Trang 6/18 ĐầuĐầu ... 4567816 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 51 tới 60 của 178

Chủ đề: Võ Thuật & Văn Chương Thơ Phú - Tán dzóc Truyện

  1. #51
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    LÃO HIỆP KHÁCH TRIỀU ĐƯỜNG



    Cổ Áp Nha

    Triều Đường, huyện Tương Dương, tỉnh Hà Bắc, có quan tể họ Vương qua đời, để lại phu nhân họ Lưu và một trai, tên Tiên Khách, 17 tuổi.

    Lưu phu nhân có người em trai là tiến sĩ Lưu Thần, làm quan thượng thư ở kinh đô, có phu nhân họ Cảnh và một gái, tên Vô Song, 15 tuổi. Trong nhà Lưu công có lão bộc Tắc Hồng, và tì nữ Thái Tần.

    Hồi Tiên Khách và Vô Song còn nhỏ, Lưu công cư ngụ ở Tương Dương, gần nhà Vương công, nên Tiên Khách hay chạy sang nhà cậu, nô đùa với Vô Song, khiến tình anh em cô cậu trở thành tình yêu nam nữ.

    Ba năm sau, Lưu phu nhân lâm trọng bệnh, gửi thư mời Lưu công lên Hà Bắc để chị em gặp nhau lần cuối. Thấy em lên thăm mình, Lưu phu nhân xin em gả Vô Song cho Tiên Khách. Lưu công vờ gật đầu ưng thuận. Lưu phu nhân mỉm cười mà qua đời.

    Ba năm sau, mãn tang mẹ, Tiên Khách về kinh đô, thuê nhà cư ngụ, nhờ người tới ngỏ ý với Lưu công và Cảnh phu nhân, xin cho mình được cưới Vô Song. Bị Lưu công từ chối, Tiên Khách buồn lắm.

    Tháng sau, một sáng, Lưu công cưỡi ngựa vào triều chầu vua. Lát sau, bỗng Lưu công phóng ngựa về, hốt hoảng nói:"Quân sĩ Kinh Nguyên làm phản, trăm quan đều phò thiên tử chạy trốn, chỉ có ta lưu luyến gia đình nên quay về nhà!" Rồi Lưu công sai gia nhân đem xe ngựa ra sân, chất hết vàng bạc châu báu, luạ là gấm vóc lên xe, sai lão bộc Tắc Hồng đi gọi Tiên Khách tới nói chuyện. Ngỡ Lưu công đã đổi ý, thuận gả Vô Song cho mình, Tiên Khách mừng lắm, liền đi theo lão bộc.

    Thấy Tiên Khách tới, Lưu công nói:"Quân sĩ Kinh Nguyên làm phản, trăm quan đều phò thiên tử chạy trốn, chỉ có ta lưu luyến gia đình nên quay về nhà. Nay ta nhờ cháu giong cỗ xe này ra ngoài cổng Khai Viễ**n rồi dừng xe ở bên đường mà chờ ta. Ta có việc, sẽ đưa gia đình ra ngoài cổng Khải Hạ, rồi sẽ vòng tới cổng Khai Vi**ễn. Nếu cháu làm được việc này thì ta gả Vô Song cho!" Mừng quá, Tiên Khách đáp:"Cháu xin làm theo lời cậu sai bảo!" rồi giong xe ra khỏi cổng Khai Vi**ễn, dừng xe ở bên đường mà chờ Lưu công.

    Từ sáng đến tối, không thấy Lưu công đâu, Tiên Khách sốt ruột quá, bèn vòng xe tới cổng Khải Hạ để tìm. Tới nơi, thấy cổng đã khóa, Tiên Khách hỏi môn quan (quan giữ cổng) xem từ sáng đến giờ có cho ai ra khỏi cổng không. Môn quan đáp là hồi trưa, có một lão bộc giong xe ngựa, chở ba phụ nữ, xin ra khỏi cổng, nhưng vì nghe có kẻ nói đó là lão bộc và xe ngựa nhà Lưu thượng thư nên môn quan không dám mở cổng cho ra, e bị Lưu thượng thư quở trách. Cách đây chừng một giờ, lúc trời nhá nhem tối, môn quan mới thấy Lưu thượng thư phóng ngựa tới, có lão bộc giong xe theo sau, bảo mở cổng, rồi cùng lão bộc phóng ngựa xe vun vút lên hướng bắc. Biết không thể đuổi kịp Lưu công, Tiên Khách đành giong xe lên Hà Bắc, về nhà nằm chờ tin tức Lưu công. Thế nhưng, chờ hết tháng này qua tháng khác, vẫn tuyệt vô âm tín

    Ba năm sau.

    Tiên khách khóa cửa nhà ở Hà Bắc, đem vàng bạc của Lưu công về kinh đô, mua nhà lớn để cư ngụ lâu dài, hy vọng sẽ hỏi thăm được tin tức về gia đình Lưu công.

    Một hôm, đi dạo phố, thấy có tiếng người gọi tên mình, Tiên Khách quay đầu nhìn thì thấy một ông lão đang băng qua đường sang gặp mình.

    Nhận ra là lão bộc Tắc Hồng, Tiên Khách hỏi:"Lão ông Tắc Hồng đó phải không?" Lão bộc đáp:"Thưa phải!" Hỏi:"Lưu công đâu?" Đáp:"Lưu công với Cảnh phu nhân đều bị quân giặc sát hại rồi!" Hỏi:"Còn gia đình thì sao?" Đáp:"Tiểu thư Vô Song thì bị bắt vào hoàng cung làm phi tần, Thái Tần thì bị bắt vào dinh tướng quân Vương Toại Trung làm tì nữ, chỉ có lão là chạy thoát!" Tiên khách bèn bảo lão bộc tới chung với mình.

    Sáng sau, Tiên Khách phục sức chỉnh tề, tìm đến tư dinh của tướng quân Vương Toại Trung, tự giới thiệu là con của Vương huyện tể và là cháu của Lưu thượng thư, rồi xin cho mình được chuộc lại Thái Tần với giá cao. Nể Tiên Khách là dòng dõi thế gia, tướng quân Toại Trung liền thuận cho Tiên Khách được chuộc lại Thái Tần. Tiên Khách bèn đem Thái Tần về nhà, ở chung với mình và lão bộc Tắc Hồng để tìm cách cứu Vô Song.

    Một hôm, khi đi chợ, tình cờ lão bộc nghe thấy thiên hạ xì xào rằng sáng mai, triều đình sẽ cử một vị nữ trung sứ dẫn ba chục phi tần tới quét dọn viên lăng. Nghĩ rằng biết đâu trong đám phi tần ấy không có tiểu thư Vô Song nên lão bộc vội về trình Tiên Khách. Tiên Khách bèn nhờ lão bộc vào núp trong viên lăng để dò xem trong đám phi tần ấy có Vô Song hay không. Lão bộc nhận lời.

    Tối ấy, lão bộc tới viên lăng, vào núp trong một căn phòng bỏ trống, có buông rèm. Đến khuya, bỗng lão bộc nghe thấy có tiếng thiếu nữ ở ngoài rèm hỏi vọng vào:"Có phải lão ông Tắc Hồng ở trong này không?" Kinh hãi quá, lão bộc hỏi lại:"Ai đó?" Thiếu nữ đáp:"Tiểu nữ đây!" Nhận ra tiếng tiểu chủ Vô Song, lão bộc mừng quá, đáp:"Đúng là lão đang núp ở trong này! Nhưng sao tiểu thư biết?" Vô Song đáp:"Có kẻ nhìn thấy lão ông rồi báo cho tiểu nữ hay!" Hỏi:"Sao giờ này mà tiểu thư tới được đây?" Đáp:"Vì có người giúp. Người ấy đang chờ tiểu nữ ở ngoài viên lăng. Ít thì giờ lắm, đừng hỏi nữa, để tiểu nữ hỏi thôi. Công tử Tiên Khách hiện ở đâu?" Lão bộc đáp: "Ở kinh đô" Hỏi:"Có mạnh khoẻ không?" Đáp:"Mạnh khoẻ" Nói:"Sớm mai, đầu giờ dần (3 giờ sáng), lão ông tới chân cầu thang ở căn lầu hướng đông bắc trong viên lăng này, lấy lá thư của tiểu nữ đem về cho công tử. Thôi, tiểu nữ phải đi đây!" Dứt lời, Vô Song biến mất.

    Đầu giờ dần, lão bộc mò tới căn lầu hướng đông bắc thì thấy quả có một lá thư để ở chân cầu thang. Lão bộc bèn nhặt lên, cất vào túi, lẻn ra khỏi viên lăng, đem về cho Tiên Khách.

    Mở thư ra coi, Tiên Khách thấy như sau:

    "Tiểu muội là Vô Song, thân mến gửi đại ca Tiên Khách: Tiểu muội thường được nghe người ta nói về quan áp nha họ Cổ ở huyện Phú Bình. Thiên hạ đồn rằng Cổ tiên sinh là người hay giúp đỡ kẻ khác, đặc biệt là khi đã nhận lời giúp ai việc gì thì bao giờ tiên sinh cũng giúp đến cùng. Không biết đại ca có thể tới cầu Cổ tiên sinh cứu tiểu muội ra khỏi cung cấm này chăng?"


    Tiên khách

    Đọc xong, Tiên Khách liền đem một túi đầy vàng lên lưng ngựa, cưỡi tới huyện Phú Bình, hỏi thăm được nhà Cổ áp nha, tìm tới gõ cửa. Cổ áp nha ra mở, hỏi: "Công tử muốn hỏi ai?" Tiên Khách đáp:"Tiểu sinh muốn được gặp quan áp nha họ Cổ!" Cổ áp nha nói:"Chính là lão phu!" rồi mời Tiên Khách vào nhà.

    Sau khi an tọa, Cổ áp nha hỏi:"Công tử tới đây có chuyện chi?" Tiên Khách đáp:"Tiểu sinh tới để nhờ tiên sinh giúp cho một việc!" Cổ áp nha nói:"Xin cho biết là việc chi?" Tiên Khách bèn đem câu chuyện dài dòng của gia đình Vô Song ra thuật lại cho Cổ áp nha nghe, rồi nói:"Vì thế, nay tiểu sinh tìm tới đây để cầu tiên sinh cứu cô em họ tiểu sinh ra khỏi nơi cung cấm!" Cổ áp nha nói:"Việc này khó lắm, lão phu không thể giúp công tử ngay được!" Tiên Khách nói:"Tiểu sinh không dám cầu tiên sinh giúp ngay. Tiểu sinh chỉ dám cầu tiên sinh nhận lời giúp cho mà thôi!" Cổ áp nha nói: "Nếu thế thì phải để cho lão phu có thì giờ suy nghĩ!" Tiên Khách hỏi:"Tiểu sinh không dám thúc giục, nhưng xin tiên sinh cho biết, phải mất chừng bao lâu?" Cổ áp nha đáp:"Làm sao mà lão phu biết được là bao lâu? Gặp cơ hội thì một tháng cũng xong, không gặp thì mười năm cũng chưa xong!" Tiên Khách bèn để túi vàng ở trên bàn rồi xin cáo biệt.

    Biết ý Tiên Khách, Cổ áp nha liền nói:"Không được! Lão phu giúp người, chưa hề nhận tiền công bao giờ. Công tử phải đem vàng về. Khi nào cần chi tiêu gì thì lão phu sẽ tới xin công tử vàng để trả cho người ta, vì lão phu nghèo lắm, không có vàng để trả giùm công tử được!" Biết không thể làm trái ý Cổ áp nha, Tiên Khách đành đem túi vàng về.

    Còn nữa...
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  2. #52
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    LÃO HIỆP KHÁCH TRIỀU ĐƯỜNG


    Ba tháng sau.

    Không được tin tức gì của Cổ áp nha, Tiên Khách bắt đầu thất vọng. Lại thêm ba tháng nữa, cũng không được tin tức gì, Tiên Khách hoàn toàn thất vọng.

    Thế nhưng, một hôm Tiên Khách nằm nhà. Bỗng nghe có tiếng gõ cổng, Tiên Khách chạy ra mở. Thấy khách là Cổ áp nha, Tiên Khách mừng quá, liền mời vào nhà, rồi hỏi:"Phải chăng hôm nay tiên sinh tới để báo cho tiểu sinh biết một tin vui?" Cổ áp nha lắc đầu, đáp:"Không phải! Lão phu tới để xin công tử cho mượn một người và cho xin 200 lạng vàng!"

    Tiên Khách hỏi:"Tiên sinh muốn mượn ai?" Cổ áp nha đáp:"Tì nữ Thái Tần!" Hỏi:"Để làm chi?" Đáp:"Xin đừng hỏi, kẻo việc cứu tiểu thư Vô Song không thành!" Tiên Khách không dám hỏi chi nữa, chỉ gọi Thái Tần lên mà nói:"Vào sửa soạn hành trang, đem ra đây mà đi theo lão tiên sinh!" Không do dự, Thái Tần vào phòng riêng lấy hành trang đem ra. Tiên Khách cũng đứng dậy, vào phòng lấy ra một túi vàng mà trao cho Cổ áp nha. Cổ áp nha nhận túi vàng, cáo biệt Tiên Khách, dẫn Thái Tần đi.

    Tháng sau.

    Một đêm, Tiên Khách nằm ngủ. Bỗng nghe thấy tiếng gõ cổng rất gấp, Tiên Khách vội vùng dậy, chạy ra mở. Thấy khách là Cổ áp nha, tay bồng một tử thi, chạy vào nhà, Tiên Khách vội đóng cổng, chạy vào theo.

    Cổ áp nha nói:"Đây là tử thi tiểu thư Vô Song! Bây giờ tiểu thư đã chết, nhưng sáng mai, tiểu thư sẽ sống lại!" Nói xong, Cổ áp nha trao tử thi cho Tiên Khách, rồi cáo biệt mà đi. Bồng tử thi vào phòng, đặt lên giường, Tiên Khách thấy đúng là tử thi Vô Song, đã lạnh ngắt.

    Sáng sau, quả nhiên Vô Song sống lại. Nhìn thấy Tiên Khách, Vô Song thét lên một tiếng rồi lại ngất đi.

    Tối ấy, Vô Song lại tỉnh.

    Đêm khuya, nghe tiếng gõ cổng, lão bộc Tắc Hồng cầm đèn ra mở. Thấy khách là Cổ áp nha, lão bộc bèn mời vào trong, đóng cổng, rồi dẫn vào nhà.

    Thấy Cổ áp nha tới, Tiên Khách để Vô Song nằm nghỉ, chạy ra tiếp. Đột nhiên Cổ áp nha rút đao sắc đeo bên mình, chém một nhát bay đầu lão bộc Tắc Hồng.

    Vừa kinh ngạc, vừa tức giận, Tiên Khách hỏi:"Lão bộc Tắc Hồng có tội chi với tiên sinh?" Cổ áp nha lắc đầu mà đáp:"Lão bộc Tắc Hồng không có tội chi cả ! Công tử hãy bình tĩnh mà nghe lão phu nói. Đêm nay, lão phu đã trả được cái ơn tri ngộ của công tử. Lão phu nghĩ mãi mới tìm được phương kế cứu tiểu thư Vô Song ra khỏi nơi cung cấm. Đầu đuôi như sau: Nghe đồn trên núi Mao Sơn có đạo sĩ họ Hoàn, luyện được những viên thuốc độc rất kỳ lạ là nếu người nào uống một viên vào bụng thì sẽ chết ngay, nhưng tử thi không hư, sau ba ngày tự nhiên sẽ sống lại. Lão phu bèn lên núi Mao Sơn năn nỉ đạo sĩ cho một viên. Được viên thuốc rồi, lão phu mới tới nhà công tử mượn tì nữ Thái Tần và xin 200 lạng vàng. Lão phu trao viên thuốc độc của Hoàn đạo sĩ cho Thái Tần, bảo đem đi len lỏi vào đám cung phi, giả làm nữ trung sứ, kết tội tiểu thư Vô Song thuộc nghịch đảng, bắt phải uống viên thuốc độc ấy để tự tận. Tiểu thư chết rồi, Thái Tần trao tử thi cho một tên thái giám đem chôn, rồi bỏ trốn. Thái Tần khôn lắm. Thị biết rằng nếu thị không bỏ trốn thì sẽ bị triều đình hoặc lão phu giết chết. Lão phu phải đón đường tên thái giám, nói tử thi ấy là của con gái lão phu, nên bây giờ xin mua với giá 100 lạng vàng để đem về làm lễ** an táng. Vì tham vàng, tên thái giám bán cho lão phu. Còn 100 lạng vàng kia, lão phu đem đút lót hết cho những kẻ nhìn thấy lão phu bồng tử thi của tiểu thư để cho họ kín miệng về chuyện này. Công tử có thể yên chí là chuyện này sẽ không bị lộ ra ngoài. Chính vì muốn giữ bí mật cho công tử và cho tiểu thư Vô Song mà bất đắc dĩ lão phu phải giết lão bộc Tắc Hồng. Bây giờ đến lượt lão phu phải tự tận!" Nói xong, Cổ áp nha rút dao tự phạt ngang cổ mình. Tiên Khách chưa kịp can ngăn thì đầu Cổ áp nha đã rơi xuống đất. Tiên Khách bèn làm lễ** an táng cho Cổ áp nha và Tắc Hồng.

    Sau đó, Tiên Khách bán ngôi nhà ở kinh đô, đưa Vô Song về Tương Dương sinh sống.


    Nhờ sự kín đáo của Cổ áp nha và tài sản khổng lồ của Lưu thượng thư, Tiên Khách với Vô Song được sinh sống cảnh an bình, sung túc, hạnh phúc bên nhau cho đến hết cuộc đời.

    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  3. #53
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Đả lôi đài



    Hai chục năm trước có một gánh tạp kỹ nghèo nàn đi biểu diễn từ nam ra bắc. Họ gồm có các chàng trai cô gái gày gò, đói ăn kinh niên. Họ biểu diễn ca nhạc ,ảo thuật và võ thuật. Đến địa phương nào họ cũng dựng đài và thách đấu với tất cả những ai muốn lên đài thử sức. Đoàn này do võ sư Hoàng tùng làm chủ gánh. Ai thích vật có vật, thích box có bốc. thích võ tự do có võ tự do. Tóm lại là thích gì chiều nấy. Thua thì mất 5 nghìn, được thì lĩnh mười nghìn.

    Điều đáng ngạc nhiên là họ hầu như toàn thắng chứ không thua. Suốt từ Tây ninh ra đến Hà nội họ chưa để thua trận nào. Các võ sư danh tiếng của các miền võ nổi tiếng như Bình định cũng thúc thủ trước những võ sĩ đói ăn của họ. Mới đầu họ định dựng lôi đài tại công viên thống nhất nhưng không xin được giấy phép nên phải sang Từ Sơn. Lớp sinh viên khoa võ chúng tôi sôi sùng sục. Đăng ký thi đấu rầm rầm. Đầu tiên là lớp quyền anh do anh Hùng cầm chương đánh trận đầu tiên. Anh Hùng hạ nốc ao đối thủ trong vòng vài phút. Nhìn thấy đội quyền anh toàn cựu vô địch quốc gia ghê gớm quá nên võ sư Hoàng tùng lập tức xin thua và đề nghị thi đấu võ tự do với luật là chả có luật gì hết.

    Những ngôi sao võ thuật trong trường tôi lập tức hùng hổ hoặc rụt rè đăng ký. Anh Nam xoăn có kỹ thuật tốt nhất nên được anh em cử ra đánh trận đầu tiên. Anh này là nổi tiếng nhất khóa 24 với tài múa côn như gió và bộ tay vĩnh xuân biến ảo thần sầu. Trọng tài trận này có tôi, anh Hoàng sĩ Còn cựu vô địch vật bắc giang và võ sư Hoàng Tùng. Cả rạp Từ Sơn sôi lên sùng sục. Sinh viên trường thể thao hò hét rầm trời cổ vũ cho đội nhà. Hai võ sĩ đeo găng bước ra võ đài. Thế cường nhược thể hiện rõ ràng. Võ sĩ bên kia da dẻ xanh xao. Người ngợm gày còm, bụng đói lép kẹp thấp bé nhẹ cân. Võ sĩ Nam xoăn to khỏe dẻo dai, đứng ở góc võ đài khởi động rầm rầm bằng những cú lôi công cước xuống mặt sàn gỗ làm sàn này rung lên bần bật

    Sau khi Anh Còn gõ cái chiêng làm hiệu hai võ sĩ bắt đầu cuộc chiến. Một cú đá ngang cực đẹp của anh nam xoăn tung ra. võ sĩ kia hơi nghiêng người né rồi lập tức lao vào nhập nội với một sê ry đấm. Nam xoăn bật lùi về phia sau rồi quay người đá đảo sơn. Cú đá này bay qua đầu anh kia làm chúng tôi tiếc hùi hụi. Võ sĩ bên kia dai như đỉa đói liên tục lao vào đấm như vũ bão. Nam xoăn bay lượn né tránh đẹp như phim Hồng Koong. Nam xoăn thỉnh thoảng lại tung ra một vài cước và liên tục né tránh. Anh chàng đói ăn kia dính cước liên tục nhưng dường như không hề hấn gì. Cứ lầm lũi tiến lên và tung ra những đòn đấm nhanh như máy……

    Nhất định không cho đối thủ nhập nội, Nam xoăn đang thi triển thân pháp mềm dẻo và khinh công đẹp hiếm có. Cả rạp reo hò tán thưởng cho mỗi cú vọt người lên không trung của Nam xoăn. Nếu tính điểm có lẽ Nam xoăn đang thắng tuyệt đối. Sang hiệp hai, chàng đói ăn thay đổi đấu pháp co về thế thủ. Nam xoăn lập tức tấn công bằng cước pháp. Những cú đá vun vút được tung ra nhưng đều bị va vào găng hoặc trượt. Tôi bắt đầu lờ mờ cảm thấy có gì không ổn. Những kỹ thuật cao siêu của Nam xoăn bị hóa giải bằng những cú chặn và đấm cực kì đơn giản. Nam đã có biểu hiện xuống sức và không còn sử dụng được khinh công nữa. Võ sĩ đói ăn kia vẫn lầm lũi ôm mặt thủ kín đầu và hễ có cơ hội là lao vào đấm. Chỉ là những quả đấm thẳng đơn giản nhưng nhanh như chớp. Nam tung ra cú vòng cầu thấp Sau khi chặn cú đá anh đói ăn tung ra một đòn đấm thẳng. Nam gạt đòn đấm làm anh này xiêu người, ngay lập tức anh này tung ra quả đấm vòng nương theo sự mất đà với một sự nhanh nhẹn hiếm thấy. Quả này bay vù qua mũi Nam xoăn làm tôi lạnh gáy. Nam đã không tung ra quả đấm nào từ đầu trận đấu, có lẽ nó không quen đeo găng. Anh Còn và tôi liếc nhìn nhau, chúng tôi hiểu rằng trận chiến này chúng tôi sẽ thua. Nam xoăn đang bế tắc với những chiêu thức phức tạp và không hiệu quả. Nó thực sự đang chạy trốn một cách hoa mỹ. Anh chàng đói ăn kia thì lì lợm một cách đáng kinh ngạc. nó mặc kệ những cú đá của Nam xoăn và đang rình cơ hội dứt điểm. Lùa được Nam vào góc võ đài, chàng đói ăn tung liền một loại đấm rồi lăn xả vào quay người thúc chỏ. nhận thấy nguy hiểm Anh Còn lao vụt vào tốm áo võ sĩ này lẳng ra xa. Cú ném của đô vật Bắc giang nặng 90 cân khiến chàng võ sĩ đói ăn bay sang góc xa của võ đài. Chúng tôi hô tướng lên. Phạm luật rồi, đánh chỏ là phạm luật rồi. đám sinh viên hung hăng tràn lên võ đài định oánh cả đoàn tạp kỹ. Tình hình căng như dây đàn. Võ sư hoàng tùng nhanh trí tóm cổ cậu võ sĩ kia dúi vào cánh gà rồi vớ lấy Micro hô ban nhạc nổi nhạc. Từ đả lôi đài biến ngay sang ca nhạc. Mấy cô võ si kiêm ca sĩ người lép kẹp son phấn hôi rình gào tướng lên bài tình ca của Hoàng việt.....không khí trở lại vui vẻ.


    Chúng tôi ra về. Đầu tôi căng như dây đàn. Có cái gì lấn cấn trong tôi. Chờ cho anh em về hết tôi quay lại rạp Từ sơn một mình. Gánh tạp kỹ đang ăn cơm. Một đĩa rau muống luộc to như đống rơm cả đoàn ngước nhìn tôi rồi lại phớt lờ ngồi ăn tiếp ngon lành. Võ sư hoàng Tùng đứng dậy. ông kéo ghế cho tôi ngồi rồi hỏi, chú em đến lấy lại tiền hả, trận hôm nay hòa nhé..... Tôi lắc đầu nói : Không cháu không lấy tiền cháu muốn đăng kí đánh trận tối mai. Võ sư Hoàng Tùng trả lời: Mai chúng tôi đi Quảng ninh. Ở đây các cậu chả ai chịu mua vé nên chúng tôi không có tiền thuê rạp. Nếu cậu muốn đánh thì xuống Quảng Ninh nhé, tôi không thu tiền cậu đâu. Ông cười lớn, dân bắc kì hiếu võ ghê. Tôi dựng lôi đài ở miền trung mà cả tuần không có ai lên đánh. Tôi hỏi: sao không thấy cậu võ sĩ lúc nãy của chú dùng cước pháp? Ông nói: nó mới theo đoàn có hơn năm nên chưa có học đá. Tôi cười hì hì. Bên chú không đá bên cháu không đấm thế là công bằng còn gì. Thế bên chú có ai biết đá không? Ông gọi với vào mâm cơm. Thiện ơi mày đá cái cột lôi đài cho anh hai đây coi. Tức thì một anh chàng đen nhẻm buông bát cơm đứng dậy. nó sút thẳng ống đồng vào cái cột gỗ buộc dây lôi đài to như cổ tay. Cái cột gãy rắc, đổ gập xuống. Tôi hỏi ông. Anh này tập đá bao lâu rồi? ông nói. Thằng thiện này hả? nó theo đoàn được hai năm. Nó biết mỗi cú đá ấy thôi.

    Tôi ra về, cái cột lôi đài gãy đổ kéo theo sự gãy đổ niềm tin những gì tôi đã và đang theo học. Tôi luyện tập chăm chỉ, gần như là học sinh giỏi nhất lớp. Tôi lôi anh em bạn tập ra làm trò đùa trong những trận đấu tập. Tôi dùng chân gạt đòn địch thủ,tôi bay qua đầu anh em đạp vào lưng họ…. tay tôi chém vỡ chồng gạch ba viên. Chân tôi lướt yoko gãy tan cây nước đá, không có kỹ thuật Karate nào tôi thấy xa lạ. Nhưng nếu hôm nay tôi gặp thàng Thiện này thì tôi chắc chắn thua. Cái anh chàng ốm đói mới tập kia đã khiến chàng Nam cao thủ nhất trường chới với thì thằng Thiện tập hai năm này ăn gỏi tôi tức khắc. Cú đá thấp tì búa bổ của nó không có kỹ thuật gạt nào của Karate đỡ được.

    Cả đêm tôi không ngủ được, Năm năm trời tôi chuyên cần luyện tập chẳng lẽ lại vô ích. Giáo trình sư phụ dạy tôi là giáo trình gốc của Nhật bản chẳng lẽ lại sai. Tôi đang lạc giữa một rừng kỹ thuật mà không biết đâu là đường ra. Đặt mình vào địa vị thằng Nam tôi thấy mình cũng không đõ nổi những cú đấm bão táp của thằng ốm đói mới tập năm trời kia. Những quả gạt thượng đẳng, cú vuốt trung đẳng cú gạt hạ đẳng, những dẫn lực tán lực thủ pháp, những long trảo hổ trảo trở nên ngây ngô kỳ lạ. Trong đầu tôi cứ lảng vảng thằng cha võ sĩ ốm đói dai ngoách với những loạt đấm vun vút kia. Từ đó tôi đến phòng tập như thằng mất hồn,Huấn luyện viên ngạc nhiên về sự sa sút của tôi. Tôi đã manh nha ý định bỏ học và đi tìm nghề khác. Tôi tâm sự với thằng Đức bạn tôi về những suy nghĩ của mình. Nó đồng ý tức khắc và bảo ừ tao cũng thấy thế, đánh với thằng không biết gì thì còn được, Chứ gặp những thằng như bọn kia thì toi ngay. Tao với mày nên tập lại từ đầu.

    Còn nữa...

  4. #54
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Đả lôi đài



    Tiếp theo

    Thế là từ đó tôi và thằng Đức tối nào cũng xuống phòng tập. Chúng tôi tập với nhau theo một phương pháp mới. Chúng tôi gạt hết những kỹ thuật cao siêu chỉ chuyên tâm vào đấm và di chuyển. Những cú đấm của tôi và nó đều bay với tốc độ tối đa. Mặc dù có mũ bảo hộ nhưng nhiều khi cũng choáng váng. Chúng tôi đều đồng ý vói nhau rằng, mọi kỹ thuật phải được thực hiện với một áp lực thực chiến. Nhiều kĩ thuật đỡ gạt của Karate trở nên vô dụng dưới loạt tấn công vũ bão,chúng tôi liền bỏ béng những kỹ thuật đó. Sau ba tháng chuyên cần, kỹ thuật đấm đơn giản đó khiến tôi kinh ngạc về sự hiệu dụng. Một cú đấm thẳng có thể hóa giải hầu hết các kỹ thuật cao siêu mà tôi đã đầu tư không ít thời gian vào nó. Đứng trước địch thủ, tôi chỉ có cái đích duy nhất là khuôn mặt đối phương và làm sao đấm trúng nó. Mà phải đấm thật nhanh.đấm liên tục. Sự ăn đòn nhiều làm tôi thêm lì lợm. Thằng Đức thì càng ngày càng sợ tôi. Nó bảo tập với mày kinh lắm,mắt long sòng sọc, đánh như đánh quân thù, có ngày gãy răng tao mất. Tôi gạt phắt ra khỏi đầu những long trảo hổ trảo đá bay đá đảo sơn và những bài ka ta hoa mỹ. Tôi chỉ chuyên tâm vào đá vòng thấp và đấm. Sau gần một năm luyện tập anh em trong lớp bảo tôi rằng cái thứ võ mà tôi đang dùng cóc phải là Karate thậm chí cóc phải là võ. Tôi lại hoang mang…..Tôi lục tung thư viện. Chả sách nào trả lời câu hỏi của tôi. Mọi kĩ thuật trong sách đều tỉ mỉ chích xác đến từng xăng ti mét. Đấm thế nào đỡ ra sao…như thế này này : [youtube]gcWaYlujL1Y[<youtube]


    tôi chỉ muốn gào to lên rằng đỡ thế này không ổn, thằng đói ăn nó đấm nhanh lắm gạt đỡ thế này không kịp mất. đấm thế này cũng không xong. Đấm xong mà không thu nhanh tay về ôm đầu thì nó quai cho tung hàm.Một trăm triệu người tập Karate trên thế giới có ai gặp phaỉ vấn đề như tôi không. Tôi chán nản, từ đó tôi bỏ học thường xuyên,chỉ đến kì thi mới mò sang trả bài chờ đến ngày tốt nghiệp.Sau khi xếp vào xó tủ cái bằng tốt nghiệp. Tôi im thin thít hai chục năm không tập gì võ nữa. tôi chán võ rồi.Tôi lấy vợ đẻ con. Cơ bắp nhão nhoét và bụng phệ ra. Tôi đã bốn mươi tuổi đầu rồi….

    Internet tràn vào tôi làm quen với máy tính và một lần tôi gặp cái này: [youtube] 76pmkvf5N_I[<youtube]


    Niềm tin của tôi lại bùng dậy. Bây gìơ tôi phải đi tập lại. Những ký thuật mà tôi và thằng Đức tập trước kia là chính là Karate. Chúng tôi không tập sai. Chúng tôi đã đi đúng đường.Chúng tôi xuất phát từ những thứ đơn giản, chúng tôi tiến dần lên những thứ phức tạp để rồi nhận ra rằng chúng tôi đang quay về những thứ đơn giản. Tôi hiểu ra biểu tượng quả đấm nằm trong vòng tròn của võ phái chúng tôi. Tôi lại chập chững từ những kỹ thuật đơn giản. Những bước đi đầu tiên và cũng là những bước đi cuối cùng trong vòng tròn võ thuật…..

    Bach_djen theo Tomahok Blog

  5. The Following User Says Thank You to bach_djen For This Useful Post:

    ngochai (03-02-2014)

  6. #55
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts
    Chúng tôi xuất phát từ những thứ đơn giản, chúng tôi tiến dần lên những thứ phức tạp để rồi nhận ra rằng chúng tôi đang quay về những thứ đơn giản.
    Phần này luận đúng lắm ...
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  7. #56
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Từ sơn tứ hữu



    Từ Sơn Tứ Hữu

    Tứ Hữu

    Trường thể thao có ba thằng tên là Dương. Thằng thứ nhất học khoa bóng đá nên có biệt danh là Dương “bê đê”( BĐ= bóng đá). Thằng Dương thứ hai học khoa võ, nó là đệ tử của hầu quyền môn nên chúng tôi gọi nó là Dương “khỉ”. Tuy nhiên nhân vật mà tôi muốn kể với các bạn đầu tiên là thằng Dương thứ ba. Ngô văn Dương học khoa vật dân tộc nên biệt danh…. dĩ nhiên rồi: Dương “vật”.


    Dương "vật" trong một lần thượng đài

    Dương “vật” quê Bắc giang nơi sản sinh ra những đô vật nổi tiếng cả nước. Dương đạt VĐV cấp 1 khi mới 16 tuổi. Tướng tá nó hiền lành cao có 1m55 người nhỏ thó mặt già trước tuổi. Ngoài đời nó lù đù ít nói như ông già nhưng lên sới thì nhanh như chảo chớp. Cứ dịp lễ lạt hội làng ở vùng quê nào đó mà có vật dân tộc là nó lại kéo tôi đi xem và tranh thủ thi đấu kiếm tiền. Một lần anh em tôi mò về hội làng Mai động xem vật. Thằng Dương mặc cái cái áo sơ mi cháo lòng rộng thùng thình nên nhìn người bé choẳn, nó giả vờ khom người ho khù khụ trông như ông già hom hem rồi lên đăng ký thi đấu. Bô lão coi đài ngạc nhiên lắm nhất định không cho đánh vì sợ nó chết. Đô giữ đài thì nhếch mép nhìn nó cười khẩy. Nằn nì mãi ông bô lão mới miễn cữơng đồng ý. Dương lên đài cởi áo dân làng ồ lên khi nhìn thấy cơ bắp cuồn cuộn như lực sĩ thể hình của nó và chỉ 20 giây nó đã cho đô giữ đài to gần gấp đôi nó lấm lưng trắng bụng. Học được hai năm thì thằng Dương xin chuyển sang khoa võ. Nó bảo tôi: em xin sang đây cho đỡ cái biệt danh vật… em mới có người yêu nhỡ cái biệt danh khả ố này đến tai nó thì lôi thôi to. Nó sang được hai tháng thì toàn bộ anh em karate khoá tôi kính nể nó vì không ai đánh nổi nó trong những giờ sparring. Trọng tài vừa dứt mồm hô hashime là y rằng đối thủ của nó ngã huỵch xuống thảm. Tốc độ nhập nội của nó nhanh kinh khủng, quyền cước bay vào người nó như muỗi đốt i nốc. Những khối cơ chắc nịch như lốp ô tô cộng với thân pháp lật người như gió của nó làm cho cả lớp tôi khốn đốn. Những anh học karate mà ngã xuống thì trăm anh như một cứ lóng ngóng như là người không biết võ. Cũng đúng thôi vì karate đâu có luyện đánh ở tư thế nằm. Trong lớp thằng Dương “võ” ( bây giờ ai gọi nó với biệt danh cũ là nó nổi điên ngay) chỉ ngại mỗi Đức bò…..


    Đức bò...

    Đức bò quê thanh trì. Cao mét tám nặng bảy nhăm cân. Nó có khuôn mặt đẹp trai và đôi mắt sắc dữ dội. Nó là huynh đệ đồng môn với tôi từ nhỏ. Sư phụ tôi thường xuyên la mắng nó vì những chiêu thức ảo diệu trong bài quyền rơi vào tay nó trở nên cứng nhắc và thô kệch. Ông thường rên lên rằng: Tiên sư mày, mày đi quyền hì hà hì hục như con bò kéo xe thế này à…. Thế là anh em chúng tôi gọi nó là Đức “bò”. Những kỹ thuật mà đòi hỏi sự khéo léo Đức luyện chăm chỉ thế nào cũng không thành công. Một hôm, sư phụ tôi chán quá nên bảo nó: Mày là con trâu thì phải đi kéo cày thôi Đức ạ, tao thật sai lầm khi nhét con trâu như mày vào khách sạn. Thôi từ nay tao dạy mày kiểu khác. Thế là từ đó Đức chỉ chuyên luyện đòn gối chỏ và ngạnh công. Nó đánh theo kiểu tàn phá và không cần kỹ thuật hoa mỹ nó ỷ vào sức khỏe trời sinh để càn lướt đối thủ. Đòn nó ra nặng kinh hoàng. Lớp tôi chả ai muốn đấu với nó vì đánh nó mười cái không bằng nó đánh mình một cái. Sau khi đỗ vào trường thể thao thì Đức trở nên nổi tiếng. Khả năng chịu đòn và lối đánh áp sát cương mãnh của nó làm toàn khóa võ kính nể. Một lần nó được huấn luyện viên sắp xếp sparring với thằng Dương. Thằng Dương quen lệ lao vào áp sát dùng miếng móc định bốc ngã thằng Đức. Chưa kịp tóm chân Thằng Đức, Dương ta đã xơi trọn một gối giữa mặt. Sau trận ấy thằng Dương mặt bên to bên bé mất gần tháng và tởn Đức đến già. Thằng Đức thì cũng có khắc tinh, đó là thằng Thành “nông dân”.


    Thành là dân quyền anh chuyên nghiệp cao mét sáu chuyên đánh hạng 48 cân. Nó là dân Hà nội gốc. Tính tình hòa nhã ít nói. Dân quyền anh nói chung thằng nào cũng mặt mày nhẵn nhụi vì mọc cái trứng cá nào đều bị đấm bay hết. Bọn nó thường mọc trứng cá ở những chỗ hiểm hóc như mông hay lưng. Thành không cờ bạc rượu chè như chúng tôi. Nó chăm chỉ học hành và luôn là sinh viên xuất sắc nhất khóa. Ở trường tôi chỉ có sinh viên ngoại tỉnh mới học giỏi còn hà thành công tử thường đội sổ nên Thành là ngoại lệ. Bọn tôi quan niệm cứ thằng nào học giỏi đương nhiên là gốc nông dân nên Thành có biệt danh như vậy. Thỉnh thoảng Thành nông dân lại đi thi đấu giải quyền anh trong nước và quốc tế. Huy chương nó không treo lên tường mà thường dùng kê chân gường. Hồi đó, may cho nó là quyền anh chưa bị coi là môn thể thao tư bản bẩn thỉu và đang phát triển rất nhanh. Thành là đứa có tố chất quyền anh chuyên nghiệp. Nó di chuyển nhanh như sóc và đấm thì như vũ bão. Nó nổi tiếng với quả croche búa bổ. Sau khi học được một năm ở trường thể thao thì môn quyền anh bị cấm và Thành buộc phải chuyển sang lớp karate. Những trận đấu giữa Thành và Đức luôn được anh em trông đợi và tán thưởng. Thằng Đức thường bị Thành nông dân quay như chong chóng trong những buổi đấu tập. nhiều lúc Đức cay cú tức nổ mắt mà không tài nào đánh dính được Thành. Hai thằng đấu với nhau thì khán giả thường được nghe những câu sau: ĐCM thằng nông dân có giỏi đứng lại tay bo. ĐCM thằng nông dân chạy như chó….. Bố đéo đứng đấy, trâu bò phải gặp nông dân … nhế !. Thằng Thành trả lời vừa vờn thằng Đức, thỉnh thoảng lại tung ra một sery đấm làm thằng Đức tối tăm mặt mũi. Nói chung thằng Đức rất ngán Thành “nông dân”.


    Nói chung thằng Đức rất ngán Thành "nông dân"

    Thành nông dân lại ngại tôi vì ngán cước pháp karate. Tôi chuyên phang ống với tống thẳng và low kick kiểu kyokushin nên nó rất kiêng kị những cú đá dưới thắt lưng. Kiểu đõ dựng khiên của quyền anh mà nó quen dùng không tài nào ngăn được cú axe kick của tôi. Những cú lướt vào ra đòn của nó thường bị tôi dùng pust kick chặn lại. Đánh với nó vài lần tôi quen thuộc lối di chuyển của nó nên cứ cất chân lên là y rằng nó dính đòn. Một lần đánh với nó tôi lỡ chân táng thật lực cú low kick vào kheo làm nó phải mua lại cái nạng của em Hương điền kinh với giá cắt cổ. Về sau, cứ được xếp sparring với tôi là nó kiếm cớ chuồn. Sang năm thứ 3 thì bốn thằng chúng tôi trở nên thân thiết. Chúng tôi ở chung phòng và kết nghĩa anh em. Rồi bắt chước chưởng kim dung đặt cho nhóm cái tên là Từ sơn tứ hữu. Nhân vật cuối trong bài này là Tình “thâm” Nhẽ ra phải gọi là thầy Tình nhưng ở cái trường thể thao này những người được gọi một cách tôn kính là thầy lại là những ông chửi bậy như ranh, mồ hôi nhễ nhại, thổi còi toe toe ngoài sân hay phòng tập. Còn những thầy dạy triết học kiêm sử Đảng như thầy Tình thì chúng tôi gọi cộc lốc là Tình “thâm”. Cái ních thâm có từ bao giờ thì tôi không biết. Có lẽ là do thầy hút thuốc lá cuốn nhiều quá nên môi thầy đen sì cũng có thể tính thầy thâm nho nên có biệt danh ấy. Thầy Tình không phiền khi học sinh không tỏ ra tôn trọng. Thầy bảo: ờ thì chúng mày ghét tao là phải rồi vì cái môn tao dạy ấy đến tao còn chả hiểu thì cái loại đầu đất như chúng mày tiêu hóa thế điếu nào được. Chúng mày không gọi tao là thằng Tình “thâm” là còn may cho tao lắm rồi. Thầy Tình chả biết có mê võ hay không nhưng thường xuyên mò xuống phòng tập xem chúng tôi thi đấu. Thầy xem rất chăm chú rồi ghi chép vào cuốn sổ, chả biết thầy ghi cái gì. Một lần tôi tò mò chạy ra ngó thì thầy nạt lớn: dòm dòm cái gì! Cút ngay không tao đá cho phát vỡ mẹ cặp phạm trù bây giờ… nhìn cặp giò to như que tăm của Tình ‘thâm’ tôi lè lưỡi chuồn gấp.

    Thầy Tình ngấm ngầm luyện yoga. Chuyện này chúng tôi tình cờ nghe cái Nga lắp con chị Ngát bán nước mắt tròn mắt dẹt lắp bắp kể lại: Úi dồi ôi. lạ lắm lạ lắm. cháu mang thuốc lá lên cho chú chú chú chú Tình. Cháu cháu cháu thấy chú chú chú Tình vắt hai chân lên cổ nằm lăn quay xó xó xó xó………… nhà. Cháu hỏi chú làm gì đấy thì chú ấy bảo chú đang tập yyyyyyyyyyy ga…………

    Còn nữa...
    Lần sửa cuối bởi doancongtu; 03-02-2014 lúc 05:16 PM

  8. #57
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Từ Sơn Tứ Hữu



    Từ Sơn Tứ Hữu chụp hình chung cùng Nga "lắp".

    Tiếp theo

    Tình "thâm"

    Chúng tôi ngoại trừ thằng Thành còn lại đều bỏ học như ranh và nợ môn thi như chúa chổm. Đến khi thi học phần triết học thì cả bốn chúng tôi đều trượt. Thằng Thành học giỏi thế cũng trượt chả hiểu vì sao. Thế là chúng tôi bàn nhau quà cáp lên xin xỏ Tình “thâm” …

    Chúng tôi mò xuống quán bà Nhất mua chịu gói mì chính và cân cam và bao ba số rồi cả bốn anh em mò lên phòng thầy. Vừa bước vaò đã thấy em Trâm bóng chuyền đang ngồi lù lù trong đó. Chắc nó cũng giống chúng tôi lên xin xỏ. Tình thâm liếc nhìn chúng tôi có vẻ khó chịu rồi lên tiếng phủ đầu: Các anh lần sau nhớ gõ cửa nhé. Vào nhà người ta thì dù của có mở cũng nên gõ cho nó phaỉ phép. Chúng tôi vâng dạ rồi nhẹ nhàng đặt túi quà lên bàn. Em Trâm đứng dậy xin phép thầy ra về. Trâm liếc tôi một cái nhìn xuống ngực nó rồi bĩu môi hơi lắc đầu. Tôi hiểu ý nó muốn ra hiệu rằng Tình thâm này xương lắm. Mặc dù nó đã cố tình cởi một khuy áo dùng bài mỹ nhân kế rồi mà vẫn không ăn thua cho nên chúng tôi phải cẩn thận. Tôi nháy mắt với nó ra ý đã hiểu. Rồi bắt đầu bài diễn văn: Thưa thầy bọn em hôm nay lên đây trước là thăm thầy sau là… Tình thâm cắt ngang ngay: thôi anh khỏi nói tôi cũng hiểu rồi, các anh nên nhớ nếu nợ một môn dù là môn kỹ thuật chùi đít thôi các anh sẽ không được thi tốt nghiệp. Mà không được thi thì có nghĩa là xin mời các anh về nhòm đít trâu nhé. Tôi cũng không hẹp hòi gì với các anh nhưng xét thấy với đầu óc bã đậu của các anh thì đừng có hi vọng qua được môn này… nhé. Các anh xin xỏ vô ích… thôi mang quà về đi. Tôi đang bận. Thành lập tức đỡ lời: thưa thầy xin thầy thương bọn em mà giơ cao đánh khẽ. Xin thầy chỉ cho chúng em một con đường thoát ạ. Tình “thâm” trầm ngâm giây lát rồi đổi giọng: Tao nói thật với chúng mày con đường thì có nhưng chúng mày có chịu nghe tao không đã. Chúng tôi đồng thanh: Có chứ thầy ơi, Xin thầy cứ dạy…… Thằng Đức thòng thêm câu: Miễn là không phải học triết, còn kiểu gì bọn em cũng chiều tất. Tôi biết thằng Đức ghét nhất môn này mấy hôm trời rét nó mua ngô về rồi mang mấy quyển triết ra nướng ngô sạch. Vừa ăn ngô nó vừa bảo: ĐM bây giờ tao mới nhận ra giá trị của chủ nghĩa mác lê.

    Tình “ hất đầu về phía gói quà hỏi chúng tôi: chúng mày hối lộ tao cái gì đấy? Dạ có gì đâu thầy ơi. Vài thứ vặt vãnh ấy mà. Tình thâm nói tiếp: Thôi, tao đéo cần biết chúng mài mua quà gì, Thằng dương xách túi quà xuống bà Nhất trả lại rồi đổi lấy cái chân giò chai rượu lên đây…. lấy thêm bao thuốc lá nhé Thằng Dương ba chân bốn cẳng chạy xuống đổi quà rồi chúng tôi ngồi uống rượu với thầy để tìm con đường thoát….. học. Rượu được vào tuần thì Tình thâm bắt đầu lè nhè giảng giải: Triêt học là khoa học của mọi khoa học. Vua của các ông vua….. chúng mày có hiểu không. Hôm nay, nhân có chúng mày ở đây tao có ý này. Triết thì chúng mày điếu học được nên từ nay tao dạy chúng mày võ. Nếu chúng mày chịu thì tao đảm bảo cho chúng mày đỗ môn triết. Còn nếu không thì thôi. Tùy chúng mày lựa chọn. Ý chúng mày thế nào? Thằng Đức nghe Tình thâm nói thì sặc rượu. Nó cười hô hố. Thầy ơi, thầy định dạy võ cho bọn em hả. Em cứ tưởng thầy định bái bọn em là sư phụ chứ… Tôi bấu ngay vào đùi nó rồi đỡ lời: Vâng thầy cứ nói đi ạ, bọn em cũng không biết là thầy còn dạy cả võ nữa. Gì chứ học thêm cái gì là hay cái đó.

    Tình “thâm” dốc cạ chén rượu rồi nói tiếp: Thằng bò nói đúng đấy, tao chưa bao giờ tập võ nhưng không có nghĩa là tao không đủ tư cách làm thầy chúng mày. ĐCM tao xem chúng mày tập ba năm nay rồi, tao ngứa mắt lắm, tập thế thì chỉ càng ngày càng hỏng, rồi mai đây chúng mày tốt nghiệp lại mang cái hỏng ấy đi truyền bá thì tai hại cho cả một nền võ học nước nhà. Tao dám vỗ ngực đảm bảo rằng chúng mày sẽ không hối tiếc khi tôn tao làm sư phụ đâu. Chỉ 6 tháng thôi chúng mày sẽ biết là tao nói đúng hay sai. Nếu sai thao thề có cái chân giò này. Chúng mày cứ lên đây mà ỉa vào mặt tao.

    Nghe Tình thâm tuyên bố hùng hồn Thành nhẹ nhành hỏi: thầy ơi, thế còn môn triết… Chúng mày yên tâm đi, tao cho chúng mày qua hết. Tình ‘thâm vừa quệt mép vừa phán đanh thép. Thấy thầy có vẻ dễ dãi tôi hỏi luôn. Thầy cho con Trâm nó qua đi thầy, con ấy sống được phết….. Ờ con Trâm hả… ờ qua nốt… được chưa. Thôi tao say rồi, chúng mày về đi 7 giờ tối mai tập trung phòng tập tao bắt đầu dạy võ.

    Tối hôm sau tình sư phụ bắt đầu dạy chúng tôi bài đầu tiên.

    Bài đầu tiên Tình võ sư dạy chúng tôi là võ lý. Thầy nói: Võ thuật xét trên quan điểm triết học chính là một phần của văn hóa do vậy nó mang đầy đủ bản sắc văn hóa của một dân tộc mà nó sinh ra. Mà văn hóa là gì tao chắc rằng chúng mày chỉ leo lẻo cái mồm chứ chưa thằng nào định nghĩa chính xác được nó.Trên thế giới ô trọc này có khoảng hai trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa mà chưa định nghĩa nào tỏ ra hoàn chỉnh do vậy chúng mày đéo cần hiểu sâu làm gì chỉ cần hiểu sơ qua văn hóa là hiện thưc khách quan nó phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sông động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình". Điều này giải thích vì sao võ thuật càng ngày càng phình to ra từ một môn phái bé tí ví dụ như như Karate sau vài chục năm đã chia ra hàng chục hệ phái khác nhau ứng với từng vùng miền, cộng đồng và dân tộc khác nhau. Võ Thiếu lâm trung quốc còn ghê gớm hơn, đến nay đã có hàng ngàn chi phái vỗ ngực là Thiếu lâm mà người ta không biết đâu là nguyên gốc. Nhưng văn hóa còn có tính hội nhập. Quá trình hội nhập này là quá trình mà nhân loại đi tìm những giá trị chung. Võ thuật cũng đang đi tìm những giá trị chung và cần những người như tao và chúng mày dẫn dắt. Trên con đường đi tìm những giá trị chung đó sẽ có nhiều thể nghiệm. Hôm nay chúng ta ở đây để thể nghiệm vấn đề đó. Một điểm nữa là văn hóa có tính lịch sử nghĩa là nó có tính kế thừa và phát triển. Các giá trị mới được sinh ra hàng ngày, cái này hôm nay đúng thì mai có thể sai. Do đó tao cần chúng mài nên có đầu óc cởi mở khi tập võ của tao. Hôm nay tao long trọng khai môn dựng phái môn võ mới có tên là DADAVABO. Viết tắt của đấm đá vật box. Bốn môn võ này sẽ kết hợp với nhau với chất kết dính là triết lý về thiền đạo Nhật bản. Tao sẽ lấy bộ pháp và quyền pháp của quyền anh, Thân pháp và thủ pháp cầm nã của vật dân tộc, Cước pháp và tâm pháp của karate. Tóm lại cho đơn giản là xa thì đá, gần thì đấm, gần hơn nữa khi mà không đủ khoảng cách cho đấm và đá nữa thì dùng gối chỏ rồi sau đó là vật bỏ mẹ nó đi. Thằng Thành hôm nay sẽ tập cho chúng mày bộ pháp của quyền anh, do vậy chúng mày hôm nay tập theo nó. Chúng mài bắt đầu đi …. hôm nay nó là sư phụ.

    Còn nữa...

  9. #58
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Từ Sơn Tứ Hữu



    Thế là từ hôm đó chúng tôi luyện bộ pháp di chuyển của thằng Thành. Nhìn thì đơn giản nhưng bắt tay vào luyện tập thì không dễ dàng gì. Tình Thâm thì chăm chú soi chúng tôi luyện và ghi chép lại cẩn thận những biến chuyển của chúng tôi trong quá trình đó. Sau bộ pháp di chuyển là ba quả đấm cơ bản thẳng móc vòng. Tiếp theo đó là phương pháp kết hợp di chuyển và đấm. Nói tóm lại sau hai tháng chúng tôi đã có thể nện nhau như những tay quyền anh nghiệp dư.


    Tình Thâm khoái lắm hắn cười khà khà và bảo thằng Thành: DCM tao thấy mài tập tấn của Karate mà chết cười, có thằng vứt vàng đi nhặt cứt bao giò không cơ chứ. Thôi từ mai chúng mài học vật. Thằng Dương đâu: từ mai mày làm sư phụ dạy chúng nó…… Thế là hai tháng sau đó chúng tôi học bảy miếng vật cơ bản của thằng Dương. Kỹ thuật thì chúng tôi không ngại nhưng những bài bổ trợ cho những kỹ thuật đó thì quả thật kinh hoàng với những thằng chưa học vật bao giờ. Tình thâm thì vừa quan sát ghi chép vừa giảng giải: Giết người thì không môn nào nhanh bằng vật. Một đòn bẻ cổ hay đánh gẫy sống lưng có thể tiễn đối phương về giời trong vòng vài giây. Tao chưa thấy môn võ nào kinh khủng như vật dân tộc…hà hà các cụ nhà ta thâm thúy thật…. thi đấu thì thể thao…. ra trận thì thay đổ thủ pháp tí ti là thành giết người trong nháy mắt… hà hà. Chúng mài cứ sùng bái võ tàu. Một nghìn năm bắc thuộc tao toàn thấy bọn tàu nó phá chứ có xây cho dân Việt cái gì đâu. Pháp thì còn có cầu đường trường học bệnh viện, bóng đá, quyền anh…. Tầu thì chỉ phá chứ cái bọn ấy có dạy dân ngoại bang cái gì nên hồn đâu. Tao là tao không tin nó dạy võ tử tế cho dân Việt mình. Bọn nó thâm nho đéo tin được.


    Hai tháng sau thì thân pháp và thủ pháp cơ bản của vật được Dương dạy xong. Chúng tôi ngày càng say mê luyện tập. Quả thật môn vật rất xảo diệu và đòi hỏi một thể lực sung mãn. Hai tháng tiếp thì chúng tôi học cước pháp và gối chỏ do tôi và thằng bò cùng truyền dạy. Thành nông dân tỏ ra vô cùng năng khiếu, Chân nó đá nhanh một cách đáng nể. Thằng Dương thì gối chỏ bay vun vút. Nó nhìn Đức bò với con mắt them thuồng ra ý hãy đợi đấy.Trong sáu tháng tập ấy, thầy Tình giảng giải cho chúng tôi về lịch sử hình thành các môn võ nổi tiếng trên thế giới, các thông tin mà thầy đưa ra và nhận xét làm chúng tôi kinh ngạc. Những kiến giải của thầy đầy logich và hầu như tôi không thể phản bác. Tôi còn nhớ một lần tôi hỏi thầy về một môn võ nổi tiếng. thầy trả lời thế này: Nguyên gốc của nó thì tao không biết nhưng nó được dạy ở Việt nam bởi một chú Tàu chưa đến ba mươi tuổi. Chúng mày nên nhớ Khổng tử quan niệm rằng Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ" Nghĩa là Ta tới mười lăm tuổi mới chuyên-chú vào việc học, ba mươi tuổi mới tự-lập, bốn mươi tuổi mới thấu-hiểu hết sự lý trong thiên-hạ, năm mươi tuổi mới biết mệnh trời, sáu mươi tuổi mới có kiến-thức và kinh-nghiệm hoàn-hảo để có thể phán đoán ngay được mọi sự kiện và nhân vật mà không thấy có điều gì chướng ngại khi nghe được, và bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn khổ đạo lý….. Tóm lại chúng mài nên hiểu rằng trong lời phát biểu trên, Đức Khổng Tử có ý nói rằng con người tới một lứa tuổi nào đó mới có khả năng nhận thức và thực hành những điều mà người chưa đạt đến lứa tuổi đó thì chưa nhận thức và thực hành được, vậy mà tay thanh niên tí tuổi kia đã truyền dạy võ công và được đồ đệ Việt nam tung lên đến mây xanh. Dù cho tay ấy có giỏi đến thế nào chăng nữa thì hắn cũng không thể có cái nhìn toàn diện về võ học được do vậy môn phái đó tất yếu sẽ cãi nhau chí chóe và đầy những ảo tưởng chủ quan mà những người đang dạy nó cũng cảm thấy mơ hồ.


    Sáu tháng sau thầy Tình gọi chúng tôi lên phòng. Lần này chúng tôi mua rượu và chân giò từ trước. Trong cuộc rượu thầy bảo chúng tôi rằng. Hiện nay chúng mày đã có những kỹ thuật cơ bản của nhau. Tuy nhiên nó vẫn rời rạc và không dung hòa với nhau một cách liền lạc. Chúng mày cần một chất kết dính các kỹ thuật ấy lại với nhau. Sự kết hợp ấy phải bắt đầu từ trong tâm trí thông qua luyện thiền đạo Nhật bản, sau đó sẽ kết hợp trên thực tế thông qua các bài đấu tập tự do. Từ hôm nay tao sẽ dạy chúng mày môn mới đó là ZEN.

    Còn nữa...

  10. #59
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Từ Sơn Tứ Hữu



    Trước hết phải hiểu thiền là cái gì

    Tiếp theo và hết

    Chúng tôi từ đó bắt đầu theo thầy Tình luyện về thiền đạo Nhật bản. Thầy tình giảng rằng: Chúng mài trẻ tuổi tao không hi vọng chúng mài hiểu được những cái thâm sâu của thiền, tao chỉ cần chúng mài lĩnh hội được tầng thứ nhất là đã thành công rồi. Về nguồn gốc thì thiền như cái cây mà nảy mầm ở Ấn độ nhưng lớn lên ở Trung quốc và ra hoa kết trái ở Nhật bản. Do vậy chúng ta học Thiền đạo Nhật bản. Trước hết phải hiểu thiền là cái gì . Nói nôm na thiền là phương pháp để nối liền tâm và thể. Làm thế nào để nối liền tâm và thể thì thông qua hơi thở. Sự hợp nhất của tâm và thân là cảnh giới vô cùng quan trọng của người học võ. Khi đạt được điều này chúng mài sẽ không còn phân vân về việc phán đoán xem đối phương sẽ đánh chúng mài như thế nào nữa. Chúng mài sẽ không còn so đo tính toán xem phải tấn công bằng đòn gì hay nếu nó đánh thế này thì mình sẽ thế kia. Chúng mài sẽ không nhảy nhót như khỉ với nhau khi giao đấu nữa. Tóm lại trong trạng thái tâm và thân hợp nhất ấy chúng mài sẽ vô cùng minh triết và sáng suốt……


    Chúng tôi rèn luyện hơi thở thông qua học bài kinh là Anapanamrtisutra. Đây là một bài kinh Phật nhằm luyện thở cho các vị tu hành. Tất cả chúng tôi luyện tập với sự hứng thú cao độ chỉ trừ thằng Đức. Nó tập được hai buổi rồi kiếm cớ chuồn. Nó bảo: dở hơi mà lên tụng kinh với các bố. Tao sang trường hóa chất cưa gái còn hay hơn nhiều. Thầy Tình thấy thằng Đức bỏ học thì không ngạc nhiên. Thày nói: thằng này sát nghiệp nặng lắm. Không khéo mang họa vào thân. Về sau thằng Đức bỏ học lập băng cướp trên tàu. Nó nổi danh với tên Đức ‘bạc’ làm đau đầu bao nhiêu trinh sát hình sự. Nó là đề tài nóng hổi một thời trên mặt báo công an. Truyện của nó về sau có dịp xin kể hầu các bạn.

    Quay lại chuyện tập thiền. chúng tôi cứ theo thầy Tình luyện tập. Sau những giờ luyện tập thầy lại kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện về võ sĩ đạo và tinh thần Nhật bản. Thầy phân tích cho chúng tôi hiểu về ý nghĩa của nhất chiêu tất sát, hậu phát chế nhân của Karate….. Tôi đã bắt đầu nghiện môn triết học của thầy. Sau này khi đã ngộ thì cả ba thằng chúng tôi khi thi đấu đều sử dụng những kỹ thuật của nhau một cách liền lạc và không gượng ép nữa. Tâm trí chúng tôi phẳng lặng như lúc ngồi thiền. Sự sợ hãi đã được chế ngự. Thầy Tình đã đúng. Kết thúc khóa học, thầy nói với chúng tôi rằng: Về sau chúng mài phải dạy cho học sinh phải biết cởi mở. Chớ câu nệ vào khuôn phép, cái gì hay phải tiếp thu, cái gì không hay, không phù hợp phải kiên quyết bỏ. Đừng bắt môn đệ đi theo một hình thái võ thuật duy nhất. Hãy chỉ cho nó cái đích và nó sẽ tự tìm con đường phù hợp với nó để đi tới đó.

    Sau khi ra trường thì tôi không theo nghề thể thao nữa nhưng thằng Dương và Thành thì đều trở thành huấn luyện viên. Thằng Dương bây giờ đang là huấn luyện viên của đội tuyển karate tỉnh Thái nguyên. Còn Thành nông dân thì đang làm trưởng bộ môn Thái cực đạo của tổng cục thể thao. Chẳng biết chúng nó còn nhớ tới môn võ thập cẩm mà thầy Tình nghĩ ra không nữa./.

    Tp. HCM, ngày mùng 4 tết Giáp Ngọ (2014)
    Đoancongtu
    theo Tomahok blog
    -------------------------------------

    P/s: Lưu ý tên riêng và tình tiết trong câu truyện chỉ là hư cấu và không nhất thiết khác sự thực.

  11. #60
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    QUÂN SƯ SÓI



    Vào quãng những năm trước giải phóng, một bữa Thiều Sơn có việc ra thành phố, lúc về thấy trời còn sáng bèn rẽ vào đường núi tính về nhà cho gần. Khi đến bãi đất trống giữa khe núi Son và núi Thiều (là hai ngọn núi nằm trong quần thể núi Nhồi tức núi An Hoạch Sơn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá) thấy mấy con sói từ trong núi xông ra, đuổi theo như trực cắn xé họ Thiều. Thiều quẫn bách, ngó ven đường có đống củi chất cao ước hơn trượng bèn nhảy tót lên để tránh. Lũ sói leo lên không được, thấy họ Thiều ngồi ngất ngưỡng trên đống củi thì tức giận bèn tổ chức bao vây, chạy vòng quanh đống củi tru chéo như ngầm chửi họ Thiều.


    Chỉ để lại vài con canh chừng Thiều gia

    Trong đàn bỗng có mấy con bỏ đi, lúc sau công kênh vác một con thú tới trông cứ như lũ phu kiệu khênh quan lớn. Chúng đặt con thú xuống đất, để vài con canh chừng họ Thiều còn cả đàn bu lại chỗ con thú ngồi. Chỉ thấy lũ sói con thì vễnh tai, ghé sát miệng con thú như đang nghe ngóng mật quyết gì. Trong khoảnh khắc, cả bầy nhảy phắt ra rồi bu vào rút củi ở phía dưới. Họ Thiều thấy lũ sói chơi chiêu "phủ để trừu tân" (rút củi đáy nồi) thì cả sợ bèn hét toáng lên, kêu cứu mạng ầm ĩ. May thay, lúc ấy có mấy người tiều phu lấy củi trong núi đi ra, nghe tiếng kêu cứu mạng thì hò hét xông tới, bầy sói hoảng sợ bỏ chạy chỉ còn mỗi con thú . Họ Thiều cùng đám tiều phu lại ngó thì thấy con thú giống sói mà không phải sói, mặt như mặt người, mắt sáng long lanh, cổ ngắn mỏng môi, răng như răng chuột, lông như lông sói, chân sau dài mà mềm nhũn không đứng được, tiếng kêu nghe như vượn hú. Thiều Sơn nói với nó “Này, tao với mày vốn không thù không oán sao mày nỡ bày mưu cho chúng hại tao ?”. Con thú chỉ mọp đầu xuống đất kêu thảm thiết, dáng vẻ làm như hối hận lắm.


    Cả bọn bèn xách con thú về quán nhà ông Tư Hoa ở đầu cầu Nhiển làm thịt uống rượu, khi lên mâm, thịt rai, thơm ngon rất bắt mắt nhưng rốt cuộc đến nay vẫn không ai biết con thú ấy tên là gì.

    Đông Văn, ngày 04.12.2013
    Shaolaojia
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 23-02-2014 lúc 07:02 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •