Trang 1/3 123 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 23

Chủ đề: “Đêm năm canh, ngày sáu khắc” và câu chuyện Tiến Sỹ Giấy thời A-gù

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    375
    Thanks
    176
    Thanked 25 Times in 22 Posts

    Question “Đêm năm canh, ngày sáu khắc” và câu chuyện Tiến Sỹ Giấy thời A-gù

    Mất ngủ mấy đêm liền, lang thang trên Internet tự dưng tìm thấy câu chuyện hay hay, ngẫm thấy khá thú vị và giầu tính nhân văn nên đăng lên đây để mọi người thưởng thức cho đỡ mất ngủ.

    --------

    Phần 1: Trí Thức Vườn và Tiến Sỹ Giấy thời A-Gù

    Cách nay mấy ngày, nhân dịp đàm đạo với một vài Trí thức Vườn, có ông tên Bút Bi đem câu thơ ra đố, miệng ông ngâm nga thánh thót:

    Đêm năm canh nhìn xem mặt nguyệt
    Ngày sáu khắc từ biệt bôn hành
    Một mình thơ thẩn rừng xanh
    Không lòng ham thích hư danh ra vào
    Dời chân cụm liễu non cao
    Đố chung thiên hạ làm sao biết nhà.


    Là con gì?

    Quả là một câu đố bằng thể thơ Song Thất Lục Bát tuyệt hay, nhưng khó quá. Các Trí Thức Vườn miệng lẩm nhẩm bài thơ, nghĩ vắt óc mà chẳng thể tìm ra được câu trả lời. Mà cũng chẳng sao, giải trí thư giãn đầu óc lúc nông nhàn nên có tìm ra được đáp án hay không cũng chẳng màng.

    Cơ mà sự đời không đơn giản như thế, có ông tên Bút Mực tức tối vì không tìm ra được câu trả lời cho câu đố hóc búa nêu trên – ông này ngay lập tức đố lại: đố các ông biết “Đêm năm canh, ngày sáu khắc” nghĩa nà nàm thao?

    Hớ hớ hớ, khổ thân Bút Lông Gà tôi – đầu óc quay cuồng, tim đập chân run – thầm thấy tủi thân vì kém trí ông Bút Bi, Bút Mực quá xá. Thôi thì đành phận kém trí nhưng không thể cam tâm kém tài, Bút Lông Gà le te lén lút dùng Ai-Fôn Tám-ét đăng nhập mạng in-tờ-lét hỏi giáo sư Gúc-gờ. Sau vài giây, giáo sư giới thiệu cho một ông Tiến Sỹ chuyên ngành Văn Hóa – ông Tiến Sỹ này cũng có những lý giải về “đêm năm canh, ngày sáu khắc” – cách ông lý giải tuy quá ngắn gọn nhưng lại rất súc tích. Bút Lông Gà mừng quýnh, có được đáp án của một ông Tiến Sỹ Văn Hóa thì sai làm sao được. Cũng được giáo sư Gúc-gờ cho biết, ông Tiến Sỹ này là người “văn võ song toàn”, kiến văn quảng bác, thông kim bác cổ, danh nổi như cồn…ai ai cũng nghe danh. Ông Tiến Sỹ này cũng có một thú chơi rất tao nhã: đó là ông thích sưu tập các loại tranh Đông Hồ nổi tiếng, trong thư phòng của ông các bức tranh Đông Hồ được treo kín “bốn bức tường”. Quả thật là hiếm thấy người nào văn võ song toàn mà lại thanh tao như vậy.


    Bút Lông Gà hí hửng, miệng bô bô nói với mấy ông bạn (bi bô nguyên văn lời của ông Tiến Sỹ Văn Hóa đã đăng tải trên in-tờ-lét):

    - Xưa: Ban đêm có 5 canh. Ban đêm tính từ 19 giờ tối đến 5 giờ sáng, chia làm 5 canh. Thời gian của mỗi canh tương đương 2 giờ đồng hồ tính theo ngày nay.

    - Xưa: Ban ngày có 6 khắc. Ban ngày được tính từ 5 giờ sáng cho đến 19 giờ tối, chia làm 6 khắc. Cho nên mỗi khắc có thời gian là 2 giờ 20 phút tình theo thời gian ngày nay.

    - Ví như, Giờ ngọ hay 3 khắc (hoặc khắc 3) đều là 12 giờ trưa.

    Úi zùi ui…, một tràng cười té ghế vang lên từng chặp, Bút Lông Gà chỉ biết tròn mắt nhìn mấy ông Bút kia đang cười ngặt ngẽo, nước mắt chảy ròng ròng theo từng nhịp cười thánh thót. Bút Lông Gà tai ù đặc, miệng ú ớ, người thẫn thờ - bên tai vẫn văng vẳng lời nói của ông Bút Mực – ông bạn của tôi về mà học nại nớp muột đi nhá, há há há…

    Bút Lông Gà sau một hồi choáng váng liền lấy lại tinh thần, cãi lại: các ông cười cái gì mà cười, có mà cười hở mười cái răng í, đáp án của tôi vừa nêu tôi cóp-pi nguyên văn của một ông Tiến Sỹ Văn Hóa hẳn hoi đấy nhá, làm sao mà sai được.

    Hai ông Bút Bi, Bút Mực tranh nhau nói: khổ thân ông bạn của tôi, chắc ông bạn đụng nhầm cái đám Tiến Sỹ Giấy rồi đó, hoặc có thể đó là đám “lưu manh giả danh trí thức” cũng nên. Mà ông cũng tệ, “không biết thì nói là không biết, biết thì nói là biết” sao lại đi nói bừa bãi ẩu tả như vậy. Đã thế, lại nói theo cái kiểu cộc lốc, chẳng ra đầu ra đũa gì cả: nào là “xưa”, nào là “ví như”, nào là “khắc 3” với chả “3 khắc”… há há há…

    Đến đây, Bút Lông Gà mặt mũi trắng bệch, miệng không thốt nên nhời.



    (Đón đọc Phần 2: Sự nổi giận của Bút Lông Gà)
    Lần sửa cuối bởi taothao; 11-01-2014 lúc 09:53 AM
    Hiền nhân cùng lý hợp hư vô,
    Đắc ngộ Kiền Khôn Tạo Hóa Lô.

    Hạ sĩ chỉ tranh danh dữ lợi,
    Giao nguyên khưu chủng thị Tiền Đồ.

  2. The Following User Says Thank You to taothao For This Useful Post:

    fangzi (10-01-2014)

  3. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    375
    Thanks
    176
    Thanked 25 Times in 22 Posts

    Cool “Đêm năm canh, ngày sáu khắc” và câu chuyện Tiến Sỹ Giấy thời A-gù

    .
    Phần 2: Sự nổi giận của Bút Lông Gà


    Bút Lông Gà ức lắm, về lục tung mớ sách cũ mốc meo treo trên gác bếp đã lâu ngày không sờ tới. Lông Gà quyết chí tìm cho ra “chân ní” cho thỏa nỗi căm hờn. Thấy một số sách ghi:

    Theo “Hoa Việt từ điển”, Khổng Lạc Long, ghi: Khắc – thời gian 15 phút.

    Theo “Sổ tay người học tiếng Hoa”, Trương Văn Giới-Lê Khắc Kiều Lục, ghi: Khắc-15 phút.

    Theo “Lịch và Lịch Việt Nam”, học giả Hoàng Xuân Hãn, ghi: “ Theo lịch Á Đông xưa, Khắc có nghĩa là 1 phần 100 của ngày, tức là 14 phút 24 giây. Gốc của danh từ này này là cái thẻ mang nét khắc trỏ giờ và khắc được đặt nổi trên mặt nước của thùng nước dưới của đồng hồ”.

    Theo “Việt Nam tân từ điển”, Thanh Nghị, ghi: Khắc – một phần tư giờ, 15 phút.

    Theo “Từ Điển Hán Việt”, Lạc Việt , ghi: Khắc-thời gian 15 phút.

    Bút Lông Gà sững người: thôi chết tôi rồi, ai cũng nói “Khắc-tương đương 15 phút”, trời xui đất khiến thế nào mà mình lại bị thằng Tiến Sỹ Giấy nó xui dại rồi đi bi bô với mấy ông Bút đồng liêu là “khắc-tương đương 2 giờ 20 phút”. Đúng là ngu quá đi mất thôi, ngu quá đi mất thôi.

    Bút Lông Gà bỗng nhớ ra ông hàng xóm gần nhà, ông này tên là Bút Chì, làm nghề Tiều Phu và cũng là người hiểu biết. Bút Lông Gà liền sang nhà ông Bút Chì để thỉnh giáo.

    Nghe Bút Lông Gà thuật lại sự tình, ông Bút Chì chỉ tủm tỉm cười. Chừng hết ba tuần trà, ông Bút Chì chậm rãi nói: tôi chỉ là kẻ Tiều Phu nơi thôn dã, kiến thức chữ nghĩa cũng chẳng được bao lăm, nhưng theo thiển ý của tôi thì:

    – “Theo lịch pháp Á Đông ngày xưa, mỗi năm có 12 tháng, mỗi ngày có 12 thời thần (tức 12 giờ tính theo địa chi như giờ tý, sửu… mỗi giờ tương đương 2 tiếng), mỗi một thời thần ( như Tý thời, Sửu thời tức giờ Tý, giờ Sửu…) được chia làm 8 khắc, lại phân ra 4 khắc thượng và 4 khắc hạ. 1 khắc bằng 15 phút. Như vậy “khắc” là đơn vị dùng để tính thời gian (ngắn), cụ thể là 15’. Và nếu nói “Khắc” là 2 tiếng 20 phút như vị Tiến sĩ Giấy kia là không ổn.

    - Về vấn đề “Ngọ 3 khắc là gì”? Theo cách tính Can Chi, giờ Ngọ được người xưa qui định là từ 11h00 trưa cho đến 13h00 chiều (theo giờ hiện đại). Chính Ngọ tức đúng 12 giờ. Ngọ 3 khắc tức 12h45 (chú ý đây là giờ Ngọ Hạ chứ không phải Ngọ Thượng). Như vậy trả lời như ông Tiến Sĩ Văn Hóa rằng giờ Ngọ 3 khắc là 12 giờ là không chuẩn.

    - Ngoài ra, dưới góc độ tâm linh trong dân gian ta còn có tục làm gì cũng cứ phải “Quá Ngọ” một tí mới làm, phần vì thời tiết mỗi mùa mỗi khác Ví như mùa Hạ 12h00 mặt trời đứng bóng nhưng sang Đông, Thu 12h có khi mặt trời vẫn chưa đứng trên đỉnh đầu, chưa đứng bóng (vì xưa thường dùng các cây cột, hay ngó ánh mặt trời để định vị tính toán thời gian); phần vì sợ sai chưa đến đúng Ngọ chẳng hạn… do vậy chắc ăn nhất là đến Ngọ 3 khắc hẵng làm. Vậy tại sao lại không để đến Ngọ Thời Tư Khắc được vì như thế đã chuyển sang giờ Mùi (13h00 – 15h00) mất rồi.

    Bút Lông Gà nghe xong mắt sáng rực, thấy như trút được gánh nặng ngàn cân đang đè nặng trong tâm khảm. Lông Gà liền tặng ông Bút Chì mấy cái bút lông (do chính tay ông khổ công tạo tác) coi như là cảm tạ tấm lòng tri ân.

    Về đến nhà, nhìn thấy cái Ai-fôn Tám-ét nằm chình ình trên bàn, trong ông lại trào dâng một cảm xúc khó tả: xấu hổ, tủi thân, giận dữ… Ông thấy xấu hổ vì kiến thức mình nông cạn; ông tủi thân vì bị bạn chê cười; ông giận dữ vì cái thằng cha Tiến Sỹ văn hóa yêu tranh Đông Hồ rởm đời kia mà thanh danh Trí Thức Vườn của ông gây dựng bao năm nay bị hoen ố. Từ rày về sau, làm sao dám vác cái mặt mo ra đường để giao lưu với mấy ông đồng liêu họ Bút? Đúng là “bôi gio trát trấu” vào mặt mà !



    Tranh Đông Hồ treo kín bốn bức tường...

    Giận quá, Bút Lông Gà On-nai Fây-bút và viết lên tường (Wall) của mình dòng sờ-tây-tút cho hả giận:

    “ Gửi ông Tiến Sỹ Giấy: ông có thể là người yêu văn hóa và yêu tranh Đông Hồ - điều đó thật đáng quý và đáng trân trọng, nhưng với học vị Tiến Sỹ mà kiến thức của ông thiếu chiều sâu không bằng người Tiều Phu như vậy thì thật đáng buồn. Thánh Nhân đã nói – “biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết” – thật chí lý. Với tư cách là Tiến Sỹ, ông không biết chắc chắn điều gì thì đừng có phát biểu tùm lum quàng xiên quàng xẹo như vậy, không thì cũng giống như Bút Lông Gà tôi – thiên hạ chửi cho là Rởm.”


    Sưu tầm-Nguồn: Internet
    Lần sửa cuối bởi taothao; 11-01-2014 lúc 09:51 AM
    Hiền nhân cùng lý hợp hư vô,
    Đắc ngộ Kiền Khôn Tạo Hóa Lô.

    Hạ sĩ chỉ tranh danh dữ lợi,
    Giao nguyên khưu chủng thị Tiền Đồ.

  4. The Following User Says Thank You to taothao For This Useful Post:

    fangzi (10-01-2014)

  5. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Theo mình biết "khắc" là đơn vị dùng để tính thời gian. mỗi khắc được qui đổi bằng 15 phút (so với giờ hiện đại).

  6. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    170
    Thanks
    23
    Thanked 21 Times in 16 Posts
    một ông Tiến Sỹ chuyên ngành Văn Hóa – ông Tiến Sỹ này cũng có những lý giải về “đêm năm canh, ngày sáu khắc” – cách ông lý giải tuy quá ngắn gọn nhưng lại rất súc tích. Bút Lông Gà mừng quýnh, có được đáp án của một ông Tiến Sỹ Văn Hóa thì sai làm sao được. Cũng được giáo sư Gúc-gờ cho biết, ông Tiến Sỹ này là người “văn võ song toàn”, kiến văn quảng bác, thông kim bác cổ, danh nổi như cồn…ai ai cũng nghe danh. Ông Tiến Sỹ này cũng có một thú chơi rất tao nhã: đó là ông thích sưu tập các loại tranh Đông Hồ nổi tiếng, trong thư phòng của ông các bức tranh Đông Hồ được treo kín “bốn bức tường”. Quả thật là hiếm thấy người nào văn võ song toàn mà lại thanh tao như vậy.

    Bút Lông Gà hí hửng, miệng bô bô nói với mấy ông bạn (bi bô nguyên văn lời của ông Tiến Sỹ Văn Hóa đã đăng tải trên in-tờ-lét):

    - Xưa: Ban đêm có 5 canh. Ban đêm tính từ 19 giờ tối đến 5 giờ sáng, chia làm 5 canh. Thời gian của mỗi canh tương đương 2 giờ đồng hồ tính theo ngày nay.

    - Xưa: Ban ngày có 6 khắc. Ban ngày được tính từ 5 giờ sáng cho đến 19 giờ tối, chia làm 6 khắc. Cho nên mỗi khắc có thời gian là 2 giờ 20 phút tình theo thời gian ngày nay.

    - Ví như, Giờ ngọ hay 3 khắc (hoặc khắc 3) đều là 12 giờ trưa
    .

    Dụng cụ tính thời gian tại đài quan sát thiên văn của nhà Thanh Trung Quốc

    Bút Lông Gà sững người: thôi chết tôi rồi, ai cũng nói “Khắc-tương đương 15 phút”, trời xui đất khiến thế nào mà mình lại bị thằng Tiến Sỹ Giấy nó xui dại rồi đi bi bô với mấy ông Bút đồng liêu là “khắc-tương đương 2 giờ 20 phút”. Đúng là ngu quá đi mất thôi, ngu quá đi mất thôi.
    Đúng là Tiến sĩ giấy, loại Tiến sĩ này trong xh hiện nay đầy. Theo tui biết cứ bỏ ra ít tiền là có ngay cái danh "Tiến sĩ" ấy mà.

  7. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    375
    Thanks
    176
    Thanked 25 Times in 22 Posts
    ...nhìn thấy cái Ai-fôn Tám-ét nằm chình ình trên bàn, trong ông lại trào dâng một cảm xúc khó tả: xấu hổ, tủi thân, giận dữ… Ông thấy xấu hổ vì kiến thức mình nông cạn; ông tủi thân vì bị bạn chê cười; ông giận dữ vì cái thằng cha Tiến Sỹ văn hóa yêu tranh Đông Hồ rởm đời kia mà thanh danh Trí Thức Vườn của ông gây dựng bao năm nay bị hoen ố. Từ rày về sau, làm sao dám vác cái mặt mo ra đường để giao lưu với mấy ông đồng liêu họ Bút? Đúng là “bôi gio trát trấu” vào mặt mà !
    Ông Bút Lông Gà này đúng là dại dột, xài đến Iphone 8S mà còn không tỉnh táo nên mới bị cái danh Tiến Sỹ nó lừa cho đến thân bại danh liệt, làm trò cười cho thế gian. Thành thử Trí Thức Vườn bị Trí Thức Rởm nó "lòe" cho một vố đau, thấy Vàng Mã mà lại cứ tưởng Vàng thật.

    Dù là Vườn cũng là mang danh Trí Thức, thế mà lại bị mấy cái loại Trí Ngủ nó làm cho mờ mắt, kể cũng đau.
    Hiền nhân cùng lý hợp hư vô,
    Đắc ngộ Kiền Khôn Tạo Hóa Lô.

    Hạ sĩ chỉ tranh danh dữ lợi,
    Giao nguyên khưu chủng thị Tiền Đồ.

  8. #6
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    202
    Thanks
    71
    Thanked 13 Times in 12 Posts
    Xưa tới giờ em chỉ nghe đêm 5 canh chứ chẳng nghe nói đến 6 khắc bao giờ. Chắc tại em ít hóng hớt chăng... hihi. Em vẫn nghe người ta hát đêm 5 canh nhưng cũng chẳng biết canh được tính như thế nào, nay mới biết.

  9. #7
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Ồ... nếu nói rằng một khắc là 2h20' vậy giờ ngọ 3 khắc sẽ là 12 + 7 = 19. Vậy giờ ngọ 3 khác là lúc 7h tối chăng ? Bảy giờ tối mà là giờ ngọ thì lạ nhỉ

  10. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Xin hỏi vị tiến sĩ này là ai, dạy trường nào thế ?

  11. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    375
    Thanks
    176
    Thanked 25 Times in 22 Posts
    Quote Nguyên văn bởi bach_ho Xem bài viết
    Xin hỏi vị tiến sĩ này là ai, dạy trường nào thế ?
    Ồ, để mình hỏi ông Bút Lông Gà xem ổng có tiết lộ gì không. Nếu mà khó quá thì nhờ ông Bói Dạo Vỉa Hè xủ cho một quẻ xem thế nào.
    Hiền nhân cùng lý hợp hư vô,
    Đắc ngộ Kiền Khôn Tạo Hóa Lô.

    Hạ sĩ chỉ tranh danh dữ lợi,
    Giao nguyên khưu chủng thị Tiền Đồ.

  12. #10
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    375
    Thanks
    176
    Thanked 25 Times in 22 Posts
    Mình có nhắn tin hỏi Bút Lông Gà về danh tánh của vị Tiến Sỹ Giấy trong bài viết. Bút Lông Gà kín như bưng và không tiết lộ cụ thể. Chỉ trả lời mình bằng một tấm hình và một bài thơ của cụ Nguyễn Khuyến - bài thơ có tên là "Vịnh Tiến Sỹ Giấy". Bút Lông Gà đánh đố thế này thì đúng là pótay thiệt :



    I

    Rõ chú hoa man (1) khéo vẽ trò,
    Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.
    Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,
    Giấy má nhà bay đáng mấy xu?
    Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ,
    Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu.
    Hỏi ai muốn ước cho con cháu,
    Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu.

    II

    Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
    Cũng gọi ông nghè có kém ai.
    Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, (2)
    Nét son điểm rõ mặt văn khôi. (3)
    Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
    Cái giá khoa danh thế mới hời! (4)
    Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
    Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!


    Chú giải:

    1. Hoa man: người thợ làm nghề hàng mã.
    2. Giáp bảng: bảng đề tên từ học vị tiến sĩ trở lên.
    3. Văn khôi: đầu làng văn. ở đây chỉ người có đỗ đạt cao.
    4. Hời: giá rẻ.

    Có ai giải mã được ý nghĩa tấm hình và bài thơ trên được không nhỉ ?
    Lần sửa cuối bởi taothao; 14-01-2014 lúc 01:56 PM
    Hiền nhân cùng lý hợp hư vô,
    Đắc ngộ Kiền Khôn Tạo Hóa Lô.

    Hạ sĩ chỉ tranh danh dữ lợi,
    Giao nguyên khưu chủng thị Tiền Đồ.

  13. The Following User Says Thank You to taothao For This Useful Post:

    thieugia (14-01-2014)

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •