Hiện kết quả từ 1 tới 6 của 6

Chủ đề: Những Chuyện Không Thể Tin !!!

Hybrid View

  1. #1
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Những Chuyện Không Thể Tin !!!

    Chuyện 5 Thê & 7 Thiếp

    1. Chuyện lão "mù" biết đi xe đạp và có… 10 cô vợ !!!

    Thiều gia: Mình có mỗi bà vợ mà nhiều lúc mệt muốn đứt mẹ nó chun quần. Vậy mà cái ông cụ mù ở Mê Linh Hà Nội lại xơi một lúc 10 bà và có đến gần 3 chục đứa con. Tưởng với ngần ấy vợ và ngần ấy đứa con thì lão mù ấy đến đi ỉa cũng không kịp kéo quần mới phải... Thế nhưng không phải mọi người ạ, "cụ" vẫn vô tư, hoành tráng... thế mới sợ chứ !
    Không biết ông lão quê xứ Hai Bà ăn phải cái giống gì mà khỏe thế ? Hay cụ có ai cung cấp thuốc Vi gờ ra ta... hi hi... !?.



    Dù bị mù nhưng ông Sơn vẫn biết đi xe đạp và buôn bán khắp nơi.

    Bị mù từ năm lên 2 tuổi, nhưng ông Nguyễn Văn Sơn ở thị trấn Chi Đông (Mê Linh, Hà Nội) lại biết đi xe đạp. Kỳ lạ hơn, ông còn lấy được liền tù tì 10 người vợ (cả chính thức và không chính thức) và có đến 24 người con.

    Năm nay đã ở tuổi 63, nhưng hằng ngày ông Sơn vẫn đạp xe phăng phăng đi buôn sắt vụn, xe đạp, tivi cũ… về bán kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình.

    10 cuộc tình chớp nhoáng

    Gặp chúng tôi một ngày đầu xuân, ông Sơn hồ hởi: “Đầu năm tôi đi mua cái xe đạp cũ bán mở hàng rồi sang nhà ông bạn ở xã bên dự đám cưới, cả ngày đạp xe đi gần chục cây số, nhưng bù lại bán cái xe lãi được 200 ngàn đồng”. Bị mù từ năm lên 2 tuổi nhưng kỳ lại thay, người sáng mắt làm được việc gì thì ông Sơn đều làm được việc ấy, thời thanh niên ông còn được nhận vào làm công nhân ngành đường sắt.

    Cái khiến người dân ở thị trấn Chi Đông ngạc nhiên suốt hàng chục năm qua là việc ông biết đi xe đạp và lấy được liền tù tì 10 bà vợ. “Yêu là lấy. Các bà ấy có người lành lặn xinh đẹp, có người bệnh tật. Nhưng kệ, tôi lấy các bà ấy cũng là gánh bớt cho các bà nỗi đau chiến tranh mà” - ông Sơn mở đầu câu chuyện như vậy.Ông cưới người vợ đầu tiên năm 20 tuổi, đó là một cô gái người cùng xã tên là Nguyễn Thị Bé.


    Ông Nguyễn Văn Sơn.

    Vì bị bố mẹ ép cưới nên khi về với nhau không có tình cảm, ông bỏ nhà, bỏ vợ lên công ty ở hẳn tại đó. Rồi con tim ông cũng bắt đầu biết loạn nhịp khi ông gặp bà Lan, con gái của một người làm cùng ngành đường sắt. Ở với nhau một thời gian biết ông Sơn đã có vợ nên bà Lan mang con về nhà mẹ đẻ.

    Mối tình với bà Lan tan vỡ, ông Sơn bỏ việc ngành đường sắt về nhà sinh sống, trong một mái nhà, ông và bà Bé bắt đầu “tìm hiểu” lại và yêu nhau. Cứ tưởng ông Sơn đã yên phận với mối tình mà bố mẹ sắp đặt, nào ngờ con tim ông vẫn “chứng nào tật nấy”, vẫn liên tục loạn nhịp.

    Ông tiếp tục gặp bà Chuyền - một người phụ nữ ở xã bên đã nhiều tuổi nhưng vẫn chưa lấy chồng; sau nữa là bà Xuân, rồi bà Sâm - một cô gái bệnh tật từ nhỏ… Mỗi bà, ông chỉ ở cùng được vài tháng, lại chia tay. Sau đó, ông đem lòng yêu bà Hà - một cô gái bị chất độc da cam ở cùng huyện, nhưng cưới bà Hà chưa được bao lâu thì cuộc tình ấy lại tan vỡ… Tuy những cuộc tình ngắn ngủi, nhưng mỗi bà đều đã kịp sinh cho ông ít nhất một đứa con.


    Bà Ngãi - vợ thứ bảy của ông Sơn.
    “Nói là cưới cho sang vậy chứ có tổ chức gì đâu. Tôi dẫn các bà ấy về nhà làm mấy mâm cơm lễ gia tiên coi như xong, sống không hợp lại chia tay” - ông Sơn nói. Ban đầu những người thân trong gia đình cũng cấm đoán, khuyên ngăn nhưng ông không nghe theo nên đành chịu.

    Cuộc tình cũ tan vỡ, ông lại tiếp tục tìm kiếm cho mình một cuộc tình mới. Trong một lần đến xã Tráng Việt (Mê Linh) buôn bán, ông tình cờ gặp bà Lê Thị Ngãi, một người con gái xinh đẹp, hiền lành nhưng bị bom đánh cụt mất một cánh tay. Kể về cuộc tình ngang trái chồng mù - vợ què, ông Sơn cất giọng buồn buồn: “Bà ấy là người vợ thứ 7 của tôi. Ngày mới yêu, ai cũng ngăn cấm, nhưng tôi thương và hiểu bà ấy, vì từ nhỏ bà ấy đã chịu nhiều bất hạnh như tôi.

    Tôi lấy vì muốn gánh bớt cho bà ấy nỗi đau mà chiến tranh để lại”. Cuộc hôn nhân có vẻ ngang trái ấy đã sinh ra cho ông 2 người con trai và 2 cô con gái, nay các con đều đã xây dựng gia đình.Tự tay pha ấm trà nóng mời khách, ông Sơn nói như giải thích về cái “kiếp nhiều vợ” của mình: “Cuộc đời tôi như vướng phải nợ tình, gặp ai có hoàn cảnh nghèo khó, tàn tật tôi lại thấy thương và yêu họ, tôi muốn bù đắp và cho họ một điểm tựa nên mới lấy nhiều vợ như vậy”.

    “Tổng cộng tôi có 10 vợ và 24 người con. Sau bà Ngãi, tôi còn cưới và chung sống cùng bà Thân, bà Phương và bà Tỵ, các bà ấy người bị chất độc da cam, người què quặt. Bà nào tôi cũng thương nên không thể bỏ mặc bà nào cả, mỗi bà đều sinh cho tôi 2 đến 3 người con rồi mới chia tay” - ông Sơn cởi mở.

    Tập đi xe đạp vì không nhờ được người đưa con đi viện

    Việc ông Sơn ngày ngày đạp xe đi khắp nơi để buôn bán, làm ăn và thăm vợ lẽ hàng chục năm nay khiến những người biết đến ông đều phải kinh ngạc, nếu như không nhìn thấy tận mắt nhiều người sẽ không tin đó là sự thật. Ông Sơn bảo lấy được nhiều vợ là vì cái miệng ông có duyên, cái số ông phải như vậy, còn chuyện đi được xe đạp chắc chắn là vì con.


    Dù bị mù, nhưng ông Sơn vẫn làm được những việc như người bình thường.

    “Khoảng năm 1978, trong một đêm, con trai tôi lên cơn đau bụng nhưng không mượn được ai bế con đi bệnh viện, tôi bảo vợ dẫn đường rồi ôm con chạy đi khám nhưng vì bệnh viện quá xa nên hai vợ chồng phải chạy cả đêm mới đến nơi. Sáng hôm sau, tôi quyết định phải mua xe đạp để đi lại cho nhanh”, ông Sơn nhớ lại.

    Nói là làm, hai vợ chồng ông ra chợ mua ngay một cái xe đạp khiến bà con lối xóm ai cũng hết sức bất ngờ. Sau nhiều lần ngã lên ngã xuống, ông Sơn liền lấy hai cái sọt tre cột vào hai bên yên sau xe để khi không giữ được thăng bằng sẽ không bị ngã lăn ra đường. Bằng cách làm này, chỉ sau một ngày tập tành, ông đã tự đi được xe.

    Khi chúng tôi tỏ vẻ ngạc nhiên về việc làm sao ông nhớ được đường, bà Bé - vợ cả ông Sơn khoe: “Ông ấy mù mắt nhưng được cái thính lắm, cái chân như có mắt nên chưa bao giờ đi lạc, cũng chưa đâm vào ai bao giờ, chỉ cần dẫn ông ấy đi một lần là ông nhớ như in từng ngóc ngách, tùng ổ gà giữa đường.

    Ông ấy đi buôn xe đạp, đài cátsét cũ mấy chục năm nay cũng chưa bị ai lừa bao giờ, chỉ cần sờ vào xe là ông biết xe tốt xấu thế nào, còn đài cátsét chỉ cần nghe tiếng nói là ông biết cái nào là đài Nhật, cái nào là đài Trung Quốc cả đấy”.Đang chuyện trò cùng khách, chợt nghe tiếng xe máy nổ ngoài sân, ông Sơn lớn tiếng chào: “Ông Bình sang chơi đấy à!”.

    Bước xuống xe, người đàn ông tên là Bình nói như giải thích trước vẻ mặt đầy ngạc nhiên của chúng tôi: “Ông ấy tài lắm, chỉ cần nói chuyện một lần, hôm sau gặp lại nghe tiếng chào là ông ấy biết đang gặp ai, nghe tiếng xe máy là ông biết xe ấy của ai”. Còn theo ông Sơn, nhờ cái tài ấy mà ông đã gặp được những bà vợ của mình. Dù không còn chung sống với nhau, nhưng ngày ngày ông vẫn biết đường để đạp xe đến thăm vợ cũ và những đứa con của mình.

    Những “chuyện nhà” bí ẩn và “ngọn lửa ghen tuông” cháy âm ỷ


    Nhìn vào ai cũng thấy cuộc sống gia đình ông Sơn luôn đầm ấm, con cái yêu thương nhau nhưng cũng có những chuyện bi hài ít ai biết được. Hiện ông Sơn đang sống cùng người vợ cả tên Bé cùng cậu con trai út trong căn nhà cấp 4 rách nát, tuềnh toàng và người vợ thứ bảy tên Ngãi ở ngay căn nhà bên cạnh.

    Tuy hai bà vợ ở hai nhà, nhưng chỉ cách nhau một bức tường rào và chung một ngõ. Dù những cuộc tình chớp nhoáng đến rồi đi, nhưng hôm nào nhà ông có công việc, lễ tết, vợ và các con ông Sơn lại tập trung về nhà đông đủ. Chưa bao giờ hàng xóm, láng giềng phải chứng kiến cảnh các bà vợ đánh ghen hay con cái cãi nhau.

    Dù vậy, theo ông Sơn, trước đến nay “ngọn lửa” ghen tuông trong các bà vẫn cháy âm ỉ, nhưng sợ cái uy của ông nên không ai dám lên tiếng. “Các bà ấy về với tôi rồi bỏ đi, nói là vì không hợp nhau nhưng nguyên nhân chính là vì ghen, các bà ấy thấy tôi có vợ vẫn đi tán tỉnh bên ngoài nên các bà ấy không chịu nổi” - ông Sơn thật thà -“Các bà ấy không chung sống cùng tôi nhưng bà nào cũng ở gần đây, nhớ vợ, nhớ con tôi lại đến thăm, hôm ở vợ này, hôm vợ kia nên tôi đến nhà bà nào thì những bà còn lại không thể biết được”.

    Bà Bé cũng thật thà cho biết ngày ông Sơn đưa bà Ngãi về sống chung trong nhà, bà cũng ghen ghét và tức giận, nhưng cuối cùng hiểu được hoàn cảnh của nhau nên hai bà cũng thông cảm cho nhau để ai chăm lo con người nấy. Lắm vợ, con đông nên các con ông Sơn đều phải vất vả từ nhỏ, người học nhiều là đến lớp 4, nhưng nay ai nấy đều quên hết mặt chữ, cuộc sống cũng hết sức vất vả.

    Năm nay, đã 63 tuổi nhưng ông vẫn còn 4 người con chưa đến tuổi xây dựng gia đình. “Chúng tôi có nhiều anh em, nhưng ai cũng nghèo khổ, không được học hành, mỗi người một nơi nên nhiều lúc ra đường anh em gặp nhau mà không ai biết ai, cũng chẳng biết lúc nào tất cả anh chị em tôi mới biết hết nhà nhau”, cậu con út ông Sơn tâm sự.

    Ông Nguyễn Văn Quang - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chi Đông - cho biết, việc ông Sơn lấy nhiều vợ và đông con, chính quyền địa phương đã nhiều lần đến tuyên truyền và can thiệp nhưng không có kết quả vì ông Sơn "cưới chui" và không đăng ký kết hôn với ai ngoài bà Bé. Ông Quang cũng cho biết, dù đông con và nhiều vợ nhưng gia đình ông Sơn sống rất hòa thuận và chăm chỉ làm ăn.
    Lần sửa cuối bởi fangzi; 03-03-2014 lúc 09:17 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #2
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Shaolaojia:

    Mình có mỗi bà vợ mà nhiều lúc mệt muốn đứt mẹ nó chun quần. Vậy mà cái ông cụ mù ở Mê Linh Hà Nội lại xơi một lúc 10 bà và có đến gần 3 chục đứa con. Tưởng với ngần ấy vợ và ngần ấy đứa con thì lão mù ấy đến đi ỉa cũng không kịp kéo quần mới phải... nhưng không phải mọi người ạ. Cụ vẫn vô tư, hoành tráng... thế mới sợ chứ

    Không biết ông lão quê xứ Hai Bà ăn phải cái giống gì mà khỏe thế ? Hay cụ có ai cung cấp thuốc Vi gờ ra ta
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jun 2012
    Bài gửi
    260
    Thanks
    32
    Thanked 36 Times in 35 Posts
    Hà Nội
    Người người đàn ông có 16 vợ, 24 con và vô số cháu


    Ông Nguyễn Đăng Hành có đến 16 người vợ, 24 người con và vô số cháu. Đặc biệt tất cả 16 bà vợ lại hòa thuận với nhau như chị em…

    Tán gái dễ như trở bàn tay

    Đến xã Đa Tốn hỏi ông Hành, từ người già cho đến đứa trẻ đều có thể kể cho bạn câu chuyện về người đàn ông có đến 16 bà vợ này.

    Với người đàn ông ngoài 60 này, vệc lấy vợ của ông là do cái duyên, cái tài, cái khác người và hơn hết là do tấm lòng của ông!? Chia sẻ với chúng tôi, ông Hành không giấu vẻ tự hào:“Tớ là phục tớ nhất, thử hỏi đi khắp đất nước này có ai sở hữu cái “duyên” như tớ chưa? Đào hoa khỏi chê luôn nhé! Ngày còn trai trẻ chỉ cần gặp mặt, mất vài hôm mài đũng quần trên xe đạp là có thể lấy được vợ”.


    Chân dung ông Nguyễn Đăng Hành - người nhiều vợ, nhiều con cháu nhất Việt Nam.

    Vừa nhấp chén rượu, ông vừa tỉ tê “Tớ biết làm thơ từ lúc lên 9 tuổi, có nhiều bà mê thơ tớ như điếu đổ ấy. Mà mê thơ có nghĩa là mê tớ rồi, thế nên thì chỉ việc mang cau trầu đến hỏi thôi”. Nói rồi ông đọc một đoạn thơ: Đăng Hành tức lão Kinh Thi/ Đài nghe công cộng tivi xem nhờ...

    Những tưởng cuộc sống của người đàn ông lấy nhiều vợ này sẽ vô cũng khổ sở vì bị các bà “hành hạ” nhưng với ông Hành lại rất vui vẻ bật mí: “Các bà vợ tôi đều đoàn kết, vui vẻ như chị em ruột trong gia đình ấy. Không tin, chủ nhật tuần này cậu đến mà xem”.

    Ông Hành kể mỗi lần ông tỏ ý ưng bà này, bà kia là các bà vợ trước đều lôi đủ tính xấu của ông ra trách móc... nào là nghèo rớt mồng tơi, nào là vô trách nhiệm, nào là tính trăng hoa… nhưng rồi chẳng ai phản đối cả. Thế nên khi quyết định tổ chức ăn hỏi, rước bà mới về, ông Hành sẽ điện thoại thông báo cho từng bà... rồi các bà, các con sẽ đến chung sức, chung tay tổ chức cho chồng cho cha lấy vợ mới.


    Một trong 16 lần ông tổ chức ăn hỏi.

    Các bà vợ của ông Hành hiện rải nhiều các tỉnh thành, bà thì ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội... Bà gần nhất thuộc xã bên cách cũng cách đến 4km, bà xa nhất đã vào tận Bình Thuận. Chỉ có ở xã Đa Tốn, có lẽ do “bụt chùa nhà không thiêng” nên ông Hành chẳng có bà vợ nào cả.

    Đem cái “khùng điên” giúp đời


    Căn nhà không bao giờ khóa cửa mà ông Hành đang ở.

    Cái lý để biện minh cho việc mình lấy nhiều vợ của ông Hành là “tớ có tấm lòng tớ mang đi giúp đời”. Ông kể giọng
    rất tình: “Cậu xem những bà quá lứa lỡ thì hoặc ế chỏng trơ, hoặc gàn dở chẳng ai thèm ngó tới. Các bà ấy quyết định ở vậy nhưng lại khao khát có 1 đứa con để nương tựa. Tớ mang lòng mình đi giúp người ta có những đứa con thì quả thật hạnh phúc còn gì nữa… Tớ còn tốt gấp trăm ngàn lần những thằng mà vụng trộm rồi lặn mất tăm ấy chứ, bởi trước khi sinh con tớ vẫn làm lễ cưới hỏi đàng hoàng và có trách nhiệm với những đứa con của tớ”.

    Ông thanh minh thêm “Có nhiều gia đình hiện nay lấy nhau về không sinh được con hoặc những người sống đơn độc một mình muốn có đứa con phải thụ tinh nhân tạo hoặc sử dụng các phương pháp tiên tiến tốn mất mấy trăm triệu ấy chứ”.

    Có tới 16 người vợ nhưng hiện tại không bà vợ nào sống cùng ông Hành bởi "Tớ sống một mình cho thoải mái chứ cũng có vài ba bà đòi về sống chung nhưng tớ không thích”.


    Chiếc giường nơi ông ngủ và chẳng bao giờ vén màn.

    Ông vui vẻ khoe rằng 24 người con của ông tất cả đều khỏe mạnh, được học hành đầy đủ. Hầu hết các con ông Hành đều đã lớn, có nhiều người thành đạt, thậm chí có người làm giám đốc, có người làm "quan lớn".


    Một chiếc giường khác nơi ông ngồi nhậu và ăn cơm.

    Ngoài căn nhà cấp bốn 3 gian đang ở, ít năm trước ông Hành có xây thêm một căn nhà đối diện để tiện dịp lễ Tết, giỗ chạp hay các ngày cuối tuần các bà cùng các con cháu về chơi. Và mỗi dịp cuối tuần, các con cháu và các bà vợ gần xa đều nô nức về thăm ông. Mỗi lần như thế, ông vui như mở hội, mở tiệc thết đãi vợ con và các cháu, lắm lúc phải làm đến tận 7 mâm cỗ.


    "Ao" rộng chừng 2 mét vuông khá sâu nơi ông mua cá ở chợ về rồi thả xuống chờ các bà vợ đến.


    Sau khi các con về thăm bố, vợ về thăm chồng thì chiều tối ai lại về nhà đấy, nhưng kiểu gì cũng có bà xin ở lại cùng ông, thậm chí có lần có đến 3 bà vợ bắt ông “phục vụ” cả đêm. “Tớ hơn 60 tuổi nhưng cái khoản kia thì chắc chắn thanh niên như các cậu thua xa đấy nhé”. Vừa nói xong ông vội rút điện thoại gọi cho một bà gần nhất “Ừ anh đây, tối nay có rảnh không qua nhà đi…” rồi cười phớ lớ!


    Nhà thơ kiêm thợ đóng gạch Nguyễn Đăng Hành.
    Chúng tôi có ý dò la xem ông có định lấy thêm vợ thứ 17 nữa không thì ông gạt phắt: “Qua 60 tuổi, sức khỏe giảm sút nên mình sinh con nữa thì khả năng bị bệnh hoặc sức khỏe của con mình sẽ yếu nên tôi không sinh con cho bà nào nữa. Chính vì điều này nên có lần một bà vợ nói giúp người bạn của vợ có một đứa con nhưng tôi từ chối thẳng thừng”.

    Hiện tại, cuộc sống hàng ngày của ông Hành thật đơn giản với việc làm thơ, đóng gạch thuê lấy tiền sống qua ngày và đổ xăng chạy khắp các tỉnh thành thăm các bà vợ và con cháu… Với ông, cuộc đời thật tươi đẹp!

    28-02-2014 13:23:00 | Minhnhat - Theo Trí Thức Trẻ

  4. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Người đàn ông 7 vợ đa tình nhất Tây Bắc


    Đàn ông thời nay mà “năm thê bảy thiếp” như ông Thào Nhìa Dia ở bản Hua Ty, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La quả là chuyện hiếm.

    "Đa tình nhất Tây Bắc"

    Loanh quanh hỏi đường mãi, chúng tôi cũng tìm được nhà ông Dia. Ông Dia không có ở nhà, chỉ có một phụ nữ đang cặm cụi ngồi thêu bên bậu cửa. Chị tên là Giàng Thị Và, vợ thứ 7 của ông Dia. Cạnh chị là mấy đứa trẻ sàn sàn tuổi nhau, quần áo lấm lem bùn đất, trông chúng thì chẳng ai có thể nhận ra đứa nào là chị đứa nào là em.

    Năm nay, chị Và mới ngoài 30 tuổi nhưng có 4 đứa con với ông Dia. Đó còn chưa tính cái bụng của chị đã lùm lùm lên rồi. Hỏi về chuyện những bà vợ trước của chồng, chị Và tỏ ra rất bình thản, luôn tự coi mình là em út của cả nhà. Chị cho biết, đến giờ tổng số con của chồng mình đã lên tới con số 23, trừ những đứa con gái lớn của bà cả đi lấy chồng, còn lại đều ở đây cả.

    Mặt trời đứng bóng, dưới chân dốc, một người đàn ông đang chở nước lên nhà. Đó chính là ông Dia mà cánh xe ôm ngoài Thuận Châu phong là "người đàn ông đa tình nhất Tây Bắc".


    Ông Dia trông vẫn còn phong độ lắm

    Ông Dia sinh năm 1959. Khi tròn 15 tuổi, sau mấy phiên chợ xuân, ông để ý tới 1 cô gái tên là Lý Thị Sua rất xinh ở huyện Sông Mã. Mối tình lãng mạn đó để lại trong ông Dia nhiều ấn tượng. Khi đó ông mới 15 tuổi, vợ 13 tuổi. Lấy nhau được 2 năm, bà Sua đã sinh đứa con gái đầu lòng.

    Lấy vợ xong, ông Dia tiếp tục đi học theo nguyện vọng của gia đình để sau này trở thành cán bộ. Trong những ngày học ở trường, vốn là người khéo miệng lại thổi kèn lá hay, ông Dia đã khiến nhiều cô gái chết mê chết mệt. Cô bé Mùa Thị Mái đã không thoát khỏi “lưới tình” của ông Dia. Ông Dia dẫn vợ 2 về nhà, “xin phép” vợ cả cho cô Mái ở cùng, lạ thay bà Sua đồng ý liền.

    Có thêm vợ, ông Dia từ bỏ luôn ước mơ trở thành cán bộ. Bà Sua là người mắn đẻ nên đã có với ông Dia 13 đứa con. Riêng bà Mái cũng đã sinh cho ông Dia một cậu con trai.

    Những tưởng khó khăn vất vả khi có cả đàn con sẽ khiến cái tính đa tình của ông Dia bị kìm lại, nào ngờ sau những chuyến chở đậu tương xuống huyện Thuận Châu bán, ông đã để ý tới 1 người phụ nữ đã có chồng là Và Thị Lánh (SN 1975). Theo như lời ông Dia, cô Lánh rất đáng thương.

    Cô Lánh đã có chồng, chưa có con, vợ chồng sống không hạnh phúc. Cô Lánh thường xuyên bị chồng đánh. Đến năm 1990, cô bị chồng ruồng bỏ. Thương cô Lánh phận liễu yếu đào tơ, giữa dòng đời cơ cực, ông Dia đã về nhà bàn với 2 người vợ xin đón cô Lánh về ở cùng. Không kém cạnh gì bà cả, chỉ sau mấy năm sau, cô Lánh cũng đã có 4 đứa con. Nâng tổng số con của ông Dia lên 18 đứa.

    Người vợ thứ 4 đến với ông cũng hết sức tình cờ. Cô này tên là Quàng Thị Thanh (SN 1973), là người Thái ở huyện Thuận Châu, đã có chồng và 3 đứa con. Chồng của Thanh buôn bán ma túy nên bị bắt ở tù. Hai người đã bỏ nhau. Hoàn cảnh của mẹ con cô Thanh này lúc đó rất đáng thương. Bốn mẹ con ở trong ngôi nhà dột tứ bề, đứt bữa thường xuyên. Thời gian đầu ông Dia giúp mẹ con cô Thanh củ khoai, củ sắn, thỉnh thoảng cho cái chăn khi đông về. Sự đi lại giữa hai bên ngày một thân thiết. Và rồi chuyện gì đến sẽ phải đến, vào một ngày xuân đẹp trời, ông Dia đã “thưa” chuyện này với bà vợ cả để đón bà vợ thứ 4 về nhà.

    Kể về hoàn cảnh của bà vợ thứ 4, chúng tôi thấy trong mắt ông có gì đó xót xa lắm. Ông đưa ánh mắt buồn xa xăm nhìn về phía đỉnh núi xa mờ, làn sương mỏng đã giăng khắp lối. Chẳng mấy chốc ngôi nhà gỗ của ông đã tràn ngập trong sương mù. Sương lùa vào trong nhà lạnh buốt. Bỏ thêm củi vào bếp lửa, ông Dia tiếp tục câu chuyện về đời mình, tựa như do ông trời sắp đặt vậy. Ấy là câu chuyện về người vợ thứ 5. Cô này tên là Nguyễn Thị Hải, người Kinh, quê gốc ở Vĩnh Phúc. Cô Hải cũng có số phận long đong. Chồng mất sớm, để lại cho cô 1 người con trai.

    Cô Hải làm nghề bán hàng xén, ngày ngày rong ruổi đi khắp nơi. Chẳng hiểu trời xui khiến thế nào, khi cô dừng chân bán hàng tại xã Co Mạ lại quen được ông Dia. Biết ông là người nghĩa hiệp, hay thương người, Hải đâm mê tít cái anh chàng người Mông râu xồm. Đứa con trai của cô Hải là Nguyễn Văn Long cũng được ông Dia nhận là con của mình và được đặt thêm cái tên của người Mông là Thào Pó Của.

    Khoác thêm chiếc áo vào vai, ông Dia xuýt xoa: “Chà, mình chưa phải là người nhiều vợ nhất xã Co Mạ này đâu. Ông ngoại của mình mới xứng danh là người đàn ông đã tình nhất. Ông có tới 9 người vợ, trong đó có cả người vợ quê ở Lào cơ. Ông có tất cả 37 cô con gái và 6 người con trai đấy”.

    Không biết có phải do ông Dia được thừa hưởng cái nguồn gen quý của ông ngoại hay không, chứ cái tình, cái duyên trong ông vẫn chưa dừng lại. Bà vợ thứ 6 đến với ông như một điều tất yếu vậy. Bà vợ này tên là Nguyễn Thị Phương Oanh (SN 1965), người Kinh. Người vợ thứ 6 này của ông cũng có bản lý lịch tương đối dài. Quê gốc ở Hưng Yên, từng đi lang bạt kì hồ khắp nơi buôn bán thuốc Tây và chưa lấy chồng.


    Ông Dia và người vợ thứ 7 cùng các con

    Một ngày đẹp trời, bà Oanh về bán thuốc tại cửa rừng Co Mạ. Loanh quanh thế nào, bà lại ở nhờ nhà ông Dia. Chứng kiến cảnh ông Dia đã có 5 người vợ nhưng bà Oanh vẫn yêu ông mới lạ. Bà Oanh yêu ông Dia quên luôn cả lối về, tự nguyện “nhập khẩu” vào đại gia đình của ông Dia.

    Người vợ thứ 7 đến với ông cũng hết sức tình cờ. Ông Dia là người đi đầu trong phong trào trồng rừng ở xã Co Mạ. Không những thế, hằng ngày ông còn đi khắp các bản, vận động bà con tham gia trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc. Chính trong những ngày dài đánh vật với đất, với cây đó ông đã quen chị Giàng Thị Và (SN 1981) ở bản Hua Ty B, xã Chiềng Bôm. Và lấy chồng đã 13 năm mà không có con. Họ đã đi chạy chữa khắp nơi để kiếm một mụn con mà không thành.

    Chán cảnh vợ chồng sống với nhau quạnh quẽ, chồng Và đã đi tìm người khác. Khi người tình của chồng có thai, anh này cũng từ bỏ luôn người vợ sau bao năm má ấp vai kề. Thấu hiểu hoàn cảnh của Và, ông Dia đã động lòng chắc ẩn. Ông đã được “tập đoàn thê tử” đồng ý đón chị Và này về nhà “góp gạo thổi cơm chung”. Thế là sau gần 30 năm mải mê chinh chiến và yêu đương, ông Dia cũng đã kịp nâng số vợ của mình lên con số 7.

    Cư xử cao thượng

    Ông Dia coi chuyện thêm vợ cũng tựa như vùng Co Mạ này có 2 mùa xuân và mùa đông vậy. Ông đông con nhiều vợ nhưng chưa bao giờ trong gia đình có sự xô xát hay to tiếng gì cả.

    Có lẽ ngay cả ông Dia cũng không thể lý giải nổi vì sao ông có thể "tề gia" yên ổn đến thế. Khi số lượng vợ tăng lên nhanh chóng, ngôi nhà nhỏ ban đầu giờ bắt đầu được nới rộng ra. Ông còn làm thêm 3 cái nhà nhỏ nữa quanh nhà chính, mỗi vợ cai quản 1 nhà. Các bà vợ ở riêng nhưng nhất nhất phải đi làm nương, ăn cùng mâm với nhau. Mọi việc trong gia đình ông cắt cử đâu vào đó.

    Mang tiếng là "năm thê bảy thiếp", ông Dia cũng chưa bao giờ giữ các bà vợ là của riêng mình. Ông kể, mỗi người vợ đến với ông theo mỗi cách khác nhau. Khi các bà đã là vợ ông, ông đều đối xử rất công bằng. Bà vợ thứ 4 là Quàng Thị Thanh khi về với ông đã có 3 đứa con riêng. Nhà chẳng còn gì ăn. Ăn ở với nhau được mấy năm, ông đã có với bà 1 đứa con. Khi chồng bà Thanh ra tù, muốn nối lại duyên cũ, ông Dia liền hỏi bà Thanh: “Mình còn tình cảm với người ta thì nên về. Tôi không ngăn cản gì đâu”.

    Trước hôm bà Thanh về với chồng cũ, ông Dia mời anh chồng của bà Thanh đến nhà uống rượu. Ông còn cho gà, lợn, gạo… để cho họ đoàn tụ còn có cái mà sống trong những ngày đầu. Ông bảo: “Đấy, con của ông, tôi nuôi chúng nên người; từ lúc chúng đến ở với tôi, chúng chưa phải đói một bữa nào. Tôi luôn coi chúng như con của mình vậy. Giờ ông đón chúng về, còn đứa con của tôi với vợ ông thì ở lại cho tôi”.

    Sau khi vợ thứ 4 ra đi, cuộc sống của ông Dia vẫn vậy. Ông bảo: “Cuộc sống là vậy, tôi chưa bao giờ ép bà nào phải theo ý mình cả”.

    Nguồn: http://vtc.vn/phong-su-kham-pha/nguo...bac-77963.html

  5. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Đúng là lạ

  6. #6
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    Park Hang-Seo là người mang trong mình dòng máu Thanh Hóa... quê Choa ?!


    Có mấy người khẳng định với mình Park Hang-Seo, HLV trưởng đội tuyển U23 Việt Nam nguyên có gốc là người... Việt Nam.

    Mình không tin, lên google tìm hiểu thì được biết: Park Hang-Seo xuất thân là người huyện Sancheong, tỉnh Gyeongsang Nam, Hàn Quốc. Thế nhưng, khi đem những gì biết, trao đổi lại với mấy người kia thì họ cãi và nói:

    - Park Hang-Seo là người Việt Nam...

    Rồi giải thích, câu chuyện như dưới đây:

    Chuyện kể rằng Bố Park Hang-Seo nguyên là người họ Nguyễn tên gọi Nguyễn Nam. Cụ Nguyễn Nam vốn sinh ra và lớn lên tại tỉnh Hà Nam, trước mưu sinh bằng nghề buôn bán lợn. Năm 1953, nhân vô Thanh Hóa mua lợn, cụ Nguyễn Nam gặp và bén duyên với một cô thôn nữ trẻ người đẹp nết ở Thiều gia trang tên kêu Mộng Điệp (người làng Y Xá , huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Cuộc đời của cụ Nguyễn Nam và thiếu nữ Thiều Mộng Điệp sẽ êm xuôi giống bao nhiêu cặp vợ chồng khác ở miền quê Bắc Việt nếu như...

    Năm 1954, khi đương đi mua lợn thị tứ Sầm Sơn (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) hai vợ chồng nhà họ Nguyễn vô tình bị người Pháp lùa xuống tập trung tại bãi biển, xong đưa lên tàu di tản vào Nam (theo lệnh của Chính phủ Pháp ký kết với Bắc Việt tức Hiệp định Genève nhằm khôi phục lại hòa bình ở Đông Dương).

    Vào đến vùng đất mới Quy Nhơn, không vốn không nghề, với một thân phận mới nên Nguyễn Nam được một cán bộ Việt Minh đến móc nối, tư vấn và khuyên tham gia lực lượng vũ trang đóng tại Vùng II chiến thuật. Vốn người từng trải, chẳng bao lâu Nguyễn Nam được tín nhiệm rồi được điều về Quân đoàn 2 thuộc Vùng II chiến thuật, đóng tại Plây Cu. Trong quá trình công tác, Nguyễn Nam quen và kết nghĩa vườn đào với 2 sỹ quan thuộc Sư đoàn Mãnh Hổ của Đại Hàn.

    Năm 1959, do chiến sự tại vùng chiến thuật II ngày càng trở nên khốc liệt, để đảm bảo an toàn cho người vợ yêu đang mang trong người dòng máu của mình, Nguyễn Nam bèn bí mật đưa Mộng Điệp sang Đại Hàn, quê hương của người anh em kết nghĩa ẩn cư, chờ ngày sinh nở. Cũng cuối năm ấy, thôn nữ người họ Thiều sinh quý tử, đấy chính là ông HLV trưởng đội tuyển U23 Việt Nam bây giờ.


    Chuyện kể rằng: Do chồng ở bên cố quốc, chỉ nàng Mộng Điệp sống tại xứ sở Kim chi nên nỗi nhớ chồng, nhớ quê trong lòng Mộng Điệp càng ngày càng thêm da diết. Khi sinh con, không có người thân bên cạnh, không biết phải đặt tên cho con là gì...

    Nghĩ cả tuần mà nghĩ mãi không ra, chợt nàng Mộng Điệp nhớ lại Nguyễn Nam khi trước, lúc còn ở Bắc Việt Nam thường được bà con thân ái gọi là Nam "hàng seo" (chàng Nam làm nghề hàng seo, tức nghề mua bán lợn) nên nghĩ, chồng là Nam thì con là Bắc, tên Bắc không những có ý nghĩa trên cùng một trục "tung" (dọc) với bố mà còn có ý nhắc nhớ đến cuội nguồn. Nghĩ sao làm thế, nàng mới sai gia nhân đi kêu Lý trưởng và đặt cho con cái tên là Bắc "hàng seo" (Park Hang-Seo)...

    Đấy, theo đám người trên, thân phận và xuất xứ của Huấn luyện viên trưởng đội tuyển U23 Việt Nam cũng như cái tên Bark Hang-Seo của ông là như vậy... chả biết đúng hay không ???

    Thọ Hạc, ngày 25.1.2018
    Quêchoa Thanhhóa (viết vì rất quý ngài Bắc "hàng seo").
    ------------------------------------------------

    Nguồn: http://www.thieugiathivantuyentapluc...guoi-viet-nam/
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •