Trang 1/3 123 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 29

Chủ đề: Thường thức: Giúp bạn tìm hiểu các thuật ngữ thường dùng...

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts

    Thường thức: Giúp bạn tìm hiểu các thuật ngữ thường dùng...

    Bach_djen: Cái này không phải tự em nghĩ ra, chẳng qua là vừa rồi có chuyện tranh luận bị đứa bạn "cật vấn" không sao cãi được, tức quá về tra thấy rõ ràng thiên hạ người ta nói ầm ầm, chỉ mình ngu không đọc, không học nên mới "bí", ngu như "bò" Rút kinh nghiệm nên tiện thể em up lên đây, ai quan tâm thì đọc.
    -----------------------------------------------


    TÌM HIỂU VỀ HAI CHỮ “TẢ” “HỮU”

    1- Ý nghĩa của hai chữ “Tả” “Hữu”:
    Chữ “Tả” (左) và chữ “Hữu” (右) theo Thuyết văn giải tự (说文解字) là loại chữ Hội ý (1).
    - Chữ “Tả” nghĩa ban đầu là đưa tay ra giúp, gồm chữ “thủ” là tay ở trên và chữ “công” là việc ở dưới.
    - Chữ “Hữu” cũng có nghĩa là giúp, gồm chữ “thủ” là tay ở trên và chữ “khẩu” là miệng ở dưới, miệng sẽ giúp đỡ cho tay.
    Như vậy, ý nghĩa ban đầu của “tả” và “hữu” là giúp đỡ, về sau thêm vào bộ “nhân” thành 2 chữ 佐, 佑 với nghĩa là giúp đỡ, còn 左, 右 có nghĩa là trái với phải. Hiện nay 2 chữ 左, 右 được dùng với nghĩa trái, phải.

    2. Vài dẫn chứng về quan niệm tôn tả và tôn hữu
    Hai chữ “tả” và “’hữu” trong quan niệm của người Trung Quốc cổ đại có hàm nghĩa văn hoá tương phản.
    - Một là Tả tôn hữu ti (bên trái cao quý, bên phải thấp kém)
    - Hai là Hữu tôn tả ti (bên phải cao quý, bên trái thấp kém)
    Hai hàm nghĩa văn hoá tương phản này tồn tại song song trong nhận thức của người Trung Quốc cổ đại. Các thư tịch cổ khi đề cập đến vai trò cao thấp của chúng cũng hoàn toàn khác nhau, như trong Lễ kí (礼记), Lã thị Xuân Thu (吕氏春秋), Thi kinh (诗经), Tả truyện (左传), Sử kí (史记), Hậu Hán thư (后汉书) … Dưới đây là một vài dẫn chứng.
    2.1- Quan niệm hữu tôn tả ti:
    Ân nhân dưỡng quốc lão vu Hữu học, dưỡng thứ lão vu Tả học.
    殷人养国老于右学, 养庶老于左学
    (Nhà Ân nuôi dưỡng quốc lão ở nhà Hữu học, nuôi dưỡng thứ lão ở nhà Tả học)
    (Lễ kí – Vương chế 礼记 - 王制)
    Hữu học (右学) tức Đại học, Tả học (左学) tức Tiểu học. Quốc lão tôn quý hơn thứ lão, như vậy có thể biết Hữu học tôn quý hơn Tả học.

    Bạch Khởi vi Tả canh, công Hàn Nguỵ vu Y Khuyết.
    白起为左更, 攻韩魏于伊阙
    (Bạch Khởi tước là Tả canh, đánh Hàn Nguỵ ở Y Khuyết)
    (Sử kí – Bạch Khởi Vương Tiễn liệt truyện 史记 - 白起王翦列传)
    Tả canh (左更) là tước ở cấp bậc thứ 12, sau Trung canh (中更) cấp bậc thứ 13, và Hữu canh (右更) cấp bậc thứ 14 trong hệ thống 20 tước vị của nhà Tần, cấp 1 là thấp nhất, cấp 20 là cao nhất. Không chỉ Tả canh, Hữu canh; tước Tả thứ trưởng (左庶长) cũng thấp hơn Hữu thứ trưởng (右庶长) (2).
    Nãi dĩ Giáng Hầu Bột vi Hữu thừa tướng, vị thứ đệ nhất. (Trần) Bình tỉ vi
    Tả thừa tướng, vị thứ đệ nhị.
    乃以绛侯勃为右丞相, 位次第一. (陈) 平徙为左丞相, 位次第二.
    (Bèn phong Giáng Hầu Bột làm Hữu thừa tướng, thứ bậc đệ nhất. Trần Bình bị đổi làm Tả thừa tướng, thức bậc đệ nhị)
    (Sử kí – Trần Thừa tướng thế gia 史记 - 陈丞相世家)
    Thời cổ, được thăng quan gọi là “hữu di” (右移), còn bị biếm chức gọi là “tả thiên” (左迁), “tả giáng” (左降), “tả chuyển” (左转), “tả tước” (左削), “tả thoái” (左退), “tả truất” (左黜), “tả thụ” (左授), “tả hoạn” (左宦).
    Khi xã hội thị tộc phụ hệ xuất hiện, quan niệm trọng nam khinh nữ được xác lập thì nam sẽ gắn với “hữu”, nữ gắn với “tả”, như:
    Nam tử hành hồ đồ hữu, nữ tử hành hồ đồ tả
    男子行乎涂右, 女子行乎涂左
    (Nam đi bên phải đường, nữ đi bên trái đường)
    (Lã thị Xuân Thu – Lạc thành 吕氏春秋 - 乐成)

    Đạo lộ, nam tử do hữu, nữ tử do tả.
    道路, 男子由右, 女子由左
    (Trên đường, nam bên phải, nữ bên trái)
    (Lễ kí – Nội tắc 礼记 - 内则)
    Với một vài dẫn chứng về quan niệm tôn hữu ở trên, có thể thấy rằng:
    “Hữu” mang ý nghĩa tốt đẹp như: yêu chuộng, thân cận, ngay thẳng, ở trên.
    “Tả” mang ý nghĩa không tốt như: xa cách, thấp kém, nghiêng lệch, ở dưới.
    - “Tả đạo” (左道): chính là tà đạo, ý nói mất đi sự chính đáng, mất đi sự ngay thẳng, trái với lẽ thường, cũng được gọi là “ngoại đạo”.
    - “Tả ngôn” (左言): ngôn ngữ của các vùng khác.
    - “Tả sai” (左猜): suy nghĩ không chính đáng.
    - “Tả kế” (左计): mưu kế gian ác.
    2.2- Quan niệm tả tôn hữu ti
    Cát sự thượng tả, hung sự chuộng hữu. Thiên tướng quân cư tả, thượng tướng quân cư hữu, ngôn dĩ tang lễ xử chi.
    吉事尚左, 凶事尚右. 偏将君居, 左上将军居右, 言以丧礼处之
    (Việc lành chuộng bên tả, việc dữ chuộng bên hữu. Phó tướng ở bên trái, thượng ở bên phải, ý nói lấy tang lễ mà đối xử việc quân)
    (Đạo đức kinh 道德经 , 31)
    Tức lúc bình thường hoặc cát sự thì tả tôn hữu ti, chỉ khi hung sự mới hữu tôn tả ti. Tại sao cát sự chuộng tả, hung sự chuộng hữu? Hung sự chuộng hữu vì hữu thuộc âm. Cát chuộng tả vì tả thuộc dương, cho nên tả cát hữu hung.
    Và cũng vì tả thuộc dương, hữu thuộc âm nên nam thuộc tả nữ thuộc hữu.
    Sinh tử, nam tử thiết hồ vu môn tả, nữ tử thiết thuế vu môn hữu.
    生子, 男子设弧于门左, 女子设帨于门右
    (Sinh con, nếu là con trai thì treo cung bên trái cửa, nếu là con gái thì treo khăn bên phải cửa)
    (Lễ kí – Nội tắc 礼记 - 内则)

    Quân thượng tả, tốt thượng hữu
    军尚左, 卒尚右
    (Chủ tướng chuộng tả, sĩ tốt chuộng hữu)
    (Lễ kí – Thiếu nghi 礼记 - 少仪)
    Bên trái là dương, chủ về sinh, vị tướng chỉ huy quyết định kế sách cho triều đình, chuộng ở trái là cốt ở chỗ lập được chiến công. Bên phải là âm, chủ về tử, hàng ngũ binh sĩ chuộng bên phải là cốt ở chỗ bày tỏ ý chí liều chết vì đất nước.

    Tề Hoàn Công tương lập Quản Trọng, lệnh quần thần viết: ‘Quả nhân lập Quản Trọng vi Trọng phụ, thiện giả nhập môn nhi tả, bất thiện giả nhập môn nhi hữu.’
    齐桓公将立管仲, 令群臣曰: ‘寡人立管仲, 善者入门而左, 不善者入门而右.’
    (Tề Hoàn Công muốn lập Quản Trọng, mới bảo với quần thằng rằng: ‘Quả nhân muốn lập Quản Trọng làm Trọng Phụ, ai tán đồng thì vào đứng bên trái, ai không tán đồng thì vào đứng bên phải.’)
    (Hàn Phi Tử - Ngoại trừ thuyết tả hạ - Thuyết nhị 韩非子 - 外储说左下 - 说二)
    Việc những ai tán đồng thì đứng bên trái, không tán đồng thì đứng bên phải đã thể hiện thái độ của Tề Hoàn Công.
    Nhìn chung trong cách ứng xử hàng ngày, vị trí bên trái là vị trí tôn quý dành cho bậc trưởng thượng.
    Vấn đề tôn hữu hoặc tôn tả không có tính nhất quán, nó tuỳ theo từng nơi, từng triều đại. Đời Đường đời Tống đều lấy “tả” làm đầu; đời Nguyên lại lấy “hữu” làm đầu; sang đời Minh lại lấy “tả” làm đầu. Hiện tượng lúc tôn hữu, lúc tôn tả là kết quả của việc căn cứ vào những nguyên tắc không giống nhau đế xác định.

    3- Nguồn gốc của quan niệm tôn tả
    Theo Hoàng Phát Trung (黄发中), nguồn gốc của quan niệm tôn tả là ở chỗ tay trái hư tĩnh, an dật; tay phải phải làm việc, cho nên tay trái chủ về hoà bình, tốt lành; tay phải chủ về hung sự, sát phạt.
    Nhưng theo Trương Ái Đường (张霭堂), nguồn gốc của quan niệm tôn tả là do tả là dương, là thiên đạo, vì trong Dật Chu thư – Vũ thuận (逸周书 - 武顺) có ghi rằng:
    Thiên đạo thượng tả, nhật nguyệt tả di; địa đạo thượng hữu, thuỷ đạo đông lưu.
    天道尚左, 日月左移; 地道尚右, 水道东流
    (Thiên đạo chuộng bên trái, nên mặt trời mặt trăng di chuyển về hướng tây; địa đạo chuộng bên phải nên sông suối chảy về hướng đông)
    Theo Dương Lâm (杨琳), quan niệm tôn tả ti hữu xuất phát từ việc sùng bái hướng đông. Đông là hướng dương, chủ về sinh; còn tây là hướng âm, chủ về tử. Trời là dương, đất là âm, cho nên nói thiên đạo chuộng bên trái, địa đạo chuộng bên phải. Đông chủ về sinh, tây chủ về tử nên đã hình thành quan niệm
    “tả” là cát, “hữu” là hung, “tả” là văn, “hữu” là võ.
    Để có được hướng đông là bên trái, chúng ta phải liên tưởng đến một tập tục mà các triều đại phong kiến phải tuân thủ một cách nghiêm nhặt, đó là bậc thánh nhân phải quay mặt về hướng nam để cai trị thiên hạ.
    Cũng theo Dương Lâm, không nên tuyệt đối cho rằng hiện tượng tôn tả đều bắt nguồn từ việc sùng bái hướng đông. Thời cổ khi đánh xe ngựa, vị trí bên trái là tôn quý, điều này rất có thể xuất phát tự sự thuận tiện. Trên chiến xa, người bảo vệ ở bên phải mới thuận lợi cho việc sử dụng vũ khí để bảo vệ chủ tướng của mình.

    4- Nguồn gốc của quan niệm tôn hữu
    Quan niệm tôn hữu có thể bắt nguồn từ việc tay phải thuận tiện trong công việc. Trương Ái Đường cho rằng nguồn gốc của quan niệm tôn hữu là do bởi tay phải thuận tiện, có sức. Dương Lâm cũng đồng ý với nhận định này. Sự thuận tiện có sức của tay phải là bản năng của nhân loại, gắn bó với nhân loại. Chính vì thế quan niệm tôn hữu đã có từ rất sớm, nó đã tồn tại một cách rộng rãi ở nhiều dân tộc trên thế giới. Với một số ngôn ngữ, từ “hữu” luôn có hàm nghĩa tốt đẹp như chính xác, thuận lợi, vượt trội; từ “tả” có hàm nghĩa không tốt như nghiêng lệch, không thuận lợi, thấp kém.

    5- Kết luận
    Tóm lại, quan niệm tôn hữu đã có từ thời xa xưa và là một hiện tượng văn hoá mang tính phổ biến, được lưu hành rộng rãi, phạm vi đề cập rộng, ảnh hưởng lớn. Tôn tả xuất hiện sau, phạm vi đề cập hẹp, ảnh hưởng nhỏ, không được phổ biến sâu rộng. Chính vì thế trong Hán ngữ, chữ “hữu” còn có nghĩa là “thượng” “cao” là “thân cận” mà chữ “tả” không có được.

    -------------------------------------------

    Chú thích:
    (1)- Xem Thuyết văn giải tự (说文解字) (Văn bạch đối chiếu), trang 123, 123.

    (2)- Chế độ tước vị quân công 20 cấp của nhà Tần và nhà Hán từ thấp đến cao như sau:
    1- Công sĩ (公士), 2- Thượng tạo (上造), 3- Trâm kiêu (簪枭), 4- Bất canh (不更), 5- Đại phu (大夫), 6- Quan đại phu (官大夫), 7- Công đại phu (公大夫), 8- Công thừa (公乘), 9- Ngũ đại phu (五大夫), 10- Tả thứ trưởng (左庶长), 11- Hữu thứ trưởng (右庶长), 12- Tả canh (左更), 13- Trung canh (中更), 14- Hữu canh (右更), 15- Thiếu thượng tạo (少上造), 16- Đại thượng tạo (大上造), 17- Tứ xa (驷车), 18- Đại thứ xa (大庶车), 19 – Quan nội hầu (关内侯), 20- Triệt hầu (彻侯)
    --------------------------------------------------
    Nguồn: HUỲNH CHƯƠNG HƯNG.com
    Lần sửa cuối bởi bach_djen; 03-03-2014 lúc 10:34 PM

  2. The Following User Says Thank You to bach_djen For This Useful Post:

    nosay (26-12-2013)

  3. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Hay đấy, chép cho bạn bài này:

    Tại sao Nam Tả - Nữ Hữu ?



    Nam Tả - Nữ Hữu...
    “nam tả, nữ hữu” được nhiều người biết và vận dụng vào cuộc sống, nghi lễ, vào thờ phụng như sắp đặt di ảnh thờ,... nhưng ít người hiểu vì sao lại có quy tắc đó, ai đó nêu lên rồi mọi người theo mà trở thành cách nói truyền thống. ở mỗi lĩnh vực đó có cách giải thích khác nhau. Trong bài viết này, tôi chỉ đề cập việc áp dụng quy tắc này trong quan hệ vợ - chồng.

    Để phân tích cơ sở khoa học của quy tắc “nam tả - nữ hữu”, tôi nêu một quy tắc khác để so sánh. Dưới chế độ phong kiến có một quy tắc đạo đức là “phu xướng - phụ tùy” nghĩa là chồng nói thì vợ phải tuân theo. Nhưng khi chế độ phong kiến không còn nữa thì quy tắc này cũng không tồn tại vì nó thuộc phạm trù đạo đức giai cấp; còn quy tắc “nam tả, nữ hữu” thì tồn tại mãi, vì nó thuộc phạm trù khoa học.


    Cơ sở khoa học của quy tắc này trước hết dựa vào lý thuyết âm dương trong triết học Trung Quốc cổ đại. Theo thuyết này thì âm dương là hai mặt, hai thế lực đối lập nhau nhưng lại thống nhất với nhau trong vạn vật, là khởi đầu của mọi sinh thành biến hóa. Âm dương không loại trừ nhau mà tạo điều kiện tồn tại cho nhau, là động lực của mọi vận động và phát triển. Quy luật âm dương chỉ rõ mọi sự vật đều có âm dương, trong dương có âm, trong âm có dương, âm thăng dương giáng, âm dương cân bằng thì sự vật tồn tại. Quy luật âm dương được vận dụng nhiều trong cuộc sống, ví dụ trong y học nếu một vùng nào đó bị đau thì y học Trung Quốc coi vùng đó bị mất cân bằng âm dương, nếu âm suy thì dùng thuốc bổ âm để kích âm lên, nếu dương suy thì dùng thuốc bổ dương để kích dương lên. Hoặc khi xoa xát, ấn huyệt, thầy thuốc đông y hướng dẫn phải xoa xát bên tay trái trước, tức là phải tác động bên dương trước. Khi xoa vuốt cánh tay thì phải tuân theo “dương giáng âm thăng” nghĩa là phải vuốt phía ngoài cánh tay (mặt dương), từ bả vai xuống bàn tay - dương giáng, rồi đến phía trong cánh tay (mặt âm) từ lòng bàn tay đến vùng nách - âm thăng.

    Cũng theo thuyết âm dương thì đàn ông là dương (chính), đàn bà là âm (chính); trong một con người thì phía trên là dương phía dưới là âm, phía sau lưng là dương phía trước bụng là âm, phía tay trái là dương phía tay phải là âm. Vận dụng quan niệm này thì khi một người nam và một người nữ nằm cạnh nhau thì nam (dương) phải ở vị trí bên trái (tả), nữ (âm) ở vị trí bên phải (hữu). Mặt khác, bên phải của nam là âm cần hợp với bên trái của nữ là dương. Vậy nam nằm bên trái (tả) nữ nằm bên phải (hữu) nam là hợp quy luật âm dương.

    Ngoài quy luật âm dương đã được giải thích trên thì việc người chồng nằm bên trái người vợ và ngược lại còn được lý giải ở một số cơ sở khoa học sau đây.
    Để tìm hiểu về vấn đề này, tôi đã hỏi nhiều cặp vợ chồng tuổi cao niên, tuổi trung niên và cả thanh niên rằng: “Khi lấy nhau cha mẹ có bày cho các vị cách nằm bên nhau thế nào cho hợp lý không?” Tất cả đều nói: “Cha mẹ không ai bày điều đó.” Tôi hỏi tiếp: “Thế khi nằm bên nhau các ông các bà nằm với nhau theo hướng nào?” Nhiều người trả lời: “Bà gối đầu lên tay phải ông hoặc ông gối đầu lên tay trái bà”. Tôi lại hỏi: “Tại sao lại nằm như vậy?” Họ trả lời: “Do thói quen thôi”. Họ nói theo thói quen nhưng thực ra không phải do thói quen vì thói quen phải có quá trình rèn luyện. Theo tôi, họ nằm như vậy vì họ thấy thuận tiện, họ đã làm theo lẽ tự nhiên. Họ đã nằm phù hợp với “quy luật âm dương” một cách tự phát.

    Ở khía cạnh khác, khi người vợ nằm ngửa gối đầu lên tay phải người chồng, người chồng nằm nghiêng gác tay gác chân lên thân mình người vợ, thì người vợ cảm thấy tự tin, hạnh phúc là được người chồng che chở bảo vệ. Còn khi người chồng trong tư thế đó cũng cảm thấy tự hào, hãnh diện mình là người bảo vệ vợ tốt nhất. Cảm giác tự tin vui sướng đó đưa họ vào giấc ngủ sâu hơn, dài hơn. Mặt khác, trong tư thế đó người chồng cảm thấy mình là người chủ động, còn trong tư thế nằm ngửa người vợ ở trạng thái thụ động. Điều này đúng với “quy luật tâm lý giới tính”.

    Ngoài ra việc người chồng ở bên tay trái vợ để nằm nghiêng về bên phải mình thì hô hấp dễ thông suốt, đồng thời làm cho thức ăn trong dạ dày đi vào ruột non được thuận lợi; nên về mặt sinh lý, ở tư thế này người chồng nằm được lâu hơn. Ngược lại, nếu người chồng nằm bên phải vợ do tính chủ động của người đàn ông buộc anh ta phải nằm nghiêng bên trái mình để ôm vợ thì ở tư thế này không nằm lâu được vì tim bị chèn ép, do đó không có cặp vợ chồng nào nằm ở tư thế này thường xuyên. Như vậy, việc nam nằm bên trái nữ (nam tả), nữ nằm bên phải nam (nữ hữu) là hợp “quy luật sinh lý”.

    Đó là ba quy luật làm cơ sở khoa học cho quy tắc “nam tả, nữ hữu”. Khi đang sống nằm bên nhau ta đã vô tình làm theo quy tắc đó, vậy khi chụp ảnh chung, treo ảnh ông bà trên bàn thờ, khi quy tập hài cốt ông bà vào một chỗ, tại sao nhiều người lại không có ý thức làm đúng như vậy? Tôi không rõ về mặt tâm linh các cụ có thắc mắc gì khi con cháu đặt không đúng vị trí của mình “ông bên trái bà bên phải”. Còn những ai có hiểu nghĩa đen của cụm từ “nam tả, nữ hữu” đã được truyền tụng từ xưa đến nay thì việc làm tùy tiện như thế là sai. Bây giờ khi ta hiểu ý nghĩa của quy tắc đó thì ta cần làm đúng như vậy trong bất kì trường hợp nào.

    Nhan_voky sưu tầm
    Theo: ngheandost.gov.vn ( Lê Trần Điền )

  4. The Following User Says Thank You to nhan_voky For This Useful Post:

    nosay (26-12-2013)

  5. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Thế nào là tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ?


    Thanh Long, Bạch Hổ còn gọi là Thanh Long sa, Bạch Hổ sa. Căn cứ vào huyệt mộ, người ta nói: “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ” có nghĩa là bên trái mộ là Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ.


    Chòm sao Thanh Long


    Bên trái mộ là Thanh Long sa còn gọi là thượng sa, long sa. Bên phải mộ là Bạch Hổ còn gọi là hổ sa, hạ sa. Mộ chân, Thanh Long sa phải cao to hơn Bạch Hổ sa.

    Thanh Long vốn là chòm sao phương Đông gồm 7 sao: Giác, Cang, Đế, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ tượng trưng cho con rồng xanh.

    Sách “Lễ Ký” nói: “Tả Thanh Long với hữu Bạch Hổ” chỉ đội quân bên tả trong thế trận. Sách “Táng kinh” của Quách Phác nói: “Bên trái huyệt mộ là gò Thanh Long” chỉ dòng nước, con đường ở bên trái nhà ở.

    Các nhà phong thủy cho biết, Thanh Long là gò, núi bên trái huyệt mộ. Núi gò Thanh Long nên sáng sủa, sạch sẽ, có thể vươn xa, uốn lượn nhu thuận, cao hơn gò Bạch Hổ, bao bọc bảo vệ minh đường và huyệt mộ.

    Thanh Long kỵ quay lưng vào mộ. Theo thuyết phong thủy, 1 trong 26 điều sợ của Thanh Long là “Long sợ hung cương”. Trong “10 gò long hổ nhọn đầu kỵ an táng” nói: “Kỵ tả Thanh Long không có thế thuần phục”.

    Nếu huyệt mộ không có gò Thanh Long là “tả hữu đều không”, là đất “thập tiện”, gia chủ hung, gái góa bụa, nghèo khó. Có gò Thanh Long nhưng không bao huyệt mộ, như bay đi cũng là huyệt tiện.

    “Táng thư” nói: “Nghịch long nếu thuận thuỷ sa, chủ phú quý mãi mãi”. Hòa thượng đời Thanh là cao tăng Triệt Doanh trong sách “Địa lý trực chỉ nguyên chân” nói: “Nếu đầu gò Thanh Long có núi, nước đến, chính là thế thuận long chuyển mình nghịch kết, nhất định gò Thanh Long sẽ đến minh đường trước, lập hướng vượng. Đặt mộ ở đây là cát long”.

    Đối với dương trạch, nếu phía Đông mộ có miệng khuyết lõm, các nhà phong thủy cho rằng đó là “Thanh Long mở miệng”, địa thế này là đất tốt, nếu dựng nhà ở đó, gia chủ sẽ được hưởng phúc lộc, thịnh vượng.

    Thanh_long sưu tầm

  6. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Cánh tả & cánh hữu?


    Hỏi: Trong chính trị và các đảng phái, mình hay nghe nói đến từ "cánh tả" và "cánh hữu" mà không hiểu rõ lắm. Các bạn giải thích cho mình rõ hơn được không? Thanks!

    Câu Trả lời hay nhất:

    Tả khuynh hay cánh tả, phái tả dùng để chỉ những người trong guồng máy chính trị nhưng có tư tưởng tiến bộ, đổi mới, dân chủ. Ngược lại, từ hữu khuynh hay cánh hữu, phái hữu dùng để chỉ người có tư tưởng thụt lùi, bảo thủ.

    Về nguồn gốc của từ này, các nhà sử học cho rằng nó ra đời từ cuộc cách mạng Pháp, năm 1789. Trong nghị viện chế định Hiến pháp Pháp lúc đó bao gồm 3 đẳng cấp: đẳng cấp thứ nhất là các giáo sĩ, đẳng cấp thứ hai là những nghị viện quý tộc, đẳng cấp thứ ba là những nghị viện công nhân, nông dân, tư sản bình thường thành thị. Vào tháng 9/1789, trong một cuộc họp của nghị viện đã nổ ra một cuộc tranh đấu gay gắt giữa đẳng cấp thứ nhất, thứ hai (ngồi bên phải nghị viện) với đẳng cấp thứ ba (ngồi bên trái của nghị viện). Từ hiện tượng vô tình này, đã ra đời cặp từ nói trên để chỉ khái niệm chính trị của những nhóm người theo tư tưởng cấp tiến hay bảo thủ.

    Hữu khuynh: Có đường lối thoả hiệp với giai cấp tư sản trong phong trào công nhân, chủ trương cải lương, hạ thấp và thủ tiêu đấu tranh, đối lập với chủ nghĩa Marx-Lenin.

    Tả khuynh: Có xu hướng, chủ trương hành động quá mạnh không thích hợp với trình độ quần chúng. Một loại khuynh hướng tư tưởng sai lầm về đường lối, chủ trương hoạt động cách mạng do không đánh giá đúng thực tế và tình hình quần chúng.

    Cánh hữu (phái hữu): chỉ những Nghị sĩ Quốc hội (nước TBCN), ngồi ở phía phải Chủ tịch Quốc hội, có quan điểm bảo thủ.

    Cánh tả (phái tả): chỉ những Nghị sĩ Quốc hội (nước TBCN), ngồi ở phía trái Chủ tịch Quốc hội, thường có quan điểm tiến bộ, cách mạng, bao gồm những người cộng sản, xã hội, dân chủ cấp tiến… Trong hàng ngũ này cũng có nhiều sắc màu, cấp độ khác nhau, có phái trung tả (tiến bộ vừa phải còn hữu khuynh).

    Fangzi sưu tầm.
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  7. The Following User Says Thank You to fangzi For This Useful Post:

    nosay (26-12-2013)

  8. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Tri túc chi túc thường túc...


    Mấy ngày nay, tình hình thế sự trong nước có nhiều sự kiện vô cùng thú vị khiến nhân tâm hoang mang đến tột độ. Sự trắng đen tuy chưa rõ nét nhưng kết cục thì cũng đã thấy mười mươi. Từ danh gia chỉ trong chốc nhát biến thành bại tộc, thành ti tiện khiến người người... đều khinh bỉ. Vì sao nên nỗi ? Câu trả lời nằm trong câu nói bất hủ của Lão Tử: "Tri túc chi túc thường túc hỹ" đấy thôi.
    Dưới đây là bài viết mà mình vừa đọc trên mạng, mời mọi người cùng đọc.
    Ngày nọ, một ông vua đến viếng thăm Bụt và đặt một câu hỏi: “Khi trẫm nhìn vào những đệ tử của ngài, trẫm cảm nhận được sự bình an, sự vui vẻ và màu da chói sáng của họ. Trẫm cũng nghe rằng họ chỉ ăn mỗi ngày một bữa, nhưng thực sự trẫm không thể nào hiểu nổi làm sao họ có thể duy trì một đời sống như thế này?”. Bụt đã trả lời vị quân vương này thật tuyệt mĩ:

    “Các đệ tử của Như Lai không hối hận về những gì có lẽ đã làm trong quá khứ nhưng chỉ tiếp tục làm nhiều và nhiều hơn nữa những thiện nghiệp. Thật không thể bằng sự hối lỗi dày vò, cầu nguyện hay van vỉ mà chỉ bằng việc làm tốt đẹp như giúp đỡ người khiến ai đã phạm tội lỗi trong quá khứ vượt qua được (cảm giác) tội lỗi. Đệ tử của Như Lai không bao giờ lo lắng về tương lai. Họ bằng lòng với những gì mà họ nhận được, và đây chính là đức tính biết đủ. Họ cũng không bao giờ nói rằng điều này thứ kia là không đủ cho họ. Đây là cách sống của họ. Do đó họ có thể duy trì một trạng thái bình an, vui vẻ và tỏa sáng hào quang chính là kết quả của sự tri túc.”


    Tri túc thường túc - Tri túc bất nhục

    Bất cứ ai cũng có thể thử duy trì sự vui vẻ này bằng cách tri túc – biết đủ. Nếu có ai đó hỏi rằng tại sao chúng ta không thể bằng lòng với đời sống của chúng ta mặc dù chúng ta có nhiều thứ hơn là chúng ta cần, thì câu trả lời đúng đắn là gì? Câu trả lời đúng đắn nên là: “Chúng ta không có sự biết đủ”. Nếu chúng ta quả thật có sự tri túc thì chắc chắn là ta không bao giờ nói rằng chúng ta không bằng lòng với điều này hay với điều kia. Chúng ta không thể thỏa mãn với chính mình vì sự xung đột giữa lòng tham không đáy của chúng ta với định luật vô thường.

    Một trong những lời khuyên tốt nhất của Bụt cho chúng ta để thực hành như một nguyên tắc sống là “Tri túc là tài sản lớn nhất”. Một người giàu có thì không nhất thiết là một người giàu về tiền bạc, của cải vật chất.

    Một kẻ giàu có thì thường xuyên lo sợ cho mạng sống của y. Y thường xuyên ở trong trạng thái nghi ngờ và sợ hãi, nghĩ rằng người ta đang chờ đợi để bắt cóc y! Một kẻ giàu sụ không dám đi ra ngoài mà không có cảnh vệ, và mặc dù đã có rất nhiều cổng sắt và ổ khóa trong nhà, y vẫn không thể ngủ an giấc mà không bị quấy rầy bởi sợ hãi và lo lắng.

    Hãy xem, một người tri túc thì quả là một người rất may mắn bởi vì tâm anh ta không phải vướng bận những quấy rầy kia. Anh ta quả là giàu. Vậy thì, thế nào thì được gọi là tri túc? Khi ai đó nghĩ “chừng này cũng đủ cho tôi và cho gia đình tôi và tôi không muốn gì hơn nữa”, đó chính là sự tri túc. Nếu mọi người đều nghĩ được như thế này thì quả là không có vấn đề gì. Khi chúng ta duy trì sự tri túc này, ganh ghét có thể sẽ không bao giờ khống chế tâm chúng ta và bởi vậy chúng ta để mặc cho người khác thụ hưởng đời sống của họ. Nếu không có sự ganh ghét thì sân hận cũng không thể sinh khởi. Nếu không có sân hận thì không có bạo động, đổ máu và mọi người đều có thể sống một cách hòa bình.

    Một đời sống tri túc luôn cho ta hy vọng và sự tự tin. Đây không phải chỉ là lý tưởng. Đã hơn 25 thế kỷ chư Tăng ni trong giáo pháp của Bụt đã sống một cách hòa hợp như vậy. Họ chỉ có tứ vật dụng là thức ăn, y áo, chỗ ở và thuốc chữa bệnh. Không có ai cần gì nhiều hơn để sinh tồn. Và nhiều Phật tử, họ đã sống một cách rất tri túc, không cho phép tham lam khống chế những gì là căn bản cần thiết. Quả đáng ngạc nhiên, để trở thành tri túc, chúng ta chẳng cần bao nhiêu.
    Lần sửa cuối bởi thanh_long; 09-01-2014 lúc 09:36 PM

  9. #6
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Năm Canh - Sáu Khắc

    Tại sao lại là "Đêm năm canh, ngày sáu khắc?"

    Theo lịch xưa, để tính thời gian trong một ngày và một đêm, người ta chia ra làm 12 giờ, từ giờ Tý đến giờ Hợi. Ban ngày được tính bằng Khắc; ban đêm tính bằng Canh. Chúng ta thường nghe những câu quen thuộc:

    Đêm năm canh, ngày sáu khắc .
    hay :
    Canh Một dọn cửa, dọn nhà
    Canh Hai dệt cửi, canh Ba đi nằm...
    Hoặc :
    Nửa đêm giờ Tý canh Ba…

    Trước khi tìm hiểu tại sao lại có “Đêm năm canh ngày sáu khắc” thì cũng cần biết cách đo thời gian của người xưa. Dụng cụ để đo thời gian người xưa thường dùng là:

    1- Nhật quỹ: Đồng hồ đo bóng mặt trời.
    2- Lậu khắc hay Lậu hồ: đồng hồ đo bằng nước hay bằng cát.
    3- Hương triện: đồng hồ đo bằng hương.

    Với câu Nửa đêm giờ Tý canh Ba thì chúng ta có thể đoán được chữ nửa đêm (tức khoảng 12 giờ đêm hoặc 0 giờ), còn giờ Tý canh Ba (tức khoảng 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng).

    Về nguồn gốc từ canh thì theo Tiết Quý Tuyên, một học giả đời Tống khoảng giữa thế kỷ XII cho rằng: ngoài Lậu hồ và Nhật quĩ là hai dụng cụ để xem giờ, người ta còn dùng Hương triện để xem, nhất là về ban đêm. Hương triện có thể là hương vòng (nhang vòng). Trên hương vòng có vẽ 5 dấu để định 5 canh. Nếu muốn thức dậy canh nào, người ta buộc một vật nặng nhỏ vào vòng hương, vào khoảng giờ muốn dậy. Hương cháy đến đó sẽ làm rơi vật nặng ấy xuống một cái chậu đồng, gây nên tiếng động để đánh thức người dậy. Người ta cũng có thể dùng những hộp hương khắc hình chữ Thọ theo kiểu chữ Triện, hương cháy đến đâu sẽ cho biết đêm đã đến canh mấy.

    Như thế, canh là đơn vị phổ biến để đo thời gian vào ban đêm đã có từ xa xưa, có thể xuất phát từ Trung Quốc.
    Thế còn đơn vị Khắc trong câu “Đêm năm canh ngày sáu khắc” có nghĩa là gì?
    Học giả Hoàng Xuân Hãn trong cuốn Lịch và Lịch Việt Nam cho biết:

    “ Theo lịch Á Đông xưa, Khắc có nghĩa là 1 phần 100 của ngày, tức là 14 phút 24 giây. Gốc của danh từ này này là cái thẻ mang nét khắc trỏ giờ và khắc được đặt nổi trên mặt nước của thùng nước dưới của đồng hồ”.( Lịch và Lịch VN, sđd, tr806 ).

    Xem thế thì đơn vị khắc được GS Hoàng Xuân Hãn định nghĩa ở trên không thể là đơn vị tính thời gian của ban ngày - ngày 6 khắc, vì 6 khắc chỉ chưa đầy 90 phút ! Vậy khắc ở đây là…bao nhiêu !?

    Tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh giải nghĩa Khắc là thời gian; Việt Nam Tân từ điển của Thanh Nghị ghi rõ hơn:

    “ Khắc : 1- Một phần tư giờ, mười lăm phút.
    2- Theo xưa thì một phần sáu trong một ngày.
    Nghĩa rộng: Khoảng thì giờ ngắn”

    Như thế, nghĩa của từ khắc được tác giả Thanh Nghị định nghĩa là 1 phần 6 của ngày, tức một ngày bao gồm 6 khắc. Nhưng…nếu tính cứ 1 canh hay 1 khắc là một giờ xưa thì 5 canh 6 khắc mới chỉ có …11 giờ ! Vậy còn đâu 1 giờ nữa !?

    Điều này được một số nhà nghiên cứu tử vi sau này ra công tính toán theo thời gian của đồng hồ hiện đại như sau : Sau khi trừ ban đêm 5 canh ( tức 10 giờ), còn lại 14 giờ ( tức 60ph x 14 =840 phút ), đem chia cho 6 khắc nên mỗi khắc có 140 phút, tức 2 giờ 20 phút !

    Thiết nghĩ điều đó thật vô lý! vì đã là đơn vị thời gian được tính bằng đồng hồ, cho dù đồng hồ bằng cát hay nước thì dứt khoát đơn vị phải bằng nhau, không thể của ngày dài hơn của đêm được !
    Thực ra, năm canh và sáu khắc cũng đã được một tác giả lý giải khá hay:
    Trong tập thơ Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều có hai câu:

    “ Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng
    Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền”

    Trong phần chú thích của hai câu thơ trên, tác giả Lý Thái Thuận đã giải thích là:

    Xưa, một ngày được chia ra làm 12 giờ, đặt khởi điểm ở giờ Tý. Ban ngày chia làm 6 giờ gọi là 6 khắc, kể từ giờ Mão đến giờ Thân (khoảng 5g sáng đến 17g chiều-TTT chú)
    Ban đêm chia ra 5 canh từ giờ Tuất đến giờ Dần (khoảng từ 19g đến 5 g sáng hôm sau-TTT chú)

    Riêng giờ Dậu ( khoảng 17g đến 19g) được xem là thời điểm tranh tối tranh sáng, không hẳn thuộc ngày cũng không hẳn thuộc đêm.

    Ngày trước, tiếng chiêng thu không ( thu cái không gian ban ngày lại ) đánh lên vào thời điểm này để cho người dân biết là đã đến giờ đóng cửa thành. Cũng theo quan niệm của người xưa về quan hệ Âm Dương tuần hoàn sinh diệt, thì Dương phải lấn hơn Âm một điểm để cái diệt không bị diệt hẳn, và cũng từ cái diệt đó mà sinh khởi. Do đó giờ Dậu được coi là không thuộc về ngày cũng không thuộc về đêm.

    Thiết tưởng đây là cách giải thích đúng đắn nhất về “Năm canh sáu khắc” dựa vào triết thuyết Âm Dương Ngũ hành của người xưa; một triết thuyết lý giải mọi sự tồn tại, vận hành của vũ trụ, của không gian và thời gian…

    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Tài liệu tham khảo:
    -Hoàng Xuân Hãn ,phần Lịch & lịch Việt Nam (trong tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh),Nxb KHXH, 2003.
    -Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển, Nxb Trường Thi, 1957.
    -Thanh Nghị, Việt Nam tân từ điển, Nxb Thời Thế, SG, 1952.
    -Nguyễn Gia Thiều- Cung oán ngâm khúc,Trần Kim Lý Thái Thuận diễn giảng, Nxb VHDT, 2004.
    -Thiên văn học cổ Trung Hoa, Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, (Bản sách điện tử).

    [/FONT]

  10. #7
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    202
    Thanks
    71
    Thanked 13 Times in 12 Posts
    Cảm ơn chủ thớt nhé. Nay mới biết thế nào là đêm 5 canh... từ hồi giờ cứ ù ù cạc cạc

  11. #8
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Liên quan đến chuyện "bên phải", "bên trái". Thiều gia xin cung cấp thêm cho các bạn một thông tin hết sức thú vị, ấy là: Tại sao xưa nay trên ảnh cưới bao giờ chúng ta cũng thấy chú rể ở "bên trái" còn cô dâu lại luôn luôn là... "bên phải" ?


    Bức ảnh cưới hiếm hoi của vợ chồng nghệ sĩ, diễn viên Điện ảnh Mai Ngọc Căn

    Nếu chú ý quan sát thì chúng ta có thể phát hiện thấy rằng trên các bức ảnh cưới, chú rể bao giờ cũng ở bên trái, còn cô dâu bao giờ cũng ở bên phải. Hiện tượng này thường thấy ở Trung Quốc (trong đó có cả Việt Nam).




    Theo cách giải thích của các nhà chuyên môn thì hiện tượng này bắt nguồn từ quan niệm Âm Dương trong triết học cổ đại Trung Quốc. Ý nghĩa xa xưa nhất của Âm Dương là chỉ phương hướng của các vật thể trong tương quan với mặt trời nếu hướng về mắt trời thì là Dương, còn nếu quay lưng về mặt trời thì là Âm.


    Vợ chồng nhà thơ Lưu Quang Vũ

    Về sau các nhà tư tưởng cổ đại lại dùng quan niệm này để giải thích hai phương diện đối lập với nhau và tiêu trưởng (giảm bớt và tăng thêm) lẫn nhau ở tất cả các sự vật. Họ cho rằng mâu thuẫn giữa Âm và Dương là điều cố hữu trong bản thân các sự vật. Âm và Dương thay đổi nhau là qui luật căn bản trong sự phát triển của vũ trụ. Trong hiện thực họ coi những cái gì to, dài, hoặc ở bên trên, bên trái là Dương. Còn những gì nhỏ, ngắn, hoặc ở bên dưới, hay bên phải thì được coi là Âm. Còn giữa hai giứoi Nam và Nữ, Nam được coi là Dương, Nữ được coi là Âm. Do đó đã hình thành tập quán nam ở bên trái, nữ ở bên phải.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  12. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Bàn Về chuyện:
    Tam cương - Ngũ thường - Tam tòng - Tứ đức



    Xưa, nhằm giúp cho xã hội được ổn định, trật tự, có nề nếp... người ta đã đặt ra phép tắc lễ nghi, những qui tắc ứng xử trong xã hội như Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ Đức... Vậy những chuẩn mực đó là gì và có ý nghĩa như thế nào?

    Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo.

    Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo.

    Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình.

    Tam cương: tam là ba, cương là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: Quân Thần (vua tôi), Phụ Tử (cha con), Phu Phụ (vợ chồng).

    1. Quân thần
    - Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.
    - Nghĩa là: dù vua có bảo thần chết đi nữa thì thần cũng phải tuân lệnh, nếu ko tuân lệnh thì xem như không trung với vua.

    2. Phụ tử
    - Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu.
    - Nghĩa là: cha bảo con chết, con không chết thì con không có hiếu.

    3. Phu phụ

    - Phu xướng phụ tùy.
    - Nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo.


    Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

    1. Nhân
    - Lòng yêu thương đối với vạn vật.

    2. Nghĩa
    - Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.

    3. Lễ
    - Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.

    4. Trí
    - Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.

    5. Tín
    - Phải giữ đúng lời hứa.

    Tam tòng (三从):
    Tam là ba, tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo

    1. Tại gia tòng phụ
    - Người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha.

    2. Xuất giá tòng phu

    - Lúc lấy chồng phải theo chồng.

    3. Phu tử tòng tử
    - Nếu chồng qua đời phải theo con.


    Tứ đức (四德):
    Tứ là bốn, đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có.

    1. Công
    - Khéo léo trong việc làm.

    2. Dung
    - Hòa nhã trong sắc diện.

    3. Ngôn
    - Mềm mại trong lời nói.

    4. Hạnh
    - Phẩm hạnh đoan trang.

  13. #10
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Nguồn Gốc Của Lì Xì và Tập Tục Lì Xì


    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    Phong bì lì xì

    Lì xì là một tên gọi của tục lệ mừng tuổi trẻ em trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước Á Đông và Việt Nam, đó là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu vàng son rực rỡ để mừng tuổi trẻ em. Trong phương ngữ miền Nam của tiếng Việt, tiền ấy được gọi là tiền Lì-xì.
    Theo tác giả Hạo-nhiên Nghiêm Toản [1], "lì xì" có gốc là từ 利市 (lợi thị) trong tiếng Trung. Từ này phiên âm kiểu pinyin là lì shì, có ba nghĩa như sau:

    - Số lời thu được do mua bán mà ra ;

    - Tốt lành, có lợi. Tháng Chạp ngày 24, khắp thị tỉnh (nhà quê, kẻ chợ) đều làm lễ rước Na (để khu trừ quỷ dữ), trống (rước) Na đến khắp mọi nhà cầu xin Lợi-thị (Theo Đông-kinh mộng-hoa-lục). - Khi người phụ nữ lấy chồng về đến cửa, mọi người đi theo cũng như người nhà đều xin Lợi-thị (hoặc đồ vật, hoặc là tiền) ;

    - Vận tốt, vận may. Sách "Bắc-mộng-tỏa-ngôn" rằng : "Khi Hạ-hầu Tư chưa gặp thời, còn luân lạc linh đinh, người ta gọi Tư là viên Tú-tài chẳng Lợi-thị" ;


    Trong cả ba trường hợp, "lợi-thị" hay "lì-xì', đều có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Tác giả Hạo-nhiên khẳng định rằng tiền Lì-xì, mừng tuổi, chính là thứ tiền đem lại cái hên, điều lành, điều tốt, cho trẻ em dịp đầu xuân.
    Tuy nhiên, giả thuyết rằng chữ Lì-xì là hai chữ Hán-Việt "lợi thị"(利是) đọc theo âm Quảng Đông được chấp nhận rộng rãi. Phong tục tặng phong bao bằng giấy điều trong đựng tiền cũng có ở Trung Quốc. Trong tiếng Quan Thoại, tục này được gọi là 紅包 ("hồng bao"), trong tiếng Quảng Đông là 利是 (lợi thị), 利市 (lợi thị) hoặc 利事(lợi sự). Tuy nhiên, ở Trung Quốc, tục lệ lì xì không chỉ có trong Tết Nguyên Đán mà còn trong nhiều dịp khác, cũng không chỉ dành cho trẻ em.

    Bach_djen sưu tầm.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •