Trang 2/3 ĐầuĐầu 123 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 23

Chủ đề: Học Mà Vui_Vui Mà Học_Thành Ngữ - Điển Cố...

  1. #11
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Bần cư đô thị vô nhân vấn !?
    贫居 都市无人问

    Phú tại sơn lâm hữu khách tìm ?!
    富在山林有客寻


    Bần cư đô thị...




    Dịch nghĩa:



    Phú tại sơn lâm...




    Hữu khách tìm


    Nghèo, số đã nghèo hèn thì cho dù có ở thành thị, ở nơi phồn hoa cũng không người tới viếng, không người tới hỏi thăm, kể cả là bà con họ hàng.

    Giàu, tức là người có lắm tài vật như tiền bạc, gia sản có giá trị, có thể đổi trác, mua bán hoặc đem đánh đổi thì... cho dù bạn có ở nơi hoang vắng, nơi hoang sơn cùng cốc cũng có người đến thăm viếng, hỏi han (!) Đời mà !?
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  2. #12
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Bình sinh bất tố khuy tâm sự
    平生不做亏心事

    Bán dạ cổ môn tâm bất kinh
    半 夜鼓门心不惊



    Chẳng đến nỗi giựt mình...

    Dịch nghĩa:

    Trong cuộc sống thường nhật, nếu chúng ta thường xuyên trau dồi phẩm hạnh đạo đức, nghiêm cẩn giữ mình cho được thanh liêm đạm bạc; không làm những gì trái với lương tâm, với luân thường đạo lý, trái với gia qui quốc pháp… thì dù cho bán dạ canh ba hay nửa đêm gà gáy có người bấm chuông, gõ cửa, réo điện thoại, v.v. cũng chẳng đến nỗi phải giựt mình, thảng thốt, kinh sợ…


    Cơm với thịt bò... lo ngay ngáy !

    Người Việt Nam ta có câu: “Ăn cơm với thịt bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với nước cáy lại ngáy… o… o”... âu cũng là cái ý ấy đấy.

  3. #13
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Nhân tình tợ chỉ trương trương bạc
    人情似纸张张薄,

    Thế sự như kỳ cục cục tân
    世事如棋局局新




    Không nhất thiết lúc nào cũng 2 x 2 = 4, OK !

    Dịch nghĩa

    Ở đời, nhiều khi nhân tình như tờ giấy, rất mong manh, bạc bẽo.
    Chuyện thế sự mỗi lúc mỗi khác, mỗi thời mỗi thay thật chẳng khác một bàn cờ.


    Và chuyện thế sự đôi khi cũng chẳng biết đâu mà lần...
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  4. #14
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Quân Tử Dĩ Lễ Ngự_ Dân Tắc Thành Thực
    君子以礼御_民则诚实

    Sách "Yến Tử Xuân Thu" Nội thiên gián hạ bàn:

    Vua không có lễ thì chẳng khác nào thứ dân, thứ dân không có lễ thì chẳng khác nào cầm thú. Người dũng mãnh thì có thể thí chúa giết vua, nhưng họ không dám làm như thế chẳng qua là bị ràng buộc bởi lễ nghĩa. Người có lễ thì trị được dân; kẻ có hàm thiếc và dây cương thì thuần được ngựa. Không có lễ mà trị được dân là điều chưa từng nghe thấy.

    Và tại Nội Thiên Gián hạ chương 20 ông nói:

    Lễ là kỷ cương của dân, kỷ cương loạn thì dân sẽ rời bỏ, nguy đến đạo.
    ..................................
    Hiểu về Lễ: Nguyên sơ chỉ là những thủ tục, nghi thức kính thần cầu phúc hoặc cúng tế tổ tiên. Về sau, do xã hội ngày càng phát triển, lễ trở thành chế độ chính trị, kinh tế của nhà nước nhà nước ban hành hàng loạt các văn bản pháp qui, qui phạm pháp luật nhằm chuẩn mực hóa các hành vi đạo đức trong xã hội. Lễ chính là những giá trị của đạo đức, nhân đức và biểu hiện qua nhiều hình thức trong đời soogs thường ngày. Lễ có vai trò điều tiết các mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình tạo nên sự ổn đình, hài hòa cho xã hội.
    Người ngày xưa trọng lễ, đề cao lễ và... thích dụng lễ trị là như vậy.
    ---------------------------

    Chuyện kể: Tề Cảnh Công tính phóng đãng, rất ham rượu. Có lần uống rượu với các quan Đại phu vào lúc cao trào, nói: "Hôm nay ta cùng với tất cả các khanh hãy uống thật say, không cần phải giữ lễ". Tướng quốc là Yến Tử nghe xong thất sắc vội vàng đứng dậy thưa rằng: "Lời đại vương không đúng, quần thần từ lâu vốn đã muốn vua không coi trọng lễ nghi. Người có sức mạnh phi thường có thể đánh bại bề trên của mình, kẻ có dũng khí lớn có thể giết chết vua, thế nhưng lễ nghi không cho phép như vậy. Cầm thú dựa vào sức mạnh để tranh giành, mạnh hiếp yếu nên thường xuyên thay đổi con đầu đàn. Nay đại vương bỏ lễ nghi thì chẳng khác nào cầm thú. Nếu quần thần cũng ỷ sức mạnh để tranh đoạt, thay chúa mỗi ngày thì đại vương sao có thể tồn tại. Con người cao quí hơn cầm thú bởi chính là có lễ nghi vậy. Bởi vậy nên kinh thi viết [ Con người vô lễ, sống không bằng chết]. Lễ không thể không có".

    Nguyên văn:

    《晏子》载,景 公 饮 酒 酣,说:“今日 愿 与 诸 大 夫为 乐 饮,请 无 为 礼。”晏 子 蹴 然 改 容 说:“君 之 言 过 矣,群 臣 固 欲 君之 无 礼也。力 多 足 以 胜 其 长,勇 多 足 以 弑 其 君,而 礼不使也。禽 兽 以力 为 政,强 者 犯 弱,故 日 易 主。今 君 去 礼,则 是 禽 兽 也。……礼 不 可 无 也。”

    Bấy giờ do đang ngà ngà nên Cảnh Công không nghe, vẫn tiếp tục cổ súy cho tửu. Lát sau, Cảnh công đi ra ngoài, ngang chỗ của Yến Tử nhưng Yến Tử không đứng dậy, Cảnh Công đi vào, Yến tử cũng không đứng đậy và khi vua tôi nâng ly chúc tụng nhau, Án Anh cứ uống trước. Thấy vậy, Cảnh Công ttuwsc giận mặt biến sắc nói: "Vừa rồi nhà ngươi còn dạy quả nhân rằng không có lễ tiết thì không được thế mag ta đi ra đi vào ngươi cũng không buồn đứng dậy. nâng ly chúc rượu chúc tụng ngươi lại uống trước. Thế là có lễ hay sao?". Yến Tử bấy giờ mới rời khỏi chỗ ngồi, vái hai vái rồi bẩm: "Thần bạo gan khuyên đại vương rằng không thể không có lễ thì lẽ nào lại quên lễ? Thần chỉ muốn cho đại vương thấy kết quả của việc không trọng lễ mà thôi ". Cảnh Công ngộ ra vội nói: Đúng lắm, đúng lắm ! Ấy là lỗi tại ta. Xin tiên sinh ngồi xuống, ta xin nghe lời khuyên của tiên sinh".
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #15
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Phú Quí Bất Tùng Nhân Sở Dục
    富 贵 不 从 人 所 欲

    Thời Lai Tự Hữu Quý Nhân Phù
    时 来 自 有 贵 人 扶



    Dịch Nghĩa:

    Con người sinh ra không phải ai cũng như ai, tất cả đều có mệnh, có số.... bởi thế mới có câu "mệnh số do trời". Chuyện giàu nghèo cũng vậy, không phải cứ muốn là có, cứ thích là giàu. Có người lao tâm khổ tứ, dãi nắng dầm mưa cả một kiếp người để rốt cuộc cũng chỉ đủ... kiếm cơm lấp miệng. Và ngược lại cũng có kẻ vửa sinh ra đã rượu thịt ngập chưn răng.


    Vì sao lại có những cái lý ấy ? Không ai có thể lý giải và tất cả mọi người đều thống nhất với nhau rằng, ấy là hữu vận là tại... trời.

    Đã nói con người "có số" vậy thì có muốn cũng chẳng được, có mong cũng chẳng tới... và khi thời vận tới, tất có người nâng đỡ. Bất tất phải cầu !
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  6. #16
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Nhớ không nhầm thì đây là em Hồ Hữu Hạnh người huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Em Hạnh tuy vậy nhưng rất giỏi, việc gì em cũng làm được, từ chuyện rửa bát, đến giữ em, nhặt cỏ giúp mẹ, thậm chí còn nhắn tin điện thoại bằng chân nữa. Mình rất cảm phục em Hạnh.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #17
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts

    [QUOTE][SIZE=4][COLOR=#b22222][FONT=Times New Roman] Giữa lúc công việc cách mạng bề bộn như vậy, Bác bỗng bị mệt, mấy hôm liền bị sốt, song Bác vẫn gượng làm việc. Lúc nào bị sốt cao, không ăn được, Bác mới chịu đi nằm. Có hôm sốt cao quá Bác bị mê sảng. Lúc nào tỉnh, Bác lại bàn công việc, nói về tình hình, dặn cán bộ phải khẩn trương chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Bác bảo: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy si

  8. #18
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Học Mà Vui – Vui Mà Học

    Tìm hiểu thành ngữ: “Đất lề - Quê thói”.


    Hổ Đầu trảm và cẩu đẩu đao

    Đất: từ dùng để chỉ địa danh như ta nói đất Hà Thành (Hà Nội), đất hai vua chín chúa (đất xứ Thanh tức Thanh Hóa) hay như đất phương Nam (đất miền Nam)…

    Lề : tức lề lối, nguyên tắc, luật tục địa phương, làng bản (hương ước) hay những qui định trong gia tộc (tộc ước); lề lối này giống như các quy phạm pháp luật khác chăng ở đây, những văn bản này lại do địa phương, gia tộc ban hành. Tuy là bất thành văn nhưng nó được tất cả mọi người chấp hành một cách nghiêm túc và triệt để. Bởi vậy mới có câu “Phép vua thua lệ làng” là như vậy.

    Thói : những thói quen, tập tục có từ lâu đời kiểu như tục ăn trầu, cướp vợ, cúng kiếng trừ tà, hay đơn giản chỉ là uống rượu vào buổi sáng…


    Nói “Đất lề - Quê thói” hay “Đất có lề, quê có thói” đại ý là muốn nói cái gì nó cũng có luật định của nó, và tất cả mọi người đều phải triệt để tuân thủ. Ví dụ: Một người con dù có vai vế rất to, địa vị ngoài đời, ngoài XH rất lớn nhưng trong gia đình anh là con thứ, thì cũng phải chấp hành mệnh lệnh của người con trưởng, ông trưởng tộc dù người này tuổi tác chẳng bao nhiêu.


    Một số câu như: Phép vua thua lệ làng, Rừng nào cọp đấy, Nhập gia tùy tục 入 家随 俗, Quá quan vấn tục 过 关 问 俗 (qua cửa khẩu nước nào thì phải tìm hiểu về luật tục của nước đó để có cách ứng xử cho phù hợp)… đêu có ý nghĩa tương tự hoặc dùng để ám chỉ đến việc này là như vậy.

    Tp. HCM, ngày 25.11.2014
    Võ sư Thiều Ngọc Sơn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. #19
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Hoả hổ bất phân, chí tử bất ngộ !


    Nguyên văn

    火虎不分, 至死不悟

    东瓯 (1) 之人谓火为虎, 其称火与虎无别也. 其国无陶冶 (2) 而覆屋以茅, 故多火灾, 国人咸苦之. 海隅 (3) 之贾人适晋, 闻晋国 (4) 有冯妇 (5) 善搏虎, 冯妇所在则其邑无虎, 归以语东瓯君. 东瓯君大喜, 以马十驷 (6), 玉二珏 (7) 文锦十纯 (8), 命贾人为行人 (9), 求冯妇于晋. 冯妇至, 东瓯君命驾 (10), 虚左 (11), 迎之于国门外, 共载而入馆 (12), 于国中为上客. 明日, 市有火, 国人奔告冯妇, 冯妇攘臂 (13) 从国人出, 求虎弗得. 火迫于宫肆 (14), 国人拥冯妇以趋火, 灼而死. 于是贾人以妄得罪, 而冯妇死弗悟.

    郁離子

    Hán - Việt

    HOẢ HỔ BẤT PHÂN, CHÍ TỬ BẤT NGỘ

    Đông Âu (1) chi nhân vị hoả vi hổ, kì xưng hoả dữ hổ vô biệt dã. Kì quốc vô đào dã (2) nhi phú ốc dĩ mao, cố đa hoả tai, quốc nhân hàm khổ chi. Hải ngung (3) chi cổ nhân thích Tấn, văn Tấn quốc (4) hữu Phùng Phụ (5) thiện bác hổ, Phùng Phụ sở tại tắc kì ấp vô hổ, quy dĩ ngứ Đông Âu quân. Đông Âu quân đại hỉ, dĩ mã thập tứ (6), ngọc nhị giác (7), văn cẩm thập thuần (8), mệnh cổ nhân vi hành nhân (9), cầu Phùng Phụ vu Tấn. Phùng Phụ chí, Đông Âu quân mệnh giá (10), hư tả (11), nghinh chi vu Tấn quốc môn ngoại, cộng tái nhi nhập quán (12), vu quốc trung vi thượng khách. Minh nhật, thị hữu hoả, quốc nhân bôn cáo Phùng Phụ, Phùng Phụ nhương tí (13) tùng quốc nhân xuất, cầu hổ phất đắc. Hoả bách vu cung tứ (14), quốc nhân ủng Phùng Phụ dĩ xu hoả, chước nhi tử. Vu thị cổ nhân dĩ vọng đắc tội, nhi Phùng Phụ tử phất ngộ.
    ÚC LI TỬ

    Bản Dịch của nhà dịch thuật Hoàng Chương Hưng

    HOẢ VÀ HỔ KHÔNG PHÂN BIỆT ĐƯỢC,
    ĐẾN CHẾT VẪN CHƯA RÕ CHUYỆN GÌ

    Người ở Đông Âu gọi “hoả” là “hổ”, hai chữ “hoả” và “hổ” họ phát âm không có sự khu biệt. Đất nước của họ không làm gạch ngói, lợp nhà toàn dùng cỏ tranh, nên thường xảy ra hoả tai, người trong nước đều chịu qua nỗi khổ đó. Vùng ven biển có một thương nhân đi sang nước Tấn, nghe nói nước Tấn có một người tên Phùng Phụ giỏi đấu với hổ, nơi nào có Phùng Phụ thì nơi đó không có hổ. Thương nhân đem chuyện đó về báo lại với quốc quân Đông Âu, quốc quân Đông Âu nghe qua vô cùng vui mừng, lấy 10 con ngựa, 2 đôi bạch ngọc, 10 tấm gấm làm lễ vật, sai thương nhân làm sứ giả đến nước Tấn rước Phùng Phụ. Phùng Phụ nhận lời đến, quốc quân Đông Âu sai đánh xe, để trống phía bên trái, đích thân đến ngoài cổng thành nghinh đón, lại cho cùng ngồi một xe tiến vào công quán, khoản đãi vào bậc thượng khách. Ngày hôm sau nơi chợ phát hoả, người trong nước chạy đến báo Phùng Phụ, Phùng Phụ xắn tay áo chạy theo tìm hổ để đấu nhưng tìm không thấy. Lúc bấy giờ lửa bốc sát cung điện quán xá, người trong nước bế thốc Phùng Phụ chạy đến quăng vào đám cháy, Phùng Phụ bị thiêu chết. Thương nhân nọ vì giả dối nên bị tội, nhưng Phùng Phụ đến lúc chết cũng không rõ chuyện gì.

    CHÚ GIẢI
    (1)- Đông Âu 东瓯: Âu 瓯 là tên gọi khác của Ôn Châu 温州 Triết Giang 浙江.
    (2)- Đào dã 陶冶: chế tạo đồ gốm (và rèn kim loại), ở đây chỉ gạch ngói.
    (3)- Hải ngung 海隅: ven biển.
    (4)- Tấn 晋: tên nước thời Chu, nay tại vùng phía nam của Sơn Tây và Hà Bắc
    (5)- Phùng Phụ 冯妇: truyền thuyết là người nước Tấn, giỏi đấu với hổ.
    (6)- Tứ 驷: đơn vị để tính số ngựa.
    (7)- Giác 珏: chỉ hai miếng ngọc hợp lại với nhau, tức một đôi bạch ngọc.
    (8)- Thuần 纯: tấm, đoạn, chỉ lụa
    (9)- Hành nhân 行人: gọi chung sứ giả.
    (10)- Giá 驾: gọi chung xe của đế vương thời cổ
    (11)- Hư tả 虚左: thời cổ cho bên trái là tôn quý, vị trí bên trái bỏ trống để tiếp đãi tân khách gọi là “hư tả”.
    (12)- Quán 馆: nơi ở.
    (13)- Nhương tí 攘臂: vén tay áo giương tay ra, hình dung tư thế chuẩn bị đấu.
    (14)- Cung tứ 宫肆: cung 宫 là nơi ở của đế vương; tứ 肆 là tiệm phố, nơi làm nghề thủ công.


    LỜI BÌNH

    Do bởi ngôn ngữ bất đồng, “hoả” và “hổ” không phân biệt được, sai một chữ gây ra bi kịch người mất nhà tan, khiến mọi người chê cười. Vì thế, làm việc gì cũng phải nghiêm túc cẩn thận, không được cẩu thả; làm việc qua loa tất nhiên sẽ gây ra trò cười, thậm chí gây ra hoạ lớn.

    CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH

    ÚC LI TỬ 郁離子: là tác phẩm của Lưu Cơ 刘基 đời Minh, gồm 18 thiên (chương), với 195 tắc, đa phần là ngụ ngôn (181 tắc). Nhìn từ nội dung, trong Úc Li Tử không ít ngụ ngôn ẩn dụ về tình hình chính trị và xã hội cuối đời Nguyên, nói lên những điều không tốt của thế sự lúc bấy giờ, phúng thích nhà cầm quyền xa lánh người hiền tin dùng bọn gian nịnh, bổ dụng bà con thân thích. Còn có không ít những tắc ngụ ngôn nhắm vào sự lạc hậu ngu muội tương đối điển hình, phẩm hạnh thấp kém và hiện tượng nhân luân không hợp của xã hội cuối đời Nguyên. Đồng thời với việc châm biếm khuyên răn, tác phẩm còn vạch rõ thái độ nhân sinh chính xác, cho người đọc sự gợi mở và giáo dục sâu sắc. Có tắc báo cho người đời không nên mất cảnh giác với kẻ địch, có tắc cảnh báo không nên mê tín, cũng có tắc khuyên răn chớ tự cao tự đại, xử lí chính vụ phải nắm được mấu chốt của vấn đề. Toàn sách đề tài phong phú, ngôn ngữ sắc bén, ngụ ý sâu xa. So với những trứ thuật khác của Lưu Cơ, Úc Li Tử càng phản ánh nhiều triết học quan, chính trị quan, kinh tế quan, đạo đức quan, nhân tài quan của ông cùng với thành tựu văn học. Nó cũng phản ánh chủ trương an bang định quốc của ông.


    LƯU CƠ 刘基 (1311 – 1375): tự Bá Ôn 伯温, người làng Nam Điền 南田 huyện Thanh Điền 青田 (nay là huyện Văn Thành 文成tỉnh Triết Giang 浙江). Ông là nhà mưu lược quân sự, nhà chính trị và là nhà thơ cuối đời Nguyên đầu đời Minh, thông kinh sử, hiểu thiên văn, tinh binh pháp. Lưu Cơ phò tá Chu Nguyên Chương 朱元璋 hoàn thành nghiệp đế, khai sáng triều Minh, đồng thời ra sức gìn giữ sự ổn định quốc gian nhân đó mà nổi danh khắp thiên hạ. Lưu Cơ được người đời sau xem như Chư Cát lượng 诸葛亮.
    Khi mất ông có tên thuỵ là Văn Thành 文成
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  10. #20
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Tìm hiểu thành ngữ "Sở hà, Hán giới"


    Thường ngày, mỗi khi có ai đó đánh cờ chúng ta thường vẫn nhìn thấy trên bàn cờ tướng Trung Quốc có dòng chữ Hán gồm 4 chữ nằm ngay giữa bàn cờ. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về 4 chữ này ví như có người cho đó là bốn chữ “Kỳ khai đắc thắng”, có người lại bảo “Hạ thủ bất hoàn”, “Cấm khoan cấm hựu”, có người lại cho rằng đấy chính là “Sờ hà Hán giới”… Vậy rốt cục 4 chữ Hán đó là chữ gì, vì sao lại nằm giữa bàn cờ ? Ý tứ của chúng ra sao ?

    Nay, Thieugia xin được nói rõ về vấn đề này như sau:
    Trước hết, phải khẳng định bộ môn tượng kỳ (象 棋) hay gọi theo cách của người Việt là “cờ tướng” có nguồn gốc từ TQ, sau đó mới lan sang Việt Nam (hẵng tạm hiểu như thế, còn việc xa xưa hơn nữa ví như trước khi gọi là tượng kỳ người ta gọi nó là gì ? Hay nó có đúng là do người TQ phát minh hay sáng chế ra hay không v.v. thì lại là việc khác, trong phạm vi bài này mình không có bàn đến).

    Tượng kỳ là một trò chơi dân gian, một thú tiêu khiển cực kỳ trí tuệ, rất đặc biệt. Tượng kỳ hiện được coi là một di sản văn hóa vô cùng chân quý, và được coi là quốc hồn quốc túy của nhân dân Trung Hoa.

    Đối với người Việt, môn tượng kỳ hay còn gọi là cờ tướng cũng rất được coi trọng, kể cả trong đời sống văn hóa và đời sống tinh thần. Chơi cờ tướng là một niềm vui, thú tiêu khiển của rất nhiều người, nếu được đánh cờ nhiều người có thể quên ăn, quên ngủ và thậm chí quên cả vợ con….

    Chung quanh cái thú chơi cờ cũng có bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt. Tiện đây, TGTVTTL xin kể cho các bạn nghe một chuyện:

    Trước kia (những năm đầu thập kỷ tám mươi của thế kỷ trước), khi Thieugia còn ở HN, trong cơ quan của Thieugia có một anh tên Láo… rất ghiền chơi cờ. Một bữa anh Láo được nghỉ nên tranh thủ chở con đi thăm hồ Hoàn Kiếm. Khi hai cha con đang lang thang ở khu vực bờ hồ thì anh phát hiện có mấy ông già đang chơi cờ thế ở ven hồ. Máu cờ nổi lên, anh sà xuống rồi mãi mê tìm cách hóa giải các nước cờ. Đứa con trai thấy bố mê cờ, không được dẫn đi ăn kem như đã hứa cứ léo nhéo giật áo khiến anh rất bực mình… và anh đã nghĩ ra một cách để cho con khỏi quấy bố thực… chẳng giống ai.

    Trước tiên, anh lấy bút ghi vào tay con dòng chữ “Tý, con bố Láo khu tập thể Cảnh vệ, 192 Quan Thánh” sau đấy móc cho con 5 hào bảo cầm lấy đi mua kem. Chiều tối, khi về nhà, vợ không thấy con mới hỏi “Con đâu?” Phải đến lúc bấy giờ anh mới tá hỏa vì quả thực là không biết con đi đâu. Sau một hồi ngồi đừ suy tính chợt anh nói với vợ: “Em yên tâm! Tý có công an dẫn con về”. Khoảng 6 h tối, khi anh chị đang hồi hộp thì đúng là có anh công an dẫn cu Tý về thật. Theo anh công an, thấy cháu lang thang và đứng khóc ngoài phố, biết cháu đi lạc lại thấy trên tay cháu có ghi “con bố Láo”, có cả địa chỉ rõ ràng nên dẫn cháu về.

    Quay trở lại bàn cờ. Theo quan sát của Thieugia, đại đa số trên bàn cờ tướng thường có khắc 4 chữ bằng tiếng Hán và 4 chữ ấy có nghĩa là “Sở hà Hán giới”. Nguồn gốc của 4 chữ đó có liên quan đến trận chiến được sử ghi là Hán Sở Tranh Hùng và hòa ước Hồng Câu như sau:


    Sau khi diệt xong nhà triều đại nhà Tần do Tần Thủy Hoàng đế thành lập vào năm 206 TCN, Hạng Vũ phong cho Lưu Bang ở đất Ba Thục và lập Lưu bang làm Hán Vương cai trị đất Ba, đất Thục và đất Hán Trung đóng đô ở Nam Trịnh. Hạng Vũ tự lập làm Tây Sở Bá Vương, cai trị chín quận, đóng đô ở Bành Thành. Về sau, nhân sự bất mãn của các tướng lĩnh đối với Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ, xã hội Trung Quốc dần dần hình thành hai thái cực, một bên là Hán Vương Lưu Bang và một bên là Hạng Vũ.

    Do chiến tranh liên miên, kho tàng cạn kiệt, dân tình khổ sở điêu đứng. Trên chiến trường lại ở thế giằng co… Hạng Vũ bèn nói với Hán vương: "Mấy năm nay thiên hạ khốn khổ chỉ vì hai chúng ta. Bây giờ quyết một trận sống mái để khỏi làm khổ thiên hạ nữa". Hán vương trả lời: "Ta chỉ đấu trí chứ không thèm đấu sức". Hai bên giáp mặt nhau ở khe Quảng Vũ. Hán vương bèn kể 10 tội lớn của Hạng vương, Hạng vương tức giận dùng nỏ bắn trúng Hán vương, Hán vương đeo tên chạy vào Thành Cao. Hai bên giữ vững đất của mình. Mãi đến khi thấy không còn đủ lực lượng để triệt hạ lẫn nhau, hai bên mới chịu giao ước chia đôi thiên hạ: từ Hồng Câu về Tây thuộc Hán, từ Hồng Câu về Đông thuộc Sở.


    Từ điển tích trên, người ta hình dung bàn cờ tướng như hai quốc gia Hán và Sở, dòng sông Hồng Câu được coi là ranh giới giữa hai quốc gia nên được đặt ngay chính giữa bàn cờ. Bốn chữ "Sở hà, Hán giới" được viết trên con sông ở giữa bàn cờ tướng… ngày nay nó ở vào một dải phía đông bắc Vinh Dương thuộc tỉnh Hà Nam. Đất này phía bắc lên tới sông Hoàng Hà, phía tây dựa vào núi Mang Sơn, phía đông liền với Bình Nguyên, phía nam tiếp với Tung Sơn. Đó là vùng đất mà binh gia các thời đại ắt phải tranh giành với nhau. Ngày nay trên núi Quảng Vũ ở Vinh Dương vẫn còn lưu di chỉ của hai toà thành cổ đối diện với nhau từ xa. Toà thành phía tây gọi là thành Hán vương, còn toà thành phía đông thì gọi là thành Bá vương.
    <><><><><>

    MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VUI VỀ CỜ TƯỚNG

    1. Quan Kỳ Bất Ngữ Chân Quân Tử:
    (Xem Cờ Không Nói Mới Là Quân Tử Thật)

    Bố đến nhà bạn chơi cờ. Con hớt ha hớt hải chạy sang đứng bên cạnh bố, muốn nói cái gì, nhưng hãm lại. Một lúc sau, nó lại bồn chồn muốn nói, nhưng lại thôi.
    Xong ván cờ, bố biết ý con liền hỏi có chuyện gì.
    Con: Có. . . có. . . có cháy nhà
    Bố: Nhà nào?
    Con: Nhà. . . nhà mình.
    Bố: Ðồ ngu, nãy giờ mày đứng đây xem cờ, sao không nói sớm?
    Con: Bố vẫn thường bảo: Quan kỳ bất ngữ chân quân tử. Làm sao con dám nói?

    2. Trùng hợp:

    Hai ông bạn đang chơi cờ tướng, bỗng cậu con chạy vào:
    - Bố ơi, mất xe rồi!
    - Sợ gì, mất xe thì tao đi pháo! Nói rồi tiếp tục gõ quân cờ đánh “Cốp”. . .
    Con: !?!


    3. Nói dóc mất tiền:

    Hai anh nổi tiếng có tài nói dóc, gặp nhau ở bến sông. Một người giắt một quan tiền vào lưng rồi lặn xuống sông, một lúc ngoi lên bảo người kia:
    - Chà chà! Tôi lặn xuống đáy sông gặp hai ông tiên đánh cờ, tôi mon men đến định chầu rìa, thì một ông cho tôi quan tiền này và bảo đi, đừng có quấy rầy. Tôi nghe vậy, vội ngoi lên ngay.
    Người kia hỏi:
    - Thật thế à? Tôi cũng sẽ lặn xuống may ra kiếm được ít tiền mà tiêu chăng.
    Nói rồi nhảy xuống nước. Một chốc anh ta ngoi lên, mặt có vết máu và hổn hển kể lại với anh kia:
    - Tôi cũng gặp hai ông tiên đang chơi cờ. Tôi đến bên cạnh chưa kịp mở miệng họ đã quát tướng lên: Xin, xin cái gì? Đã cho thằng trước một quan rồi, lên mà chia nhau. Nói rồi, một ông cầm luôn cái gậy phang thẳng vào mặt tao, chảy cả máu đây này.
    Quả là anh hùng tương ngộ. Anh nọ vui lòng xỉa ra năm tiền cho anh ta, chết đắng mà vui vì gặp được kẻ cao thủ.

    4. Chơi cờ ở viện tâm thần:

    Thanh tra Y tế đến kiểm tra bệnh viện tâm thần. Trong vườn, các bệnh nhân đang chơi cờ. Người thì làm bàn cờ, cứ chống tay chống chân xuống đất và để sỏi lên lưng làm xe, pháo, mã. Người thì nghĩ mình là cái đèn nên trèo lên cây, quắc mắt soi xuống bàn cho mấy người khác chơi. Thấy vậy, thanh tra nói với giám đốc bệnh viện:
    - Những người chơi dưới đất thì mặc họ. Nhưng phải bảo mấy người ở trên cây xuống đi, không họ ngã thì rách việc!
    Giám đốc nhíu mày băn khoăn:
    - Tôi sợ hơi tối. . .
    . . . . . Đúng là tâm thần./.

    Tp.HCM, ngày 13.3.2015
    Thiều Gia biên tầm và giới thiệu
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  11. The Following User Says Thank You to fangzi For This Useful Post:

    thanh_long (11-11-2017)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •