Trang 6/8 ĐầuĐầu ... 45678 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 51 tới 60 của 72

Chủ đề: Tạp Lục Truyện (Quỷ thần - Ma mãnh truyện) !

  1. #51
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    CÁI TIÊN


    Ca vũ viên lâm các tận hoan

    Lệ nhân hốt tác dạ xoa khan

    Nhược phi suy giải đương thời ý

    Linh quật hà lai đoạt mệnh đan

    TIÊN ĂN MÀY CỨU THẦY THUỐC

    Làng Quảng Lý, huyện Kim Thành, tỉnh Cam Túc, có công tử Cao Ngọc Thành, dòng dõi vọng tộc, gia tư phú túc, giỏi nghề châm cứu. Ngọc Thành có vợ, họ Hạ, và một trai, một gái. Đối với bệnh nhân, Ngọc Thành không hề phân biệt giàu nghèo. Ai có bệnh tới nhờ châm cứu, Ngọc Thành cũng niềm nở tiếp đãi, tận tình chữa trị.

    Mùa hè năm ấy, một hôm, ở Quảng Lý, mới xuất hiện một kẻ ăn mày, không rõ từ đâu tới, nằm rên ở bên đường. Thấy kẻ ấy ghẻ lở cùng mình, ung nhọt đầy đùi, máu mủ tanh hôi, hầu hết dân làng đều lảng tránh, chỉ có vài ba người đem cơm nước tới cho. Mấy hôm trước, nhân có việc phải đi xa, Ngọc Thành dẫn một đám gia nhân cùng đi. Hôm về, nhìn thấy kẻ ăn mày ấy nằm rên ở bên đường, Ngọc Thành liền sai đám gia nhân dắt về nhà, cho ở trong phòng khách thuộc dãy nhà ngang. Vì sợ khách tanh hôi, đám gia nhân đều lảng tránh, chỉ có vài ba kẻ hiếu kỳ, lấy tay bịt mũi, tới gần để coi. Lát sau, Ngọc Thành lấy đồ nghề châm cứu đem xuống nhà ngang thăm khách thì thấy khách đang nằm rên ở trên giường. Ngọc Thành hỏi:"Khách tên chi?" Khách vội ngưng rên mà đáp:"Bản nhân tên Trần Cửu!" Ngọc Thành nói: "Bây giờ bản nhân vào đây để chữa bệnh cho khách!" Trần Cửu nói:"Đa tạ công tử! Vừa rồi, bản nhân đã được công tử cho theo về đây cư ngụ, bây giờ lại được công tử vào đây chữa bệnh cho, bản nhân không có chi để báo đáp, chỉ biết xin công tử nhận cho lời tri ân!" Ngọc Thành nói:"Bản nhân thích có dịp được làm phước cho người! Nay có dịp được làm phước cho khách, bản nhân thấy sung sướng rồi, khách không cần phải cám ơn!" Trần Cửu đáp:"Bản nhân sống được là nhờ ân đức của công tử nên bản nhân có bổn phận phải cám ơn!" Ngọc Thành không nói chi.

    Châm cứu cho khách xong, Ngọc Thành ra dặn một gia nhân, tên Khánh Hà, hàng ngày phải đem 3 bữa cơm vào phòng cho khách. Hôm sau, khi Khánh Hà đem cơm vào, Trần Cửu nói:"Cơm này nấu bằng gạo thô, ăn dở lắm! Lần sau, phải dùng gạo thơm mà nấu cơm cho ta!" Giận quá, Khánh Hà lên mách chủ. Ngọc Thành nói:"Thì lấy gạo thơm mà nấu cơm cho khách!" Ba hôm sau, khi Khánh Hà đem cơm vào, Trần Cửu lại nói:"Lần sau, phải đem theo canh để ta d*ễ nuốt và đem theo bánh để ta tráng miệng!" Giận quá, Khánh Hà quát:"Ngươi gặp chủ ta là người nhân đức, không thì ngươi chết từ lâu rồi! Đi ăn mày mà đòi xôi gấc!" Nghe tiếng quát, Ngọc Thành gọi Khánh Hà lên hỏi chuyện. Nghe Khánh Hà trình bày, Ngọc Thành nói:"Thì đem canh với bánh vào cho khách!" Tuy giận khách, nhưng Khánh Hà vẫn tuân lời chủ.


    Tuần sau, khi Khánh Hà đem cơm vào, Trần Cửu lại nói:"Lần sau, phải đem theo thịt với rượu để ta nhắm!" Giận quá, Khánh Hà không thèm đáp lời, chạy lên nhà trên mách chủ. Nhìn thấy Khánh Hà, Ngọc Thành hỏi:"Thế nào? Khách đã đỡ chưa?" Khánh Hà đáp:"Thưa công tử, y khỏi hẳn rồi, chứ không phải là chỉ đỡ mà thôi!" Hỏi:"Sao ngươi biết?" Đáp:"Vì các ung nhọt của y đều đã đóng vẩy mà vẩy cũng đã rụng gần hết!" Hỏi:"Khách còn rên không?" Đáp:"Y vẫn còn rên!" Ngọc Thành nói:"Nếu vẫn còn rên thì chưa khỏi hẳn!" Khánh Hà cãi:"Y khỏi hẳn rồi, nhưng vẫn giả vờ rên để mong được công tử cho ở lại ăn bám!" Hỏi:"Ngươi thấy khách là người thế nào?" Đáp:"Y là kẻ tham lam! Nằm ăn xin ở dọc đường, sắp chết đói thì được công tử thương hại, đem về đây nuôi. Cho ăn cơm thì chê là cơm gạo thô. Cho ăn cơm gạo thơm thì lại đòi ăn canh với bánh! Cho ăn canh với bánh thì lại đòi ăn thịt uống rượu! Công tử cứ để cho tiểu nhân quẳng y ra chỗ cũ ở bên đường là xong!" Ngọc Thành nói:"Nếu chỉ đòi thịt với rượu thôi thì cũng chẳng phải là kẻ tham lam! Ngươi cứ đem tiền ra chợ mà mua thịt với rượu cho khách!" Khánh Hà tức lắm, chỉ giả vờ vâng dạ, chứ không tuân lời, rồi xuống bếp thuật chuyện cho chúng bạn nghe. Chúng bạn đều gật gù, cho rằng chủ mình là kẻ điên rồ.

    Hôm sau, khi xuống nhà ngang thăm khách, Ngọc Thành hỏi:"Khách đã đỡ chưa?" Trần Cửu khập khi*ễng đứng dậy mà đáp:"Đa tạ công tử! Bản nhân đỡ rồi! Nhờ ơn sâu của công tử mà kẻ chết đã được sống lại, bộ xương khô đã được mọc thịt!" Hỏi:"Khách có cần chi không?" Đáp:"Thưa có!" Hỏi:"Cần chi?" Đáp:"Vì mới ốm dậy nên bản nhân thấy thèm thịt với rượu!" Nghe khách nói, Ngọc Thành biết Khánh Hà ghét khách, không tuân lời mình, nên gọi vào trách mắng rồi bắt đi lấy thịt với rượu đem vào. Tuy ngoài mặt, Khánh Hà tuân lời chủ, nhưng trong lòng, Khánh Hà căm hận khách vô cùng.

    Đêm ấy, chờ mọi người ngủ say, Khánh Hà châm lửa đốt căn phòng Trần Cửu đang ngủ. Chờ cho ngọn lửa lên cao, Khánh Hà mới tri hô:"Cháy! Cháy!" Nghe tiếng tri hô, cả nhà thức giấc, chạy ra sân coi. Ngọc Thành vội đốc thúc gia nhân lấy nước chữa cháy. Trong khi gia nhân ra sức tưới nước, Ngọc Thành cứ thở dài mà than:"Cháy lớn thế này thì chắc ông khách chết rồi!" Khi ngọn lửa tắt, ai cũng nghĩ chắc xác Trần Cửu đã bị cháy thành than. Thế nhưng, đột nhiên mọi người cùng nghe thấy có tiếng ngáy trong đống tro bốc khói. Đưa mắt nhìn, mọi người đều kinh ngạc vì thấy khách vẫn còn sống, đang nằm ngủ ngon lành. Ngọc Thành liền lên tiếng gọi:"Trần quân!" Nghe tiếng gọi, Trần Cửu vươn vai ngồi dậy, đưa mắt nhìn quanh. Thấy Ngọc Thành, Trần Cửu hỏi:"Công tử đó ư? Phòng ốc nhà cửa biến đâu mất cả rồi?" Ngọc Thành đáp: "Cháy cả rồi!" Trần Cửu liền co chân nhảy vọt ra khỏi đống tro, nhẹ nhàng đáp xuống cạnh Ngọc Thành. Ngọc Thành bèn dắt Trần Cửu lên phòng khách thuộc dãy nhà trên, sai gia nhân đi lấy y phục mới cho Trần Cửu. Lúc đó, mọi người mới thấy Trần Cửu không phải là kẻ ăn mày tầm thường mà là một kỳ nhân. Nể trọng Trần Cửu, Ngọc Thành gọi Trần Cửu bằng tiên sinh. Tuần sau, Trần Cửu bình phục, diện mạo sáng sủa hẳn lên, ngôn ngữ phảng phất phong cách đạo gia.


    Một hôm, Ngọc Thành hỏi Trần Cửu:"Tiên sinh có biết đánh cờ không?" Trần Cửu đáp:"Bản nhân cũng biết vài ba nước!" Ngọc Thành bèn mời Trần Cửu đánh cờ. Trần Cửu nhận lời. Đánh ba ván, Ngọc Thành thua cả ba. Phục tài cao cờ của Trần Cửu, Ngọc Thành xin được học những nước thần diệu. Trần Cửu vui vẻ chỉ dẫn.

    Một hôm, có quý khách xa tới thăm, Ngọc Thành mở tiệc khoản đãi, mời Trần Cửu cùng dự. Khách xa đề nghị gieo xúc xắc để lấy số làm tửu lệnh. Ngọc Thành tán đồng. Trần Cửu bèn xin được gieo thay Ngọc Thành. Ngọc Thành thuận ý. Thấy Trần Cửu luôn luôn gieo được số mình mong uớc, Ngọc Thành kinh ngạc lắm. Khi khách cáo biệt, Ngọc Thành xin Trần Cửu chỉ cho mình cách gieo xúc xắc để được số như ý. Trần Cửu chỉ cười, ngụ ý chối từ.

    Cuối năm ấy, tới mùa đông, tiết trời lạnh lắm. Một hôm, chợt nghĩ rằng Trần Cửu đã ở lì tại nhà mình đến quá nửa năm mà không đả động chi tới chuyện cáo biệt, Ngọc Thành bắt đầu cảm thấy chán ngán, bực bội, thầm chê khách là kẻ chẳng biết điều. Thế nhưng, chiều hôm sau, đang lúc ngồi đàm đạo ở phòng khách, Ngọc Thành toan nói bóng gió về việc ấy thì đột nhiên Trần Cửu đã lên tiếng trước: "Khuya nay, bản nhân xin cáo biệt!" Tuy mừng thầm trong bụng, nhưng ngoài mặt, Ngọc Thành vẫn nói:"Chúng ta đang tương đắc, sao tiên sinh lại bỏ đi?" Trần Cửu đáp:"Vì bản nhân ở đây đã quá lâu, làm phiền công tử đã quá nhiều! Tuy nhiên, vì công tử đã ban cho bản nhân quá nhiều ân huệ nên trước khi cáo biệt, bản nhân muốn mời công tử dự một bữa tiệc, mong được công tử nhận lời!" Ngọc Thành nói:"Tiên sinh không có tiền thì lấy chi mà đãi tiệc? Bản nhân không nhận lời đâu!" Trần Cửu nói:"Một bữa tiệc thì có là bao? Xin công tử cứ nhận lời cho!" Ngọc Thành lưỡng lự hồi lâu rồi gật đầu mà nói:"Tiên sinh đã nói thế thì bản nhân phải nhận lời vậy! Tuy nhiên, xin tiên sinh cho biết là tiệc đặt ở đâu?" Trần Cửu đáp:"Ở cái chòi trong vườn sau nhà này!" Ngọc Thành nói:"Bây giờ đang giữa mùa đông, không khí trong chòi lạnh lắm!" Trần Cửu đáp:"Không lạnh đâu! Nếu công tử không tin, xin theo bản nhân ra đó coi!" Nói xong, Trần Cửu đứng dậy, mời Ngọc Thành đi theo mình.

    Ra tới vườn sau, Ngọc Thành sửng sốt vì thấy thời tiết trong vườn ấm áp lạ thường, không khác chi thời tiết tháng ba. Vào chòi, Ngọc Thành thấy không khí còn ấm áp hơn. Đưa mắt nhìn quanh, Ngọc Thành thấy chòi đã biến thành một phòng khách rộng rãi, giữa có bày một bộ bàn ghế sang trọng, nạm hồng ngọc với mã não. Ở góc phía đông, có một chậu sứ đặt trên giá sành, trong trồng cây lớn, cành lá xum xuê, có đàn chim lạ đang đua nhau hót. Ở góc phía bắc, có bình pha lê trên giá cẩm thạch, trong trồng cây mai, cành trắng như tuyết, có đàn chim nhỏ đang nhảy tung tăng. Thấy lạ, Ngọc Thành bèn tiến tới chỗ cây mai, nắm thân cây mà rung, thử xem cảnh vật trước mắt là thực hay ảo. Đột nhiên, Ngọc Thành thấy hoa vàng nở rộ trên cành, chim trắng bay vọt lên cao rồi sà xuống đậu trên vai mình. Đưa tay bắt chim, thấy tay mình quơ vào khoảng không, rồi hoa vàng rụng lả tả, Ngọc Thành sững sờ kinh ngạc. Trần Cửu chỉ đứng nhìn mà mỉm cười rồi mời Ngọc Thành ra bàn ngồi.

    Ở góc phía tây, Ngọc Thành thấy một chim yểng đậu trên giá gỗ, cất tiếng ra lệnh:"Dâng trà!" Tức thì, một chim phượng lông đỏ, mỏ ngậm khay trà, trên có hai chiếc chén pha lê, đựng trà thơm nghi ngút, từ bên ngoài bay vào, đậu ở cạnh bàn, nhả khay lên bàn. Trần Cửu khẽ đưa tay mời Ngọc Thành dùng trà. Hai người cùng nhâm nhi. Lát sau, thấy Trần Cửu đặt chén lên khay, Ngọc Thành cũng bắt chước. Chim phượng lại ngậm khay, vỗ cánh bay đi.

    Còn nữa...
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  2. #52
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    TIÊN ĂN MÀY CỨU THẦY THUỐC


    Tiếp...

    Chim yểng cất tiếng ra lệnh:"Dâng rượu!" Tức thì, một chim loan lông xanh, mỏ ngậm bình rượu, một chim hạc lông vàng, mỏ ngậm hai chén, từ bên ngoài bay vào, đậu ở cạnh bàn, nhả bình với chén lên bàn. Chim yểng cất tiếng ra lệnh:"Dâng thức ăn!" Tức thì, một đàn chim, lông đủ màu sắc, mỏ ngậm các đĩa sơn hào hải vị, từ bên ngoài bay vào, đậu ở cạnh bàn, nhả đĩa lên bàn. Trong khoảnh khắc, bàn tiệc đã được bày xong. Thức ăn và rượu toàn là những phẩm vật khác thường, hương thơm ngào ngạt, la liệt đầy bàn. Trần Cửu rót rượu mời Ngọc Thành. Thấy Ngọc Thành uống rượu rất hào, Trần Cửu nói:"Không dè công tử lại có tửu lượng cao đến mức này! Vậy ta nên dùng chén lớn!". Nghe Trần Cửu nói, lập tức chim yểng ra lệnh:"Dâng chén lớn!" Tức thì, một bướm to bằng chim ưng, cặp cánh ẻo lả, vằn hoa di*ễm lệ, từ ngoài bay vào, liệng quanh bàn tiệc trông rất đẹp mắt. Ngọc Thành cất tiếng khen:"Bướm đẹp quá!" Nghe Ngọc Thành khen, Trần Cửu mỉm cười mà ra lệnh:"Mời rượu!" Tức thì, bướm vọt lên cao, rồi sà xuống sàn, biến thành giai nhân, xiêm y lòa xòa, bưng chén rượu lớn, tiến tới gần bàn mà dâng Ngọc Thành. Trần Cửu ra lệnh:"Trình diễn vũ điệu giai nhân trợ hứng!" Tức thì, giai nhân múa khúc nghê thường, chân dời khỏi sàn, thân lướt lên cao, đầu cúi xuống chân. Rồi đột nhiên, giai nhân lắc mình đứng thẳng, cất tiếng ca vang, chân vẫn lửng lơ, chẳng chạm mặt sàn. Khi dứt khúc ca, Ngọc Thành thấy dường như dư âm vẫn còn văng vẳng bên tai, từ mái nhà vọng xuống.

    Mê mẩn tâm thần, Ngọc Thành đứng dậy, tiến sát giai nhân, nắm hờ vai áo, dìu nhẹ tới bàn, mời ngồi đàm đạo. Chẳng dám ngồi ngay, giai nhân đưa mắt lén nhìn Trần Cửu. Trần Cửu mỉm cười mà nói:"Thì cứ ngồi xuống, đàm đạo với khách!" Rồi Trần Cửu tự tay rót rượu, ban cho giai nhân. Khi rượu ngà ngà, ý tâm dao động, Ngọc Thành đứng dậy, tới bồng giai nhân. Tức thì, giai nhân biến thành quỷ sứ, răng nhọn mắt lồi, da đen thịt lõm, cực ác cùng hung. Kinh hãi quá, Ngọc Thành vội buông rơi quỷ. Bị rớt xuống sàn, quỷ vội đứng lên, dựa vào thành bàn, thân run bần bật. Trần Cửu liền bước tới gần, lấy đũa đập vào mõm quỷ mà hô:"Biến!" Tức thì, quỷ biến thành bướm, lập lững bay đi. Thấy giai nhân đã biến mất, Ngọc Thành xin cáo biệt. Trần Cửu liền ti*ễn Ngọc Thành ra sân. Ra tới ngoài sân, Ngọc Thành lảo đảo, vì uống quá nhiều. Ngoảnh đầu nhìn lại, chỉ thấy chòi cũ, Ngọc Thành càng kinh. Ngửng đầu nhìn trời, thấy trăng vằng vặc, Ngọc Thành hỏi đùa:"Đêm nay trăng sáng, phải chăng tiên sinh đã sai chim chóc lên nhà tiên sinh, đem rượu thịt xuống?" Trần Cửu gật đầu mà đáp:"Thưa phải!" Kinh ngạc quá, Ngọc Thành hỏi: "Thực sự là tiên sinh cư ngụ ở trên trời hay sao?" Trần Cửu gật đầu mà đáp:"Thưa đúng thế!" Càng kinh ngạc, Ngọc Thành hỏi:"Vậy tiên sinh có thể đưa bản nhân lên thăm nhà tiên sinh một lần được chăng?" Trần Cửu gật đầu mà đáp:"Thưa được!" rồi nắm tay Ngọc Thành mà dắt đi. Đột nhiên, Ngọc Thành cảm thấy chân dời mặt đất, thân vút lên cao, lơ lửng trong mây. Lát sau, Trần Cửu kéo Ngọc Thành sà xuống một vùng đất lạ. Đảo mắt nhìn quanh, Ngọc Thành thấy một biệt thự rộng lớn, xây cất bên trong một hàng rào cây, có cái cổng to, tròn như miệng giếng. Trần Cửu nói:"Đây là tệ xá!" rồi dắt Ngọc Thành qua cổng. Vào trong, tuy giữa ban đêm, Ngọc Thành vẫn nhìn thấy rõ biệt thự như giữa ban ngày. Trần Cửu dẫn Ngọc Thành đi theo một dải đường lát đá xanh, sạch sẽ trơn tru, mịn tựa lông chim. Chợt thấy bên đường có cổ thụ cao, cành lá xum xuê, hoa màu đỏ thắm, trông tựa hoa sen, chi chít đầy cành, Ngọc Thành không biết cổ thụ tên chi. Chợt thấy ở gốc cổ thụ có một hồ sen, nước xanh trong vắt, có một nữ lang, di*ễm lệ vô song, đang ngồi giặt áo, tay đập chiếc chày lên một áo hồng đặt trên tảng đá, Ngọc Thành bất giác dừng chân đứng nhìn, quên bẵng Trần Cửu.


    Thấy khách lạ nhìn mình chằm chặp, nữ lang nổi giận mà nói:"Cái anh chàng điên khùng này! Quê quán ở đâu mà dám lên đây nhìn ta như thế?" Rồi nữ lang cầm chiếc chày giặt mà ném Ngọc Thành. Bị chày trúng lưng, Ngọc Thành tỉnh rượu, cảm thấy ngượng ngùng, mồ hôi đẫm áo. Lúc đó, Trần Cửu mới lững thững tiến tới gần Ngọc Thành, lẳng lặng nắm lấy tay Ngọc Thành mà dắt ngược ra cổng. Dọc đường, Trần Cửu nói:"Còn nhiều tà niệm lắm, chẳng thể ở trên này lâu được!" rồi dắt Ngọc Thành ra ngoài. Chợt thấy ở dưới chân mình có một đám mây trắng hiện ra, Ngọc Thành hỏi: "Bây giờ tiên sinh định đưa bản nhân đi đâu?" Trần Cửu đáp:"Trở về nhân thế!" Hỏi:"Tiên sinh có đi với bản nhân không?" Đáp:"Thưa không! Chỗ này là nơi vĩnh biệt!" Hỏi:"Tiên sinh có điều chi dặn lại bản nhân không?" Đáp:"Thưa có!" Hỏi: "Điều chi?" Đáp:"Thọ mệnh sắp hết!" Kinh hãi quá, Ngọc Thành hỏi:"Có cách chi kéo dài được thọ mệnh không?" Trần Cửu gật đầu mà đáp:"Thưa có!" Hỏi:"Cách chi?" Đáp:"Bỏ nhà, vào núi Tây Sơn mà tạm ẩn mình!" Hỏi:"Bao giờ thì phải vào núi?" Đáp:"Ngày mai! Nếu chần chừ thì không sao tránh khỏi cái chết!" Ngọc Thành toan lên tiếng hỏi tiếp thì chợt nhận ra là Trần Cửu đã biến mất. Đột nhiên, đám mây dưới chân Ngọc Thành cứ hạ thấp dần.

    Lát sau, Ngọc Thành thấy mình đang đứng giữa vườn sau nhà mình. Đưa mắt nhìn quanh, dưới nắng ban mai, Ngọc Thành thấy cái chòi cũ trong vườn đã xiêu vẹo, cảnh vật trong vườn đã khác hẳn hôm qua! Lững thững bước vào nhà, thấy vợ con vừa ngủ dậy, Ngọc Thành hỏi:"Ta mới đi vắng có một đêm mà sao cái chòi trong vườn sau đã xiêu vẹo như thế?" Hạ thị đáp:"Chàng đi đã được một năm rồi, chứ đâu có phải là một đêm!" Ngọc Thành bèn thuật chuyện Trần Cửu cho nghe. Mọi người đều kinh ngạc. Hạ thị bèn vạch lưng chồng ra coi chỗ bị chày ném trúng thì thấy ở chỗ ấy, da lưng đỏ tựa gấm, tỏa hương thơm lạ kỳ. Sáng sau, theo lời dặn của Trần Cửu, Ngọc Thành lấy gạo cho vào ruột tượng, quấn quanh lưng làm lương thực, khoác bọc áo quần, lên đường vào núi Tây Sơn.

    Sáng sau, tới nơi, thấy mây mù dày đặc, không nhìn rõ đường đi, Ngọc Thành cứ bước bừa trên bãi cỏ hoang để tiến tới chân núi. Đột nhiên, Ngọc Thành xảy chân, rớt xuống vực thẳm, nhưng may mắn là không hề hấn chi. Định thần hồi lâu, quay đầu nhìn lại, Ngọc Thành chỉ thấy mây mù dày đặc, bèn buột miệng than: "Rớt xuống vực thẳm này thì làm sao mà sống? Ông tiên họ Trần bảo ta vào đây để tránh cái chết mà rút cục cũng không tránh được!" Than xong, Ngọc Thành ngồi bệt xuống đất mà thở. Lát sau, khi mây mù đã tan, Ngọc Thành thấy mình đang ngồi trước một cửa động dưới vực thẳm. Đưa mắt nhìn vào, thấy có ánh sáng le lói ở cuối đường hầm, Ngọc Thành bèn đứng dậy, uể oải bước vào trong. Tới nơi có ánh sáng, Ngọc Thành thấy một quang cảnh cực kỳ khác lạ. Đảo mắt nhìn quanh, Ngọc Thành chợt thấy trên một tảng đá bằng phẳng, có hai ông lão, một ông áo trắng, một ông áo vàng, đang ngồi đấu cờ. Tuy biết có khách nhưng hai ông lão cũng không hỏi chi, chỉ đưa mắt nhìn, rồi tiếp tục đấu cờ. Thấy thế, Ngọc Thành cũng lẳng lặng ngồi xuống cạnh mà coi cuộc cờ. Đấu cờ suốt đêm, sáng sau tan cuộc, ông lão áo trắng nhìn Ngọc Thành mà hỏi:"Làm thế nào mà cư sĩ tới được chốn này?" Ngọc Thành đáp:"Vào núi có việc, chẳng may bị lạc, xảy chân rớt xuống chốn này!" Ông lão áo vàng nói:"Chốn này chẳng phải là nơi trần thế! Cư sĩ không nên ở lại đây lâu! Hãy đi theo lão, sẽ biết đường về!" Rồi hai ông lão vẫy Ngọc Thành theo mình ra cửa động. Tới chỗ bị rớt xuống vực hôm qua, tự nhiên Ngọc Thành thấy một đám mây hiện ra ở dưới chân mình, rồi cứ từ từ nâng mình lên cao. Lên quá mặt đất, đám mây lại từ từ hạ xuống bãi cỏ hoang ở chân núi. Nhìn quanh, thấy lá cây ở chân núi đang đổi sang màu vàng, rơi rụng khắp nơi, đúng là tiết cuối thu, Ngọc Thành kinh ngạc lắm, nên thầm nghĩ: "Hôm qua, khi ta tới đây, trời đang giữa đông. Hôm nay trở lại, trời đang cuối thu, là nghĩa làm sao?" Thấy từ lúc lên đường đến giờ mình không thấy đói, không ăn chi mà sức vẫn còn, Ngọc Thành quyết định đi gấp về nhà.


    Sáng sau, thấy Ngọc Thành trở về, vợ con òa lên khóc. Kinh ngạc, Ngọc Thành hỏi:"Sao lại khóc?" Hạ thị đáp:"Chàng bỏ nhà vào núi Tây Sơn, đã 3 năm rồi! Không thấy chàng trở về, mẹ con thiếp đều nghĩ là chàng đã chết! Nay thấy chàng trở về nên mẹ con thiếp mừng quá mà khóc!" Ngọc Thành nói:"Nói bậy! Ta mới vào núi được có 3 ngày! Ruột tượng gạo còn nguyên đây, ta chưa ăn hạt nào thì làm sao mà đã 3 năm được?" Hạ thị nói:"Thì chàng cứ thử dốc gạo ra coi xem gạo còn mới hay là đã cũ?" Ngọc Thành bèn tháo ruột tượng, dốc gạo ra coi thì thấy là gạo quả đã mục nát. Nửa tin nửa ngờ, Ngọc Thành hỏi:"Ở nhà, có chuyện gì lạ không?" Hạ thị gật đầu mà đáp:"Có! Thiếp nằm chiêm bao thấy một giấc mộng lạ!" Ngọc Thành hỏi:"Giấc mộng lạ như thế nào?" Hạ thị bèn thuật: "Sáng hôm chàng vào núi, thì đến đêm hôm ấy, thiếp mộng thấy có hai lính lệ mặc áo đen, đeo binh khí ở thắt lưng, xông vào nhà mình, sồng sộc vào phòng thiếp, tựa như vào bắt giặc! Gặp thiếp, một tên hỏi:"Chồng đâu rồi?" Thiếp đáp:"Đi vắng rồi! Hai anh là ai?" Thấy chúng không đáp lời, thiếp hét:"Chắc hai anh là lính nhà quan! Sao lính lại được quyền xông vào nhà dân, sồng sộc vào phòng riêng của vợ dân?" Chúng không đáp lời, chỉ rủ nhau ra đi, vừa đi, vừa nói:"Lạ quá! Lạ quá!" Rồi chúng đi mất hút!". Nghe vợ thuật, Ngọc Thành thầm nghĩ:"Hai lính lệ mà vợ mình thấy trong mộng chính là hai quỷ sứ dưới âm ti, tuân lệnh Diêm Vương lên dương thế bắt mình, còn hai ông lão ngồi đánh cờ trong động dưới vực sâu chính là hai ông tiên!".

    Thỉnh thoảng, khi có bà con bạn bè tới chơi, Ngọc Thành lại đem chuyện Trần Cửu ra thuật cho nghe, rồi vạch lưng cho xem chỗ bị chày ném trúng. Ai cũng thấy ở chỗ ấy, da lưng đỏ như gấm, tỏa hương thơm lạ kỳ, không phải là hương lan mà cũng không phải là hương xạ.
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  3. #53
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    CƠ SINH



    Tự tác xuyên du tự cái khiên
    Tướng phu lại hữu thất nhân hiền
    Hữu ngôn cuồng dược năng mê tính
    Nhương tửu đô ưng vi*ễn đạo tuyền

    HỒ LY BÁO THÙ VÌ THẸN

    Huyện Nam Dương, tỉnh Hà Nam có ông lão họ Ngạc. Ngạc ông có người cháu ngoại tên Cơ Chính Bình, là nho sinh nổi tiếng trong vùng, có vợ họ Thân. Ngôi nhà của Ngạc ông thường bị chồn tới quấy phá, lấy trộm tiền bạc, vật dụng. Ngạc ông tìm mọi cách để trừ chồn nhưng không thấy hiệu nghiệm.

    Nghe nói nhà ông ngoại bị chồn quấy phá, Chính Bình bèn lập bàn thờ ở nhà mình, thắp hương mà khấn:"Xin Hồ huynh đang quấy phá nhà ông ngoại đệ hiện ra cho đệ được nói chuyện phải trái một lần!" rồi ngồi chờ, nhưng không thấy chồn nào hiện ra. Chính Bình bèn sang nhà ông ngoại, lập bàn thờ ở đó mà khấn, nhưng cũng không thấy gì. Có kẻ nói:"Khấn chồn hiện ra để nói chuyện phải trái thì quả là điên rồ" Chính Bình cãi:"Vì chồn có thể biến thành người nên ắt chồn cũng phải có cái tâm của người. Vì thế tiểu sinh mới khấn chồn hiện ra để nói chuyện phải trái!" Ai cũng cười, nhưng Chính Bình vẫn tin là mình nghĩ đúng. Cứ ba tối một lần, Chính Bình lại sang nhà ông ngoại khấn chồn hiện ra. Tuy chồn không hiện ra nhưng việc làm của Chính Bình cũng có đôi chút kết quả là cứ tối nào Chính Bình sang nhà ông ngoại khấn chồn thì tối ấy chồn không tới quấy phá.

    Một tối, Chính Bình sang nhà ông ngoại thắp hương mà khấn:"Xin Hồ huynh hiện ra cho đệ được gặp một lần!" nhưng vẫn không thấy chồn nào hiện ra. Sáng sau, Chính Bình về nhà. Tối ấy, Chính Bình ra phòng khách, mở tung cửa mà ngồi giữa phòng. Bỗng thấy cánh cửa tự nhiên khép lại, Chính Bình hỏi:"Hồ huynh tới đó ư?" nhưng không thấy tiếng trả lời. Tối sau, Chính Bình lại ra phòng khách, đóng cửa mà ngồi giữa phòng. Bỗng thấy cánh cửa tự nhiên mở ra, Chính Bình nói:"Nếu là Hồ huynh đã tới thì xin hiện ra cho đệ được gặp một lần!" nhưng vẫn không thấy tiếng trả lời. Chính Bình bèn lấy 200 đồng tiền kẽm đặt lên bàn rồi vào phòng ngủ. Sáng sau, Chính Bình ra coi thì thấy khoản tiền đã mất. Hai tối sau, Chính Bình ra phòng khách ngủ, lấy 400 đồng đặt lên bàn. Nửa đêm, nghe thấy tiếng màn cửa sột soạt, Chính Bình hỏi:"Hồ huynh tới đó ư? Đệ mới đặt 400 đồng lên bàn, huynh lấy mà tiêu. Tuy đệ không giàu có nhưng cũng không keo kiệt. Nếu huynh cần tiền thì cứ hiện ra mà nói với đệ, đệ sẽ thu xếp cho, đừng tới nhà ông ngoại đệ lấy trộm nữa!". Vẫn không thấy tiếng trả lời. Lát sau, khi tới bàn coi, thấy mất 200 đồng, Chính Bình vẫn để 200 đồng còn lại ở trên bàn.

    Ba đêm sau, khoản tiền ấy vẫn còn. Ba đêm sau nữa, Chính Bình lấy thêm rượu thịt đặt cạnh tiền, nhưng sáng ra, mọi thứ vẫn còn nguyên. Tối ấy, Chính Bình ở nhà. Chồn lại tới nhà Ngạc ông quấy phá. Ngạc ông liền sai gia nhân sang nói cho Chính Bình hay. Chính Bình bèn đem tiền và rượu thịt sang nhà ông ngoại, thắp hương mà khấn:"Hồ huynh! Ở tệ xá, đệ đã sắp sẫn tiền và rượu thịt, sao huynh không tới lấy? Ông ngoại đệ đã già, huynh tới đây quấy phá làm chi? Tối nay đệ có chút quà mọn đem sang đây biếu huynh, mong huynh tới nhận!" Khấn xong, đặt tiền và rượu thịt lên bàn rồi trải chiếu nằm dưới chân bàn. Suốt đêm, Chính Bình không thấy gì xảy ra. Sáng sau, Chính Bình thấy tiền và rượu thịt vẫn còn nguyên.

    Thấy chồn không tới nhà ông ngoại mình quấy phá nữa, Chính Bình cho rằng vì được mình nể trọng nên chồn bị hổ thẹn, không dám tới quấy phá nữa mà cũng không dám tới thu lễ vật.

    Nửa năm sau.

    Một tối, Chính Bình đi chơi. Khuya về,vào phòng khách, thấy trên bàn có 400 đồng, một mâm thịt, một hồ rượu, Chính Bình nghi ngay là của chồn đem tới biếu trả nợ. Mở hồ ra ngửi, thấy mùi thơm ngát, rót rượu ra chén, thấy màu xanh biếc, đưa lên môi nhắp, thấy vị đậm đà, Chính Bình bèn ngồi xuống ghế, xé thịt ra ăn, rót rượu ra uống. Lát sau, khi hồ đã cạn, thấy đầu nặng chĩu, thân hình lảo đảo, Chính Bình biết mình đã say.

    Bỗng thấy lồng ngực nóng ran, máu tham nổi dậy, Chính Bình muốn đi ăn trộm. Nghĩ tới phú ông họ Đỗ, người giàu có nhất trong làng, Chính Bình bèn giắt dao vào người, chạy tới nhà Đỗ ông. Thấy cổng đã khóa, Chính Bình trèo tường vào vườn, lên phòng khách, dùng dao nậy cửa, lẻn vào phòng. Thấy trong phòng có một đĩnh vàng với một áo điêu, Chính Bình vội quơ lấy, chạy ra vườn, trèo tường về. Tới nhà, vào phòng khách, để lên bàn, lấy chăn gối ra nằm ngủ. Sáng sau, Chính Bình dậy sớm, quơ mọi thứ trên bàn, đem vào phòng vợ. Thấy chồng đem vào phòng một đĩnh vàng, một áo điêu, Thân thị hết sức ngạc nhiên, hỏi:"Chàng lấy những thứ này ở đâu ra?" Chính Bình đáp:"Lấy trộm ở nhà Đỗ ông!" Ngỡ chồng nói đùa, Thân thị gặng hỏi, mới biết là chồng nói thực.

    Cực kỳ kinh hãi, Thân thị nói:"Chàng vốn là người quân tử, quang minh chính đại, sao hôm nay lại đi làm cái chuyện vô liêm sỉ này?" Chính Bình không thèm đáp mà cũng không tỏ vẻ ngượng ngập.

    Thấy thế, Thân thị càng kinh hãi, hỏi:"Sao chàng lại đi ăn trộm?" Chính Bình đáp:"Vì tối qua ta đi chơi. Khuya về, vào phòng khách thấy tiền và rượu thịt, ta nghi là của chồn đem tới biếu trả nợ. Uống hết hồ rượu, ta thấy trong người rạo rực, muốn đi ăn trộm!" Thân thị la lên:"Thôi rồi! Chàng uống phải rượu tham của chồn rồi! Thiếp nghe nói muốn giải được rượu này thì phải uống chu sa. Để thiếp ra chợ mua chu sa về cho chàng uống!" Dứt lời, Thân thị vội thay áo quần, chạy ra chợ mua chu sa, đem về hòa với rượu cho chồng uống. Uống xong, Chính Bình nằm vật xuống giường mà ngủ.

    Lát sau, khi thức giấc, Chính Bình cảm thấy mình bàng hoàng, tựa hồ như vừa tỉnh cơn mê. Nhìn thấy một đĩnh vàng với một áo điêu ở trong phòng, Chính Bình hỏi:"Nàng lấy những thứ này ở đâu ra?" Thân thị đáp:"Của chàng đi ăn trộm về chứ đâu có phải là của thiếp?" Chính Bình hét ầm lên:"Ta ăn trộm của ai? Ta ăn trộm hồi nào?" Thân thị hỏi:"Thế lúc nãy chàng thuật cho thiếp nghe những gì, chàng còn nhớ không?" Chính Bình lắc đầu, hỏi:"Ta thuật những gì?" Thân thị nói: "Chàng thuật rằng đêm qua chàng uống phải rượu tham của chồn đem biếu nên máu tham trong người nổi dậy, chàng đi ăn trộm những thứ này ở nhà Đỗ ông!"

    Nghe thấy thế, Chính Bình kinh hãi quá, cứ vò đầu bứt tai, hối hận là mình đã không chịu đề phòng chồn, để đến nỗi uống phải rượu tham của chồn. Rồi Chính Bình cứ thở vắn than dài mãi. Thân thị lại nói:"Lúc nãy thiếp ra chợ mua chu sa, nghe người ta đồn đêm qua nhà Đỗ ông mất trộm một đĩnh vàng với một áo điêu!" khiến Chính Bình càng cảm thấy khó chịu, cứ vò đầu bứt tai, không biết phải làm thế nào. Suy nghĩ hồi lâu, Thân thị bày mưu cho chồng:"Thiếp nghĩ chỉ có một cách mà thôi!" Chính Bình hỏi: "Cách gì?" Thân thị đáp:"Đêm nay, chờ cho mọi người ngủ say, chàng lén đem đĩnh vàng với áo điêu tới nhà Đỗ ông, ném qua tường vào vườn mà trả!" Chính Bình gật đầu, khen phải.

    Quá nửa đêm, Chính Bình đem đĩnh vàng với áo điêu tới nhà Đỗ ông, ném qua tường vào vườn rồi chạy thục mạng về nhà.

    Sáng sau, người nhà Đỗ ông ra vườn dọn dẹp, thấy đĩnh vàng với áo điêu, lượm vào trình chủ. Hôm sau, Thân thị đi chợ, thấy người ta đồn Đỗ ông đã tìm lại được các vật mất trộm. Vì thế, chuyện Đỗ ông mất trộm cũng êm dần. Mùa thu năm ấy, Chính Bình lên tỉnh dự khoa thi hương. Hôm trường thi yết bảng, Chính Bình đậu thủ khoa. Chủ khảo là Phùng công gửi giấy ban khen rồi chọn Chính Bình làm cống sinh, gửi lên kinh đô dự khoa thi hội.

    Sáng sau, khi ngủ dậy, Phùng công thấy lính chạy vào thưa:"Bẩm đại quan, đêm qua không biết ai đã lẻn vào sảnh đường, leo lên rường nhà, dán một tờ thiếp màu đỏ, viết đầy chữ đen" Thấy lạ, Phùng công sai lính bắc thang lên bóc tờ thiếp xuống cho mình coi. Coi tờ thiếp, Phùng công thấy lời cáo như sau:"Cơ Chính Bình là một kẻ ăn trộm. Trước kia, y đã từng lẻn vào nhà phú ông họ Đỗ trong làng để ăn trộm một đĩnh vàng với một áo điêu. Thế mà bây giờ quan chủ khảo lại cho y đậu thủ khoa là nghĩa làm sao?" Phùng công nghi ngờ, bèn sai lính đi triệu Chính Bình vào dinh hỏi chuyện.

    Chính Bình theo lính vào dinh. Phùng công đưa tờ thiếp cho coi. Chờ cho Chính Bình coi xong, Phùng công mới hỏi:"Lời cáo trong thiếp này có đúng không?" Chính Bình kinh ngạc, toát mồ hôi, thầm nghĩ ngoài vợ mình ra, chỉ có chồn mới biết được việc mình đã đi ăn trộm mà thôi. Nghĩ vì chồn được mình nể trọng thái quá nên bị hổ thẹn, đã bày mưu báo thù, Chính Bình đáp:"Bẩm đại quan, chắc đây là chuyện chồn báo thù!" Phùng công hỏi: "Chồn nào? Sao chồn lại báo thù?" Chính Bình bèn đem đầu đuôi câu chuyện ra thuật lại cho Phùng công nghe. Nghe xong, Phùng công khen Chính Bình thành thực, rồi an ủi, cho Chính Bình ra về. Phùng công đốt tờ thiếp tố cáo rồi vẫn cho Chính Bình đậu thủ khoa.

    Thấy chồng bị triệu vào dinh, Thân thị lo lắng lắm. Khi thấy chồng được về, Thân thị vội chạy ra hỏi:"Chàng có bị tội chi không?" Chính Bình đáp:"Không!" rồi thuật chuyện gặp quan chủ khảo cho vợ nghe. Thân thị hết sức vui mừng.

    Thân thị nói:"Chồn này thực là hèn hạ!" Chính Bình lắc đầu, nói:"Lỗi tại ta chứ không phải lỗi tại chồn!" Hỏi:"Sao lại lỗi tại chàng?" Đáp:"Vì khi ta làm điều gì khiến cho kẻ tiểu nhân bị hổ thẹn thì thế nào kẻ ấy cũng tìm cách báo thù! Chồn vốn là kẻ tiểu nhân. Được ta nể trọng thái quá, chồn bị hổ thẹn nên đã tìm cách báo thù! Vì thế, khi giao thiệp với kẻ tiểu nhân, ta nên tránh làm những việc khiến cho kẻ ấy bị hổ thẹn, kẻo ta bị mang họa vào thân"

    Đoàn gia sưu tầm

  4. #54
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    TỤC HOÀNG LƯƠNG

    Sơ tiệp Nam cung ý khí dương
    Huống đồng dự ngữ cánh khu tường
    Tăng liêu bất thị Hàm Đan đạo
    Dã tác hoàng lương mộng nhất trường.


    Làng Thái Long, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Phúc Kiến có gia đình họ Tăng, gia tư bậc trung, trong nhà có nuôi một lão bộc và một gia nhân. Ông bà Tăng có người con trai tên Viên, tư chất cực kỳ thông tuệ. Hồi còn ít tuổi, được cha mẹ cho đi học, Tăng Viên học rất giỏi, được thầy bạn cùng khen. Tuy nhiên, Tăng Viên lại có tính ham chơi hơn ham học, thường lấy trộm tiền bạc của cha mẹ, đem đi theo những tên vô lại ở đầu đường xó chợ để rượu chè cờ bạc. Vì thế gia tư của ông bà Tăng mỗi ngày một sa sút. Hàng xóm phía đông nhà họ Tăng là gia đình họ Tô. Ông bà Tô có người con gái tên Thanh Thanh, nhan sắc mặn mà. Năm 17 tuổi, Tăng Viên xin cha mẹ hỏi cưới Thanh Thanh cho mình, song ông bà Tô từ chối vì cho rằng Tăng Viên là kẻ vô hạnh. Ông bà Tăng bèn khuyên con nên học hành chăm chỉ rồi sẽ hỏi cưới người khác cho. Thấy gia tư của cha mẹ gần cạn, Tăng Viên mới dốc chí học hành.


    Trong làng, có phú ông họ Vương, tên Tử Lương. Thấy Tăng Viên vừa thông tuệ vừa chăm học, nhưng nhà nghèo, Tử Lương bèn chu cấp tiền bạc cho Tăng Viên ăn học. Mùa thu năm ấy, Tăng Viên thi đậu cử nhân. Cuối năm, ông bà Tăng sang làng bên, hỏi cưới con gái gia đình họ Chung cho Tăng Viên. Năm sau, Chung thị sanh một trai, đặt tên là Dưỡng.

    Mười bảy năm sau, Tăng bà mất. Ba năm sau, khi hết tang mẹ, Tăng Viên 38 tuổi, lên kinh đô dự kỳ thi hội, dắt người lão bộc theo hầu. Hôm trường thi yết bảng, trong nhóm tiến sĩ tân khoa, Tăng Viên là người ít tuổi nhất, còn Trương cử nhân, 58 tuổi, là người nhiều tuổi nhất. Hôm sau, nhóm tân khoa rủ nhau phục sức chỉnh tề, đội mũ cầm quạt, cưỡi ngựa đi thăm các thắng cảnh ở vùng ngoại ô kinh thành. Nghe nói trong vùng có thiền viện Côn Lô là thắng cảnh nổi tiếng, nhóm tân khoa bèn rủ nhau tới thăm. Tới nơi, nghe nói ở hành lang thiền viện có thầy bói đoán quẻ rất hay, mọi người cùng tới hành lang, gật đầu chào thầy bói. Thầy bói chắp tay đáp lễ. Tăng Viên dành nói trước:"Nghe nói bốc sư đoán quẻ rất hay, vậy hãy đoán giùm bản nhân một quẻ!" Thầy bói hỏi: "Quan nhân muốn đoán về việc chi?" Tăng Viên đáp:"Về việc học hành thi cử!" Thầy bói cười, nói:"Quan nhân phụcc sức như thế này thì hẳn là đã đậu đại khoa rồi, cần chi phải đoán?" Nghe nói, Tăng Viên đẹp lòng, bèn hỏi: "Vậy hãy đoán giùm xem trong tương lai, bản nhân có được làm quan lớn hay không?" Thầy bói gieo quẻ, rồi nói: "Quan nhân sẽ được giữ một chức quan rất lớn!" Phe phẩy chiếc quạt, Tăng Viên hỏi:"Chức gì?" Thầy bói đáp: "Chức tể tướng!" Hỏi: "Bao giờ thì bản nhân sẽ được giữ chức ấy?" Đáp: "Hai mươi năm nữa!" Mừng quá, Tăng Viên hiu hiu tự đắc, móc túi lấy tiền, thưởng cho thầy bói. Đột nhiên, trời đổ cơn mưa, nước hắt ướt hành lang. Tăng Viên bèn rủ mọi người vào Phật đường tránh mưa. Mọi người cùng thuận ý, theo Tăng Viên vào Phật đường.

    Lúc đó, trong Phật đường, có một nhà sư mắt sâu, mũi cao đang ngồi tham thiền trên một tấm bồ đoàn trải trước điện thờ Phật. Nghe có tiếng ồn ào, nhà sư quay đầu nhìn. Thấy một nhóm tân khoa đang bước vào Phật đường, nhà sư lặng lẽ gật đầu chào. Nhóm tân khoa đều chắp tay đáp lễ, chỉ có Tăng Viên là cao ngạo, chẳng thèm đáp lễ. Thấy ở sát tường, cạnh tấm bồ đoàn, có một chiếc sập, Tăng Viên bèn rủ nhóm tân khoa lên sập ngồi nói chuyện. Tăng Viên lớn tiếng nói chuyện huyên thiên, chẳng thèm để ý đến nhà sư đang ngồi tham thiền. Thấy Tăng Viên hiu hiu tự đắc, nhóm tân khoa đều gọi đùa Tăng Viên là tể tướng, khiến Tăng Viên càng thêm tự đắc. Trong lúc nói chuyện, Tăng Viên cao hứng, chỉ Trương tiến sĩ mà nói: "Khi nào được làm tể tướng, bản nhân sẽ phong cho Trương niên trượng đây chức nam phủ, phong cho các tân khoa đây cũng như các anh em bà con của bản nhân chức tham du, phong cho lão bộc của bản nhân chức tiểu thiên bả! Bản nhân nghĩ phong như thế thì chắc ai cũng được mãn nguyện rồi! Các vị nghĩ sao?" Nghe Tăng Viên nói, cả nhóm cùng cười. Nhà sư vẫn yên lặng ngồi tham thiền. Lát sau, cơn mưa mỗi lúc một lớn, khiến tiết trời trở lạnh. Vì nói huyên thiên, Tăng Viên mệt quá, nằm lăn xuống sập, lim dim đôi mắt. Thấy thế, nhóm tân khoa bèn rủ nhau ra hành lang coi bói, để cho Tăng Viên ngủ.


    Tăng Viên

    Đang ngủ, chợt thấy hai sứ giả đem chiếu viết tay của nhà vua tới triệu mình vào triều giữ chức tể tướng, Tăng Viên vội vùng dậy, chỉnh lại mũ áo, rồi lên ngựa, theo hai sứ giả vào triều, chẳng thèm cáo biệt nhóm tân khoa. Vào triều, Tăng Viên phủ phục trước bệ rồng mà bái tạ nhà vua. Nhà vua bèn truyền cho nội thị tới nâng Tăng Viên dậy, rồi truyền dọn đại tiệc để thết đãi Tăng Viên cùng toàn thể triều thần. Trong tiệc, nhà vua giới thiệu Tăng Viên với triều thần, nói rằng Tăng Viên vừa được bổ nhậm làm tể tướng để quyết định việc nước. Rồi nhà vua hạ lệnh cho các cấp triều thần, từ tam phẩm trở xuống, phải tuân lệnh Tăng Viên và thuộc quyền thưởng phạt của Tăng Viên. Nhà vua ban áo mãng, đai ngọc, ngựa xe, nghi trượng cho Tăng Viên. Tăng Viên lại phủ phục xuống sàn bái tạ nhà vua mà nhận lãnh các phẩm vật ân tứ. Sau đó, Tăng Viên đứng dậy, xin phép được đi thay triều phục. Khi Tăng Viên trở ra bàn tiệc, nhà vua phủ dụ: "Khanh đã được trẫm bổ nhậm vào chức vụ tể tướng thì phải nỗ lực mà tìm cách làm cho dân giàu nước mạnh, phải dùng thuộc cấp theo đúng sở năng của từng người, phải thưởng phạt thuộc cấp cho công minh, không được thiên vị hoặc ghét bỏ một ai. Nay trẫm cho khanh được phép về làng vinh quy một tháng, ban cho phụ thân khanh một tấm áo tía, ban cho con trai khanh một tấm áo son. Hết hạn, khanh phải trở lại triều đình ngay để đảm nhận trọng trách!" Tăng Viên líu ríu vâng dạ. Lát sau, Tăng Viên quỳ lạy nhà vua mà xin cáo biệt. Ra ngoài, Tăng Viên bước lên cỗ xe nhà vua ban, bảo xa phu rong xe cho mình đi đón lão bộc rồi rong xe cho mình và lão bộc về quê ở Phúc Kiến.

    Về làng, thấy căn nhà cũ kỹ của mình đã biến mất, thay vào đó là một ngôi nhà mới mẻ khang trang, kèo cột đều được vẽ hình, rui xà đều được chạm trổ, cảnh trí cực kỳ tráng lệ, Tăng Viên vô cùng kinh ngạc, chẳng hiểu tại sao nhà cửa lại có thể biến đổi mau chóng đến thế. Lên tiếng gọi tên gia nhân cũ, chợt nghe có tiếng dạ ran, rồi có cả chục tên gia nhân mới lục tục kéo lên phòng khách trình diện. Tăng Viên rất ngạc nhiên, nhưng lại đắc ý, cất tiếng cười ha hả. Sau một tháng vinh quy, Tăng Viên trở lại kinh đô đảm nhận chức vụ tể tướng. Từ hôm ấy, ở kinh đô, các vị công khanh, các quan thị lang, các triều thần từ cấp cao đến cấp thấp, lần lượt tới nhà Tăng Viên tặng quà để xin chào ra mắt. Các vị công khanh tới chào thì phải cung kính khom lưng mà qua cổng. Các quan thị lang tới chào thì phải chắp tay mà vái lạy. Các triều thần cấp cao tới chào thì phải bỏ giày ra mà vào nhà. Các triều thần cấp thấp tới chào thì phải bò từ cổng mà vào nhà. Ai tới chào, Tăng Viên cũng chỉ khẽ gật đầu đáp lễ. Một hôm, nhân dịp về kinh đô bái yết nhà vua, quan tuần vũ tỉnh Sơn Tây có đem theo một đội nữ nhạc, gồm 18 nàng thiếu nữ, để tặng Tăng Viên. Tuy cả 18 nàng cùng đẹp như tiên, nhưng có hai nàng đẹp hơn cả là Niệu Niệu và Tiên Tiên. Vì sủng ái hai nàng, Tăng Viên cho hai nàng cái quyền được ăn không ngồi rồi, khỏi phải làm bất cứ việc gì, ngoài việc đàn hát. Một hôm, nghĩ lại thủa hàn vi, nhớ đến phú ông Vương Tử Lương ngày trước đã chu cấp tiền bạc cho mình ăn học, Tăng Viên bèn thảo sớ tiến cử Tử Lương, dâng lên nhà vua, xin cho Tử Lương được lên kinh đô làm quan gián nghị. Được nhà vua ban chỉ dụ chấp thuận, Tăng Viên liền bổ dụng Tử Lương. Trong triều, có quan thái bộc họ Quách, tính tình cương trực, chẳng sợ kẻ quyền thế. Một hôm, thấy Tăng Viên cao ngạo, Quách thái bộc trừng mắt nhìn Tăng Viên. Giận quá, Tăng Viên liền sai quan cấp gián họ Lã và quan thị ngự họ Trần thảo sớ đàn hặc Quách thái bộc, dâng lên nhà vua. Hôm sau, được nhà vua ban chỉ dụ chấp thuận, Tăng Viên liền phụng chỉ, cất chức Quách thái bộc, đuổi về quê. Sau những vụ ân đền oán trả như thế, Tăng Viên cảm thấy rất hả hê.

    Một hôm, Tăng Viên truyền cho thuộc hạ chuẩn bị đầy đủ nghi trượng tể tướng để mình lên xe, ra vùng ngoại ô kinh thành dạo chơi. Trong lúc đoàn xe di chuyển, chợt thấy một kẻ say rượu phạm đến nghi trượng của mình, Tăng Viên liền sai lính trói lại, đem giao cho quan doãn họ Kinh trừng phạt, rồi sai thuộc hạ tới nói với quan doãn phải đánh đòn kẻ ấy cho đến chết. Sợ quyền thế của Tăng Viên, nhà giàu nào ở kinh đô cũng phải đem một phần điền sản của mình mà hiến tặng Tăng Viên, khiến tài sản của Tăng Viên ngang ngửa với tài sản của nhà nước, rồi Tăng Viên trở thành địch quốc phú gia. Thế nhưng, ít lâu sau, đột nhiên Niệu Niệu qua đời. Tăng Viên buồn lắm, song vì còn Tiên Tiên nên Tăng Viên cũng được phần nào an ủi. Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau, Tiên Tiên cũng qua đời. Lúc đó Tăng Viên mới cảm thấy cực kỳ buồn bã.

    Một hôm, chợt nhớ đến cô hàng xóm đẹp tên Thanh Thanh, ở phía đông nhà mình ngày trước, Tăng Viên bèn sai một lũ gia nhân về Thái Long dò hỏi xem Thanh Thanh đã có chồng hay chưa? Khi chúng trở về kinh đô trình rằng Thanh Thanh vẫn còn độc thân, Tăng Viên liền sai chúng đem ngựa xe tiền bạc về Thái Long, ép ông bà Tô phải bán Thanh Thanh cho mình làm nàng hầu. Khi đoàn ngựa xe chở Thanh Thanh về tới kinh đô, Tăng Viên ra tận cổng mà đón Thanh Thanh. Mở rèm xe, thấy Thanh Thanh chẳng những vẫn đẹp mà còn diễm tuyệt hơn xưa, Tăng Viên tự mãn, nghĩ rằng trong thiên hạ chẳng thể có người đàn ông nào có được một cuộc đời vinh hiển, hạnh phúc như mình!

    Còn nữa...
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  5. #55
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    TỤC HOÀNG LƯƠNG


    Tiếp theo...

    Năm sau, Tăng Viên lại bổ nhậm đứa con trai của mình là Tăng Dưỡng, 21 tuổi, đi làm thái thú quận Bình Dương, tỉnh Sơn Tây. Trong suốt bốn năm giữ chực vụ tể tướng, thấy toàn thể triều thần đều sợ hãi mình, ai cũng câm nín, chẳng ai dám hó hé phàn nàn điều chi, Tăng Viên càng cao ngạo, cho rằng địa vị tể tướng của mình như thế là vững chắc lắm rồi, chẳng cần phải lo lắng đề phòng chi nữa. Thế nhưng, một hôm, có quan Long Đồ học sĩ họ Bao dâng lên nhà vua tờ sớ như sau:
    "Thần là Long Đồ học sĩ họ Bao, cúi xin Thánh Thượng xét cho các tội trạng sau đây của tể tướng Tăng Viên.
    Thần trộm nghĩ: Tăng Viên vốn chỉ là một đứa tiểu nhân, ưa giao du với những tên vô lại ở đầu đường xó chợ để rượu chè cờ bạc. Chỉ vì y khéo nói những lời hợp thánh ý nên y được Thánh Thượng đoái thương, khiến cha y được mặc áo tía, con y được mặc áo son, ân sủng kể như đã đến mức cùng cực. Được ân sủng ấy, lẽ ra y phải quên thân mình mà đền nợ nước để báo đáp quốc gia trong muôn một, thì y lại phóng túng, chuyên quyền, tác oai, tác phúc! Đó là một tội đáng chết!

    Trong nhân dân, thấy nhà nào có con gái đẹp, y cũng cưỡng ép phải bán cho y làm nàng hầu, tì thiếp, khiến oán khí trong nhân dân bốc mờ mịt cả càn khôn! Đó là hai tội đáng chết!

    Đêm ngày y chỉ lo ăn chơi, hoang dâm vô độ, đàn hát nơi hậu uyển, chẳng nghĩ chi đến quốc kế, dân sinh! Đó là ba tội đáng chết!

    Quan tước triều đình, y coi như những món hàng mua bán của riêng y. Mỗi khi có một chức vị bị khuyết thì y lại cân đo xem chức vị là béo hay gầy để định giá là cao hay thấp. Tiền bạc y thu vào, chẳng tính sao cho xiết! Đến như các vị công khanh, tướng sĩ mà y cũng bắt phải đút lót cho y để được chức nọ tước kia! Đó là bốn tội đáng chết!

    Đến giới cùng đinh trong xã hội, chỉ có một mảnh đất để trồng trọt, mà y cũng bắt phải đóng thuế cho y, chẳng tha cho kẻ nào! Đó là năm tội đáng chết!

    Khi sai nô bộc đi đâu, y cũng bắt quan chức địa phương phải ra nghênh tiếp! Khi gửi thư tới chốn nào, y cũng bắt quan các địa phương phải bẻ cong luật pháp triều đình để chiều theo ý muốn của y! Đó là sáu tội đáng chết!

    Khi nô bộc, thân nhân của y tới đâu, y cũng bắt nhân dân địa phương phải cung cấp ngựa xe cho họ, hễ chậm trễ là bị roi vọt! Đó là bảy tội đáng chết!

    Chẳng những y bắt nhân dân địa phương mà y còn bắt cả các quan chức địa phương phải phục dịch nô bộc, thân nhân của y nữa! Đó là tám tội đáng chết!

    Nếu có vị triều thần nào tài giỏi, anh hùng, chẳng chịu a dua với y thì y liền hãm hại. Nhẹ thì bị y an trí đi chốn rừng thiêng nước độc, nặng thì bị y truất quyền, hạ nhục. Vì thế mà triều thần đều thờ ơ, triều đình bị cô lập. Vì y tiếm lộng uy quyền nên ai ai cũng coi y như sài lang mà tìm đường tránh né! Đó là chín tội đáng chết!

    Triều thần có ý kiến gì hay là y lại dèm pha với Thánh Thượng! Cậy được ân sủng của Thánh Thượng, y vênh vang hách dịch, chẳng bao giờ chịu ăn năn hối lỗi! Đó là mười tội đáng chết!

    Trên đây, thần chỉ dám thuật sơ mươi tội ác của y chứ nếu đem đếm cho hết thì số tội ác của y còn nhiều hơn cả số tóc trên đầu y nữa! Ai ai cũng sợ bị y vu oan, nơi nơi nhân tình đều bị phân loạn Thần cứ khắc khoải chẳng lẽ trên đời này lại có thứ tể tướng như thế hay sao? Vì sớm khuya lo sợ cho tiền đồ tổ quốc nên khi thấy những điều trái tai gai mắt mà y đã làm, thần chẳng dám cầu an mà bịt tai nhắm mắt làm ngơ, nên liều mình liệt cử một số tội ác của y để ngửa cổ trình lên Thánh Thượng!

    Thần cúi xin Thánh Thượng cho chặt đầu kẻ gian nịnh Tăng Viên, tịch thu tài sản tham ô của y, để trên thì yên được cái giận của Trời, dưới thì hả được cái uất của dân!

    Thần trộm nghĩ: Nếu Thánh Thượng chẳng mau chóng dùng búa rìu mà chu diệt y thì sớm muộn gì y cũng trở thành cái họa Tào Tháo, Vương Mãng, với ý đồ làm chuyện thoán nghịch, hòng cướp ngôi vua! Nếu Thánh Thượng minh xét thấy là thần sàm tấu thì thần cúi xin Thánh Thượng cứ dùng búa rìu đỉnh vạc mà hành hình thần cho đáng tội vu oan!"

    Đọc xong tờ sớ, nhà vua trao cho Tăng Viên. Coi xong, Tăng Viên táng đởm kinh hồn, rét run cầm cập, tựa như kẻ bị dội nước lạnh lên đầu vào giữa mùa đông. Vì muốn bao che cho Tăng Viên, nhà vua thu lại tờ sớ, cất giữ trong ngự phòng, không cho triều thần hay.
    Thế nhưng, chẳng phải là chỉ có một mình Long Đồ học sĩ dâng sớ hặc tấu Tăng Viên mà kể từ hôm ấy, ngày nào nhà vua cũng nhận được nhiều tờ sớ khác của các cấp triều thần hặc tấu Tăng Viên. Ngay cả những kẻ trước kia xin làm con nuôi của Tăng Viên, nay cũng ngảnh mặt làm ngơ! Có kẻ còn ra mặt về phe với triều thần, hặc tấu lại Tăng Viên. Vì nhận được quá nhiều tờ sớ hặc tấu Tăng Viên, nhà vua đành phải truyền cho các thượng thư sáu bộ tra xét về các hành động của Tăng Viên. Sau khi nhận được sáu tờ sớ phúc trình của các thượng thư, đồng thanh kết tội Tăng Viên, nhà vua đành hạ chỉ tịch thu gia sản của Tăng Viên, bắt Tăng Viên phải đi quân dịch ở tỉnh Vân Nam.

    Con trai của Tăng Viên là Tăng Dưỡng, đang nhậm chức thái thú quận Bình Dương tỉnh Sơn Tây cũng bị gọi về kinh đô để hỏi tội. Vừa được nghe tin về chỉ dụ của nhà vua, Tăng Viên còn đang bàng hoàng thì đã thấy một tên giám thị dẫn một toán chừng hai chục võ sĩ đeo kiếm, vác đao, cầm dây, xông vào nhà mình, vào thẳng phòng ngủ, lột mũ áo rồi trói chặt tay mình và cả vợ mình là Chung thị. Lát sau, Tăng Viên thấy có cả chục phu xa rong xe ngựa tới, xông thẳng vào nhà kho, khuân hết trên trăm vạn lượng vàng bạc tiền nong, trên hai chục hộc châu thúy não ngọc, trên ba ngàn món màn trướng rèm giường, chất lên xe mà chở đi, còn những món lặt vặt như địu con nít, dép đàn bà thì chúng quẳng ra khắp thềm, đầy sân. Lát sau, Tăng Viên lại thấy một kẻ lạ mặt tới cướp nàng hầu Thanh Thanh đẹp đẽ của mình mà đem đi. Tuy Thanh Thanh vò đầu bứt tai, kêu khóc thảm thiết, van lạy chí tình, nhưng kẻ ấy cũng chẳng tha. Nhìn thấy cảnh tượng ấy, tuy lòng đau như cắt, nhưng Tăng Viên cũng chẳng dám nói năng chi, chỉ biết nhìn theo mà nuốt hận. Lát sau, tên giám thị ra lệnh cho toán võ sĩ niêm phong hết mọi phòng ốc trên lầu cũng như dưới nhà, vựa thóc cũng như nhà kho. Khi toán võ sĩ đã niêm phong xong các phòng ốc thì tên giám thị quát vợ chồng Tăng Viên phải đi ra khỏi nhà. Hai vợ chồng vừa ra khỏi nhà thì tên giám thị đã khóa cổng ngôi nhà lại rồi ra lệnh cho toán võ sĩ áp giải hai vợ chồng lên đường, đi bộ xuống tỉnh Vân Nam. Hai vợ chồng đành nuốt nước mắt mà lên đường.

    Chẳng quen đi bộ, Tăng Viên xin tên giám thị cho mình một con ngựa nhỏ, cho vợ mình một cỗ xe cũ. Chẳng những tên giám thị không cho mà y còn mắng chửi Tăng Viên thậm tệ. Đi được hơn mười dặm, Chung thị mỏi chân quá, chẳng lết đi được nữa, khiến Tăng Viên phải đưa tay đỡ, dìu vợ bước đi. Lại đi được hơn mười dặm, khi hai vợ chồng đã kiệt sức thì cả đoàn người vừa tới chân một ngọn núi cao, sừng sững trước mặt. Đang lo lắng rằng, chẳng nói chi vợ mình, ngay chính bản thân mình đây, liệu có leo lên tới được đỉnh núi hay không, Tăng Viên nhìn vợ mà khóc, rồi xin tên giám thị cho vợ chồng mình được dừng chân tạm nghỉ. Tên giám thị bèn trừng mắt nhìn Tăng Viên, rồi quát thét hai vợ chồng, bắt phải leo lên đỉnh núi ngay lập tức. Bất đắc dĩ, Tăng Viên phải dìu vợ khập khiễng leo núi. Leo tới lưng chừng núi, Chung thị kiệt sức, ngồi bệt xuống đất mà khóc. Thấy thế, Tăng Viên cũng dừng chân đứng bên cạnh vợ. Tên giám thị liền quát thét, bắt hai vợ chồng phải tiếp tục leo lên.

    Còn nữa...
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  6. #56
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    LẬP MỆNH


    Quá Giang Đông

    Chế phủ Lý công Vệ lúc chưa hiển đạt cùng một đạo sĩ qua sông, thấy có người tranh cãi với người chèo thuyền, đạo sĩ thở dài nói “Mệnh chỉ còn trong khoảnh khắc mà còn so đo chỉ với vài đồng bạc ư ?”. Trong khoảnh khắc, người kia quả bị cột buồm quét ngang, rơi xuống sông chết. Lý công thầm lấy làm kỳ lạ.


    Ta nói ra e ông sợ hãi

    Khi thuyền ra đến giữa sông, gió lớn nổi lên, thuyền cơ hồ có nguy cơ sắp lật, chỉ thấy vị đạo sĩ bước theo võ bộ niệm thần chú, trong phút chốc bỗng gió lặng sóng im, thuyền qua sông an toàn. Lý công lạy tạ ơn cứu mạng, đạo sĩ nói “Người mới ngã xuống sông chết ấy là mệnh, ta không cứu được. Ông là quí nhân gặp ách có thể qua được cũng là mệnh, ta không thể không cứu, cần gì phải tạ ơn”. Lý công lại vái lạy nói “Xin lĩnh nhận lời dạy ấy của thầy, xin chọn đời yên phận theo mệnh”. Đạo sĩ nói “Như thế không đủ, việc cùng đạt của riêng mình thì nên yên phận theo mệnh. Không yên phận theo mệnh thì chạy chọt sắp xếp không gì không làm, Lý Lâm Phủ, Tần Cối cho dù không làm hại người tốt thì cũng là tể tướng là họ tự tăng tội nghiệt mà thôi. Còn như chuyện lợi hại về quốc kế dân sinh thì không thể nói mệnh. Trời đất sinh ra người tài, triều đình sinh ra chức quan là để bổ cứu vào khí số vậy. Thân nắm đại quyền mà bó tay đổ cho mệnh, thì trời đất cần gì sinh ra người tài ấy, triều đình cần gì đặt ra chức quan ấy. Thần Môn nói [biết không làm được] mà vẫn làm, Gia Cát Vũ Hầu nói [Cúc cung tận tụy đến chết mới thôi], đó là cái học lập mệnh của thánh hiền đấy, ông nên biết”.


    xuống thuyền đi được mươi bước đột nhiên biến mất không thấy đâu

    Lý công kính cẩn thụ giáo, lạu hỏi họ tên. Đạo sĩ nói “Ta nói ra e ông sợ hãi”, xuống thuyền đi được mươi bước đột nhiên biến mất không thấy đâu nữa.

  7. #57
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    TỤC HOÀNG LƯƠNG


    Tiếp theo...

    Đột nhiên, Tăng Viên nghe thấy hàng trăm tiếng quát tháo, rồi nhìn thấy một bọn cướp xuất hiện, đứa nào đứa nấy, đao sắc rìu to, tay khoa đao múa rìu, chân chạy huỳnh huỵch tới trước mặt mình, mắt lộ hung quang. Kinh hãi quá, tên giám thị và toán võ sĩ cùng bỏ chạy. Tăng Viên vội quỳ xuống đất, nói với tên tướng cướp:"Bản nhân là tể tướng Tăng Viên ở triều đình, bị nhà vua trừng phạt, đày đi quân dịch ở tỉnh Vân Nam, bắt gia nội phải đi theo. Nay gặp quý vị, tên giám thị và toán võ sĩ đã bỏ chạy, bỏ rơi vợ chồng bản nhân ở đây! Hiện thời, trong túi vợ chồng bản nhân chẳng có vật chi quý giá, xin quý vị tha mạng!" Tên tướng cướp trừng mắt nhìn Tăng Viên mà quát:"Tụi mỗ vốn chẳng phải là giặc cướp mà chỉ là lương dân! Vì ngươi xu nịnh nhà vua, đàn áp nhân dân nên tụi mỗ mới bị oan ức, chẳng thể ở yên trong làng xóm làm ăn, phải vào núi làm cướp! Nay gặp được ngươi ở đây thì tụi mỗ chỉ muốn chém đầu cho hả giận mà thôi! Đừng năn nỉ chi nữa cho tốn công vô ích!" Giận quá, Tăng Viên cũng quát lại:"Tuy bản quan là kẻ có tội nhưng là có tội với nhà vua, chứ đối với tụi bay thì bản quan vẫn là mệnh quan của triều đình! Sao tụi bay lại dám hỗn láo với mệnh quan như thế?" Bị Tăng Viên quát mắng, tên tướng cướp nổi giận, vung rìu chặt một nhát vào cổ Tăng Viên khiến đầu rơi bịch xuống đất.

    Chính Tăng Viên cũng nghe thấy tiếng đầu mình rơi xuống đất. Còn đang bàng hoàng, chợt Tăng Viên thấy có hai con quỷ, chẳng biết từ phương nào, xông tới trói tay mình rồi dẫn đi. Lát sau, tới một đô thị, chúng dẫn Tăng Viên vào một cung điện có cả trăm con quỷ khác, đứng quay lưng vào bốn bức tường quanh điện, hai chân dạng ra, tay phải chống cán chĩa ba xuống đất, tay trái giấu sau lưng. Một con chạy tới cởi trói cho Tăng Viên, đẩy Tăng Viên ngã chúi vào đám hồn ma đang quỳ dưới chân một bệ cao. Ngửng đầu nhìn, Tăng Viên thấy một vị vương giả, hình thù xấu xí, đang ngồi dựa lưng vào thành ngai trên bệ mà định công phán tội cho các hồn ma. Đoán vị ấy là Diêm Vương, Tăng Viên liền sụp xuống sàn mà lạy. Ngửng đầu nhìn, Tăng Viên chợt thấy một chủ bạ, từ góc điện bước lên bệ, trình Diêm Vương một cuốn sổ. Đọc xong, Diêm Vương sai con quỷ cầm sổ, dẫn Tăng Viên tới ngục Cửu U, giao cho quản ngục. Quản ngục đón sổ mà đọc. Đọc xong, quản ngục liền khóa tay, xiềng chân, gông cổ Tăng Viên, giam vào ngục thất, bắt nằm ngửa trên sàn đá nhọn, chẳng cho ăn, không cho ngủ. Hôm sau, quản ngục lại chuyển Tăng Viên sang ngục thất khác, bắt phải chịu sáu cực hình mới. Sau 18 ngày bị giam cầm trong 18 ngục thất khác nhau ở chốn Cửu U, chịu đủ 108 cực hình, Tăng Viên chỉ còn hơi thở mong manh, cặp mắt lờ đờ, tay chân rời rạc, thân hình trông rất tiều tụy. Sang ngày thứ 19, quản ngục giao sổ lại cho con quỷ, bảo dẫn Tăng Viên về trình Diêm Vương. Diêm Vương cầm sổ lên đọc rồi đưa mắt nhìn Tăng Viên mà phán:"Lừa vua hại nước, thì phải chịu hình phạt vạc dầu!" Tức thì toán quỷ đứng quanh điện cùng lớn tiếng dạ ran. Rồi Tăng Viên thấy một con quỷ cao lớn bước tới vác mình lên vai, đem ra thềm. Thấy ở ngoài thềm có một vạc dầu sôi, cao chừng bảy thước, chung quanh có đốt than hồng, khiến chân vạc bị nung đỏ ối, Tăng Viên kinh hãi, bật khóc thất thanh, nh ưng chẳng biết làm thế nào. Con quỷ liền dùng tay trái nắm tóc, tay phải nắm chân Tăng Viên mà quăng vào vạc. Tức thì da thịt Tăng Viên bị cháy đen, dầu sôi lọt vào miệng, nấu chín cả tạng phủ. Tăng Viên thấy toàn thân mình bị đau rát thấu tim gan, bị cuốn theo luồng dầu sôi mà nhấp nhô trong lòng vạc. Tăng Viên muốn được chết cho chóng, nhưng chẳng sao chết được. Chừng một giờ sau, con quỷ mới dùng chĩa ba xiên thân Tăng Viên, nhấc ra khỏi vạc, rồi đem vào điện, đặt dưới chân bệ. Diêm Vương lại cầm sổ lên đọc rồi đưa mắt nhìn Tăng Viên mà phán:"Cậy thế hại người thì phải chịu hình phạt núi đao!" Tức thì con quỷ lại vác Tăng Viên lên vai, đem ra khỏi điện. Tới chân một ngọn núi dốc đứng như tường, Tăng Viên ngẩng cổ nhìn lên. Thấy trên đỉnh núi có cả ngàn vạn mũi đao nhọn, chĩa tua tủa lên trời, có chừng mấy chục hồn ma đang dẫy dụa, la hét thảm thiết, ruột gan lòi cả ra ngoài, Tăng Viên kinh hãi quá, nhưng chẳng biết làm thế nào. Con quỷ liền nắm tóc nắm chân Tăng Viên mà tung vút lên cao. Còn đang chơi vơi giữa trời, bỗng Tăng Viên cảm thấy thân mình bị buốt đau tê tái vì bị rơi trúng giữa rừng đao. Buốt đau quá độ, Tăng Viên ngất đi. Lát sau, tỉnh dậy, Tăng Viên thấy tứ chi mình co quắp, thân mình đang nằm dưới chân núi, có con quỷ đứng cạnh. Con quỷ liền dùng chĩa ba xiên thân Tăng Viên, đem về điện, đặt dưới chân bệ. Diêm Vương lại cầm sổ lên đọc rồi đưa mắt nhìn chủ bạ mà phán:"Hãy tính xem trong cuộc đời y, y đã bán chức tước, danh vọng, bẻ cong luật pháp triều đình bao nhiêu lần tất cả?" Tức thì chủ bạ đem bàn tính ra gẩy rồi trình lên:"Tất cả là 321 lần!" Diêm Vương lại phán:"Hãy tính xem y đã chiếm đoạt được bao nhiêu lạng vàng tất cả?" Chủ bạ lại gẩy bàn tính rồi trình lên:"Tất cả là 321 vạn lạng!" Diêm Vương bèn đưa mắt nhìn Tăng Viên mà phán:"Y đã tích lũy nhiều vàng như thế thì bây giờ bắt y phải uống cho kỳ hết chỗ vàng ấy!" Tức thì con quỷ lại vác Tăng Viên lên vai, đem ra đặt ở ngoài thềm, cạnh vạc dầu sôi. Lát sau, Tăng Viên thấy một xa phu đẩy một xe vàng đến cạnh vạc, khuân vàng quăng vào vạc. Tức thì vàng chảy lỏng ra. Con quỷ liền lấy muỗng lớn múc vàng lỏng, bành miệng Tăng Viên ra, đổ đầy vào. Vàng lỏng tràn ra hai bên mép, khiến thịt da cháy khét lẹt. Vàng lỏng trôi qua cuống họng, vào đến bao tử, lan khắp châu thân, khiến tạng phủ cháy xèo xèo. Lúc đó, Tăng Viên mới thầm nghĩ: trước kia, trên dương thế, nếu thấy xe vàng này thì mình hữn nghĩ sao ít thế, mà bây giờ, dưới âm phủ, thấy xe vàng này thì mình lại nghĩ sao nhiều thế? Bị bắt uống hết chỗ vàng lỏng trong vạc, Tăng Viên phải uống liên tiếp trong 6 giờ mới hết. Thi hành hình phạt xong, con quỷ lại dùng chĩa ba xiên thân Tăng Viên, đem vào điện, đặt dưới chân bệ. Diêm Vương lại cầm sổ lên đọc rồi đưa mắt nhìn Tăng Viên mà phán:"Hãy áp giải y tới huyện Trương Dịch, tỉnh Cam Túc, bắt y đầu thai làm con gái!" Tức thì con quỷ lại vác Tăng Viên lên vai, đem ra khỏi điện. Tới một quảng trường có trồng hai trụ sắt cao, đỡ một xà ngang sắt, xuyên qua tâm một bánh xe sắt có đường kính cả trăm thước, phát ra một thứ ánh sáng ngũ sắc như cầu vòng, tỏa khắp không trung, con quỷ đặt Tăng Viên xuống đất, rồi rút roi ra đánh, bắt phải leo lên bánh xe.


    Tăng Viên đành phải nhắm mắt mà leo lên. Thế là bánh xe quay tít, khiến thân thể Tăng Viên bị lắc lư, rồi trở thành lạnh toát. Lát sau, khi bánh xe ngừng quay, Tăng Viên mở mắt ra coi thì thấy mình đã bị biến thành một đứa bé gái sơ sinh, đỏ hỏn, đang nằm trong một chiếc nôi, ở một căn phòng tồi tệ, dột nát. Nhìn sang bên, thấy cha mẹ mình mặc áo vá, quấn chăn rách, nhìn vào góc phòng, thấy có hai cái bị với hai cái gậy, Tăng Viên biết rằng cha mẹ mình cùng là ăn mày. Từ đó, ngày nào Tăng Viên cũng được mẹ quấn trong một manh áo rách, bế đi ăn xin, gió thổi tạt vào thân thể, lạnh buốt tới xương. Khi bụng đói cồn cào, Tăng Viên lên tiếng khóc thì mẹ cho bú, song Tăng Viên cũng chẳng bú được bao nhiêu vì mẹ Tăng Viên gày gò ốm yếu, chẳng lấy đâu ra sữa. Lớn lên, Tăng Viên mới biết cha mình họ Khấu, mẹ mình họ Cái, đặt tên mình là Vô Sa. Năm 14 tuổi, Vô Sa bị cha mẹ đem bán cho tú tài họ Cố làm tì thiếp, nhưng Vô Sa không được Cố sinh nuôi ăn mà phải tự kiếm lấy miếng cơm manh áo. Vợ cả của Cố sinh, họ Mạnh, cực kỳ hung hãn, tai ngược. Ngày nào Mạnh thị cũng đánh đập Vô Sa, lấy thanh sắt nung đỏ dí vào hai đầu vú cho cháy đen, khét lẹt, khiến Vô Sa đau đớn vô tả. May được Cố sinh thương yêu, Vô Sa cũng được an ủi phần nào. Một đêm, Vô Sa đang ngủ một mình thì bị một kẻ vô lại trong làng leo rào vào phòng hãm hiếp. Vô Sa hô hoán thất thanh thì Cố sinh và Mạnh thị cùng tỉnh giấc. Hai vợ chồng chạy xuống phòng Vô Sa thì tên vô lại đã vượt rào trốn mất. Lát sau, Cố sinh xuống ngủ với Vô Sa. Vô Sa thủ thỉ với Cố sinh, kể lể mọi nỗi oan khổ của mình cho Cố sinh nghe, từ việc kiếp trước mình là đàn ông, họ Tăng, làm quan đến chức tể tướng, nhưng vì ác nghiệt nên khi chết xuống âm phủ bị Diêm Vương sai quỷ quăng vào vạc dầu, quẳng lên núi đao, rót vàng lỏng vào miệng bắt nuốt. Đã thế, kiếp này lại còn bị làm con gái nhà ăn mày, vừa đói vừa rét, rồi đến khi đi lấy chồng thì bị vợ cả đánh ghen, đốt vú khét lẹt, rồi còn bị kẻ vô lại hãm hiếp. Kể lể xong, Vô Sa khóc. Mủi lòng, Cố sinh cũng thở dài. Đột nhiên, trời đổ cơn mưa, rồi có một tiếng sét nổ lớn khiến cửa phòng bật tung. Thấy có hai tên cướp, cầm đao xông vào phòng mình, Vô Sa kinh hãi quá, vội trùm chăn kín đầu, chỉ dám hé mắt nhìn hai tên cướp qua chăn. Một tên liền vung đao chém bay đầu Cố sinh, tên kia lục túi áo Cố sinh lấy ra một vật gì chẳng rõ, rồi hai tên rủ nhau co cẳng chạy. Chờ cho chúng chạy hồi lâu, Vô Sa mới lóp ngóp bò dậy, chạy lên phòng Mạnh thị báo tin. Nghe tin, Mạnh thị oà lên khóc, khiến Vô Sa cũng phải khóc theo. Sau khi mai táng cho chồng, đột nhiên Mạnh thị làm đơn kiện Vô Sa, thưa rằng Vô Sa đã thông dâm với hai tên cướp rồi súi chúng giết chồng mình. Quan tể huyện Vĩnh Lợi bèn sai lính đi bắt Vô Sa về huyện đường tra tấn. Tuy Vô Sa một mực kêu oan nhưng quan vẫn tin lời Mạnh thị, ghép Vô Sa vào tội sát phu, bắt phải chịu hình phạt lăng trì xử tử. Hôm bị trói giải ra pháp trường thọ hình, khí oan trong ngực chẳng sao thoát được ra ngoài, Vô Sa chỉ muốn hét lên cho hả nỗi uất ức, nhưng chỉ ú ớ được ở trong cổ họng. Vô Sa thấy rằng ngay cả những lúc còn là Tăng Viên, bị giam trong 18 ngục thất ở chốn Cửu U, cũng chẳng có lúc nào mình bị khổ cực như lúc này.

    Còn nữa...
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  8. #58
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    TỤC HOÀNG LƯƠNG


    Tiếp theo và hết.

    Trong khi đang ú ớ, chợt Vô Sa nghe thấy tiếng gọi:"Tăng huynh! Tăng huynh! Phải chăng huynh đang chiêm bao thấy ác mộng?" Vô Sa chợt tỉnh thì nhận ra mình là Tăng Viên, đang nằm trên chiếc sập trong thiền viện Côn Lô ở vùng ngoại ô kinh thành, và người vừa gọi mình là Trương tiến sĩ. Đưa mắt nhìn quanh, Tăng Viên thấy nhà sư già vẫn còn đang ngồi tham thiền trên tấm bồ đoàn trải trước điện thờ Phật, còn nhóm tân khoa đồng hành thì đang ngồi chờ mình tỉnh giấc! Thấy Tăng Viên tỉnh giấc, nhóm tân khoa đua nhau giục:"Ai cũng đói rồi! Huynh hãy sửa soạn mau lên để chúng ta còn về!" Tăng Viên bèn uể oải ngồi dậy, đi rửa mặt xúc miệng rồi ra chào nhà sư mà xin cáo biệt cùng với nhóm tân khoa. Nhà sư cười hỏi:"Bốc sư ở hành lang có đoán rằng hai mươi năm nữa quan nhân mới được làm tể tướng! Thế nhưng vừa rồi, phải chăng quan nhân nằm chiêm bao thấy mình đã được làm tể tướng?". Kinh hãi quá, Tăng Viên đáp:"Quả thực là như thế! Bản nhân ngu dốt, xin hòa thượng chỉ giáo cho!" Nhà sư mỉm cười, nói:"Tu đức hành nhân thì tự nhiên là quan nhân sẽ hiểu được lẽ huyền bí của giấc chiêm bao chứ bần tăng có biết chi đâu mà chỉ giáo được cho quan nhân?" . Cả nhóm tân khoa cùng xin cáo biệt nhà sư, lên ngựa ra về. Lúc đi thăm thiền viện thì Tăng Viên vênh vang tự đắc, lúc dời khỏi thiền viện thì Tăng Viên ủ rũ buồn tênh. Hôm sau, Tăng Viên cùng lão bộc từ biệt mọi người mà lên đường, trở về Phúc Kiến.


    Về sau, chẳng ai biết cuộc đời của Tăng Viên kết thúc ra sao.

    Về làng được ít lâu, một hôm, Tăng Viên bỏ nhà vào núi ở ẩn. Về sau, chẳng ai biết cuộc đời của Tăng Viên kết thúc ra sao.

    -------------------------- hết -------------------------
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  9. #59
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    A TÚ


    Tri quân tự hữu ý trung nhân
    Nhạn đỉnh như hà nhận bất chân
    Tha nhật trùng lai hiệu ưu liệt
    Thượng nghi ảo thuật hiện song thân

    Huyện Hải Châu, tỉnh Giang Tô có gia đình vọng tộc họ Lưu, gồm Lưu ông, Lưu bà và một trai, tên Tử Cố. Lưu bà có người em trai, họ Thạch, tên Bình, cư ngụ ở huyện Cái, cùng tỉnh. Năm Tử Cố lên 10, Lưu ông bị bạo bệnh mà mất. Lưu bà ở vậy nuôi con.

    Năm năm sau. Một hôm Tử Cố được mẹ cho sang huyện Cái thăm cậu một tháng, cho gia nhân tên Bành Xích theo hầu. Tới nơi, Tử Cố được Thạch Bình cho ở riêng một phòng, còn Bành Xích thì ở chung với lũ gia nhân. Cởi bỏ hành lý xong, Tử Cố xin phép cậu cho mình ra chợ coi phố xá. Thạch Bình cho đi. Ra chợ, thấy một cửa tiệm tạp hóa, Tử Cố vào coi. Thấy người bán hàng ngồi ở quầy là một cô gái có sắc đẹp mê hồn, đột nhiên Tử Cô thấy mình bị choáng váng, rồi cứ ngây người mà đứng như kẻ bị hớp hồn. Lát sau, như người tỉnh ngủ, Tử Cố mới bước tới quầy, nói với cô gái:"Xin Cô-nương cho coi chiếc quạt trên tường!" Cô gái bèn quay mặt vào nhà trong mà gọi:"Bố ơi! Có khách muốn coi quạt!" Từ nhà trong, cha cô gái lững thững bước ra, gỡ chiếc quạt trên tường xuống, trao cho khách. Thấy cha cô gái có vẻ lạnh lùng, Tử Cố e ngại, đỡ chiếc quạt cầm coi ít phút, đưa trả cô gái, nói:"Cám ơn Cô-nương!" rồi quay mình bước ra khỏi tiệm. Đi chừng trăm bước, Tử Cố dừng chân, quay đầu nhìn lại. Chợt thấy cha cô gái từ trong tiệm bước ra đường, đi về phía chợ, Tử Cố bèn quay trở lại tiệm. Thấy khách trở lại, cô gái dợm chạy ra chợ gọi cha về thì đột nhiên bị Tử Cố ngăn lại mà nói:"Cô-nương chẳng cần phải đi mời ông nhà về làm chi! Chỉ xin Cô-nương cho biết chiếc quạt giá bao nhiêu mà thôi!" Nghe khách hỏi, cô gái đáp: "Bốn mươi đồng!" Thấy giá quá cao, Tử Cố không mặc cả, chỉ nói:"Cám ơn Cô-nương!" rồi bỏ đi.


    Lưu Tử Cố

    Sáng sau, Tử Cố lại xin phép cậu cho ra chợ chơi. Tới tiệm tạp hóa, hỏi giá chiếc quạt, cô gái lại nói giá bốn mươi đồng, Tử Cố lại nói lời cám ơn rồi bỏ đi. Cô gái vội gọi lại mà nói:"Xin quay lại! Nói thách đó! Chẳng đắt thế đâu! Hai mươi đồng thôi!" Tử Cố bèn quay lại, lấy tiền ra trả, rồi đem quạt về nhà. Vào phòng, chợt thấy mình nhớ cô gái quá, Tử Cố để chiếc quạt ở đầu giường rồi lại chạy ra chợ, tới tiệm tạp hóa. Thấy khách tới, cô gái mỉm cười, hỏi: "Muốn mua gì nữa đây?" Đang bị choáng váng vì người đẹp, nay lại thấy người đẹp mỉm cười với má lúm đồng tiền, đột nhiên tim đập thình thình, Tử Cố chỉ lắc đầu, lắp bắp:"Không muốn mua gì nữa! Chỉ muốn nói chuyện thôi!" Cô gái bèn hỏi:"Công tử họ tên chi?" Tử Cố đáp:"Họ Lưu, tên Tử Cố!” Rồi hỏi ngược:“Thế còn Cô-nương họ tên chi?" Đáp:"Họ Diêu, tên A Tú!" Rồi hỏi:"Công tử quê ở đâu?" Đáp:"Ở huyện Hải Châu, tỉnh này!” Rồi hỏi ngược:”Thế Cô-nương quê ở đâu?" Đáp:"Ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Đông!" Hỏi:"Sao lại lên đây cư ngụ?" Đáp:"Vì song thân lên đây mở tiệm tạp hóa!" Hỏi:"Tiệm có đông khách không?" Đáp:"Cũng không đông lắm!" Nói chuyện hồi lâu, chợt Tử Cố hỏi:"Ở đây có bán phấn cho đàn bà điểm trang không?" A Tú cười, đáp:"Có! Mua cho ai?" Tử Cố đáp:"Cho người quen!" A Tú bèn đi lấy phấn cho vào phong bì, rồi le lưỡi dán phong bì mà trao cho khách. Tử Cố trả tiền, rồi đứng nói chuyện đến tối. Về phòng, Tử Cố vội cất kỹ phong bì phấn vào bọc hành lý, chỉ e mất dấu lưỡi giai nhân.


    Ngày nào Lưu Tử Cố cũng xin phép cậu cho ra chợ chơi...

    Từ đó, ngày nào Tử Cố cũng xin phép cậu cho ra chợ chơi, tới tiệm nói chuyện với A Tú. Vì thế, hai người mỗi ngày một thêm thân. Nửa tháng sau. Thấy ngày nào Tử Cố cũng ra chợ, Bành Xích sinh nghi, liền lén theo dõi để dò xét thì thấy tiểu chủ mình mê một cô gái đẹp, má lúm đồng tiền, ngồi bán hàng ở chợ. Biết chuyện Bành Xích theo dõi mình, Tử Cố bèn lấy cớ mẹ mình ở Hải Châu thiếu người hầu hạ để xin cậu bắt Bành Xích phải về trước. Nghe lời Tử Cố, Thạch Bình đuổi Bành Xích về. Bành Xích về rồi, Tử Cố càng thấy nhớ A Tú, mua một cái tráp thật đẹp để cất giữ phong bì phấn, rồi mỗi khi vắng người lại lấy phong bì ra ngắm để tưởng nhớ giai nhân. Nửa tháng sau tới hạn mẹ dặn phải về, Tử Cố đành xin cáo biệt cậu để trở về Hải Châu.

    Năm sau, Tử Cố 16, lại được mẹ cho sang huyện Cái thăm cậu một tháng, nhưng lần này Tử Cố được mẹ cho đi một mình. Tới nơi, sau khi chào hỏi cậu và cởi bỏ hành lý, Tử Cố xin phép cậu cho ra chợ chơi. Được cậu cho phép, Tử Cố vội phóng mình ra đường, chạy thẳng tới tiệm tạp hóa của Diêu ông. Tới nơi, thấy cửa tiệm đóng, Tử Cố buồn rầu, thất thểu về phòng, nằm vật xuống giường. Chợt nghĩ có thể là mình tới sớm quá, cửa tiệm chưa mở, Tử Cố lại vùng dậy, chạy ra chợ. Tới nơi, thấy cửa tiệm vẫn đóng, Tử Cố càng buồn thêm. Đi quanh tiệm hỏi thăm, được biết vì cửa tiệm chẳng đông khách lắm, Diêu ông tạm đóng cửa, đưa vợ con xuống Quảng Đông thăm quê, Tử Cố cứ ngẩn ngơ như kẻ mất hồn. Hỏi thăm bao giờ Diêu ông trở lại, thấy ai cũng đáp là không biết, Tử Cố buồn bã, lủi thủi ra về. Vì ở huyện Cái không còn bóng dáng A Tú nên hai hôm sau, Tử Cố xin phép cậu cho về Hải Châu, lấy cớ là về để đi học. Thạch Bình cho về.

    Thấy con về, Lưu bà hỏi:"Sao về sớm thế?" Tử Cố đáp:"Vì con muốn về để đi học!" Tuy nhiên, mấy ngày sau đó, thấy con chẳng đi học, chỉ nằm trên giường thở dài, Lưu bà gặng hỏi thì Tử Cố thú thực là mình tương tư A Tú, con gái ông bà chủ tiệm tạp hóa ở huyện Cái. Nhân dịp ấy, Bành Xích bèn mách với Lưu bà mọi điều mà mình đã dò xét được từ năm ngoái, khi theo Tử Cố sang thăm Thạch Bình. Nghe Bành Xích mách, Lưu bà bèn cấm không cho Tử Cố sang huyện Cái nữa. Vì tương tư A Tú, Tử Cố buồn bã, bỏ cả ăn uống, khiến Lưu bà lo lắng. Đắn đo suy nghĩ, thấy chiều con là hơn cả, Lưu bà bèn viết cho em một lá thư, sai con đem sang huyện Cái. Tới nơi, Tử Cố trao thư của mẹ cho cậu. Mở thư ra coi, thấy chị muốn nhờ mình đứng ra làm mối con gái Diêu ông cho cháu, Thạch Bình liền phục sức chỉnh tề rồi tới tiệm tạp hóa của Diêu ông. Lát sau, khi thấy cậu trở về, Tử Cố nôn nóng chạy ra hỏi:"Thưa cậu, Diêu ông đưa gia đình xuống Quảng Đông, chẳng hay đã về chưa?" Thạch Bình gật đầu, đáp:"Về rồi!" Tử Cố hỏi:"Thưa Cậu, Cậu đã hỏi giùm cháu chưa?" Thạch Bình gật đầu, đáp:"Hỏi rồi!" Nửa mừng nửa lo, Tử Cố hỏi:"Thưa Cậu, việc có thành không?" Thạch Bình lắc đầu, đáp:"Không thành!" Tử Cố tái mặt, hỏi:"Thưa Cậu, vì sao?" Thạch Bình đáp:"Vì Diêu ông đã hứa gả con cho một chàng trai ở Quảng Ninh rồi!" Nghe cậu nói, Tử Cố thất vọng, mặt buồn rười rượi, lòng nguội như tro.

    Sáng sau, Tử Cố xin cáo biệt cậu để lên đường về nhà. Nhìn theo đứa cháu thất tình, Thạch Bình cũng cảm thấy ái ngại cho cháu. Về nhà, vì buồn rầu, suốt ngày Tử Cố chỉ ôm cái tráp đựng phong bì phấn mà khóc, cầu xin thần linh cho mình được gặp một cô gái khác, giống hệt A Tú.

    Còn nữa...
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  10. #60
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    A Tú


    Tiếp theo...

    Thấy con buồn rầu, Lưu bà bèn sang nhà bà mối họ Vu, ở bên hàng xóm, thuật chuyện con thất tình, rồi nhờ Vu bà kiếm cho con một cô vợ. Vu bà hỏi:"Cô gái mà công tử mê mẩn họ tên là gì?" Lưu bà đáp:"Cô ấy họ Diêu, tên A Tú!" Vu bà hỏi:"Là con cái nhà ai!" Lưu bà đáp:"Là con gái ông bà chủ nhân một tiệm tạp hóa ở huyện Cái!" Vu bà nói:" Ủa! Ngỡ là ai chứ gia đình ấy thì lão thân quen! Để rồi lão thân sẽ kiếm cho công tử một cô gái khác, giống như A Tú!"

    Cuối năm ấy. Một hôm, Vu bà sang nhà Lưu bà, nói:"Lão thân vừa sang huyện Phúc Châu về. Tình cờ đi qua cổng biệt thự họ Hoàng, lão thân thấy một nữ lang đứng dưới mái hiên, trông giống A Tú lắm! Vậy lão bà hãy cho công tử sang Phúc Châu mà xem mặt nữ lang ấy!" Lưu bà bèn cám ơn Vu bà. Sau khi Vu bà cáo biệt, Lưu bà gọi Tử Cố vào phòng, thuật chuyện cho nghe rồi sai Bành Xích rong xe ngựa cho Tử Cố sang Phúc Châu. Được mẹ cho đi xem mặt giai nhân, Tử Cố mừng lắm. Tới nơi, hỏi thăm huyện dân, được biết biệt thự họ Hoàng ở cửa Tây huyện thành, Tử Cố bảo Bành Xích rong xe tới. Dòm qua cổng, thấy một nữ lang đứng dưới mái hiên, trông giống A Tú lắm, Tử Cố mới tin lời Vu bà. Tuy nhiên, Tử Cố cứ thắc mắc mãi hai điều là tại sao trong thiên hạ lại có hai người giống nhau đến thế? Và tại sao một nữ lang cư ngụ trong một biệt thự sang trọng mà chẳng điểm trang chi cả, ăn mặc toàn áo quần cũ, trông tựa áo quần lâu ngày không giặt. Thấy có khách đứng ở ngoài cổng nhìn mình, nữ lang bèn quay vào nhà, đứng lấp ló sau cánh cửa, thập thò nửa mặt mà nhìn khách.

    Tử Cố bèn bảo Bành Xích rong cho mình xe sang căn nhà phía đông biệt thự, xin chủ nhà cho thuê một tháng. Chủ nhà nói giá, Tử Cố ưng thuận, lấy tiền ra trả. Nhận tiền thuê xong, chủ nhà đi ngay. Cởi bỏ hành lý xong, Tử Cố trở lại cổng biệt thự, mong lại được nhìn thấy nữ lang,nhưng chẳng thấy đâu. Từ hôm ấy, ngày nào Tử Cố cũng để ý tìm nữ lang nhưng bóng dáng giai nhân vẫn biệt tăm. Tháng sau. Một sáng, Tử Cố nản chí, định hôm sau sẽ trả nhà cho chủ rồi sai Bành Xích rong xe cho mình trở về Hải Châu. Chiều ấy, sang thăm biệt thự lần cuối, bỗng Tử Cố lại thấy nữ lang đứng dưới mái hiên. Lần này, thấy Tử Cố đứng ở ngoài cổng, đột nhiên nữ lang giơ tay chỉ về phía sau biệt thự, rồi đưa tay vỗ trán. Thấy lạ, đang gắng nghĩ xem nữ lang vỗ trán như thế là ngụ ý gì thì Tử Cố chợt thấy nữ lang bước vào nhà, đóng cửa lại. Tử Cố bèn quyết định cứ vòng ra phía sau biệt thự xem sao. Thấy phía sau là một khu vườn rộng rãi, chung quanh có tường cao bao bọc, nhưng ở mé tây, có một chỗ bờ tường thấp hẳn xuống, Tử Cố nghĩ rằng nữ lang đã vỗ trán để ra dấu bảo mình ra chỗ tường thấp ấy để gặp nhau. Tử Cố bèn tới núp vào một bụi cỏ ở gần chỗ tường thấp, nhìn lên mà chờ. Lát sau, Tử Cố thấy nữ lang ra vườn, đứng sát chỗ tường thấp, thò đầu ra ngoài mà gọi:"Lưu lang! A Tú đây! Có phải chàng đang núp trong bụi cỏ đó không?" Nghe tiếng nữ lang, Tử Cố bèn chui ra khỏi bụi cỏ mà đáp:"Phải! Ta đang chờ nàng!" Bước tới chỗ tường thấp, nhìn kỹ nữ lang, thấy đích thực là A Tú, Tử Cố vui mừng, chẳng cầm được nước mắt. Nữ lang bèn rút từ túi áo ra một chiếc khăn hồng, thò tay qua tường mà lau nước mắt cho Tử Cố. Vừa cảm động, vừa ngạc nhiên, Tử Cố hỏi: "Biệt thự này của ai?" Nữ lang đáp:"Của ông cậu họ!" Tử Cố hỏi:"Quý danh ông cậu là chi?" Nữ lang đáp:"Họ Hoàng, tên Lý!" Tử Cố hỏi: "Cha nàng đã hứa gả nàng cho một chàng trai ở Quảng Ninh rồi, sao nàng còn lên đây cư ngụ?" Nữ lang đáp:"Làm gì có chuyện đó! Chàng nghe ai nói?" Tử Cố kinh ngạc, nói:" Ủa! Chính cha nàng đã nói với cậu của ta như thế mà!" Nữ lang nói: "Chẳng phải thế đâu! Hôm cậu của chàng tới hỏi thiếp cho chàng thì cha thiếp lượng lự, chưa muốn nhận lời! Cậu của chàng hỏi nguyên do thì cha thiếp đáp là vì chàng ở Hải Châu, xa huyện Cái quá, nếu gả thiếp cho chàng thì ít khi cha thiếp có dịp gặp thiếp! Nghe thấy thế, cậu của chàng mới đặt chuyện ra mà nói để cho chàng đừng hy vọng chi nữa mà thôi" Tử Cố nói:"Đúng thế! Ta cứ ngỡ rằng ta chẳng còn hy vọng gì để được gặp lại nàng! Nay được gặp lại thì chẳng phải là duyên số hay sao?" Nói xong, Tử Cố toan trèo tường vào vườn thì nữ lang ngăn lại, nói:"Đừng trèo vào! Cứ về đi! Tối nay, cho Bành Xích tiền, bảo y ra chợ thuê phòng mà ngủ! Đến khuya thiếp sẽ sang!" Mừng quá, Tử Cố chạy về nhà, cho Bành Xích tiền mà nói:"Hãy ra chợ mà chơi, rồi tìm quán trọ ở ngoài ấy mà ngủ! Sáng mai hãy về!"

    Tối ấy, Tử Cố để ngỏ cửa. Tới khuya, quả nhiên thấy nữ lang đẩy cửa bước vào phòng, Tử Cố mừng quá, kéo ghế mời ngồi, kể lể nhớ nhung. Nghe xong, nữ lang liền đứng dậy, kéo Tử Cố lên giường mà ân ái. Nằm đến canh tư, chợt nữ lang vùng dậy, mặc áo quần rồi chào Tử Cố mà đi. Tử Cố giữ lại thì nữ lang chỉ lắc đầu, hẹn đêm sau sẽ sang. Từ đó, hàng đêm, cứ chờ cho Bành Xích ngủ say là nữ lang lại sang ngủ với Tử Cố. Mải vui với nữ lang, Tử Cố quên bẵng việc về nhà.

    Nửa tháng sau. Một đêm, khi thức giấc, Bành Xích chợt nhớ ra rằng hồi tối mình quên chưa cho ngựa ăn, bèn vùng dậy, đi lấy thóc đem ra cho ngựa. Khi đi qua cửa phòng tiểu chủ, thấy đèn còn sáng, Bành Xích bèn tới khe cửa dòm vào. Thấy tiểu chủ đang ngồi nói chuyện với một nữ lang, Bành Xích giật mình kinh hãi, vội đem thóc ra chuồng cho ngựa rồi trở về phòng đi ngủ. Sáng sau, Bành Xích ra chợ Phúc Châu, dò hỏi về những người cư ngụ trong biệt thự họ Hoàng. Về đến nhà, Bành Xích đi tìm tiểu chủ mà hỏi:"Đêm qua, nữ lang ngồi trong phòng nói chuyện với tiểu chủ là ai?" Tử Cố chối:"Đêm qua, làm gì có nữ lang nào ngồi trong phòng ta!” Rồi hỏi ngược:”Mi nghe ai nói?" Đáp: "Tiểu nhân chẳng nghe ai nói cả! Chính mắt tiểu nhân đã nhìn thấy! Tối qua, khi thức giấc, thấy trong phòng tiểu chủ đèn còn sáng, tiểu nhân mới tới khe cửa dòm vào thì thấy như thế!" Biết Bành Xích đã rõ chuyện, Tử Cố bèn đáp:"Nữ lang ấy là A Tú, con gái Diêu ông, chủ tiệm tạp hóa ở huyện Cái!" Bành Xích lắc đầu, nói: "Chẳng phải đâu!" Hỏi:"Sao mi biết là chẳng phải?" Đáp:"Vì cô A Tú chẳng quen biết chi với chủ nhân biệt thự họ Hoàng cả!" Tử Cố nói:"Mi lầm rồi! Chủ nhân biệt thự là cậu họ của cô ấy!" Bành Xích lại lắc đầu, nói:"Chẳng phải đâu!" Hỏi:"Sao mi biết?" Đáp:"Vì tiểu nhân đã ra chợ hỏi kỹ rồi! Ai cũng nói là vì biệt thự họ Hoàng bị bỏ hoang nên có một con chồn cái già lẻn vào cư ngụ! Thỉnh thoảng chủ nhân biệt thự mới thuê một thanh niên bạo dạn tới cắt cỏ và dọn dẹp mà thôi!" Hỏi:"Thế mi nghĩ nữ lang ấy là ai?" Đáp:"Nữ lang ấy chính là hóa thân của con chồn cái già!" Hỏi:"Sao mi biết?” Đáp:"Vì nếu là người thì nữ lang ấy phải điểm trang sạch sẽ chứ đâu có ăn mặc xốc xếch dơ bẩn như thế? Vả lại nữ lang ấy có sắc mặt trắng bệch, có gò má cao, lại không có má lúm đồng tiền thì chẳng thể nào là cô A Tú được!" Thấy Bành Xích nói có lý, Tử Cố kinh hãi, hỏi:"Thế bây giờ ta phải làm thế nào?" Bành Xích đáp: "Đêm nay, tiểu nhân sẽ giấu dao nhọn trong người, núp ở ngoài phòng tiểu chủ! Chờ cho nữ lang ấy tới, tiểu nhân sẽ xông vào phòng, rút dao ra đâm!" Cho là kế hay, Tử Cố gật đầu ưng thuận.


    A Tú

    Đêm ấy, khi vừa bước chân vào phòng Tử Cố, nữ lang đã lên tiếng:"Thiếp biết đêm nay chàng vừa có lòng ngờ vực thiếp! Lẽ ra, thiếp chẳng tới nữa, nhưng thiếp vẫn cứ tới để cùng chàng yến ẩm, trước khi chia tay!" Nữ lang vừa dứt lời thì Tử Cố thấy cửa phòng sịch mở, rồi thấy Bành Xích hung hăng rút dao xông tới chỗ nữ lang. Đột nhiên, nữ lang quát:"Buông dao!" Tức thì con dao trong tay Bành Xích bị văng xuống sàn, tựa hồ như cổ tay Bành Xích bị gậy đập trúng vậy. Nữ lang lại quát:"Mau đi lấy rượu đem ra đây để ta cùng chủ ngươi uống từ biệt!" Thấy sự việc xảy ra như thế, Tử Cố đâm ra kinh hãi nữ lang, bèn bảo Bành Xích: "Hãy chịu khó bày một tiệc rượu để ta thù tạc với vị khách đây lần cuối!" Bành Xích đành tuân lời tiểu chủ mà bày tiệc rượu.

    Tử Cố mời nữ lang nhập tiệc. Nữ lang liền ngồi vào bàn yến ẩm, coi như chẳng có chuyện gì xảy ra. Thế nhưng, giữa tiệc, đột nhiên nữ lang hỏi:”Tuy thiếp chẳng phải là A Tú, nhưng tự nghĩ mình cũng chẳng xấu xí gì! Chàng nghĩ sao về nhan sắc của thiếp?" Kinh hãi quá, Tử Cố chỉ mấp máy môi lắp bắp, chẳng nói nên lời. Nữ lang lại tiếp:"Thiếp biết rõ là bây giờ chàng đang kinh hãi thiếp lắm! Sao chàng chẳng hỏi thẳng thiếp cho ra lẽ, việc chi phải để cho gia nhân mai phục, rút dao đâm thiếp?” Cực kỳ kinh hãi, tóc gáy dựng ngược, Tử Cô cứng họng, chẳng đáp được lời nào. Khi nghe đồng hồ điểm canh ba, nữ lang nâng chén uống cạn một hơi, rồi nói:"Bây giờ thiếp tạm biệt chàng! Chừng nào chàng động phòng hoa chúc với A Tú thì thiếp sẽ tới gặp giai nhân để so đẹp xấu! Thôi thiếp đi đây! Hẹn sẽ gặp lại!" Nói xong, nữ lang biến mất. Tử Cố bèn trả nhà cho chủ, bảo Bành Xích rong xe cho mình sang thẳng huyện Cái.

    Tới nơi, vì vẫn tin lời nữ lang là cậu mình đã đặt chuyện Diêu ông hứa gả con cho một chàng trai ở Quảng Ninh, Tử Cố giận cậu lắm, chẳng đến chào hỏi cậu nữa. Tử Cố chỉ sai Bành Xích rong xe cho mình tới chợ huyện, thuê một căn nhà gần tiệm tạp hóa của Diêu ông mà ở.

    Còn nữa...
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •