Trang 2/2 ĐầuĐầu 12
Hiện kết quả từ 11 tới 17 của 17

Chủ đề: Tin Tham Khảo Đặc Biệt...

  1. #11
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Triều Tiên: Sáu câu hỏi liên quan đến số phận Kim Jong Un



    14:14 09/10/2014

    Từ hơn một tháng nay, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un không thấy xuất hiện trước công chúng và có rất nhiều tin đồn.Giáo sư Han Park, thuộc đại học Georgia, Hoa Kỳ nói với ABC News: «Có một điều gì đó nghiêm trọng đang xẩy ra. Chúng ta không nên phản ứng quá mức, nhưng chúng ta cần theo dõi chặt chẽ xem phải chăng có điều gì đang xảy ra».

    Theo báo Hàn Quốc Chosun Ilbo, trích dẫn một nguồn tin từ Triều Tiên, việc Kim Jong Un vắng mặt trong cuộc họp của Quốc hội vào tháng trước, đã làm nhiều người dướn mắt dò hỏi. Phải chăng ông ta đang du ngoạn trên một chiếc thuyền buồn nào đó ? Hay ở trên một hoang đảo xa xôi ?
    Nhờ có sự trung thành và lòng nhiệt tình của báo chí chính thức Triều Tiên, các phương tiện truyền thông phương Tây thường xuyên nhìn thấy vị lãnh đạo trẻ 31 tuổi này. Vậy bây giờ, ông ta ở đâu ?

    1. Phải chăng Kim Jong Un bị bệnh?

    Vào tuần trước, lần đầu tiên, truyền hình Nhà nước Triều Tiên thừa nhận là Kim Jong Un không được khỏe lắm. Chấm hết, không thêm một chi tiết nào nữa. Phải chăng ông ta bị «gút»? Và thế là bắt đầu các đồn đại. Phải chăng ông ta bị chảy máu não ? Một số người suy đoán có thể ông ta ăn rất nhiều phó-mát trong thời gian học trung học tại Thụy Sĩ. Có nguời lại nói ông ta là «sâu rượu».

    Ông nội và người cha của Kim Jong Un đều to lớn và theo State News, thì lúc sinh thời, Kim Jong Il, cha của Kim Jong Un đã phải chữa trị bệnh tim mạch trong một thời gian dài, trước khi qua đời vì đau tim vào năm 2011. Vậy phải chăng Kim Jong Un bị bệnh tim ? Hay tiểu đường ? Rõ ràng, Kim Jong Un không to lớn, cao khoảng 1 mét 7, nặng khoảng 120 cân Như vậy là nặng hơn gần 59 cân so với mức trung bình của đàn ông và có thể bị coi là béo phì theo phân loại của Viện Y tế Quốc gia.

    Tuy nhiên, cũng như đối với các thông tin khác về Triều Tiên, ABC News không thể kiểm chứng một cách độc lập cân nặng của ông Kim và do vậy, điều này dẫn dắt chúng ta đi theo thuyết âm mưu, như được trình bầy dưới đây.

    2. Phải chăng Kim Jong Un bị vỡ mắt cá chân do béo nặng quá?

    Hoặc thậm chí, nghiêm trọng hơn là cả hai chân bị vỡ mắt cá? Hồi tháng Bẩy, truyền hình Nhà nước Triều Tiên chiếu hình ảnh vị lãnh đạo kính yêu đi khập khiễng, gây nghi ngờ là chân của ông ta có gì đó không ổn. Sau đó, có tin báo chí nói là ông ta bị phẫu thuật mắt cá ở cả hai chân.

    Theo giáo sư Park, cơ thể ông Kim có gì đó không ổn. « Ông ta không thể đi lại bình thường ». Vậy phải chăng trọng lượng cơ thể làm hỏng mắt cá chân ? Có thể, nhưng báo The Telegraph lại đưa ra giả thuyết, thủ phạm là gót giầy do Cuba sản xuất. Chúng làm hỏng cả hai mắt cá và sau đó, gây tổn thương ở chân. Cho dù có dùng nạng hay không, theo giáo sư Park, nếu ông Kim bị vỡ mắt cá, thì sự vắng mặt của ông ta có thể được giải thích một cách đơn giản như sau : Ông ta không muốn bị nhìn thấy với dáng vẻ cơ thể không lành lặn.

    3. Phải chăng lãnh đạo Bắc Triều Tiên ra nước ngoài chữa bệnh?

    Theo giới phân tích, ít có khả năng Kim Jong Un ra khỏi Triều Tiên. Năm 2008, Triều Tiên đã mời bác sĩ phẫu thuật thần kinh Pháp François Xavie Roux, từ Paris tới, để chữa trị cho Kim Jong Il. Rất có thể Bình Nhưỡng sẽ làm như vậy, nếu cần chữa trị cho Kim Jong Un.

    4. Nhân đây, vợ ông Kim ở đâu?

    Rất ít người biết về Ri Sol Ju, vợ của Kim Jong Un từ 5 năm nay. Bà ta cũng biệt tăm từ ngày 03/09 và theo các nhà phân tích, có rất ít khả năng bà ta xuất hiện một mình. Vợ chồng Kim Jong Un có một đứa con gái và mùa đông vừa qua, có tin đồn là bà Ri lại mang thai. Thế nhưng, cho đến nay, không có thông báo nào về việc họ có thêm con.

    5. Phải chăng có đảo chính?

    Theo ông Victor Cha, cố vấn cao cấp, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hàn Quốc, «nếu đó là một cuộc đảo chính không có đổ máu, thì chúng ta có thể không nhìn thấy gì. Còn nếu không phải là đảo chính không có đổ máu, thì chúng ta sẽ nhìn thấy cuộc đấu đá nội bộ». Việc một phái đoàn các quan chức cao cấp Triều Tiên, vào cuối tuần trước, công du Hàn Quốc, đã gây ngạc nhiên và làm tăng thêm mối nghi ngờ có đấu đá tranh giành quyền lực. Đây là lần đầu tiên, kể từ 5 năm qua, một phái đoàn Triều Tiên do nhân vật số hai của chế độ, ông Hwang Pyong So, dẫn đầu sang thăm Hàn Quốc.

    Theo chuyên gia Cha, « chuyến thăm vào cuối tuần trước rất không bình thường » và thu hút sự chú ý. Dường như phái đoàn Triều Tiên quay lại Bình Nhưỡng mà không có sự cố gì.

    6. Đến lúc nào thì chúng ta nên bắt đầu lo ngại?

    Giới phân tích cho rằng, chúng ta sẽ sớm nghe hoặc nhìn thấy một điều gì đó từ Kim Jong Un, ví dụ như một thông cáo hay một bức ảnh, để trấn an người dân Triều Tiên rằng vị lãnh đạo tối cao của họ vẫn còn sống.

    Theo Joel Wit, người sáng lập website 38North.com, chuyên gia cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Mỹ-Triều Tiên, đại học Johns, Hopkins, Hoa Kỳ, «nếu có điều gì đó thực sự không ổn, chúng ta sẽ bắt đầu nhìn thấy quân đội di chuyển quân lính. Chúng ta sẽ thấy quân đội triển khai gần đường biên giới». Mọi người sẽ chú ý xem liệu Kim Jong Un có xuất hiện trước công chúng vào ngày 10/10, nhân kỷ niệm 69 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên hay không. Bí ẩn vẫn tiếp tục.

    Theo RFI
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #12
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Trung Quốc 'bất bình cực độ' vì Mỹ ủng hộ biểu tình Hong Kong




    Thứ sáu, 10/10/2014 | 23:17 GMT+7

    Trung Quốc hôm nay bày tỏ sự tức giận trước một bản báo cáo của Quốc hội Mỹ, trong đó ủng hộ cuộc biểu tình "Occupy Central" ở Hong Kong.
    Người Hong Kong lưu luyến Occupy Central / 4 kịch bản cho phong trào biểu tình Hong Kong


    Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: Reuters

    "Báo cáo của cơ quan Mỹ bóp méo sự thật và là một sự tấn công có chủ đích nhằm vào Trung Quốc. Chúng tôi thể hiện sự bất bình cực độ đối với bản báo cáo", Reuters dẫn lời ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay nói.

    Ông Hồng cũng yêu cầu Ủy ban điều hành các vấn đề về Trung Quốc, thuộc Quốc hội Mỹ, "ngừng hành động can thiệp sai trái và làm tổn hại quan hệ Mỹ - Trung". Theo người phát ngôn, Mỹ không có quyền tham gia vào tình hình Hong Kong, vốn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. "Cơ quan này cần nói và hành động cẩn trọng, ngừng gửi thông điệp sai trái tới Occupy Central và các hoạt động bất hợp pháp khác, hoặc hỗ trợ họ", ông Hồng nói.

    Ủy ban điều hành các vấn đề về Trung Quốc hôm qua công bố báo cáo thường niên, cho rằng Washington cần tăng cường ủng hộ cho nền dân chủ ở Hong Kong và thúc đẩy phổ thông đầu phiếu. Báo cáo tuyên bố Mỹ nên theo sát tiến trình dân chủ của Hong Kong, tăng cường trao đổi trong khu vực và đưa các quan chức cấp cao tới đây.

    Đặc khu hành chính Hong Kong, thuộc địa cũ của Anh, đã chứng kiến cuộc biểu tình "Occupy Central" kéo dài gần hai tuần, nhằm kêu gọi chính phủ Trung Quốc giữ lời hứa về phổ thông đầu phiếu. Cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên của đặc khu này dự kiến diễn ra năm 2017, nhưng Bắc Kinh mới đây nói một ủy ban đặc biệt sẽ sàng lọc trước các ứng cử viên, điều bị coi là một sự thất hứa.

    Chính phủ Trung Quốc cho rằng các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo là bất hợp pháp, và hoàn toàn ủng hộ chính quyền Hong Kong xử lý khủng hoảng.

    Trước đó, trên WSJ, thủ lĩnh phong trào biểu tình của sinh viên Joshua Wong cho biết nếu sinh viên không được đáp ứng các yêu sách, họ sẽ tiếp tục xuống đường. Wong cũng bày tỏ mong muốn chính phủ Mỹ ủng hộ phong trào biểu tình ở Hong Kong mạnh mẽ hơn nữa.

    Trọng Giáp - Như Tâm

  3. #13
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Máy bay bí ẩn lượn lờ trên nhà máy hạt nhân Pháp


    Thứ sáu, 31/10/2014 | 08:12 GMT+7


    Các máy bay do thám không rõ nguồn gốc đã lượn lờ trên 7 nhà máy hạt nhân khắp nước Pháp suốt ba tuần qua, gây lo ngại về một vụ tấn công từ trên không.


    Một nhà máy hạt nhân ở Pháp. Ảnh minh họa: Scrapetv

    Theo Telegraph, Electricité de France (EDF), nhà điều hành 58 lò phản ứng hạt nhân ở 19 nhà máy của nước Pháp vừa đệ đơn khiếu nại về vụ việc. Dù lo ngại rằng các lò phản ứng có thể bị tấn công, giới chức vẫn chưa lần nào ngăn chặn các máy bay không người lái này.

    Hôm 19/10, chúng đồng loạt xuất hiện tại các địa điểm cách nhau hàng trăm km. Ít nhất một trong các phi cơ đủ lớn để mang theo một quả bom. "Một số chiếc chỉ dài vài chục cm với cự ly bay rất ngắn, nhiều nhất là vài trăm mét. Nhưng những chiếc khác lớn hơn hẳn, có thể dài hai mét, đủ để chở một thiết bị nổ và là những chiếc gây lo lắng nhiều hơn cả", một chuyên gia cho hay. Các chuyến bay do thám trên thường diễn ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Một địa điểm hạt nhân quân sự và một nhà máy thuộc công ty hạt nhân nhà nước Areva cũng nằm trong số các mục tiêu. Tuy nhiên, EDF trấn an rằng các máy bay trên không có khả năng gây thiệt hại nếu chúng rơi xuống hay thả bất kỳ vật thể nào xuống các lò phản ứng. Bộ Nội vụ Pháp cũng khẳng định các nhà máy có một hệ thống để vô hiệu hóa máy bay không người lái và chúng đủ khả năng chịu đựng một cú đâm của máy bay chở khách.

    Việc bay vào khu vực không phận có chu vi 5 km quanh các địa điểm hạt nhân hoặc bay qua chúng ở độ cao dưới 1.000 mét bị cấm ở Pháp. Lực lượng không quân Pháp có nhiệm vụ bảo vệ các nhà máy này. Pháp có lực lượng hạt nhân lớn thứ hai chỉ sau Mỹ và sản lượng điện các nhà máy hạt nhân của nước này tạo ra chiếm 75% tổng sản lượng, tỷ lệ cao nhất trong các nước trên thế giới.

    Anh Ngọc

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  4. #14
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Tổng thống Putin: ’Hoặc là Nga làm bá chủ thế giới, hoặc là tan rã’


    Tờ Telegraph đưa tin, trong bài phát biểu hôm thứ Năm (4/12), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ trích phương Tây chẳng khác gì trùm phát-xít Adolf Hitler trước đây, luôn tìm “trăm phương nghìn kế” tiêu diệt Liên bang Nga.

    Mở đầu bài phát biểu trước Quốc hội tại điện Kremlin, Tổng thống Nga đã lên tiếng ca ngợi Nga đang "trải qua thử thách mà chỉ có một quốc gia thống nhất, một nhà nước thực sự mạnh mẽ mới có thể gánh vác".

    Trước khi đề cập đến vấn đề Ukraine và Crimea, ông Putin lên án các kẻ thù của Nga đã ủng hộ phe ly khai trong những năm 1990 và đầu những năm 2000. Nhà lãnh đạo Nga cho hay: "Họ mong chờ Nga đi theo vết xe đổ của Nam Tư và âm mưu chia cắt nước Nga. Nhưng may mắn, dân tộc Nga đã kiên cường chiến đấu để dập tắt mọi nỗ lực của các thế lực thù địch."


    Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay: ““Hoặc là Nga làm bá chủ thế giới, hoặc là tan rã”. (Ảnh minh họa)

    Ám chỉ các nước phương Tây đang tìm cách thay đổi chế độ ở Nga, ông Putin gợi nhớ đến kết cục thảm bại của Hitler khi cố gắng tiêu diệt đế chế Nga hùng mạnh. Trước mối đe dọa đến từ các nước phương Tây đối với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, người đứng đầu nước Nga cho biết Moscow sẽ không dại gì mà sa vào một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém. Tuy nhiên, ông cho rằng, không cần động đến bạo lực, Nga vẫn sẽ có các biện pháp nhằm kiểm soát tình hình Ukraine. Putin khẳng định: "Không một ai có thể đạt được mục đích quân sự trong lãnh thổ nước Nga". Cũng trong bài phát biểu hôm thứ Năm, Tổng thống Nga đã lên tiếng bảo vệ quyết định sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi tháng 3 năm nay. Ông Putin cho rằng Crimea là một phần thiêng liêng thuộc chủ quyền của Nga, tương tự Thánh địa Jerusalem của người Do Thái. Ông chủ điện Kremlin cho biết, Nga đang phải đối mặt với mối đe dọa từ các quốc gia phương Tây trong việc bảo vệ lãnh thổ Crimea. Đặc biệt, nhà lãnh đạo Nga cáo buộc Mỹ đứng sau thao túng các nước láng giềng của Nga trong đó có người anh em Ukraine. Bày tỏ quan điểm trước các Nghị sĩ, Bộ trưởng và các nhà lãnh đạo khu vực, ông Putin cho rằng: "Nếu đối với nhiều nước châu Âu, chủ quyền lãnh thổ và niềm tự hào dân tộc đang bị lãng quên và xem như một thứ xa xỉ, thì đối với Liên bang Nga, chủ quyền thật sự là điều kiện thiết yếu quyết định sự tồn tại của Moscow”. Người đứng đầu nước Nga nhấn mạnh: "Hoặc là chúng ta sẽ làm bá chủ, hoặc là tan rã. Và, tất nhiên, các quốc gia khác cũng cần phải thấu hiểu điều này." Dẫn chứng cho phát biểu của mình, ông Putin nhận định: "Quân đội Nga được huấn luyện chuyên nghiệp, trang bị vũ khí hiện đại và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Giờ đây, lực lượng vũ trang Nga không những tinh nhuệ mà còn dũng cảm, đủ sức chống lại mọi kẻ thù để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc".

    Bài phát biểu của Tổng thống Nga diễn ra trong bối cảnh ít nhất 19 người đã thiệt mạng trong một trận chiến đường phố giữa các tay súng Hồi giáo và lực lượng an ninh Nga tại Grozny, thủ phủ của Chechnya.

    Theo Thành Đạt (Pháp luật TP.HCM)

  5. #15
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Nhà Trắng phản hồi đơn kiến nghị trừng phạt Trung Quốc



    Thứ tư, 24/12/2014 | 07:42 GMT+7


    Nhà Trắng tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp và ủng hộ giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình, khi hồi đáp đơn đề nghị Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì từng đặt giàn khoan trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.


    Đơn kiến nghị

    Trả lời kiến nghị đăng trên trang web của Nhà Trắng hồi tháng 5, cơ quan này hôm qua tuyên bố Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng có lập trường về cách thức theo đuổi, xử lý các tranh chấp này cũng như liệu các tuyên bố hàng hải của một quốc gia ven biển có phù hợp với luật pháp quốc tế hay không.

    Đơn thỉnh cầu hồi giữa năm đề nghị Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì đã đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. "Washington từ lâu đã kêu gọi Trung Quốc và tất cả các bên liên quan theo đuổi tuyên bố chủ quyền và các quyền hàng hải đi kèm một cách hòa bình, không ép buộc, phù hợp với luật pháp quốc tế", thông báo viết. Nhà Trắng cũng cho biết Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông, bao gồm tự do hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tôn trọng luật pháp quốc tế và thương mại hợp pháp không bị cản trở. "Chúng tôi ủng hộ những nỗ lực làm giảm căng thẳng và mở rộng không gian cho các giải pháp hòa bình và ngoại giao để giải quyết tranh chấp", thông báo cho hay. "Chúng tôi đã bày tỏ lo ngại trước các hành động của Trung Quốc, bao gồm việc nước này triển khai giàn khoan dầu Hải Dương 981, tới các lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc".

    Đơn kiến nghị trừng phạt Trung Quốc được một người dùng có tên T. D, ở San Diego, bang California đăng tải trên website chính thức của Nhà Trắng từ hôm 13/5. Người này cần thu thập đủ 100.000 chữ ký ủng hộ nếu muốn Nhà Trắng xem xét và đưa ra phản hồi về nội dung kiến nghị.


    Đơn kiến nghị trừng phạt Trung Quốc trên website Nhà Trắng đã thu hút được gần 140.000 chữ ký ủng hộ. Ảnh chụp màn hình.

    Trong đơn kiến nghị, T. D kêu gọi chính phủ Mỹ xem xét các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Trung Quốc về vụ giàn khoan Hải Dương 981. Theo T. D, chỉ lên án và phê phán bằng lời nói là chưa đủ. "Chúng tôi cần Nhà Trắng xem xét các phương án trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc bởi đây là phương pháp duy nhất có hiệu quả", người này cho biết thêm.

    Đơn kiến nghị hoạt động theo chương trình "We the People" (Chúng tôi là người dân) trên trang web của Nhà Trắng. Đây là nơi các cá nhân có thể tạo kiến nghị, thu thập chữ ký để kêu gọi chính quyền liên bang có hành động với vấn đề nào đó. Theo đó, một kiến nghị cần phải thu thập được 5.000 chữ ký để được công bố trên website Nhà Trắng và 100.000 chữ ký trong vòng 30 ngày để được chính quyền Tổng thống Obama xem xét.

    Kiến nghị đạt yêu cầu phần lớn nhận được phản hồi từ các quan chức khác nhau trong chính phủ Mỹ, bao gồm cả nhân viên Nhà Trắng, chỉ có một số ít được Tổng thống Obama trả lời. Ngoài ra, thời gian phản hồi còn phụ thuộc vào chủ đề và số lượng đơn kiến nghị từ "We the People".

    Theo Như Tâm/VnExpress
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  6. #16
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Trung Quốc: Xôn xao tin đồn “Bộ Tứ” muốn lật đổ Tập Cận Bình


    Ngày 16.04.2015 |04:35|

    Trong bốn tháng qua, truyền thông Trung Quốc đang xôn xao về tin đồn xuất hiện một “Bộ Tứ” trong giới chính trị nước này, gồm những nhân vật muốn lật đổ nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Vậy sự thật ra sao?

    Theo The Diplomat, truyền thông Trung Quốc cho rằng “Bộ Tứ” này gồm 4 nhân vật là Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu và Bạc Hy Lai, đã bắt tay cùng nhau kết bè phái với âm mưu lật đổ nhà lãnh đạo Tập Cận Bình thông qua một cuộc đảo chính.

    Dù đây mới chỉ là tin đồn nhưng một số sự kiện thực tế đã khiến truyền thông Trung Quốc có cơ sở để “bán tín bán nghi” về sự xuất hiện của “Bộ Tứ” này.
    Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

    Thứ nhất, khi Cựu Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản vào ngày 5/12/2014, truyền thông Trung Quốc đã đồng loạt đưa tin ông Chu “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng về nguyên tắc chính trị, tổ chức và bí mật”.

    Hôm 3/4, Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã chính thức khởi tố cựu quan chức an ninh Chu Vĩnh Khang (72 tuổi). Ông Chu đã trở thành vị quan chức cấp cao nhất trong đảng Cộng sản Trung Quốc đối mặt với tội danh tham nhũng.

    Trong thời kỳ đỉnh cao quyền lực, ông Chu từng nắm quyền kiểm soát các lực lượng cảnh sát, cơ quan tình báo, tòa án và văn phòng công tố tại Trung Quốc. Là thành viên trong Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Chu từng là một trong chín quan chức cấp cao điều hành quốc gia 1,3 tỷ dân. Tới năm 2012, ông này về nghỉ hưu.

    Thứ hai, một tuần sau khi Chánh văn phòng Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Lệnh Kế Hoạch bị điều tra tội “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng”, Bộ Chính trị nước này đã tổ chức một cuộc họp với nội dung phản đối tư tưởng bè phái chính trị vào ngày 29/12/2014. Trong cuộc họp này, chính phủ Trung Quốc đã nêu rõ những quy định cấm “tập hợp các cá nhân để kết thành bè phái chính trị hay kết bè phái để mưu lợi cá nhân”.

    Thứ ba, vào ngày 18/3/2015, trong một bài báo được đăng trên Nhật báo Giám sát và Kiểm tra kỷ luật Trung Quốc, ông Zhou Qiang, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trung Quốc đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm mà ông này học được từ Tổng bí thư Tập Cận Bình. Điều đáng nói, ông Zhou nhấn mạnh Chu Vĩnh khang và Bạc Hy Lai đã “chà đạp lên luật pháp, làm suy yếu tình đoàn kết trong đảng và tham gia các hoạt động chính trị phi chính phủ”.

    Tuy nhiên, những bằng chứng trên dường như chưa đủ tính thuyết phục về việc bốn nhân vật quyền lực trong giới chính trị Trung Quốc thành lập “Bộ Tứ” nhằm lật đổ Tập Cận Bình. Điển hình, không có bằng chứng nào cho thấy Từ Tài Hậu tự tham gia hay tham gia cùng Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch và Bạc Hy Lai vào “các hoạt động chính trị phi chính phủ”. Do đó, tội của Từ Tài Hậu, Cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc chỉ là nhận hối lộ chứ không phải tham gia âm mưu đảo chính.

    Trong khi đó, Lệnh Kế Hoạch cũng được xác định không liên quan gì tới hoạt động kết bè phái chính trị với Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai. Ngoài ra, không có bằng chứng nào cho thấy Chu Vĩnh Khang hay Bạc Hy Lai tham gia nhóm “Xishan Hui” của Lệnh Kế Hoạch. Nhóm “Xishan Hui” gồm các thành viên là quan chức chính phủ và doanh nhân tại tỉnh Sơn Tây.

    Thậm chí, cũng không có bằng chứng xác đáng nào có thể chứng minh Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai âm mưu tiến hành đảo chính. Nhiều khả năng trước khi xảy ra vụ việc Vương Lập Quân, Cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh tới đại sứ quán Mỹ xin tị nạn hồi tháng 2/2012, Chu Vĩnh Khang đã có những suy nghĩ đánh giá cao Bạc Hy Lai. Ngoài ra, có thể ông Chu đã liên lạc riêng với Bạc để nghĩ cách giải quyết vụ bê bối của Vương Lập Quân. Tuy nhiên, khó có thể khẳng định được rằng Chu Vĩnh Khang cam kết sẽ hậu thuẫn cho Bạc Hy Lai sau hai năm ông này nghỉ hưu.

    Cuối cùng, không có bằng chứng nào cho thấy “Bộ Tứ” đã tổ chức các cuộc họp riêng để bàn bạc với nhau. Cơ hội duy nhất để họ xuất hiện cùng một địa điểm với hàng ngàn người khác là trong các kỳ họp Quốc hội. Do đó, theo Diplomat, không thể chứng minh cả 4 người này cùng tham gia vào “các hoạt động chính trị phi chính phủ”.

    Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

    Nguồn: InfoNet


  7. #17
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Vì sao Mỹ muốn điều tàu, máy bay đến khu vực Trung Quốc cải tạo ở Biển Đông


    Chủ nhật, 17/5/2015 | 08:19

    Đề xuất điều tàu và máy bay của Mỹ đến những bãi đá Trung Quốc đang xây dựng phi pháp nhằm thể hiện lập trường dứt khoát rằng Washington không chấp nhận hoạt động cải tạo của Bắc Kinh, và là bước tiến mới để trấn an các nước nhỏ.


    Tàu chiến cận bờ USS Forth Worth của Mỹ tại Biển Đông. Ảnh: US Navy
    Mỹ hôm 13/5 thông báo một trong những tàu chiến mới nhất của hải quân, USS Fort Worth, đã hoàn thành cuộc tuần tra kéo dài một tuần ở Biển Đông. Quân đội Mỹ đang xem xét khả năng điều phi cơ và tàu quân sự tới khu vực trong phạm vi 12 hải lý quanh những bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam mà Bắc Kinh chiếm giữ và đang tiến hành cải tạo.

    Theo cây bút Shannon Tiezzi của The Diplomat, Lầu Năm Góc đang tìm cách chứng minh rõ ràng rằng Mỹ không chấp nhận việc Trung Quốc cải tạo và xây dựng trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Hoạt động bồi đắp gần đây của Trung Quốc có thể nhằm khiến cộng đồng quốc tế xem xét các đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây dựng như đảo thực sự và được hưởng quy chế đảo.

    Theo WSJ, Mỹ tin rằng những nơi Trung Quốc đang cải tạo được coi là đá ngầm, hay là bãi cạn lúc chìm lúc nổi, chứ không phải là đảo theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và do đó không được hưởng lãnh hải 12 hải lý. Hơn nữa, điều 60 (8) của UNCLOS cũng ghi rõ "các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hoặc thềm lục địa".

    Nếu được thông qua, tàu và máy bay Mỹ sẽ được điều đến quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong phạm vi 12 hải lý để thể hiện rằng Washington không công nhận các thực thể đó đủ điều kiện để được coi là đảo, do đó không được hưởng lãnh hải.

    Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông

    Mỹ quan tâm đến vấn đề Biển Đông vì Washington khẳng định có lợi ích tại khu vực này, nơi khoảng một phần ba thương mại thế giới đi qua. Điểm quan trọng hơn là các hành vi hung hăng của Trung Quốc, tiêu biểu là hoạt động thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, đang làm suy yếu lợi ích của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những động thái của Bắc Kinh là mối đe dọa cho các quy tắc, chuẩn mực về ranh giới biển và tài nguyên, tự do hàng hải.

    Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã phát biểu "vấn đề quan trọng đối với chúng tôi tại Biển Đông không phải là các bãi đá, mà là các quy tắc bị vi phạm". Động thái của Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến các đồng minh và đối tác của Mỹ, những nước là nền tảng quan trọng cho sự hiện diện của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

    Theo Prashanth Parameswaran, cây bút chuyên về Đông Nam Á của The Diplomat, chính sách của Mỹ tại châu Á cho đến nay chưa đạt được hiệu quả mong đợi. Chính quyền Obama đã thực hiện một số bước đi để đáp trả Trung Quốc, bao gồm tăng cường năng lực cho các đồng minh và đối tác then chốt, lên tiếng chỉ trích hoạt động bồi đắp của Trung Quốc, và hỗ trợ vụ kiện của Manila chống lại Bắc Kinh.

    Tuy nhiên, những động thái này chưa thay đổi đáng kể hành vi của Bắc Kinh và cũng không đủ làm các nước Đông Nam Á yên tâm. Trung Quốc đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bồi đắp và cải tạo tại Biển Đông, phớt lờ luật pháp quốc tế, đồng thời trì hoãn việc thống nhất về quy tắc ứng xử với các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Một số biện pháp Mỹ tiến hành cũng đòi hỏi thời gian, trong khi Trung Quốc lại đang thay đổi hiện trạng một cách nhanh chóng. Vì vậy, rõ ràng Mỹ cần có thêm biện pháp cứng rắn như điều tàu và máy bay đến gần những nơi Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Biển Đông để kìm hãm Bắc Kinh.

    Muhammad Faiz Aziz, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Luật và Chính sách Indonesia (PSHK) cho rằng, nếu Mỹ quyết định điều tàu chiến, nước này sẽ giúp các quốc gia khác đối trọng quân sự với Trung Quốc, đặc biệt là các nước nhỏ có sức mạnh quân sự yếu hơn Bắc Kinh. Việc điều tàu và máy bay của Mỹ cũng sẽ đảm bảo tự do và an ninh hàng hải. Nhiều tàu quốc tế di chuyển qua khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nếu Trung Quốc chiếm nơi này thì có thể kiểm soát tuyến đường thương mại quan trọng và kiểm tra tàu quốc tế đi qua. Sự hiện diện của Mỹ trong khu vực có thể ngăn chặn điều này xảy ra, Aziz nhận định. Biện pháp cứng rắn với Trung Quốc sẽ thể hiện được cam kết của Mỹ với Philippines, đồng minh duy nhất trong Đông Nam Á tham gia vào tranh chấp Biển Đông. Quan hệ Mỹ - Philippines đang phát triển tích cực thông qua tăng cường hợp tác quốc phòng. Hiệp định Washington đã ký với Manila sẽ cho Washington quyền tiếp cận nhiều hơn đến các cơ sở gần Biển Đông.

    Nguy cơ đối đầu Mỹ - Trung

    Một số chuyên gia cảnh báo rằng quan hệ Mỹ - Trung có thể tổn hại sâu sắc nếu Washington quyết định điều tàu và máy bay đến gần những cơ sở Bắc Kinh đang xây dựng phi pháp ở Biển Đông. Zhang Baohui, chuyên gia về an ninh quốc tế tại Đại học Lingnan ở Hongkong, cho biết ông lo lắng về nguy cơ đối đầu giữa hai nước. Việc này có thể dẫn đến "sự leo thang ngoài ý muốn", ông nói. "Liệu họ (Mỹ) có sẵn sàng chấp nhận hậu quả của sự leo thang này?"

    Trong khi đó, Parameswara nhận xét quan điểm cho rằng Mỹ không nên cứng rắn hơn với Trung Quốc là khá yếu và không xác đáng. Theo ông, gìn giữ quan hệ song phương không có nghĩa là làm ngơ trước các hành động phá hoại sự ổn định, pháp quyền, và tự do trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương; nền tảng mà từ đó, sự thịnh vượng của khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, đã được xây dựng trong vài thập kỷ qua. Hơn nữa, muốn xây dựng quan hệ thì phải cần phải có sự nhiệt tình của cả hai phía. Bắc Kinh không thể tiếp tục có những hành động phá hoại lợi ích của Mỹ mà vẫn cho rằng Washington sẽ không có phản ứng dứt khoát để ngăn chặn chúng. Thực chất, hai nước từng thực hiện một số bước đi "mạo hiểm" trong tranh chấp ở biển Hoa Đông. Các quan chức Mỹ chỉ ra rằng Trung Quốc điều tàu đến gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư để thể hiện với Tokyo và những bên khác rằng nước này không công nhận đó là lãnh thổ của Nhật Bản. Mỹ điều hai máy bay ném bom B-52 của nước này bay trên bầu trời khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông để thể hiện Washington không công nhận vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc lập ra.

    Biển Đông sẽ tiếp tục là bài toán quan trọng để xem thế giới và Mỹ có thể đối phó như thế nào với một Trung Quốc đang lớn mạnh nhanh chóng, trong khi vẫn giữ gìn quan hệ với Bắc Kinh.

    Phương Vũ
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •