Trang 2/2 ĐầuĐầu 12
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 20

Chủ đề: Tản Mạn Chuyện Quê Shao...

  1. #11
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Em Người Việt !!!


    Mình họ Thiều, tên Ngọc Sơn, mắt đen, mũi tẹt, da cũng vàng vàng... Vậy mà chiều qua đi nhậu, có đứa kêu "Ôi ! Trông anh giống người Tàu quá !". Đcm, dân nhậu cả quán tưởng thật, thằng nào thằng nấy mặt phừng phừng, mắt long sòng sọc, chúng làm như muốn nuốt sống mình đến nơi....

    Hoảng quá, mình hét toáng lên:

    - Em người Việt, người Việt. Éo phải... Tàu... éo phải Tàu.

    Hét xong thì ngồi cái phịch, vớ chai bia tu ừng ực. Ngó lại... thấy ánh mắt của bọn nhậu nhìn như có vẻ chùng xuống... Nghĩ, vậy là yên tâm.

    Bú một hơi, 8 vại... thế là nhổng đít, em về !

    Giờ nghĩ lại hẵng còn kinh

    Tp.HCM, ngày 25.7.2015
    Shaolaojia

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  2. #12
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Đông Văn_Con Gái... Tổng Ca !


    Chẳng đâu giống quê tôi Đông Văn cả
    Dẫu chân quê nhưng cả xã gái xinh
    Các nơi nghe nói giật mình
    Giành nhau chém giết hòng “dzinh”gái về.

    Gái Văn Thịnh trông quê nhưng xinh phết
    Da trắng phau giống hệt Ngọc Trinh
    Thôn Đoài gái cũng xinh xinh
    Nước da bánh mật trông tình lắm thay.

    Xinh nhất xã nói ngay thôn Văn Bắc
    Đẹp nồng nàn cầm chắc gái Văn Nam
    Cực xinh chịu khó lam làm
    Văn Trung làng Miểu gái Hàn cũng thua.

    Đẹp mà tính có chanh chua một tí
    Giỏi nịnh chồng hơi khái khí Châu Văn
    Khắp nơi toàn cõi Đông Văn
    Gái xinh chỉ tội hơi “bần” téo thôi.

    Chẳng đâu giống quê tôi Đông Văn cả
    Dẫu chân quê nhưng cả xã gái cực xinh
    An Nam cả nước tôn vinh
    Hết lời ca gái quê mình đẹp thay.

    Há… há…

    Tp.HCM, ngày 03.8.2015
    Shao Lao Jia

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  3. #13
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    CHUYỆN CỦA LÀNG BÂY GIỜ MỚI KỂ


    8. Nhà bà cố Huấn có ma hay Chuyện bà Tạu bị ma theo

    Nhà bà cố Huấn có ma ?

    Dĩ nhiên, cả làng ai cũng biết. Chỉ có cô Tạu là không biết. Mà không biết cũng phải, cô người xã trên có ở đây đâu mà biết. Trước lúc lấy chồng, cũng có tìm hiểu nhưng là tìm hiểu về chồng, về nhà bà cố Huấn chứ có tìm hiểu về ma nhà bà cố ấy đâu. Nhà cố Huấn có o Mến chị của ông Thê chết từ nhỏ sao mà cô Tạu biết được. Vả lại, vào cái thời trước bảy nhăm, bấy giờ cách mạng đang thắng thế, miền Bắc đang phấn đấu tiến lên Chủ nghĩa xã hội thì những hủ tục, tàn dư của phong kiến chả có dịp để mà ngóc lên. Bấy giờ cả nước là vô thần nên đình chùa phá bỏ, chẳng ai tin chuyện ma mãnh cũng như chẳng ai tin chuyện nước Mỹ là nước lắm tiền. Thời bấy giờ, đi đến đâu người ta cũng nghe nói chủ nghĩa Tư bản đang trên đường giãy chết và ngay cái đám Mỹ, Hàn nghe người ta nói thế cũng chẳng dám hé răng cãi lấy nửa lời. Nghe đến hai tiếng Việt Nam cũng phải cúi đầu, cụp đuôi, im như thóc. Đau quá mà, còn sức đâu mà ho he, mà cãi...

    Sau bảy nhăm, cả nước say sưa trong niềm phấn khích, hân hoan chào đón các chiến sĩ "Giải phóng quân" trở về. Bấy giờ ông Thê, cậu tôi (con dzai bà cố Huấn) là một chàng trai to cao lực lưỡng, râu quai nón với nước da nâu thấm đẫm bụi đất đỏ Tây nguyên, một anh chiến sĩ ngực đỏ huân chương. Cậu nổi tiếng đẹp dzai tiếng lan lên tận làng Trường, xã trên khiến cô Tạu bấy giờ là Trung đội trưởng dân quân cũng chết mê chết mệt. Chỉ ba lời dạm hỏi, như vớ được vàng thau, chẳng thèm để ý đến chuyện nhà bà cố Huấn có ma, cô Tạu đồng ý lấy cậu tôi cái rụp. Cậu tôi nhìn thấy cô Tạu, đẹp người đẹp nết, lại là cán bộ đảng viên nên chẳng tâm trí đâu để ý đến cô khác.

    Cưới hôm trước, hôm sau mậu Tạu (quê tôi xưa kia gọi mợ bằng mậu) nghe người làng kể chuyện dì Chinh đi chợ bị ma theo. Dì Chinh là chị cậu Thê, dì lấy chồng cùng làng, nhà dì kinh tế cũng khá giả nên hay đi chợ búa. Mỗi lần đi chợ, dì đều phải đi qua bãi lộ cộ (nơi chôn cô Mến) và bao giờ cũng có một cái vong đi theo dì. Người bán hàng ăn trong chợ thấy mặt dì là soắn sít mời chào, dì ăn tất, hàng nào cũng ăn nhưng có điều dì chỉ bưng bát đồ ăn ăn giả lả, ăn qua quýt hoặc thọc đũa, thọc thìa vào rồi rồi bê lên ngửi ngửi, hít hà xong bỏ đó sang hàng ăn hàng khác. Nhiều người bảo dì bị ma theo, cái kiểu ăn của dì là kiểu ăn của ma nhưng thấy trả tiền đàng hoàng nên ai cũng thích, cũng trông dì đến ăn hàng.

    Nhân nói chuyện ma theo dì Chinh, vui miệng bà cố Huấn mới kể chuyện bà bị ma xô xuống ao.

    Bà kể, bữa đó tuy là mùa Đông nhưng trăng sáng, nửa đêm canh ba bà đau bụng mới đi ra ao đi cầu, còn chưa kịp tụt quần ngồi xuống bà đã thấy có bóng đứa con nít từ bụi chuối chạy ra, còn chưa kịp quát đã bị nó xô cái rầm, khiến bà lộn cổ xuống ao, rét run cầm cập không sao leo lên bờ được đành ngồi dưới ao chửi "Mẹ cha con Mến nhá, mày xô mẹ mày thế à !" Chẳng nghe tiếng đáp, chỉ có tiếng con nít cười khúc khích. Cậu Bích tôi (em mẹ tôi, anh em chú bác họ với cậu Thê, nhà Ngoại tôi ở bên phải, nhà bà cố Huấn ở phía sau nhà tôi) nghe tiếng bèn chạy sang kéo bà lên.


    Nhà tôi ở phía trước nhà bà cố Huấn, cái giường tôi nằm được kê ngay cửa sổ. Cách cửa sổ nhà tôi chừng 4m đất và ngay sau cái bờ rào được rào bằng hàng cây dâm bụt là cái giếng của nhà bà cố Huấn. Hồi tôi nhỏ, nghịch nên thường ngủ say, nhiều sáng thức dậy nghe mẹ kể đêm qua bà cố Huấn bị ma xô ngã ở bờ giếng la làng ầm ầm. tôi trách mẹ sao chẳng gọi con, mẹ dí ngón tay vào trán tôi nói “Mi ngủ say như chó chết chết có cháy nhà cũng không biết đường chạy chứ ở đó mà kêu”. Đến giờ, tôi vẫn tiếc mãi vì không được chứng kiến lần nào.

    Quay lại chuyện mậu tôi, mậu tôi nghe những chuyện như thế thì ra sức phản bác. Bấy giờ, tính Đảng còn cao, nghiêm minh lắm chứ không như bây giờ. Đảng bảo không có ma, tất chẳng bao giờ có thần thánh ngoài đời. Mậu tôi ra sức phản bác, rằng chuyện mẹ chồng mậu ngã là do trượt chân, do bờ giếng rêu trơn nên trượt ngã chứ chẳng phải do ma làm… Mậu tôi bác hết, thậm chí còn ra tuyên bố: “Ma có giỏi thì theo tôi đây này !”.

    Ở đời, có những chuyện đến nay không thể ai có thể giải thích, kể cả giới khoa học. Mậu tôi cậy mình là đảng viên nên trong lúc nóng giận, bạo mồm tuyên bố, tưởng cũng chỉ để cho vui nào ngờ ma không nghĩ thế. Ma thấy mậu tôi mạnh miệng « chém gió » (từ ngữ bây giờ) liền nổi giận. Thành ngữ có câu « Cầu được ước thấy », kể từ sau bữa chém gió, mậu tôi suốt ngày toàn bị ma theo. Theo hoài, theo miết, theo liên tục, theo đến độ các con của mậu thấy riết rồi cũng quen, cũng đâm nhờn với cả ma. Bản thân tôi khi đi bộ đội về phép đã từng chứng kiến tận mắt mấy lần mậu tôi bị ma theo.

    Một lần, khi tôi về phép đang ở nhà thì nghe cậu Thê chạy sang nói : « Chúng mày sang coi mậu bay bị ma theo tề ». Tôi khoái quá, nhảy tót qua bờ rào vào thấy mậu tôi đang ngồi trước mâm cơm ngả ngến, ba đứa con ngồi chọc mẹ. Mậu tôi kể hôm nay đi cấy, sau khi cấy xong phần ruộng của mình còn xuống bãi cát cấy giúp cho o Tài o Huệ, trưa về thấy cả làng đi đám cưới ông Thiện Trư vậy là bà bế ngay cu Thọ sang dự. Trưa tôi cũng có đi đám cưới đó nên hỏi « Sao cháu đâu có thấy mậu đâu ? » Bà nói « Tau không vô được, ông vãi nhà đó không cho vô nên tau đứng ở ngoài ». Mẹ tôi sang nói : « Chị có biết tôi không », « Có ! Răng không biết được, mi là con Tòa con ông Tụng chứ chi » (Tòa là tên cúng cơm của mẹ tôi, ở quê tôi có tục kiêng gọi tên tục, tên cúng cơm của những người lớn tuổi. Bởi vậy, thường ngày mậu tôi vẫn gọi mẹ tôi là bà Bình, Bình là tên đứa con gái đầu của anh cả tôi. Dám đem tên cúng cơm của mẹ và ông ngoại tôi ra gọi thì chỉ có người bậc trên, người lớn tuổi hay « ma » mà thôi). Mẹ tôi hỏi « Rứa chừ nhà chị ở mô ? », mậu tôi ngả ngến nói « gần đây thôi ». Đang nói chuyện thì cậu tôi bên nhà trở về, mậu tôi sai « Đi lấy tăm giót nước cho chị ! ». Cậu tôi quát « Láo nào ! ». « Ớ ! Cái thằng ni, tau sai mi đi lấy tăm không được à ». Mẹ tôi góp ý « Sao lại sai chồng đi lấy tăm », mậu tôi bảo « Sai nó đi lấy tăm cho chị nó không được à ». Ngày thường, cậu tôi là người rất nóng tính, mậu vẫn sợ cậu một phép, vậy mà hôm ấy, mậu tôi không những không sợ mà còn quát tháo cậu tôi, cứ y như chị quát em thật.

    Mậu còn đang luyên thuyên thì bố tôi qua, bố tôi dấu cái khăn tay tưới đẫm nước tiểu rồi đi vòng lại chỗ mậu tôi ngồi, bất ngờ từ phía sau ông ụp cái khăn vào mặt mậu tôi. Mậu tôi ré lên một tiếng, đổ vật người ra phía sau, nằm thở hổn hển. Chừng hơn phút thì mậu tôi tỉnh dậy, mắt đờ đẫn nhìn khắp mọi người rồi nói « Cái chi rứa, răng rứa, răng mà khai rứa ??? »…

    Tôi từng nghe người già nói, ma sợ cây dâu, hễ người bị ma theo cứ lấy roi dâu mà quất thì tất vong sẽ bỏ chạy; ma rất sợ bẩn, hễ lấy cứt hoặc máu chó ra dọa, lấy khăn rấp nước tiểu đáp vào mặt thì ma lập tức « thăng » ngay…

    Nay tôi được đứng chứng kiến tận mắt, xác nhận chuyện mậu tôi bị ma theo là thật, những chuyện mà người làng, bà cố Huấn nhà tôi kể là chuyện có thật và đúng là có ma thật.

    Cuối cùng, chuyện kể trên là chuyện có thật, điêu nửa lời xe cán chết liền

    Tp.HCM, ngày 06.8.2015
    Thiều Ngọc Sơn

    <><><><><><>

    P/s: Hình phía dưới là hình cô Tạu nay đã là bà nội, ngoại với một tá cháu con

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  4. #14
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Quê… Vẫn Thế !


    Thiếu tá, Vs Thiều Ngọc Sơn

    Xa quê dễ mấy mươi năm rồi đấy
    Mà “tình” vẫn vậy, vẫn đầy như xưa.
    Trời quê vẫn nắng với mưa
    Bao năm vẫn thế chẳng thưa thớt… tình.

    Vẫn đường cũ chúng mình đi khi bé
    Nay láng coong thơm khe khẽ mùi rơm
    Chiều về vẫn thoảng mùi cơm
    Bao năm vẫn thế vẫn thơm ngạt ngào.

    Gió vẫn thổi lào xào rung rào rậu
    Và đàn cò hẵng còn… đậu tút ngọn tre
    Trưa hè vẫn rộn tiếng ve
    Thu sang lọn nắng vàng khè giống xưa.

    Quê vẫn thế vẫn lúc mưa khi nắng
    Rẫu nghèo nàn tình vẫn nặng như xưa
    Yêu quê biết mấy cho vừa
    Nhớ quê ngồi khóc như mưa đầu Hè.

    Tp.HCM, ngày 23.9.2015
    Thiều Ngọc Sơn
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  5. #15
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Quê… Vẫn Thế II


    Chẳng đâu giống như quê mình thế cả
    Mấy chục năm làng xã vẫn như xưa
    Thương quê thương cả hàng dừa
    Nhớ quê nhớ cả cơn mưa đầu mùa.

    Con đường vẫn giữa trưa chang nắng.
    Dưới triền đê hoang vắng lúc chiều về
    Vẫn ngồi chồm hổm chợ quê
    Mớ rau mớ tép nón mê vời vời.


    Vẫn đâu đó tiếng ầu ơi khe khẽ
    Vẫn đàn cò lặng lẽ đậu ngọn tre
    Trẻ đùa nhởn dưới gốc me
    Vối phơi khô uống thay chè vậy thôi.

    Ngay cả tiếng “Ối… ôi !”, nay vẫn thế
    Vẫn ngọt ngào như Mẹ kể khi xưa
    Nói ngay như chuyện nắng mưa
    Đến nay vẫn vậy chứ chưa đổi nhiều.

    Vẫn còn tiếng sáo diều đêm thanh vắng
    Cánh đồng làng vẫn thẳng cánh cò bay
    Bầu trời và những đám mây
    Ngày đêm vẫn thế vẫn bay… lững lờ.


    Quê chấp cánh cho ước mơ con cháu
    Quê như Tim để Máu nhớ “tìm” về
    Chỉ là răng rứa mô tê
    Không “Tim” hỏi “Máu” biết về nơi nao?

    Chẳng đâu giống như quê mình thế cả
    Mấy chục năm làng xã vẫn y nguyên./.

    Tp.HCM, ngày 23.9.2015
    Thiều Ngọc Sơn

    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  6. #16
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Quê… Vẫn Thế III


    Quê vẫn thế vẫn bờ đê giếng nước
    Mẹ thêm già chân thêm bước thấp cao
    Vẫn còn những chiếc cầu ao
    Khóm tre cò đậu gió lao xao đùa.

    Quê vẫn thế vẫn đình chùa miếu mạo
    Sư hẵng còn đầu vẫn cạo giống xưa
    Vẫn còn chang nắng giữa trưa
    Đì đùng sấm sét cơn mưa ban chiều.


    Nắng vẫn thế vẫn xiêu xiêu mỗi sáng
    Phượng vẫn hồng điệp vàng rực trước sân
    Và em vẫn cứ phân vân
    Vẫn không tin nổi mỗi lần giận nhau.

    Sáng thức giấc vẫn hương cau ngào ngạt
    Hương sữa vẫn nồng thơm ngát đường quê
    Vẫn con hóng mẹ chợ về
    Tay bà vẫn phẩy nón mê ngày nào.


    Tiếng cô phụ vẫn não nề đêm khuya vắng
    Tối ba mươi vẫn sốt sắng tìm sao
    Bầu trời quê vẫn “ứ” cao
    Con chim bói cá dưới ao vẫn còn.

    Quê vẫn thế “ứ” khôn hơn thành phố
    Dẫu bó rau mua vẫn “hố” như thường
    Tính “ương” xưa vẫn hoàn “ương”
    Chỉ cười khẩy nói “Tính thương người mà !”.


    Quê có lẽ vẫn là quê mãi mãi
    Vẫn hiền hòa vẫn rộng rãi bao dung
    Vẫn như cây bách cây tùng
    Dẫu “quê” mà vẫn tợ vầng thái dương./.


    Tp.HCM, ngày 24.9.2015
    Thiều ngọc Sơn
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  7. #17
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Y XÁ TÍNH DANH MA - NGƯỜI CẬT VẤN


    Thiều Gia_Mình đã có rất nhiều những bài viết (kể cả thơ) để nói về địa danh và con người Y Xá, một vùng thôn quê êm ả, thanh bình với những con người rất đỗi hiền hậu, nhân từ; một vùng đất đã sinh ra vị Lê triều Tiến sĩ Thiều Quy Linh, Thượng thư Bộ lại và Kim Ngô Vệ Tướng quân Thiều Văn Hoành tức Hoành Thọ Hầu... nhưng có lẽ vẫn chưa đủ. Hôm nay, xin giới thiệu vài nét về một số địa danh cũng như gốc tích và người dân trong làng quê này. Bài viết được thể hiện dưới dạng thơ ca nhưng là thơ ca "cật vấn" giữa người (đại diện cho hiện tại) và ma (đại diện cho quá khứ), kiểu như Ngư Tiều Y Lục Vấn Đáp. Trong bài viết, mặc dù người viết đã cố gắng hết sức nhưng có thể vẫn có những khiếm khuyết hoặc chưa thỏa đáng...

    Vẫn biết, càn khôn có lúc chẳng tròn huống chi, tác giả lại là người chân đất mắt toét. Vậy, nếu có điều gì sai sót cần chỉ bảo xin mọi người cứ thẳng thắn góp ý, phê bình. Thiều gia xin rửa tai cung thính.

    Trân trọng !

    <><><><><>

    Y XÁ TÍNH DANH MA - NGƯỜI CẬT VẤN



    Tiết tháng Bảy mù giăng mưa lất phất
    Giữa bãi Hà người cật vấn với ma ?!
    Chung quanh Y Xá làng ta
    Dưới đây là chuyện giữa Ma với Người (!?)

    1. Phần người hỏi… “Ma” !

    Thôn Văn Bắc ngày xưa kêu Y Xá
    Cách trung tâm văn hóa xã… một cây ?

    Xưa làng cũng như này hay có khác ?
    Dòng họ bao nhiêu cô bác vế vai ?
    Làng ta xưa có những ai ?
    Nhà nơi đâu tá gái trai mấy người?

    Trước giải phóng ai cười ai khóc ?
    Sau hòa bình làng bao nóc biết không ?
    Ai người hiển hách chiến công ?
    Ai người thành “Bến không chồng” đợi ai ?

    Làng ta rộng và dài bao nhiêu thước ?
    Đường làng ta bao bước rộng nhớ không ?
    Ngang qua làng có mấy sông ?
    Đình chùa miếu mạo có không mất còn ?

    Xưa làng có bao nhiêu cồn bao bãi
    Gái làng xinh và thùy mỵ những ai ?
    Trai làng ai giỏi ai tài ?
    Hoàng tuyền ai ghé những ai… hẵng còn !?

    2. Phần “ma”… đáp từ ?!


    Thôn Văn Bắc ngày xưa kêu Y Xá
    Cách trung tâm văn hóa xã… một cây.
    Nói luôn riêng với câu này
    Một cây, chính xác hiện nay cũng vầy.

    Xưa làng chẳng như này mà rất khác
    Dòng họ chỉ hai nhưng cô bác… khắp làng
    Trước kia nguyên một thôn trang
    Trần gia – Thiều tộc cả làng anh em.

    Lúc tắt lửa tối đèn trong đêm tối
    Có chuyện gì cũng í ối gọi nhau
    Vượt qua gian khó khổ đau
    Tình làng nghĩa xóm trước sau… sum vầy.

    Đầu làng có ông Nầy và ông Gạo
    Xưa là người chuyên đánh dạo cá lươn...

    ...

    Còn nữa...

    Tp.HCM, ngày 05.10.2015
    Thiều Ngọc Sơn


    <><><><><><>

    Chú ý:

    Thiều Gia có một đề nghị, nhất là đối với những người dân thôn Văn Bắc.

    Do Ma và người dẫu là hai thực thể cùng tồn tại song song nhưng vốn dĩ nó lại là hai thực thể mang tính đối lập... Do vậy chuyện trò nhiều lúc cũng chán ngắt, tẻ nhạt, lắm chỗ không hài lòng, không vừa ý là MA nố cũng hờn cũng dỗi Câu chuyện vì thế nhiều lúc bế tắc, bị ngắt giữa chừng (?!).

    Để hoàn thành mục đích (liệt kê dân làng, đặc biệt là đối với những người xưa cũ), chắc sẽ còn phải gặp MA để hỏi chuyện dài dài. Bởi vậy, đề nghị con cháu trong thôn Văn Bắc ai có muốn hỏi điều gì xin cũng cứ viết ra ! Biết đâu đó, lúc vui có khi MA lại cung cấp các thông tin bổ ích và thiết thực về thân nhân của mình.


    Lưu ý: Mời mọi người, ai có hứng xin vào trang facebook Yêu Lắm Đấy - Xã Đông Văn_Đông Sơn_Thanh Hóa để đọc tiếp vậy !


    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  8. #18
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Mar 2014
    Bài gửi
    150
    Thanks
    24
    Thanked 18 Times in 16 Posts
    Kẹo Mấu !!!

    Tuổi thơ hóng mẹ chợ về
    Lục tung cả gánh chân quê tìm quà
    Thế rồi miệng xuýt mồm xoa
    Cẫng người sướng với món quà... chân quê./.

    Tp.HCM, ngày 08.10.2015
    Thiều Ngọc Sơn


    <><><><><><>

    Không biết nơi khác gọi là kẹo gì, ở quê anh gọi là kẹo mấu ( chẳng thấy mấu nào nhưng chẳng biết vì sao lại gọi là như thế), và kẹo này do người dân Châu Văn đem xuống. Người Châu Văn nguyên là người xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa di cư xuống xã Đông Văn. Đây là một làng nghề với nhiều nghề truyền thống, đặc biệt người dân rất khéo trong nghề làm bánh đa, nấu rượu, làm kẹo mấu...

  9. #19
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Chuyện Anh Cẫng


    Hôm rồi, nhân về phép tôi có ghé lại xã Đông Lĩnh thăm chú Hùng. Lúc trà dư tửu hậu chúng tôi có đề cập đến chuyện khi xưa đơn vị chú Hùng, bấy giờ là tiểu đội Công an vũ trang đóng ở xã tôi. Chú Hùng hỏi: “Sơn còn nhớ thằng Cẫng không ? Thằng Bùi Cẫng người trên Quan Hóa ấy?” Tôi nói có nhớ, anh Cẫng không chỉ đẹp trai mà còn đánh bóng chuyền cực giỏi.

    Đúng ra tôi phải kêu là chú Cẫng mới phải phép. Vì hồi tôi còn nhỏ, nói như các cụ ở quê tức còn bé, dái mới bằng hạt kê, chưa mọc lông nách… thì chú Cẫng và chú Hùng đã là sĩ quan rồi. Nhớ quãng đâu năm bảy lăm bảy sáu, một bữa đi chăn trâu trên cánh đồng cồn Ku, bọn trẻ chúng tôi bỗng thấy có mấy chú Công an vũ trang tự đâu kéo đến căng bạt rồi cắm trại ngay trên bãi Ngoài, bãi đất trống giữa cánh đồng và đóng quân ở đấy (cái nền doanh trại chỗ mấy chú đóng quân nay chính là cái nền nhà ông Hảo Hòa ở bây giờ). Giống như dân, các chú cũng vỡ hoang, cấy lúa làm ruộng, chăn nuôi vịt gà… Mãi sau này tôi mới biết đấy là những chú trong đơn vị thuộc hạng có “số má” nên bị đơn vị “cử” đi tăng gia.

    Chú Cẫng hơn tôi mười mấy tuổi. Ở quê tôi hồi ấy có lệ, ngoài xã hội hễ ai đó lớn hơn mình năm bảy tuổi thì kêu bằng anh, lớn hơn chục tuổi phải xưng hô là chú cháu, quê dẫu kệch cỡm nhưng xưng hô có lớp lang, đâu đó đàng hoàng chứ không có kiểu luộm nhuộn như bây giờ, tức còn bé nứt mắt nhưng thấy “khách” tóc muối tiêu vào quán vẫn bá cổ kêu anh em ngọt sớt. Bấy giờ, do tiểu đội Công an vũ trang đóng ở giữa đồng không mông quạnh nên cũng buồn, phần vì toàn đực rựa sống với nhau chắc cũng khô khan. Bởi vậy, mỗi khi thấy tụi trẻ chúng tôi thả trâu trên cánh đồng gần đó mấy chú hay dụ chúng tôi vào doanh trại cho kẹo rồi tán gẫu cho đỡ cô quạnh.


    Bấy giờ, Cẫng thấy tôi trắng trẻo dễ thương nên lân la bắt chuyện, khi biết bên nhà ngoại tôi có chị con bà dì rất xinh nên anh thường cho kẹo và bắt tôi phải gọi bằng anh, mục đích chẳng qua cũng chỉ là tìm cơ hội làm quen rồi kiếm cớ tán bà chị. Phần tôi, bấy giờ được kẹo thì thích dù biết anh hơn tôi cả chục tuổi nhưng cũng nhắm mắt gọi bừa (cơ hội ghớm), gọi riết thành quen và chỉ riêng anh tôi mới gọi như thế.

    Cẫng người họ Bùi, tuy là người dân tộc nhưng có khuôn mặt chữ điền, nước trắng lẳn, đẹp trai chứ không thô thiển, sần sùi như mấy người dân tộc tôi biết. Cẫng thường xuyên cho kẹo nên tôi muốn anh làm anh rể trong nhà lắm nhưng chị tôi lại không ưng, chê tên “Cẫng” xấu, không thích. Sau này tôi mới biết cái tên BÙI CẪNG của anh nếu đọc lướt nghe tục tỉu quá, sợ đàm tiếu nên chị tôi vì thế mà không thích anh chăng ???.

    Quay lại câu chuyện của chú Hùng. Khi nhắc đến Cẫng, tôi vẫn khen anh đẹp trai, hiền và tiếc mãi vì chị tôi lại không chọn anh. Chú hùng bảo “Mày biết chuyện thằng Cẫng ốm liệt giường xuýt chết không ?”. Tôi nói không, chỉ nghe đồn anh bị ho lao nên đơn vị bắt về điều trị sau rồi không thấy quay trở lại”. Chú Hùng cười cười rồi nói: Chuyện không đơn giản thế đâu. Nó ốm là do chính cái tên “Bùi Cẫng” của nó đấy ! Chú Hùng dài giọng hai chữ Bùi Cẫng thành “bòi cẫng” rồi kể:


    Bận ấy, cấp trên có lệnh triệu tập tiểu đội về đơn vị tập huấn, Cẫng được giao một mình ở lại coi doanh trại và chăm sóc vịt gà. Chiều tối hôm ấy, do chẳng còn ai trong đơn vị trò chuyện nên khi cơm nước xong, Cẫng bèn mò lên làng Trường (phía trên xã tôi) tán gái, giết thời gian. Khuya, khi về đến giữa cánh đồng thì buồn tiểu, Cẫng nhìn quanh không thấy ai bèn đứng tấp vào gò đất đái. Dẫu đứng đái nhưng Cẫng lại nghĩ đến chuyện gái gú. Nhất thời dục vọng bốc lên, Cẫng vừa đái vừa tưởng tượng cảnh ôm gái vào lòng, được hôn hít, ân ái. Cẫng một tay bận đái, tay vút ve cơ thể rồi cứ thế… tưởng tượng. Bỗng có cơn gió lạnh từ đâu thốc đến, Cẫng rùng mình vội cài nút quần rồi chạy thốc về doanh trại leo tót lên giường nằm chùm chăn kín mít. Vừa thiu thiu chợp mắt, Cẫng thấy có cô gái tuổi chừng mười bảy mười tám mặt đẹp như ngọc, vận bộ đồ trắng đến bên giường rồi cứ thế, nhìn Cẫng cười cười. Cẫng lúc đầu nghĩ cô gái biết chuyện lúc nãy nên có ý xấu hổ. Thấy cô gái chỉ cười, không nói năng gì, Cẫng bèn đánh liều ngồi dậy hỏi:
    - Cô là ai ?
    - Em người xóm dưới đi chơi lạc bạn nên về trễ. Lúc nãy khi ngang đây không hiểu sao lại sợ ma, nhìn vào đây thấy đèn còn sáng biết anh còn thức nên vào đây xin ngủ nhờ. Sáng mai em về sớm.

    Cẫng nghe nói đến ma cũng sợ, nhưng nhìn cô gái thấy còn nhỏ tuổi nghĩ cho ngủ lại cũng vui nên đồng ý, bèn đùa bảo cô gái ngủ chung giường cho ấm. Cô gái đồng ý bèn nằm xuống giường cùng ngủ. Được một lúc, cô gái cất tiếng ngáy o o. Cẫng vì lâu nay toàn ngủ một mình, nay có người lạ nằm chung giường lúc đầu còn e ngại nay thấy từ cơ thể người cô cứ tỏa mùi hương thơm ngát, liếc mắt nhìn qua thấy thiếu nữ da trắng mịn, môi đỏ như son thì lòng bần thần thao thức, không sao ngủ được. Một lúc, dục tính bốc lên, Cẫng kìm lòng không đặng bèn quàng tay qua ôm ghì thiếu nữ vào lòng. Cô gái không những không nói gì mà còn vòng tay ôm chặt lấy Cẫng, thế là cả hai cùng giao hoan, ân ái suốt đêm. Độ đầu canh năm, khi trời còn chưa tỏ cô gái vội xin phép ra về. Cẫng tiếc nuối, nằn nì ở lại. Thiếu nữ lấy lý do ban ngày không tiện ái ân nên xin phép được về và hẹn tối sẽ trở lại.

    Chiều hôm ấy, Cẫng không chỉ làm thịt gà, tráng trứng mà còn vào trong làng mua thêm chai rượu nút lá chuối. Khi trời còn chưa tối đã dọn mâm lên ngồi đợi. Được một lát, cô gái ban tối quay trở lại. Cả hai vừa uống rượu, vừa lả lơi, đùa bỡn, xong lại giao hoan đến sáng. Hai người cứ sáng tạm biệt, tối họp mặt uống rượu đùa vui.


    Anh Cẫng sau một thài gian giao hoan...

    Cứ thế, chừng mười ngày sau. Khi hết đợt tập huấn, anh em trong tiểu đội lục tục quay trở lại. Ai nấy đều giật mình, ngạc nhiên không hiểu vì sao từ một chàng trai khỏe mạnh nay Cẫng bỗng chốc gầy xọp, hom hem như người vừa trãi qua một cơn trọng bệnh. Hỏi thì anh chỉ nói chẳng hề gì. Lại thấy, cứ đêm về khuya, trong mùng của Cẫng thường phát ra tiếng cười rích rích hễ trời sáng lại không thấy gì nên sinh nghi có quan hệ bất chính bèn tổ chức rình bắt. Đúng như dự đoán, đêm hôm đó, khi trong giường của Cẫng phát ra tiếng ọp ẹp thì cả tiểu đội đồng loạt vùng dậy và quả nhiên thấy có bóng người từ trong màn vùng chạy ra ngoài. Có người nhanh chân truy đuổi theo tính bắt lại xem là ai nhưng khi đuổi đến cồn đất ven đường, chỗ Cẫng đứng đái hôm trước thì không thấy dáng người đâu nữa. Tìm quanh quẩn mãi không thấy, đến sáng thấy có một cái lỗ rộng ngay phía sau cồn đất bèn lấy cuốc thuổng ra đào, bắt được một con thú trông kỹ nhưng không rõ là loại thú gì, không thấy có bộ phận sinh dục nên không rõ là đực hay cái, chỉ thấy hai bên đùi con thú, nhẵn thín chẳng còn một sợ lông.

    Con thú ấy khi bắt được, cả tiểu đội toàn thanh niên trai tráng thay nhau đánh đập nhưng nó cứ trơ ra, không chết. Về sau có người khách đi qua thấy vậy mách rằng đó là thứ ma chuyên sống ở cồn bãi, lâu ngày luyện thành tinh. Thứ ma này luyện còn chưa rõ giống đực hay cái, còn đương là Pédé nhưng rất dâm đãng. Thứ quái đó thuộc thổ, muốn giết nó tất phải cột chặt vào thân cây dâu, lại phải lấy một cành dâu một đầu khảm hình bát quái, một đầu vót nhọn, chỉ cần dùng đầu nhọn đâm nhẹ vào giữa háng tất chết ngay. Mọi người nửa tín nửa ngờ nhưng cũng chạy vào làng chặt một cây dâu về làm thử, còn chọc cây vào háng con thú, con thú bỗng thé lên, cười như nắc nẻ, ngớt đợt cười, thở hắt ra ba cái rồi chết tốt.


    Con quái thú được cho là thứ ma chuyên sống trong cồn bãi

    Sau bận đấy, đơn vị sợ quá nên gọi anh Cẫng về để điều trị. Mấy năm sau, tiểu đội tăng gia cũng giải tán…

    Chuyện anh Cẫng, nghĩ cũng lạ.

    Viết lại tại Tp.HCM, ngày 21.10.2015
    Thiều Ngọc Sơn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  10. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    nhan_voky (28-10-2015)

  11. #20
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Liêu trai họ Thiều chẳng khác Bồ Tùng Linh

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •