Trang 2/2 ĐầuĐầu 12
Hiện kết quả từ 11 tới 14 của 14

Chủ đề: Tìm Hiểu Về Cuộc Chiến Việt_Trung 1979

  1. #11
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    TIỄN THẦY ĐI BỘ ĐỘI


    Sáng tác: Phạm Tuyên
    Trình bày: Kim Lan- Tốp ca Thiếu nhi

    ****************************
    Thiều gia: Lại một ca khúc nữa của chú Phạm Tuyên.
    Và cũng vào đúng thời điểm Trung Quốc nổ súng xâm lược ở biên giới phía Bắc nước Việt Nam ta, tác giả Phạm Tuyên lại tiếp tục có một bài thơ, một bài hát rất hay về người thầy, nói chính xác là về lớp người lính trên mặt trận văn hóa (theo quan điểm của Bác Hồ), những người xưa nay chỉ biết cầm thước cầm phấn, tay không trói nổi con gà ấy vậy mà khi đất nước lâm nguy đã "xếp bút nghiên" sẵn sằng lên đường Tòng Chinh cứu nước. Bài thơ phổ nhạc và ngay lập tức được nhân dân cả nước hát vang trên khắp các "chiến hào" .
    Cảm ơn chú Phạm Tuyên.
    1-

    Ngày mai thầy lên đường
    Đi làm anh bộ đội
    Tạm biệt mái trường xinh
    Để lên miền biên giới.
    Em biết nói gì hơn
    Khi lòng em nhớ nhiều
    Chúc thầy đi mạnh khỏe
    Gửi thư chúng em đều.
    Nơi đạn bom và nắng mưa gió sương
    Ngăn làm sao nhịp bước về tiền phương.
    Mai đây tin chiến thắng
    Vọng về khắp hậu phương
    Có tiếng súng lập công
    Của thầy giáo chúng em.


    2/
    Náo nức bao lớp người
    Lên đường ra mặt trận
    Bảo vệ đất của ta
    Chẳng cho giặc xâm lấn.
    Trong tiếng hát hành quân
    Có giọng em hát cùng
    Chúc thầy đi mạnh khỏe
    Lập thêm những chiến công.
    Đây trường em gửi tới nơi chiến trường
    Bao niềm tin và tấm lòng hậu phương.
    Mai đây khi đất nước
    Chẳng còn bóng ngoại xâm
    Em tin chắc thầy em
    Lại về với chúng em.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #12
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Sống, chiến đấu anh hùng như Lê Đình Chinh



    Thứ bảy, 15/02/2014 08:59

    (CATP) Cách đây 35 năm, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tuyên dương công trạng và truy tặng Huy hiệu "Vì thế hệ trẻ"; phát động trong thế hệ trẻ Việt Nam phong trào “Sống, chiến đấu rực lửa anh hùng như Lê Đình Chinh”. Đó là người anh hùng Công an Nhân dân vũ trang Việt Nam đầu tiên hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17-2 đến 18-3-1979).


    Di ảnh anh hùng Liệt sĩ Lê Đình Chinh

    Nước mắt mẹ không còn

    Một ngày đầu năm Giáp Ngọ 2014, trong cái rét cắt da cắt thịt và những bụi mưa xuân giăng mắc, chúng tôi tìm về căn nhà khiêm nhường trong ngõ nhỏ ở phường Đông Vệ, TP.Thanh Hóa, nơi cụ Khương Thị Chu - mẹ Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh đang sống cùng con cháu. Năm nay ngoài 80 tuổi, tuy thời gian đã phủ trắng mái đầu, nhưng mẹ vẫn còn khá nhanh nhẹn, minh mẫn. Mẹ sinh được sáu người con, anh Chinh là cả, sinh ngày 1-2-1960. Bố anh Chinh xung phong nhập ngũ từ khi mới 16 tuổi, chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Sau khi tập kết ra Bắc, ông gặp rồi bén duyên với cô công nhân Nông trường sữa Ba Vì Khương Thị Chu đẹp người, đẹp nết.


    Bà Khương Thị Chu - mẹ Liệt sĩ Lê Đình Chinh

    Sau khi sinh được con trai đầu lòng Lê Đình Chinh và cô con gái thứ hai thì Nông trường Sông Âm (nay là Công ty TNHH MTV Sông Âm, ở xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc), một huyện phía tây bắc xa xôi ở tỉnh Thanh Hóa được thành lập. Nghe tiếng kêu gọi đi xây dựng nông trường, ông lập tức hưởng ứng, đưa vợ con về đầu quân cho nông trường mới. Đàn con sáu đứa lần lượt ra đời trong lúc cả đất nước còn chồng chất khó khăn, thiếu thốn nên anh cả Lê Đình Chinh phải cáng đáng mọi việc, nhường cơm, nhường áo cho các em.
    Năm 1975, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, mặc dù đang đi học phổ thông, Lê Đình Chinh liền xung phong nhập ngũ. Mẹ Chu vẫn nhớ như in cái ngày cậu con trai cầm cặp sách chạy vội về nhà hỏi bố mẹ: “Con muốn đi bộ đội!”. Ông bà đắn đo, suy nghĩ vì thấy con còn nhỏ. Thấy con tha thiết, ông bà đành động viên: thôi con cứ đi đi, nếu không được nhập ngũ thì về đi học! Cho đến tận bây giờ, mẹ vẫn thấy thương vì ngày anh lên đường nhập ngũ, mẹ bận đi họp, bố vẫn ngoài nông trường, các em thì đi học nên cả nhà chả có ai đi tiễn. Một tuần sau, Lê Đình Chinh viết thư về cho biết đang huấn luyện bên huyện Triệu Sơn. Thấy vậy, bố cùng cậu em trai út liền sang thăm, chơi với anh một ngày. Ít lâu sau, ông bà nhận thêm lá thư Chinh thông báo đang hành quân vào Đắk Lắk rồi bặt tin.

    Năm 1977, biết tin anh bị thương sau nhiều trận đánh chống quân Pôn Pốt - Iêng-xa-ri tại chiến tranh biên giới Tây Nam, đang được đưa ra Xuân Mai điều trị, bố mẹ cùng ba em vội khăn gói lên xin bệnh viện cho anh về chơi một đêm. Sau đợt điều trị đó, Lê Đình Chinh được điều động lên biên giới Lạng Sơn làm nhiệm vụ. Một năm sau, anh đã anh dũng hy sinh.

    Rực lửa anh hùng

    Vào thời điểm năm 1978, tình hình biên giới Việt - Trung, đặc biệt ở khu vực các cửa khẩu cực kỳ căng thẳng khi dòng người Hoa từ Việt Nam về nước ngày một nhiều qua đường biển và cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn). Ngày 12-7-1978, phía Trung Quốc bất ngờ ra lệnh đóng cửa biên giới, dẫn đến việc hàng ngàn người Hoa bị dồn ứ ở Cửa khẩu Hữu Nghị. Họ dựng lều bạt ngay khu vực cấm, sinh hoạt làm náo loạn cả vùng biên giới, gây rất nhiều khó khăn trong việc giữ gìn an ninh trật tự ở vùng biên.

    Trước tình hình đó, tỉnh Cao Lạng (gồm Lạng Sơn và Cao Bằng hiện nay) đã huy động lực lượng liên ngành tiến hành vận động, giải tỏa số người Hoa đang ùn ứ tại cửa khẩu. Ngày 25-8-1978, đoàn liên ngành của tỉnh Cao Lạng, với nòng cốt là Hội phụ nữ tỉnh, đã đến đồi Pù Tèo Hào ở khu vực giáp biên động viên những người Hoa về nơi ở cũ làm ăn sinh sống. Để đảm bảo an toàn cho đoàn cán bộ liên ngành, 25 cán bộ, chiến sĩ Đồn Hữu Nghị và 20 cán bộ, chiến sĩ công an vũ trang thuộc Trung đoàn 12 được tăng cường tại Km số 0.

    Tuy vậy, khi đoàn cán bộ liên ngành lên đồi Pù Tèo Hào đã bị một toán người Trung Quốc dùng gậy gộc, dao quắm, gạch đá hành hung. Trước tình huống trên, lực lượng của Đồn biên phòng Hữu Nghị vừa tay không chống đỡ, vừa mở đường cho các cán bộ trong đoàn công tác xuống chân đồi. Lúc này, hàng chục công an, biên phòng Trung Quốc mặc thường phục từ bên kia biên giới kéo sang tấn công. Một cuộc chiến không cân sức giữa những chiến sĩ biên phòng tay không chống lại kẻ thù hung hãn với gậy gộc, dao quắm diễn ra ác liệt trên sườn đồi Pù Tèo Hào. Trước tình thế hiểm nghèo, thượng sĩ Lê Đình Chinh (Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang) đã cùng đồng đội xông lên giải vây. Trước mặt Lê Đình Chinh và đồng đội là hàng trăm tên côn đồ và công an, bộ đội Trung Quốc mặc thường phục đang ném đá, dùng dao, gậy nhảy xổ vào đâm chém cán bộ và nhân dân ta đang thăm hỏi, chăm sóc sức khỏe bà con người Hoa.

    Lê Đình Chinh vừa cứu những cán bộ bị chúng hành hung, vừa phải đánh, đỡ những đường dao, gậy gộc của chúng. Khi nghe tiếng chiến sĩ Lê Xuân Tước kêu chi viện, Lê Đình Chinh vọt lên đánh tạt phía sườn bọn côn đồ khiến chúng bị dạt ra và anh Tước được giải vây. Một bọn côn đồ khác gần đó đã ném dao, đá tới tấp vào Chinh. Anh bị một hòn đá to trúng đầu, vết thương rất nặng. Mặc dù vậy, anh vẫn tiếp tục xông lên đánh địch. Nhưng anh đã ngã xuống bởi một nhát dao lén của kẻ thù. Lúc đó là 10 giờ 30 ngày 25-8-1978. Lê Đình Chinh đã anh dũng hy sinh trên mảnh địa đầu biên giới Tổ quốc thân yêu.

    Trước lúc hy sinh ba ngày, anh đã viết một lá thư cho người anh họ, trong đó có đoạn:

    [“Hữu Nghị Quan, ngày 22-8-1978.
    Anh Thi kính mến!
    ...Em xác định rằng trong cuộc chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc sẽ có mất mát, cái đó khó mà tránh khỏi. Nhưng em đã sẵn sàng. Em sẽ là người cầm súng để bảo vệ đất nước khi cần thiết. Chúng ta tin tưởng chính nghĩa sẽ thắng”.
    Ngay hôm sau, đơn vị đã tổ chức lễ truy điệu và phát động đợt học tập noi theo tấm gương dũng cảm của Liệt sĩ Lê Đình Chinh. Thi hài Lê Đình Chinh được an táng tại khu vực hang Muối, xã Hồng Phong, huyện Văn Lãng, gần với đồi Pù Tèo Hào nơi anh hy sinh. Đến năm 1979, anh được đồng đội quy tập về Nghĩa trang liệt sĩ huyện Cao Lộc. Đơn vị đã cử người về tận Nông trường Sông Âm báo tin cho ba mẹ anh và đón người thân ra Hà Nội dự Lễ tuyên dương công trạng, do TW Đoàn tổ chức và đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Chủ tịch nước truy tặng vào ngày 30-8-1978. Người dân đã cắm cờ đỏ rực hai bên Quốc lộ 1A từ Hà Nội đến tận cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn để đón đoàn xe của đơn vị. Thanh niên cả nước đều học tập tấm gương rực lửa của Lê Đình Chinh và “trên biên giới xa xôi, nơi hải đảo ngàn trùng khơi” vang mãi lời ca hào hùng “Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

    Sau 35 năm nằm lại nơi địa đầu Tổ quốc trong tình yêu thương, kính trọng của nhân dân, đồng đội, ngày 6-1-2013, Anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh đã được đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa theo tâm nguyện cuối đời của người mẹ già.

    “Chúng tôi là đồng đội Lê Đình Chinh”


    Nhạc sĩ Phạm Tuyên trao đổi với phóng viên Báo CATP

    Nhạc sĩ Phạm Tuyên nhớ lại: “Ca khúc nói trên được tôi sáng tác tháng 11-1978, trong chuyến công tác dọc biên giới phía bắc. Trong chuyến công tác này, tôi được các chiến sĩ công an vũ trang kể lại câu chuyện về tấm gương chiến đấu anh dũng của Anh hùng Lê Đình Chinh. Từ đó tôi đã xúc cảm viết nên ca khúc này”. “Chúng tôi là đồng đội Lê Đình Chinh” là một trong tám ca khúc nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác từ chuyến công tác biên giới. Ca từ của bài hát không chỉ lan tỏa trong lực lượng vũ trang mà còn chiếm cảm tình của mọi người nghe trên mọi miền đất nước. Bài hát không chỉ vinh danh một chiến sĩ mà còn là nguồn động viên, thôi thúc một thế hệ trẻ sẵn sàng xả thân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

    Hòa - Sơn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #13
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Giải mật Liên Xô giúp Việt Nam ở biên giới phía Bắc


    Ngoài việc chuyển quân lớn về phía biên giới Trung Quốc, hơn 30 tàu chiến Liên Xô đã đến Biển Đông để ngăn cản tàu Mỹ đang định tiến vào.

    Chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua” của đài Sputnik giới thiệu với các bạn bài mạn đàm tiếp theo về sự kiện kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga-Việt vào tháng Giêng năm 2015.


    Quan sát viên đài của chúng tôi Aleksei Lensov viết:

    Lần trước, chúng tôi đã nói về tầm quan trọng của viện trợ Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ và giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam. Năm 1979, sự viện trợ cần thiết cũng đã được Moskva dành cho Hà Nội trong cuộc thử thách nghiêm trọng mới – khi Trung Quốc mở cuộc tấn công vào nước cộng hòa. Đó là cuộc tấn công mạnh mẽ nhất từ phía Bắc trong vòng hơn hai thiên niên kỷ, với lực lượng thực hiện lên đến 600.000 người.


    Bộ đội Việt Nam hành quân lên biên giới phía Bắc hồi năm 1979.

    Để biểu thị sự ủng hộ đối với Việt Nam và chuyển hướng một phần quân đội Trung Quốc khỏi phía Nam, sáu quân khu Liên Xô được đặt trong tình trạng báo động sẵn sàng chiến đấu. Liên Xô đã điều động đến gần biên giới với Trung Quốc 29 sư đoàn bộ binh cơ giới với quân số lên đến 250.000 người. Hai sư đoàn không quân cũng được chuyển đến phía Đông, trong đó có một sư đoàn ở Mông Cổ, trên sân bay mà nếu bay tới Bắc Kinh thì chỉ mất một tiếng rưỡi đồng hồ.

    Ngay từ đầu tháng Hai, khi có các thông tin đầu tiên về ý định của Trung Quốc “dạy cho Việt Nam bài học”, các tàu tuần dương và tàu khu trục của Hải quân Liên Xô đã được phái đến Biển Đông. Ngay sau khi cuộc tấn công xảy ra, ở đó đã tập trung 13 tàu của Liên Xô, đến đầu tháng Ba – số tàu Liên Xô lên đến 30 chiếc. Kết quả sự hiện diện của tàu Liên Xô là Hải quân Trung Quốc với số lượng 300 tàu đã không có cơ hội để tham gia vào cuộc tấn công Việt Nam. Ngoài ra, các tàu của Liên Xô đảm bảo việc chuyển hàng an toàn cho Việt Nam. Chỉ riêng ở Hải Phòng, trong giai đoạn Việt Nam bị tấn công đã bốc dỡ hơn 20 tàu hàng và tàu chở dầu đến từ Liên Xô. Đồng thời, thủy thủ Liên Xô đã đối phó với các tàu chiến Mỹ, ngày 25 tháng Hai đã đỗ thành chuỗi ngoài khơi bờ biển Việt Nam với mục đích mà người Mỹ tuyên bố là “để kiểm soát tình hình". Để kìm giữ chúng không tới được khu vực hoạt động chiến sự, tàu ngầm của Liên Xô chặn các ngả đường tiếp cận của tàu Mỹ. Tàu Liên Xô đã tạo ra một rào cản trên biển mà tàu Mỹ đã không dám vượt qua và đến ngày 6 tháng 3 thì rút hết khỏi Biển Đông.

    Cố vấn quân sự Liên Xô, Đại tá Gennady Ivanov cho biết:
    “Sáng ngày 19 tháng 2, một nhóm cố vấn quân sự Liên Xô gồm các vị tướng giàu kinh nghiệm nhất đứng đầu là tướng Gennady Obaturov đã bay đến Hà Nội. Ngay khi vừa đến nơi, một cuộc họp với Bộ Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã được tổ chức, sau đó chúng tôi đã lên tuyến đầu, nơi bộ đội Việt Nam đang chiến đấu.”

    Tổng bí thư Lê Duẩn tán thành đề xuất của ông Obaturov dùng máy bay của Liên Xô đưa những quân đoàn tinh nhuệ nhất từ Campuchia về mặt trận phía Bắc. Hơn nữa, TBT Lê Duẩn chỉ thị cho các chỉ huy quân sự của Việt Nam, trước khi đưa ra bất cứ quyết định gì, phải thống nhất với các cố vấn quân sự Liên Xô. Rất đáng tiếc là về phía các chuyên gia quân sự Liên Xô đã không tránh khỏi tổn thất. Khi hạ cánh tại Đà Nẵng, máy bay vận tải Liên Xô gặp sự cố, sáu sĩ quan Xô Viết bị hy sinh.

    Tướng Obaturov cũng đã báo cáo cho lãnh đạo Liên Xô về việc phải khẩn cấp chuyển đến cho Việt Nam những thiết bị và vũ khí cần thiết để đẩy lùi đối phương. Tất cả yêu cầu được đáp ứng nhanh chóng. Máy bay vận tải quân sự của Liên Xô đã chuyển cho Việt Nam nhiều tên lửa "Grad", thiết bị cho các đơn vị tình báo điện tử, cùng các phương tiện hỗ trợ chiến đấu khác.

    Tất cả điều này đã xác định kết quả cuộc chiến tranh, trong đó vai trò quyết định tất nhiên thuộc về lực lượng vũ trang anh hùng của Việt Nam. Ngày 5 tháng 3 1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Ngày 18 tháng Ba chiến sự được hoàn toàn ngừng lại. Cuộc tấn công mạnh mẽ nhất của Trung Quốc vào Việt Nam trở thành cuộc tấn công có thời gian ngắn nhất.

    Theo Tiếng nói nước Nga
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  4. #14
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    AI CÒN NHỚ KHÔNG ???


    41 năm trôi qua, giờ không biết có ai còn nhớ anh không? Người chiến sỹ Công an nhân dân vũ trang đầu tiên ngã xuống trong trận chiến chống quân Trung Quốc xâm lược vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 25/8/1978 trên đồi Pù Tèo Hào, gần sát km số 0 (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn).

    Vâng, anh chính là Anh hùng, Liệt sỹ Lê Đình Chinh (sinh 1960 quê ở xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 12, Bộ tư lệnh Công an vũ trang Nhân dân (nay là Bộ đội biên phòng). Người chiến sĩ đầu tiên ngã xuống trong trận chiến chống quân Trung Quốc xâm lược khi vừa tròn 18 tuổi tại mặt trận Lạng Sơn.

    Có ai còn nhớ...

    Ấy là tôi hỏi thế chứ thực tình cũng biết đáp án rồi. Đến Nguyễn Huệ mà có đứa bảo là bạn đồng liêu với Nguyễn Du; hay như có đứa (ăn mặc rất lịch lãm và học Đại học hẳn hoi) quả quyết Bác Hồ quê ở xứ Thanh và Bác sinh năm 1945... thì thiển nghĩ hỏi chỉ khiến mỏi mồm hỉ.

    Thật khổ thân anh ! Huhu.

    Theo facebook Thiều Ngọc Sơn
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •