra nhau. Cừu Lộc bèn thuật mọi chuyện ở nhà cho anh nghe, rồi hai anh em cứ ôm nhau mà khóc. Lát sau, Cừu Lộc đi mua áo quần, giày dép mới cho anh, chia cho anh một ít tiền làm lộ phí, bảo anh trở về nhà ngay. Cừu Phúc khóc lóc, nhận tiền của em mà lên đường. Tới nhà, Cừu Phúc biết tội, chẳng dám vào, chỉ đứng ở ngoài cổng mà nói vọng vào, trình với mẹ và chị rằng mình đã về.Thiệu bà bảo Đại Nương cầm roi lên ngồi trên chiếc sập ở phòng khách, sai gia nhân ra gọi Cừu Phúc. Cừu Phúc kinh hãi, tự ý quỳ gối, chống tay xuống đất, bò từ cổng vào nhà. Đại Nương hỏi:"Mi biết tội chưa?" Cừu Phúc đáp: "Thưa chị, em biết tội rồi!" Đại Nương nói:"Bây giờ điền sản của mi đã hết, nhà này chẳng còn là nơi mà mi được quyền vào cư ngụ, mi có biết không?" Cừu Phúc đáp:"Thưa chị, em biết!" Đại Nương nói:"Bây giờ, nếu mi muốn xin vào nhà này cư ngụ thì mi phải chịu 100 roi đòn. Nếu chẳng chịu thì cút đi!" Cừu Phúc vội nằm phục xuống đất, mếu máo xin chịu đòn. Đại Nương bèn quẳng roi đi, nói:"Kẻ có tội bán vợ đâu có thể xin chịu 100 roi đòn để rửa tội? Vậy ta đánh mi làm chi? Tuy nhiên, nếu mi tái phạm thì ta sẽ lên xin quan tể xử cho!" Rồi Đại Nương sai gia nhân lấy áo quần giày dép mới cho Cừu Phúc đi tắm rửa. Sau đó, Đại Nương sai gia nhân tới nhà Khương tú tài báo tin cho Khương thị biết là Cừu Phúc đã về. Khương thị mắng: "Ta đã tuyệt liên hệ với nhà họ Cừu từ lâu rồi. Nay tới đây báo tin cho ta biết để làm chi?" Gia nhân về thuật lại. Nghe thấy thế, Đại Nương lại mắng Cừu Phúc thậm tệ. Hổ thẹn quá, Cừu Phúc chỉ cúi gầm mặt xuống, chẳng dám nói năng chi. Từ đó, Cừu Phúc bị mẹ và chị bắt phải làm việc như nô bộc. Cừu Phúc vui vẻ cam chịu, chẳng dám oán than, biết quý đồng tiền, rất mức tằn tiện, chẳng dám chi tiêu phung phí nữa.


    Cừu Phúc khóc lóc, nhận tiền của em mà lên đường về nhà.

    Nửa năm sau. Thấy Cừu Phúc đã sửa tính, Đại Nương xin Thiệu bà cho mình tới nhà họ Khương mời Khương thị về.Thiệu bà nói:"Làm sao mà mời được? Chắc chắn là thị chẳng chịu về đây nữa!" Đại Nương hỏi:"Sao mẹ biết?" Thiệu bà đáp:"Vì thằng Phúc đã làm mất nhân phẩm của thị thì thị sẽ chẳng bao giờ tha tội cho y!" Đại Nương nói:"Chưa chắc đã là như thế!" Thiệu bà hỏi:"Tại sao?" Đại Nương đáp:"Vì nếu thị không tha tội cho Phúc thì thị đã cải giá từ lâu rồi!"

    Hôm sau, Đại Nương dẫn Cừu Phúc tới nhà ông bà Khương, bắt phải quỳ xuống sàn lạy ông bà mà xin tạ tội. Ông bà quở trách Cừu Phúc hồi lâu. Cừu Phúc cứ cúi gầm mặt xuống mà xin nhận tội. Sau đó, Đại Nương nhờ gia nhân nhà họ Khương vào mời Khương thị ra phòng khách. Khương thị không chịu ra. Đại Nương lại nhờ thêm ba người nữa vào mời. Khương thị vẫn chẳng chịu ra. Thấy thế, Đại Nương bèn đích thân vào nắm tay Khương thị mà kéo ra. Vì nể Đại Nương, Khương thị mới chịu ra. Tới phòng khách, Khương thị chỉ mặt Cừu Phúc mà trách mắng hồi lâu. Cừu Phúc thẹn quá, mồ hôi vã ra, miệng lưỡi cứng lại, chẳng dám cãi một lời.

    Thấy Cừu Phúc đã biết tội, cứ chịu quỳ mãi dưới sàn, chẳng dám đứng dậy, Khương thị cũng cảm thấy thương hại, bèn tới cầm tay kéo dậy. Đại Nương hỏi Khương thị: Bao giờ em về?" Khương thị đáp:"Vì em đã chịu ơn chị nhiều, nên nay chị bảo em về, em không dám cãi. Thế nhưng, em xin chị chấp thuận cho em một điều!" Đại Nương hỏi:"Em muốn điều chi?" Khương thị đáp:"Vì ơn nghĩa vợ chồng đã tuyệt, em chẳng còn mặt mũi nào về chung sống với anh Phúc được nữa! Có gì bảo đảm là con người ấy chẳng bán vợ lần thứ hai? Em chỉ về để phụng dượng mẹ già cho phải đạo làm dâu mà thôi! Vậy xin chị cho em được ở một phòng riêng!" Đại Nương nói đỡ cho Cừu Phúc::"Trong nửa năm qua, chị thấy Phúc đã biết hối hận rồi. Vậy xin em tha tội cho y!" Khương thị lặng im. Thấy thế, Đại Nương nói tiếp:"Vậy thì sáng mai chị sẽ xin tới đây đón em về!" Rồi Đại Nương xin cáo biệt gia đình họ Khương mà dẫn Cừu Phúc ra về.

    Còn nữa...
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 26-10-2013 lúc 10:12 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #27
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Cừu Đại Nương
    Tiếp theo và hết


    Sáng sau, Đại Nương sai gia nhân giong xe ngựa cho Thiệu bà với mình và Cừu Phúc tới nhà họ Khương.Tới nơi, Thiệu bà chỉ đứng ở ngoài cổng, không chịu vào nhà. Lát sau, khi thấy Khương thị theo Đại Nương và Cừu Phúc ra xe, Thiệu bà bèn quỳ xuống đất mà vái Khương thị. Kinh hãi quá, Khương thị vội nằm mọp xuống đất mà lạy Thiệu bà, rồi mếu máo:"Mẹ vái con như thế, khiến con bị tội bất hiếu rồi!" Đại Nương bèn tới nâng cả hai người dậy, dìu lên xe, rồi hết lời giảng giải cho Khương thị nghe tại sao Thiệu bà lại vái con dâu. Về nhà, Đại Nương sai gia nhân mở tiệc ăn mừng. Trong tiệc, Đại Nương nâng chén, nói:"Chị đấu tranh vất vả, đòi lại được gia tài của cha là để cho các em chứ chẳng phải là để cho chị. Nay Phúc đã hối lỗi, em Khương đã trở về thì chị xin giao lại tất cả các văn tự nhà đất, sổ sách chi thu cho em Khương. Lúc tới, xchị tới với hai bàn tay trắng thì lúc đi, chị cũng muốn đi với hai bàn tay trắng!" Nghe thấy thế, Cừu Phúc và Khương thị cùng quỳ mọp xuống đất mà lạy Đại Nương, van Đại Nương đừng đi. Vì cảm động, Đại Nương ở lại.

    Nay nói về Cừu Lộc. Khi lên đến quan ngoại (ra ngoài cửa ải Vạn Lý Trường Thành) Cừu Lộc tới trình diện Đỗ tướng quân, vị quan trị nhậm địa phương. Thấy Cừu Lộc là nho sinh yếu đuối, Đỗ tướng quân cho Cừu Lộc trông coi sổ sách doanh trại, cùng ăn ở với đám nô bộc thủ túc của mình. Thấy một thanh niên trong quan nội mới bị đày lên đây làm việc dưới trướng của tướng quân, đám nô bộc bèn xúm lại hỏi thăm tên họ, tuổi tác, quê quán và nguyên do khiến bị đi đày. Cừu Lộc cứ tình thực mà trả lời. Bỗng có một lão bộc hốt hoảng kêu lên:"Con tôi đây mà!" rồi ôm đầu khóc. Cừu Lộc hỏi thăm đám nô bộc thì được biết lão bộc ấy họ Cừu, tên Trọng, trước kia là một nhà giàu ở làng Ninh Trực tỉnh Sơn Tây.


    Nhận ra cha, Cừu Lộc bèn hỏi nguyên do khiến cha ở đây thì Cừu Trọng kể cho mọi người nghe rằng sau khi bị giặc bắt ở Sơn Tây, Cừu Trọng bị chúng đưa lên đây, giao cho việc chăn ngựa. Năm ngoái, khi đám giặc bị Đỗ tướng quân đánh dẹp, chúng bỏ chạy tán loạn. Cừu Trọng bèn xin được yết kiến tướng quân để trình bày tình cảnh. Tướng quân liền nhận Cừu Trọng làm lão bộc thủ túc của mình.

    Cả đám nô bộc đều chua xót cho Cừu Trọng. Lát sau, khi đám nô bộc đã giải tán, Cừu Lộc hỏi riêng cha xem từ hồi bị giặc bắt, cha có thêm vợ con nữa hay không thì được biết Cừu Trọng có thêm hai đời vợ, nhưng nay lại ở một mình. Tháng sau, khi Đỗ tướng quân đem binh dẹp cướp thì bắt được ba chục tên, trong đó có tên cướp họ Viên mà trước kia Ngụy Biền đã vu cáo cho Cừu Lộc chứa chấp ở trong nhà. Cha con Cừu Trọng bèn xin gặp Đỗ tướng quân để trình bày nỗi oan khuất của Cừu Lộc. Đỗ tướng quân liền trình lên quan trên. Sau khi cứu xét, quan trên ra lệnh cho quan tể huyện Tấn Dương phải hoàn trả nhà họ Cừu tất cả tài sản đã tịch thu của vợ chồng Cừu Lộc. Được tin, cha con Cừu Trọng rất đỗi vui mừng. Cừu Lộc bèn xin nghỉ việc để vềquê. Đỗ tướng quân chấp thuận.

    Một hôm, ở làng Ninh Trực, Đại Nương được quan tể Tấn Dương gọi lên huyện đường nhận lại tài sản cho Cừu Lộc. Cả nhà họ Cừu đều mừng, nhưng Ngụy Biền thì sợ vì chẳng hiểu tại sao quan tể lại làm như thế?

    Ngụy Biền vẫn chưa chịu bỏ ý định hãm hại nhà họ Cừu. Hàng xóm phía tây nhà họ Cừu là nhà họ Ứng. Một hôm, nghe tin nhà họ Ứng bị cháy, Ngụy Biền chạy tới nơi, giả làm kẻ chữa cháy. Rình khi thấy chẳng ai để ý đến mình, Ngụy Biền bèn lấy một bùi nhùi cỏ khô đang âm ỉ, ném sang nhà họ Cừu. Lửa bốc cháy, thiêu rụi gần hết dinh cơ, chỉ còn lại có ba gian nhà cỏ của Cừu Phúc. Cả nhà họ Cừu đành phải tạm sống trong ba gian nhà ấy. Tuần sau, Cừu Lộc về tới nhà. Cả nhà cùng tay bắt mặt mừng. Nghe nói Huệ Nương chưa cải giá, Cừu Lộc mừng lắm, vội chạy tới chào nhạc gia. Biết nhà Cừu Lộc bị hỏa hoạn, Phạm công Tử bảo Cừu Lộc tới biệt thự mình tạm trú, nhưng Cừu Lộc từ chối, xin cáo biệt mà về. Thấy ngôi nhà cũ của Cừu Lộc đã bị cháy rụi, Đại Nương bèn bỏ tiền ra xây cất cho Cừu Lộc một ngôi nhà mới, trong khuôn viên cũ. Cừu Phúc cũng sang giúp em cuốc đất đắp tường bao quanh nhà. Trong khi cuốc đất, Cừu Phúc bắt gặp một chum vàng chôn ở trong vườn. Vừa mừng, vừa sợ, Cừu Phúc lẳng lặng lấp kín hố đất. Tối ấy, Cừu Phúc gọi riêng Cừu Lộc ra một nơi, kể cho nghe chuyện mình bắt gặp chum vàng chôn trong khuôn viên dinh cơ. Rồi Cừu Phúc rủ em đến nửa đêm cùng mình ra vườn mà đào vàng. Đêm ấy, hai anh em đào được đến 36 chum vàng chôn trong một hố đá, chia đôi mỗi người một nửa, nên hai anh em trở thành cự phú ở trong làng. Hai anh em bèn thuê thợ xây cất hai ngôi nhà lầu tráng lệ trong khuôn viên dinh cơ, trông tựa dinh cơ của các thế gia.

    Cừu Lộc rủ anh lên quan ngoại, đem theo 1000 lạng vàng biếu Đỗ tướng quân và xin cho cha về. Cừu Phúc ưng thuận, nhưng bảo Cừu Lộc ở nhà rước vợ, để mình dẫn nô bộc lên quan ngoại đón cha về. Hôm ấy, Cừu Lộc tới nhạc gia, xin đón vợ về. Phạm công Tử chấp thuận.

    Lên đến quan ngoại, Cừu Phúc đem vàng ra tạ ơn Đỗ tướng quân, xin đón cha về. Tướng quân chấp thuận. Tháng sau, Cừu Phúc cùng đám nô bộc đưa Cừu Trọng về tới nhà. Một nhà đoàn tụ vui vẻ.

    Về phần Đại Nương thì từ ngày về ở nhà cha trông nom gia vụ cho mẹ kế và hai em, Đại Nương cứ lo người ngoài dị nghị rằng mình về nhà cha lấy tài sản chuyển cho con. Nay thấy cả nhà được đoàn tụ, Đại Nương bèn xin cáo biệt để về quê chồng ở Sơn Tây. Cừu Trọng bèn bảo hai con trai gom hết số vàng còn lại để mình chia làm ba, cho mỗi con một phần. Đại Nương từ chối, nhưng Cừu Phúc và Cừu Lộc cùng khóc, nói:"Nếu không có Chị về trông coi gia vụ cho chúng em thì làm sao mà chúng em có được ngày hôm nay!" Đại Nương đành nhận phần chia. Sau đó, Đại Nương sai gia nhân sang Sơn Tây bảo hai con trai di cư sang Sơn Đông, cư ngụ ở làng Ninh Trực cùng với gia đình họ Cừu. Có kẻ hỏi Đại Nương: "Chị em khác mẹ, việc chi phải quan thiết đến thế?" Đại Nương đáp:"Chỉ có loài thú mới cần mẹ mà không cần cha. Chẳng lẽ loài người cũng bắt chước loài thú hay sao?" Nghe chuyện, Cừu Phúc, Cừu Lộc cùng cảm động, bèn chung nhau xây cất cho chị một biệt thự giống như biệt thự của mình.


    Về phần Ngụy Biền thì thấy trong hơn 10 năm trời, mình đã mưu mô gieo rắc tai họa cho nhà họ Cừu mà chẳng có kết quả chi, mà chỉ làm tăng phước lộc cho họ, nên cảm thấy thẹn thùng, hối hận. Nay thấy cha con, chị em nhà họ Cừu đã được đoàn tụ, giàu có, Ngụy Biền lại muốn thân thiện với họ.

    Thấy Cừu Trọng trở về, Ngụy Biền mượn cớ để thân thiện, đi mua một bầu rượu và một con gà đem tới mừng Cừu Trọng. Cừu Phúc rỉ tai cha, khuyên nên từ chối, nhưng Cừu Trọng chẳng nỡ, cứ nhận quà mừng. Thế nhưng, vì người bán gà buộc chân gà bằng dây vải, rồi khi gà sổ lồng, chạy vào bếp, lửa bắt lên dây. Bị nóng chân, gà nhảy lên đống củi, gây hỏa hoạn. Cả nhà kinh hãi, xúm nhau lại dập lửa, nhưng căn bếp đã bị cháy tiêu. Anh em Cừu Phúc cùng than:"Quà biếu của Ngụy Biền quả là vật bất tường!"

    Cuối năm ấy, nhà họ Cừu làm lễ mừng thọ cho Cừu Trọng. Nhân dịp này, Ngụy Biền lại đi mua một con dê đem tới mừng. Cả nhà từ chối, nhưng Ngụy Biền năn nỉ nên Cừu Trọng đành phải nhận, sai gia nhân buộc dê vào gốc cây ở trước sân. Đêm ấy, một tiểu đồng nhà họ Cừu bị một gia nhân đánh đập, nên uất ức, chạy ra sân, cởi dây buộc dê, treo cổ lên cành cây, tự tử chết. Anh em Cừu Phúc lại than: "Cái lộc mà Ngụy Biền biếu nhà mình chẳng bằng cái họa mà y gieo rắc cho nhà mình!"

    Từ đó, tuy nhà họ Cừu vẫn ân cần với Ngụy Biền, nhưng khi Ngụy Biền đem biếu vật gì thì nhà họ Cừu không nhận.


    Tuy từ chối tặng vật, nhưng bao giờ nhà họ Cừu cũng mua một vật khác, đem biếu lại Ngụy Biền. Cuối cuộc đời, vì nghèo quá, Ngụy Biền phải đi khất thực. Thấy thế, tuần nào nhà họ Cừu cũng đem thực phẩm tới tận nhà Ngụy Biền mà bố thí cho.

    Thieugia - Theo Liêu Trai Chí Dị, bản dịch của GS Đàm Quang Hưng
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  8. #28
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Đóc "Cận" !

    Thieugia xin thông báo: Bài viết này đã được chuyển tới mục Võ thuật & Văn chương tào lao tán dzóc truyện
    Lần sửa cuối bởi fangzi; 01-11-2013 lúc 11:43 AM

  9. #29
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    VÕ HIẾU LIÊM


    Tái tạo thâm ân nhất đán vương
    Phù nhân vị miễn thái vô lương
    Nhược luân bần bệnh đương niên sự
    Bạc hạnh du ư Lý thập lang

    Huyện Bình Diêu tỉnh Sơn Tây, có võ cử nhân Thạch Toàn, 33 tuổi, góa vợ, chưa con. Năm ấy, hết tang vợ, Thạch Toàn thu xếp tiền bạc, dắt tên đày tớ ra bến sông, theo thuyền khách lên kinh đô để chạy một chức võ quan. Tối rằm tháng tám, khi thuyền tới địa phận huyện Đức Châu tỉnh Sơn Đông, chủ ghé thuyền vào bến để khách lên bờ nghỉ đêm cho dãn gân cốt. Tối ấy, Thạch Toàn bỗng bị bạo bệnh, ho ra máu, phải nằm liệt giường. Thừa cơ, tên đày tớ liền lấy cắp bọc tiền của Thạch Toàn, lẻn lên bờ, trốn mất. Khi biết mình bị mất cắp, Thạch Toàn buồn bực, bệnh càng thêm nặng.

    Thấy Thạch Toàn chẳng còn đồng nào để trả tiền thuyền mà lại bị bệnh nặng, sợ sẽ chết ở trên thuyền, chủ bèn nói với hai chân sào:“Sáng mai, các ngươi cứ khiêng ông Thạch Toàn quẳng lên bờ cho ta!” Chuyện đồn ra quanh bến. Trong huyện, có người đàn bà họ Hồ, tên Thanh Yến, cũng có một chiếc thuyền đậu ở bến Đức Châu. Tối ấy, Thanh Yến tới bến quét dọn thuyền, rồi ở lại trên thuyền thưởng trăng, uống trà, ăn bánh. Nghe nói chủ thuyền Bình Diêu định quẳng Thạch Toàn lên bờ, Thanh Yến bèn sang gặp chủ thuyền mà nói:“Tôi cũng sắp lái thuyền lên kinh đô. Nghe nói ông định quẳng một ông khách lên bờ, vậy để tôi chở cho!” Chủ thuyền nói:“Ông ấy hết tiền rồi, chẳng còn đồng nào cả, lấy chi mà trả tiền thuyền cho bà?” Thanh Yến nói:“Tôi không lấy tiền!” Chủ thuyền nói: “Thế thì được!” rồi sai hai chân sào khiêng Thạch Toàn sang thuyền Thanh Yến.


    Sang thuyền mới, Thạch Toàn thấy Thanh Yến tuổi trạc tứ tuần, thần thái đẹp đẽ, phục sức sang trọng, điểm trang lịch sự, nhưng có một điều khiến Thạch Toàn ngạc nhiên là trên thuyền chỉ có một người là Thanh Yến. Thanh Yến hỏi:“Quan nhân có thể cho thiếp biết quý danh chăng?” Thạch Toàn đáp:“Tôi là Thạch Toàn” Hỏi:“Quan nhân bao nhiêu tuổi?” Đáp:“Tôi 33” Hỏi:“Quý quán ở đâu?” Đáp:“Tôi ở huyện Bình Diêu tỉnh Sơn Tây” Hỏi:“Quan nhân lên kinh đô có việc gì?” Đáp:“Tôi lên để chạy một chức võ quan!” Hỏi:“Tại sao quan nhân lại nghĩ là mình có thể chạy được một chức như thế?” Đáp:“Vì tôi đậu cử nhân võ!” Hỏi:“Quan nhân đi một mình hay đi với ai?” Đáp:“Tôi đi với tên đày tớ nhưng nó vừa lấy cắp bọc tiền của tôi rồi trốn mất. Tôi sắp bị chủ thuyền quẳng lên bờ thì may được nương tử rủ lòng thương, cho theo thuyền này lên kinh đô miễ*n phí. Vậy tôi xin đa tạ nương tử và đội ơn nương tử suốt đời!” Rồi Thạch Toàn hỏi:“Nương tử có thể cho tôi biết quý danh chăng?” Đáp:“Thiếp là Hồ Thanh Yến!”

    Thanh Yến bèn lấy cháo cho Thạch Toàn ăn, lấy nước cho uống, dọn giường trong khoang lớn cho nằm rồi nói:“Quan nhân cứ nằm đây tĩnh dưỡng. Lát nữa thiếp sẽ vào bắt mạch, chẩn bệnh cho!” Thạch Toàn càng kinh ngạc vì chẳng ngờ Thanh Yến lại biết cả y thuật.

    Lát sau, quả nhiên Thạch Toàn thấy Thanh Yến tới giường bắt mạch cho mình, rồi nói: “Quan nhân bị mắc bệnh lao nặng! Bây giờ thì kể như hồn vía quan nhân đã ra tới nghĩa địa rồi!” Nghe thấy thế, Thạch Toàn kinh hãi quá, òa lên khóc. Thanh Yến nói:”Thiếp có một hoàn thuốc quý, có thể chữa được bệnh cho quan nhân! Tuy nhiên, vì thấy quan nhân có tướng bạc tình nên thiếp sợ uổng hoàn thuốc!” Thạch Toàn liền mếu máo, lớn tiếng thề:“Nếu nương tử chữa cho tôi được khỏi bệnh thì tôi sẽ xin làm đày tớ cho nương tử suốt đời! Nếu tôi ở chẳng như lời thì xin Trời chu Đất diệt!” Thanh Yến mỉm cười rồi vào khoang lấy ra một hoàn thuốc cho uống.

    Hôm sau, Thạch Toàn thấy bệnh trạng của mình đã đỡ. Thanh Yến nhổ neo, tự tay lái thuyền lên kinh đô. Ngày nào, Thanh Yến cũng lo cơm nước, thuốc men cho Thạch Toàn, chăm sóc rất chu đáo, chẳng khác chi vợ chăm sóc chồng. Nửa tháng sau, Thạch Toàn khỏi bệnh. Cảm ơn cứu tử của Thanh Yến, Thạch Toàn kính trọng Thanh Yến như mẹ mình.

    Lại nửa tháng sau, thuyền tới kinh đô vào lúc trời nhá nhem tối. Thạch Toàn định sáng sau sẽ cám ơn Thanh Yến rồi xin cáo biệt để vào kinh đô tìm bà con bạn bè, xin nương náu tạm. Đêm ấy, đột nhiên Thanh Yến tới ngồi ỏ thành giường Thạch Toàn, mỉm cười mà nói: “Thiếp sống trơ trọi một mình, không chồng, không con. Nay vì duyên số mà gặp quan nhân ở đây. Nếu quan nhân không ghét bỏ thiếp vì nhan sắc tàn phai thì thiếp xin được làm người nâng khăn sửa túi hầu quan nhân! Quan nhân nghĩ thế nào?” Vừa khỏi bệnh, lại góa vợ, hết tiền, được Thanh Yến đề nghị như thế, Thạch Toàn mừng quá, vượt sức mơ ước, nên vội đáp:“Nếu được sánh duyên cùng nương tử thì tôi chẳng còn mơ ước điều chi hơn!” Thanh Yến mỉm cười mà hỏi: “Có thực thế chăng?” Thạch Toàn chỉ gật đầu rồi bế xốc Thanh Yến lên giường mà ân ái.


    Sáng sau, Thanh Yến lấy ở khoang ra 300 lạng vàng, đưa cho Thạch Toàn mà nói: “Chàng đem vàng này vào kinh đô mà chạy chức võ quan. Thiếp neo thuyền ở đây chờ chàng. Được việc rồi thì chàng trở lại đây để thiếp lái thuyền đưa tới nơi phó nhậm!” Thạch Toàn đáp: “Bây giờ đã được nàng rồi thì có chạy được chức võ quan hay không cũng chẳng còn quan trọng nữa. Thế nào mà tôi chẳng phải trở lại đây!”

    Thạch Toàn lên bờ, vào kinh đô, thuê phòng ở quán trọ. Sáng sau, Thạch Toàn được chủ quán giới thiệu với một người thân tín của quan binh bộ thượng thư. Người này đòi 100 lạng vàng để chạy cho Thạch Toàn một chức võ quan. Thạch Toàn ưng thuận ngay.

    Tuần sau, Thạch Toàn được quan thượng thư bổ nhiệm vào chực ti khổn tỉnh Sơn Tây. Thấy còn dư 200 lạng vàng, Thạch Toàn bèn ra chợ mua mũ áo võ quan, một con ngựa đầy đủ yên cương, rồi mặc áo, đội mũ, cượi ngựa về quán trọ, lượn qua lượn lại, trông rất oai vệ.

    Toan thanh toán tiền phòng trọ để ra bến theo thuyền Thanh Yến về Sơn Tây thì Thạch Toàn chợt nghĩ:“Thanh Yến nhiều tuổi hơn mình, đâu có thể làm vợ mình lâu dài được? Mình đang có sẵn vàng ở trong tay, dại chi chẳng đi nhờ bà mối kiếm cho một cô vợ trẻ ở kinh đô?” Rồi Thạch Toàn đổi ý, quyết định ở lại phòng trọ. Ngay hôm ấy, Thạch Toàn đi kiếm bà mối, nói rõ ý định của mình.

    Còn nữa...
    Lần sửa cuối bởi minh_anh; 08-11-2013 lúc 11:28 AM
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  10. #30
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    VÕ HIẾU LIÊM

    Sáng sau, bà mối tới phòng trọ của Thạch Toàn mà nói:“Tôi đã tìm được cho quan nhân một thiếu nữ ở kinh đô, đang kén chồng!” Thạch Toàn hỏi:“Ai thế?” Đáp:“Con gái một thương gia!” Hỏi:“Họ tên chi?” Đáp:“Vương Oanh Oanh!” Hỏi:“Bao nhiêu tuổi?” Đáp:“Mới 16!” Thạch Toàn bèn nhờ bà mối dắt mình đi coi mắt. Tới nơi, hai bên cùng ưng thuận. Thạch Toàn xin cưới ngay. Thương gia họ Vương đòi nạp 100 lạng vàng làm sính l*ễ. Thạch Toàn liền nạp đủ.

    Tối ấy, Thạch Toàn rước Oanh Oanh về phòng trọ. Đêm ấy, Thạch Toàn động phòng hoa chúc với Oanh Oanh cực kỳ hoan lạc. Sáng sau, vì e đi đường thủy sẽ chạm trán Thanh Yến, Thạch Toàn bèn trả phòng trọ rồi thuê xe ngựa chở Oanh Oanh theo đường bộ về Sơn Tây, dắt theo cả con ngựa mới mua. Tới nơi, Thạch Toàn vào bái yết tuần vũ Sơn Tây. Tuần vũ cho lính dẫn Thạch Toàn và Oanh Oanh ra cư ngụ ở dinh ti khổn. Từ đó Thạch Toàn trở thành một viên chức oai vệ ở trong tỉnh. Sau hai tuần neo thuyền ở bến, không thấy Thạch Toàn trở lại, Thanh Yến bèn lên bờ, vào kinh đô hỏi thăm tin tức về Thạch Toàn, nhưng chẳng ai biết Thạch Toàn là ai! Thanh Yến đành lái thuyền trở về Đức Châu. Ở Đức Châu, Thạch Toàn có người em, con bà cô , là Thôi Xứng, cũng quê ở Sơn Tây, di cư sang đó làm ăn. Tình cờ, Thôi Xứng thuê đúng ngôi nhà sát hàng rào nhà Thanh Yến. Vì là hàng xóm quen thuộc, Thanh Yến với Thôi Xứng coi nhau như hai chị em.

    Nửa năm sau. Một hôm, nghe đồn Thôi Xứng là em họ quan ti khổn tỉnh Sơn Tây tên là Thạch Toàn, Thanh Yến bèn sang gõ cổng nhà Thôi Xứng để vào hỏi xem có đúng như thế hay không? Thôi Xứng mời Thanh Yến vào nhà mà hỏi:“Chắc Chị muốn hỏi điều gì phải không?” Thanh Yến gật đầu mà đáp:“Đúng thế! Ở huyện Bình Diêu tỉnh Sơn Tây có ông Thạch Toàn, đậu cử nhân võ, được làm ti khổn tỉnh Sơn Tây. Có phải Cậu là em họ ông Thạch Toàn không?” Thôi Xứng đáp:“Thưa Chị, phải!” Hỏi:“Ông Thạch Toàn đã có gia vợ chưa?” Đáp:“Ông anh của em có vợ đã từ lâu nhưng chị ấy mất rồi. Năm ngoái anh ấy vào kinh đô chạy được chức ti khổn, rồi cưới được chị vợ kế ở kinh đô, tên là Vương Oanh Oanh, đem về dinh ở Sơn Tây!” Nghe thấy thế, Thanh Yến uất ức lắm, thuật cho Thôi Xứng nghe đầu đuôi câu chuyện mình giúp Thạch Toàn, vừa thuật vừa lớn tiếng mắng chửi. Nghe chuyện, Thôi Xứng cũng thấy bất bình, bèn an ủi Thanh Yến mà nói:“Có thể vì anh ấy bận công việc nên chưa có thì giờ sang đây rước Chị được! Bây giờ Chị hãy viết cho anh ấy một lá thư, em sẽ xin chuyển tới tận tay anh ấy!” Thanh Yến nghe lời, bèn viết cho Thạch Toàn một lá thư, trao cho Thôi Xứng. Thôi Xứng liền nhờ một người thân tín đem thư sang Sơn Tây, trao tận tay Thạch Toàn. Mở thư ra coi, Thạch Toàn buồn lắm, nhưng cứ làm ngơ, coi như chẳng nhận được thư.

    Năm sau. Chờ mãi chẳng thấy Thạch Toàn phúc thư, một hôm, Thanh Yến quyết tâm sang Sơn Tây gặp mặt Thạch Toàn. Tới nơi, Thanh Yến thuê phòng ở trọ. Sáng sau, Thanh Yến tìm tới dinh ti khổn, nói với lính canh:”Nhờ chú vào trình với quan ti khổn rằng có người đàn bà họ Hồ, tên Thanh Yến, ở huyện Đức Châu bên Sơn Đông, có việc quan trọng, muốn xin vào gặp quan ngay!” Lính vào trình lại. Thạch Toàn xanh mặt, nói:“Mi hãy ra nói rằng quan ti khổn chẳng quen biết với người nào có tên như thế, rồi đuổi người ấy đi!” Lính ra nói lại, rồi đuổi Thanh Yến đi. Thanh Yến đành lủi thủi trở về phòng trọ. Thạch Toàn bèn ra khóa cổng dinh rồi tự tay niêm phong khóa, cấm lính canh không được cho ai vào dinh nếu không có lệnh của mình.


    Tối sau, trong khi Thạch Toàn đang ngồi yến ẩm một mình ở phòng khách thì chợt nghe có tiếng đàn bà gọi:“Thạch lang!” Lấy làm lạ, Thạch Toàn vội buông bát đũa để nghe cho kỹ thì chợt thấy rèm cửa lay động rồi có một người đàn bà vén rèm, bước vào phòng. Nhận ra là Thanh Yến, Thạch Toàn kinh hãi, mặt xám như tro, người run lập cập. Thanh Yến chỉ mặt Thạch Toàn, hỏi mát liền một hơi:“Bạc tình lang đó hả? Chàng có được khỏe không? Chàng giàu sang quá nhỉ? Ai làm cho chàng giàu sang thế này?” Thạch Toàn kinh hãi, chân tay luýnh quýnh, hơi thở hổn hển, thốt chẳng nên lời. Thấy thế, Thanh Yến cũng thương hại, nói:”Tình cảm của thiếp đối với chàng chẳng phải là mỏng? Nếu chàng muốn có vợ lẽ thì cứ nói thẳng với thiếp là sẽ có ngay, việc chi phải bạc tình như thế?” Thạch Toàn vội quỳ xuống đất, lạy Thanh Yến lia lịa, bịa hết chuyện này tới chuyện khác để gợ tội, những mong Thanh Yến tin chuyện bịa của mình mà tha thứ cho. Thấy Thạch Toàn sợ mình quá, Thanh Yến cũng chẳng nợ mắng chửi thêm.

    Thấy Thanh Yến đã nguôi giận, Thạch Toàn bèn lẻn vào phòng trong, bảo Oanh Oanh: “Ta đã có vợ kế trước nàng, họ Hồ, tên Thanh Yến! Chị ấy đang ở ngoài phòng khách! Nàng hãy ra phòng khách, lấy lễ* vợ lẽ mà ra mắt chị ấy!” Vừa bực tực, vừa kinh hãi, Oanh Oanh không chịu ra. Thạch Toàn năn nỉ. Cuối cùng, vì nể chồng, Oanh Oanh đành mặc quần áo chỉnh tề rồi ra phòng khách, quỳ xuống đất, chắp tay lạy Thanh Yến. Thanh Yến đáp lễ, rồi tới nâng Oanh Oanh dậy, nói: “Em đừng sợ! Hãy ngồi xuống đây mà nghe chị nói! Chẳng phải là chị tới đây để đánh ghen đâu! Chị tới đây chỉ cốt để nói cho em biết rằng Thạch lang là một kẻ bạc tình!” Sau khi thuật lại cho Oanh Oanh nghe đầu đuôi câu chuyện giữa mình với Thạch Toàn, Thanh Yến kết luận:“Chị nghĩ chắc em cũng chẳng muốn có một người chồng bạc tình như thế!” Nghe xong, Oanh Oanh cũng tỏ vẻ bất bình, quay ra mắng chửi Thạch Toàn. Thạch Toàn xấu hổ, chỉ còn biết xin lỗi hai người đàn bà rối rít, hứa sẽ thay tâm đổi tính, chẳng còn dám ăn ở bạc tình như thế nữa! Oanh Oanh nhỏ nhẹ thưa:“Bây giờ Chị đã tới đây thì xin Chị vào ở chung phòng với Thạch lang, cho em được dọn xuống ở nhà ngang!” Thanh Yến gạt đi, nói:“Không phải là chị tới đây để làm xáo trộn nếp sống của em đâu! Chị tới đây chỉ cốt để cho thiên hạ khỏi trách Thạch lang là người chồng bạc tình đó thôi! Bây giờ em hãy dọn cho chị một phòng riêng vì chị đã quen ở một mình rồi!” Bất đắc dĩ Oanh Oanh phải tuân lời Thanh Yến nhưng trong lòng vẫn còn nơm nớp sợ.

    Thạch Toàn tực giận tên lính canh đã mở cổng dinh cho Thanh Yến vào nên ra công đường, gọi tên lính lên mắng chửi. Tên lính nói:“Tiểu tốt bị đại quan mắng chửi oan! Tiểu tốt có mở cổng dinh cho ai vào bao giờ đâu? Giờ này khóa cổng vẫn còn nguyên dấu niêm của đại quan!” Thạch Toàn không tin, ra cổng coi thì quả thấy dấu niêm vẫn còn nguyên. Thạch Toàn ngạc nhiên, nhưng cũng không dám hỏi Thanh Yến xem nàng đã lọt vào dinh bằng cách nào?
    Thanh Yến ở lại dinh ti khổn. Mọi chuyện êm dần. Tuy ban ngày Thanh Yến vẫn nói chuyện với Thạch Toàn nhưng ban đêm, Thanh Yến lại vào ngủ ở phòng riêng, để cho Oanh Oanh vào ngủ chung với Thạch Toàn.

    Thanh Yến rất hòa nhã với Oanh Oanh, chẳng bao giờ tỏ ý ghen tuông. Ban đầu, Oanh Oanh còn nơm nớp lo sợ nhưng sau thấy Thanh Yến hiền hậu, chẳng ghen tuông thì lại hết lo sợ mà đâm ra kính trọng Thanh Yến, coi Thanh Yến như mẹ chồng mì nh vậy.

    Ở trong dinh, Thanh Yến đối xử khoan hòa lễ độ với mọi người nên được mọi người kính mến. Thanh Yến lại có biệt tài nhìn sự việc rất sáng suốt, tựa hồ như có thần nhãn, nên được mọi người kính phục.

    Còn nữa...
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •