Trang 5/7 ĐầuĐầu ... 34567 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 41 tới 50 của 63

Chủ đề: Bách Gia Truyện —— 百家传 ——— Truyện Trăm Nhà

  1. #41
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    CỨT CHÓ

    Hồi bé, vào độ ngoài Bắc đang vào xuân, trong sương hơi mờ , mình thích ra vườn săn chim bẫy bướm những lúc rảnh .Và câu cửa miệng mẹ hay la mình :
    -Đi ngó mắt mà đi, kẻo giẫm vào cứt chó đấy .

    Qủa vậy, lần nào mình cũng giẫm phải cứt chó, vì dù cẩn thận, nhưng ko sao nhìn ra được, vì cứt chó khi thấm sương, nó tự nhiên có màu trắng như bông, hòa màu sương xuân. Đẹp nhưng thối tha. Mọi nhẽ !

    Thế cho nên, sau này, thi thoảng đi bẫy bướm- tức đ́i chăn gái, nô đùa hay dắt nhau trên bãi cỏ công viên, mình hay có 1 thói quen là đưa mắt dõi xuống chân .Gái hỏi :

    -Sao đi với em, anh nắm tay lại ko nhìn em, mà cứ nhìn xuống chân. Trai võ như anh mà cũng e thẹn à !

    Mình khẽ cười, hôn nhẹ lên má em, thay cho trả lời .Chả lẽ nói rằng :Anh sợ giẫm phải cứt chó, có mà nó tát cho vỡ mồm.

    Mà cũng nên thế thật, vì trên con đường tình yêu và hạnh phúc, nó luôn bị che phủ bởi đám sương mù màu hồng. Nếu say sưa, ko tỉnh táo, ta rất dễ giẫm phải "CỨT CHÓ."

    Trần Hà Sơn (tặng Lynx Mèo).
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #42
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    ANH LƯƠNG...

    Chiều nay nghe tin anh LƯƠNG về... lòng bỗng thấy vui lạ. Anh LƯƠNG là con của bác VÍ - anh đi làm xa nhà 1 tháng anh mới về thăm 1 lần. Lần nào gặp anh tôi cũng thấy vui - vì anh và tôi khá là hợp nhau.

    Ngày anh về tôi vui lắm, nói cười tít mắt. Nhớ tháng trước anh đi, có dặn là tháng này anh đi hơi lâu. Mà đúng là lâu thật, tôi mong anh về như trời hạn mong mưa.

    Tôi nhìn anh LƯƠNG về lần này có vẻ gầy đi nhiều. Nhìn anh tôi thật xót xa.

    Tối 2 anh em ngồi trước hiên nhà -anh nằm võng hút thuốc ... ánh mắt nhìn xa xăm.

    - Thế anh THƯỞNG không về chung với anh sao? - Tôi hỏi.


    Anh nhìn tôi thở dài và im lặng. Chú biết rồi còn phải hỏi. Anh THƯỞNG ít về thăm nhà lắm, có khi cả năm anh mới về 1 lần, có khi anh không về. Anh Thưởng là anh em cùng mẹ khác cha với anh Lương mà anh có vẻ chảnh lắm, không hòa đồng với anh em lắm.

    - Dạo này bác NỢ hay nhắc anh lắm, bác ấy trông anh suốt. Tôi nói

    - Uh, anh biết rồi anh sẽ ghé thăm bác ấy. Anh vừa phả khói thuốc vừa trả lời.

    Có đôi lần anh LƯƠNG đi lâu quá, sợ nhà mong nên nhờ anh bạn tên ỨNG về báo tin, mà thường thì chỉ khi ốm quá anh LƯƠNG mới nhờ anh ỨNG báo tin về. Có đôi lần tôi thắc mắc thì anh LƯƠNG nói 2 người làm chung chỗ,lại chung vị trí nên đổi nhau,mỗi lần anh ỨNG về thì anh LƯƠNG dù ốm cũng phải cố làm thay. Thế nên tháng nào anh ỨNG về qua nhà báo tin là tháng đó anh LƯƠNG nom tiều tụy hơn hẳn, tôi lại thương anh thắt ruột.

    - Anh về nhà mấy hôm rồi anh lại đi - kỳ này anh không ở lâu được. Anh nói.

    Tôi không trả lời ... ánh mắt nhìn xa xăm ... ngoài kia trời vẫn tối đen như mực ...

    Backieuphong sâm từu
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  3. #43
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    ĐẢNG VIÊN KHÔNG NÊN ĂN THỊT CHÓ !?

    Em năm nay chẵn 35, đảng viên từ hùi đại học. Trường em khí danh giá, chuyên dạy người ta thói lên lớp đoan trang và ngớ ngẩn truyền kỳ. Như người ta học ra phải cố đu lấy thành phố mà lo đường sự nghiệp hoặc bét nhất vơ vét cái hộ khẩu thượng lưu. Đằng này em không, chui tọt lên miền núi, một tỉnh heo hút, nghèo như định mệnh cuốc gia. Em thuyết, mình chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ đổ cho ai? Rồi rằng thì là mà đảng viên phải tiên phong đi trước cho làng nước ì ạch theo sau. Thấm nhuần lắm!


    Lù Thị Lu...

    Lên miền núi em đủi tên. Đang từ cái tên Kinh tịch đẹp như sen như súng em đủi mẹ thành Lù Thị Lu. Em lại thuyết, mình ăn ở với đồng bào thì cũng nên lấy một cái tên sao cho gần gũi, tiện cho nhiều bề. Ái chà chà, đéo mẹ, ghê thật. Nhiều bận tôi hay trêu nhẽ em có họ hàng với Lù Chóng, trưởng bản Phá Mả. Em cười như ma bẩu ban đầu định lấy tên là Lò Thị Tôn cơ, nhưng trong một đêm ngẩn ngơ định mệnh thần Thông Minh Đột Xuất mách em là không nên, khà khà.

    Có tí chuyên môn lại thêm sự tăng cường tính đảng nên chỉ vài năm em đã là hiệu trưởng một trường. Rồi em yêu. Một anh toọc ít chữ nhưng cơ bắp và cần mẫn như máy cày. Ngữ này thì sức dai như mưa rừng, trường kỳ như vắt bám. Ấy là tôi đoán thế chứ em bảo đến giờ em hãy còn tân. Tôi thất kinh và nghĩ đó là chuyện hoang đường và nếu có thật kiểu gì cũng phải đề nghị nguyên thủ cuốc gia sắc cho cái khả phong tiết hạnh. Nhưng khi nghe em kể trước lễ vu quy dăm bữa anh toọc kia phấn khích quá mà đi uống diệu, trên đường trở về với tình yêu thì thăng một phát xuống vực sâu. Thế là tèo tốt và em để tang cho cuộc tình tự bấy đến nay. Em lấy làm tự hào về điều này nên mỗi lần diệu say lại ve vẫy ngón cái có đeo chiếc nhẫn rồi hồ hởi " biết là gì đây hem?". Có ai đó lắc thì ngay lập tức em gật gù kể. Xót xa lắm. Tôi thì cứ nom đầu ngón cái to như đầu rắn mà chiếc nhẫn lại bé tin hin thì đoán ngay ra là tình yêu kia phải nhớn nhao lắm. Nhớn đến độ em chẳng buồn để tâm đến ai nữa ngoài việc cắm đầu vào trọng trách được giao dù giai có nhiều như xôi buổi sáng. Và dường như để cố quên nên một ngày đẹp giời em lẩn từ làm giáo chuyển sang làm báo, một tờ của đảng bộ địa phương mà chức năng chính là để cho đồng bào đùm măng khô và thịt lợn. Em phụ trách mảng xây dựng đảng, chuyên trị mục bê gạch xách hồ, hố hố...


    Thị Lu đang tắm suối

    Làm báo em có dịp đi đó đi đây, gặp đủ hạng từ mặt dày cho đến đầu chày đít thớt. Tác phong em đĩnh đạc hẳn ra, ăn nói bắt đầu la đà nghị quyết. Nhiều người thoạt tiên mới gặp cứ nghĩ em hâm nhưng tôi quen rồi nên nghĩ nhẽ em có tí lâm dâm sinh lý. Bí thì nó thế chứ hâm cái đít em đây này, nhề?

    Thi thoảng em hay về Hà nội, bận mịt mù từ sáng tới đêm. Tôi không hiểu là việc gì nhưng nghe em bảo là tuyền họp, tinh những cuộc quan trọng. Phải rầu, làm báo đảng, lại phụ trách phần cứng cựa thì họp nhiều là phải. Mà nhẽ không họp thì cũng chả biết làm đéo gì? Là tôi bố láo bố xiên thế.

    Tôi thi thoảng cũng hay lượt phượt vùng cao, chuyến nào cũng đảo thăm em tý chút. Được em dẫn bản xem xòe, bốc đồn giao liu biên phòng say khướt. Lại còn gửi 3 cùng ở nhà ông bí thư có cái tên rất kinh hồn Sùng Đại Du mà mỗi lần cất lên tôi đều cười khèng khẹc. Tôi cảm cái ơn đó lắm nên mỗi lần em về Hà nội là cố săn đón để giả cho bằng xong. Ấy nhưng nào được.

    Hôm nọ, đúng hôm cơn Thần Sấm trút mưa gió tơi bời thì em gọi tôi, nói đang ở Hà nội. Tôi hỏi, lại đang họp à? Em bảo lý ra là thế nhưng mưa bão nên những cuộc họp không quan trọng tạm ngưng để tưng bừng chống bão. Việc của em là xây nên chả biết chống cái đéo gì đành nằm khách sạn mà than van cô lẻ. Tôi dối vợ đội mưa đến chỗ em, túi găm trộm chay Uýt - ky thượng hạng.

    Tôi đốt một cây nến trong phòng, bắt lễ tân mua mấy bông hồng tươi nhưng chúng bảo mưa gió nên không có. Tôi gỡ chùm lan giả treo tường biện ra bàn rồi nhúc nhắc rót diệu vào hai cái ly người ta hay dùng uống bia hoặc nước lọc. Chúng tôi nâng sóng sánh ngang tầm mắt, leng keng như sự hạnh ngộ trăm năm. Ngoài kia mưa như gào.

    Các bạn hình dung việc gì sẽ xảy ra? Nhất là trong cái hoàn cảnh vửa trữ tình lại vửa trớ trêu và đặc biệt hơn cả là trước một em trinh tiết. Nhưng đâu có dễ thế. Tôi nốc thêm mấy lon bia nữa trong tủ lạnh để gia cố cái khí độ đàn ông nhưng vưỡn không ăn thua. Người tôi nhũn cả ra ngoại trừ cái " của nợ" gân cổ lên cãi giả. Quả thật đứng trước cái tiết hạnh tuổi 35 người ta không toát mồ hôi mới lạ.

    Vần vũ mãi thì dái teo vì mệt. Em co chân ngồi một góc vê gấu áo khóc hờ. Tiếng khóc vửa như oán giận vửa như tiếc của. Tôi thì kệ mẹ, chả nước non đếch gì, phí hết cả buồi. Tôi đạp cửa xắc quần vẫy đít đi về trong mưa gió. Lòng tủi hờn khôn nguôi.

    Cái số tôi trường kỳ đen đủi thế. Đen tới mức đít ấm nhôm mà có mồm thì nó chửi cho như bá ngọ. Tôi không giấu gì cái nết lang chạ vẩn vơ nhưng trước một đảng viên trinh tiết thì không phải vận may lúc nào cũng có. Tôi quyết đi giải đen vào sáng hôm sau. Và tất nhiên bùa là lá mơ và thần chú là thịt chó.


    Phải dễ đến gần chục năm tôi không xơi món chó. Chả phải đạo đức hay học tập tấm gương gì đâu mà đơn giản là tôi không thích. Nhẽ thế mà đời đen chăng? Tôi ngồi thâm canh một mình. Ngoài kia mưa vẫn như gào.

    Em gọi. Nghĩ lại chăng? Hay trách móc? Không, em nói lời từ tạ. Tôi bảo mưa gió về làm sao. Em nói ở lại cũng chẳng biết làm gì. Tôi gạ ra ăn chó. Em rống lên, đảng viên không nên ăn thịt chó.



    Phải rầu, có đen là đen cái quần chúng như tôi. Đèo mẹ...

    fangzi sưu tầm và biên soạn
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  4. #44
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    "Đéo" Là Sao ?!


    Sáng nay (28.8.2014), có người hỏi mình và cả nhà thế này: Mình từ bé đến giờ vẫn chưa biết ăn ĐÉO là ăn cái gì ? Các bạn, ai biết chỉ mình với !

    <><><<><><><><><><><>

    Phàm đã hỏi tất phải có trả nhời.

    Vậy nay TGTVTTL xin được trao đổi với bạn vài “nhời” như sau:

    Trước hết muốn biết “ăn đéo” là cái gì thì ta phải biết “đéo” là gì. Vì thường thường phải có “cái gì đó” ăn được thì mới “muốn”, mới thèm ăn chứ dứt khoát không ai lại thèm cái chưa biết, cái không muốn, cái không “thèm ăn” bao giờ đúng không cả nhà ?! Vậy thực chất “ăn đéo” là ăn cái gì?

    “Ăn đéo” là cụm danh từ, cụm liên hành động từ, trạng từ, trợ từ, “mời gọi” từ, “khêu gợi” từ và thậm chí là “dọa dẫm” từ kiểu như mày muốn ăn đéo không ? Với loại câu hỏi trên, người ta thường dùng trong trạng thái kích động, khi “Nộ khí xung thiên”, lúc nóng giận và thường dùng kèm với các loại phụ gia như quyền cước, các loại “manh động cụ” như đao thương côn kiếm… Khi gặp loại câu hỏi kiểu dọa dẫm như thế này, người đối diện tốt nhất là nhịn, thèm cũng không ăn, câu cửa miệng luôn thường trực là Không, Em không muốn, Em không thích…

    Theo quan điểm của Tây, "Đéo" hay “Ăn đéo” là loại thức ăn nhanh, nóng, loại ăn ngay và lun, đồng thời Tây cũng cảnh cáo nên dùng theo chỉ định của Pháp luật hay đơn toa của bác sĩ vì không khéo là hàng quá đát, ôi thiêu. Khặc… khặc…


    “Đéo” là vô cùng khó khăn với những người còn nhỏ tuổi

    “Ăn đéo” là hai từ có tính độc lập nhưng được ghép lại với nhau, chúng là liên động từ được dùng và hiểu với nhiều nghĩa ngữ, tùy từng trường cảnh mà mang ý nghĩa khác nhau. “Ăn” thì ai cũng biết không cần giải thích, còn “Đéo” thì chưa hẳn ai cũng biết (!?) Đặc biệt là biết khi nào “dùng”, được phép dùng và “dùng” cho phù hợp, dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng qui định của pháp luật… và khi nào không được phép “dùng” là cả một vấn đề;

    “Đéo” là vô cùng khó khăn với những người còn nhỏ tuổi, trẻ vị thành niên và đặc biệt là con nít .

    - “Đéo” biến âm với đeo, có nghĩa là bám cứng vào nhau, dính chặt vào nhau, nói “đeo như đỉa đói” là thế.

    - “Đéo” biến âm với “đèo” là chở nhau, ôm nhau, cõng nhau như đèo bòng (tức là bồng, bế).

    - “Đéo” với biến âm neo, néo tức là cột, buộc, cột chặt lại với nhau như cột hai khúc cây bằng một sợi dây ví như cây kẹp dùng để đập lúa (cái này ở miền Bắc xưa ai cũng biết, nó chính là cây côn nhị khúc, lưỡng tiết côn hay Nunchaku của người Nhật). Nói “Già néo đứt dây” cũng là vậy…

    “Đéo” là một danh từ, động từ, trạng từ, hình dung từ, thô tục từ…

    - Mày đéo hả? (biết rồi vẫn hỏi, lạ ) – dò dẫm, thăm dò, tò mò từ…

    - Mày thích đéo không ? - mời gọi từ, ý là mời đấy, mời anh, chị, bạn… nếu thích thì em cho, em nhường… kiểu aiđutôiđu !

    - “Đéo” đôi khi được dùng thay từ “không” ví dụ: Anh chị có biết tổ chức phản động Việt Tân không, có biết Lê Quốc Quân là thằng nào không? Trả lời “Đéo biết” (tức không biết) hoặc “Biết nhưng đéo nói” tức biết nhưng “không” nói, không trả lời .

    KL: ta có thể hiểu “Đéo” dùng để chỉ hiện tượng, sự vật nào đó dính vào nhau, cột vào mắc vào nhau kiểu như hai con cóc, ếch đèo nhau, ôm nhau, cõng nhau khi giao cấu… ở người chỉ hành động làm chuyện “khó nói”(tức chuyện người lớn) híc híc...

    Với truyền thống nhân văn lễ nghĩa, ông bà ta tự ngàn xưa trong cuộc sống hàng ngày tuy thường xuyên vẫn... và “thực hành” từ “Đéo” nhưng ít khi nói ra. Sự khiêm tốn này lâu ngày thói quen, thành tật, khó sửa thành thử danh từ “Đéo” ít được sử dụng, ít phổ biến. Vào những thập niên 7 – 80 của thế kỷ trước, một bộ phận sĩ phu thuộc An Nam Nam Bắc triều cùng một số dị nhân kỳ lão theo Khổng Thích, Vô vi Giáo, những nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu lý luận đã phát hiện ra rằng, “Đéo” không những chỉ trạng thái “sung sướng” mà còn có tác dụng mạ lỵ đối phương, miệt thị, chửi mắng địch nhân rất và vô cùng hiệu quả… .


    “Đéo” tuy là “sướng” nhưng nếu dùng không đúng liều lượng, không theo chỉ dẫn dễ hao tinh tổn khí, tinh thần bạc nhược.

    Biết là dài dòng nhưng buộc phải lòng vòng để bạn hiểu. Nói tóm lại, “Đéo” hay “ăn đéo” hiện thuộc hàng khan hiếm (tuy bên ngoài xã hội có nhiều nhưng trên văn đàn rất ít khi ĐÉO xuất hiện) và chỉ những doanh nhân thành đạt kiểu như Minh "sâm" hoặc người có bảng "Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh" như Doanh nhân Hưng "sóc", bọn tham quan ô lại, bọn phản quốc hại dân… mới được ăn chứ người thường, không ai ăn vì theo Trung Y: “Đéo” tuy là “sướng” nhưng nếu dùng không đúng liều lượng, không theo chỉ dẫn dễ hao tinh tổn khí, tinh thần bạc nhược. Mặt khác, “Đéo” có đặc tính hoi, nồng,... nhìn chung là người tốt không nên ăn, trẻ con càng không nên ngó.

    Hiện nay, để bảo quản người ta hay “để” ở những nơi kín đáo, nơi thâm u ít ánh sáng và thường để tránh xa tầm với của… đàn bà.

    Tp. HCM, ngày 28.8.2014
    Shaojia Zhuangzhu
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #45
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Happy birthday Ms Trưng....


    An Nam, như các sử gia chân chính ,đã khẳng định một cách sốt ruột đan xen tự hào rằng :"An Nam là một quốc gia của lễ hội, và thơ ca ...."...Nhẽ thế, nên nghe nói ngoài kinh thành cũ kĩ, người ta đang rắp tâm tổ chức sinh nhật cho Hai Bà Trưng....Cá nhân thằng tôi, cũng hồi hộp mong mỏi xem hai bà hiện hồn về thổi nến và nghe con cháu hát "Happy birthday Ms Trưng....".


    Nhưng bình tĩnh lại, tôi cũng suýt ngất, vì đất nước tôi nhiều anh hùng lắm rồi, quanh năm tổ chức sinh nhật các vị, thì sức đâu con cháu ăn chơi uống bia mừng...
    Nếu có 1 điều ước, tôi chỉ mong...cái đất nước nay bơn bớt anh hùng đi, yên ổn mà làm ăn !!!!

    Trần Hà Sơn

    <><><><><><>

    PS : Lại nhớ chuyện thánh Gióng xưa, nghe nói oánh giặc xong, cụ bay thẳng về thiên đình an dưỡng .Hỏi đứa học trò tại sao thế ? : Nó bẩu :"Thì đi đi chứ, ở lại ai mà nuôi cho nổi, có khi sức ăn qúa nuôi đám giặc Ân, hehe...!"

  6. #46
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Nhốt cọp trong nhà !?


    Sáng nay do vợ kêu mệt nên nghỉ nằm nhà không bán hàng, bởi vậy hôm nay mình mới có thời gian ngồi tám lâu với mấy đứa ngoài công viên. Kịp lúc nhìn đồng hồ thấy đã muộn mới vội chạy về. Lúc lập cập dắt xe đi, chân còn chưa đạp hết một vòng đã nghe mụ hàng xóm gọi giật lại:

    - Bác Sơn ! Bác Sơn !

    Nghe cái giọng lợn cợn vì bị mỡ chèn họng của mụ hàng xóm mình vội bóp phanh, xe khựng lại. Còn chưa kịp hỏi nguyên do đã nghe mụ nói:

    - Bác quên chưa khóa cửa.

    - Ồi, tưởng gì ! Không sao đâu, cám ơn.

    Nói xong định đạp xe đi, lại nghe giọng mụ léo réo:

    - Đcm, bác đừng chủ quan, đừng tưởng nhà Công an thì trộm không viếng nhá. Sau lễ "vả thuốc" là chúng... viếng tất đấy, đéo trừ ai đâu.

    À, thì ra mụ lo cho mình. Nghĩ láng giềng tối lửa quan tâm đến nhau thế cũng phải.

    - À... cô nói đúng đấy, phàm đã là "trộm" thì chúng chỉ quan tâm đến của. Hễ có của là chúng "xơi" chứ nể đếch gì công an với chả công iếc. Dưng mà cô yên tâm - mình hạ giọng bí mật - có cọp đang nằm trong nhà.


    Có cọp đang nằm trong nhà...

    - Cái gì, cọp ! Có cọp trong nhà ! Bác mới đi rừng về à ?!

    - Vâng, đúng là có "cọp" đang nằm trong nhà. Đảm bảo trộm vào nó vả chết ngay - Nói rồi mình léo lên đạp xe đi làm.

    Phía sau, tiếng của mụ hàng xóm léo xéo:

    - Cô Hường, ông Chín ơi ! Mau ra mà coi, nhà ông Sơn nhốt cọp trong nhà !

    Tp. HCM, ngày 03.9.2014
    Shaolaojia

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  7. #47
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jun 2012
    Bài gửi
    260
    Thanks
    32
    Thanked 36 Times in 35 Posts
    Tư thế ngồi !


    Sách "Thiều Gia Huyền Thuật" ghi: Ghế ngồi, vị trí ghế ngồi, phương vị ngồi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người. Người ta có thể thông qua việc quan sát vị trí ngồi, tư thế ngồi, phương vị ngồi mà đoán biết một cách chính xác sự giàu sang quí tiện, sự thọ yểu của đối phương. Ngoài ra, sách cũng nói rõ, chỉ cần nhìn thoáng qua tư thế ngồi, cũng biết được tình trạng làm việc, thái độ làm việc và... hiệu quả của việc đang làm.


    Tư thế thư Hai, đầu tuần


    Tư thế thứ Bảy

    Trước kia vẫn thường nghe câu "ghế ít đít nhiều", tưởng cũng chỉ là câu tếu táo, câu nói khi tửu hậu trà dư nên không để ý. Nay đọc sách mới biết, ghế, vị trí ghế, ngồi, tư thế ngồi mới quan trọng làm sao ?!. Hèn gì, thiên hạ cứ tranh nhau ghế. Tranh nhau vị trí ngồi

    Hố hố...

    Tp. HM, ngày 06/9/2014.
    Shaolaojia

    <><><><><><><><><>

    P/s: Thiều gia không quan trọng lắm về ghế cũng như chỗ ngồi bởi vậy xin được post hai tư thế ngồi mà mọi người nhìn thấy trên kia. Đây là tư thế làm việc ngày thứ 2 đầu tuần (rất nghiêm túc, hăng hái) và tư thế chiều thứ 7 ngày hôm nay. (!).

  8. #48
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Thù Dzai !?


    Hôm nay đi làm gặp một cái đám ma người Việt. Cơ mà ở miền Nam nhất là ở cái xứ Sài Gòn thì phải nói thế. Nói thế là để phân biệt đám ma của người Việt mình khác với đám ma người Hoa, người Khmer Krom, người Chà Và, người Chăm...

    Với người Tàu, người Khmer hay người của các tộc khác chết khi đưa tang có chào hỏi, từ biệt ai hay không thì tôi không biết chứ riêng người Việt, trước khi đưa quan lên xe tang đem chôn (thiêu), người ta sẽ công kênh quan một đoạn đường (công đoạn này được gọi là 八 人 扛 bát nhân khênh**) và thường là ra khỏi ngõ sau đó quay đầu quan lại để cho người chết được làm cái lễ gọi là "Tam gia bái biệt"***. Thế nhưng, khác với các đám ma người Việt khác, đám ma này chỉ tiến hành làm 2 lễ mà thôi.


    Hỏi vì sao lại thiếu mất một lễ thì ai cũng lảng tránh, không trả lời, Mãi sau mới có người giải thích "Chú nói đúng đấy, ở đây gia đình chúng tôi bỏ mất một lễ ấy là cái lễ Quan Gia". Lại hỏi sao bỏ thì được trả lời "Lúc ông ấy sống, bọn Quan gia chúng có giúp được cái con mẹ gì đâu mà phải chào, phải biệt".

    Nghe người nhà giải thích, mình chẳng nói gì nhưng ngẫm chết rồi mà còn "thù dzai" hớm !?

    Tp. HCM, Trung Thu tiết
    Thiều Ngọc Sơn


    <><><><><><>

    ** Tức công đoạn thứ 3 trong Biệt Ly Thang (bài thuốc biệt ly) hay còn gọi là Định Thân Thang:

    定 身 汤

    六 板 木
    二 两钉
    八 人扛
    花零精
    多人泣
    送终 不 拔

    Bài thuốc "Định Thân Thang"

    Lục bản mộc
    Nhị lạng đinh
    Bát nhân khênh
    Hoa linh tinh
    Đa nhân khấp
    Tống chung Bất Bạt.

    tạm dịch:

    Sáu tấm ván
    Hai lạng đinh
    tám người khênh
    Hoa linh tinh mươi vòng
    Nhiều người khóc
    Chôn xuống không bao giờ đào lên.

    *** Lễ Tam gia bái biệt tức bái biệt 3 nhà gồm: (1) Bái biệt thân gia (tức người thân gồm anh em họ hàng, nội ngoại trong gia đình). (2) Bái biệt lân gia (tức bà con lối xóm, những người xưa nay tối lửa tắt đèn có nhau). (3) Bái biệt quan gia (tức là nhà chức trách, quan lại triều đình, viên lại địa phương - những người đã thay mặt triều đình bảo bọc, chăm lo, chăn dắt mình suốt những tháng ngày tại thế).
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. #49
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Thơ Đểu



    Năm con quỷ cái,
    Đòi lái phi cơ,
    Chúng mày rặt lũ ất ơ,
    Lái buồi thì được phi cơ, chết liền !.



    Ha ha ha...
    Lần sửa cuối bởi bach_djen; 30-09-2014 lúc 11:34 PM

  10. #50
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Phở Cách Mạng !


    Sáng nay hai cha con đi mua xe đạp, trên đường đi thấy có quán phở rất đẹp (số 7 trên đường Lý Chính Thắng) bèn ghé vào ăn. Đang chuẩn bị xơi chợt nhìn thấy tấm biển trên cửa hiệu ghi đây là Di tích Quốc gia.

    Thật là ý nghĩa khi được biết, đây không những là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng mà nơi đây còn là trụ sở của Biệt Động thành Sài Gòn năm xưa, nơi phát lệnh tổng tiến công trong tết Mậu Thân 1968.


    Quá tự hào, bèn kể cho con nghe về những chiến công lừng lẫy của những Chiến Sĩ Biệt Động năm xưa và lòng cũng thầm cảm ơn những người dân đã nuôi, giấu, bao che cho Cách Mạng, nhờ có những hành động phi thường này, cách mạng đã thành công.

    Nghe mình kể, thằng con khoái chí lắm cứ luôn miệng khen mãi, nó còn nói vậy phải gọi là phở Cách Mạng ba ạ ! Hôm nay con được ăn phở... "Cách Mạng".


    Thiều Anh Kiệt đang háo hức chờ được thưởng thức tô phở Cách Mạng


    Khi tính tiền, cô chủ quán rất rễ thương, lễ phép thưa:

    - Dạ, thưa chú ! Của chú hết tất cả 90.000đ ạ !

    Rõ ràng, vẫn là cái giọng hết sức quen thuộc mà mình đã nghe đâu đó, đúng rồi ! Đây chính là cái giọng đặc trưng của các cô gái Sài Gòn trong fim "Những Chiến Sĩ Biệt Động", vẫn giọng nói ấy, rất dễ thương nhưng có điều sao mà hôm nay nó cay cay, chát thế ?!.


    vẫn giọng nói ấy, rất dễ thương nhưng có điều sao mà hôm nay nó cay cay, chát thế ?!.

    - Sao mắc dzữ vậy ba ? Phở "Cách Mạng" sao mắc dzữ vậy ? Phở Hà Nam có 25.000đ/tô, ở đây 2 tô tính đến 90 chục ngàn, có khi nào họ "chặt chém" mình không ba ?

    Anh Kiệt khép nép sau lưng, giật áo hỏi.

    - Không có chuyện "chặt chém" đâu con.

    - Nhưng sao mắc dzữ vậy.

    - À, quán xưa nay vẫn vậy đấy con. Trước kia, lấy mắc để có tiền che giấu và nuôi Cách mạng, Bây giờ cũng vậy, lấy mắc chắc để....

    - Nuôi ai, giấu ai ba ? Anh Kiệt nóng ruột hỏi.

    - Ờ thì... ba cũng không biết nữa. Có khi nào lại để nuôi, giấu "Cách mạng" nữa không ta ????

    Tp.HCM, ngày 02.10.2014 |Pm: 05:15|
    Thiều Ngọc Sơn
    <><><><>
    Nguyên lúc đầu có tên Phở Cách Mạng

    ThíchThích · · Chia sẻ
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •