Trang 5/18 ĐầuĐầu ... 3456715 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 41 tới 50 của 178

Chủ đề: Võ Thuật & Văn Chương Thơ Phú - Tán dzóc Truyện

  1. #41
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Shaolaojia Xem bài viết
    TRI TÚC BẤT NHỤC

    Lão tử nói:
    - Tri túc bất nhục.
    Có nghĩa "Biết đủ thì không bị nhục".


    Ảnh minh họa

    Mịa, có lão bạn đồng nghề, hôm bữa bỗng chê cơm ! Tưởng lão thèm gì, cuối cùng nói thèm "cứt".
    Đcm, đúng là càng già càng lú lẫn, già mà ngu. Tưởng thèm gì chứ thèm "cứt"... Đồng bào "đầy" !.
    Xưa có câu: Tri túc thường lạc - Năng nhẫn tự an... là vậy.

  2. The Following User Says Thank You to bach_djen For This Useful Post:

    taothao (10-01-2014)

  3. #42
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Học võ...!!!


    Tác giả: Tiêu Phong

    Hồi những năm 1980 thế kỷ trước đổ về thời ơ kìa, đại khái hình như sau đận giải phóng Thủ đô thì phải, không nhớ chính xác nữa, Hà Nội cấm dạy võ. Nghe người nhớn kể lại, chính quyền bảo học võ là cái mầm nổi loạn, dung dưỡng bạo lực nên không được dạy. Chỉ có công an với bộ đội mới được học thôi. Khà khà, cái này y như thời nhà Thanh, từ ông nội Khang Hy mở màn đốt chùa Thiếu Lâm đến nội tôn Càn Long, chùa Thiếu Lâm hai lần bị khủng bố.
    Dưng cấm thì cấm, người ta vẫn học chui học lủi. Học trò đến học, thỉnh thoảng lại mang theo con lợn con để làm hàng. Vì phải tập trong chuồng lợn. Chuồng có nhưng không nuôi lợn, giờ phát huy tác dụng phụ. Tập ở đó để nếu công an khu vực có hỏi đến thì bảo, mượn người về sửa chuồng với dọn chuồng và chăm lợn, chứ tập tành gì !!! Sang kinh, nuôi lợn còn thuê người chăm. Ấy nhưng cái nhẽ nó phải vậy, lộ ra bắt đi tù ngay. Thành thử, con lợn con cứ còi mãi, tháng hơn tháng kém lại đưa lên Hàng Bồ thuê quay, bố khỉ...
    Cứ như thế, người ta dạy võ và học võ lậu suốt cả mấy chục năm.

    Đến những năm 1980, thì ông Hoàng Vĩnh Giang từ Liên Xô về, khôi phục phong trào võ thuật Thủ đô, từ đó, các lớp do Sở TDTT tổ chức mọc như nấm, rồi người ta gọi là võ mậu dịch. Chủ yếu là karate. Mấy năm sau có Taekwondeo của Hàn xẻng, Judo của Nhật bổn, sau nữa thì là các phái võ cổ truyền và Thiếu Lâm, Hồng gia...


    Toàn võ "Mậu Dịch"

    Hồi bé, bảo được học võ thì sướng lắm, mê tơi. Khu tập thể gần làng nên dân khu tập thể hay bị bọn ở làng nó vào bắt nạt. Học võ để đỡ bị bắt nạt, sướng nào gì bằng. Ban đầu, ông bố lôi ông con ra, bắt tập tấn. Nào trung bình tấn, đinh tấn, trảo mã tấn, đứng mỏi run cả chân. Được một tuần thì tôi dính vụ đánh nhau với trẻ con làng. Bị cú hội đồng. Ba thằng bọn tôi bị đập tơi tả. Bố tôi lập tức lôi đâu về một cây tre, dạy tôi đánh côn. Tôi biết tề mi côn lúc đó, năm 12 tuổi. Bố tôi bảo, dạy cái này trước để tự vệ. Bị đánh thì tìm khúc gậy nào mà vụt lại. Khu tôi ở hồi đó, bờ rào bờ giậu vườn tầng 1 các nhà đầy những loại gậy như vậy.
    Thế là tấn tập còn chưa vững, đã tập gậy. Nhưng bố tôi không dậy cách loan côn, dậy ngay cách cầm côn để vụt và đỡ. Rồi dạy cách chọc côn. Tôi mon men bảo, bọn con 3 thằng bị đánh, bố dạy mỗi con thì 2 thằng kia làm sao giờ ??? Tôi chủ ý muốn xin cho thằng bạn thân để nó tập cùng. Tôi hồi đó bé tý, còi, còn nó cao hơn nửa cái đầu, lại khỏe hơn. Bố tôi đồng ý cho tôi gọi nó sang. Háo hức tôi bảo nó, còn cầm gậy vụt vụt như đúng rồi, ku cậu cũng khoái. Hồi đó, bố tôi dạy vào buổi trưa. Tức là lúc tôi đi học về, bố tôi cũng nghỉ trưa nên về dạy, tối còn để không gian cho mẹ tôi đan len với dán đồ thủ công. Vả lại sau giờ làm việc chiều, bố tôi còn đi bỏ mối thuốc lào nữa. Cán bộ bìa C thuộc hàng trung gian nịnh thần vẫn đói vàng mắt.

    Nhưng thằng bạn tôi sau buổi đầu tiên thì nó té thẳng. Nó nhìn thấy ông già tôi quật cái đầu côn vào ống đồng tôi chan chát, thỉnh thoảng lại một cú chọc vào sườn thì hoảng quá, tròn mắt đứng nhìn rồi buổi sau phú lỉnh luôn. Mà cũng bởi ông già muốn tôi nhanh có cái để tự vệ, nên dạy từ ngọn, dạy kiểu đấy mười phần được một. Vả lại, tôi bé quá, 12 tuổi nhưng chỉ như đứa 10 tuổi.

    Rồi một hôm, bố tôi đưa tôi lên một sifu. Bảo học võ Tàu. Bố tôi nói với sifu là bố tôi dạy tôi nhưng chả hiểu sao tôi không vào, đành nhờ sifu vậy. Thế là tôi lóc cóc theo sifu hai năm. Căn bản tấn pháp được rèn luyện. Sau đó sifu bảo không dạy nữa, chắc vì hồi đó vẫn đang cấm. Đúng lúc đó thì được mở lớp dạy võ tự do, nên bố tôi đàng hoàng xin cho tôi đến học ở một chỗ khác. Hồi đó tập võ thì mê xem phim chưởng lắm. Bên cạnh nhà có một ông giáo sư tiến sỹ đầu ngành về sinh vật học. Ông đi dạy khắp nơi. Angiery, Angola, Madagatxca...gì gì đó, nên chả biết từ bao giờ, ông có một cái đầu video bé tý. Biết tôi học võ, ông bảo cứ được điểm 10 nào là ông thưởng cho xem một bộ phim chưởng. Bộ phim đầu tiên tôi xem là Thất thập nhị sát tinh. Chưởng bộ. Bay vèo vèo như chim, liên hoàn cước đá như gió cuốn, đơn đao chém vù vù...
    Hồi đó, có trò chiếu video thu tiền. 100đ/người. Cái tivi màn hình bé tý, ọc ạch. Muốn xem phải đến sớm xếp hàng mới có chỗ ngồi gần. Chiếu cũng là chiếu lậu. Công an bắt được nhẹ thì tịch thu đầu chiếu với tivi và phạt, nặng thì đi tù. Sau đổi tiền 1985, suất chiếu giảm thành tăng, 50đ/người nhưng trước đổi tiền thì 50đ đó là 500đ. Nhưng vẫn tìm mọi cách để xem. Lý Tiểu Long hồi đó là thần tượng điện ảnh của lũ nhóc. Đứa nào cũng tập đá cao bằng được để đá đẹp như họ Lý. Phành phạch phành phạch, đá gió như lốc cuốn cả hai chân. Tập rồi hỉ hả lắm, tự nghĩ chả mấy chốc mình cũng thành Lý Tiểu Long.

    Lại được các thày, các huấn luyện viên thị phạm: Đây là Kim tiêu cước, đây là Hổ vĩ cước, đây là Bàng long cước, đây là Lưu vân cước... Cũng phành phạch phần phật. Lại bảo phải tập xoạc mới đá được chuẩn. Xoạc ngang xoạc dọc tập hết. Kê cả cái ghế đẩu con lên chân mà xoạc háng vẫn chạm đất. Nhìn các huấn luyện viên, tức là trợ giảng của thày múa song đao nhoang nhoáng mà kinh. Bài tập nâng cao, đứng trụ một chân đá 200 cú không được hạ chân xuống, rồi đá cao chân vẫn giữ thẳng đơ, tự hào lắm, bảo mình đá chả thua gì cao thủ trong phim...

    Hồi đó học võ, thấy bảo Lý Tiểu Long là môn đệ Vịnh Xuân quyền, mê tơi bời. Nhưng tìm mãi chả biết ai dạy. Nên cứ học võ mậu dịch mấy buổi lại chen với mấy buổi học Thiếu Lâm ở chỗ khác. Cũng chả biết Nam phái hay Bắc phái nữa. Sau chơi với mấy bạn tập Hồng gia, thấy đi những đường quyền hao hao cái mình tập, cứ nghĩ võ Tàu chắc nó vậy nên giống nhau.

    Một hồi, có cậu bạn tập Taekwondeo chỉ cho mình một anh bạn, bảo ông này đi dạy ở nhà thi đấu đấy. Karate đai đen rồi. Nghĩ cũng nể lắm. Một hôm đi học về, thấy đai đen bị ba thằng quân khubợp tai mà cứ đứng chịu trận. Hóa ra đai đen bị trấn mất cái mũ bò. Ba thằng trấn lột thì một thằng vẫn ngồi trên xe đạp, chỉ có hai thằng nhảy xuống trấn. Đai đen giữ mũ bằng một tay, tay kia cứ che mặt để tránh bị bợp tai. Về cứ lẩn thẩn, thế học võ để làm gì nhỉ. Đai đen để làm gì nhỉ...

    Một lần đi tập về, ngang qua đường Trịnh Hoài Đức cũng bị một trận. Lúc đó cũng tối rồi. Quần tập vẫn mặc, áo tếch-cô (kiểu áo lót của bộ đội, màu trắng thay cho áo moay-ô) thôi. Bị bốn thằng lao ra giữ chặt xe đạp lại trấn. Cái áo tập với bộ quần áo thường bị lục tung. Không có tiền nhưng bị nó trấn mất cái thắt lưng Trung Quốc và đôi gò (dép nhựa Tiền Phong). Ức là chúng nó trấn mình lại còn nhạo: Quân khu à, khu bố càng trấn !!! Mình nổi máu liều, bảo: Đánh tay bo đi, chúng mày dám không. Bố khỉ, tôi hồi đó học lớp 8, cao đúng 1,4m, gầy như que tăm. Đôi gò là cố đút chân vào, dù cỡ 38 là cỡ bé nhất của dép nhựa Tiền Phong rồi mà đi vẫn lủng lẳng chân, chạy nhanh là tụt dép. Bốn thằng trấn lột cười sằng sặc rồi nhảy vào tẩn cho tôi một trận choáng váng. Khi tập đá gió phành phạch, đấm thôi sơn như đúng rồi, gạt đỡ chiêu nọ thức kia đi quyền nét như Sony, bị quây đòn chó đàn phát võ mới vẽ bay đâu cả. May chạy nhanh ra đầu đường cắt Nguyễn Thái Học có đèn sáng nên bọn nó cũng chạy mất. Bài học đầu tiên.

    Học lớp 11, lúc đó năm 1988. Thằng bạn cùng lớp bảo: Tao biết một ông trong làng dạy võ siêu lắm. Con ông ấy là Trường xoăn. Bọn quanh làng với Đê La Thành này nghe đến Trường xoăn là chán. Khu cứng lại giỏi võ nữa. Tao với mày đến đó học đi... Hai thằng lò dò vào làng, tìm ông ấy. Giờ tôi chả nhớ tên nữa, chỉ nhớ tôi gọi ông ấy là sâu quảng. Gọi thế là vì khi thấy ông ấy ngồi trên cái chõng tre uống rượu với lá nho chấm muối trắng, hai cái ống chân khẳng lộ ra đầy vết ghẻ như sâu quảng vậy. Ông ấy đang dạy hai thằng đấm bốc. Ông ấy bảo: Tao dạy võ tổng hợp. Võ này đánh thực tế, học 6 tháng đánh thằng học Thiếu Lâm 3 năm lăn quay. Tôi hỏi mấy thằng đang nhứ nhứ quyền Anh kia tập được bao lâu, ông ấy bảo bọn nó tập một năm rồi.

    Buổi đầu, ông ấy dạy ba cú đấm của quyền Anh. Chỉ thị phạm thôi rồi bọn tôi tự tập. Ông thày ngồi uống rượu. Sân tập nện bằng đất, sát mép bờ ao lớn trông sang đường Láng Hạ bây giờ, lúc đó chỉ là con đường đất nhỏ. Đang tập thì thằng Thiệu toét, một thằng dân làng ngó cổ qua bờ giậu, nhìn thấy tôi liền cười toe toét: Mày tập võ bố khỉ hả Phong ??? Võ này làm trò chứ làm đ...éo gì... Cút cha mày đi thằng mất dạy. Vèo, cái chai bay về phía thằng Thiệu. Thằng Thiệu dân làng gần chỗ tôi ở, chứ không phải làng này, nhưng hai làng gần nhau nên nó sang chơi. Nó với tôi hồi mấy năm trước đánh nhau mấy lần, khi mới lên cấp 2, nhưng sau bọn tôi lại chơi với nhau. Tôi vào cấp 3 thì thằng Thiệu đi học nghề hàn ở Đê La Thành, gần Ô Chợ Dừa.


    Tôi nghĩ, ông này dạy võ, con trai lại là khu cứng mà thằng Thiệu dám hạ số, chắc có vấn đề. Chiều tôi qua nhà nó hỏi, nó bảo: Ông ấy dở trò nhộn sân khấu chứ võ vẽ đ..éo gì, thằng Trường nhà ông ấy bọn tao sợ c..ặc, khệnh vớ khệnh vẩn. Bọn tao đang định hôm nào cho cái bơm vào đầu. Mày đừng đóng tiền, bỏ đi không bị lừa đấy. Tôi tin lời thằng Thiệu. Nó là một trong những thằng tôi thích ở làng. Nó đánh nhau với tôi cũng quân tử. Một chọi một và không bao giờ gọi hội. Hồi đầu tôi toàn thua nó. Mãi sau khi tôi tập được mấy năm, vật nó thắng thì nó cứ đòi vật lại. Sau nó biết tôi đi học võ thì nó bảo, thảo nào tao không vật được mày. Lúc đó bọn tôi bắt đầu chơi với nhau. Từ nó, bọn tôi chơi với bọn làng, không bị bắt nạt hay phải đánh nhau với bọn làng nữa.

    Còn nữa...

    Lần sửa cuối bởi nhan_voky; 14-01-2014 lúc 03:20 PM

  4. #43
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Học võ...!!!
    Tác giả: Tiêu Phong


    Hôm sau tôi bảo bạn tôi là tôi không học nữa. Thằng bạn tôi thì nhát như con cáy ngày, nó cứ nài tôi đi cùng nó thêm buổi nữa. Tôi đành đi cùng nó. Thế nào hôm đấy lại đi chung xe đạp. Vào sân, tôi xin phép là tôi không tập nữa. Ông sâu quảng bảo: Thế thì phải nộp tiền một buổi tập. Tôi nói tôi không mang tiền theo, nếu cần thì buổi sau tôi gửi bạn tôi mang đến. Được một lúc, ông sâu quảng gọi một thằng tập đấm bốc bữa trước, bảo tập với tôi. Tôi từ chối thì ông ấy bảo: Mày cứ tập với nó buổi này, buổi sau không cần trả tiền tao nữa. Tôi đành đứng dậy. Tôi cũng chỉ tưởng tập bình thường, ai ngờ nó lao vào đấm luôn. Bị bất ngờ, tôi ăn quả mang tông vào đầu ù cả tai. Vừa đứng lên lại ăn ngay cú móc. May nó đi găng và lực đấm cũng không mạnh. Tôi nghe loáng thoáng tiếng cười ông sâu quảng: Xem võ này có làm trò không....

    Tôi biết, thế ra là ông ấy phím cho thằng kia đánh tôi. Tôi đứng thẳng người, đưa tay ra dấu ngăn nó lại, vẻ là tôi đang đau. Nó vừa dừng thì tôi lao đến. Cú đá vòng cầu quất vào kheo chân làm nó quỵ xuống, cú thứ hai tôi đạp thẳng vào ngực, nó ngã bay xuống ao. Tôi quay người chạy thẳng, tai vẫn nghe tiếng chửi tục của ông sâu quảng..... Tôi mà không chạy ngay, tôi thoát thế nào được khỏi nhà ông ấy. Hôm sau thằng bạn tôi bảo, ông ấy đòi bạn tôi chỉ nhà để ông ấy cho con ông ấy đến đánh tôi. Nó không chỉ thì bị Trường xoăn tát tai cho hai cái.

    Ít lâu sau, Trường xoăn bị bọn thằng Thiệu toét đánh công khai ngay quán nước gần nhà. Tôi ra ăn đêm gần đó, nghe đứa bạn cưa con bé bán cháo kể, Trường xoăn từ ngày ăn bơm với điếu cày, ít to mồm hẳn. Thành ra đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên...

    Học cấp 3, những chuyện va chạm cũng có. Tôi và một cô bạn cùng lớp thích nhau, thế là tôi bịăng-ghen. Một thằng cùng lớp với một thằng lớp bên cạnh cùng thích cô bạn này. Chúng nó xúi nhau úp sọt tôi. Tan học, tự dưng thằng lớp bên lao thẳng xe đạp vào tôi, thế là cự cãi. Thằng kia lao đến bênh, thế là đánh nhau ở đầu đường Hùng Vương, gần vườn hoa Mai Xuân Thưởng, cái vườn hoa bà con hay ra tụ tập khiếu kiện. Trận đó không có gì vì tôi mới đánh mấy cái thì lũ bạn đã ra can nên thôi. Nhưng sau đó tôi bị bọn nó gọi hội Kim Mã đến, vác phớ (dao phay) ra lùa chạy mất dép. Hôm đó chạy không nhanh thì đúng là bây giờ không biết có ngồi mà gõ phím nữa không.

    Tôi đang đứng ở vườn hoa thì có thằng ra hỏi, ông có phải Phong không, tôi gật. Có lẽ tập võ chỉ tạo được phản xạ như sự cảm nhận về tai họa lâm đầu thôi. Sau cái gật, tự dưng tôi cảnh giác nên chống mạnh chân xuống vỉa hè nên thoát. Vút, cây côn nhị khúc đập trượt qua người. Tôi nhảy hẳn ra, chân đạp vào cái xe đạp cho nó đổ vào người một thằng, thằng còn lại thì đang vung côn. Nó dùng côn thì không ngại lắm, nên tôi dùng cặp sách thủ thế. Nhưng lúc đó thì tôi nháng thấy mấy thằng nữa chạy đến, dép nhựa trắng chạy phát ra tiếng động nhỏ nhưng chúng nó chạy cả một lúc đến nên tôi phát hiện ra. Thằng nào cũng phớ trên tay. Bên kia đường, chỗ đường Quán Thánh là đồn công an. Tôi chạy như bay về phía đó. Bọn nó đuổi đến gần đồn thì quay lại. Tôi chạy thẳng vào đồn. Chú công an trực ban nhìn bộ dạng tôi, quần xanh chéo, áo trắng, chân đi gò, hỏi ngay: Đánh nhau hả ??? Tôi vâng dạ rồi trình bày. Chú ấy bảo, chúng mày quân khu cho lắm vào. Một lúc sau mấy đứa bạn tôi mang xe với cặp đến, bọn tôi ra về.

    Năm cuối cấp, đi học thêm để thi đại học ở Bách Khoa. Hồi đó đường còn vắng và trong khu Bách Khoa thì nhiều cây xanh, nên tối lắm. Học được hai hôm thì hôm thứ ba bị chặn đường trấn lột. Chỗ đó ngay câu lạc bộ Xanh. Đã nghe chuyện trấn cướp ở đó nên bọn tôi cũng đề phòng. Khóa dây xe đạp treo ngay ở ghi đông xe, cần là mở khóa dùng ngay. Hai thằng tăng bo nhưng đầu xe một khóa dây, yên sau một khóa dây. Lúc đó quãng 9h30 hơn một chút. Tối như tương lai chị Dậu. Trời lạnh. Thế nào hôm đó lúc lấy xe mở khóa, tôi lại đút cái vòng khóa vào áo khoác chứ không đeo ở ghi-đông nữa. Đến đúng câu lạc bộ Xanh thì một thằng sau gốc cây chặn thù lù ghi-đông: Đi học hả, có tiền cho anh mấy đồng hút thuốc. Tôi bảo vâng, bọn em đi học, anh để em lấy. Tôi kéo phéc-mơ-tuya áo, giả vờ lục tiền rồi vung thẳng cái khóa dây vào mặt thằng kia, tôi quật liên tiếp mấy nhát rồi hét cậu bạn chạy. Bạn tôi nhấc nguyên cái xe đạp quay đầu rồi phóng, tôi đuổi theo sau bám yên mà đẩy rồi nhảy tót lên, tăng-bo như ma đuổi. Thế là mất oan tiền học thêm đã đóng. Mà hồi đó, học võ cũng đã được tròm trèm 7 năm. Mười năm võ Tàu không bằng một chầu củ đậu mà.

    Bọn nó đã trấn cướp, ít khi đi lẻ. Thường là bọn nó nấp đâu đó xung quanh. Một hoặc hai thằng ra mặt thôi. Không bị bật lại thì chúng nó yên lặng, bị bật là chúng nó chó đàn ngay. Tôi đã xem bọnchạy đớm với cắt bom ở đầu Hàng Đào, Cầu Gỗ dở trò rồi.


    Móc túi là từ gọi chung. Móc ví gọi là chạy đớm, móc túi gọi là chạy mép. Bọn nó móc rất nhanh. Người ta đi xe đạp, nó chạy lẹ làng phía yên sau mà không hề biết. Dép nhựa Tiền Phong cứ nhón lên, ít phát ra tiếng động, chỉ vài giây là nó móc cả mớ tiền bọc trong khăn mùi-soa. Lúc nó chạy, có vài thằng chạy trên vỉa hè hai bên để bo, nếu có ai hô lên hay can thiệp, hoặc khổ chủ phản ứng là bọn nó vào cuộc. Cắt bom, tức là người ta đèo hàng đằng yên sau, chỗ pooc-pa-ga, thì bọn nó chạy theo cắt dây rất nhanh và giữ cho dây cao su không bị bật tung khi cắt. Cả bao gạo mấy chục cân mà bọn nó cắt xong, mang đi khổ chủ chả biết gì. Một thằng cắt xong, một thằng khác lao đến giữ pooc-pa-ga, thằng kia bê cái bao chạy hoặc đặt lên xe một thằng khác. Thằng giữ cái pooc-pa-ga là để tạo sức nặng khi nhấc bao cho khổ chủ không cảm thấy hẫng. Được một đoạn nó buông ra rồi quay về.


    Thằng dở trò thì ai cũng thấy, nhưng bọn bo thì không biết được. Chỉ đến khi bị la lên thì chúng nó ở đâu ùa ra, quây chặt lại. Vậy nên, học võ, hãy học giỏi như anh Thành Long để đóng phim kiếm xu, chứ gặp chó đàn, thì tốt nhất là học chạy. Chưa nói bây giờ, hàng lạnh hàng nóng đủ cả, mấy củ một khẩu lận lưng nghe đồn mang từ Căm về khuyến mại thêm 2 hộp tiếp đạn, thì hãi lắm.
    ----------------------------------



  5. The Following User Says Thank You to nhan_voky For This Useful Post:

    taothao (28-01-2014)

  6. #44
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Trần Hà Sơn

    Têt năm nay ảm đạm nhể, ấy là mình cảm nhận thế .....

    Sáng mở cửa ,gặp anh già hom hem, ngồi ngếch mõm, tay bấm móng chân 1 cách nên thơ. Chốc chốc, đưa tay ngoáy mũi rồi cho lại ngửi .Thấy mình đi qua, lão với qủa quýt :"Ăn ko ?"

    Lắc đầu từ chối, vì...mất vệ sinh bỏ mẹ .
    Rồi trong cơn gió xuân, 1 thằng tóc vàng hoe chở cành đào thế đẹp đẹp là . Thế khẳng khiu, mốc gốc nhưng hoa nụ lại đều .Nó quay lại hỏi :"Hai anh mua ko ?"

    Anh già chỉ vào con vợ gây đét góc nhà :

    -Nhà tao có đào thế rồi, nở hoa quanh năm, mua đóe gì nữa .

    Chán !

    Về đặt đít, bật facebook, con bạn "khoe" công ty thưởng tết 1 thùng nước mắm ,Ko thưởng tiền .Con khác khoe, đc thưởng 1 thùng tương .Nó mếu mồm, hỏi mình có thích, nó gửi cho .Mình nhã nhặn, giá chúng may làm ở công ty sản xuât bao cao su thì có tôt ko ?Lúc đó, có khi :

    Vợ thì giấu đêm vào trong tóc

    Chồng thì vắt sức móc cả đêm !

    Lại nhớ ông chú mình làm nghề giáo xưa, thời bao cấp, têt đc thưởng 3 chai thuốc trừ sâu. Hehe, mình vẫn hay trêu, giá ngày đó chú dùng 3 chai đó, giờ có khi làm quan to trên...Thiên Đình.

    Èo, nhẽ nào thời thế đang lặp lại nhỉ !!!!

  7. The Following User Says Thank You to thanh_long For This Useful Post:

    ngochai (27-01-2014)

  8. #45
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts

    Chân Truyền

    Chuyện được kể lại do một thiền sư Nhật Bản vào thế kỷ thứ XI. Ngài xuất thân từ giới võ sĩ đạo, sau này vì thâm ngộ Phật học mà thấy được chân lý vẹn toàn và cao cả của nhân sinh.


    Từ bỏ chức vị coi mấy vạn quân cấm vệ của triều đình, ngài khoác áo du tăng hành cước, rồi sau đó ẩn dật nơi động thẳm hang sâu. Vết chân ngài, sau này, không những còn lưu lại nơi các võ đường trứ danh của con cháu “Thái dương thần nữ” mà còn lưu đậm trong các truyện ký, ngữ lục hoặc những giai thoại của Thiền tông. Vì không được chân truyền của thầy, Vệ Hải lủi thủi trở về quê nhà lập nghiệp. Không bao lâu, dưới chân núi Vô Vi mọc lên một võ đường, bao giờ cũng có khoảng mười ngàn môn sinh khắp bốn phương đến thụ giáo. Tuy đã là một võ sư khét tiếng, Vệ Hải sống một đời thanh bần và giản dị. Chàng dành hầu hết số tiền có được để tặng cho các bệnh xá và các quỹ xã hội. Ngoài ra, nơi chỗ ngụ cư của chàng bao giờ cũng có khoảng từ hai mươi đến ba mươi vị du tăng hành cước dừng chân với đủ y thực, sàng tọa và thuốc men. Người ta kính trọng chàng cả tài năng lẫn đức độ.

    Hôm kia, đức vua nghe tiếng thỉnh Vệ Hải vào triều: “Ta phong cho khanh chức võ tướng đầu triều, coi tám muôn quân cấm vệ, đệ nhị phẩm và lộc thiên thạch để hưởng phú quý”. Vệ Hải phủ phục dưới bệ rồng:
    - Hạ thần căn trí ngu độn, chỉ có cái hư danh, chẳng có thực tài. Xin bệ hạ tha cho tội chết.
    Nhà vua ngạc nhiên hỏi:
    - Có lẽ nào? Khoa tiến sĩ võ cử năm kia, đứng đầu hai vạn môn sinh, võ tướng vô địch trấn thủ bắc thành Phú Hách với tài thần tiễn “bách bộ xuyên dương”, vốn xuất thân từ chân núi Vô Vi?
    Vệ Hải kính cẩn tâu:
    - Quả thật vậy! Thiếu niên Phú Hách có theo học nơi hạ thần hai năm về cung tiễn.


    Nhà vua lại nói:
    - Khoa tiến sĩ võ cử năm vừa rồi, bây giờ là tiên phong hổ tướng Lý-đát-noa, với hai thanh liễu diệp đao có thể lấy đầu tướng giặc cách xa hai trượng, nghe đâu cũng từ dưới trướng của khanh?
    - Muôn tâu! Thanh niên Lý-đát-noa huyết khí phương cương, không có chí dài lâu, chỉ mới học một năm về đao thương đã vội về kinh lập công danh.
    Vua vuốt râu cười hỉ hả:
    - Hay lắm! Vậy nếu khanh từ chối lộc hàm, khanh phải đào tạo cho hai hoàng tử con ta có cái bản lãnh được vài phần của khanh cũng được.
    Chẳng biết sao hơn, Vệ Hải xin phép được dẫn hai hoàng tử về chân núi Vô Vi.


    Năm năm sau, chàng dẫn hai hoàng tử về phục mạng, tâu là đã học hết cái tài làm tướng ở đời. Vua nhìn thân thể gầy gò của hai hoàng nam thì nghi ngờ khôn xiết. Với vóc dáng ấy thì rõ là tay văn nhược, làm sao mà “cử đỉnh bạt sơn?”. Hiểu ý rồng, Vệ Hải tâu:
    - Nhờ phúc ấm của bệ hạ, hai hoàng tử cốt khí hơn người, giữa một vạn môn sinh họ đã trổ tài vô địch. Chân núi Vô Vi không có người thứ ba.
    Cuộc thử tài sau đó được diễn ra ở đại võ trường.

    Hoàng tử thứ nhất dùng thanh kiếm báu của vua ban, ngồi bất động. Hoàng tử dùng tâm chỉ huy kiếm. Thanh kiếm đảo lộn giữa hư không lấp lánh hào quang, chém cụt cả hàng trăm võ báu. Lần thứ hai, hoàng tử sử dụng thanh kiếm gỗ tầm thường, dùng ý lực tạo sức mạnh ngàn cân, đánh rơi tất cả đồng chùy và thiết côn vĩ đại. Lần thứ ba, hoàng tử cầm một nhánh liễu, tập trung ý lực. Nhành liễu như con rồng thần lả lướt vờn mây, len lỏi giữa rừng vũ khí, điểm tê mọi huyệt đạo. Vũ khí rơi như lá rụng. Nhà vua và quần thần kinh sợ quên cả vỗ tay, miệng há hốc không nói nên lời. Văng vẳng có giọng Vệ Hải tâu:
    - Xin bệ hạ tha tội! Hạ thần đã đem hết tâm truyền nhưng hoàng tử chỉ học có bấy nhiêu; “dùng tâm sử dụng kiếm”. Là giai đoạn thứ nhất của một hành giả võ đạo.

    Biết tài thần sầu quỷ khốc của hoàng tử thứ nhất nên hoàng tử thứ hai bước ra với hai bàn tay không, mọi người đều nín hơi chờ đợi... Hoàng tử ngồi xuống theo thế kiết già phu tọa.

    Cuộc đấu khởi đầu... Hai mươi võ tướng hét “ki-a” một tiếng, hai mươi thanh đại đao như hai mươi con thanh long đầy móng vuốt đồng lao tới một lượt. Nhưng kìa! Hai mươi thanh đại đao đều rơi nằm yên lặng trên đất. Năm mươi tay thần tiễn đồng buông một lúc năm mươi mũi tên vàng. Nhưng kìa! Năm mươi mũi tên lại đổi hướng bay lên hư không! Hoàng tử này không còn “dùng tâm chỉ huy kiếm” mà “tâm đã là kiếm”, sử dụng vũ khí của đối thủ theo ý muốn của mình. Giọng Vệ Hải thoảng giữa võ trường, mồn một bên tai đức vua:
    - Xin bệ hạ tha tội! Hoàng tử quả có căn cốt ưu tú, trí tuệ hơn người, đã học được chặng đường thứ hai của một hành giả võ đạo: kiếm là tâm, tâm là kiếm.

    Sau cuộc tiệc đãi đằng trọng hậu vị võ sư siêu việt, hoàng tử thứ hai xin phép đức vua theo thầy để thụ giáo cho đến nơi đến chốn. Vệ Hải tâu:
    - Tâu đại vương! Tâu hoàng tử! Khả năng một đời của hạ thần vậy là đã trao truyền hết rồi.
    Đức vua ngạc nhiên:
    - Khanh dường như có nói đến giai đoạn thứ ba?
    Vệ Hải thở dài:
    - Quả có, tâu đại vương! Nhưng hạ thần phước mỏng nghiệp dày chẳng theo học được. Hạ thần đã bị vị ân sư cao cả đuổi về nơi chặng đường thứ ba này vì căn trí ngu độn.

    Đức vua và quần thần kinh sợ. Hoàng tử đứng chôn chân một chỗ, tự nghĩ:
    - Thầy ta khiêm tốn và cao cả vô cùng. Thầy ta mà đã nói vậy thì ta chẳng thể học được nữa rồi.

    Từ đó, nhà vua được hai hoàng nam, như hai cánh tay của vì thiên tướng, biến một nước hèn nhược thành một quốc độ phú cường, các nước lân bang đều khiếp phục. Tuy thế, trong lòng nhà vua luôn bị tò mò ám ảnh bởi hình ảnh cuối cùng của một hành giả võ đạo. Y là thế nào? Tài của y kinh khiếp đến độ nào?


    Một năm sau, từ chân núi Vô Vi loan tin về: vị võ sư siêu việt đã giải tán đám môn đồ. Vệ Hải đã được thầy gọi lên núi. Nhà vua, hai hoàng tử và cả triều đình hồi hộp đón chờ lần trở lại của vị võ sư ấy. Nhưng thời gian... thời gian đã quá lâu, đã không biết bao nhiêu mùa hoa anh đào, vị võ sư vẫn biệt vô âm tín. Hôm kia, không ngờ được, họ lại nghe tin vị võ sư đã từ chân núi trở về. Ai cũng ngỡ ngàng. Vị võ sư siêu việt bây giờ đã là một sa-môn hành cước, y áo đầy bụi đường, khuôn mặt xương xẩu, khắc khổ, chứng tỏ đã trải qua cuộc sống gian lao.

    - Tâu bệ hạ! Đây là chặng đường thứ ba của một hành giả võ đạo: con đường tự thắng mình!
    Nói xong, vị sa-môn mỉm cười kín đáo rồi lặng lẽ cúi đầu đi về phía trước.


    Thanh Long sưu tầm.

  9. The Following User Says Thank You to thanh_long For This Useful Post:

    taothao (28-01-2014)

  10. #46
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts
    Hồi bé, bảo được học võ thì sướng lắm, mê tơi. Khu tập thể gần làng nên dân khu tập thể hay bị bọn ở làng nó vào bắt nạt. Học võ để đỡ bị bắt nạt, sướng nào gì bằng. Ban đầu, ông bố lôi ông con ra, bắt tập tấn. Nào trung bình tấn, đinh tấn, trảo mã tấn, đứng mỏi run cả chân. Được một tuần thì tôi dính vụ đánh nhau với trẻ con làng. Bị cú hội đồng. Ba thằng bọn tôi bị đập tơi tả. Bố tôi lập tức lôi đâu về một cây tre, dạy tôi đánh côn. Tôi biết tề mi côn lúc đó, năm 12 tuổi. Bố tôi bảo, dạy cái này trước để tự vệ. Bị đánh thì tìm khúc gậy nào mà vụt lại. Khu tôi ở hồi đó, bờ rào bờ giậu vườn tầng 1 các nhà đầy những loại gậy như vậy.
    Câu chuyện viết hay thiệt, miêu tả đúng giai đoạn "ngày xửa ngày xưa" - cách dùng từ lóng "chuẩn" với giai đoạn lịch sử ngày ấy ở Hà Nội.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  11. #47
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts
    Ai cũng ngỡ ngàng. Vị võ sư siêu việt bây giờ đã là một sa-môn hành cước, y áo đầy bụi đường, khuôn mặt xương xẩu, khắc khổ, chứng tỏ đã trải qua cuộc sống gian lao.

    - Tâu bệ hạ! Đây là chặng đường thứ ba của một hành giả võ đạo: con đường tự thắng mình!
    Nói xong, vị sa-môn mỉm cười kín đáo rồi lặng lẽ cúi đầu đi về phía trước.
    Hì hì, triết lý sâu sắc thật. Cám ơn thanh_long nhiều nhé.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  12. #48
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    VÕ HIẾU LIÊM


    Tái tạo thâm ân nhất đán vương
    Phù nhân vị miễn thái vô lương
    Nhược luân bần bệnh đương niên sự
    Bạc hạnh du ư Lý thập lang

    Huyện Bình Diêu tỉnh Sơn Tây, có võ cử nhân Thạch Toàn, 33 tuổi, góa vợ, chưa con. Năm ấy, hết tang vợ, Thạch Toàn thu xếp tiền bạc, dắt tên đày tớ ra bến sông, theo thuyền khách lên kinh đô để chạy một chức võ quan. Tối rằm tháng tám, khi thuyền tới địa phận huyện Đức Châu tỉnh Sơn Đông, chủ ghé thuyền vào bến để khách lên bờ nghỉ đêm cho dãn gân cốt. Tối ấy, Thạch Toàn bỗng bị bạo bệnh, ho ra máu, phải nằm liệt giường. Thừa cơ, tên đày tớ liền lấy cắp bọc tiền của Thạch Toàn, lẻn lên bờ, trốn mất. Khi biết mình bị mất cắp, Thạch Toàn buồn bực, bệnh càng thêm nặng.

    Thấy Thạch Toàn chẳng còn đồng nào để trả tiền thuyền mà lại bị bệnh nặng, sợ sẽ chết ở trên thuyền, chủ bèn nói với hai chân sào:“Sáng mai, các ngươi cứ khiêng ông Thạch Toàn quẳng lên bờ cho ta!” Chuyện đồn ra quanh bến. Trong huyện, có người đàn bà họ Hồ, tên Thanh Yến, cũng có một chiếc thuyền đậu ở bến Đức Châu. Tối ấy, Thanh Yến tới bến quét dọn thuyền, rồi ở lại trên thuyền thưởng trăng, uống trà, ăn bánh. Nghe nói chủ thuyền Bình Diêu định quẳng Thạch Toàn lên bờ, Thanh Yến bèn sang gặp chủ thuyền mà nói:“Tôi cũng sắp lái thuyền lên kinh đô. Nghe nói ông định quẳng một ông khách lên bờ, vậy để tôi chở cho!” Chủ thuyền nói:“Ông ấy hết tiền rồi, chẳng còn đồng nào cả, lấy chi mà trả tiền thuyền cho bà?” Thanh Yến nói:“Tôi không lấy tiền!” Chủ thuyền nói: “Thế thì được!” rồi sai hai chân sào khiêng Thạch Toàn sang thuyền Thanh Yến.


    Sang thuyền mới, Thạch Toàn thấy Thanh Yến tuổi trạc tứ tuần, thần thái đẹp đẽ, phục sức sang trọng, điểm trang lịch sự, nhưng có một điều khiến Thạch Toàn ngạc nhiên là trên thuyền chỉ có một người là Thanh Yến. Thanh Yến hỏi:“Quan nhân có thể cho thiếp biết quý danh chăng?” Thạch Toàn đáp:“Tôi là Thạch Toàn” Hỏi:“Quan nhân bao nhiêu tuổi?” Đáp:“Tôi 33” Hỏi:“Quý quán ở đâu?” Đáp:“Tôi ở huyện Bình Diêu tỉnh Sơn Tây” Hỏi:“Quan nhân lên kinh đô có việc gì?” Đáp:“Tôi lên để chạy một chức võ quan!” Hỏi:“Tại sao quan nhân lại nghĩ là mình có thể chạy được một chức như thế?” Đáp:“Vì tôi đậu cử nhân võ!” Hỏi:“Quan nhân đi một mình hay đi với ai?” Đáp:“Tôi đi với tên đày tớ nhưng nó vừa lấy cắp bọc tiền của tôi rồi trốn mất. Tôi sắp bị chủ thuyền quẳng lên bờ thì may được nương tử rủ lòng thương, cho theo thuyền này lên kinh đô miễ*n phí. Vậy tôi xin đa tạ nương tử và đội ơn nương tử suốt đời!” Rồi Thạch Toàn hỏi:“Nương tử có thể cho tôi biết quý danh chăng?” Đáp:“Thiếp là Hồ Thanh Yến!”

    Thanh Yến bèn lấy cháo cho Thạch Toàn ăn, lấy nước cho uống, dọn giường trong khoang lớn cho nằm rồi nói:“Quan nhân cứ nằm đây tĩnh dưỡng. Lát nữa thiếp sẽ vào bắt mạch, chẩn bệnh cho!” Thạch Toàn càng kinh ngạc vì chẳng ngờ Thanh Yến lại biết cả y thuật.

    Lát sau, quả nhiên Thạch Toàn thấy Thanh Yến tới giường bắt mạch cho mình, rồi nói: “Quan nhân bị mắc bệnh lao nặng! Bây giờ thì kể như hồn vía quan nhân đã ra tới nghĩa địa rồi!” Nghe thấy thế, Thạch Toàn kinh hãi quá, òa lên khóc. Thanh Yến nói:”Thiếp có một hoàn thuốc quý, có thể chữa được bệnh cho quan nhân! Tuy nhiên, vì thấy quan nhân có tướng bạc tình nên thiếp sợ uổng hoàn thuốc!” Thạch Toàn liền mếu máo, lớn tiếng thề:“Nếu nương tử chữa cho tôi được khỏi bệnh thì tôi sẽ xin làm đày tớ cho nương tử suốt đời! Nếu tôi ở chẳng như lời thì xin Trời chu Đất diệt!” Thanh Yến mỉm cười rồi vào khoang lấy ra một hoàn thuốc cho uống.

    Hôm sau, Thạch Toàn thấy bệnh trạng của mình đã đỡ. Thanh Yến nhổ neo, tự tay lái thuyền lên kinh đô. Ngày nào, Thanh Yến cũng lo cơm nước, thuốc men cho Thạch Toàn, chăm sóc rất chu đáo, chẳng khác chi vợ chăm sóc chồng. Nửa tháng sau, Thạch Toàn khỏi bệnh. Cảm ơn cứu tử của Thanh Yến, Thạch Toàn kính trọng Thanh Yến như mẹ mình.

    Lại nửa tháng sau, thuyền tới kinh đô vào lúc trời nhá nhem tối. Thạch Toàn định sáng sau sẽ cám ơn Thanh Yến rồi xin cáo biệt để vào kinh đô tìm bà con bạn bè, xin nương náu tạm. Đêm ấy, đột nhiên Thanh Yến tới ngồi ỏ thành giường Thạch Toàn, mỉm cười mà nói: “Thiếp sống trơ trọi một mình, không chồng, không con. Nay vì duyên số mà gặp quan nhân ở đây. Nếu quan nhân không ghét bỏ thiếp vì nhan sắc tàn phai thì thiếp xin được làm người nâng khăn sửa túi hầu quan nhân! Quan nhân nghĩ thế nào?” Vừa khỏi bệnh, lại góa vợ, hết tiền, được Thanh Yến đề nghị như thế, Thạch Toàn mừng quá, vượt sức mơ ước, nên vội đáp:“Nếu được sánh duyên cùng nương tử thì tôi chẳng còn mơ ước điều chi hơn!” Thanh Yến mỉm cười mà hỏi: “Có thực thế chăng?” Thạch Toàn chỉ gật đầu rồi bế xốc Thanh Yến lên giường mà ân ái.


    Sáng sau, Thanh Yến lấy ở khoang ra 300 lạng vàng, đưa cho Thạch Toàn mà nói: “Chàng đem vàng này vào kinh đô mà chạy chức võ quan. Thiếp neo thuyền ở đây chờ chàng. Được việc rồi thì chàng trở lại đây để thiếp lái thuyền đưa tới nơi phó nhậm!” Thạch Toàn đáp: “Bây giờ đã được nàng rồi thì có chạy được chức võ quan hay không cũng chẳng còn quan trọng nữa. Thế nào mà tôi chẳng phải trở lại đây!”

    Thạch Toàn lên bờ, vào kinh đô, thuê phòng ở quán trọ. Sáng sau, Thạch Toàn được chủ quán giới thiệu với một người thân tín của quan binh bộ thượng thư. Người này đòi 100 lạng vàng để chạy cho Thạch Toàn một chức võ quan. Thạch Toàn ưng thuận ngay.

    Tuần sau, Thạch Toàn được quan thượng thư bổ nhiệm vào chực ti khổn tỉnh Sơn Tây. Thấy còn dư 200 lạng vàng, Thạch Toàn bèn ra chợ mua mũ áo võ quan, một con ngựa đầy đủ yên cương, rồi mặc áo, đội mũ, cượi ngựa về quán trọ, lượn qua lượn lại, trông rất oai vệ.

    Toan thanh toán tiền phòng trọ để ra bến theo thuyền Thanh Yến về Sơn Tây thì Thạch Toàn chợt nghĩ:“Thanh Yến nhiều tuổi hơn mình, đâu có thể làm vợ mình lâu dài được? Mình đang có sẵn vàng ở trong tay, dại chi chẳng đi nhờ bà mối kiếm cho một cô vợ trẻ ở kinh đô?” Rồi Thạch Toàn đổi ý, quyết định ở lại phòng trọ. Ngay hôm ấy, Thạch Toàn đi kiếm bà mối, nói rõ ý định của mình.

    Còn nữa...
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  13. #49
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    VÕ HIẾU LIÊM

    Sáng sau, bà mối tới phòng trọ của Thạch Toàn mà nói:“Tôi đã tìm được cho quan nhân một thiếu nữ ở kinh đô, đang kén chồng!” Thạch Toàn hỏi:“Ai thế?” Đáp:“Con gái một thương gia!” Hỏi:“Họ tên chi?” Đáp:“Vương Oanh Oanh!” Hỏi:“Bao nhiêu tuổi?” Đáp:“Mới 16!” Thạch Toàn bèn nhờ bà mối dắt mình đi coi mắt. Tới nơi, hai bên cùng ưng thuận. Thạch Toàn xin cưới ngay. Thương gia họ Vương đòi nạp 100 lạng vàng làm sính l*ễ. Thạch Toàn liền nạp đủ.

    Tối ấy, Thạch Toàn rước Oanh Oanh về phòng trọ. Đêm ấy, Thạch Toàn động phòng hoa chúc với Oanh Oanh cực kỳ hoan lạc. Sáng sau, vì e đi đường thủy sẽ chạm trán Thanh Yến, Thạch Toàn bèn trả phòng trọ rồi thuê xe ngựa chở Oanh Oanh theo đường bộ về Sơn Tây, dắt theo cả con ngựa mới mua. Tới nơi, Thạch Toàn vào bái yết tuần vũ Sơn Tây. Tuần vũ cho lính dẫn Thạch Toàn và Oanh Oanh ra cư ngụ ở dinh ti khổn. Từ đó Thạch Toàn trở thành một viên chức oai vệ ở trong tỉnh. Sau hai tuần neo thuyền ở bến, không thấy Thạch Toàn trở lại, Thanh Yến bèn lên bờ, vào kinh đô hỏi thăm tin tức về Thạch Toàn, nhưng chẳng ai biết Thạch Toàn là ai! Thanh Yến đành lái thuyền trở về Đức Châu. Ở Đức Châu, Thạch Toàn có người em, con bà cô , là Thôi Xứng, cũng quê ở Sơn Tây, di cư sang đó làm ăn. Tình cờ, Thôi Xứng thuê đúng ngôi nhà sát hàng rào nhà Thanh Yến. Vì là hàng xóm quen thuộc, Thanh Yến với Thôi Xứng coi nhau như hai chị em.

    Nửa năm sau. Một hôm, nghe đồn Thôi Xứng là em họ quan ti khổn tỉnh Sơn Tây tên là Thạch Toàn, Thanh Yến bèn sang gõ cổng nhà Thôi Xứng để vào hỏi xem có đúng như thế hay không? Thôi Xứng mời Thanh Yến vào nhà mà hỏi:“Chắc Chị muốn hỏi điều gì phải không?” Thanh Yến gật đầu mà đáp:“Đúng thế! Ở huyện Bình Diêu tỉnh Sơn Tây có ông Thạch Toàn, đậu cử nhân võ, được làm ti khổn tỉnh Sơn Tây. Có phải Cậu là em họ ông Thạch Toàn không?” Thôi Xứng đáp:“Thưa Chị, phải!” Hỏi:“Ông Thạch Toàn đã có gia vợ chưa?” Đáp:“Ông anh của em có vợ đã từ lâu nhưng chị ấy mất rồi. Năm ngoái anh ấy vào kinh đô chạy được chức ti khổn, rồi cưới được chị vợ kế ở kinh đô, tên là Vương Oanh Oanh, đem về dinh ở Sơn Tây!” Nghe thấy thế, Thanh Yến uất ức lắm, thuật cho Thôi Xứng nghe đầu đuôi câu chuyện mình giúp Thạch Toàn, vừa thuật vừa lớn tiếng mắng chửi. Nghe chuyện, Thôi Xứng cũng thấy bất bình, bèn an ủi Thanh Yến mà nói:“Có thể vì anh ấy bận công việc nên chưa có thì giờ sang đây rước Chị được! Bây giờ Chị hãy viết cho anh ấy một lá thư, em sẽ xin chuyển tới tận tay anh ấy!” Thanh Yến nghe lời, bèn viết cho Thạch Toàn một lá thư, trao cho Thôi Xứng. Thôi Xứng liền nhờ một người thân tín đem thư sang Sơn Tây, trao tận tay Thạch Toàn. Mở thư ra coi, Thạch Toàn buồn lắm, nhưng cứ làm ngơ, coi như chẳng nhận được thư.

    Năm sau. Chờ mãi chẳng thấy Thạch Toàn phúc thư, một hôm, Thanh Yến quyết tâm sang Sơn Tây gặp mặt Thạch Toàn. Tới nơi, Thanh Yến thuê phòng ở trọ. Sáng sau, Thanh Yến tìm tới dinh ti khổn, nói với lính canh:”Nhờ chú vào trình với quan ti khổn rằng có người đàn bà họ Hồ, tên Thanh Yến, ở huyện Đức Châu bên Sơn Đông, có việc quan trọng, muốn xin vào gặp quan ngay!” Lính vào trình lại. Thạch Toàn xanh mặt, nói:“Mi hãy ra nói rằng quan ti khổn chẳng quen biết với người nào có tên như thế, rồi đuổi người ấy đi!” Lính ra nói lại, rồi đuổi Thanh Yến đi. Thanh Yến đành lủi thủi trở về phòng trọ. Thạch Toàn bèn ra khóa cổng dinh rồi tự tay niêm phong khóa, cấm lính canh không được cho ai vào dinh nếu không có lệnh của mình.


    Tối sau, trong khi Thạch Toàn đang ngồi yến ẩm một mình ở phòng khách thì chợt nghe có tiếng đàn bà gọi:“Thạch lang!” Lấy làm lạ, Thạch Toàn vội buông bát đũa để nghe cho kỹ thì chợt thấy rèm cửa lay động rồi có một người đàn bà vén rèm, bước vào phòng. Nhận ra là Thanh Yến, Thạch Toàn kinh hãi, mặt xám như tro, người run lập cập. Thanh Yến chỉ mặt Thạch Toàn, hỏi mát liền một hơi:“Bạc tình lang đó hả? Chàng có được khỏe không? Chàng giàu sang quá nhỉ? Ai làm cho chàng giàu sang thế này?” Thạch Toàn kinh hãi, chân tay luýnh quýnh, hơi thở hổn hển, thốt chẳng nên lời. Thấy thế, Thanh Yến cũng thương hại, nói:”Tình cảm của thiếp đối với chàng chẳng phải là mỏng? Nếu chàng muốn có vợ lẽ thì cứ nói thẳng với thiếp là sẽ có ngay, việc chi phải bạc tình như thế?” Thạch Toàn vội quỳ xuống đất, lạy Thanh Yến lia lịa, bịa hết chuyện này tới chuyện khác để gợ tội, những mong Thanh Yến tin chuyện bịa của mình mà tha thứ cho. Thấy Thạch Toàn sợ mình quá, Thanh Yến cũng chẳng nợ mắng chửi thêm.

    Thấy Thanh Yến đã nguôi giận, Thạch Toàn bèn lẻn vào phòng trong, bảo Oanh Oanh: “Ta đã có vợ kế trước nàng, họ Hồ, tên Thanh Yến! Chị ấy đang ở ngoài phòng khách! Nàng hãy ra phòng khách, lấy lễ* vợ lẽ mà ra mắt chị ấy!” Vừa bực tực, vừa kinh hãi, Oanh Oanh không chịu ra. Thạch Toàn năn nỉ. Cuối cùng, vì nể chồng, Oanh Oanh đành mặc quần áo chỉnh tề rồi ra phòng khách, quỳ xuống đất, chắp tay lạy Thanh Yến. Thanh Yến đáp lễ, rồi tới nâng Oanh Oanh dậy, nói: “Em đừng sợ! Hãy ngồi xuống đây mà nghe chị nói! Chẳng phải là chị tới đây để đánh ghen đâu! Chị tới đây chỉ cốt để nói cho em biết rằng Thạch lang là một kẻ bạc tình!” Sau khi thuật lại cho Oanh Oanh nghe đầu đuôi câu chuyện giữa mình với Thạch Toàn, Thanh Yến kết luận:“Chị nghĩ chắc em cũng chẳng muốn có một người chồng bạc tình như thế!” Nghe xong, Oanh Oanh cũng tỏ vẻ bất bình, quay ra mắng chửi Thạch Toàn. Thạch Toàn xấu hổ, chỉ còn biết xin lỗi hai người đàn bà rối rít, hứa sẽ thay tâm đổi tính, chẳng còn dám ăn ở bạc tình như thế nữa! Oanh Oanh nhỏ nhẹ thưa:“Bây giờ Chị đã tới đây thì xin Chị vào ở chung phòng với Thạch lang, cho em được dọn xuống ở nhà ngang!” Thanh Yến gạt đi, nói:“Không phải là chị tới đây để làm xáo trộn nếp sống của em đâu! Chị tới đây chỉ cốt để cho thiên hạ khỏi trách Thạch lang là người chồng bạc tình đó thôi! Bây giờ em hãy dọn cho chị một phòng riêng vì chị đã quen ở một mình rồi!” Bất đắc dĩ Oanh Oanh phải tuân lời Thanh Yến nhưng trong lòng vẫn còn nơm nớp sợ.

    Thạch Toàn tực giận tên lính canh đã mở cổng dinh cho Thanh Yến vào nên ra công đường, gọi tên lính lên mắng chửi. Tên lính nói:“Tiểu tốt bị đại quan mắng chửi oan! Tiểu tốt có mở cổng dinh cho ai vào bao giờ đâu? Giờ này khóa cổng vẫn còn nguyên dấu niêm của đại quan!” Thạch Toàn không tin, ra cổng coi thì quả thấy dấu niêm vẫn còn nguyên. Thạch Toàn ngạc nhiên, nhưng cũng không dám hỏi Thanh Yến xem nàng đã lọt vào dinh bằng cách nào?
    Thanh Yến ở lại dinh ti khổn. Mọi chuyện êm dần. Tuy ban ngày Thanh Yến vẫn nói chuyện với Thạch Toàn nhưng ban đêm, Thanh Yến lại vào ngủ ở phòng riêng, để cho Oanh Oanh vào ngủ chung với Thạch Toàn.

    Thanh Yến rất hòa nhã với Oanh Oanh, chẳng bao giờ tỏ ý ghen tuông. Ban đầu, Oanh Oanh còn nơm nớp lo sợ nhưng sau thấy Thanh Yến hiền hậu, chẳng ghen tuông thì lại hết lo sợ mà đâm ra kính trọng Thanh Yến, coi Thanh Yến như mẹ chồng mì nh vậy.

    Ở trong dinh, Thanh Yến đối xử khoan hòa lễ độ với mọi người nên được mọi người kính mến. Thanh Yến lại có biệt tài nhìn sự việc rất sáng suốt, tựa hồ như có thần nhãn, nên được mọi người kính phục.

    Còn nữa...
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  14. #50
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    VÕ HIẾU LIÊM
    Tiếp theo...

    Một hôm, Thạch Toàn mất cái dây thao buộc ấn. Cả dinh xôn xao đi tìm nhưng chẳng ai tìm thấy. Thạch Toàn lo lắm. Thanh Yến cười, nói:”Đừng có lo. Tát cạn giếng thì sẽ thấy!” Thạch Toàn bèn sai lính tát giếng. Quả nhiên khi giếng cạn, lính tìm thấy chiếc dây thao ở đáy giếng. Thạch Toàn hỏi:“Sao nàng lại biết là dây thao ở dưới giếng?” Thanh Yến chỉ cười, chẳng đáp. Thạch Toàn nghi rằng Thanh Yến biết rõ ai là thủ phạm nên gặng hỏi:“Ai đã ném dây thao của tôi xuống giếng?” Thanh Yến chỉ cười, chẳng đáp.


    Thanh Yến tiếp tục ở trong dinh. Thấy Thanh Yến càng ngày càng có những hành động kỳ lạ, Thạch Toàn ngờ Thanh Yến chẳng phải là người. Vì thế, tối nào Thạch Toàn cũng sai gia nhân tới nấp ở ngoài phòng ngủ của Thanh Yến để nghe ngóng. Sáng ra, gia nhân báo cáo rằng chỉ nghe thấy tiếng rũ quần áo chứ không biết là Thanh Yến làm gì ở trong phòng.

    Càng ngày Thanh Yến càng thân với Oanh Oanh. Một tối, Thạch Toàn có việc phải tới ty quan giám ngục, tới khuya chưa về. Ở nhà, Thanh Yến rủ Oanh Oanh:“Em hãy đem rượu vào phòng chị để chị em mình đối ẩm!” Oanh Oanh nghe lời. Thấy tửu lượng của Thanh Yến quá cao, Oanh Oanh không dám uống theo. Vì quá chén, Thanh Yến bị say mèm, phải lên giường nằm.

    Lát sau, Thanh Yến hóa chồn. Oanh Oanh kinh hãi quá nhưng vì yêu thương Yến Thanh nên Oanh Oanh lấy chăn đắp cho chồn, rồi trở về phòng, nằm chờ chồng.


    Quá nửa đêm, Thạch Toàn về. Oanh Oanh bèn thuật cho chồng nghe chuyện Thanh Yến hóa chồn. Nghe xong, Thạch Toàn nảy ý giết chồn. Kinh hãi quá, Oanh Oanh can:“Chồn này chỉ làm lợi cho chàng thôi chứ có làm hại gì chàng đâu mà chàng toan giết?”. Thạch Toàn không nghe, cứ đi kiếm bội đao, chạy thẳng xuống nhà ngang, tới phòng Thanh Yến, mở cửa bước vào, xông tới giường. Đột nhiên chồn tỉnh rượu, hóa thành Thanh Yến!


    Chồn tỉnh rượu, hóa thành Thanh Yến!

    Thấy Thạch Toàn cầm đao xông tới, Thanh Yến vội ngồi nhỏm dậy, lớn tiếng quát:“Nhà ngươi có tâm địa như sài lang, hành động như rắn rết, ta chẳng thể nào sống chung với nhà ngươi nữa! Trước kia, khi cho nhà ngươi nuốt hoàn thuốc quý để chữa bệnh thì nhà ngươi thề với ta là sẽ làm đày tớ cho ta suốt đời! Thế mà bây giờ nhà ngươi lại thay lòng đổi dạ, toan sát hại ta! Vậy thì tình nghĩa tới đây đã hết, nhà ngươi phải trả lại hoàn thuốc cho ta!” Nói xong, Thanh Yến nhổ nước bọt vào mặt Thạch Toàn.

    Bị trúng nước bọt, Thạch Toàn bỗng cảm thấy toàn thân lạnh cóng, tay chân tê dại, bội đao rơi xuống đất. Thạch Toàn lại thấy cổ họng mình bị ngứa ngáy, buồn nôn, rồi oẹ ra một hoàn thuốc giống hệt hoàn thuốc trước kia Thanh Yến đã cho mình.

    Thanh Yến cúi xuống nhặt hoàn thuốc, bỏ vào túi rồi bước ra khỏi phòng.

    Kinh hãi quá, Thạch Toàn vội chạy theo để giữ lại, nhưng chẳng thấy Thanh Yến đâu. Thạch Toàn đành trở về phòng ngủ.

    Đêm ấy, bệnh cũ tái phát, Thạch Toàn ho ra một đống máu tươi.

    Nửa năm sau, Thạch Toàn chết.

    P/s: Bài viết này là của bạn Minh_anh sưu tầm đăng trong mục "tạp lục". Fang zi xét thấy nội dung có liên quan đến võ thuật nên xin chép vào đây để mọi người cùng đọc cho vui.
    Lần sửa cuối bởi fangzi; 03-02-2014 lúc 12:23 PM
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •