Hiện kết quả từ 1 tới 5 của 5

Chủ đề: Có Thật... Hỏi Gì Đáp Nấy Không (?!)

  1. #1
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Có Thật... Hỏi Gì Đáp Nấy Không (?!)

    1. Hỏi về địa danh Gò Vấp...

    Thấy địa chỉ sân tập của lớp là gần ngã ba Chú Ía nhưng lại thấy thầy nói cách ngã năm Chú Ý 300m vậy rốt cuộc là Chú Ía hay Chú Ý ? Tên nào đúng ? Nhân tiện đây các bác cho em hỏi luôn, địa danh Gò Vấp là tên Tàu hay ta, nghĩa của cụm từ này. Cảm ơn!

    Trả lời:

    Gò Vấp vốn là khu gò (gò đất cao) có nhiều cây "vắp", một loại cây thân cứng như lim. Gò vắp là vùng đất xưa thuộc tỉnh Gia Định do sau này nói chệch đi mà thành. Trong Gia Định phú có câu:

    Cứng cỏi bấy thứ đàn bà xứ Gò Vấp
    Thanh tao thay ông hòa thượng chùa Cây Mai.
    Trong ca dao trước cũng có câu:

    Trầu Sài Gòn xe ra nửa lá
    Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi...



    Vắp - Mesua ferrea L., thuộc họ Măng cụt - Clusiaceae.

    Như vậy, Gò vấp không những là nơi có nhiều cây "vấp" mà còn là nơi trồng thuốc có tiếng xưa kia. Trong quyển Tự Điển Thành Phố Sài Gòn - Tp. HCM/NXB Trẻ 2001 ghi:

    Năm 1944 Gò Vấp là một trong 4 quận của tỉnh Gia Định. Gồm 2 tổng, 14 xã thôn. Năm 1970 là 1 trong 8 quận của tỉnh Gia Định, dt 67,9 km , dân số 402.187 người. So với Gò Vấp hiện nây, Gò Vấp cũ dt lớn gấp 3 lần, dân số đông gấp 2 lần (năm 2000).

    Giải thích về địa danh "Chuồng Chó":

    Chuồng Chó là địa danh dùng để chỉ ngã 5 Gò Vấp tức vòng xoay Nguyễn Kiệm - Quang Trung - Nguyễn Văn Nghi - Nguyễn Oanh - Phạm Ngũ Lão và nay thêm Trần Thị Nghĩ thành Ngã 6.

    Nguyên cớ: Thời Pháp tại khu vực này có một trại huấn luyện chó gọi là trường Quân Khuyển, chính là nhà số 679 Nguyễn Kiệm (đầu đường Nguyễn Văn Công bây giờ). Trung tâm huấn luyện này đã chuyển ra ngoài Bắc từ 1994. Shaolaojia biết rõ chuyện này vì ngày xưa nhà của Shaolaojia ở số 675 đường Nguyễn Kiệm.

    Ngã Năm Chuồng Chó trước kia còn có tên là ngã 5 Hàng Điệp, vì trên các đường dẫn đến ngã 5, hai bên đường đều trồng hai hàng điệp.

    Giải thích về ngã 3 Chú Ía

    Có 3 cách giải thích:


    - Xưa khu vực này có rất đông người Tàu ở. Khoảng trước năm 2005 ngay trong khu rừng cây của công viên (đầu ngã 3) Thiều gia vẫn còn thấy có rất nhiều mộ tổ ong, một kiểu mộ đặc trưng của người Tàu và ngay cuối công viên hiện vẫn còn nhà hội quán của người Tiều. Tương truyền khu đất này xưa thuộc quyền khai khẩn của một người có tên là Ía bởi vậy mới có địa danh Chú Ía là như thế.

    - Thuyết thứ hai có tên là ngã 3 "Chó Ỉa" vì xưa chỉ là con đường mòn dùng để dân địa phương qua lại rất quạnh quẻo, lại gần khu vực Chuồng Chó nói trên nên chỉ là nơi để cho chó "giải quyết nỗi buồn" ít người đi lại, bởi thế mà thành danh ? Nên nhớ, vào khoảng năm cuối thập niên tám mươi và đầu thập niên chín chục, tuy là trục đường trọng yếu nhưng ban đêm thi thoảng mới có 1 chiếc xe tải chạy qua và buổi tối từ 20g thì không có một người nào đủ gan, dám một mình đi đêm lên Sài Gòn, rất hoang vắng. Trước kia, trên bản đồ người ta vẫn in là ngã 3 Chú Ía tức Chó Ỉa.

    - Thuyết thứ ba, vì danh từ "Chó ỉa" đọc lên không được thuận nhĩ lắm... rất nặng mùi . Bởi vậy mọi người mới đọc chệch ra thành Chú Ý cho dễ "lọt tai" lại không mắc ói .
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #2
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    2. Vì sao gọi là họ Hồng Bàng?


    Mình không tìm thấy một tài liệu nào dùng làm chứng cứ là đã tồn tại họ Hồng Bàng, vậy từ đâu ra có cái từ này?
    Mình đã đọc một số tài liệu về lịch sử VN, nhưng không hề bắt gặp một người cụ thể nào mang tên là Hồng Bàng A, Hồng Bàng B cả. Ngay cả như Kinh Dương Vương thì cũng có tên là Lộc Tục; Lạc Long Quân có tên là Sùng Lãm; Mẹ Âu Cơ cũng không thấy ai gọi là Hồng Bàng Âu Cơ cả. Vậy hai chữ Hồng Bàng lấy từ đâu ra?
    Bạn nào biết giúp mình với, cám ơn!

    Trả lời:

    Về vấn đề này, bạn có thể tham khảo một số bài viết ở đường link sau: http://thaicucthieugia.com/forum/sho...Thuy%E1%BA%BFt


    Vì sao gọi họ Hồng Bàng ? Vấn đề bạn nêu quả đúng là xưa nay không có ai giải thích một cách cặn kẽ. Theo thiển nghĩ của Shaolaojia:

    - Chữ Hồng (鴻) trong tiếng Hán có nghĩa là to lớn.

    - Chữ Bàng (龐) cũng có nghĩa như trên.

    Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Xích Quỷ (chữ Hán: 赤鬼) tục truyền là quốc hiệu của đất nước, được xem là cội nguồn của Việt Nam, vào thời Kinh Dương Vương. Xích nghĩa là đỏ, chỉ phương Nam. Theo Kinh Dịch, Phương Nam là nơi văn minh.

    Theo truyền thuyết, nước Xích Quỷ của các bộ tộc Bách Việt (người Việt cổ) được hình thành vào năm 2879 TCN có lãnh thổ rộng lớn nằm ở phía nam sông Dương Tử (Trung Quốc), phía bắc giáp hồ Động Đình (Hồ Nam - Trung Quốc), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên - Trung Quốc), phía đông là biển và phía nam là nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này). Về sau, do làn sóng tỵ nạn chiến tranh của người Hoa Hạ xuống phía nam khiến cho nước này sụp đổ.
    Như vậy cụm từ Hồng Bàng là dùng để chỉ "cái gì đó" (sự kiện, hiện tượng...) rất to lớn. Vậy:

    - Tuy cứ liệu trên không có gì là xác đáng bởi vào thời bấy giờ, Trung Quốc đang là thời hồng hoang, thời Tam Hoàng Ngũ Đế **. Vậy mà ta đã là thời của Kinh Dương Vương thì rõ ràng, xét về lãnh thổ, nước ta quả là nước Đại to đại lớn (cần nhớ thời Tam Hoàng Ngũ Đế, thời nhà Hạ, nhà Ân Thương, nước Trung Quốc có đến hàng ngàn nước chư hầu, gần như mỗi huyện một nước. Vậy nếu xét về mặt địa lý, với lãnh thổ rộng lớn như môt tả trên thì rõ ràng nước Xích Quỷ có thể được coi là đại Đế quốc). Gọi con cháu của một nước "to lớn" là Hồng Bàng liệu có được chăng ?

    - Kinh Dương vương (còn gọi là Lộc Tục) đẻ ra Sùng Lãm (Lạc Long Quân) nối đời trị vì Xích Quỷ, sau lấy nàng Âu Cơ mà đẻ ra các vị vua Hùng... đến năm 208 đời An Dương vương trị vì thì bị Triệu Đà tiêu diệt. như vậy, tính từ Lộc Tục đến đời An Dương Vương tất thảy là 20 đời mà mà kéo dài gần 2600 năm thì quả là quá thọ, quá bền vững, quá vĩ đại (?)Vậy gọi là Hồng Bàng liệu có cản trở gì chăng?

    - Nước Văn Lang của các vua Hùng có nguồn gốc từ Bách Việt (Xích Quỷ rộng lớn) nhưng về sau, tất cả các nước trong Bách Việt như Việt Thường, Mân Việt, Đông Việt, Tây Việt, Ư Việt... đều bị diệt vong, chỉ có Lạc việt và Âu Việt của các vua Hùng là trường tồn, là phát triển nên...

    - Có khi nào người ta gọi thời đại mà các vua Hùng lãnh đạo là thời kỳ Hồng Bàng (rất vĩ đại, rất to lớn) và gọi con cháu của các vua Hùng đều gọi là những người mang họ "Hồng Bàng"... như trước kia, vào thế kỷ 20 (nhất là thời kỳ 1954 - 1975) chúng ta vẫn gọi thời kỳ này là thời đại Hồ Chí Minh và tất cả chúng ta đều là "con cháu Bác Hồ" và đều mang họ Hồ (mặc dù Bác Hồ mang họ Nguyễn) ?.

    P/s: Chỉ là quan điểm cá nhân, cũng chẳng biết đúng sai nhưng cứ mạnh dạn trình bày.
    Kính.
    -----------------------------

    ** Cần nhớ:
    - Thời Tam Hoàng Ngũ Đế (lúc này chưa có chính sử) kéo dài cho tới khi vua Thuấn nhường ngôi cho vua Vũ nhà Hạ là vào khoảng thế kỷ 21 TCN.
    - Nhà Hạ kéo dài từ thế kỷ 21 đến thế kỷ 16 TCN (khoảng 2205 TCN - 1767 TCN).
    - Nhà Thương (còn gọi là nhà Ân) bắt đầu từ Thành Thang năm 1766 TCN đến 1122 TCN.
    - Nhà Chu bắt đầu từ Vũ Vương năm 1122 cho đến 222 TCN thời bị Tần tiêu diệt
    Chúng ta cũng cần nhớ, vào thời Tam Hoàng NGũ Đế, thời nhà Hạ nhà Thương trung Quốc có tới cả nhgàn nước chư hầu (gần như mỗi huyện là một nước).
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    202
    Thanks
    71
    Thanked 13 Times in 12 Posts
    Xin giải thích về địa danh Củ Chi ?

  4. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Hỏi Về Địa Danh Củ Chi

    Mình tìm trên yahoo được mấy ý như thế này:

    1. Huyện Củ Chi vốn là hai quận Củ Chi (Hậu Nghĩa) và quận Phú Hòa (tỉnh Bình Dương) nhập lại. Củ Chi là tên gọi dân gian của cây mã tiền có nhiều ở vùng này vào thời đó. Cây mã tiền, một loại cây ở rừng, leo bằng móc, lá mọc đối có ba gân, hoa trắng, quả tròn, hạt dẹt như khuy áo, dùng làm thuốc.

    gái củ chi - chỉ cu - hỏi ( đây là) củ chi???

    2. Về địa danh nó xuất xứ ở tỉnh nào với tỉnh nào thì tớ không biết. Nhưng tớ là dân CỦ CHI đây. Và hồi bé ngoại tớ vẫn thường hay giải thích cho tớ rắng: ngày xưa ấy, ở đất Củ Chi có 1 loại củ (mà bây h người ta gọi là củ mì đó mà ^^) Loại củ này rất mới mẻ với người dân ở đây. Nên họ không biết gọi nó là gì nữa... Mà khi ấy nó mọc tràn lan trên khắp mọi vùng, đi đâu cũng gặp. Mỗi khi trao đổi người ta lại hỏi nhau về nó rằng :"nó là củ...chi"??
    Từ đó 2 chữ "Củ Chi" gắn liền với người dân nơi đây luôn. Trước khi họ biết đó là "củ mì" rồi thì cái tên "Củ Chi" cũng đã được in lên bản đồ.
    Bây h mỗi khi nói "CỦ CHI" bạn thường đựoc nghe thêm "về củ chi ăn...củ mì" là vậy đó!
    Chúc vui!

    3. Theo địa chí "Thời Tây Sơn đánh với Nguyễn Ánh (Gia Long) trên đường truy đuổi vào Nam lính Tây Sơn khi ghé ngang vùng đất Củ Chi bây giờ do đã hết lương thực nên quân Tây Sơn đã nhặt và đào lấy Củ Mì đem luộc ăn thử nhưng không biết được đó là loại củ gì nên cứ hỏi nhau là Củ Chi tên vùng đất ra đời từ đó"

    Chúc bạn vui và hài lòng với giải thích trên.

  5. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Theo sách Sài Gòn địa chí thì địa danh Củ Chi được giải thích như nghĩa thứ nhất trên kia. Theo mình nghĩ như thế là đúng và hoàn toàn có cơ sở, còn các nghĩa phía sau chẳng qua là lời "tám" cho vui vậy chớ có tin.


    Cây mã tiền xưa có rất nhiều tại vùng đất thép Củ Chi
    ----------------------------------------------
    Phụ lục

    Mã Tiền (tên khoa học: Semen Strychni) có tác dụng thông (kinh) lạc, giảm đau, tán kết, tiêu thũng, trừ phong thấp và tê bại, mạnh tỳ vị, mạnh gân cốt…


    Quả và hạt Mã tiền (Semen Strychni)


    Phân bố: Cây có nguồn gốc Đông Nam Á và Úc, thường gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Người ta tìm thấy trong tất cả ở Ấn Độ trong những rừng dầy lá. Cây mọc hoang ở các vùng núi khắp nước ta.

    Thu hái: Thu hoạch vào mùa đông, hái những quả già, bổ ra lấy hạt, loại bỏ cơm quả, hạt lép, non hay đen ruột, phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50 – 60oC đến khô.

    Công năng: Thông (kinh) lạc, giảm đau, tán kết, tiêu thũng, trừ phong thấp và tê bại, mạnh tỳ vị, mạnh gân cốt.

    Công dụng: Phong thấp, tê, bại liệt, di chứng bại liệt trẻ em; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau, khí huyết tích tụ trong bụng (uống trong và xoa bóp bên ngoài), tiêu hóa kém.

    Cách dùng, liều lượng: Mã tiền sống: Dùng dưới dạng cồn xoa bóp bên ngoài.

    Bào chế:
    Lấy hạt mã tiền sạch, sao với cát sạch cho phồng đến khi có àu nâu thẫm hoặc màu hạt dẻ sẫm. Khi ngoài vỏ có đường tách nẻ, thì đổ hạt và cát ra; rây bỏ hết cát, cho hạt vào máy quay cho sạch lông nhung đã bị cháy.

    Hạt Mã tiền tẩm dầu vừng: Cho hạt Mã tiền sạch vào nước hoặc nước vo gạo, ngâm một ngày đêm; hay cho hạt Mã tiền vào nước đun sôi, lấy ra, lại ngâm nước rồi lại lấy ra vài lần như vậy khi thấy mềm. Lấy hạt, cạo bỏ vỏ hạt, bỏ cây mầm, thái mỏng, sấy khô, tẩm dầu vừng (mè) một đêm; lấy ra sao đến màu vàng, để nguội, cho vào lọ đậy kín.

    Bài thuốc:
    1. Trị viêm khớp dạng thấp: thuốc có tác dụng hoạt lạc chỉ thống.
    Thuốc phong Bà Giằng (Thanh hóa), trị đau nhức tê thấp sưng khớp: Bột Mã tiền chế 50g, bột Hương phụ tử chế 13g, bột Mộc hương 8g, bột Địa liền 6g, bột Thương truật 20g, bột Quế chi 3g, tá dược vừa đủ hoàn 1000 viên. Mỗi ngày uống 4 viên, tối đa 6 – 8 viên. Theo hướng dẫn uống khi nào thấy giật giật mới có kết quả. Một đợt uống 50 viên lại nghỉ.

    Bài Mã kiệt tán (kinh nghiệm của Tôn Quan Lam): chế Mã tiền 30g (hương dâu sao cháy vàng), Huyết kiện 60g, tán bột mịn trộn đều chia thành 60 gói. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói (1,5g). tác giả dùng trị 16 ca đã dùng nhiều thuốc không khỏi, khi dùng thuốc này 1 – 2 liều khỏi (Tạp chí Sơn đông Trung y 1986,1:49).

    2. Chữa thấp khớp (viên Hy đan): Công thức cho một viên: Mã tiền chế 0,013g, Hy thiêm 0,03g, Ngũ gia bì (0,005g), cao Ngũ gia bì 0,035g. Liều dùng tối đa 1 lần: 20 viên, một ngày 80 viên.

    3. Trị di chứng bại liệt trẻ em:
    Viên Bại liệt trẻ em: Mã tiền tử (sao cát), Xuyên tỳ giải, Ngưu tất, Mộc qua, Ô xà nhục, Tục đọan, Ngô công, Dâm dương hoắc (chích), Đương qui, Nhục thung dung, Kim mao cẩu tích, Ô tặc cốt đều 30g, Thỏ ty tử, Cương tàm 60g, các loại thuốc tán bột mịn. Dâm dương hoắc sắc nước hòa bột trộn làm hoàn. Mỗi lần uống 0,3 – 1,0 (cơ thể yếu giảm liều), ngày 3 lần với nước sôi ấm.

    Đảng sâm, Bạch truật đều 60g, Mã tiền chế, Đương qui, Nhũ hương, Một dược, Xuyên sơn giáp đều 30g, Ngô công 5 con, tán bột mịn hòa mật làm viên bằng hạt đỗ xanh, mỗi lần uống 2 – 4g, ngày 2 lần với rượu ấm. Trị chân tay yếu, cơ thể suy nhược.

    4. Trị chứng nhược cơ (Myasthenia): Chế Mã tiền tán bột mịn làm viên bọc (mỗi viên 0,2g), mỗi lần 1 viên, ngày uống 3 lần sau khi ăn với nước ấm, cách 2 – 4 ngày tăng 1 viên cho đến 7 viên mỗi ngày, nếu chưa đủ và có hiện tượng giật cơ thì ngưng. Nếu trước đã uống Neostigmin mà lực cơ không tiến bộ nên giảm liều dần và ngưng thuốc. Có biện chứng luận trị dùng thuốc. (Tạp chí Trung y Triết giang 1986,1:27).

    5. Trị liệt cơ hô hấp: Mã tiền tử tán (gồm Mã tiền tử, Địa long), mỗi ngày 1,8 – 2,4g, chia 2 lần uống, trẻ em giảm liều. Chứng hư thêm Sinh mạch tán gia vị. Chứng thực dùng thêm Thừa khí thang, thông thường dùng Hoàng long thang gia vị, uống hoặc thụt hậu môn. (Tạp chí Trung y Sơn đông 1985,3:25).

    6. Trị chứng loạn dưỡng cơ tiến triển: La luyện Hoa dùng bài: Đảng sâm, Sơn dược đều 15g, Hoàng kỳ 20g, Thục địa, Đương qui, Thỏ ty tử, Câu kỷ tử, Bạch truật, Bạch linh, Xích thược, Ngưu tất, Địa long đều 9g, Cam thảo 30g, chế Mã tiền tử (ngâm trong nước 7 ngày, lấy ra thái mỏng phơi khô, ép dầu cho hết) 0,3g (hòa thuốc uống), mỗi ngày 1 thang, dung liên tục 20 thang.(Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,4:202).

    7. Trị liệt mặt: Dùng bột Mã tiền 1g, Long não bột 0,3g, Vaselin 4g cho lửa nhỏ trộn đều bôi vào miếng cao 7 x 7cm, dán vào vùng má đau trước dái tai, 4 ngày thay 1 lần, (Báo cáo của Trần An Huy, Tạp chí Trung Y Giang tô 1988,6:31).

    8. Chữa thiếu máu, mệt mỏi, ăn không tiêu, kém ăn (viên bổ Ngũ hà): Công thức cho một viên: Mã tiền 0,01g, cao Ngũ gia bì 0,10g, Hà thủ ô 0,01g, sắt oxalat 0,03g, Mật ong 0,01g. Liều người lớn: ngày uống 2-3 viên, mỗi lần 1 viên.

    Ghi chú: Thuốc độc A.

    Kiêng kỵ: Bệnh di tinh, mất ngủ, không dùng.
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •