Trang 11/15 ĐầuĐầu ... 910111213 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 101 tới 110 của 141

Chủ đề: Lượm lặt Thơ, Văn... Thiên Hạ !

  1. #101
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    ???


    Xưa lầm lỡ trách răng không đau khổ
    Cứ lầm yêu ai nỡ dối lừa nhau
    Nghĩ yêu là phải thâm sâu
    Răng long tóc bạc trắng đầu vẫn yêu . Hờ... hờ...

    Sau mới biết rằng yêu "điêu" ra phết !
    Nhiều lúc dối lừa làm mệt con tim
    Biết sai mà vẫn lặng im
    Biết rằng không đúng vẫn “dzìm” hàng nhau .

    Biết người ấy đã “Qua cầu rút ván”
    Mà không tin ngồi “Bán tín bán nghi”
    Biết yêu thế chẳng ích chi
    Vậy mà không hiểu vì gì… vẫn yêu ?!


    Yêu khác đếch… chi liều thuốc đắng ?!
    Vậy mà sồn sồn sốt sắng đòi... yêu
    Giống y chang chợ họp chiều
    Không đi vẫn họp đành liều... mà đi

    Hic.. hic…

    Tp. HCM, ngày 26.6.2016
    Thiều Ngọc Sơn, viết sau khi tỉnh “giấc mơ trưa”
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #102
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    CHÍ PHÈO CHÍNH TRUYỆN

    (Chỉ xin phép Nam Cao đính chính truyện cũ, không liên quan đến hiện tại à nhen, ai suy diễn tùy tiện tự chịu trách nhiệm)

    Đêm hôm ấy, cụ Bá gọi Chí sang nhà khẩn cấp sau khi khâm sai đại thần cùng quan toàn quyền trát lệnh kiểm điểm về vụ phá rừng. Chí cầm chai rượu ngoại nốc một hơi rồi khật khưỡng sang nhà cụ tiên chỉ.

    Cụ Bá ngồi trên tấm phản gỗ huỳnh đàn. Xung quanh toàn những đồ gỗ chạm trổ rồng phượng trị giá nghìn tỉ, kể cả sàn nhà, tường nhà cũng ốp toàn gỗ quý. Bên cạnh có cụ Lý (không phải Lý Cường con cụ Bá như Nam Cao xuyên tạc là cha truyền con nối đâu à nhen), người trực tiếp chăm lo vật sự lẫn nhân sự của làng. Thấy hắn khật khưỡng bước vào, cụ Bá ra hiệu gia nhân đóng kín cửa rồi gõ chiếc tẩu bộp bộp ba phát xuống phản, cất giọng rất sang:
    - Anh không làm người tử tế được phút nào ư? Tối nay mời anh qua đây có chuyện đại sự, sẵn cụ Lý thông báo luôn kết quả kiểm điểm và thay đổi nhân sự của hội đồng tiên chỉ cho anh nghe. Anh bình tĩnh mà chấp hành.
    Lẽ ra hắn chửi vài ba câu cho khoái khẩu, nhưng lần này thấy không khí nghiêm trang, lại liếc qua thấy cụ Lý vẻ mặt trịnh trọng như ngồi bô, hắn tự dưng thấy tỉnh rượu và cố im lặng. Cụ Lý hắng giọng mấy cái rồi cất giọng ngậm hột thị:
    - Cụ Bá thương anh, không chỉ cho anh đất, lại còn bổ anh đứng đầu bọn trương tuần để canh giữ rừng. Bây giờ rừng bị chặt phá, anh phải gánh trách nhiệm…
    Nghe đến đấy, hắn không thể im lặng được nữa, bèn văng một hơi:
    - Đéo mẹ các bậc tiên chỉ, sao lại một mình tao phải chịu? – Hắn đứng dậy chỉ tay vào tấm phản và từng loại đồ gỗ quý hiếm, chỉ thẳng tay vào mặt Lí trưởng – Những thứ này ở đây, và đéo mẹ, cả hàng tấn gỗ ở bên nhà thằng Lý mày nữa, ở đâu ra? Tao mà canh giữ rừng nghiêm ngặt, chúng mày có được manh chiếu rách để ngồi kiểm điểm tao không?
    Cụ Lý đập bàn cái bộp ra oai:
    - Này anh Chí, đừng vu khống. Bằng chứng đâu? Án tại hồ sơ, anh sẽ bị khởi tố hình sự đấy! Ngày mai đưa ra hội đồng dân biểu, trước tiên là anh bị cách chức cái đã!
    Cụ Bá liếc nhìn gương mặt Chí đang hằn lên những đường nhăn dữ dội, những vết sẹo đỏ bầm như thịt trâu nướng. Thấy căng, cụ Bá dịu giọng:
    - Các anh bình tĩnh, dù sao cũng đồng liêu với nhau. Có gì thì cũng không nên mất đoàn kết, bọn thù địch sẽ lợi dụng chống phá. Theo tôi, ngày mai anh Chí cứ nhận tội trước hội đồng dân biểu, tạm từ chức rồi tôi tính kế cho, không để anh thiệt đâu!
    Biết cụ Bá già đời lọc lõi, nhưng cái giọng ngọt như mía lùi ấy vẫn làm hắn cảm thấy nguôi ngoai. Hắn lầm lì rót rượu mời hai cụ rồi lặng lẽ ra về, không nói một câu.


    Đi giữa chừng, hắn bỗng giật mình rón rén quay trở lại nhà cụ Bá. Cửa đóng kín. Hắn phải áp tai thật chặt vào khe cửa để nghe. Bên trong lời cụ Bá văng vẳng tiếng được tiếng mất, nhưng hắn vẫn đủ tỉnh táo để đoán ra:
    - Quan toàn quyền và khâm sai đại thần… đòi khởi tố vụ án. Ông liệu mà hủy hết tang chứng vật chứng, kẻo thằng Chí nó khai thì cả lũ chúng ta ăn bùn.
    Cụ Lý hốt hoảng:
    Tang chứng thì không còn, nhưng vật chứng… chẳng nhẽ đốt hết cả tấn gỗ nhà chúng ta sao?
    Cụ Bá vỗ vai cụ Lý:
    - Anh non lắm. Là tôi nói vo vậy thôi chứ sao phải hủy vật chứng khi nó đã là thành phẩm. Nhà quan trên cũng bạt ngàn gỗ quý, kể cả ngai vàng của nhà vua, ghế của quan toàn quyền, ai truy nguồn gốc mà sợ? Chúng ta có được nó cũng thối cả móng tay đấy chứ!
    Im lặng một lúc, cụ Bá lại lên tiếng:
    - Đến lúc cho thằng Chí chết trong tù được rồi, để nó ngày nào mang họa ngày nấy…
    Hắn nghe đến đó thì nhẹ nhàng rời khỏi nhà cụ Bá…
    Sáng sớm hôm sau, hắn đến nhà cụ Bá. Hắn không vừa đi vừa chửi. Mà chửi làm gì. Chửi trời thì trời bảo thù địch. Chửi đời thì đời bảo hàng tôm hàng cá. Chửi cả làng Vũ Đại thì làng Vũ Đại chửi lại còn kinh hơn. Hắn không còn đủ sức chửi. Hắn giấu khẩu súng trong người. Nam Cao bịa là dùng dao cho giống phim bạo lực hay kinh dị chứ sự thực là súng. Hắn đẩy cửa bước vào nhà cụ Bá. Cụ Bá đang xỉa răng, uống trà và chuẩn bị cho cuộc họp hội đồng dân biểu. Thấy Chí bước vào với tư thế đàng hoàng, cụ cả mừng:
    - Tôi mời anh tách trà. Tinh thần của anh như vậy là rất tốt. Anh nhận trách nhiệm và từ chức là bảo vệ uy tín cho bề trên. Sau này tôi sẽ cất nhắc anh một chức vụ khác.
    Cụ đến vỗ vai hắn. Tưởng hắn lạy cụ, cảm ơn cụ như mọi lần. Không ngờ hắn lạnh lùng rút súng ra đưa vào bụng cụ Bá. Hắn nói:
    - Thưa cụ, con đéo thèm làm chức vụ gì nữa. Con muốn được làm người tử tế.
    Hắn bóp cò. Một đòm, hai đòm, ba đòm, bốn đòm. Cụ Bá ngã lăn quay, máu chảy ộc ra lênh láng. Nhà cụ Bá cách âm tốt, gần như xung quanh không ai nghe gì. Hắn đi sang nhà cụ Lý, cách đó chừng trăm rưỡi mét. Cụ Lý đang ngắm nghía mấy bộ đồ gỗ hoành tráng, khi ngoảnh lại thì đã thấy hắn đứng sau lưng. Hắn lại chĩa súng vào bụng ngoéo cò. Một đòm, hai đòm, ba đòm. Cụ Lý giãy giụa một hồi rồi mới nằm im. Hắn ôm đầu cụ Lý nói to vào tai: “Bây giờ thì tao với bọn mày chỉ còn được mấy tấc gỗ, nhớ chưa?”
    Còn một viên đạn, hắn ung dung đưa lên đầu và đòm một phát.
    Phát súng này thì mọi người nghe được và cả làng chạy đến. Người ta thấy hai cụ kia đã nằm im, coi như từ trần gian đã chuyển sang từ trần, còn hắn thì đang giẫy đành đạch, ở giữa trán bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói gì, nhưng không ra tiếng. Và coi như hắn từ sống chuyển sang chết. Chết ngoẻo.
    Cả làng Vũ Ðại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. Có nhiều kẻ mừng thầm. Không thiếu kẻ mừng ra mặt. Có người nói xa xôi: “Trời có mắt đấy, anh em ạ!”. Người khác thì nói toạc ra: “Thằng nào chứ ba thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng nó giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”.
    Mừng nhất là bọn hào lý ở trong làng. Họ tuôn đến hỏi thăm, nhưng chính là để nhìn người nhà bằng những con mắt thỏa mãn và khiêu khích. Một số bậc tiên chỉ ngồi chiếu dưới cụ Bá, không cần kín đáo, nói toang toang ngay ngoài chợ, trước mặt bao người: “Kì này khỏi phải họp đi họp lại bầu bán cho mệt, thằng trưởng chết thì thằng phó lên thay, thằng phó là thằng vui nhất”. Bọn đàn em giang hồ thì bàn nhỏ: “Mấy thằng mọt già ấy chết, anh em mình nên ăn mừng”. Những người biết điều thì hay ngờ vực, họ chép miệng nói: “Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi tí gì đâu...”.
    Nhà chức trách tỏ ra vô cùng đau xót trước sự mất mát, hy sinh lớn lao không gì bù đắp nổi của những người con ưu tú.
    Riêng bọn vô lương thì cả ngày mang chuyện ra giễu cợt trên nỗi đau tột cùng của thảm án!

    Tháng cô hồn 2016
    Chu Mong Long

  3. The Following User Says Thank You to bach_djen For This Useful Post:

    nha_que (03-10-2016)

  4. #103
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Chị Thứ Câm

    Thứ là cái tên Cha tôi đặt cho chị chứ tên chị là gì và chính xác chị bao nhiêu tuổi thì ngay đến nay, cũng không ai biết.

    Cha tôi kể: Quãng vào những năm năm mươi ba, năm bốn của thế kỷ trước. Bấy giờ miền Bắc nước ta đang là cao trào của cuộc cách mạng “Cải cách ruộng đất”, cả xã hội từ ông cán bộ xoàng đến lão nông một chữ bẻ đôi cũng không biết nhưng cứ như những con trâu điên, ỷ thế “cách mạng” nên bạ đâu họ húc đó. Dưới mắt họ, ai cũng là ĐỊA CHỦ, CƯỜNG HÀO, ÁC BÁ… Không biết ở các địa phương khác như thế nào, riêng Thanh Hóa, cảnh “đấu tố” địa chủ diễn ra vô cùng khốc liệt.


    Bấy giờ, do cả nước vừa thoát khỏi nạn đói Ất Dậu (1945) do giặc Nhật gây ra nên dân tình hết sức điêu linh, thống khổ. Giống như Ngô Tất Tố đã miêu tả trong tác phẩm Tắt Đèn, thời bấy giờ nhiều gia đình phải đem con đi cho các nhà giàu nhận làm con nuôi, hoặc tự nguyện bán thân, hoặc xin vào ăn nhờ ở đợ, làm không công cho nhà giàu có cũng chỉ cốt kiếm miếng ăn, mong được sống sót qua ngày.

    Thế nhưng một sáng thức dậy, tất cả bọn họ, những kẻ hôm qua vừa mới van xin để có miếng cơm độ nhật, nay tất cả đều… trở mặt.

    Theo cách mạng, họ quy kết những kẻ hôm qua còn cho mình miếng ăn là địa chủ, cường hào. Họ đặt điều vu khống nên dẫn đến việc con đấu tố cha, em đấu tố anh, cháu cầm roi bắt ông bò quanh sân, hay ở mình trần ngâm dưới nước ao băng giá… Nhiều người mông muội, mù quáng tin theo, dẫn đến nhiều hậu quả đau lòng, đáng tiếc xảy ra. Nhiều người không chịu nổi cảnh kẻ ăn người ở đấu tố, sỉ nhục mình nên đã tìm cách quyên sinh, treo mình tự vẫn hoặc bỏ xứ… ra đi.

    Những năm đó, không chỉ những gia đình quyền thế, nhà giàu có, mà nhiều nhà chỉ gọi là “có miếng ăn miếng để” cũng lâm vào cảnh bần cùng, ly tán… cả xã hội hỗn loạn. Ngoài đường, ngoài chợ, đầy kẻ ăn xin, nhiều người trước vốn là con nhà giàu, nhà tử tế nay phải lê lết tha hương, ăn xin nơi đất khách.

    Theo Cha tôi, chị Thứ có lẽ cũng là một trong những đứa trẻ nằm trong số gia đình đó, tức trong số gia đình khá giả phải ly tán, tha hương…

    Bữa đó, Cha tôi đem cá từ Quảng Xương lên bán trên chợ Kẻ Bôn. Khi về có một đứa con gái chừng 6,7 tuổi cứ lẽo đẽo khóc lóc, bám theo ông. Nhìn đứa con gái đói rách, hỏi gì nó cũng không nói, chỉ khóc lóc khiến Cha tôi mủi lòng nên Cha dẫn đứa bé gái về nhà. Đến nhà, khi hỏi thăm cha mẹ, bản quán, chỉ thấy con bé ú ớ… Bấy giờ, cả nhà mới té ngửa con bé không những bị câm mà còn thêm bệnh điếc. Và từ đó, anh em tôi có thêm một người chị, ấy là chị Thứ câm.

    Chị Thứ tuy câm, điếc nhưng được cái rất sáng sủa và thông minh. Chị không chỉ giúp cha mẹ nuôi chăm lo ruộng vườn, gà vịt mà tất thảy 7 anh chị em tôi, đứa nào cũng được chị bế bồng, chăm bẵm. Nhiều người làng đến bây giờ vẫn nhắc, tính chị rất hiền, vui vẻ và đặc biệt là sạch, rất sạch. Trong nhà ngoài ngõ lúc nào cũng sạch trơn láng bóng. Chị giữ em thì không có đứa nào được bẩn, trẻ con trong làng hễ đứa nào bắt nạt anh em tôi, giống như con gà mái mẹ, chị sẵn sàng lao vào cấu xé, thành thử đám con nít trong làng hễ nhìn thấy chị là phải tránh xa, không đứa nào dám bắt nạt anh em tôi.

    Khi tôi lớn lớn một tí, chị bỏ nhà đi. Hỏi vì sao chị bỏ đi thì không ai biết. Mẹ tôi bảo nó tính khí thất thường, cứ kệ nó, đi chán ắt về… Tưởng mẹ nói đùa, ai ngờ chị về thật. Càng lớn, tôi càng thấy tính khí chị đúng như mẹ nói, rất thất thường. Trong nhà, hễ không vừa lòng điều gì là chị lại bỏ đi. Trước chỉ đi răm ba bữa, dài thì nửa tháng nhưng càng về sau, chị đi càng dài, có khi cả năm mới về 1 vài lần. Mỗi lần chị về, tôi hỏi chị đi đâu ? Chị nói khi thì ở chợ Vườn Hoa, khi ở ngoài Hà Nội. Chị nói có nhiều người thương chị, cho chị ở nhờ, chị còn khoe có người yêu là bộ đội rất đẹp trai.

    Bấy giờ, nghe chị nói thế, biết thế chứ không có điều kiện để xác minh. Vả lại, nghe nhiều người nói lúc thì thấy chị ở thị xã, lúc ở cùng nhà với một gia đình trên Đông Thịnh, khi ở nhờ dưới xã Đông Phú, Đông Yên… và nhiều lúc chị trưng cả hình ảnh chụp chung với nhiều người con trai, có cả ảnh chụp chung với bộ đội. Mỗi lần chị về, chị chỉ ở răm bữa, nửa tháng xong lại đi.

    Chị tuy câm điếc nhưng rất khôn, chị chỉ đi khi có Cha tôi ở nhà và trước khi đi, bao giờ chị cũng xin tiền Cha và lần nào cũng thế, Cha đều cho chị tiền. Chị bảo mẹ tôi khoảnh (ý là ky bo, kiết, bủn sỉn), chị bảo chỉ có Papa (tức Ba do chị phát âm không chuẩn. À, xin đính chính là chị vẫn phát âm được một số từ thông dụng như mẹ thì chị kêu là Phà, Ối trời thì chị kêu Ụ Trụ…) là thương chị chứ mẹ không thương. Cái này tôi nghĩ chắc mẹ không cho chị tiền nên chị quy kết mẹ là “khoảnh” ?!

    Trong 7 anh chị em tôi, chị khen mỗi anh giáp với tôi là đẹp nhất (anh đã mất từ lúc lên 7 tuổi vì bị nhiễm trùng uốn ván). Cũng trong 7 anh chị em, tôi được chị quý nhất bởi tôi có cái tính “thảo ăn”. Do nhà đông người nên thường thường cứ hai ba ngày là nhà tôi lại phải xay lúa để lấy gạo ăn hoặc lấy cám để nuôi lợn. Và mỗi khi xay lúa hay giã gạo chung với tôi, bao giờ chị cũng ra dấu (ngôn ngữ của người câm) cho chị năm, mười lon gạo để chị mang đi. Chị quý tôi không chỉ có lúc bấy giờ mà ngay đến sau này, hễ xuống nhà là hỏi thăm thằng “khểnh” (tức thằng Sơn, là tôi. Vì nguyên trước kia, tôi có cái răng khểnh nhưng do nó xấu quá nên ông chú dẫn tôi ra ngoài phố nhổ phéng mất Nhiều lúc nghĩ nếu để lại, bây giờ có khi lại hay ) có về không ? Và hễ nghe người làng bảo tôi về, dù xa, thế nào chị cũng về để thăm…

    Chị Thứ nay đã lớn tuổi (ước cũng trên dưới 70), mắt vẫn tinh anh nhưng không còn nhanh nhẹn như hồi trước. Hôm rồi tôi về, nghe nói chị ở xã trên (xã Đông Yên) nên lên thăm. Vừa đến đầu làng, cô bán tạp hóa bảo tôi:

    – Dì ấy tên Chung. Chú hỏi tên Thứ không ai biết đâu. Thế chú là gì với dì ấy ?

    – Là em.

    – Em à ! Ối trời đất ơi ! Dì ấy bây giờ già yếu rồi, không còn được như ngày trước, khổ lắm. Phải đi bắt ốc để bán… rồi cô quay qua tôi trách – Em mà sao bây giờ mới về tìm chị ?.

    Tôi kể lại nguyên nguồn, cô bán tạp hóa ra chiều cảm thông rồi bảo tôi:

    – Thế thì nhanh nhanh vào thăm dì ấy đi. Khổ lắm, sáng giờ không thấy đi qua đây, chắc là lại ốm.

    Phải hỏi thêm một ông lão nữa thì tôi mới mò vào được nhà của chị. Một căn nhà ngói 2 gian tuy còn lụp xụp nhưng nó là nhà nghĩa nhà tình, là tấm lòng nhân hậu, tình cảm của nhân dân xã Đông Yên (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) dành cho chị, một người già cô đơn, câm điếc, chả rõ cuội nguồn và từ đâu lại mò đến cái làng Bằng, đất Đông Yên ngụ cư.

    Qua một cái sân nhà hàng xóm (không có người ở nhà. Nghe nói của một cặp vợ chồng và tôi đoan chắc là gia đình đã cưu mang, cho chị ở nhờ nên xã mới cất căn nhà cho chị), tôi thấy chị đang ngồi trong nhà nhìn ra. Ngó thấy tôi, chị rụi mắt rồi chạy ra, cứ thế ôm tôi chị khóc. Chắc chị cũng không ngờ nhà có “khách” và khách lại là… thằng Sơn “khểnh” đến thăm.

    Chỉ lên cái bàn thờ được đặt trang nghiêm trong nhà, chi ra dấu cho tôi biết đó là bàn thờ Cha tôi. Chị bảo chị thương Papa, Papa mất, chị khóc miết. Chị hỏi thăm tôi được mấy đứa, hỏi thăm tất cả anh chị em trong nhà, chả thiếu một ai. Rồi chị than khổ. Chị nói giờ già rồi và mô tả cho tôi biết thường ngày phải mò cua, bắt ốc đem ra chợ bán.


    Nói chuyện bằng tay (ra dấu) với chị chừng 30 phút thì tôi về. Chị ôm cứng ngắc rồi hỏi giỗ chị Nguyệt (chị dâu tôi) có về không ? Tôi nói chưa biết, chị kêu “Ụ Trụ !!!” (Úi giời ôi !!!). Tôi ra dấu bảo: “Mai là giỗ ông Ngoại, chị về cậu Bích ăn giỗ !”. Chả hiểu chị có nghe, có nhận biết thông tin tôi phát ra không, chỉ thấy chị cứ lắc đầu nguầy nguậy.

    Sáng hôm sau, tôi đi Hà Nội sớm và vì công việc đến hôm nay cũng quên bẵng đi không hỏi anh tôi, hôm giỗ Ngoại chị có về không…

    Nay nhân rảnh rỗi, ghi lại mấy dòng. Trước là nhắc lại tí kỷ niệm của một chuyến về quê, về một người thân. Sau là nhắc anh chị em trong nhà, chúng ta vẫn có một người chị, một người chị khuyết tật, người từng bồng bế, chăm bẵm 7 anh em… hiện đang sống lầm lũi, cô đơn ở quê nhà. Hãy dành chút thời gian để nhớ về chị, nhớ về chị Thứ câm của chúng ta.

    Tp.HCM, ngày 01.10.2016
    Shaolaojia.
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  5. The Following User Says Thank You to minh_anh For This Useful Post:

    nha_que (03-10-2016)

  6. #104
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    202
    Thanks
    71
    Thanked 13 Times in 12 Posts
    "Chị Thứ Câm", một câu chuyện thật cảm động.

  7. #105
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Mar 2014
    Bài gửi
    150
    Thanks
    24
    Thanked 18 Times in 16 Posts
    Đi Nga ?!


    Tác giả: Bất Khả Thức

    Chín năm cày cuốc bên Nga
    Tiền bạc chả có, cửa nhà thì không.
    Con cái học hết vỡ lòng
    Vợ không chờ được, bỏ chồng theo giai.

    Bố siêng đọc báo, nghe đài
    Biết tin chợ sập ốm hai tuần liền.
    Đi Tây là để kiếm tiền
    Nuôi con ăn học, đáp đền mẹ cha.

    Cố làm một chuyến đi Nga
    Để mà giàu có, để mà lên Tiên.
    Mang nhà thế chấp vay tiền
    Chi đủ các khoản mất trên chục ngàn ! ($)


    Cò mồi nó hót dễ tin
    Cả làng bán sới kìn kìn đi Tây !
    Ai ngờ thành kiếp đi đày
    Đất người cơ cực, đắng cay muôn phần…

    Bán hàng quên ngủ, quên ăn
    Thức khuya, dậy sớm, tảo tần nắng mưa.
    Thế rồi tai họa bất ngờ
    Chợ sập, hàng mất, ngẩn ngơ ra về.

    Lúc đi hy vọng tràn trề
    Lúc về cay đắng tái tê khúc lòng.
    Khi đi – đô nhét đầy mông
    Khi về – sót lại vài đồng rúp Nga !


    Chợ Vòm Moscowa

    Đau vì tan nát cửa nhà
    Buồn vì đôi ngả lìa xa vợ-chồng.
    Lại bàn tay trắng lão nông
    Lại thửa ruộng cũ chổng mông đi cày…

    Сhắp tay xin vái từ nay
    Không bao giờ bỏ đất này mà đi.

    Matxcơva, năm sập chợ Vòm (2009).

  8. #106
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    MIỀN TRUNG !


    Tác giả : Dũng Bùi

    Bom thì bom vãi như mưa
    Nắng thì như cắt như cưa mặt người
    Mưa thì mưa trút trôi đời
    Bao nhiêu khắc nghiệt tạc người miền Trung !.






    Theo facebook Dung Bui

  9. #107
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Hình như có tội ???

    Bà kia đau đẻ
    Da dẻ tái xanh
    Lão chồng cuống quýt chạy quanh
    Giống y trộm chó, mặt xanh nanh vàng*.


    Chẳng dám ngó ngang
    Vợ càng giận tợn
    Chửi chồng theo nhịp, theo... cơn
    Chửi cho bõ ghét bõ hờn... thấy kinh !?


    Ngay trước lúc sinh
    Vẫn chửi chồng... mình
    Lão chồng như có tội tình
    Thế nên, mặt nghệt, lặng thinh... đứng nhòm .

    Tp.HCM ngày 18.10.2016
    Thiều Ngọc Sơn.
    <><><><><>

    * Những gì viết trên kia, chẳng qua là nghe kể lại thôi chứ thực tình cũng chưa chứng kiến, chưa có ngó thấy vợ đẻ bao giờ (dẫu rằng đã là cha của chí ít 2 thằng ku). Hờ... hờ...
    Nguyên do, là mỗi bận vợ sắp sanh đều có bà Ngoại lo cho mẹ con các cháu. Chuyện trên chỉ là viết lại, thêm tí mắm Bình Định và tẹo muối Tây Ninh.

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  10. #108
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    ĐỨA BÉ MỒ CÔI


    Tôi cực khổ ngày đêm chốn lạ
    Mưa nguồn về buốt giá lòng tôi
    Viết thơ vá chữ bồi hồi
    Bao lời muốn được kết đôi vững vàng.

    Tôi chịu cõi người giang...kẻ ác
    Hoàn cảnh nghèo bàng bạc hồn lay
    Lạc chân bước đến nơi này
    Bụi trần thế bám thảm cay muôn màu.

    Tôi cất mãi đớn đau luỵ luyến
    Như con tàu giữa biễn ngàn khơi
    Lãng quên tình nghĩa một thời
    Sóng xô vạn nẻo lệ rơi suối sầu.

    Ngầm một kiếp thuyền đâu bến đậu
    Tôi lạc loài phận xấu chẳng duyên
    Hằng đêm chôn giấu muộn phiền
    Tuổi đời bất hạnh đến liền thây ma.


    Ánh nguyệt ngã trăng tà quạnh thế
    Nhớ nhà quê hằn lệ khơi nguồn
    Đêm ngày chớp bể mưa tuôn
    Trần luân khổ ải mãi luồn khói hương.

    Lỗi lầm bước con đường vạn nẻo
    Bóng xế tà nhạt nhẽo khói hương
    Sương mơ lảng bảng vô thường
    Trời ban tôi kiếp tai ương lạnh lùng.

    Tôi chấp nhận vào cung nguyệt đắng
    Ở quê người thân chẳng cành nương
    Ra đi từ giữa học đường
    Buôn ba lữ thứ thế lương đâu ngờ

    Tôi chẳng muốn mong chờ của họ
    Chỉ ước mơ được ngõ ấm nồng
    Hết buồn một kiếp sầu đông
    Cuộc đời tôi giống như dòng thời gian.


    Đời một dấu hoang tàn vụn vỡ
    Thế đoạn trường vướng nợ lầm than
    Biệt ly nước mắt cơ hàn
    Phù du một kiếp trần gian toạ đầy.

    Cõi sống tạm thế thay quạnh quẽ
    Nhớ gia đình nhớ mẹ nhớ cha
    Mồ côi giữa chợ không nhà
    Trăng gầy phủ xuống kiêu sa cội nguồn.

    Đời chao đảo lòng luôn trĩu nặng
    Một thân gầy lệ đắng sầu thương
    Biết bao viễn cảnh đoạn trường
    Sao oan nghiệt mãi vấn vương một đời.


    Tác giả Lê Tấn An (Sn: 1996, quê Mỏ Cày Bắc, Bến Tre

    Hồn bay đến bầu trời lặng lẽ
    Khép bờ mi đóng nhẹ quan tài
    Tôi về sứ sở mộng lai
    Lãng quên đến cả lâu dài thong dong.

    Xin trả hết cõi lòng vinh nhục
    Trả muộn phiền những lúc lặng thinh
    Đã là khoảng trống vô hình
    Hỏi rằng có thể tự mình lấp không.

    Malaysia. Sr.24.12.16
    Lê Tấn An

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  11. #109
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    NỖI NHỚ THA HƯƠNG (1)


    Tác giả Lê Tấn An

    Con lặng lẻ tìm NƠI chốn lạ
    Một con đường ĐẤT đá mòn chân
    Bước đi lãng KHÁCH ai cần
    Thoa lòng luyến ái MÌNH vâng dạ đời.

    Bao cực khổ CON rơi thắm lệ
    Biết làm sao QUẠNH thế gian trần
    Cuộc đời quạnh QUẼ gầy thân
    Ngày đêm nỗi NHỚ soi lần đến quê.

    Con vẫn nhớ GIA tề quốc tộc
    Một gia ĐÌNH dáng ngọc làng châu
    Khắc ghi mãi NHỚ trên đầu
    Thêm người MẸ tốt hằng sâu đáy lòng.

    Con hứa hẹn NGÀY mong đợi mãi
    Cứ ĐÊM về mộng hái hồn thơ
    Để xanh ƯỚC nguyện ngồi chờ
    Cho đời toả sáng hồng MƠ thế vào.


    Bao thế CUỘC bay cao vọng khát
    Hết lầm than SỐNG nhạt đời thường
    Chẳng cần chiếu rạng ÊM đường
    Con xin đuợc ngã ĐỀM thương đến người.

    Luôn ước muốn CHO tươi số phận
    Để con về đón nhận TÌNH thâm
    Trả ơn NGHĨA đáp âm thầm
    Yêu thương MẸ mãi ngàn năm kiếm tìm.

    Dù gió lạnh CON tim vẫn ấm
    Giấu vào lòng biển đặm THÊM sâu
    Chỉ mong bắc ĐƯỢC kiều cầu
    Thêm dòng chữ hiếu ĐẦY câu kết tròn.

    NƠI ĐẤT KHÁCH MÌNH CON QUẠNH QUẼ
    NHỚ GIA ĐÌNH NHỚ MẸ NGÀY ĐÊM
    ƯỚC MƠ CUỘC SỐNG ÊM ĐỀM
    CHO TÌNH NGHĨA MẸ CON THÊM ĐƯỢC ĐẦY.

    Malaysia, 20.11.2016
    Lê Tấn An

  12. #110
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    _________ĐÔI...DÉP__________


    Tác giả Lê Tấn An

    Ngồi viết chuyện duyên tình đôi dép.
    Nghĩa vợ chồng rất đẹp người ơi.
    Từ đâu dép có cuộc đời.
    Từ đâu dép có được nơi yên bình.

    Bao ước nguyện mài kinh giữa chữ.
    Hỏi dép đôi đến tự nơi nào.
    Âm thầm chung sống bên nhau.
    Muôn đời giữ trọn một màu thuỷ chung.

    Hai chiếc dép đi cùng xuôi ngược.
    Chẳng có yêu mà bước kiên cường.
    Gánh đời vạn nẻo ngàn phương.
    Lên nhung xuống cát bụi đường cùng nhau.

    Sang gánh nặng thương sầu lực áp.
    Của trần gian dẫm đạp cơ bần.
    Dép còn dệt nghĩa tình nhân.
    Dẫu cho vinh nhục muôn lần tái tê.

    Không ham muốn theo về khác kẻ.
    Phận chiếc này như mẹ chiếc kia.
    Không bao giờ dép xa lìa.
    Chỉ là một cập sẻ chia nỗi niềm.

    Lỡ có chiếc ngày đêm lặng lẽ.
    Lãng bước theo đơn lẻ suối vàng.
    Linh hồn khắc tựa đời hoang.
    Để cho một chiếc mơ màng đắng cay.

    Mọi thay thế an bày trở lại.
    Nhưng có điều không phải như xưa.
    Chiếc cao khập khiễng chiếc thừa.
    Giữ cho thật chặt cũng chưa êm đềm.

    Dép sẻ biết đời thêm trĩu nặng.
    Mất chiếc này lẳng lặng mồ côi.
    Người mang chiếc lạ đến bồi.
    Giống nhau mà kết một đôi không thành.


    Bao thế cuộc trôi nhanh đổi mới.
    Cũng như mình chờ đợi vắng nhau.
    Bước chân hụt hẫng nát nhàu.
    Con đường bên cạnh ngày sau hững hờ.

    Người ly biệt thuyền tơ cách trở.
    Dẫu thế thay nhưng nhớ những gì.
    Giấc nồng một cõi sầu bi.
    Đớn đau quạnh quẽ cũng vì hết duyên.

    Một đôi dép định thiền xuôi ngược.
    Dép vô tri đọc bước song hành.
    Chẳng thề nguyện ước trời xanh.
    Chẳng hề hứa hẹn cũng thành một đôi.

    Chẳng giã tạo bao lời khao khát.
    Chẳng phụ nhau nhoà nhạt cuộc tình.
    Bước cùng một lối thanh minh.
    Dép thì cũng chỉ giống mình vậy thôi.

    Không thể thiếu trong đời vững trải.
    Chiếc phải mang chiếc trái theo kèm.
    Tôi thì ngược lại yêu em.
    Gắn bó nỗi niềm một lối đi chung.

    Dép hy vọng bước cùng sâu lắng.
    Nếu mai này gánh nặng thê lương.
    Thì xin dừng lại trên đường.
    Đến khi tìm thấy người thương thật lòng.

    Malaysia, Sr.13.01.17.
    Lê Tấn An
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •