Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Bồ Đề Đạt Ma và một số Kungfu của Shaolin!

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts

    Bồ Đề Đạt Ma và một số Kungfu của Shaolin!

    Theo lịch sử Phật giáo, vị Tổ thứ 28 của Phật giáo chính là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma). Bồ Đề Đạt Ma không những là người khai sáng ra dòng Thiền Tông Trung Quốc mà ông còn được suy tôn là sư tổ giới võ lâm.
    Bodhidharma theo tiếng Phạn còn có nghĩa là “Đạo Pháp”. Xuất thân trong hoàng tộc, thuộc dòng Sát Đế Lợi. Nguyên Bồ Đề Đạt Ma có tên là Bồ Tát Đa La, là vị hoàng tử thứ ba của Quốc vương Hương Chí, thuộc quốc của nước Nam Ấn (Nam Thiên Trúc). Ngay từ nhỏ, Bodhidharma đã tỏ ra thông minh xuất chúng, có chí nhơ siêu việt và đặc tài hùng biện. Tương truyền, trước kia khi Bát Nhã Đa La (Tổ thứ 27 của Phật giáo) đến Nam Ấn thuyết pháp trong hoàng cung, đã gặp gỡ hoàng tử Bồ Tát Đa La, nhận thấy đệ tam hoàng tử có căn khí, liền truyền pháp và đặt pháp hiệu là Bồ Đề Đạt Ma. Về sau, khi Quốc vương Hương Chí băng hà, Đạt Ma bèn từ giã hoàng cung để theo tổ Bát Nhã Đa La xuất gia tu học Phật pháp. Tổ Bát Nhã Đa La dặn dò Đạt Ma rằng: “Phật căn của nhà ngươi phát tích tại phương Đông (Trung Quốc), vậy nay ngươi hãy vì ta mà ở lại đây để giáo hóa dân chúng”.
    Đạt Ma theo lời thầy dặn, hết lòng giáo hóa dân chúng. Năm 527 theo lời mời của Lương Võ Đế, một vị vua kính Phật trọng Tăng, thường ăn chay niệm Phật, xây tháp dựng chùa. Nhưng khi nói chuyện, do không hợp ý nhà vua (vì tổ phủ nhận toàn bộ công đức đóng góp mà Lương Võ Đế rất đỗi tự hào), Bồ Đề Đạt Ma bèn rời bỏ hoàng cung tráng lệ, vượt sông Dương Tử (Trường Giang) đi lên phía bắc.
    Tương truyền khi ngài đến bên bờ con sông rộng mênh mông mà không thấy bóng chiếc thuyền nào, chỉ thấy một bà lão ngồi bên bó cỏ sậy, ngài liền xin bà lão một cây, rồi ném xuống nước, đặt hai chân lên, nương theo cơn gió nam mà từ từ vượt qua sông để đi lên phía bắc. Thành ngữ “Đạt Ma qúa giang” (Đạt Ma qua sông) xuất phát từ điển tích này.

    Chiêu "Đạt Ma quá Giang"
    Khi lên chùa Thiếu Lâm trên núi Tung Sơn, Bodhidharma đã chọn một hang đá tự nhiên trên đỉnh Ngũ Nhũ phía sau chùa làm nơi tham thiền nhập định. Ngài ngồi yên lặng, mặt quay vào vách đá, không ai hiểu được động thái ấy nghĩa là gì? Mọi người bấy giờ chỉ biết gọi ngài là “Bích quán Bà la môn” (thầy Bà la môn ngồi nhìn vách). Tương truyền về sau vách đá đã nứt toác và trổ ra một đóa hoa tươi thắm, nên kẻ hậu sinh có thơ:
    Kể từ xương đá trổ hoa
    Sau lưng hài chiếc bước qua luân hồi.
    Theo truyền thuyết, trong thời gian “diện bích nhập thiền” trên núi Thiếu Thất, sư tổ thấy các tăng sư trong chùa thường có nhiều biểu hiện như người vàng vọt, hôn trầm mệt mỏi, ốm yếu không làm trọn bổn phận phật pháp. Chính vì vậy, để giúp cho các tăng sư tăng cường nội lực nhất là trong các buổi nhập thiền, nghe thuyết pháp và vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, tăng cường phòng chống bệnh tật… sư tổ bèn truyền dạy cho tăng sư hai phương pháp tập luyện đó là: “Đạt Ma Tẩy Tủy Kinh” và “Dịch Cân Kinh”. Dịch Cân Kinh không những được coi là môn Khí công của Phật gia mà còn được cho là cơ sở, nền tảng để hình thành tượng hình quyền và môn võ Shaolin (Thiếu Lâm) danh chấn thiên hạ sau này.

    Thành ngữ : Diện Bích Nhập thiền
    Kinh sách chép rằng Đạt Ma Sư tổ sau khi truyền y bát cho Nhị Tổ Huệ Khả, ngài an nhiên viên tịch. Chúng đệ tử làm lễ đưa nhục thân của ngài nhập tháp tại chùa Định Lâm ở núi Hùng Nhĩ (tỉnh Hà Nam - Trung Hoa). Sau vua Hậu Ngụy sai Tống Vân đi sứ ấn Độ về, bỗng gặp Sư tổ tại núi Thông Lãnh, thấy ngài một mình đi nhanh như bay, trên vai vác cây gậy, trên đầu gậy có treo một chiếc hài, liền đón đường thi lễ, hỏi: “thầy đi đâu?”, thì được biết tổ đang trên đường về lại quê hương (Nam Thiên Trúc). Khi về đến kinh thành, chánh sứ Tống Vân kể lại chuyện ấy cho vua Hiếu Trang nghe (chúng tôi có khảo cứu lại thì thấy năm Hiếu Trang đế trị vì là 528 – 529 và như vậy, lúc này thì Bồ Đề Đạt Ma chưa mất, không biết tại sao trong thư tịch lại ghi như vậy), Hiếu Trang Đế lấy làm lạ bèn sai mở cửa tháp, giở nắp quan tài lên, quả nhiên bên trong quan tài trống không, chỉ còn lại một chiếc hài. Vua bèn cho rước chiếc hài về thờ tại Thiếu Lâm tự, phong cho ngài hiệu Viên Giác Thiền Sư, Pháp hiệu là Không Quán. Đến đời Đường, năm thứ 15, môn đồ đưa chiếc hài của Sư tổ về thờ tại chùa Hoa Nghiêm...

    Cha đẻ của tượng hình quyền, Vô ảnh cước, Lăng ba vi bộ...
    Vì có chuyện này nên mới có chuyện chúng ta thấy có rất nhiều tranh vẽ, tượng khắc hình sư tổ đi chân đất với một chiếc hài vác trên vai. Lại có thuyết nói vì khi qua sông do con sông quá rộng, quá lớn nên sư tổ đành phải cởi hài ném xuống sông và thi triển khinh công vượt qua sông chỉ với một chiếc hài (?). Và một số học giả võ thuật Trung Quốc cũng cho rằng: kungfu cái thế, tuyệt kỹ của Thiếu lâm như Thiếu Lâm liên hoàn cước, Liên hoàn thập bát cước, Vô ảnh cước, thậm chí Lăng ba vi bộ của công tử nước Đại Lý cũng có nguồn gốc xuất sứ, ý tường hình thành là từ chuyện này.

    Backieuphong.
    Lần sửa cuối bởi backieuphong; 04-05-2012 lúc 01:15 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •