Trang 1/6 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 60

Chủ đề: Phép Dưỡng sinh theo triết lý của Trang Tử

  1. #1
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Phép Dưỡng sinh theo triết lý của Trang Tử


    Lời bạt

    Học thuyết Lão Trang có ảnh hưởng rộng lớn trong triết lý nhân sinh quan của các dân tộc Á Đông, trong đó hai tác phẩm lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ: “Lão tử Đạo Đức Kinh” và “Trang tử Nam Hoa Kinh”. Đây cũng là hai cuốn sách gối đầu giường của những người theo đạo Lão Trang, đồng thời là hai cuốn sách tham khảo kinh điển của các hệ phái Võ học theo trường phái Đạo gia. Nhận thấy tầm quan trọng của cuốn sách “Trang Tử - Nam Hoa Kinh”, ngochai xin được giới thiệu sơ lược nội dung của cuốn sách-đặc biệt là những vấn đề và luận điểm liên quan tới Võ học để các huynh đệ bằng hữu gần xa thưởng lãm.

    Lão tử và Trang tử là hai triết gia làm tốn giấy mực cho đời sau nhiều nhất: mỗi nhà ít gì cũng được cả trăm người khác chú giải. Một phần là vì triết thuyết của họ rất sâu sắc, ảnh hưởng tới tư tưởng và đời sống Trung Hoa. Nhưng nguyên nhân chính là văn của họ cô động quá, hàm súc quá, có thể hiểu được nhiều cách, nhiều chỗ không ai biết chắc được họ muốn nói gì, đành phải suy đoán. Hai bộ Đạo Đức kinh và Trang tử (Nam Hoa kinh) so với hai bộ Luận ngữ và Mạnh tử về phương diện sáng sủa thực khác nhau xa quá: một bên mù mờ bao nhiêu, một bên sáng sủa bấy nhiêu.

    Những nội dung nêu trong loạt bài được người viết tham khảo và sưu tầm từ nhiều nguồn.


    ngochai

    --------------------------------------------------------




    PHÉP DƯỠNG SINH (Dưỡng Sinh chủ)


    Luận:

    Đời người có hạn mà tri thức thì vô cùng. Đem cái có hạn mà đuổi theo cái vô cùng thì tinh thần sẽ mệt mỏi; đã mệt mỏi mà vẫn không ngừng nữa thì sẽ chết mất. Làm điều thiện thì bị lụy vì danh tiếng, làm điều ác thì chịu khổ vì hình phạt. Chỉ người nào giữ cái đạo TRUNG (không thiên lệch, không thái quá) là bảo toàn được thân-mệnh mà phụng dưỡng được cha mẹ, sống được trọn tuổi với đời.

    Con Trĩ ở trong chằm, cứ mười bước lại mổ (một thức ăn), trăm bước lại uống, không chịu bị nhốt để người ta nuôi, vì được nuôi, tuy không phải khó nhọc, nhưng không thích.

    Hết thanh củi này tới thanh củi khác, nhưng lửa vẫn lan tới vô cùng.

    Giải:

    Muốn được thảnh thơi, tiêu dao sống trọn tuổi trời thì phải biết phép dưỡng sinh, mà phép dưỡng sinh phải thuận lẽ trời (theo tự nhiên).

    Việc đời vô cùng phức tạp, nhưng cứ theo lý tự nhiên mà thích ứng với nó, điều khiển nó thì không mệt sức, không thương tổn tinh thần. Sống chết, tai ương là lẽ tự nhiên, là mệnh trời, đừng buồn vì những cái đó. Đừng quá trọng vật chất, mà cần biết trọng tinh thần tự do, thư thái như con Trĩ. Sau cùng phải giữ đạo TRUNG, đừng làm quá sức mình.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 05-06-2012 lúc 11:33 AM

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Dưỡng sinh của bác với Lão Trang cao siêu quá, em không theo được. Em thì cứ thế này này:
    Nhật xuất nhi tác
    Nhật nhập nhi quy
    Quật tỉnh nhi ẩm
    Canh điền nhi thực
    Đế lực ư ngã hà hữu tai?
    tạm dịch:
    Mặt trời mọc thì dậy làm việc
    Mặt trời lặn thì nghỉ ngơi
    Đào giếng mà giải khát
    cày ruộng lấy mà ăn
    Đế vương nào có được (cuộc sống an nhàn, tự do, tự tại) như ta?
    Hehe!!!
    Kính bác.

  3. #3
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts
    Quote Nguyên văn bởi minh_anh Xem bài viết
    Mặt trời mọc thì dậy làm việc
    Mặt trời lặn thì nghỉ ngơi
    Đào giếng mà giải khát
    cày ruộng lấy mà ăn
    Đế vương nào có được (cuộc sống an nhàn, tự do, tự tại) như ta?
    ---------------

    Chỉ với một đoạn thơ ngắn mà minh_anh đã "điểm huyệt" trúng vấn đề cốt lõi của "vô vi".

  4. #4
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Chương KHẮC Ý - Trang Tử


    Lời bạt

    Chương Khắc Ý của Trang Tử có nhiều lập luận liên quan đến lý luận Tinh-Khí-Thần của võ thật và dưỡng sinh. Có rất nhiều điểm quan trọng cần tham khảo.

    "Chất phác là giữ cho tinh thần không tạp, thuần khiết là giữ cho tinh thần không hao tổn."

    ngochai

    -----------------------------


    Hít thở thật sâu và chậm, tống khí độc ra, hít khí sạch vào, treo mình lên như con gấu, duỗi mình ra như con chim để được sống lâu, đó là hành vi của kẻ sĩ đạo dẫn luyện khí, như ông Bành Tổ (một phái theo Đạo giáo khá đông thời Tần và đầu Hán).

    Không mài luyện ý chí mà hành vi tự nhiên cao thượng, không nghĩ tới nhân nghĩa mà tự nhiên vẫn là sửa mình (tu thân), không lập công danh mà vẫn nhàn tản, không đạo dẫn luyện khí mà vẫn thọ, quên hết mà vẫn có đủ, điềm tĩnh đến cực điểm mà bao nhiêu cái tốt đẹp ở đời đều tụ cả nơi mình, như vậy mới là đạt được chính đạo của trời đất, mỹ đức của thánh nhân.

    Cho nên bảo: “Điềm đạm tích mịch hư vô, vô vi, đó là căn bản của trời đất, bản chất của đạo đức. Thánh nhân an tĩnh, an tĩnh thì quân bình thoải mái; quân bình và thoải mái thì điềm đạm, điềm đạm thì không ưu tư, hoạn nạn và tà khí không xâm nhập vào mình được, nhờ vậy mà đức được toàn vẹn, tinh thần không bị thương tổn.”

    Thánh nhân sống theo luật tự nhiên và chết là biến hóa, khi tĩnh thì tịch mịch như khí âm, khí động thì vận hành như khí dương, không gây phúc cũng không gây họa, có cảm xúc rồi mới phản ứng, có bức bách rồi mới phản động, bất đắc dĩ mới đứng dậy, bỏ trí tuệ, kỹ xảo mà thuận theo tự nhiên. Vì vậy mà không bị tai họa của trời, không bị hệ lụy của vật, không bị lời bài bác của người, không bị sự trách phạt của quỷ thần. Sống thì như bồng bềnh (với đời), chết thì như nghỉ ngơi. Không tư lự, không dự tính, sáng đấy mà không chói lọi, có đức tin đấy mà không nhất định phải đúng hẹn; khi ngủ thì không mộng mị, tỉnh dậy không ưu sầu, tinh thần trong sách, tâm hồn không mệt mỏi. Nhờ hư vô điềm đạm mà hợp với đức trời (đức tự nhiên).

    Vui buồn mà không làm hại cho đức, mừng và giận làm hại cho đạo, yêu và gét làm mất cái đức. Cho nên lòng không vui buồn là đạt được chí đức, tinh thần thuần nhất bất biến là đạt được chí tĩnh, không chống đối ai là đạt được chí hư, không tiếp xúc với vật là điềm đạm cùng cực, không có gì là không thuận lòng là đạt được sự tinh túy cùng cực.

    Cho nên bảo: “Làm việc khó nhọc mà không nghỉ là thân thể mệt mỏi, dùng tinh lực hoài thì lao tổn, lao tổn tỏn thì sẽ khô kiệt. Cũng như nước kia, không hỗn tạp thì trong trẻo, không động thì phẳng lặng, nhưng nếu úng tắc tù hãm thì cũng hết trong. Nước tượng trưng cho cái đức của trời. Cho nên, thuần túy mà không tạp, tĩnh mà nguyên chất thì không biến động, đạm bạc mà vô vi, khi động thì theo sự vận chuyển của trời (quy luật tự nhiên), đó là phép di dưỡng thần khí.

    Tinh thần con người là cái rất quý, có thể đi khắp bốn phương, không đâu không tới, trên thì lên tới trời, dưới thì bao quát đất, nuôi khắp vạn vật mà không có hình tượng nào cả, có thể bảo nó ngang với Thượng đế. Cái đạo thuần hóa chất phác là giữ thần khí đừng để mất nó, như vậy đạo và thần khí sẽ là một, là một thì thông và hợp với thiên lý.

    Tục ngữ có câu: “Hạng thường nhân trọng của cải, kẻ sỹ liêm khiết trọng danh, bậc hiền sỹ trọng chí tiết, bậc thánh nhân trọng tinh thần.” Cho nên, chất phác là giữ cho tinh thần không tạp, thuần khiết là giữ cho tinh thần không hao tổn. Bậc chân nhân hiểu được lẽ chất phác và thuần khiết.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 13-04-2012 lúc 02:22 PM

  5. #5
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Chương THIỆN Ý - Trang Tử

    Lời bạt:

    Phần này Trang Tử đã luận về Đạo và Đức một cách sâu sắc rồi mở rộng ra các vấn đề khác, trong đó câu này rất hay:

    "Đạo không thể hợp được với một hành vi nhỏ mọn. Đức không thể hợp được với kiến thức hẹp hòi."

    ngochai


    ----------------------------------------

    Cổ nhân trong cảnh hỗn mang, hợp nhất với hoàn cảnh mà được điềm đạm, yên lặng. Thời đó, âm dương điều hòa với nhau, quỷ thần không quấy nhiễu, bốn mùa ứng hợp với thời tiết, vạn vật không bị thương tổn(không làm hại nhau), không chết yểu, ai cũng có trí tuệ nhưng không dùng tới. Như vậy gọi là thời “chí nhất” (hợp nhất hoàn toàn), thời đó không ai “hữu vi”, cái gì cũng theo luật tự nhiên.

    Rồi tới thời đạo đức suy vi, Toại Nhân và Phục Hy bắt đầu cai quản thiên hạ, biết thuận theo lòng dân mà không còn hợp nhất hoàn toàn nữa. Kế đó, đạo đức lại suy thêm, Thần Nông và Hoàng Đế lên trị dân, không làm theo lòng dân mà chỉ làm cho thiên hạ được thái bình thôi. Đạo đức lại suy thêm, Nghiêu và Thuấn lên trị dân đặt ra kỷ cương, giáo hóa, làm cho dân mất sự thuần khiết, chất phác, bỏ Đạo để làm điều thiện, hành động trái với Đức, rồi tới bỏ thiên tính mà theo nhân tâm. Người ta lấy lòng dò xét nhau, nên không an định được thiên hạ. Rồi người ta dùng lời hoa mỹ để tô điểm về sự học rộng (để thuyết phục). Lời hoa mỹ làm hại cái chất phác, sự học rộng làm chìm dần cái tâm linh. Do đó dân chúng mê loạn, không thể trở về bản tính nguyên thủy được nữa.

    Do đó ta thấy người đời đã đánh mất cái Đạo (chân chính) và cùng với cái Đạo mà suy bại luôn. Đạo và đời làm hại lẫn nhau. Mà người hiểu được Đạo làm sao xuất hiện được, người đời làm sao phát triển đạo được? Đạo không phát triển được ở đời, đời không phát triển được ở Đạo thì bậc thánh nhân dù không ẩn trong rừng núi, đức cũng bị che lấp, không sáng được. “ẨN” không có nghĩa là giấu mình mà là bị che lấp. Thời xưa, ẩn sỹ không phải là người ẩn mình không cho ai thấy, hoặc ngậm miệng không nói, hoặc giấu trí tuệ không cho nó bộc lộ ra. Họ làm ẩn sỹ vì đời đã không thuận mà loạn. Nếu thời đó mà thuận thì họ đã ảnh hưởng khắp thiên hạ, đã phục hồi được sự “hợp nhất hoàn toàn” mà không để lại một dấu vết nào. Vì không gặp thời nên bị cảnh khốn cùng, họ ráng giữ vững bản nguyên, yên tĩnh đợi thời, bảo toàn được thân. Người xưa biết bảo toàn cái thân thì không dùng lời phù hoa tô điểm cho trí tuệ, không dùng trí tuệ của mình làm cho thiên hạ khổ sở, không dùng trí tuệ làm hại cái Đức. Họ thận trọng xử thế để trở về với bản tính, chứ còn làm gì bây giờ?

    Đạo không thể hợp được với một hành vi nhỏ mọn., Đức không thể hợp được với kiến thức hẹp hòi. Kiến thức hẹp hòi làm thương tổn cái Đức, hành vi nhỏ mọn làm thương tổn Đạo. Phải sửa mình cho ngay, chỉ có thế thôi. Người nào bảo toàn được thiên tính là người ấy sung sướng.

    Cổ nhân bảo sung sướng không phải là có chức cao, bổng hậu, mà là không làm tăng thêm niềm vui của mình được nữa. Ngày nay cho sung sướng là có chức cao bổng hậu, những cái đó thuộc về bản thân chứ không phải bản tính của mình; chúng là ngoại vật, tới với ta chỉ tạm thời. Chúng tới, ta không thể cự tuyệt được, chúng đi ra cũng không ngăn cản được. Đừng vì chức cao bổng hậu mà khoái chí, đừng nên vì cảnh khốn cùng mà chạy theo thế tục. Người nào vui cả trong hai cảnh, chức cao bổng hậu và khốn cùng thì không lo lắng gì hết. Mất những cái gửi tạm đó đi mà mình mất vui thì đủ biết mình có vui cũng là đánh mất bản tính rồi. Cho nên bảo: “Táng thân vì chức tước, của cải, để cho thế tục làm mất bản tính của mình thì là hạng người lộn ngược đi bằng đầu.” (ý nói lộn ngược với cái gốc, với cái đáng trọng).

    Người nào muốn sửa tính mà dùng cái học thức thế tục để khôi phục bản thể của nó, người nào muốn chế dục mà dùng những tư tưởng thế tục để được sáng suốt, những người đó là bọn mê muội.

    Người xưa muốn tu đạo thì nuôi trí tuệ bằng sự điềm tĩnh. Trọng phép dưỡng sinh mà không dùng trí tuệ thì mới thực là dùng trí tuệ để nuôi dưỡng sự điềm tĩnh. (ý nói: đừng suy nghĩ, đừng dùng trí xảo, cứ hồn nhiên sống, như vậy sẽ được điềm tĩnh). Trí tuệ và điềm tĩnh cùng nuôi lẫn nhau thì sự điều hòa, trật tự, tự nhiên phát ra. Đức là điều hòa, Đạo là trật tự. Cái Đức bao dung được hết thảy, đó là Nhân. Cái Đạo thích nghi được với mọi người, đó là Nghĩa. Trung là hiểu được cái Nghĩa và thân với người khác. Nhạc giúp con người thuần khiết, thành thực mà trở về với cái tính tự nhiên. Lễ giúp con người thành Tín, trong hành vi, trong lời nói, nghiêm chỉnh, văn nhã dong mạo, cử chỉ. Nếu theo ý một người mà đặt ra Lễ Nhạc rồi bắt mọi người theo thì thiên hạ sẽ loạn. Gương dùng đức hạnh của mình mà sửa đổi người khác thì làm cho người ta bất bình, mà bất bình thì là mất bản tính rồi.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 12-04-2012 lúc 10:52 AM

  6. #6
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb Chương CHÍ LẠC - Trang Tử

    Lời bạt

    Phần này, thông qua quan niệm Chí lạc - cực vui, Trang Tử phát triển và nhấn mạnh sự quan trọng và biến hóa của triết lý “vô vi” cho rất nhiều vấn đề khác trong cuộc sống.

    “Cực vui thì không vui, cực có danh dự thì không có danh dự”.

    “Trời đất không làm gì cả mà không có gì mà không làm”.

    ngochai

    ----------------------------------------


    Trên đời có cái gì cực vui (chí lạc) làm cho người ta bảo toàn cái thân được không? Muốn có nó nên làm gì? Dựa vào cái gì? Tránh cái gì? Nhận cái gì? Lại gần cái gì? Xa lánh cái gì? Yêu cái gì? Gét cái gì?

    Cái mà mọi người trọng là Phú, Quý, Thọ, đều tốt; cái mà mọi người lấy làm vui thích là mạnh khỏe, ăn ngon, mặc đẹp, được hưởng thanh sắc. Cái mà mọi người khinh là sự bần tiện, chết yểu, ác tật; cái mà mọi người lấy làm đau khổ là thân không được an vui, miệng không được ăn ngon, mình không được mặc đẹp, tai mắt không được hưởng thanh sắc. Ai không được những cái đó thì rầu rĩ, lo sợ. Như vậy chẳng ngu sao, vì những cái đó chỉ là vui về hình hài.

    Người giầu lao khổ, làm việc cho nhiều để tích trữ tiền của mà họ tiêu không hết, như vậy là đối với hình hài, họ quá cầu cái vật chất ở ngoài. Người sang (có chức vụ quan trọng), hết ngày tới đêm suy nghĩ , lo lắng không biết việc mình làm tốt hay xấu, như vậy là đối với hình hài, họ coi thường nó quá.

    Người ta mới sinh ra đời đã phải lo lắng rồi, nếu trường thọ thì tinh thần mê muội đi, lo lắng nhiều mà vẫn không chết cho, sao mà khổ thế! Như vậy là xa lạ với hình hài, quên không bảo toàn nó. Bậc liệt sỹ hy sinh cho người khác, được thiên hạ khen, nhưng không bảo toàn được sinh mệnh. Không biết như vậy cái thiện có thực là thiện hay không? Hay bất thiện đấy? Bảo nó là thiện thì sao lại không bảo toàn được sinh mệnh của mình? Bảo là không thiện thì sao lại bảo toàn được sinh mệnh của người khác?

    Khi xét hành vi của người đời cùng cái họ lấy làm vui, thì không biết cái vui đó có thực là vui không. Cái mà người ta lấy làm thú và hăm hở tranh nhau, như không thể làm khác được và được mọi người gọi là vui: cái đó có là vui thực không?

    Vô vi mới thực là vui, nhưng mọi người cho đó là rất khổ. Cho nên, “cực vui thì không vui, cực có danh dự thì không có danh dự”.

    Cái phải trái trong thiên hạ, quả là chưa định được; nhưng vô tri thì quyết định được phải trái. Nếu cái cực vui mà làm cho con người ta sống thỉ chỉ có vô vi mới bảo toàn được thân mệnh. Xin thử giải thích: Trời vô vi nên mới trong xanh, Đất vô vi nên mới yên tĩnh. Hai cái vô vi đó phối hợp nhau mà vạn vận mới sinh hóa. Thấp thoáng mập mờ không biết từ đâu mà ra, thấp thoáng mập mờ mà không có hình tượng. Vạn vật phồn tạp, đều từ vô vi mà ra. Cho nên nói, “trời đất không làm gì cả mà không có gì mà không làm”. Ai là người có thể vô vi được đây?
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 13-04-2012 lúc 02:35 PM

  7. #7
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb Chương ĐẠT SINH - Trang Tử

    Lời bạt

    Phần này, Trang Tử nhấn mạnh đến thuyết “vô vi”. Qua ngôn từ, dưới góc độ nhìn nhận của con người hiện đại ngày nay, có thể thấy nội dung phần này mang tính khó hiểu, có thể còn mang tính cực đoan. Tuy nhiên người đọc nên nắm lấy những ý cốt lõi, mang tính triết lý để tham khảo.

    "Trời Đất là cha mẹ của muôn loài. Trời đất (âm dương, ngũ hành) hợp thì thànhh hình thể (của muôn loài), tán thì muôn loài lại trở về nguồn gốc (lúc chưa sinh). Ai giữ được toàn vẹn hình thể và tinh thần thì biết thích ứng với mọi hoàn cảnh thay đổi."


    ngochai


    --------------------------------------------------------

    Người nào thực hiểu được sự sống thì không quan tâm đến những cái mà sự sống của mình không làm gì được; người nào thực hiểu được vận mạng thì không quan tâm tới những cái mà trí tuệ mình không làm gì được. Muốn nuôi thân thể thì trước hết phải có thức ăn thức uống; nhưng có dư thức ăn thức uống mà thân thể vẫn không được nuôi (vì ngoại vật chưa đủ để nuôi thân thể). Muốn sống thì trước hết phải săn sóc thân thể; nhưng có người thân thể được chăm sóc kỹ mà lại chết yểu. Khi sự sống xuất hiện thì không ai có thể ngăn trở được nó; khi nó mất thì không ai níu nó lại được. Vậy mà buồn thay, người đời nghĩ cứ nuôi thân thể là giữ được sự sống. Nuôi thân thể đã không đủ giữ được sự sống thì trên đời này có gì đáng làm nữa? Cái gì đáng làm mà không thể không làm được, cái đó người ta bảo là không thể tránh được.

    Ai muốn tránh sự di dưỡng hình thể thì tốt hơn hết là nên bỏ thế tục đi. Bỏ thế tục thì không còn hệ lụy gì nữa. Không còn hệ lụy thì giữ được quân bình yên ổn. Giữ được sự quân bình yên ổn thì sống một đời sống mới và đạt được mục đích. Tại sao những việc thế tục lại đáng bỏ đi? Tại sao đời sống lại đáng phóng khí (không quan tâm đến)? Là vì bỏ những việc thế tục đi thì không hao tổn thể xác, mà phóng khí đời sống thì tinh thần không bị suy tổn. Thể xác không lao tổn, tinh thần không suy tổn thì hợp nhất được với trời. Trời Đất là cha mẹ của muôn loài. Trời đất (âm dương, ngũ hành) hợp thì thànhh hình thể (của muôn loài), tán thì muôn loài lại trở về nguồn gốc (lúc chưa sinh). Ai giữ được toàn vẹn hình thể và tinh thần thì biết thích ứng với mọi hoàn cảnh thay đổi. Mỗi ngày một thích ứng hơn lên mà trở về bản nguyên, như vậy là giúp được đạo Trời (Đạo tự nhiên).

    Hễ có hình dáng và âm thanh, khí sắc thì đều là sinh vật cả. Sinh vật khác nhau ở đâu? Làm sao có vật này hơn vật khác được? Chỉ là nhờ không có hình sắc mà thôi. Nhưng vật nào không có hình sắc thì đạt được cảnh giới không biến hóa nữa. Đạt được cùng cực của cảnh giới ấy thì không còn bị các vật khác khống chế nữa. Như vậy là đạt được cái trung độ, cái cương kỷ vô thủy vô chung, mà tiêu dao ở cảnh giới sơ thủy của vạn vật, hợp nhất bản tính, hàm dưỡng nguyên khí, trở về cái Đức nguyên thủy mà cảm thông với tự nhiên. Một người như vậy bảo toàn được thiên tính, tinh thần không suy tổn, ngoại vật làm sao xâm nhập làm hại người đó được.

    Theo được Đạo (quy tắc) đó thì thiên hạ được quân bình, không có loạn chiến tranh, không có họa chém giết. Không nên dùng trí tuệ mà mưu cầu tự nhiên, cứ thuận bản tính mà ứng hợp với tự nhiên. Thuận bản tính thì cái Đức sẽ phát, dùng trí tuệ thì sự tàn hại sẽ sinh. Đừng ém cái tự nhiên, đừng diệt thiên tính ở người, như vậy thì may ra dân chúng trở về với bản chân được.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  8. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Hễ có hình dáng và âm thanh, khí sắc thì đều là sinh vật cả. Sinh vật khác nhau ở đâu? Làm sao có vật này hơn vật khác được? Chỉ là nhờ không có hình sắc mà thôi. Nhưng vật nào không có hình sắc thì đạt được cảnh giới không biến hóa nữa. Đạt được cùng cực của cảnh giới ấy thì không còn bị các vật khác khống chế nữa. Như vậy là đạt được cái trung độ, cái cương kỷ vô thủy vô chung, mà tiêu dao ở cảnh giới sơ thủy của vạn vật, hợp nhất bản tính, hàm dưỡng nguyên khí, trở về cái Đức nguyên thủy mà cảm thông với tự nhiên. Một người như vậy bảo toàn được thiên tính, tinh thần không suy tổn, ngoại vật làm sao xâm nhập làm hại người đó được.

    Theo được Đạo (quy tắc) đó thì thiên hạ được quân bình, không có loạn chiến tranh, không có họa chém giết. Không nên dùng trí tuệ mà mưu cầu tự nhiên, cứ thuận bản tính mà ứng hợp với tự nhiên. Thuận bản tính thì cái Đức sẽ phát, dùng trí tuệ thì sự tàn hại sẽ sinh. Đừng ém cái tự nhiên, đừng diệt thiên tính ở người, như vậy thì may ra dân chúng trở về với bản chân được.
    Đây là đoạn đối đáp giữa Liệt Tử và Quan Doãn (Quan Doãn tên là Hi, họ Doãn, là học của Lão Tử, trước có làm quan trông coi cửa quan Hàm Cốc nên mới có tên là Quan Doãn). Liệt Tử hỏi Duãn Hi :
    Có bậc chí đức lặn dưới nước mà không bị ngạt, đi trong lửa mà không bị bỏng, bay bỗng trên vạn vật mà không hề run sợ. Xin ngài giảng cho tôi biết làm sao mà họ lại có thể làm được như vậy?
    và Doãn Hi trả lời:
    Bậc chí đức làm được như vậy là nhờ giữ được cái khí thuần hòa,chứ họ hoàn toàn không nhờ vào lòng quả cảm hay sự trí xảo. Ngài ngồi xuống để tôi giảng cho mà nghe... ...
    Rất cảm ơn NgọcHải. Chắc viết nhiều quá nên mệt, định đi tắt... hihi. Em trước cũng có đọc mấy tài liệu này, lúc đầu tuy khó hiểu chút (triết mà!!!) nhưng đọc đi đọc lại là hiểu ngay vấn đề í mà. Rất ý nghĩa đấy ạ! Bọn em vẫn đọc đều đấy, xin anh chớ có cắt!.

  9. #9
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts
    Quote Nguyên văn bởi minh_anh Xem bài viết
    Đây là đoạn đối đáp giữa Liệt Tử và Quan Doãn (Quan Doãn tên là Hi, họ Doãn, là học của Lão Tử, trước có làm quan trông coi cửa quan Hàm Cốc nên mới có tên là Quan Doãn).
    ...

    Rất cảm ơn NgọcHải. Chắc viết nhiều quá nên mệt, định đi tắt... hihi. Em trước cũng có đọc mấy tài liệu này, lúc đầu tuy khó hiểu chút (triết mà!!!) nhưng đọc đi đọc lại là hiểu ngay vấn đề í mà. Rất ý nghĩa đấy ạ! Bọn em vẫn đọc đều đấy, xin anh chớ có cắt!.


    ----------------------------

    Hi hi, cám ơn cao nhân đã chỉ giáo. Đúng là viết tắt-ngắn gọn lại chút xíu thật.

    minh_anh chắc cũng thâm cứu món cổ học này nhỉ. Tiếc là ngày nay mọi người đang theo phong trào sính Tây học, dường như bỏ quên vốn học "cổ truyền" của cổ nhân. Quả thật đáng tiếc.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  10. #10
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts

    Phép dưỡng sinh....

    Anh Ngochai thân mến. Lẽ thường ở đời là vậy. Đôi khi người ta cứ thích loay hoay, loanh quanh đi tìm cái đẩu cái đâu. Cái đáng tìm thì người ta chê không đáng nên cứ lao tâm khổ tứ, suy nghĩ vẩn vơ; cứ hùng hục khuân những cái chẳng ra thể thống gì, không là cái đinh gỉ gì về đặt giữa nhà ngắm nghía rồi nhang đèn thờ vọng... rà rồi một bữa sáng kia mới chợt vỡ òa khi thấy "Hạnh phúc thật chẳng ở đâu xa! Hạnh phúc đích thực chỉ là những điều thật giản dị và quá tầm thường, những điều đó nó vẫn quanh quẩn đâu đó bên ta đấy thôi.... ". Vâng lẽ đời là như thế!!! Chuyện của những người yêu mến võ thuật cũng không thể nằm ngoài qui luật đó được. Minh_Anh tin rằng rồi sẽ có ngày, những giá trị đích thực của tiền nhân sẽ quay trở lại. Sẽ thay thế cho những tàn dư của chủ nghĩa thực dụng đang ngày đêm làm băng hoại những giá trị truyền thống tốt đẹp tự ngàn đời của dân tộc, truyền thống nhân nghĩa của Á Đông. Xin được mượn mấy câu thơ của bạn fangzi để nói về chuyện hiện nay, nhiều người đang đổ xô theo lối sống xô bồ của thời mở cửa mà họ quên mất rằng: núi sông vẫn nguyên ... vẻ cũ; quên rằng thị phi thành bại theo dòng nước...
    và để rồi chợt nhận ra rằng...... bạn ngư tiều (bạn ngư tiều là ai? Có thể nào là những phẩm hạnh truyền thống, những giá trị văn hóa tự ngàn đời của dân; bạn ngư tiều phải chăng là là những đồng bào mũi tẹt tóc đen... bỏ những kẻ mắt đen mũi tẹt, phá những đình chùa, chiêng chóe để đi theo nếp sống phương tây?!
    SỐ PHẬN ANH HÙNG
    Tg: La Quán Trung
    Trường giang cuồn cuộn chảy về Đông, bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng.
    Thị phi thành bại theo dòng nước, sừng sững cơ đồ bỗng tay không.
    Núi sông nguyên vẻ cũ, mấy độ ánh chiều hồng.
    Bạn ngư tiều dãi dầu trên bãi, vốn đã quen gió mát trăng trong,
    Một vò rượu đục vui gặp gỡ. Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.
    (bản dịch của Ngọc Thạch – Đài truyền hình Hà Nội).
    Ôi thôi !!!
    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượ nồng!
    Kính bác.

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •