Trang 2/2 ĐầuĐầu 12
Hiện kết quả từ 11 tới 15 của 15

Chủ đề: Thái Cực Quyền Yếu Quyết

  1. #11
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Lý thuyết về đan điền có đúng không?

    Khoa giải phẫu học cho thấy rằng trong xoang bụng ở dưới rốn, ngoài tiểu trường, đại trường, bì niệu sinh thực khí, thì không còn vật gì khác. Như thế phải chăng đan điền chỉ là sự tưởng tượng của cổ nhân, không có tính cách khoa học?

    Về chữ "khí" trong "khí trầm đan điền" thì khí ở đây là cái gì? Tuyệt đối không phải là không khí do sự hô hấp. Bởi vì không khí do sự hô hấp chỉ có thể thông qua khí quản, thanh quản và xoang mũi mà ra vào phổi, tuyệt không thể vào xoang bụng. Hiển nhiên, lý thuyết này cũng không có tính khoa học.

    Thế thì, làm thế nào mà ý niệm "đan điền" phát sinh được? Nguyên nhân chính là: Trong lúc hít thở sâu, vì hoành cách mô hạ xuống, bụng phồng ra; phần bụng dưới rốn tương đối nở rõ hơn, và do sự luyện tập lâu ngày, cơ năng thần kinh phát triển mạnh. Dưới sự khống chế của hệ thần kinh, các cơ bụng có thể căng thẳng một cách cực độ, đàn tính rất cao, thậm chí không sợ đấm đá nữa. Các bậc Ðạo gia khi xưa không hiểu rõ sinh lý học, gọi chổ đó là đan điền, họ nghĩ rằng khí có thể chìm xuống đan điền. Ðiều này rõ ràng là không phù hợp với khoa học ngày nay.

    "Khí trầm đan điền" là thuật ngữ thường dùng của giới quyền thuật, cho nên quyển sách này cũng nương theo đấy mà dẫn dụng, mượn nó để làm sáng tỏ vấn đề. Chúng ta nên thẳng thắn phê phán những lý thuyết sai lầm, và mặt khác xiển minh những nhận định đúng đắn, mà có thể gồm lại trong ba đìểm sau đây:


    Rất thẳng thắn, minh bạch mà vẫn chiết khúc. Cảm ơn sự giải thích rất minh xác của tác giả Ngọc Hải.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #12
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Quote Nguyên văn bởi ngochai Xem bài viết
    TUNG YÊU

    KHÁI NIỆM-PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG


    Tung yêu (Lỏng eo) trong Thái Cực Quyền là eo không dụng lực căng thẳng, không mảy may kình cương mà eo phải tung, nhuyển, linh hoạt, thuận cho sự biến hóa của động tác và sự biến hóa hư thực.

    Ðể hiểu rõ vấn đề này, trước hết cần nói vế sự cấu tạo của eo. Thông thường mà nói, eo là khoảng giửa của hai bên lưng và thân. Giửa lưng là một cột xương sống. Cột xương sống do nhiều đốt xương tạo thành. Trong mỗi đốt xương sống này có một lớp nhuyển cốt. Lớp nhuyển cốt này mềm dai và có tính đàn hồi, nhờ đó mà cột xương sống có tính chất dẻo dai, linh hoạt. Các nhóm cơ ở eo chủ yếu gồm có: yêu đại cơ, yêu phương cơ, yêu bối cân mô. Các cơ này dính với xương cốt, cơ thể, hình thành sự vận động. Ðặc tính của cơ là có thể co duỗi, và dưới sự khống chế của hệ thần kinh các cơ ấy hoạt động một cách có quy luật - ý muốn căng thẳng hay buông lơi thì các cơ ấy sẽ co thắt căng thẳng hay buông lỏng. Khi các cơ ở eo căng thẳng thì các cơ ở tứ chi cũng căng thẳng lên, như vậy nếu thịt xương ở eo mà căng thẳng thì sự chuyển động không còn linh hoạt nữa; ngược lại nếu thịt xương ở eo được buông lỏng, các quan tiết lỏng lẻo, trong bắp thịt lỏng, các bộ phận như tứ chi sẽ vận dụng một cách tự nhiên. Buông lỏng eo trong Thái Cực Quyền là như vậy.

    Tại sao phải buông lỏng eo? Ít nhất là có hai lý do:

    1. Như đã nói trên, có buông lỏng eo thì thân mới linh hoạt, không ngạnh kình (cứng ngắc), mới không gây ảnh hưởng trên sự hoạt động của chân tay.

    2. Có buông lỏng eo mới dụng ý được. Thái Cực Quyền chủ trương dụng ý bất dụng lực, mà cái động của ý do eo thể hiện trước tiên, đó là ý nghĩa câu:Mệnh ý nguyên đầu tại yêu tế ", chính vì eo là chủ tể của thân, chỉ khi nào eo tung nhuyễn linh hoạt mới có thể khống chế các bộ phận khác của thân thể, mới có thể biến hóa hư thực dễ dàng.

    Cũng nên nói rõ thêm một chút, tung yêu có phải là eo hoàn toàn mềm lỏng (tung nhuyễn) không sức hay không? Hiểu như vậy là hoàn toàn sai lầm! Bởi vì "sự buông lỏng" (tung) eo ở đây là sự buông lỏng dưới tác dụng của ý thức, chứ tuyệt không phải là cái eo thực sự vô lực như ở eo của một số người yếu đuối mềm nhũng không có chút lực nào. Cũng cần nên biết rằng kình trong Thái Cực Quyền được vận dụng một cách cương nhu tương tế (cứng mềm đắp đổi), lúc cương lúc nhu, lúc thì buông lỏng mềm mại, lúc thì quyết liệt. Yêu cầu về "Kình" là "Cực nhu nhuyễn nhi hậu cực kiên cương" có đạt được mới là thỏa đáng vậy.

    Cách thực hiện tung yêu là như sau:

    1. Trước hết, eo và toàn thân không được kình cương, nếu còn kình cương tức là chưa được tung yêu.

    2. Trong một số động tác, bắt buộc phải tung yêu, như: lúc hướng trước mại bộ (thả chân đạp một bước), ở Lâu tất ảo bộ cần phải tung yêu, ở Ban lan trùy và Phiến thông bối, lúc quyền hoặc chưởng duỗi ra cần phải tung yêu; lúc thực hiện sự lên xuống ở Ðơn tiên hạ thức, Ðề thủ thượng thức cần phải tung yêu...

    3. Ðồng thời với tung yêu, thân phải giử cho trung chính an thư, vì lư trung chính, đỉnh đầu huyền, hàm hung bạt bối, nếu không thì cố thử thất bỉ (giử được đìểm này mà không giử được điểm kia).
    ngochai
    Anh Ngochai ơi! Sao em thấy anh giải thích cụm từ "Tung yêu" mà không thấy anh nói đến "liễm đồn". Em từng đọc cái này nhiều lần (người ta gọi nó là thái cực thập yếu), nhưng không hiểu mấy. Nay thấy anh giải thích em thấy rất hay vì một số sách khác giải thích lòng vòng, rất khó hiểu. Nếu được, em cũng muốn anh giải thích thêm về yếu quyết "Trầm kiên đọa chẩu", và nhất là câu "động trung cầu tĩnh", chỗ này em thấy có nhiều thầy giải thích cũng lung tung lắm.
    Cảm ơn anh nhìu !

  3. #13
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb Thái Cực Quyền Yếu Quyết

    ĐỘNG TRUNG CẦU TĨNH

    KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP

    “Ðộng trung cầu tĩnh” trong Thái Cực Quyền là trong cái động của các động tác từ hoãn (chậm chạp mềm mại), tâm thần một mực bình ổn, điềm tĩnh. Ðó là giữ cái trầm tĩnh trong cái hoạt động vậy.

    "Ðộng" hàm ngụ các ý niệm vận động... có cái động bên ngoài của cơ thể là cái động tay chân. Có cái động bên trong như hô hấp, máu tuần hoàn, tế bào sinh hóa (hiện tượng tân trần đại tạ). Ý niệm "động" ở Thái Cực Quyền bao hàm hai phương diện ấy.

    "Tĩnh" hàm ngụ các ý nghĩa an tĩnh, bình ổn. Thực ra trong vũ trụ không có sự vật nào tuyệt đối ở trong trạng thái tĩnh, từ cái nhỏ như nguyên tử, phân tử, đến cái lớn như địa cầu, hệ thái dương đều ở trạng thái động hằng cửu. Người ta là một thể hữu cơ hoạt động, dù trong lúc ngủ, các hiện tượng sinh lý vẫn liên tục xảy ra. Cho nên, cái tĩnh trong Thái Cực Quyền là tương đối, là cái tĩnh ở một trình độ nhất định nào đó.

    Theo mặt sinh lý mà nói, động tác hoãn mạn nhu hòa làm cho sự hô hấp của phổi sâu và dài, làm cho nhịp tim đập chậm mà có sức, làm cho khí huyết đi khắp mọi nơi và đi đến nơi đến chốn. Vận động như vậy sau một thời gian dài, cơ năng các khí quan sẽ tiến triển, tức là thể chất và thể lực tăng triển. Nói một cách cụ thể nếu học viên nào ủ rũ vì thần kinh suy nhược hay tinh thần lờ đờ lúc ban ngày, mất ngủ lúc ban đêm, nếu trải qua một thời gian luyện tập Thái Cực Quyền nào đó, thì tinh thần có thể chuyển biến tốt hơn và ba tháng sau không còn bị mất ngủ nữa. Do nguyên nhân nào vậy? Bởi vì Thái Cực Quyền tự nó là một phương pháp vận động có tính cách nghỉ ngơi tích cực. Sự đòi hỏi tĩnh khiến cho những ai lo lắng buồn rầu phải xua đuổi tạp niệm, làm cho đại não có cơ hội nghỉ ngơi nhiều hơn, tức là làm cho thần kinh não chuyển biến từ suy nhược đến mạnh khỏe.

    Trên phương diện tâm lý, làm thế nào giử cho " tĩnh "?

    Ðây là sự trấn tĩnh trên phương diện tinh thần. Vỏ đại não là cơ sở vật chất của hoạt động tâm lý. Khi luyện quyền, ta bắt buộc phải nội liễm tinh thần, tập trung tư tưởng, trong não không nghĩ ngợi gì cả cho đến mức “mục vô sở thị, nhĩ vô sở văn”, tuy vận động mà vẫn y nhiên thản nhiên tâm thần thơi thới. Ðó chính là trạng thái mà Ðạo gia gọi là "nhập tĩnh" hay "hư vô". Chính trong trạng thái này, đại bộ phận của võ đại não bị đặt vào tình trạng ức chế, làm phát sinh tác dụng phản xạ có ích ở các khí quan nội tạng. Do ảnh hưởng của sự vận công liên tục, bệnh tình của bệnh nhân giảm và hết đi. Ðồng thời, trạng thái nhập tĩnh còn có tác dụng huấn luyện đối với hệ thống trung khu thần kinh, cơ năng của hệ thống này mạnh mẽ lên lại điều chỉnh và kích thích cơ năng của các hệ thống khí quan của nó. Vì vậy trên phương diện vận động sinh lý, nguyên tắc động trung cầu tĩnh có giá trị rất lớn.

    Người mới học rất khó thực hiện động trung cầu tĩnh vì động tác tư thức chưa được thuộc làu còn nhớ này quên kia. Nhưng không thể không biết yêu cầu này, biết để mà từ từ thử nghiệm.


    ngochai
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 01-06-2012 lúc 02:51 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  4. #14
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb Thái Cực Quyền Yếu Quyết

    LIỄM ĐỒN-ĐIỆU ĐÁNG

    KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP

    Liễm đồn còn gọi là Thủy đồn hoặc Hộ đồn. Liễm đồn là một tư thế theo đó bất kỳ một động táp nào mà người trầm xuống ta đều giữ cho mông tự nhiên buông xuống (tự nhiên hạ thùy), chứ không chống ra sau.

    Ðiệu Ðáng còn được gọi là Điếu đang là một tình trạng cơ thể, đó là lúc luyện quyền ta làm cho cơ nhục gần giang môn (hậu môn) nhè nhẹ đưa lên (tức là nhíu hậu môn).

    Việc liễm đồn trong lúc luyện quyền là nhất trí với yêu cầu "vĩ lư trung chính" và "đỉnh đầu huyền".

    Trên mặt sinh lý, liễm dồn có hai ý nghĩa:

    - Giữ được trạng thái tự nhiên của thân thể, làm cho thân thể nẩy nở tự nhiên.

    - Tiện cho khí trầm đan điền, khí huyết hoán thông.

    Trên mặt kỹ kích, cũng có hai ý nghĩa:

    - Liễm đồn thì dáng mới tròn, toàn thân mới hợp thành chỉnh kính (kính hoàn chỉnh không dứt), động tác của hạ chi mới có thể khinh linh vô trệ, tiến thoái na di (dời đổi) mới mau mắn trơn tru.

    -Ðộng tác Thái Cực Quyền lấy eo làm chủ thể, eo như trục xe mang thượng chi và lưỡng quyền, cải chiêu hoán thể đều có thể theo ý muốn mà ứng thủ; trái lại, không liễm đồn thì mông dao động lắc lư trái phải làm cho eo dao động, thì toàn thân tán loạn, rất dễ bị đối phương chế ngự.

    Cùng lúc với liễm đồn là Điệu đáng, tức là không để cho co nhục ở hậu môn hở ra, buông ra, mà làm cho khép, thâu vào.

    Trên mặt sinh lý, điệu đáng có hai ý nghĩa:

    -Xúc tiến sự tuần hoàn của một phần nào huyết dịch nội tạng ở hậu môn, trực trường và phúc xoang.

    -Giúp cho eo và xương sống ngay ngắn, nẩy nở tự nhiên.

    Trên mặt kỹ kích, có điệu đáng mới dễ cho việc hình thành kính hoàn chỉnh nối thượng và hạ chi, và để cho việc điều tiết linh-hoạt-tính của thân thể.


    ngochai
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  5. #15
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    The Following User Says Thank You to Ngochai For This Useful Post
    P/s: Toàn bộ nội dung bài viết của tác giả Ngọc Hải đã được Shaolaojia biên tập và trình bày trang trọng trên trang chủ. Các bạn quan tâm có thể đọc trọn vẹn bài viết ở ngoài kia.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •