Trang 3/3 ĐầuĐầu 123
Hiện kết quả từ 21 tới 29 của 29

Chủ đề: Thường thức: Giúp bạn tìm hiểu các thuật ngữ thường dùng...

  1. #21
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Tìm hiểu cụm từ: Mất hút con mẹ hàng lươn

    “Thôi xong! Thế là mất hút con mẹ hàng lươn rồi. Làm sao mà tìm được bọn nó mà bắt vạ đây!…”. Có ai đó chép miệng như vậy. Phải chăng là từ ngày xửa ngày xưa, có một bà bán lươn nào đó mắc tội lừa gạt dân mua bán?

    Đến khi người ta phát hiện ra chuyện này (có thể là đã quỵt tiền, bán ấm ớ…) thì bà ta đã nhanh chân biến mất tăm mất dạng. Tìm đâu ra một “mụ” buôn bán rong trong cái chợ đông đúc, nhốn nháo này? Thôi đành chấp nhận rủi ro này vậy…

    Vấn đề là, tại sao “con mẹ hàng lươn” kia lại bị “lôi cổ” vào câu thành ngữ để đời chứ không phải là một người hành nghề buôn bán thông dụng khác? Hay đây chỉ là một sự thuận miệng, thuận tai? (Thành ngữ tục ngữ nói chung thiếu gì những trường hợp các từ ngữ xuất hiện trong tổ hợp chỉ vì đảm bảo cho có sự hiệp vần, hài âm, hài thanh thích hợp). Có thể là các bà bán tôm bán ốc, bán cua bán cá (nhất là bán cá thả, thường rất hay biến báo, xập xí xập ngầu trong chuyện đo đếm). Ngay cả mấy bà buôn thúng bán mẹt ngoài chợ (hàng xay hàng xáo, rau dưa tương cà…) cũng chẳng kém cạnh gì trong chuyện nói thách, đong điêu, giả liều, cãi bửa… Ấy vậy mà chẳng hiểu mô tê tại sao bà bán lươn tội nghiệp kia lại mang lấy cái tiếng để đời là một người không trung thực.

    Có gốc rễ từ nguyên ở đây đấy. Số là, con lươn là một “loài cá nước ngọt, thân tròn và dài như rắn, mắt nhỏ, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, chuyên sống chui rúc trong bùn” (Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, 2010). Chúng thường nằm trong một cái hang tự tạo để trú ẩn. Dân bắt lươn chạch gọi đó là cái hút (như ta hay nói hút bom, hút nước, hút đèo… như trong đèo heo hút gió – heo: gió may, hút: luồng gió xoáy theo chiều khá dài). Cái hút của lươn không to, rất nông, lại nằm trong lớp bùn nhão. Vì vậy, nếu ai mới bắt lươn chưa có kinh nghiệm vội vã lội lung tung mà không quan sát, rất dễ làm nước ao hay nước ruộng kia vẩn đục.

    Nước đục lập tức xóa đi dấu vết của cái hút, vốn là vị trí con lươn nằm trú ẩn. Bị mất phương hướng định vị mục tiêu, dân bắt lươn đành chịu bó tay để tụi lươn “lẩn nhanh như chạch” kia dễ bề trốn thoát. Chấm hết! Thôi đành phải lên bờ chờ nước trong tìm cơ hội khác. “Mất hút” là cái gốc của vấn đề. Còn “con mẹ hàng ” chỉ là câu nói kèm theo lối khẩu ngữ cho thuận miệng và cũng có đôi chút bông phèng ở đây thôi. Nếu nói “mất hút lươn” cũng được, nhưng có vẻ câu thành ngữ chưa đủ độ dài thích hợp và không gây ấn tượng lắm. Bà bán lươn kia quả là hơi bị oan thật!

    Đấy là chuyện ngôn từ. Còn trong đời thực, có không ít trường hợp ta dùng đến thành ngữ “mất hút con mẹ hàng lươn” này để hàm chỉ một hành vi lừa đảo, hay cố ý trốn chạy, hay vô tình để đối tượng biến mất. Trong thương trường thì chuyện này xảy ra như cơm bữa, bởi đấy chính là mảnh đất của nhiều kẻ cố lừa phỉnh người khác vào bẫy kiếm lời. Một nhân viên tiếp thị hết lời quảng cáo cho nước gội đầu hảo hạng, “gội vào tóc mượt như nhung, dùng rồi dùng mãi”. Nhưng khách mua rồi, dùng mới biết đó là sản phẩm của đồ nói xạo. Khốn nỗi, cô ta là dân bán rong.
    Lấy tiền xong là cô ta chuồn. Ai mà ra ngoài phố đông nghịt kia để tìm được tung tích của cô bây giờ. Rồi ai đó, hay tập thể nào đó còn đau hơn khi bị lừa, đến nỗi đổ bể cả một dự án, một hợp đồng buôn bán đáng giá hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng. Nhưng kẻ qua mặt họ đã mất mặt nơi nảo nơi nao rồi. Tất cả những chuyện ấy đúng là “mất hút con mẹ hàng lươn” rồi!

    PGS.TS Phạm Văn Tình


  2. #22
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Tìm hiểu thuật ngữ :chém gió

    Chém gió ra đời cách đây khoảng gần 3 năm
    Chém gió có 2 nghĩa : 1 là bốc phét , 2 là nói quá ... người sử dụng có thể chém gió theo nhiều mục đích khác nhau , hầu hết đều là vì vui vẻ ... tuy nhiên 1 số bạn thích chém gió để nâng cao hình tượng bản thân lên , để mọi người nể phục tuy nhiên thực chất chả có cái vẹo gì cả.

  3. #23
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Tìm hiểu thành ngữ:
    “Đất có lề quê thói”



    Đất: từ dùng để chỉ địa danh như ta nói đất Hà Thành (Hà Nội), đất hai vua chín chúa (đất xứ Thanh tức Thanh Hóa) hay như đất phương Nam (đất miền Nam)…

    Lề : tức lề lối, nguyên tắc, luật tục địa phương, làng bản (hương ước) hay những qui định trong gia tộc (tộc ước); lề lối này giống như các quy phạm pháp luật khác chăng ở đây, những văn bản này lại do địa phương, gia tộc ban hành. Tuy là bất thành văn nhưng nó được tất cả mọi người chấp hành một cách nghiêm túc và triệt để. Bởi vậy mới có câu “Phép vua thua lệ làng” là như vậy.

    Thói : những thói quen, tập tục có từ lâu đời kiểu như tục ăn trầu, cướp vợ, cúng kiếng trừ tà, hay đơn giản chỉ là uống rượu vào buổi sáng…

    Nói “Đất lề - Quê thói” hay “Đất có lề, quê có thói” đại ý là muốn nói cái gì nó cũng có luật định của nó, và tất cả mọi người đều phải triệt để tuân thủ. Ví dụ: Một người con dù có vai vế rất to, địa vị ngoài đời, ngoài XH rất lớn nhưng trong gia đình anh là con thứ, thì cũng phải chấp hành mệnh lệnh của người con trưởng, ông trưởng tộc dù người này tuổi tác chẳng bao nhiêu.


    Một số câu như: Phép vua thua lệ làng, Rừng nào cọp đấy, Nhập gia tùy tục 入 家随 俗, Quá quan vấn tục 过 关 问 俗 (qua cửa khẩu nước nào thì phải tìm hiểu về luật tục của nước đó để có cách ứng xử cho phù hợp)… đêu có ý nghĩa tương tự hoặc dùng để ám chỉ đến việc này là như vậy.

    Tp. HCM, ngày 25.11.2014
    GTVTTL

  4. The Following User Says Thank You to admin For This Useful Post:

    ngochai (26-01-2015)

  5. #24
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    Thói : những thói quen, tập tục có từ lâu đời kiểu như tục ăn trầu, cướp vợ, cúng kiếng trừ tà, hay đơn giản chỉ là uống rượu vào buổi sáng…

    Sợ cái thói quen uống rượu vào buổi sáng của người Miền Bắc, phát kinh lên được
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  6. #25
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Hôm trước nói chuyện tại một cuộc nhâu, có một vị Thạc sĩ môn Vật lý, giảng viên của một trường TH và một vị đầu bếp của một giàn khoan to cũng phải ngang cái giàn khoan HD 981 của TQ... cãi với mình về cái định nghĩa của cái từ "xâm lược" này.

    Hôm đấy, do thân cô thế yếu, phần vì không phải nhà mình nên cãi không lại... hờ... hờ...

    Nay ngồi trực trên cơ quan, xực nhớ lại chuyện hôm rồi. Thôi thì, cãi em cãi không lại các thầy, vậy nay em chép cái định nghĩa, khái niệm ấy ra đây những mong các thầy có đọc được thì từ nay cũng xin được bớt nhời, nói nhỏ thôi hả ???
    <><><>


    Khái niệm về Xâm lược 侵 略:

    Chữ xâm (侵) ở đây có nghĩa là xâm phạm, là đụng chạm vào quyền lợi của người khác.

    Chữ lược (略) có nghĩa là cướp, dùng sức mạnh để cướp.

    Như vậy, trên phương diện chiến tranh với một quốc gia, dân tộc thì cần phải hiểu: Xâm lược là hành động quân sự của quân đội (hoặc lực lượng vũ trang) một nước hay liên minh các nước vào một vị trí địa lý chính trị trọng yếu của nước khác. Mục đích của xâm lược là mở rộng phạm vi trong thời gian dài nên cần một lược lực lượng có quy mô lớn để giữ đất đai, lãnh thổ và bảo vệ quyền lợi trên lãnh thổ xâm chiếm. Bởi vì một cuộc xâm lược là một cuộc tấn công bằng lực lượng từ bên ngoài vào, đo đó các hành động quân sự chiến thuật có quy mô nhỏ ở biên giới như các cuộc giao tranh nhỏ, các cuộc đột kích bất ngờ, thâm nhập hay chiến tranh du kích hoặc các cuộc nổi loạn, nội chiến, đàn áp trong nước không được xem là một cuộc xâm lược.

    Nguồn: Wikipedia tiếng Việt.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #26
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    KÍNH NHI VIỄN CHI !!!


    Lúc sáng ghé qua facebook của một lão Hảo Việt (không phải Hảo Hán), người Đắc Lắc quê gốc xứ Thanh thấy có lão kia hỏi lão ý dư lày:

    - Trai Họ Thiều Có Sợ Vợ Không Nhể ?

    Để ý mãi từ sáng đến giờ thấy lão ý cạy miệng không trả nhời lấy một tiếng nên xin mạo muổi được đáp như ri:

    Trai nào thấy vợ chẳng kinh,
    Đây là vấn nạn, nào mình Thiều gia.
    Chẳng đâu như đất nước ta
    Dù thương đến mấy - từ xa đứng nhìn./.

    Nhưng vì sao lại nói kính vợ thì đứng từ xa mà nhìn ? Chuyện nó dư lày:

    Lâu rồi, đếch nhớ hôm nào nữa nhưng chắc chắn là có. Hôm ý lão mỗ đây đi qua nhà cụ Khổng Khâu, thấy cụ đang giảng thiên “Kính fụ - Hiếu Thê” trong Luận Ngữ Toàn Tâm nên mỗ khoái bèn ngồi xuống bậu cửa, lắng nghe.

    Khổng Tử bẩu: Vợ là mẹ của các con các ngươi. Khi các ngươi vướng chuyện hòn tên mũi đạn, vợ thay ngươi chăm sóc các con. Khi các ngươi đau ốm, vợ là người chăm bón, thuốc thang cho các ngươi. Các ngươi buồn, vợ lại sẻ chia, an ủi… Vợ như người cõi trên hễ kêu là tất có ứng, hễ ước tất sẽ làm cho các ngươi hài lòng. Kẻ tiểu nhân thích vật chất, thích a tòng a dú thấy vợ già, nghèo khó nên khinh khi, không tôn trọng vợ… Người quân tử trọng nghĩa, coi vợ là “Tào khang chi thê” bởi vậy mới kính vợ, tôn thờ vợ… đấy là cái việc người quân tử xưa nay vẫn làm. Vợ cũng có lúc nóng lúc giận, kẻ trí giả thấy vợ giận thì không đến gần. Người được coi là “minh” thấy vợ cầm côn, cầm đao thì không bao giờ bước tới… chỉ có kẻ bất trí, bất minh thấy vợ giận mà vẫn cứ lao đầu vào (!). Nói xong cụ còn nheo mắt đá đểu với bỉ nhân .


    Lại dạy: Vợ như sư tử, tính khí thất thường. Các ngươi chơi với vợ, nhởn với vợ cũng như kẻ kia chơi với sư tử, nhởn với sư tử… phải hết sức đề phòng. Kẻ bất trí chỉ thấy lợi mà quên thân, ham vui mà chẳng đề phòng nên nhiều khi thân mình bầm rập khiến cha mẹ ngó mà đau lòng, kẻ ngoại tộc nhìn thấy mà thương xót. Người quân tử khác, người quân tử dẫu có chơi với sư tử, thân ái với sư tử nhưng vẫn hết sức đề phòng đấy là họ chơi chiêu “An nhi tư nguy” (tức lúc bình an, vui vẻ đã có sự đề phòng khi nguy cấp), là “Kính nhi viễn chi” (kính trọng lắm nhưng đứng tự xa không quá gần gũi)… Cũng là cái đạo thờ vợ nhưng kẻ tiểu nhân "thờ vợ" thì luôn bị bầm rập, trong khi đấy, người quân tử "thờ vợ" lại rất an bình.

    Nghe Khổng Tử giảng, Nhan Hồi khoái quá nhảy cẫng lên, vỗ tay nói:

    - Lời Lão sư giảng quả triết lý. Học trò đã hiểu đâu là kẻ tiểu nhân, đâu là người quân tử.

    Tử Lộ tính nóng nảy bộc trực nghe Khổng Tử giảng vậy bèn nói:

    - Lời thầy sai rồi. Thầy chẳng đã bảo với học trò rằng Phàm đã là phụ nhân thì phải tuân theo cái lẽ "tam tòng" (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) nay thị đang "tòng phu" mà hoành hành bá đạo, ỷ thế hiếp nhân dám dùng lợi khí để hành hung hiền fu thì đâu còn là "hiền phụ". Vả lại thầy cũng dạy câu 'Quân tử trọng nghia, Tiểu nhân trọng tài", người quân tử thấy fụ nhân hoành hành bá đạo lại không ra tay giáo huấn, giáo huấn thì làm sao hoàn thành được
    cái thuật "tề gia".


    Khổng Tử nghe Tử Lộ nói cuối đầu im lặng, phải một lúc sau ngài nói:

    - Ta chẳng đã nói câu "Quân tử năng khuất năng thân" đấy ư ! Phụ nhân đang cơn nóng giận, tay cầm đồ đao, lợi khí.... thế mà người quân tử lại nhảy vào. Ngộ nhỡ không may phụ nhân fang trúng đầu, đâm rách phổi, ngã vật ra chết... Ngươi không thấy cách làm như vậy khiến cho phụ nhân mang tiếng sát chồng sao ? Một khi tiếng xấu đã lan ra thì phụ nhân còn mặt mũi nào để đứng trên đời này nữa. Đấy, "tiểu nhân" khác "quân tử" ở chỗ ấy. Kẻ tiểu nhân, bất trí nên mới nhảy vào, người quân tử không ai làm thế... Bởi vậy ta mới nói KÍNH NHI VIỄN CHI là thế.

    Tử Lộ sau khi nghe giảng, vái Khổng Khâu ba vái rồi xin phép ngồi xuống.

    Ta bấy giờ cũng mới "À" lên một tiếng. Thi ra "Kính nhi viễn chi" là thế Hờ hờ...

    Lão mỗ nghe Khổng Khâu bàn xong, tỉnh cả người ! Hố... hố...

    Xigong, ngày 26.3. Viết nhân ngày thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Việt Nam.
    Quechoa Thanh Hóa

  8. #27
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Trai nào thấy vợ chẳng kinh,
    Đây là vấn nạn, nào mình Thiều gia.
    Chẳng đâu như đất nước ta
    Dù thương đến mấy - từ xa đứng nhìn./.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. #28
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Mùa Hạ & Chuyện Kể Về Con Quốc Quốc

    Chim quốc * còn gọi chim quắc. Quốc hay quắc đều mô phỏng theo tiếng kêu của loài chim mà thành tên. Ở Trung Quốc, nó được gọi bằng những cái tên đẹp: đỗ quyên, đỗ vũ, tử quy,… Người nông dân xưa đa số thất học không hề biết đó chính là hồn vua Thục đế bên Tàu, chết vì mất nước, hóa thành chim Quốc, ngày đêm thương nhớ nước phát ra tiếng kêu “quốc quốc” nghĩa là “nước nước”!

    Người Việt, Mường, Thái đều quan niệm chim quốc là loài chim có hại cho nhà nông, cho nên, nhiều nơi có lệ đầu năm làng mở hội săn chim quốc với ý nghĩa cầu mong mùa màng không bị chim chóc phá hoại, cũng là nhắc nhở mọi người, mọi nhà chú ý đánh trừ chim quốc.


    Chim quốc ưa sống nơi cồn cây bụi cỏ, hoang vắng rậm rạp. Sáng mai và chiều tà, quốc lặng lẽ như cái bóng, thận trọng từng bước một mò ra khỏi tổ đi kiếm ăn, khi trở về lại lặng lẽ thận trọng lò dò chui vào tổ. Lúc ra ngoài hễ thấy hiện tượng khác lạ đáng nghi, quốc lủi trốn rất nhanh, thoáng cái mất tăm. Vì thế, thành ngữ có câu “Lủi như quốc”. Bình thường quốc sống tựa thầy tu ẩn dật, không nói năng, trò chuyện, chẳng thích quan tâm đến ai, chẳng muốn ai chú ý đến mình. Lúc đi kiếm ăn, màu lông quốc lẩn vào màu cây cỏ, chốc chốc nó lại giương cao cổ cò lên để nghe ngóng, xem xét động tĩnh.

    Đối với loài quốc, tạo hóa không thật ưu ái: cho nó cái mỏ sắc nhọn, cái cổ dài cò hương, cặp giò cao kều, nhưng bắt nó đôi cánh lại ngắn, yếu. Cho nên, nó không thể bay cao, bay xa như các giống chim khác mà chỉ bay thấp tà tà, từng đoạn ngắn tựa con chim nhỏ mới học chuyền. Nó lại thua các loài chim ở chỗ không hề biết đậu cành cây, dẫu là cành thấp.

    Tuy sống lặng lẽ, bí mật, cảnh giác cao, cuộc đời quốc chẳng dám chắc an toàn. Năm nào cũng vậy, bắt đầu cuối xuân chuyển sang hè, quốc như hóa thành loài chim trời phạt: kêu ra rả suốt ngày, văng vẳng cả đêm, chẳng khác “lậy ông tôi ở bụi này!” Nhất là lúc canh khuya, thanh vắng tiếng quốc kêu nghe thật ai oán não nùng, có con kêu đến khản cổ, lạc giọng, người ta bảo vì nó thất tình, không ăn không ngủ, kêu đến kiệt sức, lăn ra chết! Đó là mùa yêu đương của quốc. Khao khát tình yêu quốc quên mọi nguy hiểm. Đôi lúc quá say đắm chữ tình đến mức mê mẩn tâm thần, quốc không kêu “quốc quốc” mà gào lên “Cu loa! Cu loa!…” như một kẻ điên! quốc tưởng như trong thế giới muôn giống vạn loài này chỉ tồn tại một mình chàng quốc. Do tiếng cuốc kêu ban đêm, người ta biết chắc chắn nơi quốc xây dựng tổ ấm, nhưng bụi cây quá rậm mà quốc lại có tài lẩn nhanh nên không dễ đánh quốc.

    Để bắt quốc, giống như đánh rắn phải lừa quốc ra khỏi tổ. Lợi dụng điểm yếu của cuốc là bay thấp và ngắn, mùa gieo mạ, quốc mò ra ăn mạ, người ta đuổi quốc chạy về phía đồng trống. Chỉ cần hai người đón hai đầu, quốc bay được vài đoạn, mỏi cánh dừng lại, khó tránh khỏi bị tóm cổ.


    Nhà nông ghét quốc không phải tiếng kêu của nó làm người ta “điếc tai” hoặc gợi lên cảm giác buồn buồn mà chính bởi quốc hay ăn mạ, “của giống của má”. Những hạt thóc giống ngâm nảy mầm đem ra ruộng vãi rất hấp dẫn đối với quốc. Quốc ăn không nhiều, nhưng mỗi ngày tiệc tùng mấy bữa, tích tiểu thành đại; khi mạ lên xanh lại bị quốc tìm thức ăn dẫm nát. Ruộng mạ vãi gần bờ cây bụi rậm càng dễ bị quốc phá hại; suốt ngày ra ra, vào vào, quốc “cậy gần nhà”, thoáng cái mất tăm.

    Quốc mỏ đen, chân cũng đen, hay dẫm lội, nom gầy guộc, bẩn thỉu, rất xấu cho nên thành ngữ nói “Đen như chân quốc”. Nhưng quốc có bộ lông đẹp, lưng nâu, bụng trắng, đít đỏ, diện như chàng công tử bột. Có thể nuôi quốc làm chim cảnh. Tuy nhiên, quốc chỉ đẹp khi ở thiên nhiên. Thịt chim quốc không ngon, dai dai, khen khét.

    Ngày nay, đồng ruộng đâu đâu cũng được quy hoạch, cũng được cải tạo, không còn những cồn cây, bụi cỏ hoang rậm. Loài quốc hết nơi cư trú, bỏ đi đâu không rõ. Một vài đôi đánh bạo vào làng, trú ngụ trong những bờ tre vắng vẻ sau vườn nhà. Nếu người không đánh đuổi chúng, chúng sẵn lòng thân thiện, mặc dù vẫn tỏ vẻ cảnh giác. Dẫu mang thân ở đỗ nằm nhà, mùa xuân quốc vẫn dóng dả “quốc quốc” gọi bạn tình. Trứng quốc lớn hơn trứng chim cút, màu xanh lơ, lấm tấm chấm hoa nâu, vì thế loại quả chuối tiêu chín kỹ lấm tấm chấm hoa nâu, gọi là “chuối trứng quốc”. Mỗi ổ trứng quốc chừng 6-8 quả. Cũng như gà, quốc non nở ra biết đứng ngay trên những cái chân cao kều, bé tý xíu, toàn thân đều một màu xám xám, đen đen. Quốc con theo mẹ đi kiếm ăn. Hễ nghe mẹ báo động bằng tín hiệu riêng nhà quốc, chúng liền biến nhanh vào bụi rậm. Số lượng quốc con sống được đến khi trưởng thành rất ít. Bởi vậy, họ hàng nhà quốc phát triển rất chậm.

    Bây giờ làng thôn, đồng nội hầu như không còn bóng quốc, tiếng quốc. Không phải do quốc bị nhà nông tiêu diệt. Quốc chết vì bị ngộ độc thuốc trừ sâu hoặc bị triệt sản vì thuốc hóa chất nguy hại.

    TGTVTTL sưu tầm & giới thiệu
    <><><><>
    * Cũng có người viết “cuốc”
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  10. The Following User Says Thank You to fangzi For This Useful Post:

    bach_djen (08-04-2015)

  11. #29
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Cái này hay mà ít người để ý nà.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •