Trang 1/2 12 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 20

Chủ đề: Sư_Đồ Võ Thuật Bạch Thoại Vấn Đáp

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts

    Sư_Đồ Võ Thuật Bạch Thoại Vấn Đáp


    Nhân dịp đầu năm Giáp Ngọ (2014), Bach_ho có dịp ghé nhà Shaolaojia thấy thầy đang nhàn đàm cùng một vài vị huynh đệ về chuyện võ chuyện văn. Một phần do hóng hớt, phần vì đến sau nghe cũng chẳng được nhiều nhưng Bach_ho thấy trong cuộc nhàn đàm có rất nhiều thông tin hữu ích, nhiều điều đáng để những người luyện võ, dạy võ phải suy gẫm. Vậy cũng cứ tình thật chép ra đây để cả nhà cũng tham khảo.
    Vì nhiều lý do và cũng không nhất thiết chuyện gì cũng cứ phải xưng danh mới cho là xác thực. Thực tế cũng chứng minh đôi khi có tên tuổi, có địa chỉ hẳn hòi nhưng rốt lại cũng toàn nói chuyện "âm binh". Vậy dưới đây xin được chép theo kiểu người hỏi người trả lời, không hoa mỹ nhưng được cái tiện lợi và rõ ràng.




    Võ Thuật ???

    Hỏi: Có người nói võ thuật chẳng qua chỉ là bộ môn dạy đánh nhau. Dạy võ tức là dạy đánh lộn.

    Trả lời: Võ thuật thực chất là nghệ thuật sử dụng quyền cước kết hợp với các loại binh khí nhằm mục đích tự vệ và nâng cao sức khỏe. Vậy nói võ thuật là bộ môn dạy đánh nhau thì quả là quá chính xác. Nói dạy võ chính là dạy đánh nhau (ngoài Bắc gọi là đánh nhau, trong Nam gọi là oánh lộn) thì cũng không có gì là sai.

    Hỏi: Nói võ thuật là nghệ thuật sử dụng quyền cước kết hợp với các loại binh khí nhằm mục đích tự vệ, vậy hóa ra võ thuật chỉ có yếu tố tự vệ mà không có yếu tố tấn công à?

    Trả lời: Trước nay chúng ta vẫn cho rằng võ thuật có ba chức năng chính là rèn luyện thân thể; tự vệ và tấn công trấn áp. Thực tế cho ta thấy trong yếu tố "tự vệ" đã ngầm có yếu tố tấn công rồi (khái niệm đánh phủ đầu, phòng vệ từ xa mà một số nước như Anh, Pháp, Mỹ đã tiến hành tại một số nước như I Rắc, Apganistan vừa qua đã minh chứng cho thế giới thấy thế nào là Tự Vệ). Vậy nói chức năng của võ thuật là tự vệ và nâng cao sức khỏe là đủ.


    Hỏi: Võ thuật do đâu mà có, ai là người nghĩ ra đầu tiên.

    Trả lời: Hỏi hơi thừa, hỏi thế chẳng khác đánh đố kiểu ai là người nghĩ ra tiếng nói (ngôn ngữ).

    Hỏi: Nhưng nó cũng phải có nguồn gốc chứ ạ ?

    Trả lời: Để truy tìm nguồn gốc thì hiểu nôm na như thế này: do bị thú dữ tấn công; do bị cướp bóc tài vật, tranh giành lãnh địa kiếm ăn và thậm chí là cả việc tranh giành gái gú v.v. giữa các thị tộc, bộ lạc và đấy là một trong những nguyên do hình thành bộ môn võ thuật.

    Còn nữa...
    Lần sửa cuối bởi bach_ho; 10-02-2014 lúc 02:58 AM

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Nhỏ to chuyện võ !!!


    Tiếp theo...

    Võ Đạo ???

    Hỏi: Con thường nghe người ta nói đến hai từ "võ đạo" vậy võ đạo là gì ạ ?

    Trả lời: Trước hết chúng ta cũng cần phải hiểu chữ "Đạo" ở đây là một khái niệm hết sức trọng yếu trong triết học cổ đại Trung Quốc. Nghĩa đen của chữ Đạo là đường đi, nghĩa bóng chỉ đường hướng cần phải theo trong đời sống tinh thần của con người. Sâu xa hơn, đạo là nguyên lý tiến triển của sự vật, hiện tượng, là quy luật hoạt động của vũ trụ.
    - Đối với Đạo gia, đạo là cái gốc, là cuội nguồn sinh ra của sự vật hiện tượng.
    - Với Kinh dịch, đạo là sự hợp thành của âm dương "nhất âm nhất dương vị chi đạo"
    - Với Nho gia và các học phái, tôn giáo khác quan niệm "Đạo" là những gì tốt đẹp nhất mà con người cần phải hướng tới và cần phải quyết tâm đạt cho bằng được.

    Như vậy chúng ta có thể thấy đạo chính là chân lý, là lý tưởng, lẽ sống tốt đẹp nhất mà mọi người cần phải hướng tới. Đạo chính là những giá trị tốt đẹp như Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín tức "Ngũ Thường", những thuật ngữ hằng ngày chúng ta vẫn thường nghe đấy thôi. Cần phải nhớ "Đạo" là khái niệm chung mà tất cả các bàng môn lưu phái đều tôn thờ và mong muốn đạt được chứ chẳng riêng gì giới võ thuật. Chẳng hạn ta vẫn thường nghe câu "Buôn bán cũng có cái đạo của người buôn bán" và trong trường hợp này ta thấy đạo của người làm ăn buôn bán là gì: Xin thưa đấy chính là lấy chữ "tín" làm đầu; biết mua cái gì và bán cái gì (ấy là trí); không tham lam và thường lấy công làm lãi (ấy là nghĩa); biết chia xẻ với bạn hàng, giúp nhau khi hoạn nạn (ấy là nhân); dám nghĩ dám làm (ấy là dũng)... Hoặc trong khi trà dư tửu hậu các anh vẫn thường nghe các cụ ta đàm luận về câu "Đạo diệc hữu đạo" tức nghề ăn trộm (Đạo tặc) cũng có cái đạo của nghề ăn trộm v.v.


    Hỏi: Dạ, dạ... xin thầy giải thích rõ câu "Đạo diệc hữu đạo" được không ạ?

    Trả lời: À, đây là câu thành ngữ có nguồn gốc từ chuyện Trang Tử nói với học trò về chuyện Đạo Chích. Xin xem ở đây: http://thaicucthieugia.com/index.php...-co-o-ca-n-trm
    Đấy, các anh thấy không? Đến cái thằng ăn trộm nó cũng có cái đạo của thằng ăn trộm huống hồ là cả truyền thống hàng ngàn năm võ học.

    Hỏi: Nói tóm lại, đạo của người học võ là gì ạ ?

    Trả lời: Như trên chúng ta đã nói, đạo là những giá trị truyền thống tốt đẹp nhất, nhân văn nhất mà mọi người đều mong muốn đạt được và quyết tâm hướng tới. Đối với người làm ăn buôn bán thì gọi là "đạo của người làm ăn buôn bán"; với người tu đạo là "đạo của kẻ tu hành"; với kẻ viết văn làm báo thì gọi là báo đạo, văn đạo (Văn Đạo là đạo đức của người viết văn, khác với Đạo Văn, tức trộm văn của người khác nhá ); với người chữa bệnh thì gọi Y Đạo hay còn được gọi với cái tên nghe rất nhân văn ấy là "Y Đức" hay "đạo đức nghề nghiệp" v.v. Và đương nhiên với người luyện võ cũng sẽ được gọi là Võ Đạo.
    Cụ thể:
    - Phải nhận thức được võ thuật là gì, võ có vai trò gì trong đời sống xã hội. Học võ để làm gì (mục đích của việc học võ) và cũng cần minh xác là nên học võ gì và không nên học võ gì (?) Không, thầy nói thực đấy chứ không phải chuyện đùa. Đây là một điều hết sức tế nhị, nói ra rất dễ mếch lòng chẳng hạn ai cũng biết học võ là để nâng cao thể lực, rèn luyện tâm đức, vệ quốc phòng thân, bênh người cô thế v.v. thế nhưng thầy thấy có người lại đi dạy học trò ăn bóng đèn, nhai mảnh chai hay lấy chai lọ, đất đá đập vào đầu... tất cả những cái đó liệu có thực sự hữu ích cho sự phát triển của hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, cho não bộ và trên hết là sức khỏe của con người không? Ăn mảnh chai, nuốt bóng đèn có được coi đó là đỉnh cao của "võ thuật", của "trí tuệ Việt" không hay chỉ là mấy trò lừa phỉnh, kiểu câu like kiếm tiền của mấy ông thầy ? Nên nhớ, có rất nhiều người lợi dụng võ thuật để kinh doanh kiếm tiền hoặc khoác áo rèn luyện thể dục thể thao để truyền đạo trái phép, tuyên truyền tư tưởng phản động chống phá nhà nước như một số học viên Pháp Luân Công (do Nguyễn Doãn Kiên cầm đầu công khai chống phá nhà nước và tổ chức kéo đổ tượng đài Lê Nin vừa xảy ra ở HN) hoặc làm những chuyện mờ ám khác.

    Nhận thức được giá trị đích thực của võ thuật, biết học võ để làm gì; nên học võ gì và không nên học võ gì; võ gì có lợi và võ gì có hại ? Đấy có thể được coi là "Minh", là "Trí" vậy.




    - Phải có tinh thần yêu quê hương đất nước từ đó tinh thông võ kỹ và tìm cách xiễn dương võ học của nước nhà. Đấy chính là giữ gìn bản sắc, phát huy giống nòi; Phải xả kỷ tùng nhân, Tế suy phù bần, bênh vực người cô thế... ấy là "Nghĩa" là "Dũng".
    - Tôn kính người bề trên bao dung với kẻ dưới, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống; Thượng tôn pháp luật, tuân thủ môn qui, thủ tín với bạn bè v.v. đấy chính là "Lễ", là "Nhân" là "Tín".


    Khả Ngân

    Nói tóm lại: Người ta nói "Trong võ có đạo", "Trong Đạo có võ" hay "Võ Đạo" chính là nói đến những giá trị ấy và dã là người học võ thì càng phải cố gắng phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp ấy.

    Có khách tí post tiếp nhé !
    Lần sửa cuối bởi bach_ho; 09-02-2014 lúc 08:39 PM

  3. The Following User Says Thank You to bach_ho For This Useful Post:

    trai_xu_doai (05-02-2014)

  4. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2012
    Bài gửi
    200
    Thanks
    91
    Thanked 23 Times in 19 Posts
    Cảm ơn bạn bach_ho đã up bài, cảm ơn thầy Ngọc Sơn. Câu chuyện mà các thầy trao đổi rất thú vị và bổ ích. Sự lý giải của thầy cũng thẳng thắn và cởi mở nữa. Em nghĩ mọi người chắc cũng muốn nghe xin thầy chỉ dẫn thêm ạ.

  5. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Chuyện luyện võ, học võ là chuyện to, chuyện nhớn, chuyện quốc gia đại sự chứ nhỏ to gì Đề nghị chủ thớt đổi lại cái tên chứ "nhỏ to" nghe chừng nhỏ quá he he.

  6. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Sory mọi người, do mấy hôm nay Bach_ho bận đi hái lộc trên núi Sam nên không có điều kiện tiếp tục. Vậy hôm nay xin tiếp tục câu chuyện mà hôm trước Bach_ho còn bỏ ngõ. Chủ đề luận bàn xin được mạn phép đặt là:

    Thượng Võ & Tinh Thần Thượng Võ


    Đồ*: Thưa thầy chúng con nghe rất nhiều người nói về Thượng võ và Tinh thần Thượng võ nhưng không thấy ai giải thích cụ thể nghĩa ngữ của các cụm từ này. Xin thầy giải thích cho chúng con được rõ ạ !.

    Sư: Thượng võ (尚武) ? Chúng ta nên biết trong Hán tự có hai chữ thượng. Chữ thượng này (上) có nghĩa là ở trên, trước, là hoàng đế, vua, là đi, đến, lên cao, bù thêm vào, chỉ chỗ trung gian như bán lộ thượng (tức giữa đường), chỉ phương diện như lý luận thượng (về phương diện lý luận) v.v. Đôi khi chữ thượng này được đọc là “thướng” tứ lên như cánh thướng nhất tằng lầu; Chữ thượng trong “Thượng võ” mà chúng ta nói đây là chữ thượng尚này, nghĩa của chữ thượng này là đề cao, là tôn sùng, coi trọng, là yêu chuộng như thượng đức tức đề cao những giá trị đạo đức tốt đẹp, là chuộng sự thanh tao cao đẹp... Xưa nay có nhiều người giải thích về cụm từ này nhưng không rõ ràng có lẽ là do nhầm lẫn ở hai chữ thượng này đây. Vậy phải hiểu “Thượng võ” và “Tinh thần Thượng võ” ở đây là gì?

    Thượng võ: Chính là sự tôn sùng võ thuật; đề cao võ thuật; yêu chuộng cách hành xử thanh tao, cao cả của giới võ hiệp v.v. Chức năng của võ thuật là để “đánh nhau” nhưng “tôn sùng” võ thuật, “đề cao” võ thuật không có nghĩa là tôn sùng sự đánh nhau, sự hiếu chiến… mà là tôn sùng và đề cao những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp có sẵn trong võ thuật hoặc thông qua rèn luyện võ thuật mà đạt được. Thượng võ được biểu hiện thông qua thái độ, hành vi ứng xử thường ngày như :

    Trước tiên là tinh thần Tôn Sư Ái Hữu, ấy là tôn kính người dạy dỗ mình, coi thầy như cha như mẹ “Sự sư như sự phụ”, là “Sư hữu sự, đệ tử phục kỳ nan” (tức lo, san sẻ cái mối ưu lo của thầy) và ngược lại người thầy cũng phải tôn trọng và yêu quí học trò của mình “Ái đồ như ái tử”, coi học trò như con như cháu trong nhà; Phải kính trên nhường dưới, hữu hảo với đồng môn, có tinh thần tương thân tương ái, biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, lúc ốm đau, khó khăn và hoạn nạn.

    Học võ là để rèn luyện sức khỏe, để bảo vệ mình, để cứu người do vậy phải biết dùng võ thuật, sử dụng võ thuật và những kiến thức đã được các thầy trang bị vào mục đích “Vệ quốc phòng thân”, “Tế bần phù suy”, chống lại cường quyền, bênh vực lẽ phải, bảo vệ người cô thế v.v. Chính vì cái nhẽ ấy mà người học võ càng học lại càng tỏ ra khiêm nhượng, nhân từ, “khiêm nhượng nhân từ” ở đây không có nghĩa là ươn hèn, nhút nhát; Tuyệt đối không được dùng kỹ năng, kỹ sảo, các tuyệt kỹ đã được truyền dạy vào mục đích không trong sáng như tạo băng kết nhóm quấy phá làng xóm, trộm cắp; không bức hại người, không dồn đối phương vào đường cùng, vào chỗ chết; không dùng võ thuật, các tuyệt kỹ học được để giải quyết các ân oán vì mục đích tư thù, để sát hại người hoặc làm cho đối phương bị què quặt, tàn phế, mang thương tích suốt đời.

    Tóm lại, “Thượng võ” trong võ thuật phải hiểu ấy là đề cao những phẩm chất cao thượng, cách hành xử “đẹp”, “công bằng”, “lịch sự” và “văn minh” giống như kiểu tinh thần Fair Play trong thể dục thể thao.

    Tinh thần Thượng võ: “Tinh thần Thượng võ” trong võ thuật phải được hiểu là còn cao hơn “Thượng võ” kia một bậc. Ví dụ: Ở “Thượng võ” chỉ dừng lại ở hành vi không dồn đối phương (cừu nhân) vào đường cùng, vào chỗ chết, tha cho được sống, để mặc cho đi… trong khi cái “Tinh thần Thượng võ” lại là tiến lên đỡ cừu nhân đứng dậy, bắt tay hóa giải sự hận thù, kết nghĩa “bát bái chi giao”, thậm chí còn thương nhau hơn anh em ruột thịt... Đây chính là những cái kết rất "có hậu", đậm "tính người", đầy tính "nhân văn" của người làng võ mà chúng ta vẫn thường thấy được đề cao trong các tác phẩm văn học nghệ thuật.

    Trong xã hội nhiễu nhương, kim tiền hiện nay, Tinh thần Thượng võ tuy chẳng mấy khi có ai thể hiện nhưng điều đó không có nghĩa là không còn .

    Tóm lại: Thượng võ hay Tinh thần Thượng võ chính là tinh thần Fair play, là tính "nhân văn" trong võ thuật.

    Những điển hình: Xưa, Tề Hoàn công vì không câu nệ đã tha tội chết cho Quản Trọng, kẻ đã từng bắn vào bụng mình và... cuối cùng nhờ Quản Di Ngô mà làm nên nghiệp bá. Hay như Lạn Tương Như không câu chấp lỗi của Đại tướng Liêm Pha đã khiến quân chư hầu mấy chục năm không dám xâm phạm bờ cõi (thành ngữ Phụ Kinh Thỉnh Tội xuất phát từ điển tích này mà ra)...


    Bắt tay hóa giải sự hận thù

    Dưới đây là 2 câu chuyện cùng có nội dung về đề tài chiến tranh nhưng hành vi đối xử với “tù binh chiến tranh” tức cách thể hiện cái gọi là “Tinh thần Thượng võ” lại hoàn toàn khác nhau. Thầy không giải thích mà chỉ đưa ra để các con tự nhận xét, hiểu và rút ra kết luận. Ok

    “Tinh thần Thượng võ” của tiền nhân người “Tàu”

    Theo Sử ký: Trận Trường Bình là trận đánh lớn giữa nước Tần và nước Triệu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc diễn ra từ năm 262 TCN đến năm 260 TCN. Cả hai bên đều thay chủ tướng chỉ huy quân đội và kết quả quân Tần đánh bại quân Triệu, giết hơn 40 vạn quân Triệu. Đây là một trong những chiến thắng khẳng định sức mạnh của nước Tần, mở ra quá trình thống nhất hoàn toàn Trung Quốc của nước này mà sau này Tần Thuỷ Hoàng hoàn thành vào năm 221 TCN.
    Quân Triệu đầu hàng quá đông, Bạch Khởi sợ không kiềm chế được, nên bàn với Vưong Hạt chôn sống hết. Để lừa quân Triệu, ông đem hàng tốt chia làm mười doanh, sai mươi viên tướng thống suất, hợp với quân Tần, đều cho trâu rượu, ăn uống và nói rằng ngày mai Võ An quân sẽ lựa chọn quân Triệu, người nào khoẻ mạnh đánh trận được, thì cấp cho khí giới và đem về nước Tần sai dụng, còn người già yếu hay nhát sợ đều cho về Triệu. Quân Triệu mừng rỡ.
    Đêm ấy, Bạch Khởi truyền mật lệnh cho mười viên tướng rằng: Quân Tần đều dùng vải trắng phủ đầu, nếu đầu không có vải trắng, thì tức là quân Triệu, đều phải giết đi.
    Quân Tần theo lệnh, cùng ra tay một lúc. Hàng tốt nước Triệu vì không biết có lệnh ấy, lại không có khí giới, nên đều bó tay chịu chết. Bốn mươi vạn quân Triệu trong một đêm đều bị chém chết cả. Bạch Khởi thu nhặt những đầu lâu quân Triệu, chất đống ở trong luỹ Tần, gọi là núi Đầu Lâu.
    Tính ra trong trận Trường Bình, trước sau quân Tần hoặc chém hoặc bắt cộng 45 vạn quân Triệu, kể cả những quân Triệu đầu hàng Vương Hạt trước, đều bị giết sạch cả, chỉ còn 240 người ít tuổi được thả về Hàm Đan để tuyên dương cái oai của nước Tần.
    Vụ chôn sống quân Triệu là một trong những vụ thảm sát lớn nhất thời cổ đại của lịch sử Trung Quốc.

    “Tinh thần thượng võ” của tiền nhân người Việt:

    Từng nghe:
    Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

    Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
    Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen.
    Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
    Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
    Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
    Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
    Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc.
    Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
    Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
    Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
    Chẳng những mưu kế kì diệu
    Cũng là chưa thấy xưa nay.
    ...

    Bach_ho ghi
    ------------------------------------
    * Có ý kiến cho răng nên đổi tựa đề bài viết nhưng Bach_ho chưa chọn được tiêu đề nào cho hợp vậy trước hết cứ tạm gọi là thầy trò hỏi qua hỏi lại có gì tính sau.
    Lần sửa cuối bởi bach_ho; 10-02-2014 lúc 01:45 AM

  7. #6
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Sư_Đồ Võ Thuật Bạch Thoại Vấn Đáp



    Tiếp...

    Đồ: Võ Việt Nam thì có từ hồi nào thầy ?

    Sư: Ui, ai hỏi thế ! Hỏi thế có khác gì đánh đố nhau con .

    Do ở ta từ trước tới nay chưa có một công trình khoa học nghiêm túc nào nghiên cứu về đề này, tức đề tài võ thuật ấy nên thật khó để trả lời một cách chính xác. Ai cũng nói võ thuật là bộ môn hết sức quan trọng nhưng lại không có một đề tài nghiên cứu nghiêm túc nào về lĩnh vực này, toàn nói mồm, truyền khẩu; toàn ba sách viết tào lao... Trong khi đó ở các lĩnh vực khác, thì thiên hạ lại được nhà nước, các tổ chức xã hội tài trợ nên đua nhau đào sâu nghiên cứu.

    Năm 1926 khi Tưởng Giới Thạch phát động cuộc Bắc Phạt nhằm thống nhất Trung Hoa, tướng Thạch Hữu Tam (bộ tướng của Quốc Dân Đảng) vì truy bắt quân phiệt Phàn Chung Tú đã cho quân hỏa thiêu Thiếu Lâm Tự trong đó có Tàng Kinh Các là nơi để các sách nghiên cứu về võ học của Trung Hoa. Sau biến cố này, Tưởng Giới Thạch đã nhận thấy tầm quan trọng của võ học ông lập tức hạ lệch chiêu mộ các Danh gia võ thuật, anh hùng hào kiệt trong Võ lâm quần hùng tập trung nghiên cứu và phục hưng nên võ thuật Trung Hoa. Đây chính là nguyên nhân Nam Kinh Trung Ương Thuật Quán ra đời. Năm 1929, Tưởng Giới Thạch còn ký sắc lệnh đưa võ thuật trở thành một bộ môn bắt buộc vào giảng dạy trong hệ thống học đường.


    Như vậy, với tư duy cũ rích cách nay 85 năm, láng giềng người ta đã nhận chân ra tầm quan trọng của võ thuật đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong khi đó ở ta thì sao ? Mặc dù qua rất nhiều cố gắng, nỗ lực của các thế hệ tiền bối, các vị trong lãnh đạo của Liên đoàn võ thuật Việt, của toàn thể võ lâm quần hùng... thế nhưng điều đáng buồn là bộ môn võ thuật dân tộc vẫn chưa được công nhận và đưa vào truyền dạy trong hệ thống giáo dục của nước nhà? Điều này chứng tỏ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm sâu sắc đến bộ môn Võ thuật. Chưa đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của võ thuật trong việc rèn người, rèn đức; chưa nhận chân được đóng góp quan trọng của võ thuật trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.


    Kể cả trong lực lượng võ trang, võ Việt vẫn chưa thực sự được coi trọng

    Trở lại vấn đề, võ Việt có từ hồi nào thì chắc chắn không ai có thể trả lời. Nói như nhà hoạt động cách mạng, nhà quân sự, võ quan Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977):

    Từ độ mang gươm đi mở cõi
    Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.


    Có lẽ nguồn gốc của võ Việt có từ "độ" khai thiên lập quốc vậy.

    Đồ: Vâng ! Dạ thưa thầy, nếu nói võ Việt có từ độ Khai Thiên Lập Quốc vậy thì ai là tổ của võ Việt ạ ?
    Sư: Úi úi...

    Còn nữa...
    ------------------------------------------------------
    * Huỳnh Văn Nghệ sinh ngày 2 tháng 2 năm 1914 tại làng Tân Tịch, tổng Chánh Mỹ Hạ, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) trong một gia đình nghèo. Huỳnh Văn Nghệ là một nhà hoạt động cách mạng và là một chỉ huy quân sự của Việt Nam, ông nổi tiếng về tài thi ca, có những câu thơ được nhiều người truyền tụng (Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật). Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng (ông mất năm 1997) danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp trong thời kỳ chống Pháp.

  8. The Following User Says Thank You to bach_ho For This Useful Post:

    thanh_long (19-02-2014)

  9. #7
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Nói võ có từ thời khai thiên lập quốc và xưa nay chúng ta đã lấy vua Hùng làm Quốc tổ thì cũng nên thờ cụ làm tiên sư của nghề võ cũng là đúng lắm vậy . Em thấy như thế là hợp lý chứ một số môn phái võ cổ truyền Việt mình lại thờ ông Bồ Đề Đạt Ma làm sư tổ thì có lẽ là không đúng lắm.

  10. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Sư_Đồ Võ Thuật Bạch Thoại Vấn Đáp


    Bodhidharma (菩提達磨), người đuọc coi là tổ của môn Võ Thiếu Lâm

    Tiếp theo.


    Đồ: Vâng ! Dạ thưa thầy, nếu nói võ Việt có từ độ Khai Thiên Lập Quốc vậy thì ai là tổ của võ Việt ạ ?

    Sư: Úi úi... Đây quả là một câu hỏi hay nè.

    Trước tiên phải nói thẳng thế này, ở Việt Nam ta hiện nay chưa có ai được coi là tổ của Nghề Võ cả Đấy chính là điểm rất lạ, cực lạ đối với những người yêu thích, quan tâm đến võ thuật hoặc những người muốn nghiên cứu về bộ môn nghệ thuật đấm đá này. Cần nhớ một điều trong xã hội Việt hiện nay có rất nhiều nghành nghề, nhiều lắm chứ không chỉ gói gọn trong Sĩ Nông Công Thương, Ngư Tiều Canh Mục... tức mười hai nghệ như quan niệm trước kia. Nhưng nếu chúng ta để ý kỹ sẽ thấy trong tất cả các ngành nghề đó, từ tôn đến ti, từ cao cả đến thấp hèn v.v. kể cả các ngành nghề được coi là hạ lưu bỉ ổi như nghề "làm đĩ", nghề "ăn trộm"... đều có "tổ" và họ (những đệ tử) đều lấy việc thờ cúng tổ là niềm vinh dự và coi đấy là bổn phận, nghĩa vụ của mình... này nhá: Không tính Trung Quốc, ở Việt Nam ta, Hải Thượng Lãn Ông (Lương y Lê Hữu Trác) được coi là Tổ của ngành Y; Phùng Khắc Khoan trong chuyến đi xứ bên Tàu đã lấy được giống ngô và ông trở thành tổ của nghề trồng ngô; Lương Nhữ Học được tôn vinh là tổ của nghề in; Đào Duy Từ là tổ của nghệ thuật hát Bội; Cao Văn Lầu là tổ của...

    Đồ : Dạ ! xin lỗi, thầy nói nghề "làm đĩ" có tổ ?

    Sư: Đúng vậy, nghề làm đĩ, đánh đĩ cũng có tổ của nghề làm đĩ !

    Đồ : Ai vậy thầy ?

    Sư: Ấy là "Bạch My Lão Nhân" ?

    Đồ: Bạch My Lão Nhân là ai?

    Sư: Có nhiều thuyết nhưng có lẽ thuyết nói Bạch My Lão Nhân 白眉老人* là tổ sư của nghề làm điếm. Thuyết này nghe có vẻ buồn cười nhưng nó cũng có lý của nó chứ không phải không. Chuyện là thế này:


    Bạch My Lão Nhân hay Bạch My thần, tương truyền là tổ của nghề Kỹ Nữ và nghề ăn trộm

    Tề Hoàn Công nghe lời Bão Thúc Nha bái Quản Di Ngô làm quan Tể tướng. Lúc tiếp kiến Tề Hoàn Công nói:
    - Ta muốn hỏi nhà người một điều, nhà ngươi có ngồi cho thì mới dám thưa chuyện.
    Quản Di Ngô sụp lạy hai lạy rồi mới tới ghế ngồi. Tề Hoàn Công nói:
    - Nước Tề ta vốn là nước lớn, tiên công ta là Hi Công đối địch được với các nước chư hầu cũng được gọi là cường thịnh. Đến đời Tương Công, chính lệnh bất thường đến nỗi gây ra tai biến. Ta đây mới lên ngôi, lòng dân chưa định, thế nước chưa yên, nay muốn chỉnh đốn lại, để cho nên được cái giường mối thì phải làm điều gì trước ?
    ...
    Quản Di Ngô sau khi giải thích cho Tề Hoàn Công rõ về các thuật trị nước an dân. Tề Hoàn Công lại hỏi:
    - Giáp binh đã có rồi nhưng của dùng không đủ (ý là dân chưa giàu, thế nước chưa mạnh) thì làm thế nào?
    Quản Di Ngô nói:
    - Khai mỏ để đúc tiền; nấu nước biển để làm muối là làm lợi cho cả thiên hạ. Thu mua những hàng hóa của thiên hạ lại một chỗ đợi dịp giá lên cao bán ra mà lấy lãi; lại làm 300 nhà Nữ Lư (tức lầu xanh, nhà chứa, bia ôm như bây giờ) cho các khách buôn bán (túc các đại gia, kẻ lắm tiền) đi lại tụ họp vui chơi, nhà nước nhân đó mà đánh thế. Như thế thì của dùng phải đủ.

    Đấy, nhân việc Quản Di Ngô chủ trương nhà nước cho phép mở quán bia ôm, kinh doanh sex vừa thu thuế cho nhà nước, vừa thỏa mãn nhu cầu của một bộ phận đại gia lắm tiền, lại vừa tạo công ăn việc làm cho một bộ phận chị em (kiểu kinh doanh Sex ở Thái Lan bây giờ)... nên gái Mại Dâm nhân đó nhớ đến công lao của ông mà lập ông làm "tiên sư" của nghề . Nhưng thôi, thật hư của chuyện này như thế nào thì cũng biết thế cho vui chứ không cần thiết phải truy nguyên nguồn gốc. Quay trở lại vấn đề...

    Đồ: Khoan thầy! Bạch My Lão Nhân mà thầy nói có phải là Chưởng môn phái Bạch My không ạ.

    Sư: À không, Bạch My Đạo Nhân là người sống vào thời nhà Minh mạt Thanh sơ còn Bạch My thần như đã nói là sống vào thời Xuân Thu Chiến Quốc như đã nói ở trên. Cũng có thuyết nói Bạch My thần chính là Linh Luân, người sáng chế ra nhạc luật sống vào đời Tam Hoàng Ngũ Đế.

    Đồ: Dạ.

    Sư: Đấy ! Các con coi, nghề nào cũng có tổ của nghề ấy ! Kể cả nghề "làm đĩ", nghề ăn trộm... Trong khi đó nghề võ Việt thì sao ? Xin được thẳng thắn trả lời rằng nghề "võ" Việt như đã nói có từ hồi khai thiên lập quốc thế mà cho đến nay vẫn không biết thờ ai làm tổ, vẫn bỏ trống hoang trống hoác cái ngôi vị cao quí đó... thế mới nực cười ! Và vì thế mới có người nói nghề võ "bạc"

    Đồ: Thưa thầy con thấy nhiều người, nhiều môn phái ở Việt Nam ta vẫn thờ tổ sư Bodhidharma làm tổ sư đấy thôi.

    Sư: À, cần nhớ "tổ nghề" khác với tổ của môn phái. Ở Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma được coi là tổ của môn phái Thiếu Lâm thậm chí có thể được coi là tổ của nghề võ (vì võ đang, nội gia quyền cũng có nguồn gốc xuất xứ từ Tiếu lâm; ngay như môn phái Karatedo, Akido của Nhật cũng thờ Bồ Đề Đạt Ma) nhưng ở ta khác, ai nói Bồ Đề Đạt Ma là tổ của nghề võ là sai, là không hiểu gì về võ thuật của nước nhà.
    ...

    Đang còn nữa nhưng vì lý do bận việc, hôm sau sẽ post tiếp.
    Xin vui lòng chờ để theo dõi tiếp...

    ----------------------------------------
    * Quản Trọng 管仲 (725 TCN - 645 TCN) tức Quản Di Ngô, người đã có công giúp nước Tề trở thành nước hùng mạnh nhất và Tề Hoàn Công được phong làm bá chủ chư hầu vào thời Xuân Thu. Theo sử mô tả thì Quản trọng là người có đôi mày bạc trắng như tuyết nên được nhân dân xưng là Bạch My Lão Nhân hay Bạch My thần
    .

  11. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts


    Có cái hình này em thấy nhiều bài báo nói là hình của Bạch My Lão Nhân tức hình ông tổ hai nghề như thầy vừa kể trên. Cũng hình này nhưng em thấy trên phóng sự của báo CATP HCM và nhiều trang võ khác khi đề cập đến các lò võ Sài Gòn trước 1975 lại nói là hình của Chưởng môn phái Bạch My. Xin hỏi tên nào gọi mới đúng ạ.

  12. #10
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Trên kia đã nói rõ rồi, Bạch Mi Lão Nhân và Bạch Mi Đạo Nhân là người khác nhau đấy thôi... còn hình ảnh đôi khi minh họa cho vui chứ cũng không thất thiết phải như sự thật




    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •