Trang 6/6 ĐầuĐầu ... 456
Hiện kết quả từ 51 tới 60 của 60

Chủ đề: Phép Dưỡng sinh theo triết lý của Trang Tử

  1. #51
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ỨNG ĐẾ VƯƠNG - Trang Tử Nam Hoa Kinh

    Lời bạt

    Trang Tử luận sâu hơn về Thể và Dụng của Hư tĩnh Vô vi.

    “Tự rèn luyện để khôi phục được tính chân phác và tập được tính độc lập [đối với trần thế]; giữ được sự hư tĩnh giữa vạn sự thác loạn.”
    ngochai

    ------------------------------


    Phần 5

    Nước Trịnh có một thầy tướng kì tài tên là Quí Hàm, đoán được sinh tử, tồn vong, hoạ phúc, thọ yểu; biết trước việc sẽ xảy ra năm nào, tháng nào, tuần nào, ngày nào, đúng như thần. Vì vậy người nước Trịnh thấy ông tới là sợ, bỏ chạy.

    Liệt tử lại thăm ông ta, phục lắm, về thưa với thầy là Hồ tử:

    - Trước, con coi đạo của thầy cực cao thâm rồi, bây giờ con còn thấy có cái còn cao thâm hơn nữa.

    Hồ tử bảo:

    - Ta chỉ truyền cho anh cái hư văn ở bên ngoài thôi, chứ đâu đã truyền cho cái chân thực bên trong, anh cho như vậy là đắc đạo rồi ư? Gà mái mà không có gà trống thì trứng đâu có nở được; anh cũng vậy, không có cái chân thực của Đạo mà đã ra tranh đua với đời, cho nên bị người ta dò được nhược điểm. Anh thử dắt người đó lại đây coi tướng cho thầy xem sao.

    Hôm sau, Liệt tử dắt người thầy tướng lại. Khi ra về, ông ta bảo Liệt tử:

    - Thầy anh sắp chết, không sao sống được, không tới mười ngày nữa đâu, tôi thấy có cái tướng lạ quá, như tro ướt.

    Liệt tử trở vô, khóc mướt, đầm vạt áo, thưa lại với Hồ tử. Hồ tử bảo:

    - Tại lúc nãy thầy hiện ra như khối đất trơ trơ, không động mà cũng không ngừng, không có sinh khí. Anh dắt hắn lại đây một lần nữa coi.

    Hôm sau người thầy tướng lại tới, và khi ra về bảo Liệt tử:

    - Thật may! Thầy anh nhờ gặp ta nên hôm nay đã đỡ rồi, có sinh khí rồi, thần khí bế tắc đã mở ra rồi. Liệt tử trở vô kể lại cho thầy nghe.

    Hồ tử bảo:

    - Tại thầy lần này hiện ra như đất đã cày. Sinh cơ (nghĩa tựa như sinh khí) theo tự nhiên mà phát ra, không có hình tượng gì để gọi, nó từ gót chân đưa lên. Hắn thấy sinh cơ của ta nên nói như vậy. Anh lại dắt hắn lại đây lần thứ ba coi.

    Hôm sau người thầy tướng trở lại, khi ra về bảo Liệt tử:

    - Khí sắc thầy anh bất định, ta không làm sao coi tướng được. Đợi khi nào khí sắc thịnh rồi, ta sẽ coi lại.

    Liệt tử vào thưa lại với thầy, Hồ tử bảo:

    - Tại thầy để hiện ra cái khí cực hư không, hồn nhiên không cần dấu vết, hắn chỉ thấy ở thầy một sự quân bình giữa âm và dương, cho nên hắn không đoán tướng của thầy được. Con cá kình bơi lội, nước chỗ bị nó quậy nổi sống mà thành vực, có chỗ bị nó ngăn lại mà thành vực, có chỗ chảy xuôi mà thành vực; có tới chín thứ vực, đó mới chỉ là ba. Thầy cũng chỉ mới cho hắn thấy ba tâm trạng của thầy thôi. Lại dắt hắn tới đây một lần nữa coi.

    Hôm sau, Quí Hàm theo Liệt tử tới, mới thấy Hồ tử đã kinh hoảng bỏ chạy. Hồ tử bảo Liệt tử: “Đuổi bắt hắn!”. Liệt tử không đuổi theo, quay vào thưa: “Hắn chạy mất hút rồi, con không theo kịp”.

    Hồ tử bảo:

    - Thầy chưa cho hắn thấy căn bản của đại đạo. Thầy hư tâm mà tuỳ theo hắn nên hắn không sao hiểu nổi thầy. Thầy như ngọn gió thổi thì rạp xuống, như làn sóng bập bềnh mà trôi, cho nên hắn sợ mà chạy.

    Lúc đó Liệt tử mới biết rằng mình chưa học được gì ở thầy. Ông trở về nhà, ba năm không ra khỏi cửa, làm bếp thay vợ, nuôi heo như nuôi người, không phân biệt người và vật, không quan tâm tới việc đời, tự rèn luyện để khôi phục được tính chân phác và tập được tính độc lập [đối với trần thế]; giữ được sự hư tĩnh giữa vạn sự thác loạn, như vậy cho tới hết đời.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  2. #52
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ỨNG ĐẾ VƯƠNG - Trang Tử Nam Hoa Kinh

    Lời bạt

    Trang Tử luận sâu hơn về Thể và Dụng của Hư tĩnh Vô vi.

    “Bậc chí nhân dùng cái tâm mình như dùng cái gương: không đuổi vật đi, không đón vật tới, tự nhiên nhi nhiên mà chiếu khắp vạn vật.”
    ngochai

    ---------------------


    Phần 6

    Vô vi thì làm chủ cái danh; vô vi thì gồm các kế hoạch; vô vi làm cho công việc hoá giản dị; vô vi hướng dẫn trí tuệ. Hiểu được rằng đại đạo là vô cùng [hoặc hiểu được cái lí vô cùng của đại đạo] mà tiêu dao ở chỗ hư không [vô hình tích]; bảo toàn được thiên tính, bỏ hết thành kiến, như vậy chỉ là để cái tâm hư không mà thôi. Bậc chí nhân dùng cái tâm mình như dùng cái gương: không đuổi vật đi, không đón vật tới, tự nhiên nhi nhiên mà chiếu khắp vạn vật, không giấu một chút gì; nhờ vậy mà thắng được vạn vật, không bị vật làm tổn thương.

    ------------------------


    Vua Nam Hải tên là Mau Lẹ; vua Bắc Hải tên là Thình Lình; vua Trung Ương tên là Hỗn Độn [tức không phân biệt]. Một hôm Mau Lẹ và Thình Lình gặp nhau ở xứ của Hỗn Độn, được Hỗn Độn tiếp đã trọng hậu, muốn đáp lòng tốt đó, bàn với nhau: “Người ta ai cũng có bảy lỗ để nghe, ăn và thở; mà anh Hỗn Độn không có một lỗ nào cả, tụi mình thử đục cho ảnh có đủ lỗ đi”. Thế là mỗi ngày họ đục một lỗ, tới ngày thứ bảy Hỗn Độn chết.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 27-05-2012 lúc 10:29 AM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  3. #53
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb ỨNG ĐẾ VƯƠNG - Trang Tử Nam Hoa Kinh

    Luận giải

    Chương cuối này thuộc về phần chính trị luận trong học thuyết Trang tử. Đại ý toàn chương được tóm tắt trong bài cuối, bài quan trọng nhất: lí tưởng của các đế vương trị thiên hạ phải là vô vi. Vô vi là cái kho chứa mọi kế hoạch, nghĩa là không kế hoạch nào bằng vô vi; vô vi thì mọi công việc được giản dị, trí óc được sáng suốt. Vô vi là thuận lẽ tự nhiên, cứ hư tâm, không dùng cơ trí, không có thành kiến, thuận theo hoàn cảnh như cỏ rạp dưới ngọn gió, thích ứng với mọi vật, để mọi vật sống theo thiên tính của chúng vì thiên tính của chúng rất sáng suốt, chí cho chúng ta cái gì nên làm, cái gì nên tránh rồi; ta đừng nên đem ý riêng của ta mà lập ra pháp độ bắt chúng theo, như vậy sẽ tai hại như hành động của vua Biển Bắc và vua Biển Nam: đục thêm bảy lỗ cho vua Trung Ương để vua có đủ tai mắt mũi miệng, rốt cuộc là làm cho vua Trung Ương chết.

    Thực hành được nguyên tắc Vô Vi ấy thì là minh vương “công trùm thiên hạ mà cơ hồ không phải là công của mình; vạn vật đề được cảm hoá, sống theo bản tính mà không cảm thấy là nhờ đức của mình”.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  4. #54
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb BIỀN MẪU - Trang Tử Nam Hoa Kinh

    Lời bạt

    Trang Tử luận về Ngũ Giác. Ai bảo Trang Tử không duy vật chứ.

    “Lạm dụng thị giác thì làm mê loạn ngũ sắc, sai lạc cả đường và nét, khiến người ta choá mắt vì màu xanh, màu vàng và sự rực rỡ của hình thêu, phải vậy không?”

    ngochai

    ---------------------


    Phần 1

    Ngón chân cái dính ngón thứ nhì, tay có nhánh (tức có sáu ngón) tuy là do trời sinh, nhưng đều là dư về phương diện cơ thể; cái bướu, chỗ thịt thừa tuy từ thân thể phát ra nhưng đều dư về phương diện bản tính tự nhiên. Nhân và nghĩa tuy cũng như ngũ tạng, nhưng nếu thi hành quá mức thì không phải là đạo đức chân chính.

    Ngón chân dính nhau là có một miếng thịt vô dụng; tay có sáu ngón là có một ngón vô ích. Ai thi hành quá mức những tình cảm phát ra từ ngũ tạng (tức từ nội tâm), thì là kiểu sức nhân nghĩa mà lạm dụng sự thông minh.

    Lạm dụng thị giác thì làm mê loạn ngũ sắc, sai lạc cả đường và nét, khiến người ta choá mắt vì màu xanh, màu vàng và sự rực rỡ của hình thêu, phải vậy không? Li Chu là thí dụ điển hình.

    Lạm dụng thính giác thì làm cho ngũ thanh hỗn tạp, lục luật thác loạn, khiến người ta đinh tai về tiếng đồng, tiếng đá, tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng hoàng chung, đại lữ phải vậy không? Sư Khoáng là thí dụ điển hình.

    Tỏ ra nhân nghĩa thái quá, biểu lộ cái đức, làm hại cái bản tính để cầu danh, như vậy khiến lòng người hoá ra mê hoặc, muốn theo mình mà không theo được, phải vậy không? Tăng Sâm và Sử Ngư, là những thí dụ điển hình.

    Đa ngôn, nguỵ biện, dùng những lời vô ích như ngói chất đống, chỉ rối nùi, đùa giỡn với thuyết “kiên bạch, dị đồng”, tức là làm cho tâm thần mỏi mệt, tìm cái hư danh bằng những lí luận phù phiếm, phải vậy không? Dương Chu và Mặc Địch là những thí dụ điển hình.

    Tất cả những kẻ đó đều bước lầm vào con đường thái quá, không phải là theo cái chính Đạo trong thiên hạ.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  5. #55
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb BIỀN MẪU - Trang Tử Nam Hoa Kinh

    Lời bạt

    Trang Tử luận về Tính mệnh: chính Đạo của tự nhiên.

    “Người nào làm gương mẫu về chính Đạo, thì giữ được sự thể tự nhiên của tính mệnh.”
    ngochai

    ---------------------


    Phần 2

    Người nào làm gương mẫu về chính Đạo, thì giữ được sự thể tự nhiên của tính mệnh (nghĩa là trời sinh ra sao thì cứ để như vậy), cho nên ngón chân có liền nhau cũng không gọi là dính, ngón tay có mọc nhánh cũng không cho là dư, dài không cho là thừa, ngắn không cho là thiếu. Vì vậy mà chân vịt tuy ngắn, nếu nối cho dài ra thì vịt sẽ đau; chân hạc tuy dài, nếu cắt ngắn đi thì hạc sẽ khổ. Vậy thì cái gì trời sinh ra dài thì không nên làm cho ngắn lại; cái gì trời sinh ra ngắn thì không nên nối cho dài ra. Tự nhiên nó như vậy rồi, có gì đáng ngại mà phải sửa đổi? Nhân và nghĩa chẳng phải là tính tự nhiên của con người ư? Thế thì tại sao những người nhân từ lại nhiều ưu tư như vậy?

    Một người có ngón chân dính nhau, cắt rời ra thì khóc; một người có ngón tay mọc nhánh, chặt đi thì gào thét. Hai người đó hoặc thiếu ngón chân (vì hai ngón dính liền làm một thì kể như một), hoặc dư ngón tay, cũng đau khổ như nhau. Những người nhân từ đời nay đau khổ nhìn nỗi đau khổ của người khác. Trái lại những kẻ bất nhân, coi thường những tình cảm tự nhiên (tức lòng thương người), chỉ tham phú quí. Nhân và nghĩa không phải là tính tự nhiên của con người sao? Nhưng tại sao từ đời tam đại tới nay người ta bàn tán ồn ào về chúng như vậy?
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  6. #56
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb BIỀN MẪU - Trang Tử Nam Hoa Kinh

    Lời bạt

    Trang Tử nhấn mạnh: Đạo là tự nhiên-Vô vi.


    “Vật nào cũng có cái chân tính tự nhiên.”
    ngochai

    ---------------------


    Phần 3

    Phải dùng cái móc, cái dây (nẩy mực), cái qui (compas), cái củ (thước vuông) để sửa lại, thì tức là tổn thương bản tính; phải dùng dây thừng dây gai, dùng keo sơn để giữ cho chắc thì đều là làm trái với thiên chân. Uốn nắn con người bằng lễ nhạc, vỗ về bằng nhân nghĩa, như vậy là làm mất cái chân tính tự nhiên của họ.

    Vật nào cũng có cái chân tính tự nhiên; chân tính đó tự nhiên cong thì không phải dùng đến móc, tự nhiên thẳng thì không phải dùng đến dây, tự nhiên tròn thì không phải dùng đến cái qui, tự nhiên vuông thì không phải dùng đến cái củ. Cái gì tự nhiên dính nhau thì không phải dùng đến keo sơn, cái gì tự nhiên cột chắc với nhau thì không phải dùng đến dây thùng, dây gai. Vạn vật tự nhiên sinh ra mà không biết tại sao; được bẩm thụ tính này tính nọ mà không biết do đâu. Từ xưa đến nay vẫn như vậy, không có gì thiếu sót. Đã vậy thì làm sao nhân và nghĩa có thể kết chặt mọi người như keo sơn, như dây lớn dây nhỏ mà ảnh hưởng được tốt tới thế giới do Đạo và Đức chi phối? Chúng chỉ làm cho người ta mê hoặc thôi.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  7. #57
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb BIỀN MẪU - Trang Tử Nam Hoa Kinh

    Lời bạt

    Trang Tử luận Đạo Đức và nhấn mạnh: bản chất sự vật mới là điều tối quan trọng.

    “Mê hoặc nhỏ thì làm thay đổi phương hướng, còn mê hoặc lớn thì làm thay đổi bản tính.”

    ngochai

    ---------------------


    Phần 4

    Mê hoặc nhỏ thì làm thay đổi phương hướng, còn mê hoặc lớn thì làm thay đổi bản tính. Làm sao biết được điều ấy? Từ khi vua Thuấn đề cao nhân nghĩa, thiên hạ đều chạy theo nhân nghĩa, như vậy chẳng phải là ông đã làm thay đổi bản tính con người đấy ư? Chúng ta hãy bàn rõ về điểm đó nào. Từ đời tam đại đến nay, không ai là không bị ngoại vật làm thay đổi bản tính: kẻ tiểu nhân hi sinh cho lợi, kẻ sĩ hi sinh cho danh, đại phu hi sinh cho nhà, thánh nhân hi sinh cho thiên hạ [mà không nghĩ gì tới thân], những hạng người đó công việc khác nhau, danh phận khác nhau, nhưng làm tổn thương bản tính, quên mình vì ngoại vật thì đều như nhau.

    Tang và Cấu đều chăn cừu và để cừu lạc, đứa thứ nhất vì mãi đọc sách, đứa thứ nhì vì mãi đánh bạc; nguyên nhân tuy khác nhau nhưng đều là đánh mất cừu cả.

    Bá Di chết vì danh ở chân núi Thú Dương, Đạo Chích chết vì lợi ở gò Đông Lăng; nguyên nhân chết tuy khác nhau nhưng đều làm tàn hại đến sinh mệnh, tổn thương bản tính cả, vậy thì tại sao khen Bá Di mà chê Đạo Chích? Đều hi sinh cho ngoại vật cả mà kẻ chết vì nhân nghĩa thì người đời gọi là quân tử; kẻ chết vì tiền của thì người đời gọi là tiểu nhân. Đều chết như nhau cả mà phân biệt quân tử với tiểu nhân. Xét về điểm họ làm tàn hại sinh mệnh, tổn thương bản tính thì Đạo Chích và Bá Di cũng như nhau, sao lại gọi người này là quân tử, người kia là tiểu nhân?
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  8. #58
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb BIỀN MẪU - Trang Tử Nam Hoa Kinh

    Lời bạt

    Trang Tử luận: thiên tính là gốc.


    “Cái tôi gọi là giỏi, không phải là nhân nghĩa mà là cái mà mình tự có sẵn trong bản tính. Cái tôi gọi là giỏi, không phải là theo nhân nghĩa, mà là theo bản tính cùng khả năng thiên phú của mình.”

    ngochai

    ---------------------


    Phần 5


    Người nào cưỡng với bản tính để thi hành nhân nghĩa thì dù có được như Tăng Sâm, Sử Ngư tôi cũng không cho là giỏi; người nào cưỡng với bản tính để nếm ngũ vị thì dù có được như Du Nhi, tôi cũng không cho là giỏi. Cũng vậy, người nào cưỡng bản tính để thẩm định ngũ âm, thì dù có được như Sư Khoáng tôi cũng không cho là tai sáng; người nào cưỡng bản tính để nhận định ngũ sắc, thì dù có được như Li Chu, tôi cũng không cho là mắt sáng. Cái tôi gọi là giỏi, không phải là nhân nghĩa mà là cái mà mình tự có sẵn trong bản tính. Cái tôi gọi là giỏi, không phải là theo nhân nghĩa, mà là theo bản tính cùng khả năng thiên phú của mình. Như người tôi gọi là sáng tai, thì không nghe người khác mà chỉ tự nghe mình thôi; người tôi cho gọi sáng mắt thì không thấy người khác mà chỉ tự thấy mình thôi. Không thấy mình mà thấy người, không tự mình mà phải nhờ người, thì ta bỏ mình theo người, được cái sở đắc của người mà mất cái sở đắc [tức cái thiên chân] của mình, thích cái người khác thích chứ không thích cái mình thích, thì Đạo Chích và Bá Di đều thiên lệch, lạc lối hết.

    Tôi xấu hổ vì Đạo Đức kém, nhưng tôi không dám làm điều nhân nghĩa mà cũng không dám có những hành vi thác loạn, bậy bạ.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  9. #59
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb MÃ ĐỀ - Trang Tử Nam Hoa Kinh

    Lời bạt

    Trang Tử luận: thuận theo lẽ tự nhiên, đó là chân lý.

    “Vạn vật đều vô tri như nhau, sống theo bản tính của mình. Hết thảy đều vô dục như nhau, cho nên gọi là hồn nhiên, chất phác. Chất phác nên Dân chúng mới giữ được bản tính.”

    ngochai

    ---------------------


    Phần 1

    Ngựa có móng để dẫm lên sương tuyết, có lông để chống gió lạnh. Chúng ăn cỏ, uống nước, co giò nhảy nhót. Đó là chân tính của chúng. Chúng có cần gì đến đài cao, chuồng rộng đâu.

    Một hôm Bá Lạc bảo: “Tôi khéo nuôi ngựa”, rồi đốt, hớt lông chúng, gọt và đánh dấu móng chúng, làm chuồng có sàn gỗ cho chúng ở. Mười con có hai ba con chết. Ông bắt chúng chịu đói chịu khát, phải chạy nước kiệu, phải phi, dùng cái ách bắt chúng đứng yên thành hàng, dùng hàm thiếc khóp mõm chúng, dùng roi quất vào mông chúng, và ngựa chết già nửa.

    Người thợ gốm đầu tiên bảo: “Tôi khéo nặn đất sét”, rồi dùng cái qui để làm hình tròn, cái củ để làm hình vuông. Người thợ mộc đầu tiên bảo: “Tôi khéo làm đồ gỗ”, rồi dùng cái móc để làm hình cong, cái dây để làm hình thẳng. Bản tình của đất sét, gỗ có hợp với cái qui, cái củ, cái móc, sợi dây thừng không? Vậy mà đời sau khen Bá Lạc khéo nuôi ngựa, thợ gốm khéo nặn đất sét, thợ mộc khéo làm đồ gỗ. Hạng người muốn cai trị thiên hạ cũng làm như vậy đó.

    ----------------------------------------

    Những con ngựa hoang sống trong đồng, ăn cỏ, uống nước; khi vui thì cà cổ vào nhau, khi giận thì quay lại đá nhau. Chúng chỉ biết có vậy thôi. Khi đeo cái ách vào cổ chúng, cái nguyệt đề vào trán chúng để chế ngự chúng, chúng hoá ra lấm lét, bực tức, vặn cong cái ách, giật đứt dây cương, cắn hàm thiếc để phản kháng. Chúng hoá ra xảo quyệt, tàn nhẫn, đó là tội của Bá Lạc.

    Thời vua Hách Tư, dân chúng ở trong nhà, không biết mình làm gì, ra ngoài không biết mình đi đâu, ăn thấy thích, no rồi thì vỗ bụng đi chơi. Họ chỉ biết có vậy thôi.

    Rồi sau thánh nhân xuất hiện, dùng lễ nhạc uốn nắn con người, sửa thái độ con người cho ngay ngắn, đề cao nhân nghĩa để vỗ về nhân tâm. Từ đó dân chúng mới tận lực dùng trí xảo, tranh nhau lợi lộc, không làm sao ngăn được nữa, đó là tội của thánh nhân.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 01-06-2012 lúc 10:22 AM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  10. #60
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb MÃ ĐỀ - Trang Tử Nam Hoa Kinh

    Lời bạt

    Trang Tử luận: thuận theo lẽ tự nhiên, đó là chân lý.

    “Âm nhạc làm cho con người phóng đãng, lễ nghi phiền toái gây nhiều bó buộc, và người ta bắt đầu chia rẽ nhau.”


    ngochai

    ---------------------

    Phần 2

    Tôi cho rằng người khéo cai trị thiên hạ không hành động cách ấy. Bản tính con người không thay đổi. Dệt vải để mặc, cày ruộng để ăn, ai cũng có chung tính đó, mà hồn nhiên, không thiên tư. Như vậy gọi là “thiên phóng”: để mặc thiên nhiên.

    Thời đại chí đức [đức được hoàn toàn], người nào cũng bước chậm chạp, ung dung, mắt nhìn thẳng đằng trước. Thời ấy trong núi không có đường mòn, trên chằm không có thuyền, không bắc cầu. Vạn vật cùng sống với nhau, không xâm phạm nhau. Cầm thú thành đàn, thảo mộc sum xuê. Cho nên có thể cột một sợi dây nhỏ dắt cầm thú đi chơi, có thể leo lên cây nhìn tận ổ con quạ, con chim khách.

    Thời ấy, loài người sống chung với cầm thú, sinh hoạt chung với vạn vật; như vậy đâu có phân biệt quân tử với tiểu nhân. Vạn vật đều vô tri như nhau, sống theo bản tính của mình. Hết thảy đều vô dục như nhau, cho nên gọi là hồn nhiên, chất phác. Chất phác nên dân chúng mới giữ được bản tính.

    ----------------------------

    Rồi sau thánh nhân xuất hiện, gắng sức thi hành điều nhân, cố ý noi theo điều nghĩa, mà thiên hạ bắt đầu mê loạn. Âm nhạc làm cho con người phóng đãng, lễ nghi phiền toái gây nhiều bó buộc, và người ta bắt đầu chia rẽ nhau.

    Không đục đẽo gỗ thì làm sao thành được cái chén để cúng? Không đập mài ngọc trắng thì làm sao trang sức được vương trượng? Không bỏ Đạo đức đi thì nhân và nghĩa có gì đáng lựa? Không rời tính tình tự nhiên thì dùng làm chi tới lễ nhạc? Ngũ sắc không loạn thì ai vẽ chi vẻ này vẻ nọ? Ngũ âm không loạn thì ai đặt chi ra lục luật? Đục đẽo gỗ để làm đồ dùng, đó là tội của thợ mộc. Huỷ bỏ Đạo đức để thay nhân nghĩa vào, đó là tội của thánh nhân.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •