Hiện kết quả từ 1 tới 3 của 3

Chủ đề: Triền Ty

  1. #1
    Senior Member Avatar của huyen_vu
    Tham gia ngày
    Apr 2012
    Bài gửi
    326
    Thanks
    0
    Thanked 44 Times in 26 Posts

    Triền Ty

    Lên mạng đọc được cái này nên gửi lên cho mọi người xem thế nào



    VẬN ĐỘNG XOẮN ỐC CỦA TRIỀN TY THUẬN NGHỊCH

    Quyền phổ quy định:

    “Vận kình như trừu ty
    Vận kình như triền ty
    Nhậm quân khai triển dữ thu liễm
    Thiên vạn bất khả ly thái cực
    Diệu thủ nhất vận nhất thái cực
    Tích tượng hoá hoàn quy ô hữu”

    (Tạm dịch: Vận kình như kéo tơ, quấn tơ. Dù khai triển hoặc thu liễm trăm ngàn lần không thể rời thái cực. Người giỏi mỗi cử động phù hợp thái cực, khiến người ngoài không thể biết được ).

    Bốn quy định trên đây cho thấy vận động TCQ rất gần như hình dạng kéo tơ . Kéo tơ là vừa xoay vừa kéo, vì trong động tác có thẳng có xoay tròn tự nhiên hình thành theo đường xoắn ốc. Đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập cong và thẳng . Nói triền ty kình hoặc trừu ty kình đều là chỉ ý này, là vì trong quá trình triền ty sự co duỗi của tứ chi cũng sinh ra hình xoắn ốc. Bởi vậy quyền luận nói cho dù động tác khai triển lớn hoặc động tác khẩn tấu nhỏ lớn đều không bao giờ có thể rời khỏi thái cực kình thống nhất, đối lập này . Sau khi luyện thuần thục ,vòng triền ty này càng luyện càng nhỏ , đạt đến cảnh giới có khuyên mà không thấy có khuyên .Đến lúc đó chỉ còn là ý biết mà thôi . Cho nên vận động xoắn ốc thống nhất các mặt đối lập của thuận nghịch triền ty được coi là đặc điểm của TCQ.

    1.Thực chất của vận kình triền ty

    TCQ yêu cầu vận kình như triền ty (quấn tơ) hoặc nói vận kình như trừu ty (kéo tơ). Hai cách ví này đều nói lên hình tượng vận động như xoắn ốc. Đồng thời theo một đường cong , tựa như viên đạn sau khi thông qua đường khương tuyến trong nòng súng ống khi bay trong không gian , bản thân tự xoay quanh trục của nó lại bay theo đường vận động của vật được ném đi. Triền ty kình của TCQ mang dáng dấp của hình tượng này.

    Trước đã nói rõ , vận động TCQ cần có hình như quấn tơ,vậy trong thực tế phải vận hành như thế nào ? Thực ra rất đơn giản , tức tại yêu cầu nhất động toàn động,động tác lòng bàn tay xoay từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong đều lấy sự xoay chuyển ngón trỏ làm tiêu chuẩn .Như trong Hình 1, bàn tay từ điểm 1 tới điểm 2.

    Lúc này ngón trỏ xoay từ trong ra ngoài gọi là thuận triền(xoay thuận);bàn tay từ điểm 2 tới điểm 3,ngón tay trỏ xoay từ ngoài vào trong gọi là nghịch triền(xoay nghịch).


    2.Tác dụng của vận kình triền ty

    Khi luyện quyền , nắm tay co duỗi thẳng mà không xoay chuyển lòng bàn tay , nếu như chân chỉ "tiền cung hậu toạ" mà không xoay chuyển phối hợp tả hữu thì sẽ phát sinh khuyết điểm chỏi lực "đỉnh kháng" .Để sửa sai khuyết điểm này cần phải sử dụng kình xoắn ốc bởi vì khúc suất của vòng xoắn ốc thường biến đổi , do sự xoay chuyển nên bất cứ áp lực nào ép lên một vật đang xoay đều tự nhiên bị sự xoay chuyển làm trước. Để sửa sai khuyết điểm này cần tự nhiên bị sự xoay chuyển làm trượt đi mà "lạc không".Đây là phép "hoá kình" theo khoa học cho thấy tác dụng của nó.
    Triền ty có dạng xoắn ốc là nguyên lai của TCQ . Loại vận động xoắn ốc này là phương thức vận động độc đáo của quyền thuật Trung Quốc, hiếm có trên thế giới . Trên phương diện rèn luyện thể lực , nó khiến cho toàn thân chuyển động tiết tiết quán xuyến, nhờ đó tiến đến cảnh giới một động không chỗ nào không động (nhất động vô hữu bất động) của công phu '"nội ngoại tương hợp". Nó có tác dụng xoa bóp nội tạng .Đồng thời khiến cho thần khí bên ngoài phát sinh cổ đãng, làm mạnh vỏ đại não, từ đó tiến thêm một bước là làm mạnh khoẻ các tổ chức khí quan toàn thân.
    Lần sửa cuối bởi huyen_vu; 19-05-2012 lúc 09:42 PM

  2. #2
    Senior Member Avatar của huyen_vu
    Tham gia ngày
    Apr 2012
    Bài gửi
    326
    Thanks
    0
    Thanked 44 Times in 26 Posts

    Tiếp Theo

    3.Chủng loại và yếu điểm của triền ty kình

    Dựa theo tính năng ,có thể chia triền ty kình TCQ thành hai loại cơ bản : một loại là thuận triền ty, đó là lòng bàn tay xoay lật từ trong ra ngoài , trong thuận triền ty tuyệt đại đa số là “bằng kình” (Nét vẽ liền trong Hình 1).Loại còn lại gọi là nghịch triền ty, đó là lòng bàn tay xoay lật từ ngoài vào trong , trong nghịch triền ty hầu hết là “loát kình” (Nét vẽ rời trong Hình 2).Hai loại kình này đồng thời quán xuyến từ đầu chí cuối trong suốt quá trình vận động của TCQ. Vì vậy có thể nói trong mỗi động tác TCQ đếu có sự chuyển hóa lẫn nhau của bằng kình, loát kình, chúng có sự mâu thuẫn cơ bản trong vận động, đồng thời lại chuyển hóa thành nhất nguyên. Cả hai loại kình này có sự biến đổi khác nhau tùy theo phương vị của từng động tác, đồng thời chia thành năm cặp phương vị triền ty khác nhau (Hình 4). Các hướng thượng hạ, tả hữu hợp thành một vòng tròn tổng thể, đồng thời kết hợp với bên trong và bên ngoài biến hình tròn theo mặt phẳng thành hình tròn lập thể, đây chính là nét đặc sắc vốn có của vận động triền ty TCQ. Ngoài ra, kết hợp tả hữu phùng nguyên khi luyện quyền, tiến thoái linh hoạt cùng với phương vị triền ty, đáp ứng yêu cầu luyện thân và phòng thân. Trong mỗi động tác, quyền thức TCQ, dựa trên cơ sở của triền ty thuận nghịch, ít nhất cần phải có sự kết hợp của ba cặp phương vị để thực hiện vận động. Nếu nắm được quy luật này thì sẽ có được đường vận động cong xoắn ốc, hỗ trợ rất nhiều cho việc luyện quyền hay sửa quyền.

    a).Động tác “Vân thủ”

    Đây là quyền thức duy nhất trong thập tam thế, bao hàm "song thuận chuyển thành song nghịch, tả hữu đại triền ty". Khi vận động , triền ty cơ bản của hai tay là lòng bàn tay thuận truyền từ trong ra ngoài chuyển thành nghịch triền từ ngoài vào trong, phương vị triền ty của nó là trái phải trên dưới và hơi có hướng trong ngoài. Vòng tròn tả hữu,trên dưới là một hình tròn phẳng, nhưng nếu làm cho hình tròn ấy hơi có hướng trong ngoài thì nó có thể thành một hình tròn lập thể trong không gian, có thể đạt tới công dụng "khí thiếp tích bối"

    b).Động tác “Bạch hạc lượng xí”

    Triền ty cơ bản của nó là một thuận một nghịch, là loại triền ty tương đối phổ biến trong giá thức , phương vị triền ty của nó là trên dưới và trong ngoài.Triền ty một thuận một nghịch có nghĩa là tay trái nghịch triền hướng vào trong, hướng xuống; tay phải thuận triền hướng ra ngoài, hướng lên. Hai động tác này hợp lại, yêu cầu "lưỡng bát tương bộ"(lúc vận động hai cánh tay giống như có một sợi dây cột lại với nhau khiến dạng thức của chúng hỗ tương nhau, yêu cầu hai tay phối hợp) làm thành một "bằng khuyên"(vòng tròn phẳng) chia ra trái nghịch phải thuận và trái xuống phải lên.

    Các thí dụ trên cho thấy rõ, quyền thức TCQ tuy có nhiều dạng hoa mỹ chuyển hoán khác nhau nhưng dựa theo triền ty cơ bản của nó mà xét thì cực kỳ đơn giản . Các quyền thức đại khái không ngoài tổ hợp của ba loại "song thuận triền ty", "song nghịch triền ty" và "nhất thuận nhất nghịch triền ty". Nếu dựa theo pháp phân tích này và dò xét cách đi quyền của mình mà liệt kê thành biểu thì có thể là chổ dựa cho sự luyện tâp của chính mình.Có được chỗ dựa này rồi, ắt có thể phân biệt rõ ràng các loại kình , đạt đến "nội ngoại tương hợp và tiết tiết quán xuyến trên cơ sở nâng cao đàn tính đạt tới yêu cầu tư thế chính xác.
    Dương thức Thái Cực Quyền là một trong những lưu phái Thái Cực Quyền được sáng lập bởi Dương Phúc Khôi, tự Lộ Thiền (1800-1873), người huyện Vĩnh Niên – Tỉnh Hà Bắc – Trung Quốc. Vào năm Quang Đạo nhà Thanh, Dương Phúc Khôi bái Trần Trường Hưng (Trần thức Thái cực danh sư đời thứ 14 họ Trần) làm thầy và theo học Trần thức Thái Cực Quyền.
    Ông là đệ tử Trần thức Thái Cực Quyền ngoại họ đầu tiên. Sau khi đắc truyền vào khoảng năm 1850, Dương Phúc Khôi đến Bắc Kinh mở lớp truyền dạy Thái Cực Quyền. Vào thời điểm này, ông đã từng bước sửa đổi, loại bỏ một số động tác phát kình, nhảy bộ tương đối khó của các bài quyền Lão giá của Trần thức, đồng thời sáng tạo ra Thái Cực Quyền mang phong cách nhà họ Dương, về sau được con là Dương Kiện Hầu và cháu nội Dương Trừng Phủ (1883-1936) chỉnh sửa, định hình thành các bài quyền Dương thức như ngày nay.
    Các tư thế và động tác của Dương thức Thái Cực Quyền thể hiện sự đơn giản, nhu mềm, phóng khoáng, tiết tấu chậm rãi. Dương Trừng Phủ đã tổng kết lại thành Thập yếu (mười điểm cốt yếu) khi luyện tập Dương thức Thái Cực Quyền như sau:
    "Hư linh đỉnh kình",
    "Hàm hung bạt bối" (ngực thu, lưng thẳng),
    "Tung yêu" (buông lỏng eo),
    "Thực hư phân minh" (động tác hư thực phải rõ ràng),
    "Dụng ý bất dụng lực" (lấy ý niệm là chính, ít dụng lực),
    "Trầm khiên trụy trừu" (vai và tay chỏ trầm),
    "Thượng hạ tương tùy" (trên dưới nhịp nhàng),
    "Nội ngoại tương hợp" (ý, khí bên trong cơ thể phải vận động phù hợp với động tác ở bên ngoài),
    "Liên miên bất đoạn" (động tác liên kết với nhau, vận động không ngừng),
    "Động trung cầu tĩnh" (Tuy thân hình vận động nhưng tư tưởng, tinh thần phải hết sức tĩnh tại).
    Nguồn: thieulamthaicuc.com

    1. Hư linh đỉnh kình : đầu cổ ngay thẳng, thần quán tại đỉnh, không vận sức mà phải tự nhiên.
    2. Hàm hung bạt bối : ngực hơi thóp vào để khí trầm đan điền (hàm hung), và khí dính ở lưng (bạt bối)
    3. Tùng yêu : buông lỏng eo, biến hóa hư thực của động tác đều tùy theo sự chuyển động của eo.
    4. Thực hư phân minh : tách biệt rõ rệt hư thực của động tác, thủ-bộ-cước pháp, trọng lượng dồn lên chân nào chân đó là thực, chân còn lại là hư.
    5. Trầm kiên trụy chẩu : hai vai buông lỏng tự nhiên (trầm kiên), hai cùi chỏ cũng hạ thấp hướng xuống (trụy chẩu)
    6. Dụng ý bất dụng lực : toàn thân buông lỏng, không sử dụng kình lực vụng về cứng nhắc, lấy ý quán chỉ động tác. Ý đến thì khí đến và từ khí đến thì lực đến.
    7. Thượng hạ tương tùy : tức trên và dưới đều phải theo nhau. Tay động, eo động, chân động, nhãn thần theo đó mà động.
    8. Nội ngoại tương hợp : Khi khai cũng như khi hợp đều dựa trên cơ sở trong ngoài hợp nhất, từ thần thái cho đến cơ thể, trong đó thần là chủ soái và thân là để sai khiến.
    9. Tương liên bất đoạn : vận động liên miên như kéo tơ không gián đoạn.
    10. Động trung cầu Tịnh : lấy tĩnh cai quản động, tuy động mà như tĩnh. Luyện càng chậm càng tốt, càng chậm càng khiến hô hấp sâu dài, khí trầm đan điền.
    Sự vận động của Thái Cực Quyền có sự khác biệt so với nhiều môn thể dục khác, nó mang đậm triết lý vận động phương Đông.
    Yêu cầu trước tiên đối với người học là tâm tĩnh, buông lỏng thân, tự nhiên, thân thẳng. Thông thường, người học bắt đầu luyện trạm trang (đứng tĩnh), hai gối hơi co, thân hạ thấp, hai tay ôm thành vòng tròn trước bụng, hai chưởng đối lập với bộ vị Đan điền, đầu hư lãnh đỉnh kình, giữ cơ thể (lưng) thẳng, ngực hàm hung thả lỏng, khí trầm Đan điền, hô hấp tự nhiên, hai mắt nhắm hờ, từ từ nhập tĩnh. Mỗi lần luyện trạm trang khoảng 10 phút, lưu ý là trong quá trình thực hiện phải thả lỏng hoàn toàn các bộ vị cơ thể.

    Bước tiếp theo là học cách phối hợp các động tác của chi trên và chi dưới, như” Dã mã phân tung”, “Lâu tất ảo bộ”, “Bạch hạc lượng xí”, “Thủ huy tỳ bà”…Sau đó luyện các bài Thái Cực Quyền sơ cấp như: 8 thức, 16 thức Thái Cực Quyền.

    Sau khi luyện thuần thục hai bài quyền trên, người học tiếp tục luyện các bài cơ bản phổ cập là: 24 thức,48 thức và 88 thức Thái Cực Quyền, lúc đó sẽ không còn cảm thấy khó khăn phức tạp.
    Ưu điểm của việc luyện các bài Thái Cực Quyền giản hóa này là người học dễ nhớ, dễ nắm bắt bởi vì các động tác trùng lặp đã được giảm bớt, động tác phóng khoáng, uyển chuyển hơn, độ khó không cao.

    Sau khi đã học xong các bài Thái Cực Quyền giản hóa cơ bản rồi, người học bắt đầu thâm nhập vào các bài quyền truyền thống (cổ truyền) của các phái như: Trần, Dương, Ngô, Vũ, Tôn.
    Đặc điểm của những bài quyền này là yêu cầu qui chuẩn đối với từng động tác là khá chặt chẽ, khắt khe, số lượng động tác trong một bài quyền nhiều, phức tạp, đồng thời trùng lặp nhiều. Đặc biệt là Trần thức Thái Cực Quyền, yêu cầu phải luyện được “triền ty kình”, phát kình.
    Để luyện được chuẩn xác, có hiệu quả các bài quyền truyền thống này, tốt nhất là nên có thầy hướng dẫn, qua đó có cái nhìn trực quan hơn, đồng thời mới có thể nắm bắt một cách đầy đủ các yếu lĩnh. Đối với người tập khi luyện các bài quyền truyền thống Thái Cực phải khổ công không ngừng, luyện càng nhiều lần càng tốt, đặc biệt là nên lựa chọn một phái Thái Cực Quyền để luyện, chuyên tâm vào phái đó thì mới đạt hiệu quả cao.

  3. #3
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb Triền Ty-Một Khái Niệm Quan Trọng Trong Thái Cực Quyền

    Triền Ty là một khái niệm quan trọng trong Thái Cực Quyền. Người luyện Thái Cực Quyền cần lưu ý khái niệm này.

    Bên cạnh đó cần phải chú ý:

    - Đối với bậc Sơ cấp: trong giai đoạn này, người luyện tập chỉ cần lưu ý Khái niệm này mà thôi, chưa cần thực tập Triền Ty quá nhiều-giai đoạn này cần tập trung để tập Hình và Ý cho thuần thục và cho thật "chỉnh". Thực hành thật tốt cho phù hợp với "Thái Cực Quyền Thập Yếu" như đã được nêu ở trên. Thực luyện thành thục các yếu lĩnh của: Bằng-Lý-Tê-Án-Thái-Liệt-Chẩu (Trửu)-Kháo (Bát Pháp-mấy thuật ngữ này dịch từ tiếng Hán nên đôi khi cách đọc và phát âm cũng khác nhau).

    -Giai đoạn Trung cấp: đây là giai đoạn mà người luyện tập cần tập trung hiểu và thực hành các khái niệm-yếu quyết quan trọng như: Triền Ty, Kình, Khí... (cần lưu ý các khái niệm và cách phân biệt, ứng dụng các loại Triền Ty, các loại Kình...).

    ngochai
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 20-05-2012 lúc 11:29 AM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •