Trang 4/8 ĐầuĐầu ... 23456 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 72

Chủ đề: Tạp Lục Truyện (Quỷ thần - Ma mãnh truyện) !

  1. #31
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    VÕ HIẾU LIÊM
    Tiếp theo...

    Một hôm, Thạch Toàn mất cái dây thao buộc ấn. Cả dinh xôn xao đi tìm nhưng chẳng ai tìm thấy. Thạch Toàn lo lắm. Thanh Yến cười, nói:”Đừng có lo. Tát cạn giếng thì sẽ thấy!” Thạch Toàn bèn sai lính tát giếng. Quả nhiên khi giếng cạn, lính tìm thấy chiếc dây thao ở đáy giếng. Thạch Toàn hỏi:“Sao nàng lại biết là dây thao ở dưới giếng?” Thanh Yến chỉ cười, chẳng đáp. Thạch Toàn nghi rằng Thanh Yến biết rõ ai là thủ phạm nên gặng hỏi:“Ai đã ném dây thao của tôi xuống giếng?” Thanh Yến chỉ cười, chẳng đáp.


    Thanh Yến tiếp tục ở trong dinh. Thấy Thanh Yến càng ngày càng có những hành động kỳ lạ, Thạch Toàn ngờ Thanh Yến chẳng phải là người. Vì thế, tối nào Thạch Toàn cũng sai gia nhân tới nấp ở ngoài phòng ngủ của Thanh Yến để nghe ngóng. Sáng ra, gia nhân báo cáo rằng chỉ nghe thấy tiếng rũ quần áo chứ không biết là Thanh Yến làm gì ở trong phòng.

    Càng ngày Thanh Yến càng thân với Oanh Oanh. Một tối, Thạch Toàn có việc phải tới ty quan giám ngục, tới khuya chưa về. Ở nhà, Thanh Yến rủ Oanh Oanh:“Em hãy đem rượu vào phòng chị để chị em mình đối ẩm!” Oanh Oanh nghe lời. Thấy tửu lượng của Thanh Yến quá cao, Oanh Oanh không dám uống theo. Vì quá chén, Thanh Yến bị say mèm, phải lên giường nằm.

    Lát sau, Thanh Yến hóa chồn. Oanh Oanh kinh hãi quá nhưng vì yêu thương Yến Thanh nên Oanh Oanh lấy chăn đắp cho chồn, rồi trở về phòng, nằm chờ chồng.


    Quá nửa đêm, Thạch Toàn về. Oanh Oanh bèn thuật cho chồng nghe chuyện Thanh Yến hóa chồn. Nghe xong, Thạch Toàn nảy ý giết chồn. Kinh hãi quá, Oanh Oanh can:“Chồn này chỉ làm lợi cho chàng thôi chứ có làm hại gì chàng đâu mà chàng toan giết?”. Thạch Toàn không nghe, cứ đi kiếm bội đao, chạy thẳng xuống nhà ngang, tới phòng Thanh Yến, mở cửa bước vào, xông tới giường. Đột nhiên chồn tỉnh rượu, hóa thành Thanh Yến!


    Chồn tỉnh rượu, hóa thành Thanh Yến!

    Thấy Thạch Toàn cầm đao xông tới, Thanh Yến vội ngồi nhỏm dậy, lớn tiếng quát:“Nhà ngươi có tâm địa như sài lang, hành động như rắn rết, ta chẳng thể nào sống chung với nhà ngươi nữa! Trước kia, khi cho nhà ngươi nuốt hoàn thuốc quý để chữa bệnh thì nhà ngươi thề với ta là sẽ làm đày tớ cho ta suốt đời! Thế mà bây giờ nhà ngươi lại thay lòng đổi dạ, toan sát hại ta! Vậy thì tình nghĩa tới đây đã hết, nhà ngươi phải trả lại hoàn thuốc cho ta!” Nói xong, Thanh Yến nhổ nước bọt vào mặt Thạch Toàn.

    Bị trúng nước bọt, Thạch Toàn bỗng cảm thấy toàn thân lạnh cóng, tay chân tê dại, bội đao rơi xuống đất. Thạch Toàn lại thấy cổ họng mình bị ngứa ngáy, buồn nôn, rồi oẹ ra một hoàn thuốc giống hệt hoàn thuốc trước kia Thanh Yến đã cho mình.

    Thanh Yến cúi xuống nhặt hoàn thuốc, bỏ vào túi rồi bước ra khỏi phòng.

    Kinh hãi quá, Thạch Toàn vội chạy theo để giữ lại, nhưng chẳng thấy Thanh Yến đâu. Thạch Toàn đành trở về phòng ngủ.

    Đêm ấy, bệnh cũ tái phát, Thạch Toàn ho ra một đống máu tươi.

    Nửa năm sau, Thạch Toàn chết.
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  2. #32
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    TỬU CUỒNG



    Cố thái do tồn tiếu tửu đồ
    Chuyển nghi thúy mộng thuyết mơ hồ
    Tòng lai mạ toạ thần nhân nộ
    Minh phạt hà tu vấn hữu vô

    Triều Thanh, tỉnh Giang Tây, có nho sinh Cù Vĩnh Định, 27 tuổi, góa vợ, có một trai tên Vĩnh Tuyên. Gia tư khá giả nhờ ở tài sản của cha mẹ để lại, nhưng tính rất keo kiệt.

    Vĩnh Định học giỏi, được quan học sứ tuyển làm cống sinh để tiến kinh. Vĩnh Định kể chuyện rất có duyên, chọc cười thiên hạ rất khéo, nhất là sau khi đã ngà ngà say. Vì thế, bạn bè đều thích nghe Vĩnh Định kể chuyện. Tuy nhiên, mỗi lần có dịp dự tiệc là Vĩnh Định lại uống tới say mèm rồi gây sự với người trong tiệc, chửi bới người ta, khiến bạn bè càng ngày càng oán ghét mà xa lánh.

    Một hôm, Vĩnh Định được ông chú ở gần nhà mời sang dự tiệc. Vì bạn bè thích nghe Vĩnh Định kể chuyện nên họ chuốc cho một chút rượu. Được thể, Vĩnh Định cứ tự rót thêm mà uống, hết chén này tới chén khác. Khi quá say, Vĩnh Định gây sự với một thực khách là Đặng ông, rồi chửi bới Đặng ông. Giận quá, Đặng ông xô ghế đứng dậy, toan đánh. Cả tiệc huyên náo. Ông chú kinh hãi, vội xen vào can. Vĩnh Định nói:“Chú là người trong họ, phải bênh cháu mới được!” Đặng ông nói:“Phải thì mới bênh, chứ trái thì bênh thế nào được?” Ông chú bối rối, không biết nói sao, chỉ kêu gia nhân chạy sang nhà Vĩnh Định báo cho người nhà biết. Đặng ông giận Vĩnh Định lắm, giận lây cả ông chú.

    Người nhà chạy sang dìu Vĩnh Định về, đưa vào phòng nằm. Chợt thấy tay chân Vĩnh Định lạnh ngắt, họ vội đi lấy dầu xoa, nhưng chỉ ít phút sau thì Vĩnh Định tắt thở. Họ bèn đi mua quan tài về khâm liệm, quàn linh cữu ở trong nhà, định 4 ngày sau sẽ đem mai táng.

    Trong khi ấy, Vĩnh Định thấy mình đang nằm ngủ thì bị một người đội mũ đen tới giường lay dậy, bắt phải đi theo. Lát sau, tới một cung điện quay mặt về hướng nam, có mái lợp ngọc biếc cực kỳ tráng lệ, người mũ đen đưa Vĩnh Định vào phòng xử án. Đảo mắt nhìn quanh, Vĩnh Định thấy dọc theo hai bức tường đông tây có kê hai dãy ghế dài, trên có nhiều lính lệ đang ngồi giữ phạm nhân, còn dọc theo bức tường bắc, trên bục cao, có chiếc ngai bỏ trống.

    Thầm nghĩ mình bị bắt tới đây chắc là vì bị Đặng ông đi kiện về vụ cãi nhau với ổng trong tiệc, Vĩnh Định toan lên tiếng hỏi người mũ đen xem có phải thế không thì chợt thấy người ấy trừng mắt nhìn mình. Kinh hãi quá, Vĩnh Định không dám hỏi nữa. Tuy nhiên, Vĩnh Định cũng không sợ quan án lắm vì nghĩ mình chỉ có tội nhẹ là tội cãi nhau với thực khách trong tiệc thôi, mà mình lại là cống sinh thì chắc là quan án cũng không nỡ xử phạt.

    Bỗng có người mở cửa nách sảnh đường, bước vào mà nói:“Trời đã tối mà đại vương chưa về! Vậy bây giờ các lệ binh hãy dẫn phạm nhân trở về ngục rồi sáng mai dẫn chúng trở lại đây để đại vương xét xử!” Thế là mọi người nhốn nháo như ngựa lồng trâu chạy, lính lệ tranh nhau dẫn phạm nhân ra khỏi sảnh đường. Người mũ đen cũng dẫn Vĩnh Định đi.


    Dọc đường, qua một quán rượu, Vĩnh Định chợt thấy mình thèm rượu vô tả nên bất giác chạy vào đứng dưới mái hiên. Người mũ đen nổi giận quát:“Cái thằng giặc bét rượu này! Trời tối rồi, ai cũng đi tìm chỗ ăn chỗ ngủ mà mi lại chui vào đó đứng làm chi?” Vĩnh Định kinh hãi, run bần bật mà nói:“Tiểu sinh chưa biết là mình bị bắt về tội gì. Vả lại lúc bị bắt, tiểu sinh chưa báo cho người nhà biết mà cũng không đem theo tiền tiêu vặt. Bây giờ tiểu sinh muốn xin về qua nhà một lát!” Người mũ đen quát:“Mi muốn xin về nhà để lấy tiền mua rượu chứ gì? Cho mi mua rượu uống say mèm để mi lại cứng đầu cứng cổ với ta ấy à? Ta thì đấm cho vỡ sọ mi ra chứ cho mi về thế nào được?” Vĩnh Định kinh hãi quá, nín bặt, chẳng dám xin xỏ chi nữa.

    Vừa lúc ấy, bỗng có người từ trong quán bước ra. Nhìn thấy Vĩnh Định, người ấy kinh ngạc, hỏi:“Sao mi lại phải xuống đây?” Vĩnh Định quay nhìn thì thấy là cậu ruột mình, tức Giả ông, chết đã 3 năm. Lúc đó, Vĩnh Định mới hiểu rằng mình cũng đã chết. Vừa buồn vừa sợ, nước mắt chảy ròng ròng, Vĩnh Định nói:“Cậu cứu cháu với!” Giả ông không đáp, chỉ quay nhìn người mũ đen rồi bỗng kêu lên:“Ủa! Ngỡ là ai, hóa ra là Đông Linh Sứ Giả! Xin mời Sứ giả hãy vào tệ quán ngồi chơi một lát!” Sứ giả gật đầu rồi đưa tay vẫy Vĩnh Định theo vào.

    Giả ông kéo ghế mời Sứ giả ngồi. Sứ giả chỉ chiếc ghế bên cạnh, bảo Vĩnh Định ngồi. Giả ông vội xuống bếp lấy rượu và đồ nhắm đem lên, rồi xin phép Sứ giả cho Vĩnh Định được cùng ngồi yến ẩm. Sứ giả gật đầu ưng thuận.

    Trong tiệc, Giả ông hỏi Sứ giả:“Cháu tôi phạm tội chi mà phiền Sứ giả phải đi bắt?” Sứ giả đáp:“Tôi cũng không biết! Tôi đang theo hầu Diêm Vương lên núi La Phù phó hội với Thái Thượng Lão Quân thì bỗng được đại vương phái đi bắt y về đây!” Hỏi:“Thế Sứ giả đã dẫn y vào trình đại vương chưa?” Đáp:“Chưa! Đại vương đi phó hội chưa về!” Hỏi:“Sứ giả có đoán ra là y phạm tội chi không?” Đáp:“Không! Tôi chỉ thấy đại vương có vẻ giận y lắm!” Nghe thấy hai người nói chuyện, Vĩnh Định kinh hãi quá, tóc gáy dựng ngược, mồ hôi ướt đầm, tay run bần bật, không nhấc nổi đũa.

    Tiệc tan, Giả ông đứng dậy, vào nhà trong lấy ra một gói tiền, đưa cho Sứ giả mà nói: “Tôi có chút quà mọn, xin kính biếu Sứ giả. Nay cháu tôi đã thuộc quyền cai quản của Sứ giả thì xin Sứ giả nương tay cho y một chút!” Sứ giả gật đầu, nhận gói tiền, cất vào túi, rồi nói:“Cám ơn tiên sinh đã cho tôi ăn uống no say. Tiên sinh đã phó thác y cho tôi thì để sớm mai, khi đại vương về, tôi sẽ liệu chiều mà xin cho y được trở về dương thế. Tối nay, tôi để y ở lại đây ngủ với tiên sinh!” Nói xong, Sứ giả cáo biệt. Giả ông vội đứng dậy mà ti*ễn Sứ giả. Ra tới hiên, hai người đứng lại thầm thì với nhau hồi lâu rồi Sứ giả lên đường.

    Sứ giả đi rồi, Giả ông vào quán, nói với Vĩnh Định:“Ta thấy mi phải xuống đây thì ta chắc là mi lại phạm phải cái tội say sưa rồi chửi bới thiên hạ đó thôi! Bố mẹ mi chỉ có một mình mi nên nuông chiều mi quá, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, chẳng bao giờ mắng mi lấy một lời, khiến mi hư hỏng! Năm mi 16 tuổi, hễ bị ai làm mích lòng một chút là mi lại bới lông tìm vết, chửi bới người ta, rồi khi có dịp được uống rượu với người ta thì lại chửi bới. Lúc đó, nghĩ mi còn trẻ, chưa biết phải trái là gì, nên ta làm ngơ. Chẳng ngờ sau 10 năm, mi vẫn chứng nào tật nấy! Nếu quả thực Diêm Vương phái Đông Linh Sứ giả đi bắt mi về tội uống rượu say rồi chửi bới thiên hạ thì ta cũng chịu, chẳng thể nào cứu nổi!” Vĩnh Định lăn lộn dưới đất, gào khóc hồi lâu, rồi mếu máo nói:“Cháu biết tội đã nhiều! Nay có hối cũng chẳng kịp!” Nghe nói, Giả ông cũng thấy thương tình, bèn bước tới nắm cổ tay Vĩnh Định, kéo dậy mà nói:“Đừng mếu máo nữa! Để ta cố giúp xem sao! Từ hồi ta chết xuống đây, mở quán rượu này, cũng được nhiều người biết tiếng. Người mũ đen đi bắt mi chính là Đông Linh Sứ Giả, hầu cận Diêm Vương! Ta thường mời ổng tới đây uống rượu nên ổng cũng thân với ta và đối xử với ta tử tế lắm. Ta nghĩ Diêm Vương bận rộn cả ngàn vạn chuyện, chưa chắc đã có thì giờ để ý tới chuyện của mi nên vừa rồi ta có năn nỉ ổng cố tìm cách xin cho mi được trở về dương thế. Chưa biết kết quả ra sao nhưng ta nghĩ chắc là được!” Im lặng hồi lâu, Giả ông lại nói:“Tuy nhiên, việc này cũng còn gay go lắm!” Vĩnh Định hỏi:“Thưa cậu, gay go vì nỗi gì?” Giả ông đáp:“Vì phải có 10 vạn đồng để hối lộ cho ổng thì việc mới xuôi!” Vĩnh Định nói:“Cám ơn Cậu đã nói với ổng giúp cháu! Còn khoản tiền hối lộ thì xin Cậu để cháu lo!” Giả ông nói:“Nếu mi lo được thì đỡ cho ta lắm!” Đêm ấy, Vĩnh Định ngủ lại với Giả ông.

    Sáng sau, Sứ giả tới mời Giả ông theo mình ra chỗ vắng, thầm thì hồi lâu, rồi cáo biệt.

    Sứ giả đi rồi, Giả ông vào quán nói với Vĩnh Định:“Đông Linh Sứ giả vừa tới! Ổng nói đã xin được với Diêm Vương cho mi trở về dương thế rồi! Ổng bắt ta phải bảo lãnh cho mi và ứng trước cho mi 1 vạn đồng để đặt cọc! Vậy khi về dương thế, mi phải lo thanh toán ngay khoản tiền mi còn nợ ổng! Ổng đi rồi, nhưng ổng hẹn lát nữa sẽ trở lại, đem giao kèo cho mi ký và lấy tiền cọc!” Vĩnh Định mừng lắm, hỏi:“Như vậy là cháu nợ ổng bao nhiêu tất cả?” Giả ông đáp:“Ta đã nói rồi. Tất cả là 10 vạn đồng. Ta ứng cho mi 1 vạn, mi còn nợ ổng 9 vạn nữa!” Vĩnh Định nói:“Khoản tiền này lớn quá, cháu biết lấy đâu ra?” Giả ông nói:“Tiền âm phủ chứ có phải là tiền dương thế đâu mà mi kêu lớn quá? 10 vạn đồng âm phủ chỉ bằng 100 đồng tiền giấy ở dương thế thôi!” Mừng quá, Vĩnh Định nói:“Cháu ngỡ phải mất nhiều chứ nếu chỉ mất có bấy nhiêu thôi thì d*ễ quá!”

    Gần trưa, không thấy Sứ giả tới, Vĩnh Định nói:“Mãi chẳng thấy Đông Linh Sứ Giả tới, vậy xin Cậu cho cháu ra phố chơi, xem phố xá âm phủ một lần cho biết!” Giả ông nói:“Muốn đi thì đi nhưng đừng có đi xa, phòng khi ta cần tìm về có việc!” Vĩnh Định đáp:“Cháu xin tuân lời!”
    ...
    Còn nữa...

    Bach_djen theo bản dịch của GS Toán Đàm Quang Hưng - Trường Đại Học Cộng Đồng Houston, Texas

  3. #33
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    TỬU CUỒNG


    Tiếp theo...


    Vĩnh Định ra phố chơi thì thấy dưới âm phủ, phố xá cũng chẳng khác chi trên dương thế. Đi được một lát, Vĩnh Định rẽ vào con đường rộng, bên phải có tòa nhà kín mít với hàng rào cao ngất, trông tựa nhà tù, bên trái có quán rượu lớn, thực khách ra vào tấp nập. Cạnh quán, có con lạch chứa đủ mọi đồ ô uế, nước lạch đen ngòm, chẳng biết nông sâu ra sao. Vĩnh Định bèn dừng chân bên quán, đứng coi dòng nước chảy.

    Bỗng có tiếng người từ trong quán hỏi vọng ra:“Cống sinh Vĩnh Định đó phải không? Sao lại phải xuống đây?” Vĩnh Định quay nhìn thì nhận ra người ấy là Quách ông, hàng xóm phía đông nhà mình 10 năm về trước, chết đã 6 năm. Vĩnh Định chợt nhớ lại năm mình 17, thường sang nhà ổng nghe ổng bàn luận văn chương.

    Quách ông chạy ra nắm cổ tay Vĩnh Định, kéo vào quán, gọi rượu mời uống, hàn huyên đủ chuyện. Thấy Quách ông vẫn vui vẻ như lúc sinh thời, Vĩnh Định thích lắm, nghĩ hôm nay mình gặp hên, đã được Cậu giúp đỡ, lại được Quách ông mời uống rượu. Vì thế, Vĩnh Định cứ phóng tâm mà uống. Khi quá say, Vĩnh Định quên hẳn chuyện mình đã chết, lại lè nhè bới móc những chuyện cũ của Quách ông ra mà chê trách. Quách ông nói:“Mười năm chẳng gặp, những tưởng cống sinh đã thay tâm đổi tính, nào ngờ vẫn chứng nào tật nấy!” Vốn oán ghét những người động tới tật bét rượu của mình nên khi nghe Quách ông nói thế, Vĩnh Định bỗng nổi nóng, đập bàn mắng chửi ầm ĩ. Quách ông liền đứng dậy, phất tay áo bỏ đi, bước dọc theo bờ lạch. Vĩnh Định cũng đứng dậy, đuổi theo rồi bắt kịp, chồm lên lột mũ Quách ông. Giận quá, Quách ông thúc khuỷu tay vào bụng Vĩnh Định khiến Vĩnh Định rơi tõm xuống lạch nước đen ngòm.

    Lóp ngóp bơi trong lạch nước nhơ, bị nước tràn đầy họng, hôi nồng nặc, Vĩnh Định cảm thấy dường như có ngàn vạn mũi kim đâm vào da thịt, đau thấu xương tủy. Thực khách trong quán ùa ra coi, nhưng họ chỉ đứng cười, chứ chẳng ai chịu kéo Vĩnh Định lên.

    Ở nhà, chờ mãi không thấy Vĩnh Định về, Giả ông đi tìm. Qua quán rượu, thấy Vĩnh Định đang lóp ngóp bơi trong lạch nước nhơ, Giả ông vội giơ tay ra cho Vĩnh Định bám, rồi kéo lên bờ, dẫn về nhà, bắt đi tắm gội, lấy quần áo mới cho thay. Khi Vĩnh Định đã sạch sẽ, tươm tất, Giả ông mới gọi lên mà mắng:“Ta ngỡ mi xin đi xem phố xá âm phủ một lần cho biết, nào ngờ mi lại la cà vào quán rượu, uống cho say rồi gây sự với Quách ông! Mi quá quắt lắm, chết rồi mà vẫn chưa tỉnh ngộ! Ta nghĩ mi thực chẳng đáng sống lại chút nào. Thôi để ta nói với Đông Linh Sứ Giả cứ đưa mi vào trình Diêm Vương để Diêm Vương định tội!” Kinh hãi quá, Vĩnh Định sụp xuống đất khóc lóc, van lạy:“Cháu biết tội đã nhiều, xin Cậu tha cho!” Giả ông nén giận mà nói: “Mi vừa ra khỏi nhà thì Đông Linh Sứ Giả tới, đem giao kèo cho mi ký. Nghĩ mi cũng sắp về, ta mời ổng ngồi chơi một lát nhưng ổng không chịu, nói là có việc bận, cần phải đi ngay. Vì thế, ta xin ổng cho ta ký thay mi. Ổng ưng thuận. Trong giao kèo, ta thấy có ghi khoản nói mi hứa sẽ trả hết nợ cho ổng trong vòng 10 ngày, nếu chẳng giữ lời thì sẽ lại bị bắt xuống âm phủ! Ký xong, ta phải lấy ra 1 vạn đồng, ứng trước cho mi mà đặt cọc cho ổng. Ổng bắt ta phải ghi rõ vào giao kèo là mi còn nợ ổng 9 vạn đồng. Vậy khi về dương thế, mi phải đốt ngay 100 đồng tiền giấy xuống đây để ta thanh toán món nợ ấy cho mi!” Vĩnh Định hỏi:“Cháu phải đốt tiền giấy như thế nào để Cậu nhận được?” Giả ông đáp:“Mi chỉ cần ra chợ mua 100 đồng tiền giấy, rồi ban đêm đem ra ruộng cỏ ở ngoài thôn, khấn tên ta mà đốt thì ta sẽ nhận được!” Vĩnh Định nói:“Cháu sẽ xin làm theo lời Cậu!” Giả ông giục:“Thôi! Mi hãy vào phòng sửa soạn hành trang, rồi ra đây ta chỉ đường cho mà về!” Vĩnh Định tuân lời, vào phòng sửa soạn hành trang rồi ra xin cáo biệt.


    Giả ông dẫn Vĩnh Định ra khỏi cổng thành, rồi đứng lại mà dặn:“Mi phải nhớ giữ lời với Đông Linh Sứ Giả! Chớ có bội ước để cho ta bị liên luỵ!” Vĩnh Định đáp:“Xin Cậu an tâm! Cháu xin giữ lời!” Giả ông bèn chỉ đường cho Vĩnh Định về dương thế, rồi nói:“Thôi, Về đi!” Vĩnh Định vội chào Giả ông mà lên đường.

    Ở dương thế, Vĩnh Định chết đã 3 ngày. Tối ấy, bỗng người nhà nghe thấy trong linh cữu có tiếng động, vội chạy tới mở nắp ra coi thì thấy xác Vĩnh Định đã ấm lại, ở mũi có hơi thở nhè nhẹ. Họ bèn khiêng Vĩnh Định ra khỏi linh cữu, đặt lên giường.

    Nửa đêm, đột nhiên Vĩnh Định sống lại, nôn mửa ra mấy đấu nước đen ngòm, hôi nồng nặc, mồ hôi vã ra như tắm, ướt đẫm cả chăn đệm. Sau đó, Vĩnh Định nằm ngủ thiếp đi cho tới sáng. Hôm sau, người nhà thay phiên nhau vào chăm sóc cho Vĩnh Định.

    Tối ấy, khi nhớ lại chuyện mình bị Quách ông đẩy xuống lạch nước nhơ, tự nhiên Vĩnh Định cảm thấy dường như có ngàn vạn mũi kim đâm vào da thịt, đau thấu xương tủy. Rồi trong khoảnh khắc, mụn nhọt mọc đầy người, khiến Vĩnh Định vô cùng kinh hãi. May sao, sáng ra, đột nhiên các mụn nhọt cùng vỡ mủ, đóng vẩy, rồi thành sẹo. Nhờ được người nhà tận tình chăm sóc, thuốc thang, nên sau 10 ngày, Vĩnh Định đã có thể chống gậy đi lại được.

    Một hôm, Vĩnh Định thấy trong người đã khỏe, bèn đem những chuyện mà mình thấy dưới âm phủ ra thuật lại cho người nhà nghe.

    Nghe xong, mọi người đều khuyên:“Chủ nhân nên mua 100 đồng tiền giấy, đốt xuống âm phủ mà nhờ Giả ông trả nợ giùm!” Vĩnh Định nhẩm tính nếu đốt như thế thì cũng tốn mất chút ít tiền bạc, nên tiếc của mà nói:“Chắc là vì ta uống rượu say rồi nằm chiêm bao nên mới thấy ảo cảnh hão huyền như thế chứ làm gì có Đông Linh Sứ Giả nào? Mà dù có thì Sứ giả ấy đã lấy tiền cọc hối lộ của cậu ta rồi, đâu còn dám tâu gì với Diêm Vương nữa?” Mọi người cùng nói:“Nếu không có Đông Linh Sứ Giả mà chủ nhân cứ đốt thì cũng chẳng tốn kém là bao, còn nếu có Đông Linh Sứ Giả mà chủ nhân không đốt thì nguy hiểm lắm!” Vĩnh Định hỏi:“Sao lại nguy hiểm?” Mọi người cùng đáp:“Vì nếu chủ nhân không đốt thì có nghĩa là chủ nhân đã vỗ nợ Sứ giả âm phủ!” Vốn tính keo kiệt, Vĩnh Định quyết chẳng chịu nghe lời mọi người.

    Tuy nhiên, vì vẫn còn nơm nớp lo sợ về việc Diêm Vương sẽ lại phái Sứ giả lên dương thế bắt mình xuống âm phủ về tội say sưa rồi chửi bới thiên hạ nên Vĩnh Định quyết tâm chừa rượu, không dám uống nữa. Thấy thế, bè bạn lại giao du với Vĩnh Định. Thỉnh thoảng, vào các dịp giỗ, Tết, cũng có kẻ mời Vĩnh Định tới nhà dự tiệc rồi chuốc cho một chút rượu.

    Năm sau.

    Thấy mình không chịu đốt tiền để nhờ Giả ông trả nợ giùm mà cũng chẳng thấy ai lên dương thế bắt mình xuống âm phủ, Vĩnh Định bắt đầu hết lo. Thế rồi Vĩnh Định lại ra chợ uống rượu say sưa, chửi bới thiên hạ như cũ. Bè bạn lại xa lánh.

    Một hôm, Vĩnh Định được một người bạn ở xa là Tử Xa Hồng, gửi thư mời tới nhà dự tiệc. Vĩnh Định liền lên đường đi dự.

    Trong tiệc, Vĩnh Định lại uống thực say rồi gây sự, chửi bới một thực khách giữa nhà Xa Hồng. Xa Hồng giận quá, sai gia nhân khiêng Vĩnh Định quẳng ra đường, khóa cổng lại, không cho vào nhà. Vĩnh Định đành lóp ngóp bò dậy, lần đường về nhà mình.

    Tới nhà, Vĩnh Định không gọi cổng mà lại trèo tường vào sân, rồi cứ đứng ở giữa sân mà la hét ầm ĩ.

    Nghe thấy tiếng cha hét, con trai Vĩnh Định là Vĩnh Tuyên, vội chạy ra coi. Thấy cha đứng ở giữa sân, Vĩnh Tuyên vội dìu cha vào phòng khách. Vừa vào tới phòng, đột nhiên Vĩnh Định chạy tới chân tường, quỳ gối xuống đất, quay mặt vào tường, rồi cứ đập đầu vào tường mà nói:“Mi trả nợ ta đi! Mi trả nợ ta đi!”

    Lát sau, Vĩnh Định kiệt sức, ngã lăn xuống đất. Vĩnh Tuyên vội chạy tới đỡ cha dậy thì thấy cha đã tắt thở.

    Bach_djen

  4. The Following User Says Thank You to bach_djen For This Useful Post:

    ngochai (06-12-2013)

  5. #34
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jun 2012
    Bài gửi
    260
    Thanks
    32
    Thanked 36 Times in 35 Posts
    Truyện Đạo Sĩ Núi Lao Sơn



    Trong huyện có chàng họ Vương, vào hàng thứ bảy, là con nhà cố gia, tuổi trẻ mộ đạo. Nghe nói núi Lao Sơn có nhiều tiên ở, liền quẩy tráp đi thăm. Trèo lên một ngọn núi thấy có đạo quán thật u nhã. Một vị đạo sĩ ngồi trên tấm bồ đoàn (chiếc chiếu đan bằng cỏ bồ, hình tròn, để người đi tu hành quỳ hoặc ngồi cho êm, mỗi khi hành lễ) tóc trắng rủ xuống tận cổ, nhưng dáng vẻ thư thái, tinh thần trông thật sắc sảo. Vương liền khấu đầu, bắt chuyện, thấy đạo lý rất huyền diệu, bèn xin thờ làm thấy.


    Ðạo Sĩ nói:
    - Chỉ sợ quen nhàn rỗi, không chịu nổi khó nhọc thôi.
    Vương hứa là: "Ðược".

    Học trò Ðạo Sĩ đông lắm, gần tối mới kéo hết về. Vương cùng họ cúi đầu làm lễ, rồi lưu lại trong quán. Sáng tinh sương, Ðạo Sĩ gọi Vương, đưa cho cái búa, bảo theo đám học trò đi hái củi. Vương kính cẩn vâng lời. Ðược hơn một tháng, tay chân phồng rộp thành chai, cực khổ không chịu nổi, Vương đã ngầm có bụng muốn về.

    Một buổi chiều, trở về, thấy hai người khách đang cùng thầy uống rượu.Trời đã tối mà chưa thấy đèn lửa gì cả. Thầy bèn cắt một miếng giấy như hình cái gương, dán lên vách. Phút chốc, ánh trăng vằng vặc soi sáng khắp nhà, trông rõ từng sợi tơ, cái tóc.
    Ðám học trò chạy quanh hầu hạ.
    Một người khách nói:
    - Ðêm này đẹp trời có thể vui chơi, nên cho ai nấy cùng vui.


    Bèn lấy hồ rượu lên bàn, chia cho các học trò, lại dặn nên uống thật say. Vương nghĩ bụng: Bảy tám người một hồ rượu, làm sao cho đủ khắp được? Mỗi người đều đi tìm chén, bát, tranh nhau rồi uống trước, chỉ sợ rượu trong hồ hết mất. Thế mà rót hết lần này lượt khác, vẫn chẳng vơi đi chút nào. Bụng thầm lấy làm lạ. Giây lát, một vị khách nói:
    - Ðã làm ơn ban cho ánh sáng trăng, mà lại chỉ tịch mịch uống suông. Sao không gọi Hằng Nga xuống chơi?
    Ðạo sĩ bèn lấy một chiếc đũa, vứt vào trong trăng. Bỗng thấy một người đẹp từ trong vùng ánh sáng bước ra: mới đầu chưa đầy một thước, xuống đến đất thì cao lớn như người thường, lưng thon nhỏ, cổ trắng muốt, phấp phới múa khúc Nghê thường. Rồi ca rằng:

    Tiên tiên nào!
    Về đây nao!
    Giữ ta mãi chốn Quảng Hàn sao!
    ...


    Âm thanh trong trẻo, cao vút, nghe hay như tiếng tiêu, tiếng sáo. Ca xong, uốn lượn mà đứng lên, rồi nhảy lên mặt bàn, ngoảnh đi ngoảnh lại, đã biến trở lại thành chiếc đũa. Ba người cùng cười lớn. Lại một vị khách nói:
    - Ðêm nay vui quá, nhưng uống vẫn chưa đã. Có thể đãi rượu tiếp chúng tôi trên cung nguyệt được chăng?
    Ba người bàn rời chiếu tiệc bước vào dần trong trăng. Mọi người nhìn thấy rõ cả ba đang ngồi trong trăng uống rượu: râu, lông mày, đều trông thấy hết, như bóng hiện trong gương. Một chốc, ánh trăng mờ dần; đám học trò châm đèn mang đến thì một mình Ðạo Sĩ còn ngồi đấy mà khách đã biến đâu mất. Trên bàn thức nhắm hãy còn. Mà mặt trăng trên vách chỉ còn là miếng giấy tròn như tấm gương mà thôi. Ðạo Sĩ hỏi:
    - Mọi người đã uống đủ cả chưa?
    Các học trò cùng thưa:
    - Ðủ cả.
    - Ðủ rồi thì nên đi ngủ sớm, đừng làm lỡ việc kiếm củi ngày mai.
    Chúng học trò đều "vâng" mà lui ra.

    Vương lòng thầm thích thú, hâm mộ, bụng muốn về lại tiêu tan. Lại một tháng nữa, khổ không thể nào kham nổi, mà Ðạo Sĩ tuyệt không truyền dạy cho một phép nào. Sốt ruột không chờ được nữa, Vương bèn lên cáo từ rằng:
    - Ðệ tử này vượt mấy trăm dặm đường đến đây thụ nghiệp với thầy; dẫu chẳng học được cái thuật trường sinh bất tử, thì cũng mong thầy cho chút gì gọi là tấm lòng cầu học. Thế mà qua hai ba tháng, chỉ những sáng đi kiếm củi, tối lại trở về. Hồi còn ở nhà, đệ tử chưa bao giờ phi chịu khổ như thế.
    Ðạo Sĩ cười bảo:
    - Ta vẫn nói là anh không kham nổi khó nhọc, nay đã quả nhiên. Sáng mai, sẽ cho anh về:
    Vương nói:
    - Ðệ tử làm lụng đã bao ngày, xin thầy dạy qua cho một thuật mọn, khỏi phụ công lao đệ tử lặn tới tới đây.
    Ðạo Sĩ hỏi:
    - Muốn học thuật gì?
    Vương đáp:
    - Thường thấy thầy đi đâu, tường vách không ngăn được. Chỉ xin một phép cũng đủ.


    Ðạo Sĩ cười nhận lời. Bèn đem một bí quyết truyền cho, bảo miệng đọc mấy câu thần chú xong rồi hô: "Vào đi!" Vương đối diện với một bức tường mà không dám vào. Ðạo sĩ lại nói:
    - Cứ vào thử đi!
    Vương theo lời, thong thả tiến lại, đến tường thì bị vấp. Ðạo Sĩ bảo:
    - Cúi đầu, vào cho nhanh, đừng lần chần!
    Vương quả quyết, đứng cách tường mấy bước, lao nhanh tới. Gặp tường, cảm thấy trống không có vật gì cả. Quay lại thì đã thấy mình ở bên kia tường rồi. Vương mừng quá, vào lạy tạ. Ðạo Sĩ bảo:
    - Về nhà nên giữ mình đứng đắn, không thế thì phép không nghiệm nữa đâu.
    Nói rồi cấp lộ phí cho mà về.

    Ðến nhà, chàng khoe đã gặp tiên, tường vách dày đắn đâu cũng không ngăn được mình. Vợ không tin. Vương làm đúng như lời đạo sĩ đã dạy, đứng cách tường mấy bước, chạy ù vào. Ðầu đụng phải tường cứng, bỗng ngã lăn đùng. Vợ Vương đỡ dậy, nhìn xem, thấy trán đã sưng lên như một quả trứng lớn. Vợ Vương đưa ngón tay lêu lêu, diễu cho.

    Vương vừa thẹn vừa ức, chỉ biết chửi lão Ðạo Sĩ bất lương mà thôi.
    --------------------------------
    Minh_nhat sưu tầm

  6. The Following User Says Thank You to minhnhat For This Useful Post:

    ngochai (07-12-2013)

  7. #35
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Truyện Vương Thành


    Vương Thành, con nhà thế tộc lâu đời ở Bình Nguyên, tính lười biếng, sinh nhai ngày càng sa sút, chỉ còn mấy gian nhà nát, vợ chồng đêm nằm đắp mảnh vải bố, nhiếc móc nhau đũ điều. Bấy giờ là tiết đại thử, khí trời nung nấu. Trong làng có cái vườn cũ của họ Chu, tường vách đã đổ nát, chỉ còn một cái đình, người làng vẫn đến đấy ngủ nhờ, Vương cũng thế. Một hôm trời sáng , mọi người đi cả rồi, mặt trời đã lên cao ba con sào, Vương mới dậy, quanh quẩn muốn về, chợt thấy trong đám cỏ có chiếc thoa vàng, nhặt lên xem thấy có khắc mấy chữ nhỏ 'Phủ Nghi Tân chế tạo'. Ông nội của Vương là Nghi Tân trong phủ Hành. Những vật cũ trong nhà phần nhiều đều có dấu hiệu ấy, nên chàng nhân cầm chiếc thoa có dáng chần chừ. Bỗng có một bà cụ đến tìm thoa. Vương tuy nghèo nhưng tính vốn liêm khiết, liền đưa trả lại. Bà cụ mừng lắm, hết sức khen ngợi tấm lòng cao thượng, bà nói rằng:
    - Chiếc thoa có đáng giá trị là bao, nhưng là chút kỷ vật của ông nhà tôi ngày xưa để lại.
    Vương hỏi:
    - Cụ nhà xưa là ai?
    Ðáp rằng:
    - Ðó là quan Nghi Tân, họ Vương tên Giản Chi đã quá cố.
    Vương kinh ngạc, nói rằng:
    - Ông nội tôi đấy! Sao mà gặp nhau với bà được?
    Bà cụ cũng kinh ngạc nói:
    - Anh là cháu cụ Vương Giản Chi đó sao? Ta là hồ tiên một trăm năm trước đây có trao duyên gắn bó với cụ cố nhà anh. Cụ cố mất đi, già này tu ẩn, đi qua đây đánh rơi chiếc thoa lại vào tay anh, đó chẳng phải là số trời hay sao? Vương cũng đã nghe nói ông nội mình có vợ hồ, cho nên tin lời bà cụ, bèn mời bà hạ cố đến nhà. Bà cụ theo về, Vương gọi vợ ra chào; áo rách bù đầu, sắc mặt đói ăn tối sầm.
    Bà cụ than rằng:
    - Ôi! Con cháu Vương Giản Chi mà nghèo khổ đến thế này sao?
    Lại nhìn về phía cái bếp lạnh tanh không có khói lửa mà nói:
    - Gia thế như thế này thì lấy gì mà sống?


    Người vợ bèn kể hết nỗi khổ, nghẹn ngào sướt mượt. Bà cụ đưa chiếc thoa cho chị vợ, bảo hãy cầm cho người ta lấy tiền để đong gạo, rồi ba ngày nữa bà sẽ đến thăm. Vương cố giữ lại, bà nói:
    - Anh có một vợ mà nuôi không nổi; ta ở lại đây thì chỉ ngồi mà ngắm xà nhà chứ có ích gì?
    Nói xong đi liền. Vương kể lại đầu đuôi, người vợ sợ quá. Vương ngợi khen tấm lòng ân nghĩa của cụ và bảo vợ phải thờ bà như mẹ. Người vợ xin vâng. Qua ba ngày, quả nhiên bà già lại đến, đưa ra mấy đồng vàng để đong lúa và mạch, mỗi thứ một thạch. Tối đến, bà cụ và người vợ nằm chung một cái giường bé. Chị vợ lúc đầu còn sợ, nhưng xét thấy tình rất mực ân cần, nên cũng không ngờ nữa. Ngày hôm sau, bà cụ bảo Vương rằng:
    - Cháu đừng lười, nên tìm một nghề mọn mà làm, chứ ngồi không mà ăn thì lâu thế nào được?
    Vương nói mình không có vốn liếng gì cả. Bà đáp:
    - Khi ông nội nhà anh đang còn, thì vàng lụa tha hồ mà lấy, vì ta không phải là người trần, không dùng đến những thứ ấy, nên cũng không lấy nhiều, chỉ dành giữ món tiền phấn sáp được bốn mươi lạng vàng, đến nay vẫn còn, tàng trữ cũng chẳng làm gì. Anh hãy đem đi mà mua vải cát cho hết, rồi mang gấp vào kinh thành, có thể có chút lãi. Vương theo lời, đi mua hơn năm mươi tấm mang về. Bà cụ giục thu xếp hành trang, tính rằng sáu, bảy ngày có thể đến Yên Kinh. Dặn rằng:
    - Chớ lười, nên siêng! Chớ hoãn nên kíp! Chậm trễ một ngày ăn năn chẳng kịp.
    Vương xin kính vâng, xắp hàng vào bao tải rồi lên đường. Giữa đường đi gặp mưa, áo giày ướt sũng. Suốt đời Vương chưa từng dầu dãi gió dầm sương. Vì vậy mệt rũ, chịu không thấu bèn vào nhà trọ tạm nghỉ. Ngờ đâu mưa cứ tầm tã mãi đến chiều hôm, nước trên rèm chảy xuống như thừng. Qua một đêm, đường càng lầy lội, người đi ngập đến cổ chân. Vương trong lòng nản lắm. Chờ mãi đến giờ ngọ, đường mới hơi khô, nhưng mây đen lại kéo lên, rồi trời lại mưa to. Phải ngủ đến hai đêm ở nhà trọ mới đi được. Gần đến kinh, nghe đồn giá vải lên cao vọt, trong lòng mừng thầm. Vào kinh nghỉ ở quán trọ. Chủ quán lấy làm tiếc là Vương đến chậm. Trước đó đường giao thông với phía Nam vừa mới được mở, vải cất đến rất ít, các nhà buôn lớn ở kinh đô mua khá nhiều, giá cao gấp ba so với thường ngày, nhưng một ngày trước thì hàng vải ùn đến giá bỗng xuống rất thấp, những người đến sau thất vọng. Chủ quán nói rõ đầu đuôi cho Vương biết, Vương ưu uất không vui. Qua một ngày qua, vải cát đến càng nhiều, giá càng xuống. Vương cho là không có lãi, không chịu bán. Nấn ná đến hơn mười ngày, tiền cơm chưa tính ra đã tốn nhiều, nghĩ càng thêm lo buồn. Chủ quán khuyên Vương nên bán rẻ đi, để xoay cách khác. Vương nghe theo bán tháo hết, lỗ vốn mười lượng. Sáng dậy, soạn sửa ra về, mở đẫy ra xem thì bạc đã mất rồi. Hoảng loạn lên báo với chủ quán. Chủ quán không biết làm thế nào. Có kẻ bảo Vương lên kêu quan, bắt chủ quán bồi thường, Vương than rằng:
    - Ấy là cái số của ta, chứ chủ quán có lỗi gì?
    Chủ quán nghe vậy, rất mến tấm lòng trung hậu của Vương, tặng năm lạng vàng, kiếm lời an ủi, khuyên về. Vương nghĩ bụng, không còn mặt mũi nào gặp lại bà tổ mẫu, loanh quanh hết ra lại vào, tiến thoái đều khó. Chợt thấy có người chọi chim Thuần, mỗi lần chọi đặt cuộc đến mấy ngàn, mua mỗi con chim Thuần nhiều khi hơn một trăm đồng tiền. Chàng bỗng nảy ra một , tính nhẩm tiền còn trong đáy, may ra chỉ đủ buôn chim Thuần, bèn đem cái này bàn với chủ quán. Chủ quán khuyến khích tận tình, lại hứa cho ở nhờ nhà trọ, ăn uống không phải trả tiền, Vương mừng lắm, bèn ra đi, mua đầy một gánh chim Thuần đem về trong thành. Chủ quán cũng mừng, chúc cho bán được nhanh. Ðến đêm, mưa to mãi đến mờ sáng. Khi trời đã sáng hẳn, nước trên đường cái như sông, mà trời vẫn rả rích mưa. Ngồi chờ tạnh liên miên mấy ngày, mưa không ngớt hột. Dậy nhìn chim Thuần trong lồng thì đã chết mất nhiều. Vương sợ lắm, không biết làm thế nào. Sang ngày sau, chết càng nhiều, chỉ còn được mấy con, đem bỏ chung vào một lồng để nuôi. Qua đêm, lại ra thăm thì vẻn vẹn còn được một con, bèn chạy vào nói với chủ quán, bất giác ứa nước mắt, chủ quán cũng thương cảm. Vương tự liệu, tiền hết không về được, chỉ muốn tìm đường chết. Chủ quán khuyên giải an ủi, rồi cùng nhau ra xem con chim còn lại, ngắm nghía rất kỹ, nói rằng:
    - Ðây hình như là một con chim quí ! Những con kia mà chết biết đâu không phải là bị con này chọi chết? Anh bây giờ cũng rỗi không có việc gì, hãy chăm chút tập tành cho nó. Nếu quả là con chim hay, thì mang nó đi đánh cũng mưu sinh được. Vương nghe theo. Khi con chim đã thuần thục, chủ quán bảo đem ra đường phố, đánh cuộc lấy rượu thịt. Chim khoẻ lắm, luôn luôn thắng. Chủ quán mừng, đưa tiền cho Vương, bảo đem ra quyết ăn thua với đám con em trong làng chơi chim Thuần ở kẻ chợ. Ba lần chọi ba lần đều thắng. Chừng nửa năm, góp nhóp được hai mươi lạng vàng, trong lòng cũng được an ủi, xem con chim như tính mệnh của mình.

    Còn nữa...

  8. #36
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Truyện Vương Thành

    Tiếp theo...


    Thuở đó có một vị Thân Vương rất thích chim Thuần; mỗi năm gặp tiết thượng nguyên, thách dân gian ai có nuôi chim Thuần thì đem đến phủ đệ để chọi. Chủ quán bảo Vương rằng:
    - Giờ đây, cái cơ đại phú đã có thể đến ngay rồi đấy. Chỉ có điều không biết vận may của anh như thế nào thôi!
    Bèn nói rõ sự tình và đem Vương cùng đi, dặn rằng:
    - - Ví thử có thua thì nín hơi mà đi ra thôi! Còn như vạn nhất con Thuần mình đấu thắng thì Thân Vương thế nào cũng hỏi mua, anh đừng nhận bán; nếu gạn hỏi thì cứ nhìn vào cái đầu của tôi, chờ khi nào đầu tôi gật thì hẵng ngả giá!
    Vương nói:
    - Ðược!
    Vào đến phủ thì thấy những người chọi chim sát vai nhau đứng cả ở dưới thềm. Chốc lát Thân Vương ngự ra trên điện, tả hữu truyền rằng có ai muốn chọi thì cho lên. Liền có một người xách lồng bước bậc mà lên trên điện. Thân Vương sai thả chim Thuần ra. Khách cũng thả. Mới nhảy đá qua loa, con chim của khách đã thua chạy. Thân Vương cả cười. Chỉ một lúc, người đến chọi mà thua đã có đến mấy vị. Chủ quán nói:
    - Ðến lúc rồi!
    Bèn cùng nhau bước tới bậc mà lên. Thân Vương xem tướng con chim của Vương mà nói:
    - Tròng mắt có vằn máu giận dữ, cũng là một cánh hùng kiện đây! không nên khinh địch.
    Bèn truyền lệnh cho đem con Mỏ Sắt ra nghênh chiến. Mới nhảy vọt đấu đá vài lần mà con chim của Thân Vương đã sả cánh. Lại chọn một con chim giỏi hơn đem ra, hai lần đổi, hai lần thua. Thân Vương cấp tốc truyền lệnh vào lấy con Ngọc Thuần của nội cung. Một lát mới thấy đem ra, lông trắng như cò, thần khí hùng dũng khác thường. Vương Thành thấy thế, trong lòng nao núng, bèn quỳ xuống xin thôi, nói rằng:
    - Con chim của Ðiện Hạ là chim thần, sợ đánh giết mất chim tôi thì tôi sạt nghiệp mất!
    Thân Vương cười rằng:
    - Cứ thả ra cho nó chọi, chẳng may nó chết thì ta sẽ đền bù cho thật hậu.
    Thành bèn thả chim mình ra. Con Ngọc Thuần xông thẳng đến. Nhưng khi Ngọc Thuần đang chạy tới thì con Thuần của Vương nằm phục xuống như con gà dữ để đợi. Con Ngọc Thuần mổ vào nó thật mạnh, nó liền nhảy phắt lên như con hạc bay liệng để đánh lại. Khi tiến, khi lui, khi trên, khi dưới, cầm cự với nhau áng chừng một khắc, thì con Ngọc Thuần lơi dần, mà con Thuần của chàng giận càng sôi, đánh đá càng gấp. Chẳng mấy chốc bộ lông tuyết của Ngọc Thuần rụng xơ ra, rồi sã hai cánh chạy trốn. Cả ngàn người đứng xem, không ai là không tấm tắc khen ngợi. Vị Thân Vương bèn bảo bắt nó lên, thân hành cầm lấy xem xét một lượt từ đầu mỏ đến móng chân, rồi hỏi Thành rằng:
    - Con chim này anh có bán không?
    Thành đáp:
    - Tiện nhân nghèo khó, phải nương nhờ vào nó mà sống, không dám bán.
    Thân Vương nói:
    - Ta trả giá cao, anh sẽ có một gia tư bậc trung, có bằng lòng không?
    Thành cúi đầu suy nghĩ giây lâu mới nói:
    - Thật quả không muốn để lại, nhưng nay Ðiện Hạ đã yêu thích nó; nếu khiến cho tiện dân được có ăn mặc, thì còn đòi gì hơn.
    Thân Vương hỏi giá, Thành xin ngàn lạng vàng. Thân Vương cười rằng:
    - Cái anh ngốc này, nào có phải châu ngọc gì mà giá ngàn vàng?
    Vương nói:
    - Ðiện hạ không cho nó làm báu, nhưng với hạ thần thì ngọc bích liên thành cũng chẳng bằng!
    Thân Vương hỏi:
    - Thế nào?
    Thành đáp:
    - Tiện dân đem nó ra chợ, mỗi ngày được vài đồng, đổi thưng đấu gạo, một nhà mười miệng ăn, nhờ đó mà không đến nỗi đói rét, còn của báu nào bằng?
    Thân Vương nói:
    - Tôi không để anh thiệt đâu, thôi trả anh hai trăm đồng.
    Thành lắc đầu; lại trả thêm một trăm. Thành đưa mắt nhìn chủ quán. Chủ quán không động đậy. Thành bèn nói:
    - Thưa mệnh Ðiện Hạ, xin bớt một trăm.
    Thân Vương nói:
    - Thế thì thôi vậy, ai đời lại đem chín trăm lạng đổi lấy một con chim Thuần bao giờ?
    Thành xách lồng chim lên định đi thì Thân Vương gọi:
    - Này anh chọi chim, lại đây! Lại đây! Tôi dứt khoát trả anh sáu trăm đồng. Bằng lòng thì để, không bằng lòng thì thôi vậy!
    Thành lại đưa mắt về phía chủ quán. Chủ quán vẫn điềm nhiên. Ý nguyện của Thành đã hoàn toàn thoả mãn, chỉ sợ nhỡ mất thời cơ, bèn nói:
    - Với cái giá của Ðiện Hạ, thật không hài lòng, nhưng đã y ước với nhau mà lại không xong, sợ mắc lỗi thất kính càng lớn cực chẳng đã, xin y theo mệnh lệnh của Ðiện Hạ.
    Thân Vương mừng rỡ, cho người cân vàng đưa ngay, Thành nhận vàng, lạy tạ mà đi ra. Chủ quán giận, trách rằng:
    - Tôi bảo anh thế nào mà đã vội vã bán đi như thế ? Nếu kéo thêm một chút nữa thì đã có tám trăm cầm tay rồi!
    Thành về nhà trọ, đặt vàng lên án mời chủ quán tự lấy. Chủ quán không chịu, Thành ép mãi mới đem bàn tính ra, tính toán đủ tiền phí tổn ăn uống mà nhận.
    Thành xắp đặt hành lý ra về. Ðến nhà, thuật lại những việc đã làm, bỏ vàng ra cùng mừng với nhau. Bà cụ bảo tậu ba trăm mẫu ruộng tốt, dựng nhà cửa, sắm đồ đạc, nghiễm nhiên là một thế gia. Bà cụ dậy sớm, đôn đốc cho Thành trông nom việc cày bừa, vợ trông nom việc canh cửi, hơi lơ là thì quát tháo, mà vợ chồng vẫn không hề oán thán. Qua ba năm, nhà càng giàu, bà cụ ngỏ ý muốn đi, vợ chồng cố giữ lại, đến chảy nước mắt. Bà bèn ở lại nhưng sáng hôm sau vào hầu, thì đã mất hút.
    ---------------------------------------------

  9. The Following User Says Thank You to thanh_long For This Useful Post:

    ngochai (09-12-2013)

  10. #37
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Hồng Ngọc



    Ông cụ họ Phùng người Quảng Bình có một con trai tên chữ là Tương Như. Hai bố con cùng là Chư sinh. Ông Phùng tuổi gần sáu mươi, tính ương ngạnh mà nhà vẫn thiếu thốn. Trong khoảng vài năm, vợ và con dâu lại cùng mất cả, việc cơm nước đều phải tự làm lấy.
    Một đêm, Tương Như ngồi dưới bóng trăng, chợt thấy người con gái láng giềng từ bên kia tường nhòm sang. Chàng nhìn thấy đẹp, đến gần thấy hé cười, lấy tay vẫy, không đến, cũng không di, cố nài mãi mới trèo thang sang. Liền ăn nằm với nhau. Hỏi họ tên, cô gái nói:
    - Thiếp là con gái nhà láng giềng, tên là Hồng Ngọc.
    Chàng rất yêu, xin cùng nàng tính chuyện lâu dài. Cô gái nhận lời. Từ đấy, đêm đêm thường đi lại, được độ nửa năm. Một đêm, ông Phùng thức dậy, nghe có tiếng con gái cười nói, nhòm vào gian nhà của con thì nhìn thấy cô gái. Giận lắm, gọi chàng ra mắng:
    - Ðồ súc sinh, làm cái trò gì thế? Cửa nhà sa sút như thế, còn không biết chịu khó gìn giữ, lại còn học thói đàng điếm ư? Người ta biết ra thì phẩm hạnh của mày còn ra gì nữa! Dẫu người ta không biết thì tuổi thọ của mày cũng giảm.
    Chàng quỳ xuống nhận lỗi, khóc xin hối cải. Ông cụ mắng cô gái:
    - Con gái không biết giữ phép buồng khuê, đã nhuốc mình lại làm nhuốc cả người. Nếu việc vỡ lở ra, hẳn không chỉ một mình nhà này xấu hổ.


    Con gái không biết giữ phép buồng khuê, đã nhuốc mình lại làm nhuốc cả người.

    Mắng xong, bực tức trở về nhà ngủ. Cô gái chảy nước mắt nói:
    - Lời bố quở trách thật là thẹn nhục! Duyên phận hai ta thôi thế là hết.
    Chàng nói:
    - Còn cha, con không được tự quyết định. Nếu nàng còn có tình, thời nên cố gắng ngậm tủi làm lành.
    Cô gái muốn quyết tuyệt. Chàng nghe, sa nước mắt. Cô gái lại khuyên giải, nói:
    - Thiếp với chàng không có lời của mối lái, không có lệnh của cha mẹ, chỉ là trèo tường chui gạch mà theo nhau, thì sao có thể cùng nhau đầu bạc được? Vùng này có một người tốt đôi với chàng, có thể hỏi làm vợ.
    Chàng phàn nàn nhà nghèo, cô gái nói:
    - Tối mai xin đợi, tôi sẽ mưu tính cho.
    Ðêm hôm sau, cô gái quả nhiên đến, bỏ bốn mươi lạng bạc ra tặng chàng, nói rằng:
    - Cách đây sáu mươi dặm, ở thôn Ngô có người con gái họ Vệ, tuổi đã mười tám, còn cao giá nên chưa ai lấy; chàng đưa nhiều tiền thì ắt phải xong việc.
    Nói xong, từ biệt mà đi. Chàng tựa lúc thuận tiện, thưa với bố, muốn xin đi xem mặt, nhưng câu chuyện số tiền thì giấu đi, không dám nói cho bố biết. Ông Phùng tự lượng nhà nghèo, lấy cớ đó gạt đi. Chàng lại tìm lời ôn tồn nói với bố cứ thử đến xem cho biết thôi. Ông cụ gật đầu.
    Chàng bàn thuê đầy tớ và người ngựa đi đến nhà họ Vệ. Vệ vốn là người làm ruộng. Chàng gọi ra ngoài nói chuyện riêng. Vệ biết chàng là con nhà dòng, lại thấy dáng vẻ đàng hoàng, trong bụng đã bằng lòng, nhưng còn ngại chàng kỳ kèo tiền nong chăng. Chàng nghe ông cụ nói ngập ngừng, đã biết, bèn dốc tiền trong túi ra, bày trên bàn. Vệ mừng, nhờ người học trò bên láng giềng đứng giữa, viết tờ giấy đỏ mà giao ước với nhau. Chàng vào nhà chào lạy cụ, thấy nhà cũng chật hẹp, cô gái đứng nấp sau mẹ. Chàng đưa mắt nhìn, tuy ăn mặc xuềnh xoàng mà thần sắc tinh anh rực rỡ, bụng mừng thầm. Vệ mượn tạm nhà bên để tiếp đãi chàng rể và nói:
    - Công tử không cần đón dâu, đợi may được ít quần áo sẽ đưa đến tận nơi
    Chàng liền hẹn ngày rồi về, nói dối với bố rằng:
    - Họ Vệ mến nhà ta dòng dõi thanh bạch nên không đòi tiền.
    Ông cụ cũng mừng. Ðến ngày hẹn, Vệ quả đưa cô gái đến. Cô gái siêng năng dè sẻn, lại thuần tục nết na, tình nghĩa vợ chồng thật là thắm thiết. Hơn hai năm sau, sinh được một con trai, đặt tên là Phúc Nhi.
    Nhân ngày tết Thanh Minh, bố con đi thăm mộ, gặp kẻ thân hào trong huyện họ Tống. Tống nguyên làm quan Ngự Sử trong triều, phạm tội tham tang, phải cách chức về làng, những vẫn giương oai hà hiếp người. Hôm đó cũng đi thăm mộ về, thấy cô gái cho là đẹp, hỏi người trong thôn biết là vợ chàng. Nghĩ Phùng là học trò nghèo, đem nhiều của ra dụ dỗ, có thể làm cho đổi lòng. Liền sai người bắn tin cho chàng. Chàng nghe thấy, giận hiện ra mặt, rồi lại nghĩ thế không địch nổi với Tống, bàn nén giận làm vẻ tươi cười, về nói với bố. Ông Phùng giận lắm, chạy ra trước mặt người nhà họ Tống, trỏ trời vạch đất mắng nhiếc tàn tệ. Tên người nhà ôm đầu lủi đi mất. Họ Tống cũng tức giận, sai mấy đứa xông vào nhà chàng, đánh cả bố lẫn con, làm sôi sùng sục. Cô gái nghe thấy, bỏ con xuống giường, xoã tóc chạy ra kêu cứu. Chúng bèn cướp lấy, khiêng lên rồi ầm ầm kéo đi. Hai bố con bị đánh sụm, rên rĩ trên đất; đứa bé khóc oe oe trong nhà. Hàng xóm láng giềng cùng thương hại, xóc đỡ đặt lên giường. Qua ngày sau, chàng chống gậy mới đứng lên được, còn ông cụ thì tức giận không ăn rồi thổ huyết mà chết.
    Chàng lăn khóc, ẵm con đi kiện Ðốc Phủ. Kiện hầu khắp mọi nơi, rút cục vẫn không thắng, sau lại nghe nói vợ không chịu khuất phục mà chết, lại càng đau xót. Khí oan đầy bụng, không lối nào giãi bày được. Thường nghĩ muốn đón đường đâm Tống chết, nhưng lo đầy tớ nó đông, con nhỏ, lại không gửi được. Ngày đêm buồn bã nghĩ ngợi, hai mắt không chớp nổi.
    Chợt có một người đàn ông đến viếng nhà, râu quăn, hàm bạnh, xưa nay chưa từng quen. Chàng mời ngồi, toan hỏi họ tên quê quán, khách đã vội nói trước:
    - Ông có cái thù người ta giết mất bố, cướp mất vợ mà không báo ư?
    Chàng ngỡ là người của Tống sai đến dò hỏi, nên chỉ trả lời ậm ừ cho xong. Khách giận, mắt trợn tròn muốn rách khóe, liền bước ra nói:
    - Tôi tưởng anh là người, nay mới biết anh là thằng hèn không đáng đếm xỉa.
    Chàng xét thấy có cái gì là lạ, liền quỳ xuống, kéo áo khóc nói rằng:
    - Thực ra vì sợ là người nhà họ Tống đến dò la, nay xin giãi bày hết tâm can. Cái điều nằm gai nắm mật của tôi, kể đã nhiều ngày rồi vậy; chỉ thương hòn máu trong bọc này, sợ rồi tuyệt tự mất. Ngài là bậc nghĩa sĩ, liệu có thể vì tôi mà bảo toàn hòn máu này được chăng?


    Khách nói:
    - Ðó là việc của đàn bà con gái, tôi không làm được. Cái việc ông muốn nhờ người, xin hãy tự làm lấy, còn cái việc ông muốn tự làm thì tôi xin làm thay cho.
    Chàng nghe nói, đập đầu xuống đất. Khách chẳng thèm ngoái lại, bỏ đi ra. Chàng chạy theo hỏi họ tên, đáp rằng:
    - Việc không xong, không oán; việc xong không nhận ơn.
    Rồi đi liền.
    Chàng sợ vạ đến mình, ẵm con đi trốn. Ðến đêm, cả nhà họ Tống đang ngủ, có người vượt qua mấy lần tường, giết ba cha con nhà Ngự Sử với một thị tì, một con dâu. Nhà họ Tống làm tờ trạng cáo quan, quan rất kinh hãi. Tống cố vu cho Tương Như. Vì thế quan cho lính đi bắt chàng. Chàng trốn không ai biết là đi đâu, vì thế càng cho là thật. Ðầy tớ nhà họ Tống cùng với nhà quan đi lùng khắp nơi, đêm đến núi Nam Sơn, nghe có tiếng trẻ khóc, lần tìm ra được, liền trói mang về. Ðứa bé càng khóc dữ, chúng liền giật lấy vứt đi. Chàng oan ức muốn chết. Khi gặp quan lệnh ở huyện, quan hỏi tại sao giết người? Chàng thưa:
    - Thực là oan! Nhà họ Tống chết về đêm, tôi ra đi từ ban ngày; vả lại ẵm đứa nhỏ khóc oe oe như vậy thì leo tường giết người sao được?
    Quan lệnh nói:
    - Không giết người sao lại đào tẩu?
    - Chàng đuối lý, không biện bạch được nữa. Liền giam vào ngục. Chàng khóc nói rằng:

    - Tôi chết cũng không tiếc nhưng đứa bé mồ côi kia có tội tình gì?
    Quan lệnh nói:
    - Mày giết con người ta đã nhiều, thì giết con mày còn oán gì nữa?
    Chàng bị lốt áo mũ nho sinh lại bị cùm kẹp, đánh đập khổ sở nhưng cũng không xưng nhận điều gì. Quan lệnh đêm hôm ấy nằm ngủ bỗng nghe có vật gì cắm phập vào giường, kêu bần bật thành tiếng, sợ quá kêu lên. Cả nhà giật mình thức dậy, xúm lại đốt đuốc soi, thấy một con dao ngắn lưỡi sắc nhọn sáng loáng, găm vào giường, sâu xuống gỗ đến hơn một tấc, chặt cứng không thể rút ra được. Quan lệnh trông thấy, sợ hết hồn vía, cho người cầm giáo đi lùng khắp nơi cũng không thấy tung tích gì cả. Bụng cũng nản, lại nghĩ: người nhà họ Tống đã chết rồi, không có gì phải kiềng họ nữa, bàn trình bẩm lên quan trên để giải oan cho chàng rồi tha về.
    Chàng về đến nhà, trong hũ không còn một đấu gạo, một mình một bóng ngồi trông bốn bức tường mà thôi. May được nhà hàng xóm thương xót cho ăn uống, tạm bợ sống qua ngày. Nghĩ đến cái thù lớn đã trả được thì mừng đến tươi tỉnh lại; nhưng nghĩ đến cái hoạ thảm khốc, suýt nữa chết cả một nhà thì nước mắt lại đầm đìa sa xuống; lại nghĩ nửa đời nghèo xác dòng dõi không ai nối, thì ở nơi vắng người bỗng khóc rống lên, khản cả tiếng không tự nén giữ được.

    Còn nữa...

  11. #38
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Hồng Ngọc

    Tiếp theo...


    Hồ ly...

    Như thế chừng nửa năm, việc bắt bớ cũng nhạt dần, bàn kêu xin với quan huyện được mang hài cốt họ Vệ về. Chôn cất xong, đau xót muốn chết. Một mình trằn trọc trên giường, nghĩ không còn cách gì để sống. Bỗng có người gõ cửa, chàng chú lắng nghe, thấy ngoài cửa có tiếng một người đang nói chuyện với trẻ con. Chàng vội dậy, dòm xem thì hình như một người con gái. Cánh cửa vừa mở, liền hỏi:
    - Cái oan lớn đã được rửa, may không việc gì chứ?
    Tiếng nói nghe quen lắm,mà trong lúc thảng thốt không thể nhớ được. Ðánh lửa soi thì ra Hồng Ngọc, dắt một đứa nhỏ cười đùa ở dưới đầu gối. Chàng chẳng kịp hỏi, ôm lấy cô gái mà khóc oà. Cô gái cũng thảm đạm lắm. Rồi đẩy đứa bé mà nói:
    - Mày quên bố mày rồi ư?
    Ðứa bé nắm lấy áo cô gái, mắt chòng chọc nhìn chàng. Chàng nhìn kỹ thì ra Phúc Nhi. Giật mình kinh hãi, khóc mà nói rằng:
    - Sao con lại về đây được?
    Cô gái nói:
    - Nói thực với chàng, trước kia thiếp nói là con gái bên láng giềng là nói dối đấy, thiếp thực là hồ. Nhân đi đêm thấy tiếng trẻ khóc trong hang, liền bế về nuôi ở Tần. Nghe nạn lớn đã yên nên đem con về cùng chàng đoàn tụ.
    Chàng gạt nước mắt lạy tạ. Ðứa bé ngồi trong lòng cô gái y như nương tựa vào mẹ đẻ, thật không nhận ra bố nữa. Trời chưa sáng, cô gái đã trở dậy. Hỏi thì đáp:
    - Kẻ hèn mọn này muốn đi đây.
    Chàng chưa mặc áo, quỳ ở đầu giường, khóc không ngẩng mặt lên được nữa. Cô gái cười nói rằng:
    - Thiếp nói dối chàng đấy. Nay nhà đương gây dựng lại, không thức khuya dậy sớm sao được?
    Rồi phát cỏ, quét dọn, làm như đàn ông vậy. Chàng lo nhà nghèo túng, không thể đủ ăn. Cô gái nói:
    - Chỉ xin chàng cứ việc buông màn đọc sách không phải hỏi đến thiếu đủ, may không đến nỗi chết đói nào.
    Rồi bỏ tiền sắm khung cửi dệt vải, lại thuê vài mươi mẫu ruộng, mướn người cày cấy, vác phạng đi phát tranh, kéo lá lợp nhà, hàng ngày như thế, coi là việc thường. Làng xóm nghe nói có vợ hiền càng vui lòng giúp đỡ. Chừng nửa năm sau, cảnh nhà thịnh vượng, như thể một nhà giàu lớn.
    Một hôm chàng nói:
    - Sau lúc tro tàn, nhờ mình tay trắng gây dựng lại, nhưng còn một việc chưa được thoả mãn, biết làm thế nào?
    Hỏi là việc gì, chàng đáp:
    - Kỳ thi sắp đến, mà khăn áo chưa lấy lại được?
    Cô gái cười nói:
    - Trước đây thiếp đã lấy bốn lạng vàng gửi lên quan quảng văn đã lấy lại được tên vào sổ. Ðợi chàng nhắc thì đã lỡ lâu rồi còn gì?


    Chàng càng cho là thần. Khoa ấy, chàng đỗ thi Hương. Bấy giờ tuổi vừa ba mươi sáu, ruộng tốt liền bờ, nhà cửa cao rộng. Cô gái người vẫn mảnh dẻ tưởng như gió thổi là bay, mà làm lụng quá con nhà nông. Tuy mùa đông rét buốt vẫn chịu khó làm, mà bàn tay vẫn mềm mại như mỡ đông. Tự nói là ba mươi tám tuổi, người ta trông chỉ chừng đôi mươi.

    Bach_ho sưu tầm và giới thiệu

  12. #39
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    ĐẠI LỰC TƯỚNG QUÂN
    *
    * *
    Suy tiêu khất thực thán duyên môn
    Mạt lộ anh hùng dục đoạn hồn
    Phú quý túng nhiên ngô tự hữu
    Cảm vong đương nhật giải thôi ân.



    Huyện Hải Ninh, tỉnh Triết Giang có cử nhân Tra Y Hoàng, làm nghề dạy học. Trong huyện có ngôi chùa Trường Minh. Ở cổng chùa, có một cỗ chuông cổ, gồm hai nửa thượng hạ, trông tựa hai cối đá úp chồng lên nhau.

    Tiết Thanh Minh năm ấy, trên đường đi tảo mộ về, tiên sinh dẫn đám gia nhân ghé thăm chùa. Thấy trên cỗ chuông ở cổng chùa có nhiều dấu tay lấm bùn, tiên sinh nghi là có người cất giấu vật gì ở bên trong. Cúi nhìn qua kẽ hở giữa hai nửa chuông, thấy ở bên trong có một cái sọt, không biết chứa vật chi, tiên sinh liền sai đám gia nhân xúm lại nhấc nửa chuông lên coi. Vì nặng quá, chúng nhấc không nổi, tiên sinh bèn bảo chúng dừng tay, rồi dẫn chúng vào chùa ngồi uống trà.

    Lát sau, có một gã hành khất đem cơm tới cổng chùa, để ở chân chuông, tay phải nhấc bổng nửa chuông, nhẹ như nhấc chiếc lồng bàn, tay trái nhặt cơm bỏ vào sọt, rồi đậy chuông lại, bỏ đi. Thấy gã hành khất có đại lực phi thường, mọi người trong chùa đều hết sức kinh ngạc. Lát sau, gã trở lại, nhấc nửa chuông lên, lấy cơm ra ăn, rồi đậy chuông lại như cũ.

    Tiên sinh bèn gọi gã lại gần mà hỏi:"Là nam tử khoẻ mạnh, sao không chịu đi làm, mà lại đi hành khất?" Gã đáp:"Thưa tiên sinh, trước kia tiểu nhân vẫn đi làm, được người ta cho ăn và trả lương, nhưng vì tiểu nhân ăn khỏe quá nên người ta cho nghỉ việc!" Thấy gã l¬ễ độ, tiên sinh khuyên:"Có đại lực phi thường như thế thì nên xin gia nhập binh đội triều đình, có thể hy vọng mai sau sẽ làm lớn!" Gã buồn rầu đáp:"Thưa tiên sinh, tiểu nhân còn ít tuổi, có quen biết ai đâu mà nhờ tiến dẫn?" Tiên sinh nói:"Muốn có người tiến dẫn thì theo ta về nhà, ta sẽ thu xếp cho!" Gã mừng lắm, bèn theo tiên sinh về nhà.
    Tới nhà, tiên sinh bảo gã đi tắm rửa, rồi sai gia nhân lấy quần áo mới cho gã mặc, lấy cơm thịt cho gã ăn. Lát sau, gia nhân lên trình với tiên sinh rằng gã ăn khỏe lắm, gấp 5 người bình thường.

    Hôm sau, tiên sinh viết thư cho một bạn đồng nghiệp ở kinh đô là tiên sinh họ Hạ, nhờ Hạ tiên sinh tiến dẫn gã với tướng quân họ Trịnh, xin cho gã được gia nhập binh đội triều đình. Viết xong, tiên sinh trao bức thư cho gã, dặn gã đem lên kinh đô trao cho Hạ tiên sinh, rồi cho gã lộ phí ăn tiêu ở dọc đường. Gã nhận tiền và thư rồi sụp xuống lạy tạ tiên sinh mà lên đường. Sau khi gã đi rồi, tiên sinh không để ý chi tới tin tức về gã nữa.

    Mười hai năm sau.

    Triều đình bổ nhậm một vị tiến sĩ, họ Tra, đi nhậm chức quan tể huyện Tấn Giang, tỉnh Phúc Kiến. Tới nơi, Tra công thấy có một tướng quân họ Ngô, tên Lục Kỳ đến chào mình. Trong khi đàm đạo, tướng quân hỏi Tra công:"Được biết đại quan quán tại huyện Hải Ninh, tỉnh Triết Giang, tiểu chức dám hỏi đại quan có liên hệ chi với tiên sinh Tra Y Hoàng ở đó chăng?" Ngạc nhiên, Tra công đáp:"Tiên sinh là bào đệ của gia phụ. Nhưng sao tướng quân lại biết tiên sinh?" Lục Kỳ đáp: "Vì tiểu chức là học trò cũ của tiên sinh! Tuy đã xa cách tiên sinh 12 năm nay nhưng lúc nào tiểu chức cũng nhớ tới tiên sinh! Tiểu chức xin phiền đại quan cho tiểu chức gửi lời kính thăm tiên sinh!" Thầm nghĩ học trò của thúc phụ mình chỉ làm quan văn chứ đâu có ai làm quan võ, Tra công cho là tướng quân này vọng ngôn nên chỉ ậm ừ cho qua.

    Ít lâu sau, tiên sinh tới Phúc Kiến thăm cháu. Một hôm, nhân lúc trà dư tửu hậu, chợt nhớ tới chuyện tướng quân Ngô Lục Kỳ gửi lời hỏi thăm chú, Tra công bèn thuật lại với tiên sinh. Nghe xong, tiên sinh cố nhớ xem mình có người học trò cũ nào họ Ngô, tên Lục Kỳ hay không thì không nhớ ra người nào có tính danh như thế.

    Nghe tin tiên sinh tới Phúc Kiến, tướng quân mừng lắm, vội viết ngay một lá thư, sai gia nhân đánh xe ngựa đưa tới nhà Tra công, xin Tra công cho phép mình được mời tiên sinh tới nhà mình ở chơi một tuần. Vì muốn biết tướng quân là ai, tiên sinh nhận lời, rồi sắm sửa hành trang, lên xe tới nhà tướng quân. Tới nơi, thấy tướng quân đứng chờ ở ngoài cổng, tiên sinh chú mục nhìn. Không thể nhớ ra tướng quân là ai, tiên sinh thầm nghĩ chắc tướng quân lầm mình với một vị giáo thụ khác! Trái lại, khi nhìn thấy tiên sinh, tướng quân tỏ ra rất quen thuộc, khom lưng cúi chào, cung kính mời vào nhà. Tiên sinh đáp lễ¬ rồi theo vào.
    Qua bốn lần cổng, tới một sân rộng, thấy có đàn bà con gái, tiên sinh đứng khựng lại. Tướng quân vội giơ tay ra hiệu, mời tiên sinh cứ bước lên sảnh đường.
    Vào sảnh đường, tướng quân sai một toán tì nữ cuốn rèm kê ghế, rồi đưa tay ra hiệu, mời tiên sinh lên ngồi trên chiếc ghế cao. Tiên sinh toan hỏi xem tướng quân có lầm mình với vị giáo thụ nào khác hay không thì chợt thấy tướng quân truyền lệnh cho tì nữ đem triều phục ra sảnh đường. Thấy lạ, muốn chờ xem tướng quân làm gì, tiên sinh thôi không hỏi nữa.

    Lát sau, khi tì nữ đem triều phục ra sảnh đường, tướng quân bèn tới đỡ lấy, mặc vào người. Toán tì nữ vội xúm quanh tướng quân mà chỉnh lại mũ áo. Đột nhiên, tướng quân sai gia nhân trải chiếu trước ghế tiên sinh ngồi cho mình sụp lạy. Kinh hãi quá, tiên sinh vội đứng dậy né tránh. Tướng quân bèn sai gia nhân giữ chặt lấy tiên sinh để cho mình sụp lạy. Lạy xong, tướng quân cởi triều phục, trao cho tì nữ cất đi, rồi tới cạnh tiên sinh, ngồi nói chuyện. Thấy tướng quân cứ nhất quyết đòi lạy mình, tiên sinh lấy làm lạ, bèn hỏi:"Sao tướng quân lại làm như vậy?" Tướng quân cười, hỏi:"Thế tiên sinh vẫn chưa nhớ ra kẻ hèn này là ai hay sao?" Tiên sinh đáp:"Thú thực với tướng quân, bản nhân không thể nhớ ra tướng quân là vị nào!" Tướng quân cười, nói:"Kẻ hèn này chính là kẻ đã nhấc nửa cỗ chuông ở cổng chùa Trường Minh 12 năm về trước!" Lúc đó tiên sinh mới vỡ lẽ. Tướng quân bèn sai gia nhân bày tiệc, bồi tiếp tiên sinh rất cung kính, sai tì nữ rót rượu, sai ca nữ gảy đàn. Yến ẩm tới khuya, tiệc rượu mới tan.

    Tướng quân bèn trông nom cho gia nhân sửa soạn một phòng riêng, đầy đủ giường đệm, gối chăn, mời tiên sinh vào phòng đi nghỉ, rồi mới về phòng riêng.
    Vì quá say, tiên sinh ngủ vùi, sáng sau dậy trễ¬. Sau khi tắm rửa, tiên sinh hỏi thăm gia nhân xem tướng quân ở đâu thì được biết từ sáng tới giờ tướng quân đã đến phòng mình ba lần để vấn an, nhưng mình còn ngủ. Tiên sinh áy náy lắm, bèn tìm gặp tướng quân mà nói:"Tướng quân đối xử với bản nhân nồng hậu quá khiến bản nhân không được an tâm! Nay xin tướng quân cho phép bản nhân được cáo biệt!" Tướng quân năn nỉ:"Tiên sinh mới tới ở chơi được có một ngày mà đã đòi về thì quả thức là kẻ hèn này không được an tâm! Xin tiên sinh hãy cho kẻ hèn này được bồi tiếp thêm sáu ngày nữa!" Thấy tướng quân chí tình, tiên sinh đành nhận lời. Trong thời gian ở lại, tiên sinh thấy tướng quân không vào doanh trại làm việc mà chỉ ở nhà bồi tiếp mình. Tướng quân sai gia nhân đào hết mấy vạn đồng vàng chôn giấu ở ngoài vườn, đốc thúc chúng lập sổ ghi chép hết mọi vật sở hữu ở trong nhà, từ con hầu đày tớ, tân thư cổ họa, ngựa xe áo quần, tủ giường bàn ghế, tới bát đĩa nồi niêu. Rồi tướng quân sai chia làm hai phần, ghi rạ mỗi phần vào một cuốn sổ. Nghĩ rằng đó là phương sách t«ề gia riêng của tướng quân, tiên sinh cũng không lưu tâm.

    Tới ngày tiên sinh từ biệt, đột nhiên tướng quân dâng một cuốn sổ mà nói: "Kẻ hèn này có được ngày hôm nay là do ơn cao dày của tiên sinh ban cho ngày trước. Nay bất cứ một người một vật nào ở trong nhà, kẻ hèn này cũng không dám cho là của riêng, xin được phép kính dâng tiên sinh một nửa!" Tiên sinh kinh ngạc mà nói: "Đa tạ tướng quân, nhưng bản nhân cũng xin phép được từ chối!" Tướng quân cương quyết nài ép cho tới khi tiên sinh chịu nhận mới thôi. Tướng quân bèn đích thân đứng ra coi sóc việc kiểm điểm phân nửa dành cho tiên sinh, sai gia nhân đem con hầu đày tớ, đồ đạc hành lý chất đủ lên xe, kiểm soát lại kỹ lượng rồi mới cho đoàn xe khởi hành. Tướng quân lên ngựa ti¬¬ễn chân tiên sinh quá một dặm đường rồi mới quay trở lại.

    Về tới nhà Tra công, tiên sinh ở chơi thêm ít ngày rồi cáo biệt. Tra công bèn sai gia nhân hộ tống tiên sinh cùng tất cả mọi tặng vật của tướng quân về Hải Ninh. Vì thế, từ đó gia đình tiên sinh trở nên giàu có.

    Ít lâu sau, tiên sinh bị vu cáo trong một vụ án nên bị bắt bỏ ngục. Đột nhiên, một hôm tiên sinh được quan án gọi lên báo cho biết là tiên sinh đã được tha bổng. Thấy lạ, tiên sinh bèn đi hỏi thăm xem người nào đã can thiệp cho mình thì được biết người ấy chính là tướng quân Ngô Lục Kỳ.

    Thanh_long sưu tầm

  13. #40
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    NGÂM THƠ NÊN VỢ THÀNH CHỒNG
    BẠCH THU LUYỆN

    *
    * *
    Tiêm ảnh đồng đồng hạm ngoại qua
    Mỹ nhân tiềm khởi thính ngâm nga
    Sở Vương giang thủy kham vi mệnh
    Vương kiến la y bất cập tha



    Thành Trực Lệ, tỉnh Hồ Bắc, có nhà buôn họ Mộ, tên Tiểu Hoàn, có vợ, và một trai, tên Thiềm Cung. Khi Thiềm Cung lên 6, Mộ ông thấy con thông minh, ham học thì mừng lắm. Tuy nhiên, thấy con chỉ ưa đọc sách, thích viết văn, chẳng giúp mình được điều chi trong công việc buôn bán, Mộ ông lại nghĩ con chỉ làm những chuyện viển vông. Vì thế, năm Thiềm Cung 16, Mộ ông bắt phải nghỉ học, đi theo mình để học nghề buôn. Thế nhưng, khi phải đi theo cha, Thiềm Cung vẫn đem theo nhiều sách, để khi rảnh rỗi thì lấy ra đọc.


    Thiềm Cung vẫn đem theo nhiều sách, để khi rảnh rỗi thì lấy ra đọc.

    Năm sau, một hôm đầu tháng giêng, Mộ ông bắt Thiềm Cung theo mình xuống miền nam buôn hàng. Mộ ông tự lái thuyền trên hồ Động Đình, từ Trực Lệ xuống thủ phủ Vũ Xương. Tới nơi, Mộ ông đậu thuyền ở bến, lên lữ quán thuê phòng, rồi dắt con đi buôn hàng về, cất trong phòng. Sau đó, Mộ ông ở lại Vũ Xương mười ngày để đi thăm bạn bè. Một tối, thấy cha đi vắng, Thiềm Cung lấy sách thơ ra ngâm, âm thanh sang sảng. Bỗng thấy ở ngoài cửa sổ có bóng người, Thiềm Cung đoán là một kẻ ưa thích thi ca đang rình nghe lén. Cho là chuyện thường tình, Thiềm Cung chẳng lưu tâm, rồi quên đi. Tối hôm rằm tháng giêng, nghe cha nói sẽ đi dự dạ tiệc, đến khuya mới về, Thiềm Cung lại lấy sách thơ ra ngâm. Bỗng thấy ở ngoài cửa sổ, dưới ánh trăng, có bóng người, Thiềm Cung vội chạy ra coi thì thấy đó là một nữ lang trẻ đẹp, tuổi chừng 15, 16, nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành. Nhìn thấy Thiềm Cung, nữ lang bỏ chạy. Sau mười ngày, Mộ ông bảo Thiềm Cung phụ mình chuyển hàng xuống thuyền để hôm sau về Trực Lệ. Tối ấy, khi Mộ ông lên bờ đi dạo thì có một bà lão xuống thuyền, vào khoang nói với Thiềm Cung:"Tú tài giết chết con gái lão thân rồi!" Kinh ngạc quá, Thiềm Cung hỏi:"Lão bà họ chi?" Bà lão đáp:"Họ Bạch!" Hỏi:"Lệnh ái tên chi?" Đáp:"Tên Thu Luyện!" Hỏi:"Tiểu sinh giết chết lệnh ái hồi nào?" Đáp:"Thị chưa chết nhưng bị thương nặng ! Được lão thân cho đi học, thị cûng biết chút chữ nghĩa. Mấy hôm nay, thấy thị bị bệnh nặng, lão thân gặng hỏi thì thị đáp là vì tương tư tú tài mà thành bệnh!" Thiềm Cung cãi: "Lệnh ái đã gặp tiểu sinh bao giờ đâu mà nói chuyện tương tư?" Bạch bà đáp:"Tuy chưa gặp mặt nhưng thị đã nghe thấy tiếng ngâm thơ của tú tài nên thị đã bỏ ăn bỏ ngủ!" Nghe Bạch bà đáp, Thiềm Cung mới biết Thu Luyện, con gái Bạch bà, chính là nữ lang đã lén nghe mình ngâm thơ tối hôm rằm tháng giêng.

    Thiềm Cung nói:"Chuyện này đâu phải lỗi tại tiểu sinh! Bây giờ lão bà muốn tiểu sinh phải làm gì?" Bạch bà đáp:"Bây giờ tú tài phải cưới thị làm vợ!" Thiềm Cung nói:"Được lão bà gả lệnh ái cho, tiểu sinh hân hạnh lắm, nhưng chẳng dám tự quyết vì gia phụ nghiêm khắc lắm!" Bạch bà nói:"Không được! Phải thề với lão thân là sẽ cưới thị rồi trình với lệnh nghiêm sau!" Thiềm Cung đáp:"Tiểu sinh chẳng dám tự chuyên mà thề như thế!" Bạch bà bèn dọa:"Biết bao kẻ đã yêu thương thị, nhờ người tới nhà lão thân xin cưới mà đều bị từ chối! Nay tú tài được chính lão thân tìm tới gả khp6ng con gái cho mà còn ngập ngừng, khiến lão thân cảm thấy bị nhục! Đã thế, lão thân sẽ làm cho cha con tú tài chẳng chở hàng về Trực Lệ được!" Nói xong, Bạch bà bỏ đi.

    Lát sau, khi thấy cha đi dạo về, Thiềm Cung bèn thuật lại chuyện Bạch bà xuống thuyền bắt mình phải cưới con gái bà làm vợ, rồi xin cha cho phép mình lấy Thu Luyện. Nghe xong, Mộ ông gạt đi, nói:"Một làVũ Xương ở xa quê mình! Hai là con gái mới 15, 16 mà đã nôn nóng đòi lấy chồng thì chẳng phải là con nhà gia giáo!" Nói xong, Mộ ông phá ra cười. Đêm ấy, ở chỗ Mộ ông đậu thuyền, nước sâu ngập mái chèo, bỗng nhiên có cát ùn ùn đẩy thuyền lên cao, khiến thuyền bị mắc cạn. Thông thường, ởVũ Xương có nhiều nhà buôn tích trữ hàng trên thuyền cả năm. Năm sau, khi hàng ở các nơi chưa kịp chở tới, họ đem hàng tích trữ ra bán với giá cao, kiếm được rất nhiều lời. Vì thế, sáng ra, khi thấy thuyền mình bị mắc cạn, Mộ ông cûng chẳng lo, chỉ bảo Thiềm Cung ở lại coi thuyền, để mình về Trực Lệ. Được ở lại Vũ Xương có một mình, Thiềm Cung mừng lắm, nhưng cứ ấm ức về việc quên không hỏi nơi cư ngụ của Bạch bà.

    Sẩm tối hôm ấy, bỗng Thiềm Cung thấy Bạch bà cùng một tì nữ dìu một nữ lang xuống thuyền mình. Thấy nữ lang là Thu Luyện, Thiềm Cung mừng lắm. Bạch bà dìu Thu Luyện vào khoang, đặt lên giường cởi áo cho con rồi nói với Thiềm Cung;"Con gái lão thân bị bệnh nặng! Tú tài liệu mà săn sóc thị, chớ có lơ là như người dưng nước lã!" Rồi Bạch bà dẫn tì nữ lên bờ mà đi.

    Vừa mừng vừa sợ, Thiềm Cung vội đi thắp đèn, đem lại giường coi. Thấy Thu Luyện nằm thiêm thiếp trên giường, Thiềm Cung hỏi:"Sao nàng bị bệnh nặng thế này?" Thu Luyện chỉ nhếch mép mỉm cười. Thấy Thiềm Cung cứ gặng hỏi mãi Thu Luyện mới cố gắng thều thào mà đáp:"Thiếp có thể mượn một câu thơ cổ để trả lời chàng!» Hỏi:"Câu nào?" Đáp:"Câu: Tiều tuỵ vì ai, thẹn với ai (Vị lang tiều tuỵ, khước tu lang)! Bây giò, xin chàng ngâm cho thiếp nghe bài thơ La Y Diệp Diệp của Vương Kiến ba lần thì tự nhiên là thiếp sẽ khỏi!" Nghe Thu Luyện yêu cầu như thế, Thiềm Cung bèn cất giọng ngâm bài La Y Diệp Diệp. Mới nghe xong hai lần, Thu Luyện đã ngồi nhỏm dậy, mặc áo mà nói:"Thiếp khỏi rồi!" Thiềm Cung tiếp tục ngâm lần thứ ba. Nghe xong, Thu Luyện nói:"Thiếp thấy cơ thể cũng như tinh thần thiếp đã hoàn toàn bình phục!" Mừng quá, Thiềm Cung bèn tắt đèn, lên giường nằm với Thu Luyện.


    Sớm hôm sau, Thu Luyện trang điểm, rồi nói với Thiềm Cung:"Mẹ thiếp sắp tới!" Lát sau, quả nhiên Bạch bà tới. Thấy con gái đã bình phục, đang ngồi trang điểm, Bạch bà nói:"Bây giờ đã khỏi bệnh rồi thì về với mẹ!" Thu Luyện cúi đầu chẳng đáp. Thấy thế, Bạch bà nói:"Thích ở lại với chồng thì cứ ở lại, nhưng phải lo lấy thân chứ mẹ chẳng lo cho được nữa đâu!" Rồi Bạch bà ra về. Chợt nhớ ra điều mình cần biết, ThiềmCung hỏi:"Nhà nàng ở đâu?" Thu Luyện đáp:"Chàng với thiếp chẳng qua chỉ là bạn bèo nước gặp nhau, chắc gì đã lấy được nhau mà cần phải hỏi nhà cửa?" Nghe thấy thế, Thiềm Cung chẳng hỏi chi thêm. Tuy nhiên, vì hai người đã yêu nhau thắm thiết, nên Thu Luyện ở hẳn lại vói ThiềmCung.

    Năm sau, một đêm cuối tháng gêng, hai người đang ngủ, bỗng Thu Luyện vùng dậy thắp đèn, đến giá sách của Thiềm Cung, lấy ra một cuốn thơ, đem ra bàn ngồi bói. Bói được bài Giang Nam Khúc của Lý Ích:

    Giá đắc Cù Đường cổ
    Triêu triêu ngộ thiểm kỉ
    Tảo tri trào hữu tín
    Giá dữ lộng trào nhi!
    (Lấy được nhà buôn giàu
    Nhưng lỗi ước như Cuội
    Biết thuyền chài giữ lời
    Thà lấy quách thuyền chài!)

    Thu Luyện ngồi khóc rấm rứt. Thấy lạ, Thiềm Cung nhỏm dậy, hỏi:"Sao nàng khóc?" Thu Luyện đáp:"Vì thiếp vừa bói một quẻ xem hôn sự của chúng mình ra sao thì trúng ngay bài Giang Nam Khúc của Lý Ích, xem ra là điềm chẳng lành !" Thiềm Cung an ủi:"Câu đầu là Giá đắc Cù Đường cổ (Lấy được nhà buôn giàu) là điềm lành chứ sao nàng lại nói là "chẳng lành ?" Nghe thấy thế, Thu Luyện mới hơi vui lên được một chút.

    Lát sau, Thu Luyện đứng dậy, nói:"Ngày mai cha chàng sẽ tới đây!" Thiềm Cung hỏi:"Sao nàng biết?" Đáp:"Vì thiếp vừa gieo quẻ! Vậy hôm nay thiếp xin tạm biệt!" Rưng rưng nước mắt, Thiềm Cung cầm tay Thu Luyện, hỏi:"Nếu cha ta bằng lòng cho chúng mình kết hôn thì ta phải làm thế nào để báo tin cho nàng biết?" Thu Luyện đáp:"Thiếp có tai mắt thường xuyên ở quanh đây! Cha chàng có bằng lòng hay không thì thiếp cũng sẽ biết ngay, khỏi phiền chàng phải báo tin!" Thiềm Cung nói:"Để ta tiễn nàng lên bờ!" Thu Luyện gạt đi, nói:" Đừng! Càng quyến luyến thì càng khổ!" rồi bước lên bờ mà đi.

    Hôm sau, quả nhiên Mộ ông tới Vũ Xương. Nghe con thuật chuyện Thu Luyện, Mộ ông mắng chửi thậm tệ:"Thị chỉ là một kỹ nữ chuyên dụ khách mà thôi! Mi cho thị xuống thuyền thì chắc là thị đã lấy cắp mất nhiều món hàng của ta rồi!" Thế nhưng, sau khi đi kiểm soát lại, thấy hàng vẫn còn nguyên, Mộ ông mới ngưng mắng chửi con.

    Một tối, khi Mộ ông đi vắng, Thu Luyện lại xuống thuyền gặp Thiềm Cung. Hai người chỉ nhìn nhau buồn bã. Chợt Thu Luyện nói:"Ở đời, chuyện gì cûng có số mệnh! Bây giờ chúng mình chưa tính được chuyện xa thì hãy tính chuyện gần! Vì cha chàng phải đem hàng tích trữ đi bán trong hai tháng mới hết, nên ít nhất chúng mình còn được gặp nhau hai tháng nữa! Còn sau đó ra sao thì chịu, chẳng sao đoán được!" Rồi cùng nói chuyện nhớ thương. Trước khi từ biệt, Thu Luyện nói:"Khi nào chàng muốn gặp thiếp thì chàng chỉ cần cất tiếng ngâm thơ là thiếp sẽ tới!" Từ đó, mỗi khi thấy cha đi vắng, Thiềm Cung lại cất tiếng ngâm thơ. Quả nhiên, Thu Luyện lại tới. Đúng như lời Thu Luyện nói, Mộ ông phải bán hàng tích trữ từ đầu tháng ba đến cuối tháng tư mới hết.

    Còn Nữa...
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •