Trang 2/3 ĐầuĐầu 123 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 29

Chủ đề: Thường thức: Giúp bạn tìm hiểu các thuật ngữ thường dùng...

  1. #11
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    Ý nghĩa tục Lì Xì ngày Tết



    Tranh Tam Tinh: Phước Lộc Thọ

    Quanh chuyện "lì xì" ngày Tết bằng tiền và bằng... chữ! Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng "lì xì" ở đâu ra? Nguồn gốc của nó thế nào? Chúng tôi lân la "tầm nguyên" qua các nhà nghiên cứu, hỏi trực tiếp bằng miệng có, giở sách vở các vị có, thấy giải thích hai chữ "lì xì" tựu trung là "tiền mừng tuổi".

    Cuốn từ điển thời nay do Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học chẳng hạn, mục từ lì xì giải thích: "Lì xì là mừng tuổi (bằng tiền). Tiền lì xì cho các cháu ngày mùng một Tết". "Lì xì" bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết, mà "liền tù tì" suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày "mùng" cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Theo một số vị mà chúng tôi hỏi chuyện, như cụ Nguyễn Quảng Tuân, Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Đan Quế, thì tục mừng tuổi vẫn cứ nên giữ. Nhà nghiên cứu Thông Hội bảo: "Đó là một phần đậm đà của phong vị Tết Việt Nam, đặc biệt đối với trẻ con, khiến trẻ nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu năm mới, đẹp như cổ tích". Với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả Dư âm, cứ nên lì xì "miễn là đừng lì xì tiền đô cho trẻ, không đúng chỗ, mà tập hư cho chúng ăn xài". Vũ sư Hoài Nhơn (Trần Trinh Nhơn), con trai lớn của công tử Bạc Liêu (Trần Trinh Huy), thì kể rằng: "Ba tôi mất ngày 21 tháng chạp năm Quý Sửu 1973 ở Sài Gòn. Đầu năm đó, ăn cái Tết cuối cùng, ông còn lì xì tôi mặc dầu tôi đã 27 tuổi. Tôi vẫn không quên cái phong bì màu đỏ ấm áp, biểu lộ tình cảm của một người cha lúc nào cũng nhìn xuống con mình như thời còn nhỏ tại Bạc Liêu". Nhà nghiên cứu Cao Sơn giải thích: - Lì xì tiếng chữ là lợi thị, đọc theo âm Quảng Đông, Triều Châu thành "Lê - i - xị", chỉ số tiền được cho, tặng trong các dịp đầu năm, khai trương và cả trong lễ thành hôn nữa, chứ không bó hẹp trong dịp Tết Nguyên đán.

    Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Thường người Tàu bỏ tiền vào bao giấy màu đỏ. Người Việt Nam ta cũng làm tương tự, phổ biến ở miền Nam ngày Tết. Ở miền Trung thì ông bà cha mẹ, người tôn trưởng cho con cháu tiền mới vào dịp Tết gọi là "tiền mừng tuổi". Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà hồi xưa, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước. Qua giao thừa, tới sáng sớm mùng một, con cháu bảo nhau tới nhà thờ để chúc Tết và lạy mừng ông bà, cha mẹ. Không chỉ lạy suông, cũng không thể muốn lạy mấy lạy thì lạy, mà theo nhà văn Toan Ánh, chỉ lạy... hai lạy rưỡi. Lạy xong con cháu phải biết "thơm thảo" với đấng sinh thành bằng cách cung kính dâng lên những thứ bánh trái tươi ngon và một phong giấy hồng: Bên trong phong giấy thẳng thớm này có đặt một món tiền, để lên khay tươm tất và hoan hỷ, xin các cụ nhận cho, đó là "tiền mở hàng". Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc các cụ quanh năm sung mãn, may mắn. Tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con. Bằng hữu thân quyến tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà ở "tình", tức ở lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm. Thậm chí không có một cắc bạc mà chỉ có... chữ. Chữ viết rõ to, đậm nét để "làm quà" mừng tuổi như chuyện dưới đây.


    Một nghi lễ kính sư được các bạn trẻ người Trung Quốc tiến hành trong dịp tri ân thầy

    Xưa, có một nhà nọ, nghèo quá, sinh ba đứa con trai. Tết đến người cha không có tiền để lì xì. Chiều ba mươi, ông nghĩ ra một cách, lấy giấy đỏ làm 3 cái phong bì, bề ngoài trông thẳng thớm tươi tắn đỏ thắm như các phong lì xì khác. Nhưng bên trong không bỏ tiền, mà thay bằng 3 miếng giấy được ông viết 3 chữ nắn nót: Phước - Lộc - Thọ. Qua sáng mùng một, người cha gọi 3 đứa con trai đến trước bàn thờ, xoa đầu chúng, tươi cười mừng tuổi chúng bằng 3 cái phong bì nhẹ hẫng, sau khi đã giải thích Phước là gì, Lộc là gì, Thọ là gì... Qua Tết, bước vào năm mới, chẳng ngờ nhà ông phát tài, tiền vô như triều cường. Thoắt cái, lại tới ba mươi tháng chạp. Ý chừng nhớ lại Tết xưa nghèo thiếu, đạm bạc, ông định bụng sẽ tái diễn cách "lì xì" bằng chữ để ba đứa "Phước Lộc Thọ" đừng bao giờ quên rằng, chúng đã được ăn no mặc ấm từ một quá khứ đói rách gần đây. Ai đời, khi nhận phong bì xong, ba đứa con bóc ra, mỗi đứa đều thấy vỏn vẹn chữ Phước, còn hai chữ Lộc Thọ biến đâu mất. Người cha cũng ngạc nhiên không kém. Bốn cha con đang phân vân, bỗng một người từ đâu đến bảo: "Ta là phúc thần của đất này. Chữ Phước đó do ta ban cho. Chỉ cần có nó cũng gồm đủ cả ba: phước, lộc, thọ, vì có phước mới hưởng được lộc, mới thọ lâu. Vì thế chẳng cần phải cầu lộc, cầu thọ, chỉ một chữ phước để mừng tuổi đầu năm là đủ". Nói rồi, biến mất. Nhìn lại phong lì xì, cả bốn cha con sửng sốt một lần nữa vì chữ phước cũng biến mất luôn, trên mặt giấy trống trơn, trắng toát.


    Tranh Phước Huệ và Cá Chép*.


    Bấy giờ vị thần thứ hai hiện ra kể cho bốn cha con nghe một chuyện mừng tuổi xa xưa. Đó là câu chuyện nổi tiếng khắp châu Á, loan truyền qua Tây Tạng và dãy Hy Mã Lạp Sơn, đến cả lưu vực sông Hoàng Hà, Dương Tử của Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, về một người cầu phước được phước, trở nên giàu có nhưng hết sức keo kiệt. Ông ta quên những điều tốt đẹp, những ban phát ngọt ngào, rộng lượng mà mình đã làm ở tiền kiếp, vì vậy một mực thâu góp vàng ngọc về riêng mình, trong kiếp này, bỏ vào chiếc hũ, đem chôn ở một vị trí bí mật trong nhà không cho ai hay. Ngay cả con trai của ông cũng không được biết nơi cất giấu. Về già, ông ngã bệnh. Khi chết, linh hồn ông bị hũ vàng ám ảnh, đã quay lại nhà cũ, tìm cách chui vào xác chết cứng lạnh của mình, nhưng bất lực. Thấy vậy, một con chó gần nhà có linh tính đã nhường thể xác hèn mọn của mình cho kẻ giàu có kia trú vào, rồi bay lên không trung thoáng đãng. Còn ông nhà giàu thay thế làm chủ thể xác của con vật bốn chân, thỏa mãn được "sống" lại, dầu với tấm thân thuộc hàng súc sinh như chó. Con chó đó lạ thay suốt ngày không đi đâu cả, cứ nằm lì trước hiên. Mà chỉ nằm ở một nơi nhất định sát cửa ra vào. Hễ người con (bây giờ đã là chủ nhà) đuổi đi, một lát không lâu nó lại quay về chỗ cũ, cứ như rời chỗ ấy là nó rời sự sống của nó vậy. Các phước quả mà nó hưởng là hũ vàng ngọc, giờ đây trở thành điều vô phước cột chặt nó vào tham si. Ngày nọ, một đại sư ngang qua, nói với đứa con: "Này anh kia, anh có biết con chó đó là ai không?". "Dạ thưa không". "Ta nói cho biết, nó chính là cha của ngươi. Vì sao nó nằm lì suốt ngày đêm ở khoảnh đất sát cửa đó? Ấy là vì nó luyến tiếc của cải chôn dưới đất. Hãy đào lên". Người con lấy làm lạ, cho đào thử chỗ con chó thường nằm, thì quả nhiên thấy hũ vàng bên dưới. Bị rúng động vì việc này, người con tỉnh ngộ, từ chối sở hữu số vàng, rời nhà theo vị đại sư lên núi, về sau trở thành một trong những vị tổ đầu tiên của lịch sử Thiền tông. Vị này tỉnh ngộ rằng: nếu làm phước, được phước mà thiếu huệ tức trí huệ sẽ trở nên nguy hiểm ngu si như con chó kia vậy. Được phước, thiếu huệ, thì như nằm trên đống vàng, đống ngọc mà vẫn khổ đau, thiếu thốn, phiền bực. Kể xong, vị thần bảo: "Đó là lý do vì sao ta phải xóa trắng chữ phước trong bao lì xì mừng tuổi của các ngươi. Nó chỉ có ý nghĩa tốt đẹp nếu sinh đôi cùng huệ, bằng không chỉ là động lực cho những cuộc thăng trầm bất tận. Giờ đây ngươi hãy nhìn xem".


    Chữ Phúc

    Bốn cha con thấy trên bao lì xì hiện lên hai chữ Phước Huệ. Hai chữ này để mừng tuổi cho mọi tâm hồn đã đi qua mùa đông để mở đầu một năm mới thăng hoa.

    Bach_djen sưu tầm và giới thiệu
    ------------------------------------------
    *
    Con cá đọc tiếng Tàu là [dũy] đồng âm với chữ DƯ = dư dật / thừa thãi. Do đó, tranh tết vẽ con cá là để chúc nhau có của cải dư dật.

  2. #12
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    Tìm hiểu 'Lục nghệ' thời Trung Quốc cổ đại



    Vào thời nhà Chu (1122 TCN – 256 TCN) "sáu loại nghệ thuật" hay còn gọi là "lục nghệ" (六艺) đã được giới thiệu trong hệ thống giáo dục Trung Quốc.

    Lục nghệ bao gồm lễ, nhạc, xạ (bắn cung), số (toán học), ngự (cưỡi xe ngựa) và thư pháp. Hầu hết những khái niệm này được cho là bắt nguồn từ trường phái tư tưởng của Khổng Tử.

    Lễ được ví như là sự mộ đạo của một cá nhân, sự tôn kính thần thánh, và tôn trọng những người xung quanh. Nhiều nghi lễ được cử hành trong các lễ tưởng niệm, đám tang và các hoạt động quân sự.


    Nhạc là một môn học chính trong việc giảng dạy lục nghệ.Âm nhạc cổ điển Trung Quốc gây cảm hứng cho thế gian với những âm thanh và cung bậc riêng biệt mà đôi khi có thể cảm nhận như thể là chúng đang nói chuyện với bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy sinh viên và người lớn tuổi nghe nhạc cổ điển trong khi học tập hay làm việc có hiệu quả và năng suất hơn những người nghe nhạc pop. Âm nhạc cổ điển đã được chứng minh là kích thích một phần của não bộ và không làm người ta bị rối trí và lẫn lộn. Tổ tiên Trung Quốc hẳn đã biết điều này cách đây hơn 2.000 năm.


    Bắn cung là một phương pháp tuyệt vời được sử dụng nhằm nâng cao tính chính xác, sự siêng năng và tập trung. Không chỉ các học sinh được dạy làm thế nào để nuôi dưỡng những giá trị [tính cách] quan trọng này, mà đồng thời chúng còn được đào tạo để bảo vệ chình mình hoặc trong thời chiến của Trung Quốc cổ đại những kỹ năng này sẽ được áp dụng để bảo vệ triều đình.


    Khi nói đến Toán học không thể không nói về tầm quan trọng của nghệ thuật chủ yếu này. Một số nhà toán học vĩ đại nhất là đến từ Trung Quốc như Thẩm Quát (Shen Kuo) và Lưu An (Liu An). Các kỹ năng toán học tốt đã được sử dụng ở nhiều khía cạnh quan trọng của đời sống người Trung Quốc, như Thiên văn học và Y học Trung Quốc hay "Trung Y". Ngay cả ngày nay khi chúng ta so sánh khả năng toán học Trung Quốc trong hệ thống giáo dục thì yêu cầu của các kỹ năng này là cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ và các nước khác, nơi mà máy tính được sử dụng thường xuyên.

    Ngự tức nghệ thuật cưỡi ngựa, đánh xe: là một cách thức cao quý và làm dịu các bài học quá sôi nổi trong lớp học. Theo tiềm thức thì hình thức thể thao này cũng giúp học sinh làm quen với việc cưỡi ngựa ở tốc độ cao giống như kiểu dân quân Trung Quốc ra chiến trận khi thời điểm đến. Vì vậy, khi thời điểm cần bảo vệ đất nước đến thì những nguyên tắc cơ bản đã được ăn sâu trong đầu.


    Thư pháp Trung Hoa được ủy thác một cách rộng rãi cho các trường học và cho những người được dạy ở trường tư thục. Thư pháp được dùng để rèn luyện tính tự kiềm chế và khuyến khích sự hoàn thiện. Người dân Trung Quốc vào thời đó xem nét chữ viết tay một người như bộ mặt thứ hai của người đó và được cho là cách nhận ra tính cách một người thông qua khả năng viết thư pháp. Thư pháp chính là tấm gương thể hiện nhân cách của họ.

    S.T
    ------------------------------------------------------
    Nguyên văn trong Tự Điển Bách Khoa tiếng Hán

    古六艺
    六藝要求学生掌握的六種基本才能 : 禮、樂、射、御、書、數。《五經 述 解 》 :「六 藝 數 家 或 以 【詩】 代 【樂】,緣古人詩以合樂者,實 【樂】 方 正 宗 也。」

    • 禮:禮节(類似今日德育教育)。五 礼 者 ,吉、凶、宾、军、嘉也。
    • 樂:音樂。六乐 :云门、大咸、大韶、大夏、大 镬 、大 武 等 古 乐。
    • 射:射箭技術。这五种射技为:白 矢 、参连、剡注、襄尺、井仪。
    • 御:駕駛馬車的技術。
    • 書:文学。书法(书写,识字,作文 ) 六 书:象形 、指事、会意、形声、转注、假借
    • 數:算术与数论知识。

    Doancongtu sưu tầm và biện tập.

  3. #13
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    HỆ ĐO LƯỜNG


    1. TRƯỢNG

    Đơn vị đo chiều dài Việt Nam xưa
    ________________________________________

    Hệ thập phân
    丈 Trượng
    五 Ngũ

    尺 Thước

    𡬷 Tấc

    分 Phân

    釐 Ly

    毫 Hào

    絲 Ti

    忽 Hốt

    微 Vi

    ... Lý

    ... Dặm

    ... Sải

    Trượng là một đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Nó nằm trong các đơn vị đo độ dài cổ theo hệ thập phân dựa trên một cây thước cơ bản. Một trượng bằng 10 thước.

    Việt Nam

    Trước khi Pháp chiếm đóng Đông Dương, tồn tại nhiều loại thước ở Việt Nam, phục vụ cho các mục đích khác nhau và có độ dài khác nhau. Theo và thì có 3 loại thước chính: thước đo vải từ 0,6 đến 0,65 mét, thước đo đất khoảng 0,47 mét và thước nghề mộc từ 0,28 đến 0,5 mét. Do đó cũng có các loại trượng tương ứng.

    Ngày 2 tháng 6 năm 1897, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra sắc lệnh quy định, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1898, ở địa bàn Bắc Kỳ thống nhất tất cả các loại thước thành một loại thước ta bằng 0,40 mét. Theo chuẩn trên, vào đầu thế kỷ 20, một trượng dài 4 mét. Tuy nhiên, Trung Kỳ vẫn dùng chuẩn cũ. Theo [6], tại những nơi dùng chuẩn cũ, 1 trượng = 4,7 mét.

    Khảo dị

    1 trượng cũng có thể được hiểu bằng 4 thước mộc, khoảng 1,70 mét.

    Trung Hoa

    Trong hệ đo lường cổ Trung Hoa, do thước Trung Quốc cổ dài khoảng 0,333 mét, một trượng Trung Hoa dài 3,33 mét.

    Dặm Anh

    (đổi hướng từ Dặm)
    1 dặm =
    Đơn vị quốc tế

    1.609,344 m = 1,6093 km

    1,6093×106 mm = 16,0934×1012 Å

    10,7578×10−9 AU = 170,1078×10−15 ly

    Mile (dặm Anh hay đơn giản chỉ là dặm) là một đơn vị chiều dài, thường được dùng để đo khoảng cách, trong một số hệ thống đo lường khác nhau, trong đó có Hệ đo lường Anh, Hệ đo lường Mỹ và mil của Na Uy/Thụy Điển. Chiều dài của mỗi hệ chênh lệch nhau, nhưng nói chung là hơn 1 km và dưới 3 km. Trong các ngữ cảnh tiếng Anh hiện nay mile có thể là:

    • Dặm pháp định bằng 5.280 feet (khoảng 1.609 m), hoặc 63360 inch
    • Hải lý (nautical mile) bằng chính xác 1.852 m (khoảng 6.076 feet).

    Có nhiều cách viết tắt cho mile: mi, ml, m, M. NIST hiện nay sử dụng và đề nghị cách viết tắt "mi", nhưng dặm trên giờ thường được viết ngắn lại là "mph", "m.p.h." hoặc "MPH" thay vì "mi/h".

    Mile nguyên thủy
    Đơn vị khoảng cách gọi là mile được sử dụng lần đầu bởi những người La Mã để chỉ một khoảng cách là 1000 pace (bước chạy) (1 pace là 2 step - hay bước đi, 1000 pace trong tiếng Latin là mille passus) hoặc 5000 feet La Mã, và tương ứng với khoảng 1480 mét, hoặc 1618 yard hiện đại[1].
    Định nghĩa hiện nay của một mile là 5.280 feet (chứ không phải 5000 như thời La Mã). Tỷ lệ này có từ thế kỷ 13, và sau được xác nhận bởi quy định pháp luật dưới triều đại Nữ hoàng Elizabeth I. Việc điều chỉnh chiều dài của mile là để thích ứng với rod, một đơn vị chiều dài nằm trong các văn bản pháp luật cổ của Anh.

    Các loại mile
    Trong cách dùng ngày nay, có nhiều khoảng cách khác nhau được định nghĩa là mile.

    Nó bắt nguồn từ Đạo luật của nghị viện Anh vào năm 1592 dưới thời trị vì của Elizabeth I của Anh. Luật này định nghĩa Mile pháp định là 5.280 feet hoặc 1.760 yard; hoặc 63.360 inch. Lý do xuất hiện những con số khá bất quy tắc này là do 5280 feet tạo thành từ tám furlong (chiều dài vết xe tạo ra trước khi ngựa đổi hướng, furlong = furrow (vết xe) + long (dài)). Đến lượt 1 furlong bằng 10 chain (xích) (xích của viên thanh tra, được dùng cho đến khi dụng cụ đo bằng laser thay thế); một chain bằng 22 yard và một yard bằng 3 feet, do đó thành ra là 5280 feet. 22 yard cũng là chiều dài của sân thi đấu môn cricket, một trò chơi bắt nguồn từ Anh và vẫn còn được chơi ở một số nước trước đây là một phần của Đế quốc Anh.
    Trước khi có đạo luật của nghị viện Anh thì chiều dài của mile chưa thống nhất. Mile của người Ireland bằng 2240 yard (6720 ft) và mile của người Scotland, được gọi là Mile Hoàng gia ở Edinburg, là khoảng cách từ Lâu đài đến Cung điện Holyroodhouse, và bằng 1976 yard (5928 ft). Ở Anh, một dặm La Mã bằng 5.000 feet cũng thường được dùng, một chiều dài không chẵn cho furlong và yard (5000 ft = 1666 2/3 yard). Vào những năm 1500, sự đo đạc bản đồ chính xác đã bắt đầu phổ biến, như bản đồ Các Hạt ở nước Anh của Saxton. Do đó, một dặm tiêu chuẩn trở thành vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết, đã dẫn đến Đạo luật Nghị viện. Nó cũng liên quan đến khả năng thu thuế, vì một chuẩn đo thống nhất trên toàn quốc sẽ là cần thiết để tránh những tranh cãi trong từng vùng về chiều dài và diện tích.

    • Ngày nay, dặm pháp định quốc tế đã được thống nhất trên khắp thế giới. Mile được định nghĩa chính xác là 1.760 yard quốc tế (bằng 0,9144 m) và do đó bằng chính xác 1.609,344 mét (hay 1,609344 km). Một kilômét bằng 0,621371192 dặm. Mile này cũng được dùng ở Hoa Kỳ và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland như một phần của Hệ đo lường Mỹ và Hệ đo lường Anh. Các thành phần của dặm pháp định quốc tế cũng giống như Đạo luật Nghị viện Anh vào năm 1592, đó là 8 furlong, 80 chain hoặc 5.280 feet quốc tế.

    • Tất cả sự chuyển đổi sang hệ mét đều theo một thỏa thuận quốc tế được tạo ra vào năm 1960, đó là một inch bằng chính xác 25,4 milimét (2,54 xentimét). Có 12 inch trong một foot và tất cả các sự chuyển đổi từ feet sang mét (và ngược lại) đều theo chuẩn đó.

    • Dặm khảo sát Hoa Kỳ dựa trên một inch được định nghĩa chính xác là 1 mét = 39,37 inch. Mile này đo được 5.280 feet khảo sát của Mỹ, hoặc xấp xỉ 1.609,347 mét. Vì vậy dặm quốc tế chênh lệch với dặm khảo sát với tỷ lệ 1 dặm pháp định: 0,999 998 dặm khảo sát. Dặm khảo sát được dùng trong Hệ thống Khảo sát Đất đai Công cộng của Hoa Kỳ.

    Còn nữa...

  4. #14
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    HỆ ĐO LƯỜNG

    Tiếp theo...
    2. Hải lý

    Sự hữu ích của hải lý
    Mỗi vòng tròn là một vòng tròn lớn – tương tự như một đường thẳng trong lượng giác cầu – và do đó là đường thẳng ngắn nhất nối liền hai điểm trên bề mặt cầu.

    Hải lý hay Dặm biển (nautical mile) trước đây được định nghĩa bằng chiều dài góc 1 phút của cung kinh tuyến (hoặc là bất kỳ vòng tròn lớn nào) của Trái Đất. Mặc dù khoảng cách này thay đổi tùy vào vĩ độ của kinh tuyến (hoặc vòng tròn lớn) nơi đang sử dụng, trung bình nó khoảng 6.076 feet (khoảng 1852 m hoặc 1,15 dặm pháp định).

    Hải lý trên giờ có tên là knot (tiếng Việt gọi là gút hay nút).

    Những người đi biển sử dụng com-pa để "bước đi" trên đường thẳng nối giữa hai điểm cần đo, sau đó đặt com-pa mở vào thước đo độ vĩ ở góc bản đồ, từ đó đọc được khoảng cách tính theo hải lý. Vì ngày nay ta biết rằng Trái Đất hình ellipsoid chứ không phải hình cầu, nên cách tính khoảng cách hải lý như thế sẽ khác nhau khi thay đổi từ xích đạo lên các địa cực. Ví dụ, sử dụng WGS84 Ellipsoid, Mô hình Trái Đất được chấp nhận phổ biến hiện nay, 1 phút vĩ độ tại xích đạo WGS84 là 6.087 feet và tại địa cực là 6.067 feet.

    Ở Mỹ, một hải lý được định nghĩa vào thế kỷ thứ 19 là 6.080,2 feet (1.853,249 m), trong khi ở Anh Hải lý Hải quân được định nghĩa là 6.080 feet (hay 1.853,184 m), tương đương với 1 phút độ vĩ theo các vĩ tuyến ở phía Nam nước Anh. Những nước khác có những định nghĩa khác về hải lý, nhưng hiện nay nó đã được định nghĩa trên toàn thế giới là bằng chính xác 1.852 mét.

    • Hải lý hầu như được sử dụng trên toàn thế giới khi du hành bằng đường hàng không, hàng hải, và các lĩnh vực liên quan đến hàng hải vì mối liên hệ của nó với độ và phút của độ vĩ và khả năng sử dụng thước đo tỷ lệ vĩ độ của bản đồ để đo khoảng cách.

    • Một thuật ngữ khác - dặm biển - vẫn còn được sử dụng cho khoảng cách của một phút độ vĩ.
    Những dặm khác

    • Dặm La mã (tiếng Latin: mille passus, số nhiều milia passuum), bằng 1000 bước kép (passus, số nhiều passūs) mỗi bước bằng 5 feet La Mã (pēs, số nhiều pedēs). Chiều dài của nó là 5.000 feet La Mã, khoảng gần chính xác 1500 m.

    • Dặm Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: mil) bằng với 7.532 mét (hoặc 24.000 feet Đan Mạch hay 12.000 alen).

    • Dặm dữ liệu được dùng trong các vật thể liên quan đến radar và bằng 6.000 feet (1,8288 kilômét).

    • Dặm Hà Lan (dặm "Hollandic") bằng xấp xỉ một phần mười chín độ (~5,8 kilômét).

    • Dặm Hà Lan (hay dặm "Netherlandic") bằng chính xác 1 kilômét trong Hệ Mét của Hà Lan 1820-1870.

    • Dặm Đức được tính bằng một phần 15 độ (và do đó bằng bốn lần hải lý hoặc 6,4 kilômét).

    • Dặm Ireland bằng 2.240 yard (2.048,256 m).

    • Dặm Ý còn được gọi là dặm La Mã (~1,52 kilômét hay 0,944 dặm pháp định) là một ngàn bước, mỗi bước là 5 feet La Mã (foot La mã bằng 1 phần 5 của một inch ngắn hơn foot London).

    • Thuật ngữ Dặm Metric được dùng trong thể thao như môn điền kinh và trượt băng tốc độ để chỉ khoảng cách là 1,5 kilômét. Ở các giải thi đấu ở cấp phổ thông ở Mỹ, thuật ngữ này đôi khi được dùng cho một cuộc đua dài 1,6 kilômét.

    • mil của Na Uy/Thụy Điển (dặm Thụy Điển, hiện được dùng ở Na Uy và Thụy Điển) được định nghĩa bằng 10 kilômét từ ngày 1 tháng 1 năm 1889, khi hệ mét được giới thiệu tại Thụy Điển. mil, đơn vị tồn tại trước khi hệ mét ra đời, trước đây có tên là rast, nghĩa là ngừng, nghỉ, dài khoảng 11,3 kilômét ở Na Uy (xem Dặm dài ở dưới) và 10.688,54 mét ở Thụy Điển, đại diện cho khoảng cách thích hợp giữa hai chặng nghỉ khi đi bộ. Trong các tình huống thông thường và không chính xác liên quan đến những khoảng cách dài hơn vài cây số, theo một quy định, mil được dùng thay vì kilômét. Nó cũng được dùng phổ biến để đo mức tiêu thụ nhiên liệu của xe cộ; lít trên mil có nghĩa là số lít nhiên liệu tiêu thụ trên mỗi 10 kilômét.

    • Dặm Ba Lan gần bằng dặm Hà Lan.

    • Dặm Scotland bằng 1.976,5 yard (1,807.3116 m).

    • Dặm dài, được sử dụng trước đây bởi người Na Uy, Thụy Điển và Hungary, gần bằng một dặm Đức rưỡi hoặc khoảng 11 kilômét.

    • Đơn vị tương ứng của Phần Lan, virsta, là 1068,8 m. Mười virsta tạo thành một peninkulma (có nghĩa là "tầm nghe của chó săn", khoảng cách xa nhất có thể nghe được tiếng sủa của chó trong không khí), 10,688 km. Ngày nay peninkulma để chỉ 10 km trong cách dùng thông dụng của Phần Lan (giống như mil trong cách dùng của Na Uy và Thụy Điển).

    • Dặm của người bơi là 1500 mét hoặc 30 vòng trong một hồ 25 mét. Nó có thể chuyển đổi (thô) thành 1650 yard trong hồ nước 25 yard (33 vòng), khoảng cách chuẩn trong các cuộc thi Liên trường Đại học ở Hoa Kỳ.

    • Dặm quốc gia được sử dụng thông tục để chỉ một khoảng cách rất dài.

    Nguồn: Wikipedia tiếng Việt

  5. #15
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Tìm hiểu về thuật ngữ... "Chửi Đổng" !?

    Zhuangzhu Shao

    Chửi đổng !
    Là hành vi dùng mồm phun ra những lời nói, ngôn từ thô lậu, tục tỉu nhằm cảnh báo, dăn đe, mạt sát, hạ thấp uy tín của người khác... hoặc đơn giản chỉ để thỏa mãn cái chí "chậm tiêu", cái tính "bảo thủ", cái sở thích "cuồng si"... của mình. Chửi đổng thường xuất phát từ tính ích kỷ, tâm địa hẹp hòi, sự ghen ăn tức ở, sự kèn cựa hoặc đôi khi chỉ là bị chèn ép, đè nén về tâm lý, bị stress.

    Chửi đổng tuy là chửi "đểu" nhưng là chửi vu vơ (có thể chửi có định hướng hoặc không định hướng), không nhằm vào đối tượng cụ thể nào nên khó bắt lỗi; "Chửi đổng" thường được thực hiện trong hoàn cảnh bất ngờ, trong tư thế không định trước; "Chửi đổng" thường có âm lượng to đến rất to, cũng có thể nhỏ và đôi khi cũng chỉ vừa đủ để... tự chửi tự nghe.

    Đặc trưng của chửi đổng là mang tính ẩn dụ cao. Do chửi đổng không được coi là hành vi phạm pháp, là có tội nên ai cũng có thể... "chửi đổng" (nếu cảm thấy thích, thấy như vậy là thực sự cần thiết) .

    Biểu hiện dễ nhận biết ấy là "chửi mà không nhìn mặt đối phương".
    Chửi đổng cũng nguy hiểm như kẻ đốt pháo đít trâu vì không biết nổ lúc nào.

    .................
    P/s: ai biết thêm thì bổ xung vào cho hoàn thiện.

    Nguồn: facebook Zhuangzhu Shao

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  6. #16
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Tìm Hiểu Phương Châm 16 Chữ Vàng và Tinh Thần 4 Tốt

    Ngay từ những ngày đầu tiên của tháng 5 năm 2014, nhà cầm quyền Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan HD981 trái phép vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam, cho tàu thuyền xua đuổi, tấn công và đâm chìm các tàu cá, tàu hải giám, tàu cảnh sát biển của Việt Nam (ngay tại khu vực quần đảo Hoàng Sa)... đã khiến cho mối quan hệ giữa hai nước Việt - Trung trở nên vô cùng ngột ngạt, căng thẳng và gay gắt, gay gắt như chính cái không gian "rực lửa" của những ngày đầu Hè.

    Hành động coi thường luật pháp quốc tế của nhà cầm quyền Trung Quốc dĩ nhiên là làm cho tình hình biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng và phức tạp, tình hình an ninh trên thế giới và khu vực càng thêm trầm trọng. Nhưng trên hết, việc làm của giới lãnh đạo Trung Quốc đang có nguy cơ phá vỡ mối bang giao láng giềng hữu hảo hết sức tốt đẹp mà hai Đảng và nhân dân hai nước vừa xác lập và đang tổ chức vun bồi ấy chính là phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt.

    Phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt là gì ? Cụ thể ra sao? Vì sao nói phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng to lớn, sâuđậm, mang tính quyết định đến sự ổn định và phát triển bền vững của hai quốc gia Trung - Việt.

    Dưới đây, Admin xin trân trọng giới thiệu đến các bạn nội dung cơ bản của Thập Lục Tự Phương Châm 十 六 字 方 针 (Phương châm 16 chữ) và Tứ Hảo Tinh Thần 四 好 精 神 (Tinh thần 4 tốt).






    Phương châm 16 chữ:
    - Láng giềng hữu nghị

    睦邻友好
    - Hợp tác toàn diện

    全面合作
    - Ổn định lâu dài

    长期稳定
    - Hướng tới tương lai


    面向未来

    Tinh thần 4 tốt:


    - Láng giềng tốt
    - Bạn bè tốt
    - Đồng chí tốt
    - Đối tác tốt.

    Còn nữa...

  7. #17
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    A. Phương châm 16 ch vàng

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Phương châm 16 chữ vàng

    (
    tiếng Trung: 十六字方针) (thập lục tự phương châm) là phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" do lãnh đạo Trung Quốc đưa ra xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước Việt – Trung trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới là một trong 3 đột phá mở ra cục diện phát triển mới giữa quan hệ hai nước .

    Bối cảnh ra đời phương châm
    Tháng 11 năm 1991, sau khi Trung Quốc và Việt Nam thực hiện bình thường hoá quan hệ, nhà lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước liên tiếp đi thăm lẫn nhau, sự giao lưu và hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá ngày càng mở rộng và sâu sắc. Do đặc thù địa lý tự nhiên, con người, chế độ xã hội và vận mệnh sống còn của hai đảng cầm quyền của hai nước hết sức gần gủi, gắn bó: Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan.

    Khởi tạo phương châm

    Đầu năm 1999, Tổng bí thư
    Giang Trạch Dân đã đề ra và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã đồng ý Phương châm 16 chữ vàng "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" đã xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới được lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước xác định trong Tuyên bố chung, từ tháng 2/1999.

    Nội dung phương châm
    Tháng 11 năm 2000, khi hội đàm với Tổng bí thư mới đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đến thăm, Tổng bí thư Giang Trạch Dân nêu rõ, 16 chữ này là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước.


    • "Ổn định lâu dài" (长期稳定, Trường kỳ ổn định) là nhấn mạnh tình hữu nghị Trung Việt là phù hợp lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình hình nào đều phải giữ sự ổn định và phát triển lành mạnh của quan hệ hữu nghị, khiến nhân dân hai nước đời đời hữu nghị với nhau; "
    • Hướng tới tương lai" (面向未来, Diện hướng vị lai) là phải xuất phát từ hiện nay, nhìn về lâu dài, kế thừa truyền thống, mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung Việt;
    • "Hữu nghị láng giềng" (睦邻友好, Mục lân hữu hảo) là yêu cầu hai bên phải làm người láng giềng tốt, người bạn tốt, trước sau xử lý mọi vấn đề trong quan hệ hai nước với tinh thần hữu nghị láng giềng;
    • "Hợp tác toàn diện" (全面合作, Toàn diện hợp tác) là phải không ngừng củng cố, mở rộng và sâu sắc sự giao lưu và hợp tác giữa hai đảng, hai nước trong mọi lĩnh vực, để mưu cầu hạnh phúc cho hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời góp phần cho việc giữ gìn và thúc đẩy nền hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực.


    Tác động

    Việc xác định Phương châm 16 chữ vàng, khiến quan hệ hai đảng, hai nước Trung Việt đã thu được tiến triển quan trọng mới. Hai nước đã lần lượt lý hiệp ước biên giới trên bộ, hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và hiệp định hớp tác ngư nghiệp. Hai đảng, hai nước Trung Việt đã triển khai cuộc giao lưu kinh nghiệm quản lý đảng, quản lý đất nước một cách sâu rộng, sự hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước đã bước lên thềm cao mới, sự giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, nhất là giữa thanh niên hai nước cũng đã tiến ra một bước có nghĩa sâu xa.

    Thực hiện Phương châm 16 chữ vàng, trong những năm qua lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước liên tục có các chuyến thăm quan trọng, nhằm không ngừng vun đắp, đưa quan hệ hữu nghị đặc biệt đồng chí anh em lên tầm cao mới, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân hai nước.

    Tiếp tục các chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Bằng, tháng 11-1992 và tháng 6-1996, của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân, tháng 11-1994 và tháng 3-2002, của Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch, tháng 11-1996, của Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ, tháng 12-1999, của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, tháng 10-2004, chuyến thăm Việt Nam lần này của Hồ Cẩm Đào từ ngày 31/10 đến 2/11 năm 2005 là chuyến thăm cấp cao nhất, với cương vị đầy đủ nhất- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch quân uỷ Trung ương, kể từ Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2002 đến nay. Đây thực sự là chuyến thăm lịch sử, là bước ngoặt, tiếp tục thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai Đảng, là biểu hiện của tình đoàn kết hữu nghị thuỷ chung, đồng chí anh em, được chứng minh bằng những thành tựu mà nhân dân hai nước đã giành được trong 55 năm qua, đồng thời khẳng định trước sau như một đường lối đối ngoại mà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đã khẳng định trong các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay.

    Thành tựu
    Đảng và Nhà nước hai bên có quyền tự hào trước những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực hợp tác, đặc biệt là trên lĩnh vực phát triển kinh tế dựa trên 16 chữ. Đến nay, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai bên đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đây là biểu hiện sinh động, Kết quả to lớn của tình đoàn kết anh em theo Phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt. Quan hệ kinh tế và thương mại hai nước có những bước tiến triển quan trọng sau chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tháng 7-2005. Với tổng giá trị các hợp đồng và thoả thuận giữa các doanh nghiệp lên hơn 1,9 tỷ USD, trong đó lớn nhất thuộc về ngành thép trị giá hơn 500 triệu USD. Ngoài ra là các thoả thuận hợp tác trong ngành than, điện tử - viễn thông, du lịch…

    Còn nữa...

  8. #18
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts

    A. Phương châm 16 ch vàng
    Tiếp theo...


    Đến năm 2005, trong số 44 Hiệp định và thỏa thuận cấp Nhà nước đã ký kết có đến hơn một nửa liên quan trực tiếp đến hợp tác kinh tế thương mại. Việt Nam và Trung Quốc đã ký hơn 20 văn bản thoả thuận, trong đó có các Hiệp định tạo hành lang pháp lý cơ bản cho quan hệ thương mại hai nước như: Hiệp định Thương mại, Hiệp định Mua bán vùng biên giới, Hiệp định về Thành lập Uỷ ban hợp tác Kinh tế và Thương mại, Hiệp định Hợp tác kinh tế, Hiệp định Thanh toán, các Hiệp định về Giao thông đường sắt, đường bộ, đường hàng không. Từ ngày 1-1-2004, Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo "Chương trình thu hoạch sớm" (EH) được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm sớm đi đến hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc. Các Hiệp định này được ký kết cùng với các cặp cửa khẩu được khai thông trên tuyến biên giới Việt-Trung đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các ngành, các địa phương biên giới, doanh nghiệp hai nước tiến hành hợp tác kinh tế và trao đổi hàng hoá, mở ra một thời kỳ mới cho giao lưu kinh tế qua biên giới Việt-Trung.



    Năm 1991, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt-Trung chỉ đạt 30 triệu USD thì đến năm 2001 đã đạt 3,04 tỷ USD; Năm 2002 đạt 3,26 tỷ USD; Năm 2003, đạt 4,87 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu trên 1,7 tỷ USD, nhập khẩu 3,12 tỷ USD. Năm 2004, kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã đạt trên 7,19 tỷ USD; 7 tháng đầu năm 2005 đạt 4,134 tỷ USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt giá trị 1,435 tỷ USD (giảm 6,86%) với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, hàng nông sản, thủy hải sản, khoáng sản, lâm sản, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử…giá trị xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam đạt 2,698 tỷ USD (tăng 22,22%).

    Đến năm 2005, Trung Quốc là nước xếp thứ nhất trong số các nước xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam và đứng thứ 3 trong số các nước nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là: dầu thô, cao su, dầu thực vật, gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ dán, quặng sắt, chất dẻo, hải sản, rau xanh, hoa quả. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng: Xe máy CKD và IKD, máy móc, thiết bị, phụ tùng, phân bón, sắt thép các loại…

    Đến năm 2005, Trung Quốc đứng thứ 14 trong tổng số 62 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trung Quốc có 346 dự án đang còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 710,4 triệu USD. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng, dịch vụ và chế tạo. Các dự án đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tạo ra hơn 53.000 việc làm và có tổng doanh thu hơn 1 tỷ USD. Tiêu biểu như dự án Pouchen (tại Đồng Nai) sản xuất giày, có kim ngạch xuất khẩu mỗi năm khoảng 70 triệu USD, hay dự án Pouchen (tại Thành phố Hồ Chí Minh) sản xuất giày thể thao, có kim ngạch xuất khẩu mỗi năm khoảng 40 triệu USD. Trung Quốc đã đầu tư tại 39 tỉnh, thành phố của Việt Nam, trong đó khoảng 50% số vốn đăng ký tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2005, số dự án đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoài.

    Về kinh tế, thương mại, qua chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cuối năm 2005, hai nước đã ký kết 14 hiệp định và thoả thuận với tổng số vốn 1,2 tỷ USD. Trong tương lai, hai nước sẽ thảo luận các biện pháp nhằm nâng kim ngạch thương mại song phương đạt ngưỡng 10 tỷ USD trước năm 2010 và phấn đấu hoàn thành việc phân định và cắm mốc biên giới trước năm 2008. Ngoài ra, trong chuyến thăm này, hai nước đã ra ba tuyên bố và năm thông cáo chung được coi là những văn kiện chính trị quan trọng đặt nền tảng cho việc nâng cấp quan hệ trong mọi lĩnh vực.

    Ngày 22/8/2006, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đi thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc, theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, chuyến đi thăm nước ngoài đầu tiên của đồng chí Nông Đức Mạnh sau khi được tái cử vào vị trí Tổng Bí thư thể hiện sự phát triển quan hệ song phương được mô tả trong 4 khía cạnh:



    • Thứ nhất, lãnh đạo 2 Đảng và 2 nước Việt - Trung luôn duy trì mối quan hệ gần gũi thông qua những cuộc trao đổi các chuyến viếng thăm cấp cao, không ngừng đưa mối quan hệ đó theo hướng phát triển mới.
    • Thứ hai, mối quan hệ thương mại và kinh tế hai phía luôn bước lên những nấc thang mới. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn của Việt Nam từ năm 2004. Năm ngoái, trao đổi thương mại Việt - Trung đạt 8 tỷ USD. Vào khoảng cuối năm nay, 2 nước nhắm tới mục tiêu đưa con số đó lên 10 tỷ USD, vượt kế hoạch đã định là đến năm 2010. Những dự án hợp tác lớn cũng đã có tiến triển lớn với dự án đèn tín hiệu tàu hỏa và xây dựng 3 nhà máy nhiệt điện với tổng số đầu tư hơn 1,1 tỷ USD. Trong những năm gần đây, 2 nước cũng đang đàm phán về dự án hợp tác kinh tế diện rộng với mức đầu tư của Trung Quốc cỡ 3 tỷ USD. Đó chính là điểm sáng trong quan hệ kinh tế 2 nước.
    • Thứ ba, vấn đề về lãnh thổ và mốc biên giới Việt - Trung cũng đã dần dần đạt được trên tinh thần đồng thuận, thiết lập và bảo đảm sự ổn định lâu dài trong mối quan hệ song phương.
    • Thứ tư, Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần cùng chia sẻ kinh nghiệm lý thuyết và thực tiễn về xã hội chủ nghĩa. 2 nước đã từng tổ chức 4 hội thảo về nghiên cứu chủ nghĩa xã hội, trong đó đã thiết lập được sự hợp tác và đối thoại về các vấn đề như ngoại giao, quốc phòng để có nền tảng phát triển bền vững, hữu nghị.


    Năm 2009, mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Hải Nam với Việt Nam là bộ phận không thể thiếu trong mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo Phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt mà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc - Việt Nam đã xác định. Hội thảo Hợp tác kinh tế - Thương mại Hải Nam - Việt Nam 2009, được tổ chức sáng 09/7/2009 tại Hà Nội, các doanh nghiệp hai bên đã ký kết 18 thỏa thuận với tổng giá trị 318 triệu USD.

    Còn nữa...

  9. #19
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    A. Phương châm 16 ch vàng
    Tiếp theo...



    Việt Nam đã được Đảng và nhân dân Trung Hoa giúp đỡ chí tình và đầy hiệu quả. Tuy là nước đang phát triển, Trung Quốc đã cung cấp một số khoản ODA cho Việt Nam bao gồm viện trợ không hoàn lại và tín dụng ưu đãi. Đến tháng 9-2004, Chính phủ Trung Quốc đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 210 triệu NDT và 18,418 triệu USD, nhằm hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp trang thiết bị cho các dự án y tế, tiếp nhận các đoàn Việt Nam sang trao đổi kinh nghiệm. Hai bên cũng đang triển khai một số dự án lớn dựa trên nguồn vốn viện trợ không hòan lại của phía Trung Quốc như dự án "Cung văn hóa hữu nghị Việt-Trung" với khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 150 triệu NDT; "Khu ký túc xá học viên 15 tầng" của học viện Chính trị quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

    Một loạt các dự án lớn đang được Việt Nam triển khai trên cơ sở nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc như: Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn (710 triệu USD); Dự án đường sắt đô thị Hà Nội-Hà Đông (340 triệu USD); Dự án "Nâng cấp hệ thống thông tin tín hiệu 3 tuyến đường sắt phía Bắc và khu đầu mối Hà Nội" (64 triệu USD); Dự án "Hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt Vinh-TP Hồ Chí Minh" (62 triệu USD) và nhiều dự án khác…

    Lĩnh vực Văn hoá-Giáo dục cũng đã có sự hợp tác đầy hiệu quả giữa hai nước. Trong gần 15 năm qua kể từ năm 2005, Việt Nam đã cử hơn 100 đoàn đại biểu văn hóa trên các lĩnh vực báo chí, âm nhạc, điện ảnh, kịch, truyền hình sang Trung Quốc khảo sát, biểu diễn. Hàng năm hai bên đều cử lưu học sinh sang học với số lượng tương đối lớn. Theo hiệp định, mỗi năm Chính phủ Trung Quốc cấp 130 suất học bổng cho phía Việt Nam; đồng thời Việt Nam cung cấp 15 suất học bổng cho phía Trung Quốc. Ngoài kênh Chính phủ, còn có nhiều học sinh đi học tự túc. Hiện đã có hơn 20 trường đại học của Việt Nam có quan hệ giao lưu, hợp tác với hơn 40 trường đại học và học viện của Trung Quốc. Đến năm 2003, Việt Nam đã có 3.487 người nhận được học bổng của phía Trung Quốc. Trung Quốc đã trở thành một trong những nước mà người Việt Nam sang học đông nhất.

    Hợp tác khoa học kỹ thuật giữa hai nước cũng không ngừng phát triển, hai bên đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác; bao gồm hợp tác khoa học kỹ thuật nông nghiệp, xây dựng khu vườn nông nghiệp khoa học kỹ thuật cao, lai tạo các loại rau và hoa quả chất lượng cao, bảo vệ môi trường, hợp tác nghiên cứu sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên....

    Đặc biệt, hai Đảng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng. Nhiều đảng bộ của tỉnh, thành phố và cơ quan tham mưu ở Trung ương của hai Đảng thường xuyên học tập, trao đổi Kinh nghiệm về công tác Đảng. Đặc biệt, giới lý luận hai nước đã lần lượt tiến hành nhiều cuộc hội thảo lý luận về kinh nghiệm phát triển đất nước, xây dựng CNXH và xây dựng Đảng. Từ năm 2002 đến nay, hai bên đã lần lượt tổ chức các hội thảo về nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ sự tan rã của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu (năm 2002), về Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường-kinh nghiệm của Trung Quốc, kinh nghiệm của Việt Nam (tháng 10-2003), về xây dựng đảng cầm quyền (tháng 2-2004).

    Ý nghĩa
    Sự hợp tác giữa 2 nước trên Phương châm 16 chữ vàng hoàn toàn phù hợp lợi ích lâu dài của hai nước và nguyện vọng của nhân dân hai nước Trung Việt, đặt cơ sở vững chắc cho việc phát triển sâu sắc quan hệ hữu nghị láng giềng và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Tình hữu nghị Trung Việt là của cải quý báu của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước. Nhà lãnh đạo hai nước nhiều lần nhấn mạnh, trong thế kỷ mới phải lấy Phương châm 16 chữ vànglàm chỉ đạo, không ngừng phong phú, tăng cường và sâu sắc nội hàm của nó, đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Trung Việt lên trình độ phát triển cao hơn .

    Triển vọng
    Quan hệ hai nước theo Phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" chắc chắn sẽ sống động hơn, hiệu quả hơn, nhất là về kinh tế thương mại, cũng như đẩy nhanh hơn tiến độ triển khai các Thoả thuận, Hiệp định hợp tác giữa hai nước và trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm. /.


    Nguồn: Wikipdia tiếng Việt

  10. #20
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    B. Tinh Thần 4 Tốt

    Bình Thường Hóa Quan Hệ Việt - Trung


    Năm 1989, với việc rút quân của Việt Nam khỏi Campuchia, quan hệ Việt Trung có cơ sở để bình thường hóa. Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung Việt. Tại đây, phía Việt Nam có đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng chí Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Cuộc gặp mặt này là theo sự "quân sư" của
    Đặng Tiểu Bình. Hai bên ký kết
    Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc gặp mặt bí mật này không được công bố trong nước.


    Ngày 5/11/1991, đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có chuyến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.

    Kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, - Các cuộc gặp gỡ giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn hàng năm. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999, lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc tháng 12/2000, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hoá phương châm 16 chữ đó thành những biện pháp cụ thể nhằm phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Ấy chính là Tứ Hảo Tinh Thần 四 好 精 神 (Tinh thần 4 tốt), mà cụ thể là:

    - Láng giềng tốt
    Hảo lân cư 好邻居
    - Bạn bè tốt
    Hảo bằng hữu 好朋友
    - Đồng chí tốt
    Hảo đồng chí 好同志
    - Đối tác tốt
    Hảo hỏa bạn 好伙伴 ./.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •