GIÁO TRÌNH KHÍ CÔNG CỦA VÕ PHÁI THIỀU GIA
韶家武派气功的教程


TỰ LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY
气功自练不求师


Tiếp theo trang trước

e. Phân Loại Khí công

Khí công không những phong phú về tên gọi mà cũng rất phong phú về phương pháp, loại hình tập luyện. Theo các thư tịch cổ cùng các nguồn tài liệu khảo cứu về Khí công, về các phương pháp tập luyện Khí công, chúng ta có thể tạm phân loại Khí công dựa trên một số căn cứ sau :
...
...

II. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ PHÒNG - CHỮA BỆNH

Ngày nay, với sự trợ giúp đắc lực của Khoa học Kỹ thuật con người đã có thể khám phá những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Tuy thế, trong nhiều công trình khoa học, trong khi Tây phương còn nhiều lúng túng thì tại Trung Quốc, người ta đã có những nghiên cứu, khám phá, giải thích các bí ẩn từ mấy ngàn năm. Chẳng hạn như về lĩnh vực Y khoa, trong khi thế giới còn chưa khám phá hết được bản đồ Gene của con người thì ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã có những học thuyết thuyết minh tường tận (xin tham khảo Trung Y Thập Đại Kinh Điển Thư: Thần Nông Bản Thảo Kinh, Hoàng Đế Nội Kinh, Trung Tàng Kinh, Hoa Đà Thần Phương Chân Bản, Mạch Kinh, Châm Cứu Giáp ất Kinh…) về cơ thể của con người, về các bộ phận như lông, tóc, da, cơ, lục phủ ngũ tạng, sự vận động của kinh mạch, khí huyết… cho đến cơ chế phát sinh các loại tật bệnh v.v. Những điều đối với người Á Đông được coi là chuyện bình thường nhưng trong mắt của Y học phương Tây có khi lại được coi là điều không thể lý giải (Đông phương huyền bí).

Mặc dù Y học của thế giới hiện đã có những bước tiến nhảy vọt, những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực Y thuật đem lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe của nhân loại, nhưng không phải quốc gia nào trên thế giới cũng thật sự quan tâm đến sức khỏe của người dân, thật sự quan tâm và làm tốt công tác phòng chống, chữa trị bệnh tật. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà cả thế giới đang bó tay không có thuốc đặc trị trước nguy cơ hủy diệt hàng loạt của căn bệnh HIV và vô số căn bệnh nan y khác như Tiểu đường, Ung thư, dịch Cúm gia cầm … thì việc phòng chống và ngăn ngừa các nguy cơ lây lan bệnh lại càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, chủ động phòng ngừa là một việc làm có ý nghĩa hết sức rất to lớn đối với sức khỏe của cộng đồng.

1. Quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:


Chủ Tịch Hồ Chí Minh, người Anh Hùng vĩ đại của Dân tộc

Nói đến công tác phòng chống và chữa trị bệnh tật không thể không nói đến công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chăm lo sức khỏe cho toàn dân tộc và đặc biệt là quan điểm của Bác trong việc phòng chống, chữa trị bệnh tật.

Ngay từ khi lập quốc, mặc dù chính quyền còn non trẻ và phải đối phó với thù trong giặc ngoài. Bản thân người còn bận trăm công ngàn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt quan tâm và chăm lo đến sức khỏe của toàn dân tộc. Ngày 27 tháng 3 năm 1946 (tức chỉ hơn 6 tháng sau ngày lập quốc), Hồ Chủ Tịch đã ra lời kêu gọi “Toàn dân tập Thể dục” ngay sau khi ký sắc lệnh thành lập Nha TDTT trực thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Đây là một sự quan tâm đặc biệt của vị Nguyên thủ Quốc gia, người đứng đầu nhà nước vì lợi ích sức khỏe toàn dân (điều mà trên thế giới chưa có vị lãnh tụ nào làm và cũng không một vị vua chúa nào trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc tỏ ra quan tâm đến !). Trong lời kêu gọi Bác viết: “Mỗi một người dân yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”. Bác cho rằng việc chữa bệnh cứu người là việc làm hết sức quan trọng nên khi nói chuyện với cán bộ ngành Y tế, Bác đặc biệt nhấn mạnh câu “Lương y như từ mẫu”. Quan điểm của Bác là muốn làm tốt công tác chữa trị bệnh tật thì trước hết cần phải làm tốt công tác phòng bệnh, việc phòng bệnh quan trọng hơn việc chữa bệnh. Theo Bác, muốn có sức khỏe thì phải siêng năng luyện tập thể dục. Bác không những chỉ rõ phương pháp tập luyện mà còn nêu bật ý nghĩa và lợi ích to lớn của việc luyện tập thể dục thể thao. Bác viết: “… Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục; ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy thì sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”.


Cố Lưu Hinh, người được Trung Ương Đảng CS Trung Quốc cử sang dạy Thái cực quyền cho Hồ Chủ Tịch

Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta đặc biệt quan tâm và bảo vệ môi trường, Bác kêu gọi mọi người trồng cây để có môi trường thiên nhiên trong sạch, Bác cho rằng con người cần phải gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên (đây cũng là quan điểm của Lão Tử). Bởi vậy, xung quanh khu nhà sàn nơi Bác ở luôn tràn ngập màu xanh của cỏ cây hoa lá, luôn rộn rã tiếng chim muông.

Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ
Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn
Lát rồi, chim nhé, chim ăn
Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà…
(Tố Hữu. Sáng tháng năm).

Thiên nhiên không những hiện hữu nơi Bác ở mà còn hiện hữu ngay trong thơ của Bác. Trong thơ Bác, dù con người có phải trong cảnh tù đày khổ ải nhưng thiên nhiên luôn hiện ra một cách sống động và tràn đầy sức sống.

Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.
(Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ;
Bồi hồi dạo bước Tây phong lĩnh,
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa).
(Hồ Chí Minh. Tân xuất ngục học đăng sơn)
*
* *
… Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng
Ngưỡng diện thu phong trận trận hàn.
… Noãn khí bao la toàn vũ trụ
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.
(… Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
… Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng).

(Hồ Chí Minh. Tảo giải)

Chủ Tịch Hồ Chí Minh không những là một lãnh tụ thiên tài, Danh nhân văn hóa, vị Anh hùng dân tộc mà Bác còn là một nhà dưỡng sinh kiệt xuất. Trong cuộc sống, Bác luôn chủ trương “thanh tâm quả dục”, động viên cán bộ thực hiện lối sống giản dị, hòa đồng với quần chúng, chăm lo cho quần chúng, phải Cần Kiệm Liêm Chính và chính người với tấm áo vải đơn sơ, với đôi dép cao su giản dị mà làm cho thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ, là tấm gương sáng chói cho lớp lớp cháu con học tập. Cả một đời “vì nước vì non”, Bác chỉ mong sau khi đất nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, nếu nhân dân cho nghỉ sẽ về với vườn rau ao cá, thăm già vấn trẻ…


Nếu nhân dân cho nghỉ sẽ về với vườn rau ao cá, thăm già vấn trẻ…

Ngày nay, nếu có dịp vào thăm nhà sàn của Bác, chúng ta vẫn còn thấy đôi tạ tay xếp ngay ngắn nơi góc nhà, đó là vật mà Bác dùng để tập luyện hằng ngày. Mỗi khi xem lại những thước phim tư liệu, chúng ta vẫn thấy Bác đang tham gia đánh bóng chuyền với các chú Cảnh vệ, tập Thái Cực Quyền vào mỗi buổi sáng (Bác học Thái Cực Quyền với võ sư Cố Lưu Hinh người Trung Quốc). Bác không những luôn quan tâm chăm sóc đến sức khỏe của mọi người mà chính Người cũng là một tấm gương sáng về rèn luyện thân thể cho toàn dân học tập.


Chủ tịch Hồ Chí Minh, người suốt đời kiệm cần, liêm chính, chí công, vô tư...

Còn nữa...