Trang 3/3 ĐầuĐầu 123
Hiện kết quả từ 21 tới 23 của 23

Chủ đề: Học Mà Vui_Vui Mà Học_Thành Ngữ - Điển Cố...

  1. #21
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Đánh cờ khi đã say thì ối người như thế that.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #22
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Nghệ Thuật "Chửi" Của Các Cụ Ta Xưa


    Chửi là một nghệ thuật.

    Bảo nó là nghệ thuật bởi không phải ai cũng biết chửi, bởi không phải ai cũng chửi được và cũng không phải ai "chửi" mà thiên hạ lại... thích nghe v.v.

    Ấy là chưa tính chửi thì phải chửi sao cho có văn hóa (văn minh), chửi sao cho khéo và đặc biệt nhất là "réo" sao mà không bị ăn đòn hà hà... Làm được như thế, hỏi nước ta nay được mấy người ?

    Tôi may mắn lớn lên trong một vùng nông thôn Bắc Trung Bộ, một miền quê êm ả, có cái tên kêu là xã Đông Văn (Đông Sơn, Thanh Hóa). Tôi sống và lớn lên ngoài cái thanh âm êm ả của vùng quê chiêm trũng, còn có cả tiếng thì thầm hằng đêm kể truyện Phạm Tải Ngọc Hoa, Sự tích bánh trưng bánh dầy, Chàng Sọ Dừa, truyện Ông Nưa ông Vồm, Tống Chân Cúc Hoa, Hòn vọng phu... của bà Ngoại; tiếng lẩy Kiều, tiếng hò đối của bà cố Hà Hòa (nhà ngay phía sau nhà tôi) vào những đêm trăng sáng; tiếng ru hời của Mẹ... và đặc biệt là tiếng "chửi" rất bài bản, rất hay, rất trôi chảy, thanh thoát của bà Vinh Thắng (nhà ở phía trước nhà tôi, đối diện với nhà của nick Cơ Trưởng TâM).

    Không chỉ tôi mà gần như cả làng đều mê, đều thích cái điệu chửi "mất gà" của bà Vinh Thắng. Bà chửi mất gà mà như hát hay, nó hay ở cái chỗ giống như ca cổ, giọng bà cũng khi lên khi xuống, lúc bổng lúc trầm và tuy là "mất" của nhưng giọng nghe không quá đau buồn, bi lụy. Đặc biệt là những từ tục, những từ mà nếu viết ra sợ các bạn bịt mắt ý, được bà "xử lý" một cách điêu luyện, lúc thì bà để lưỡi đè sát lên hàm ếch phía trên, khi thì đè ngay ở hàm răng phía dưới... thành thử mấy từ có vần "ồn", được bà "xử lý" một cách khéo léo, đầy tính nghệ thuật nên khi chạy qua miệng bà, nghe nó mới thú vị... làm sao.

    Thôi, lan man quá, quay lại vấn đề chính nhá. Cụ thể bài bà hay chửi mà tôi cố gắng nhớ lại như lày:


    Làng trên xóm dưới, bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi... nghe tôi nói đơi !

    Tôi có con gà mái xám nó sắp nhảy ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, mó bắt mất của tôi. Tiên sư đứa nào, khôn thì bay buông tha thả nó ra, không tôi chửi cho đơới !

    Chửi nhá, nghe nhá... nghe bà chửi đơi !

    Chém cha đứa mô, con mô bắt gà nhà bà nhá !

    Chiều hôm qua, bà cho nó ăn nó hãy còn, sáng hôm nay con bà gọi nó hẵng còn thưa, xê xế lúc trưa tau nhìn nó còn đứng đấy thế mà bây chừ lại không thấy là răng ?

    Mi muốn sống mà ở với chồng với con mi, thì buông tha thả nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mi chấp chiếm, thì bà đào mã thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên.

    Nó ở nhà bà, nó là con công con phượng. Nó về nhà mày, nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh mỏ đỏ, nó mổ chồng mổ con, mổ cả cha cả mẹ mổ cả cái mồ mả tam đại nhà mày...

    Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia ! Mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh nó rút ruột ra.

    Ơi cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia…

    Bay bắt gà của bà về rồi thì bay đổ nước ao, bay xào nước giếng, bay ăn một miếng, bay lại khen ngon... bà còn cái *ồn có ăn sang bắt !

    Ơi cái thằng chết đâm, ơi cái con chết xỉa kia ới !

    Há Há... nhớ có nấy thôi, hết rùi hjhj. Ai nhớ thì kể nốt héng !

    Tp.HCM, ngày 05.11.2017
    ✍️Shaolaojia✍️

  3. #23
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Đừng tham lợi nhỏ


    Người xưa thường nói: “Trong miếng mồi ngon tất có con cá chết”. Lời nói đó vô cùng đúng, nhất là trong xã hội hiện nay, khi có nhiều bậc cha mẹ luôn không ngừng lấy tiền của ra “chiêu đãi” con cái rồi cho đó mới là thương yêu. Nhưng mấy ai biết rằng, chính sự thương yêu lầm lạc ấy mang lại tai hại nhiều hơn là lợi ích.

    Nếu con cái từ nhỏ đến lớn chỉ biết sống trong nhung lụa, chưa bao giờ phải bươn chải ngoài đời, rồi đến một ngày khi cha mẹ không còn nữa, liệu có ai dám chắc chắn rằng con mình sẽ sống mà không khổ. Chi bằng hãy học cách dạy con, để chúng tập tành dần với những bài học cuộc đời và rút ra kinh nghiệm cho bản thân, cũng như hình thành đạo đức, nhân cách sống tốt đẹp.

    Thời Xuân Thu Chiến quốc, Tôn Thúc Ngao làm lệnh doãn nước Sở lập nhiều công lao. Ông từng điều động người dân tháo nước sông Kỳ Tư tưới ấp Vu Lâu, tạo nên Kỳ Tư Bi, công trình thủy lợi dạng kênh ngòi đầu tiên được sử sách ghi nhận. Tôn Thúc Ngao cũng là người phù tá Sở Trang vương đánh bại quân Tấn ở đất Bật, hoàn thành nghiệp lớn.


    Tôn Thúc Ngao di tượng

    Khi làm quan, Tôn Thúc Ngao đã thi hành nhiều chính sách giáo hóa, khiến cho trên dưới hòa hợp, phong tục tốt đẹp, giảm nhẹ hình phạt, quan lại không tham nhũng, giặc cướp không nổi lên, thu đông khuyên dân cày cấy, xuân hạ chài lưới. Nhờ những chính sách của Tôn Thúc Ngao mà dân chúng sinh hoạt an vui, nước Sở trở nên giàu mạnh.

    Lúc Tôn Thúc Ngao sắp chết, ông gọi các con lại dặn dò: “Sở vương đã nhiều lần tỏ ý muốn ban cho cha những chỗ ruộng đất phì nhiêu nhưng cha không nhận. Khi cha chết đi, thế nào Sở Vương cũng ban cho các con, nhất định không được nhận lấy. Nếu quá ép buộc, các con hãy xin Sở Vương ban cho mảnh đất Tẩm Khâu. Nơi đó là đất khô cằn hoang sơ, lại nằm giữa biên giới Sở – Việt nên chẳng ai thèm dòm ngó đến. Người Sở vốn mê tín dị đoan, còn người Việt thì nhút nhát sợ tai hoạ, vì thế đều ghét bỏ đất ấy. Các con giữ mảnh đất này thì sẽ không còn ai tranh chấp nữa, như thế sẽ giữ được đất phong hoá khô cằn lâu dài hơn là nhận chỗ đất màu mỡ.”

    Khi Tôn Thúc Ngao qua đời, quả nhiên Sở Vương đề nghị ban phong cho các con của ông những chỗ đất vô cùng trù phú,màu mỡ. Các con của Ngôn Thúc Ngao nhớ lời cha dặn, nhất quyết chỉ xin đất Tẩm Khâu, quả nhiên truyền đời được rất lâu, không ai nhìn ngó hoặc tranh giành gì cả.

    Tôn Thúc Ngao dạy con biết nhìn xa trông rộng, không nên chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà bỏ qua sự bền bỉ lâu dài. Hơn nữa, phẩm chất thanh liêm mà ông ngầm hướng dẫn các con cũng là một điều cao quý. Tôn Thúc Ngao chính là tấm gương về sự tài trí thanh bạch mà các bậc phụ huynh cần học hỏi.

    Sưu tầm

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •