Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2

Chủ đề: Chữ NHÂN trong Khổng Học - Khổng Học Đăng - Sào Nam Phan Bội Châu

  1. #1
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Post Chữ NHÂN trong Khổng Học - Khổng Học Đăng - Sào Nam Phan Bội Châu

    .

    PHẢN DIỆN VỚI PHỤ DIỆN CHỮ "NHÂN" TRONG KHỔNG HỌC



    Hễ phàm bàn một đạo lý gì, dầu lý luận với sự thực, nếu chỉ xem xét về một phái chính diện, tất nhiên không được phát huy rõ ràng, mà huống gì một chữ “nhân” trong Khổng học, đạo lý rất rộng, vấn đề rất nhiều, nếu chỉ xét một phía chính diện mà thôi thời làm sao thể nhận được thấu triệt? Nên, phải nghiên cứu đến mặt phản diện của chữ “nhân”.

    Mặt phản diện của chữ “nhân” là gì? Tức là “bất nhân” với “giả nhân”.

    Tử viết: Xảo ngôn lệnh sắc tiễn hỹ nhân.

    Nhân là cái đức trong lòng mình mà ra, chớ không phải nói phô dung dáng mà làm được nhân. Nhưng mà “hữu chu trung tất hình như ngoại”, vậy nên người có đức nhân ở trong lòng, tất nhiên nói phô thường ngay thật mà không vẽ vời, dúng dáng bề ngoài thường tự nhiên mà không cần trau chuốt, nên đức Khổng Tử đã có câu nói rằng: cương nghị mộc nột cận nhân. Nghĩa là, những người nào tính chất cứng bền không uốn nắn làm ra mềm, nói phô mộc mạc, xem như hình người dốt, người ấy tuy chưa thiệt là nhân, mà cũng có thể dắt cho đến chỗ nhân, là vì bản chất người ấy đã gần được nhân rồi đó. Trái lại, những hạng người nào trau tria lời nói, nghe ra một cách dễ ưa, lòe loẹt ở phía ngoài, xét ra chỉ một cách làm tốt, cốt trang sức ngoài vỏ để che bịt cái xấu ở bề trong (xảo ngôn lệnh sắc), chắc tâm thân người ấy có gì là tâm thân đâu (tiễn hỹ nhân). Thánh nhân vẫn ghét hạng người bất nhân, nhưng không nỡ nói quá nặng lời, nên nói bằng chữ “tiễn” (tiễn nghĩa là ít).

    Tử viết: nhân nhi bất nhân, như lễ hà? Nhân nhi bất nhân, như nhạc hà?

    Bài này là theo về mặt phản diện mà bàn đến công dụng của chữ “nhân”. Ngài nói rằng:

    Người đã bất nhân thời có làm lễ mà làm sao nên lễ? Người đã bất nhân thời dầu có làm nhạc mà sao làm nên nhạc?

    Chữ “lễ” chữ “nhạc” ở đây không phải như lễ nhạc quen nói đầu miệng ta đâu. Theo ở nơi lẽ trời mà bổ thêm vào tiết văn trật tự gọi là lễ; gốc ở đạo người mà biểu hiện ra ở nơi tiết tấu âm thanh thời gọi bằng nhạc. Vậy nên làm lễ làm nhạc, tất phải ở lòng nhân mà tỏ rõ ra, vậy sau lễ mới nên lễ, nhạc mới nên nhạc. Nên đức Khổng Tử có bài nói rằng: ví dầu người ta đã bất nhân thời lẽ trời đã mất hẳn, mà đạo người cũng chẳng có gì; nhưng cái lễ nhạc mà nó làm ra đó, chỉ thấy là ngọc lụa chuông trống mà thôi, có gì là lễ nhạc thiệt đâu? Nên Khổng Tử có câu nói rằng: Lễ vân lễ vân, ngọc bạch vân hồ tai; nhạc vân nhạc vân, chung cổ vân hồ tai.

    Nghĩa là, gọi bằng lễ đó, há phải thấy ngọc lụa mà gọi bằng lễ đâu, gọi bằng nhạc đó há phải nghe chông trống mà gọi bằng nhạc đâu !

    Học giả xem hai bài này thời biết công dụng của chữ “nhân” có thể suy rộng đến chữ “nhạc”; mà nền tảng của lễ nhạc, tất phải đắp dựng ở trên đức nhân. Người đã bất nhân, còn làm gì nên lễ nhạc? Trông thấy lễ nó càng thêm ghét vì hư văn; nghe thấy nhạc nó càng thêm chán vì dâm thanh. Cái tệ bệnh vì bất nhân mà đến như thế.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 02-02-2014 lúc 10:34 AM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  2. #2
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Post Chữ NHÂN trong Khổng Học - Khổng Học Đăng - Sào Nam Phan Bội Châu

    Tử viết: Bất nhân giả, bất khả dĩ cửu xử ước, bất khả dĩ trường xử lạc; nhân giả an nhân, trí giả lợi nhân.

    Ý tứ bài này dạy cho người ta thâm thiết, nhưng phải trái hai đường, tốt xấu hai mặt, chỉ khác nhau nơi nhân với bất nhân. Ngài nói rằng:

    Nguyên tâm lý con người ta, khi bắt đầu mới sinh ra làm người thời cái lòng lành trời phú cho, ai cũng nha ai. Đức nhân vẫn là lòng sẵn của ta, duy có một hạng người say mê vì vật dục, un nhúm vì những tập quán xưa, đến nỗi lương tâm mất hẳn, nhận giặc làm cha, mới thành ra người bất nhân. Những hạng người ấy đã không năng lực chống chỏi với hoàn cảnh, lại thường vì hoàn cảnh xô đổ được mình, đụng khi vào hoàn cảnh xấu thời việc xấu gì nó cũng làm ngay, nên không có thể để nó lâu ngày ở cảnh cùng khốn (bất khả dĩ cửu xử ước). Ước nghĩa là cùng khốn. Vì sao mà nó không ở được cảnh cùng khốn? Vì gặp cùng khốn thời càng bất nhân thêm. Đụng ở hoàn cảnh sung sướng thời những nết gì tốt của nó, nó kiêu ngạo mà không giữ được, nên không thể cho nó lâu ngày ở vào cảnh sung sướng (bất khả dĩ trường xử lạc). Lạc nghĩa là vui sướng. Vì sao mà nó không ở được cảnh vui sướng? Vì nó bất nhân mà ở vào cảnh vui sướng thời càng dễ làm những việc bất nhân thêm. Ở cảnh cùng thời biến tiết đổi lòng; ở cảnh vui thời kiêu xa dâm dật, tội tình thay những kẻ bất nhân ! Thiệt không hoàn cảnh nào mà nó tốt được. Nên ngài nói rằng:

    Hoàn cảnh người ta ở đời, vẫn có khi cùng, có khi thông, có khi khổ, có khi sướng, nhưng tâm lý của một hạng người tốt thời xô đổ được hoàn cảnh, không bao giờ hoàn cảnh xô đổ được mình. Hạng người ấy là ai? Là “nhân giả” với “trí giả”.

    Những người có cái lòng vô tư, có cái đức rất thịnh, thiệt rất đáng là một con người gọi bằng “nhân giả”, người ấy yên thích ở trên nền nhân, dầu hoàn cảnh đổi thay ra thế nào mà người ấy chẳng bao giờ lay chuyển chỉ y nhiên một khối nhân mà thôi, gọi bằng “an nhân” (nhân giả an nhân).

    Lại có một hạng người nữa mà gọi bằng “trí giả”, theo về phần tâm lý, tuy chẳng có khác gì “nhân giả”, chỉ duy về phần học thức thời có lẽ cân ngang với “nhân giả”, nhưng cũng biết nhân là đạo lý rất hay, thú vị rất thích, lấy công việc làm nhân làm sự thuận tiện, gọi bằng “trí giả lợi nhân”. Người ấy ở đời dù có gặp hoàn cảnh đến thế nào cũng không bao giờ chịu bỏ chữ “nhân” vì xem những công việc làm nhân đó chỉ là một lối đường có lợi mà không hại, nên cứ thẳng bước đi hoài, không bao giờ thay đổi, ấy là “lợi nhân” (trí giả lợi nhân).
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •