Trang 1/2 12 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 20

Chủ đề: Tản Mạn Chuyện Quê Shao...

  1. #1
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Tản Mạn Chuyện Quê Shao...

    Ma Người... Tàu!!!



    Thiều Tư, Thiều Thắng là hai cha con người làng Y Xá xin xã cho thầu khu đất ngoài bãi Hà để phát triển trang trại. Buổi trưa, hai cha con họ Thiều mắc võng nằm nghỉ trên bãi Hà thì nghe có tiếng như tiếng người nói chuyện râm ran. Để ý thấy tiếng nói phát ra từ lòng đất nghĩ là ma bèn báo với Trưởng làng Thiều Văn Văn. Văn Văn nghe báo có ma thì hoảng hốt bèn nói lại với Bí thơ Trần Quyết, Quyết cũng sợ bèn rủ thêm phụ trách an ninh làng là Hội mèo… Cả ba đánh tiếng với Thiều Tư sẽ đại diện cho làng đến kinh lý tình hình “an ninh điền sản” tại Thiều gia trang.

    Mất toi mấy bữa rượu với bánh tráng, mấy chục cây nem mà chẳng thấy hơi hám bất cứ chuyện gì, đám quan làng nghe chừng cũng có ý nản. Thiều Tư sợ làng phạt vì tung hoang tin gây mất an ninh trật tự nên cố nằn nì quan làng ở lại, lại ngầm sai con là Thắng chuẩn bị thịt chó cho các quan để các quan vừa nhắm rượu vừa nghe ngóng tin ma.


    Trưa hôm thứ tư, đúng ngọ ba khắc khi mọi người đã ngất ngưỡng say vì rượu ngon và thịt chó thì nghe tiếng người lầm rầm, bàn tán, lẩm bẩm kêu ca… khiến đám quan làng sợ mất vía. Bình tâm nghe ngóng thấy giống như tiếng người, nghi là có ma kêu oan vậy là cùng ký đơn gởi cho ban an ninh xã. Lê Bộ là Phó công an xã nghe nói nhà Thiều Tư có ma bèn điều quân lính đến dùng cuốc xẻng đào sâu xuống hơn năm thước, bắt gặp một cỗ quan tài bằng gỗ đinh hương trông rất đẹp, trong đó có một bộ xương người mặc triều phục theo kiểu người xưa, một vài đồ tùy táng đã mục nát bèn kêu quân lính lấp lại như cũ. Vừa ngưng tay nghỉ ngơi chừng nửa giờ đồng hồ lại nghe có tiếng người lẩm bẩm giống như từ trong quan tài vang ra. Mọi người lắng tai nghe ngóng nhưng rốt lại vẫn không nhận ra được là nói những gì. Cả đám kinh sợ, ngờ vực ! Có người nói: “Sao không vào nhà thờ quan lớn Hầu* xin quẻ xem nó là loại ma gì ?”.

    Vội cho người chạy về thắp nhang xin quan lớn Hầu, được quẻ độn, lời quan ghi:

    坎方人外贼
    傲慢的狂官
    喃喃自言语
    如流水不休
    遇安南县令
    北官不敢强。

    Chẳng ai hiểu ý nghĩa của lời quẻ, vừa may đúng lúc gay cấn thì thấy một thiếu niên từ xa đi tới, nhìn kỹ là Trần Ngạnh con của Trần Tình người trong làng hiện đang theo học Đại học ngoại ngữ ngoài Hà Nội, mọi người bèn kéo đến nhờ Ngạnh giải thích. Trần Ngạnh cẩm thẻ cúi người áp sát tai xuống đất nghe ngóng hồi lâu, lại xem lời của quan lớn Hầu rồi nói “Đây là con ma sống vào đời nhà Minh bên Trung Quốc, lúc sống làm quan lớn đô hộ ở nước ta (vào quãng 1407 - 1428 sau khi Vua Hồ Quí Ly bị bắt và khởi nghĩa Lam Sơn), bị chết vì bệnh dịch. Lúc sống y vốn khích khoe khoang khoác lác, thích được cấp dưới xu nịnh, ca tụng xưng tán, từ khi chết đến nay đã lâu không được ai ca tụng nên nằm trong quan tài thỉnh thoảng lại lẩm bẩm tự khen mình mà thôi. Cứ để thây kệ Y, nhược muốn Y ngậm miệng chỉ cần mời ông Chủ tịch huyện đến ắt là vĩnh viễn Y không dám mở lời. Mọi người thắc mắc thì Trần Ngạnh đọc:

    Khảm phương nhân, ngoại tặc
    Ngạo mạn đích cuồng quan
    Nam nam tự ngôn ngữ
    Như lưu thủy bất hưu
    Ngộ An Nam huyện lệnh
    Bắc quan bất cảm cường !.


    Lại cao giọng giải thích:

    Người nằm dưới mộ là giặc phương Bắc (quẻ Khảm có phương vị là hướng Bắc)
    Làm quan nhưng tính khí ngạo mạn, ngông cuồng
    Thường tự mình lẩm bẩm
    Như nước chảy không ngừng.
    Nhược gặp ông Chủ tịch huyện nước Nam
    Quan phương Bắc im không dám nói.

    Thế mới biết quan nước Tàu dù có thực tài đến đâu, có giỏi xu nịnh, giỏi trảm phong chém gió cỡ nào nhưng hễ gặp quan Huyện lệnh nước An Nam cũng đều tắt tiếng .
    Hế hế

    Đông Văn ngày 10/12/2013
    Shaolaojia

    -----------------------------------------------------------

    * Nhà thờ quan lớn Hầu: tức nơi thờ đức ông Thiều Văn Hoành làm quan vào triều Lê đến chức Hiệu Úy, được vua Lê Hiển Tông sắc phong là Kiệt Trung Tướng Công vào năm Cảnh Hưng thứ 20 (1759); năm Cảnh Hưng thứ 40 sắc phong “Võ Huân Tướng công Thần võ tứ vệ quân sự Tham đốc Hoành Thọ Hầu”.
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 02-03-2014 lúc 09:47 AM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #2
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Tản Mạn Chuyện... Nhà Quê !!!



    Có về quê mới thấy quê khác xưa ghê lắm. Cái gì cũng lạ lẫm, lạ từ chuyện mấy ông bà già cho đến mấy đứa gái còn lún phún sợi tóc mai.
    Với các cụ, ngay từ khi chưa nhớn mình đã ghét, người thì cong queo, mặt hốc hác chẳng có sanh khí cái con mịa dzề. Đã thế, cụ nầu cụ nấy lại mắc mấy cái chứng háo danh, giáo điều, lễ nghĩa... Nhớ nhiều bữa, chẳng tội tình cái con mịa dzề vỡn bị nhéo tai, đá đít... vì can tội "sao thấy các ông" mà không chịu chào ! Mịa, phép nhà luật tục như thế là đúng nhưng mình có phải là đứa bất tiếu đâu, chẳng qua mắt tuy nhanh mà mồm lại chậm nên tiếng là thấy trước nhưng nào đã kịp chào. Lần nầu cũng thua, cay lắm nhưng nỏ biết làm dzề ! Mãi giờ mới biết các cụ hơn cũng cốt ở cái chỗ "sống lâu" !


    "Hơn nửa đời suôi ngược con lại về úp mặt vào sông quê..."


    31 năm nay về quê cũ, còn chửa nhận ra ai đã nghe "Mày về đấy hả Sơn !". Hô hô... mối hận mấy mươi năm tưởng một chiều ta xóa sạch, nào ngờ đâu lại cứ thua hoài. Tiếng nói nghe có vẻ già nua, người vẫn cong queo, lèng mèng, mặt hốc hác thế. Thế mà nay, các cụ vỡn mắt tỏ tai tường... Trong khi lũ trai làng xưa nay vạm vỡ, hùng khí mãn thiên, "hoành" là thế, thế mà nay thay nhau ra nằm ở nghĩa địa làng. Thật không thể hiểu lúc nào mình mới hơn các cụ ?!


    Lũ trai làng xưa nay vạm vỡ...


    Hùng khí mãn thiên...


    "hoành" là thế, thế mà nay thay nhau ra nằm ở nghĩa địa làng.

    Ý là các cụ, còn đám loai choai, cái lũ gà tơ mới nhớn ý. Các em nay tuy vỡn bé nhưng "khí" rất hoành. Hở một cái đã thấy chúng hô "Địt mẹ thằng tê !". Ngay như sáng hôm kia, trời mù sương mình nhìn người còn chưa tỏ thế mà tai nghe có đứa réo "Ố bay ơi, đít con tê trắng lắm bay ạ !". Hỏi mới biết vữa có một gái mặc váy cỡi xe đạp đi qua. Tuổi trẻ có khác, nhanh mắt ghớm, văn minh, tiến bộ. Tuy là chọc gái thôi nhưng vẫn đầy tính nhân văn !?


    Ố bay ơi !

    Ngay đứa cháu (4 tuổi) nhưng mới sáng sớm, khi khí trời còn lạnh ngắt nhưng vừa tụt khỏi giường nó đã nhào vào tìm cái thúng (ở quê tôi, Thanh Hóa ý cái gì người ta cũng đựng vào thúng, mủng thôi) rồi lôi ra đủ thứ từ siêu nhân, ô tô, thậm chí còn có cả mấy bộ bài. Khi bị mẹ quát, nó quay qua gắt "Mẹ có im đi không, không con không đi học nữa bây giờ". Chiều, đứa cháu hàng xóm qua chơi, hai đứa tranh nhau quả bóng chợt mình nghe "Địt cái con mẹ mi, răng mi lấy đồ chơi của tau...!!!".

    Đất nước thái bình, xã hội văn minh nhưng văn minh như kiểu quê tôi thì kể cũng là lạ (!?).
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #3
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Tản Mạn Chuyện... Nhà Quê !!!


    Chiều, gặp một lão nông. Lúc trà dư lão kể "Bác điếu biết, trưa này em mới nhậu ngoài phố, nốc bia đến đứt mịa cả cúc quần phải lấy sợi bì gai (tức sợi giây đay mà ở quê người ta dệt thành các bao để đựng thóc, gạo) buộc lại để nhậu tiếp"...

    Mình khoái chí cười, lão lại bẩu "Bác cười cái mịa gì, các bác trong Sài thành đừng tưởng bở, điếu là cái gì đâu? Em đây trông lèng mèng nhưng oách phết đới, rượu cứ gọi là mềm môi, ngày ba cử. Đcm, đời nhiều lúc như tiên !". Nói rồi lão cười... hô hố, trông rất chi là sảng khoái.


    rượu cứ gọi là mềm môi, ngày ba cử...

    Ngẫm lão có lý, mình thân tuy nhàn hạ nhưng hổng có xiền, thành thử có nằm hả miệng ba ngày chả có con ruồi nào thèm đáp. Ở trong Nam, một tuần tửng lắm cũng chỉ được mỗi buổi CN, trong khi các lão ý ngoài này cứ đều đều ngày 3 cữ nâng lên hạ xuống. Hình dáng tuy có tí lèng mèng nhưng ở đời người ta vẫn quí cái "ấm cật" chứ nào ai thích tốt nước sơn (!).

    Rất thèm được “ấm cật”
    Thèm được cười cái kiểu cười vô tư, hô hố như lão “Nông chi điền” !!!

    Thanh Hóa ngày 11.12.2013
    Zhuangzhu Shao

    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  4. #4
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    QUÂN SƯ SÓI



    Vào quãng những năm trước giải phóng, một bữa Thiều Sơn có việc ra thành phố, lúc về thấy trời còn sáng bèn rẽ vào đường núi tính về nhà cho gần. Khi đến bãi đất trống giữa khe núi Son và núi Thiều (là hai ngọn núi nằm trong quần thể núi Nhồi tức núi An Hoạch Sơn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá) thấy mấy con sói từ trong núi xông ra, đuổi theo như trực cắn xé họ Thiều. Thiều quẫn bách, ngó ven đường có đống củi chất cao ước hơn trượng bèn nhảy tót lên để tránh. Lũ sói leo lên không được, thấy họ Thiều ngồi ngất ngưỡng trên đống củi thì tức giận bèn tổ chức bao vây, chạy vòng quanh đống củi tru chéo như ngầm chửi họ Thiều.


    Chỉ để lại vài con canh chừng Thiều gia

    Trong đàn bỗng có mấy con bỏ đi, lúc sau công kênh vác một con thú tới trông cứ như lũ phu kiệu khênh quan lớn. Chúng đặt con thú xuống đất, để vài con canh chừng họ Thiều còn cả đàn bu lại chỗ con thú ngồi. Chỉ thấy lũ sói con thì vễnh tai, ghé sát miệng con thú như đang nghe ngóng mật quyết gì. Trong khoảnh khắc, cả bầy nhảy phắt ra rồi bu vào rút củi ở phía dưới. Họ Thiều thấy lũ sói chơi chiêu "phủ để trừu tân" (rút củi đáy nồi) thì cả sợ bèn hét toáng lên, kêu cứu mạng ầm ĩ. May thay, lúc ấy có mấy người tiều phu lấy củi trong núi đi ra, nghe tiếng kêu cứu mạng thì hò hét xông tới, bầy sói hoảng sợ bỏ chạy chỉ còn mỗi con thú . Họ Thiều cùng đám tiều phu lại ngó thì thấy con thú giống sói mà không phải sói, mặt như mặt người, mắt sáng long lanh, cổ ngắn mỏng môi, răng như răng chuột, lông như lông sói, chân sau dài mà mềm nhũn không đứng được, tiếng kêu nghe như vượn hú. Thiều Sơn nói với nó “Này, tao với mày vốn không thù không oán sao mày nỡ bày mưu cho chúng hại tao ?”. Con thú chỉ mọp đầu xuống đất kêu thảm thiết, dáng vẻ làm như hối hận lắm.


    Cả bọn bèn xách con thú về quán nhà ông Tư Hoa ở đầu cầu Nhiển làm thịt uống rượu, khi lên mâm, thịt rai, thơm ngon rất bắt mắt nhưng rốt cuộc đến nay vẫn không ai biết con thú ấy tên là gì.

    Đông Văn, ngày 04.12.2013
    Shaolaojia
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #5
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Shaolaojia giới thiệu Ẩm Thực Xứ Thanh


    Hòn "vọng phu" trên núi Nhồi của Thanh Hóa

    Món Ngon: Hoa Thanh Quế

    Tiết Canh Dê



    Dê núi An Hoạch (núi Nhồi)

    Đây là món tiết canh dê núi chính hiệu, món đặc sản “xã truyền” của người dân hai thôn Văn Thịnh và thôn Văn Thắng (Văn Thăng tục gọi là làng Miểu đều thuộc xã Đông Văn, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Do có điều kiện gần núi Thiều, núi Son là hai ngọn núi nằm trong quần thể núi Nhồi (tức núi An Hoạch Sơn xưa*) nên người dân của hai thôn rất có lợi trong việc chăn dắt các loại gia súc như trâu bò, đặc biệt là chăn dắt và phát triển đàn dê nhà.


    Chế biến món tiết canh "xã truyền" !?

    Quần thể núi Nhồi là quần thể núi đá vôi được hình thành từ hàng ức vạn năm nên trên núi có nhiều hang động, nhiều đỉnh cao cheo leo chót vót do vậy tại đây có rất nhiều kỳ hoa dị thảo, rong rêu mọc trên khắp các đỉnh núi tai mèo và là nguồn thức ăn vô cùng quí hiếm, bổ dưỡng đối với lũ dê nhà. Do thường xuyên phải leo trèo để kiếm ăn trên các mõm đá cheo leo hiểm hóc bởi vậy tuy là dê nhà nhưng thịt rất săn chắc, thơm ngon và cực kỳ bổ dưỡng.


    Về Thanh Hóa ăn tiết canh làng Miểu
    Ngồi nghe chèo trên chiếc chiếu Nga Sơn
    Mấy cô Văn Thịnh lưng thon
    Mải mê trong núi tối còn chưa ra.

    Ấy là khúc hát xưa mà người dân Thanh Hóa vẫn thường hát đối đáp nhau giữa các nhóm cấy đêm, nhổ mạ, làm đồng. Nghe thế cũng đủ biết món tiết canh dê thôn Văn Miểu ngon và bổ dưỡng như thế nào.


    Như vừa thưởng thức nguyên một vỉ Viagra.

    Nếu có dịp, mời bạn ghé quê hương Hoa Thanh Quế, thưởng thức bát tiết canh dê , chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ rất hài lòng và phấn khởi như vừa thưởng thức nguyên một vỉ Viagra.
    --------------------------------------
    * Quần thể núi Nhồi xưa có tên là An Hoạch Sơn. Đây là quần thể núi đá vôi gồm nhiều ngọn núi liên kết với nhau. Đá núi Nhồi nỗi tiếng xưa nay là loại đá quí hiếm mang sắc xanh, mun, thớ mịn, có độ dẻo, độ rắn nhất định nên rất dễ chế tác, và đặc biệt rất thuận tiện cho việc trạm khắc các loại hoa văn.

    Hoạch sơn loại đá kêu vang
    Sắc xanh màu biếc mịn màng đẹp tươi
    Gõ lên sang sảng bên tai
    Tuyệt nhiên không chút trần ai lạc vần
    Mới hay sản quý vô ngần
    Dù kim dù cổ cũng gần như nhau

    Những câu thơ trên là dịch từ một bài Minh ca ngợi chất đá của An Hoạnh Sơn trên bi ký ở Đền Thượng thuộc xã Đông Hương. Người dân Hoa Thanh Quế cũng đặc biệt vinh dự, tự hào về đá An Hoạnh vì đây chính là loại đá đã được chọn dùng để xây lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  6. #6
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Trêu Dì Oanh !

    Nhìn hình có vẻ đăm chiêu,
    Dì đang toan tính hoặc mưu kế gì?
    Lợi danh,danh lợi bỏ đi!
    Sống vui khỏe mạnh sống vì chồng con.

    Còn người còn nước còn non,
    Đồng Vưn đất lấp chẳng còn lợi danh.
    Chỉ còn một tấm đá xanh
    Trên ghi dòng chữ cô Oanh họ Trần./.


    Tp.HCM, ngày 17.9.2014|10:25|
    Vãn sinh: Thiều Ngọc Sơn.

    <><><><><><>
    Phụ lục

    TGTVTTL - Lý Chiêu Hoàng (chữ Hán: 李昭皇; 1218-1278), là vị Hoàng đế thứ 9 và là cuối cùng của nhà Lý (Việt Nam) từ năm 1224 đến năm 1225, bà là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Năm 1225, sau khi nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh - tức Trần Thái Tông, bà trở thành Hoàng hậu của ông cho đến khi bị phế truất vào năm 1237. Sau năm 1258, bà tái giá lấy Lê Phụ Trần, một viên tướng có công cứu giúp Trần Thái Tông. Bà là con thứ của Lý Huệ Tông và Thuận Trinh hoàng hậu Trần thị, sinh tháng 9 năm Mậu Dần (1217), tên húy là Phật Kim (佛金), sau đổi là Thiên Hinh (天馨), tước hiệu là Chiêu Thánh công chúa (昭聖公主).


    Hoàng Đế Lý Chiêu Hoàng (Lý Phật Kim 1217 - 1278).

    Chỉ còn một tấm đá xanh
    Trên ghi hàng chữ... vợ Lê Phụ Trần.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #7
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Chuyện Chung Quanh Đám Tang Quê !


    Ngọc Sơn Thiều - Ở Sài Gòn, sau khi đưa người chết về cõi vĩnh hằng thường trong nhà chỉ còn trơ lại tang chủ và một vài người con.Thực là cảnh thê lương ảm đạm.

    Trong mắt người thành thị chết là hết, là chẳng còn gì, là thôi, thậm chí có kẻ còn... mừng, còn vỗ tay hoan nghênh. Người dân quê tôi khác, người quê tuy ít học nhưng họ sống chân thành, đối xử với nhau có tình có nghĩa; nhà hàng xóm có tang, cả nhà cũng quýnh quáng, chạy lăng xăng. Họ lao sang lo từng việc rất chi ly, tỉ mẩn như chính việc trong nhà của mình; họ điện thoại báo cho con cháu, triệu tập con cháu (đang làm ăn xa, cách nhà có cả vài trăm cây số) phải về chỉ dự đám tang dù rằng người chết chẳng có sợi dây, chẳng rễ má với người nhà mình; cả làng lo: người đánh cá, bắt gà, làm chó, người đi xin đất nghĩa địa, người chạy đón thợ trống thợ kèn... Mỗi người mỗi việc, chẳng ai bảo ai cứ thế lăn ra làm, đến bữa thì cứ sắp đủ 6 người một mâm rồi bật rượu ra tu. tu xong lại lăn ra làm.


    Xong đám, vì rằng tang chủ đau buồn nên cả làng vẫn quan tâm để mắt, chăm lo cho nhà người của người quá cố. Sáng bảnh mắt, các bà, các chị đã đến nấu nước pha trà, dọn nhà dọn cửa, giúp tang chủ lo những việc thường ngày cứ y như việc nhà mình vậy. Khi công việc đã hòm hòm, mọi người ngồi ăn sáng và tán gẫu với nhau. Họ nhắc lại tỉ mẫn từng chuyện của người quá cố. Ca tụng công đức của người quá cố, những kỷ niệm có từ thời xa xưa... với thái độ chân thành cũng chỉ nhằm động viên, an ủi gia đình nhà có tang... Và trong muôn một chuyện "hậu đám tang" có những chuyện hết sức khôi hài mà TGTVTTL nghe được, nay xin được kể hầu các bạn mấy mẩu như sau:

    1. Chuyện Ông Thê Khóc Mẹ !


    Ông Thê là con trai bà cố Huấn, nhà ở ngay sau nhà của TGTVTTL. Các bà kể rằng: Bà cố Huấn mất, lúc bấy giờ cả nước còn đang thời kỳ bao cấp, cuộc sống người dân còn nghèo nàn và rất khó khăn. Khi đưa mẹ ra đồng (ở quê tôi, đưa người chết ra nghĩa địa thì gọi là đưa mẹ ra đồng) vừa ra đến đầu làng, ông Thê miêng tuy đang méo mó khóc Ối mẹ ơi ! Mẹ đừng bỏ con.... chợt ông xực nhớ đến mấy chai rượu để ở tủ mà chưa khóa (ông Thê mắc tính yêu, khoái và rất thích rượu. Sáng ra là ông phải làm mấy tống rồi muốn làm gì thì làm) bèn quay sang thằng cháu đang đi bên cạnh quát:

    - Mày về ngay, về đóng cửa tủ lại cho cậu !

    2. Em Đừng Đem Chị Đi Em Ôi !

    Bà Linh chết, chị là Lung nghe tin chạy đến khóc em. Vừa đến ngõ bà đã ỉ ôi sao trời đất bất công ? Rằng em tôi có tội tình gì mà trời lại bắt em tôi phải lìa cha lìa mẹ... rằng trời có ngon thì cứ bắt bà đi v.v. Cứ thế bà kể lể, khóc lóc khiến nhiều người nghe thực sự xót thương, đồng cảm và rơi nước mắt. Đầu canh hai, khi đám trai làng đang còn ngồi uống rượu ngoài sân chợt nghe tiếng bà Lug hét toáng lên:

    - Ối em ơi là em ơi ! Chị nói thế thôi chứ đừng có đem chị đi em ơi ! Có ai đó cứu tôi với....


    Cả nhà nháo nhác chạy vào thấy là Lung mồm méo xệch, mặt tái nhợt đang nằm thẳng đơ bên cạnh cỗ quan tài. Mọi người vội bế bà ra ngoài vả ngã ngửa khi thấy bà Lung ngất sỉu chẳng qua là thần hồn nát thần tính, là vì quá hoảng sợ mà thôi. Nguyên do là vì bà rũ rượi thương khóc em nên tóc tai bù xù, lòa xòa... dẫn đến có một lọn tóc bị quấn vào nẹp quan tài. Khi bà đứng dậy, có cảm giác bị ai đó túm tóc giật ngược lại khiến bà vô cùng hoảng hốt. Tưởng là lời nói của mình hiển linh và bà Linh có ý đem mình đi thật nên bà hét toáng lên.

    Chuyện bà Lung khiến cả làng được một phen cười ra nước mắt./.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  8. #8
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Kể Chuyện Quê

    Lạy Các Bố: Không Bắt Tay Nữa, Con Sợ Lắm Rồi (!)


    Chẳng nói nổ, do có mấy chục năm luyện Kungfu nên hiện tại trong giới võ lâm phương Nam, tôi cũng thuộc hàng có số má (đâu có võ sư nào có vinh dự dạy võ thuật cho lực lượng Vệ sĩ ở dinh Độc lập, Văn phòng Chính phủ, cơ quan T78… như tôi đâu). Ấy vậy mà… riêng cái khoản “bóp tay”, tôi vẫn thua mấy lão nông chi điền !

    Chả là, do nhà có tang nên hôm rồi tôi có về quê. Ở quê, thường sau khi đưa người mất ra đồng (ngay sau khi chôn cất xong), tang chủ sẽ huy động con cháu trong nhà giết gà mổ vịt để làm cơm hậu tạ dân làng, những người đã quan tâm lo lắng, chu toàn chuyện ma chay giúp tang chủ trong mấy ngày qua. Tôi phần là em ruột của tang chủ, phần là ở trong Nam mới ra nên con cháu trong nhà nhất trí cử tôi làm đại diện, thay mặt “tang chủ” đứng ra cảm ơn cái tấm “thịnh tình” của bà con làng xã, cảm tạ bạn hữu gần xa…

    Hôm thứ nhất, sau một chầu cảm tạ dân làng (thường thì Tang chủ phải đi đến từng bàn và tùy bàn đó có già làng, trưởng bản hay không, nếu có tang chủ sau khi cảm tạ một ly với cả bàn, sẽ uống với già làng trưởng bản mỗi người một ly riêng. Cứ đi hết tua thì vòng lại, đi đến bao giờ dân làng về hết thì thôi) tôi lăn quay ra ngủ. Sáng dậy, thấy bàn tay phải đau, các ngón không sao nắm lại được. Nghĩ mãi không biết vì đâu, cứ tưởng đêm qua quá chén lại “thử sức” với hảo hán nào chăng ?...


    Kịp đến lúc xế chiều, khi bàn tay vừa có dấu hiệu phục hồi, linh động trở lại thì nhà lại tổ chức làm cơm mời làng (lễ mời cơm sau khi chôn cất 3 ngày, tức lễ mở cửa mả). Cũng cần nói sơ qua để mọi người hiểu. Trong làng, nhà mình xưa nay nổi tiếng là một nhà “hay rượu”. Từ cha đến con, từ ông đến cháu ai ai cũng nổi tiếng là “rượu giỏi đô cao”. Nổi tiếng đến nỗi, nhiều bữa tửu hứng khi bạn bè hỏi anh về tôi, anh tôi nhiều lần dõng dạc tuyên bố “Em tao nó đang du học”, ý của anh tôi là dòng họ nhà tôi xưa nay tuy đã giỏi về rượu rồi thế nhưng hiện vẫn còn cử tôi đi du học nhằm nghiên cứu chuyên sâu về môn uống rượu ở trong Sài Gòn (!?). Nghe anh tôi hùng hồn thế, đám “tửu bạn” chỉ còn nước lắc đầu lè lưỡi, thèm khát nghĩ chẳng biết bao giờ dòng họ nhà mình mới theo cho kịp… dòng họ nhà va (!).

    Chính vì những lý do đấy cho nên, ngay tức lự tôi được anh tôi kêu vào triệu kiến, giao nhiệm vụ tiếp tục hầu rượu dân làng. Biết anh cũng muốn nhân tiện để tôi ra mắt chào làng, trình đám “rượu hữu”, để chứng minh lời nói xưa nay của anh lúc nào cũng rất có uy, có trọng lượng… tôi gồng mình uống cốt tránh làm tổn hại đến niểm tin tưởng của bằng hữu đối với anh trai mình.

    Mới đi được một vòng mời làng (mỗi bàn một ly, ước được mười lăm hai chục ly), tôi phát hiện, bàn tay phải của tôi không thể nào nâng nổi ly rượu. Không lẽ nào tay mình bị bệnh âm phong ? Tôi thảng thốt nghĩ thầm nhưng bấy giờ do tửu hứng nên cũng cứ tặc lưỡi cho qua. Chừng được nửa tua thứ hai, tay phải không thể nào giơ lên nổi. Và phải đến tận lúc bấy giờ, tôi chợt phát hiện ra rằng sau khi uống trăm phần trăm mời khách, thường khách sẽ đưa tay ra bắt nhằm đáp lễ lại chủ nhà. Tôi dù rất ý thức được việc đó nhưng không hiểu sao tay phải nó cứ có phản ứng co rút vào người, cứ y như cua thụt vào trong lỗ mỗi khi cáo ai đó thò tay ra đòi bắt tay tôi.

    Thì ra, tay tôi nó sợ ! Nó sợ cái bắt tay của mọi người !

    Thì ra tay tôi đau, nó đau là vì từ tối hôm qua đến nay tôi đã bóp tay đua có đến bốn năm trăm lượt người… và khi say, do ai cũng muốn thể hiện tình cảm nồng ấm, thắm thiết, chân thành và trìu mến… nên ai cũng đua nhau nắm tay thật chặt, lắc thật khỏe.


    Nó sợ cái bắt tay của mọi người !

    Rượu tầm giữa canh hai, khách còn lại hai bàn, bấy giờ tôi cũng đã thấm mệt nghĩ mình bóp đua thế cũng đã đủ rồi, cũng nên chuồn… thì chợt anh tôi kêu lại. Ngẫm cả tối “bóp tay” đua với cả làng còn được, giờ hai sáu mười hai (ở quê tôi có tục lệ cứ mỗi bàn ngồi sáu người), mười hai người, mười hai cái bóp tay nhau nữa thì làm nổi gì được mình… Nghĩ thế, tôi hít sâu dồn khí, hùng dũng bước vào.

    Vừa bóp được nửa vòng của bàn thứ nhất, không hiểu sao miệng tôi chợt hét toáng lên:

    - Lạy các bố, uống thì uống ! Không bắt tay nữa con sợ lắm rồi (!)

    Hét xong tôi về thằng. Hôm sau, anh tôi nói hai mâm sau cùng mà chú sợ phải hét toáng lên ấy, đấy chính là những anh hùng hào kiệt, tinh hoa ưu tú nhất của cả làng mình, những người có thể uống đến chết, không sợ… bắt tay.

    Bắt tay được hiểu là nắm bàn tay người khác để chào (biểu lộ tình cảm) như chào tạm biệt; tin tưởng đặt quan hệ hợp tác để cùng làm việc gì như bắt tay với nhau thành lập phe, nhóm, một chính đảng, một mặt trận; trước khi vào hoặc kết thúc một việc gì… Bắt tay từ trước đến nay được coi là biểu hiện của sự văn minh. Là một cách biểu lộ tình cảm của mình, sự tin tưởng, tôn trọng của mình với người được mình bắt tay. Việc bắt tay không chỉ là vấn đề chào hỏi xã giao, mà qua đó, người khác còn có thể đánh giá được sự chân thành và tính cách của bạn. Bởi vậy, nên tỏ thái độ niềm nở, chân thành khi bắt tay. Không nên vồ vập, khúm núm, không lắc, không giật, không bóp chặt tay khách và cũng không nên hời hợt, lạnh nhạt trong khi bắt tay.

    Ấy, “bắt tay” nó phải được hiểu là như vậy, bắt tay cũng có nhiều cách, nhiều kiểu, có cả chủ động bắt tay hay được người khác bắt tay v.v. thế nhưng phải hiểu tinh thần của bắt tay là như thế, chứ bắt tay trong lúc uống rượu kiểu như quê tôi thì thật…

    Trước nay tôi vẫn nghe câu “Uống rượu bắt tay, biết ngay dân Bắc”, nghĩ được bắt nghĩ là vui, là mừng chứ nào nghĩ có những cái “bắt tay” đáng sợ như kiểu “uống rượu bắt tay” ở quê tôi.

    Tp. HCM, ngày 02.11.2014 |23 :00|
    Thiều Ngọc Sơn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jun 2012
    Bài gửi
    260
    Thanks
    32
    Thanked 36 Times in 35 Posts
    NHÀ VĂN HÓA THÔN



    Kính tặng Nhân dân thôn Văn Bắc, xã Đông Văn

    Nhà văn hóa của thôn vừa hoàn tất
    Cả làng mừng như cất được nỗi lo.
    Trẻ con có chỗ diễn trò
    Thanh niên có chỗ hát hò, vui ca.

    ***

    Là nơi để các cụ già
    Khi làng có việc sẽ ra họp bàn.
    Là nơi anh dạo phím đàn
    Nơi em tránh trận gió Hàn đầu Đông.




    ***

    Khi trời giận nổi cơn dông
    Mẹ từ đồng Bễ về không ướt đầu.
    Con từ cồn Nhón thả trâu
    Chạy về trốn sấm, biết đâu sấm tìm !



    ***

    Trưa hè hóng mát dưới hiên
    Nghe bà kể chuyện thần tiên trên trời
    Lẫn trong làn gió lả lơi
    Tiếng hò tự phía đồng Nơi vọng về.



    ***

    Người thôn Văn Bắc chân quê
    Trăm năm giấy rách giữ lề trăm năm
    Trẻ em hiếu kính học chăm
    Tình làng nghĩa xóm trăm năm mặn mà.



    ***

    Làng nào như thể làng ta
    Toàn dân đoàn kết, nhà nhà an vui./.


    Tp.HCM, ngày 20.11.2014.
    Thiều Ngọc Sơn kính thơ

  10. #10
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Mar 2014
    Bài gửi
    150
    Thanks
    24
    Thanked 18 Times in 16 Posts
    Treo Cờ !


    Nhà tôi chưa tết, treo cờ
    Từ khi trời đất lờ mờ vào Xuân.
    Một năm vất vả gian truân
    Treo cờ để biết rằng Xuân đã về !


    Chẳng riêng người ở dưới quê
    Người dân thành thị cũng mê treo cờ !
    Có nhà treo rất nên thơ
    Nhà treo lấy lệ, như "lờ"*...buồn ghê !


    Tp.HCM, ngày mùng 3 tết Ất Mùi (2015)
    TNS

    <><><>
    Ghi chú:
    * Như "lờ" tức phớt lờ các qui định, các hướng dẫn của chính quyền về việc treo cờ. Chính vì vậy, có rất nhiều nhà treo cờ là treo lấy le, treo cho có lệ, chứ không đúng với các qui định, hướng dẫn của các cấp chính quyền về việc treo cờ.
    Cần nhớ : Việc treo cờ trong các dịp lễ, tết là thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và sự tri ân đối với biết bao anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập, tự do, sự toàn vẹn của tổ quốc... Với ý nghĩa cao đẹp đó, việc treo cờ tại các cơ quan chính quyền, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, các công ty xí nghiệp, nhà dân.... khi treo cờ phải treo ở vị trí trang trọng nhất. Không được để cờ chạm đất, không treo cờ tại những nơi bị che khuất tầm nhìn...

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •