Hiện kết quả từ 1 tới 5 của 5

Chủ đề: Xin Thầy Trả Lời Giúp : Kinh Dịch Là Của Người Việt Hay Người Hoa

  1. #1
    Senior Member Avatar của huyen_vu
    Tham gia ngày
    Apr 2012
    Bài gửi
    326
    Thanks
    0
    Thanked 44 Times in 26 Posts

    Xin Thầy Trả Lời Giúp : Kinh Dịch Là Của Người Việt Hay Người Hoa

    http://bee.net.vn/channel/1984/20110...-Viet-1793254/ Đây là bài báo nói về xuất xứ của Kinh Dịch , Biết Thầy có nghiên cứu về vấn đề này nên xin ý kiến của Thầy về những điều mà bài báo này nói là đúng hay không
    Người Trung Hoa đã có 2000 năm để nói Kinh Dịch là của họ, có hơn vài ngàn tác giả với hơn mấy ngàn đầu sách luôn luôn khẳng định điều này khiến nó đã thành một sự thật hiển nhiên khó ai cãi lại được. Nhưng ngày nay đã có những chứng cứ cho chúng ta thấy rằng nguồn gốc của Kinh Dịch không thể tìm thấy ở Trung Hoa, mà Việt Nam mới chính là nơi khai sinh Kinh Dịch.

    Mặc dầu những người bày tỏ quan điểm này chỉ đếm được trên đầu ngón tay, quả là “mãnh hổ nan địch quần hồ”, nhưng chân lý không phải là dựa vào số đông.



    Một người làm khoa học chân chính chỉ nên đưa ý kiến phản biện sau khi đã đọc kỹ quan điểm đối lập, cân nhắc chính xác những bằng chứng họ đề ra xem chỗ nào mình đồng ý, chỗ nào không đồng ý, rồi chính mình phải trưng cho được những chứng cứ ngược lại để làm sáng tỏ vấn đề, không nên nói chung chung, nói theo cảm tính. Cho rằng Kinh Dịch là của Trung Quốc hay của Việt Nam là quyền của mỗi người, nhưng muốn bảo vệ niềm tin này phải dựa vào chứng lý.

    Người Trung Hoa nói về nguồn gốc Kinh Dịch dựa trên những chứng lý nào?

    1/ Trước hết họ cho Phục Hy nhìn những hình đồ trên con long mã vẽ nên bát quái. Đây là chuyện hoang đường chỉ hợp với những người mê tín, ưa sự huyền hoặc, thế mà cũng được vô số người tin như thật. Nhưng Phục Hy dù là nhân vật huyền thoại vẫn không phải là thủy tổ chính thống của người Hoa hạ.

    Phục Hy là tổ của một tộc trong đại chủng Bách Việt phía Nam Trung Quốc, người Hoa mượn làm tổ của mình. Tư Mã Thiên không đồng ý nên đặt Hoàng Đế ở đầu Sử ký. Vậy nếu Phục Hy có làm ra Bát quái cũng không thể nói là của Trung nguyên. Thừa nhận Phục Hy chế ra Kinh Dịch là người Hoa đã nhận Kinh Dịch là của dân Bách Việt, vậy sao cứ nói mãi Kinh Dịch của Trung Hoa và gọi đó là niềm tin chính thống. Hoàng Tông Viêm (16161 0 1686) người ở cuối đời nhà Minh, đầu đời nhà Thanh đã cực lực phủ nhận vai trò của Phục Hy trong Kinh Dịch, sao người Việt Nam vẫn cứ tin!
    2/ Sau Phục Hy, người Hoa tin là Văn Vương khi bị Trụ Vương cầm tù ở Dữu Lý đã nâng cấp 8 quẻ thành 64 quẻ và viết quái từ hào từ Kinh Dịch. Người đưa ra thuyết này Tư Mã Thiên, sử gia hàng đầu và uy tín của Trung Quốc. Chính vì Tư Mã Thiên có uy tín nên người ta đã theo đó mà tin không cần kiểm chứng.

    Từ Văn Vương đến Tư Mã Thiên cách nhau hơn nghìn năm trung gian có Khổng Tử cách mổi ông chừng 500 năm. Khổng Tử rất tôn sùng Văn Vương, thế mà chưa bao giờ nói với Văn Vương soạn Kinh Dịch. Ở đầu quyền Sử ký, lương tri Tư Mã Thiên còn ray rứt nên chỉ đưa ra giải thuyết “có lẽ Văn Vương diễn Dịch”, nhưng gần cuối sách thì lại xác định hẳn là Văn Vương diễn Dịch, và nhiều người hùa theo đó mà tin.

    Kinh Thi là sách đại tụng Văn Vương, kể rất nhiều công tích của văn Vương nhưng không hề đả động đến Kinh Dịch. Các con Văn Vương như Võ Vương, Chu Công dùng bói toán để cúng lễ Văn Vương nhưng chưa bao giờ nói Văn Vương bói Dịch chứ đừng nói đền chuyện Văn Vương soạn dịch.

    Chính nhóm Ngô Bá Côn đã xác định điều này: “Từ thời cận đại đến nay, cách nhìn nhận này đã bị các học giả phủ nhận” (Dịch học, Nxb Văn hóa – Thông Tin, Hà Nội, 2003, tr.90). Sách Tả truyện dẫn nhiều câu chuyện bói Dịch nhưng không hề nói Văn Vương soạn Dịch. Các nhà Dịch học Trung Quốc đầu thế kỷ XX đã có người muốn dứt bỏ Văn Vương khỏi vương quốc Kinh Dịch, nhưng có một số người nhiễu sự ưa chuyện huyễn hoặc cứ cố níu kéo Văn Vương, nhất là một số Dịch học người Việt.

    3/ Sau khi loại bỏ Phục Hy và Văn Vương, một số nhà Dịch học Trung Quốc lại cho rằng Kinh Dịch có nguồn gốc từ các nhà Vu Hịch là các quan coi việc bói toán (Có Hiệt Cương, Lý Kính Trì), Kinh Dịch có các từ phán đoán giống các từ bói toán: cát, hung, hối lận, cữu, vô cữu, nhiều lời hào trùng hợp với lời bói, nhưng quan điểm này không mấy thuyết phục vì hai cơ cấu Dịch và bói khác nhau, bốc từ là những câu hỏi sẵn đưa ra để hỏi về một vấn đề mà người hỏi thắc mắc, câu trả lời là nhận hoặc phủ nhận, có hay không, còn hào từ phải tùy thuộc vị trí của hào, bản chất của hào, thời của quẻ.

    4/ Phát hiện mới nhất là quan điểm của Trương Chính Lương khi cho rằng nguồn gốc của quẻ Dịch đến từ quẻ số khắc trên Giáp Cốt Văn và Kim Văn. Nhóm Chu Bá Côn cũng đã có ý kiến về vấn đề này “Song dùng các chữ số trong phép bói cỏ như 1,5,6,7,8 … không đủ chứng cứ để chứng minh tại sao trong Kinh Dịch lại chỉ có 8 kinh quái và 64 biiệt quái” (Dịch học, tr.63).

    Sau cùng nhóm Chu Bá Côn kết luận: “Tóm lại, đối với việc tìm hiểu nguồn gốc của quái, hào, tượng tuy đã có một số ý kiến có ảnh hưởng nhất định trong mấy năm gần đây, nhưng những điều được đề cập tới đầu không ngoài loại tượng và số, vẫn chưa thể nói là đã có một đáp án được gọi là công nhận. Có lẽ trong tương lai gần, theo đà phát hiện tư liệu ngày càng nhiều, chúng ta sẽ có được một đáp án xác đáng.” (Dịch học, tr.63). Còn Vương Ngọc Đức thì bi quan hơn: “Cuộc tranh luận kéo dài hai ngàn năm vẫn không có câu giải đáp chính xác. Nếu vẫn theo phương thức tư duy của các học giả thời xưa, thì hai ngàn năm nữa vẫn chưa làm rõ được vấn đề". (Bí ẩn của Bát Quái – Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 1996, tr.27).

    Như vậy, đối với vấn nạn nguồn gốc Kinh Dịch, các học giả Trung Quốc đành chịu “bó tay” không truy vấn được. Vậy thì người Việt Nam hà cớ gì cứ đi theo họ để xác nhận một điều họ đã phủ nhận, cứ trân trọng mãi cái họ đã ném đi.

    Vậy để xác định Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam, chúng ta có những chứng cứ gì?

    Năm 1970, Giáo sư Kim Định đã tuyên bố “Kinh Dịch là của Việt Nam” trong tác phẩm Dịch Kinh linh thế, tiếp sau đã có nhiều người mạnh dạn đề xuất những chứng cứ như Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trần Quang Bình, Hà Văn Thùy, Nguyễn Quang Nhật, Nguyễn Việt Nho, Trúc Lâm …

    Riêng cá nhân tôi từ năm 1999, đến nay, tôi đã trình với công luận những chứng cứ khả dĩ chứng minh được Kinh Dịch là di sản của tổ tiên Việt Nam qua mấy điểm sau:

    Căn cứ vào những hoa văn trên đồ gốm Phùng Nguyên và đồ đồng Đông Sơn thì Việt tộc đã ghi khắc những quẻ Dịch trước Trung Quốc và sớm hơn chứng liệu của Trung Quốc (xin xem Phát hiện Kinh Dịch thời đại Hùng Vương – Thanhnienonline).

    Chứng liệu của Việt tộc trực tiếp từ tượng quẻ không phải qua suy luận từ số đến tượng như Trung Quốc. Có đầy đủ 8 quẻ đơn và một số quẻ kép trên đồ đồng Đông Sơn. Những quẻ này có thể đọc thành văn bản phản ánh tư tưởng quốc gia Văn Lang (Sứ giả Văn Lang – Anviettoancau.net).

    Quẻ Dịch trên đồ Phùng Nguyên và Đông Sơn chứng tỏ hào dương vạch liền và hào âm vạch đứt của Trung Quốc là biến thể của hào dương vạch liền và hào âm vạch chấm của Việt Nam, Trung Quốc đã nối những chấm âm lại thành vạch đứt để vạch cho nhanh (cải biên) (Chiếc gậy thần – dạng thức nguyên thủy của hào âm dương – thanhnienonline).

    Các từ Dịch/Diệc, Hào, Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Khảm, Ly, Tốn, Đoài chỉ là từ ký âm tiếng Việt (Bàn về tên gọi tám quẻ cơ bản của Kinh Dịch – Dunglac.net).

    Quan trọng nhất theo tiêu chuẩn tam tài của Trung Quốc chỉ sử dụng Tiên Thiên đồ, Hậu Thiên đồ mà không có Trung Thiên Đồ, một đồ cốt yếu đã được tổ tiên Việt Tộc sử dụng đễ viết quái, hào từ Kinh Dịch. Đồ này được tổ tiên Việt tộc giấu trong truyền thuyết, trên trống đồng, nên có thể khẳng định Trung Quốc không thể nào là người khai sinh Kinh Dịch cũng như phân bố vị trí các quẻ. (Trung Quốc đã công bố hơn 4000 Dịch đồ nhưng không có đồ nào phù hợp với Trung Thiên Đồ) (Kinh Dịch di sản sáng tạo của Việt Nam – Thanhnienonline)

    Truyền thuyết Việt Nam một phần là những câu chuyện liên hệ với Kinh Dịch, như chuyện Con Rồng cháu tiên là chuyện của Trung thiên Đồ, chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh là chuyển kể lại từ những lời hảo quẻ Mông, người Trung Hoa chỉ cần thay đổi bộ thủy trong hai chữ “chất cốc” là đổi câu chuyện nói về lũ lụt thành chuyện dạy trẻ mông muội là xóa được gốc tích của Kinh. Truyền thuyết được lưu giữ chính là để báo tồn Kinh Dịch (Các bài trên Anviettoancau.net – cùng tác giả).

    Trong một bài báo ngắn, chúng tôi không thể trình bày hết mọi chứng cứ nhưng thiết tưởng bấy nhiêu đó cũng đủ để hy vọng các bậc đại thức giả Việt Nam nên xét lại vấn đề, cân nhắc phân minh trả lại sự công bằng cho tổ tiên. Thái độ thờ ơ của quí vị chỉ làm tăng thêm nỗi đắng cay chua xót của liệt tổ ở chốn u linh. Xin hãy chung tay làm sáng tỏ huyền án này.

    Theo Nguyễn Thiếu Dũng (Tạp chí Xưa & Nay)
    Lần sửa cuối bởi huyen_vu; 19-05-2012 lúc 09:53 PM

  2. #2
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Đây là một vấn đề không có gì mới mẻ, trước đây cũng đã có nhiều người đề cập đến vấn đề này nhưng chuyện thật hư không biết như thế nào ? Chuyện cũng có ầm ào một vài bữa rồi lại rơi vào lãng quên ... vì không ai có đủ các cứ liêu để chứng minh tính xác thực của vấn đề.

    Về quan điểm của cá nhân tôi thì tôi cho rằng: việc khẳng định kinh dịch có từ Việt Nam ta thì quả là nói "ngoa" chăng?
    Kinh dịch là văn minh, là trí tuệ chứ nào phải là cái thứ tào lao. Kinh dịch chỉ để cho người quân tử (người có học vì có học thì mới có thể đọc được, mới có thể hiểu được, mới có thể áp dụng kinh dịch trong đời sống thường ngày được...) chứ nào phải dành cho kẻ tiểu nhân (quan niệm xưa kẻ tiểu nhân là người kém học thức, ít đọc và vì ít đọc nên lẽ thường thì thường hay làm càn làm ẩu, lấy động thủ cước để hân việt lý lẽ và như vậy, đương nhiên là khó có thể hiểu được kinh dịch)... Ngày nay, dù có rất nhiều người tài, người giỏi, nhiều người trình độ uyên bác v,v, thế nhưng không phải ai cũng hiểu được kinh dịch. Nói như thế để thấy cái giá trị của kinh dịch. Vậy đọc được kinh dịch, hiểu được kinh dịch đã là cả một vấn đề ... huống hồ lại còn làm ra được kinh dịch nữa thì sẽ như thế nào? Một người không biết đọc, biết viết liệu có thể nào sáng chế ra được kinh dịch không? Không có ngôn ngữ (chữ viết) liệu có thể nào đem kinh dịch ra để mà bàn thảo, đàm luận, phân biệt tính chân thực của vấn đề. Ta cần nhớ, kinh dịch không thể nào là của một người làm ra được, nó phải là tài sản của rất nhiều người, nhiều đời đúc kết lại, nó là kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn, là quá trình con người quan sát, rồi trải nghiệm trong thế giới quan, nhân sinh quan, trong quá trình đấu tranh sinh tồn của con người cứ làm sao có thể lại là của cá nhân ai được.... Dân tộc ta à một dân tộc tuy anh hùng thật, tuy bất khuât thật, tuy trung kiên đấy nhưng nếu nói dân ta là người sáng tạo ra "Kinh dịch" thì e rằng có đến 95% người Viêt ta cũng không tin chứ đừng nói người nước ngoài. Cần nhớ, nhân dân ta còn phải thờ một quan lại của triều đình nhà Hán tên là Sử Tiến, theo sử sách thì chính Sử Tiến mới là người đem văn minh của Hoa Hạ truyền bá vào Việt Nam ta, bắt dân ta phải sửa đổi một số tập tục như tục cưới xin, ma chay, rồi thì học hành thi cử... vậy nên nước ta mới thờ ngài như một vị vua nêm mới tiếm gọi là "Sĩ Vương" là thế.
    Nhưng dù sao chăng nữa đó cũng chỉ là cá nhân. Vấn đề bạn hỏi chúng ta cũng nên thận trọng chớ có nhận bừa nói ẩu khi chưa chứng minh được vấn đề... ví dụ: Tại sao nhà nước ta trước kia thường dùng cụm từ "đất nước hơn bốn ngàn năm lịch sử" nhưng do một số nước họ không đồng ý, họ bắt ta chứng minh xem 4000 ngàn năm lịch sử của ta như thế nào, có từ bao giờ và gồm những triều đại nào ... thì ta không cdhuwngs minh được... và như vậy, ta không dám lạm dụng dùng từ 4000 năm nữa mà ta phải chuyển sang dùng cụm từ : "Đất nước mấy ngàn năm lịch sử". Như vây, tốt nhất ta chỉ sẽ nói kinh dịch là của Việt Nam, do người Việt sáng tao v,v,v khi nào ta chứng minh được điều đó là có thật... như vậy là để tránh sau này, có người nó lật ngược lại vấn đề thì ta cũng không đến nước quê, phải xin lỗi hay phải chữa lại...
    Thân.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #3
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Smile Trà Dư Tửu Hậu

    Lịch sử và văn hóa là hai vấn đề quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại. Khám phá và lý giải thật không đơn giản và không thể thực hiện được một sớm một chiều. Trong đó, Kinh Dịch là một kinh điển về văn hóa, tri thức và triết lý cổ của nhân loại.

    Các học giả Trung Quốc có câu: “Dịch cánh tam thánh”. Tam thánh đây là chỉ 3 nhân vật: Phục Hy, Chu Văn Vương, và Khổng Tử (những thông tin liên quan đến nhân vật này trong lịch sử Trung Quốc các bạn có thể tìm thấy rất nhiều trên Internet)-những người được cho là có công rất lớn trong việc phát triển và ứng dụng Kinh Dịch. Tuy nhiên cần phải khẳng định rõ: có thể Tam Thánh có đóng góp lớn đối với Kinh Dịch, nhưng quyết không phải chỉ có công sức của 3 vị này. Các vị chỉ là những người nổi bật trong vô số những người đã đóng góp vào Kinh Dịch. Để hình thành nên Kinh Dịch (sau này hoàn thiện thành Chu Dịch) thì phải trải qua một thời gian rất dài cùng với sự nỗ lực của các trí giả nhiều thế hệ, không một cá nhân nào có thể hoàn tất công việc này.

    Có hai khái niệm và danh từ cần phải hiểu rõ: Kinh Dịch và Chu dịch-các bạn có thể tìm hiểu trên internet về vấn đề này.

    Bộ Chu Dịch, chắc chắn (phần nhiều) là của Trung Quốc và gắn liền với thánh nhân Khổng Tử. Người ta không tranh luận về vấn đề này-nguồn gốc Chu Dịch từ đâu, mà chỉ tập trung vào Kinh dịch-có nguồn gốc từ đâu (dân tộc nào) mà thôi. Về vấn đề này, ngay các học giả Trung Quốc hiện đại cũng có phần dè dặt khi khẳng định “Kinh dịch có nguồn gốc từ Trung Quốc”. Điều này chúng ta có thể thấy rõ cách giải thích nguồn gốc của Kinh Dịch mang tính chính thống của Trung Quốc-hoàn toàn (đa phần) dựa vào những nhân vật và sự kiện mang tính thần thoại của dân gian: Long Mã, Quy thần…

    Có thời gian, một số học giả Việt Nam nêu vấn đề: nguồn gốc Kinh Dịch từ người Việt. Chúng ta cần lưu ý, người khái niệm người Việt trong chiều dài lịch sử-văn hóa và Việt Nam-nước Việt Nam hiện đại. Các học giả đặt vấn đề Người Việt (tộc Việt) chứ không phải Nước Việt (Nam), chúng ta cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.

    Người viết, dưới góc độ là người Việt Nam hiện đại-đầy tính tự hào dân tộc, thấy vui vui khi có học giả tuyên bố vấn đề “Kinh Dịch có nguồn gốc từ dân tộc Việt”, nhưng cũng phải nhìn nhận rằng: những chứng cứ và luận điểm của một số học giả Việt Nam hiện nay nêu ra là “chưa đủ sức thuyết phục và có phần khiên cưỡng, gượng ép dựa trên những suy luận mang tính chủ quan duy ý chí”. Đó đơn thuần chỉ là những quan điểm và kết luận mang tính cá nhân dưới góc độ học thuật và nghiên cứu mà thôi. (Những luận cứ và luận điểm của các học giả nêu ra chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trên mạng Internet)

    Dưới quan điểm cá nhân người viết, nên coi Kinh Dịch (Chu Dịch) là tài sản trí tuệ chung của toàn nhân loại, tìm hiểu-thâm cứu-ứng dụng cho thật tốt và hiệu quả trong đời sống mới là điều cần quan tâm hàng đầu, học “Đạo của người Quân Tử” trong kinh Dịch mới là điều trọng yếu. Có một minh chứng rất hùng hồn trong lịch sử: Trung Quốc là dân tộc phát minh ra Thuốc Nổ (chất nổ, hỏa dược) đầu tiên trên thế giới, nhưng cũng chính dân tộc đó đã bị “giầy xéo” bởi những kẻ xâm lược-những kẻ đã ứng dụng tốt hơn vào Súng Đạn trong công cuộc chinh phục các dân tộc khác. Đông Chu Liệt Quốc và Tam Quốc Chí là trước tác Kinh điển của Trung Quốc nhưng lại là Bí Kíp-Binh Thư quan trọng để tộc Nữ Chân vượt qua Vạn Lý Trường Thành để thống trị tộc Hán và đất nước Trung Hoa.

    Vấn đề này ngochai và Thiều Lão Gia đã từng trao đổi trong lúc “trà dư tửu hậu”, và quả thật, đây chỉ là câu chuyện trong lúc “trà dư tửu hậu” mà thôi.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 20-05-2012 lúc 01:26 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  4. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    Nghe bác ngochai nói tui mới thấy chí lý, quả đúng là có như vậy thiệt! Ngay như cuốn "Hoàng Đế Nội kinh" mà các nhà Y gia không những bên tui, mà kể cả bên Nhật bên Hàn và ... ngay cả bên Việt các ngài, nhiều người coi nó chính là Bộ Chân Kinh của trong lãnh vực Y học, là "trân bảo", là đại quí giá, là "chết bất khả mại thư", tối ngủ ôm khư khư trong lòng... Tiếng sách là do Hoàng đế hỏi (tố vấn) Kỳ Bá mà thành ấy vậy chớ nào phải là tác phẩm của ngài đâu?.
    Hoàng Đế Nội kinh là quyển Y thư kinh điển, là sách đầu tiên luận về Y thuật một cách biện chứng và hoàn toàn có cơ sở khoa học. Trong đó luận giải rất rõ về tác nhân gây bệnh, nguyên nhân bệnh, phương pháp và cách thức chữa trị.... sách là cả quá trình nghiên cứu, đúc kết của các nhà tư tưởng, các triết gia, nho gia, Y gia, Dưỡng sinh, đạo dẫn v.v. Trải dài và xuyên suốt từ đời Xuân thu chiến quốc cho đến hết đời nhà Hán bên Tàu.
    Đấy, nếu hậu nhơn không soi xét cho tường tận mà cứ xét theo cái lý mắt thấy tai nghe thì quả là ... Tiếng Nhật có nguồn gốc từ Nghệ An (!!!???).

    Tiếng Nhật có nguồn gốc từ Nghệ An ?

    Bạn đã nghe thấy ai nói thế bao giờ chưa?
    Hô hô ...! Bạn có tin không? Bạn không tin ?
    Thế nhưng, chính Kiều mỗ tui từng chứng kiến và nói thiệt chớ đúng là chuyện "mắt thấy tai nghe" đàng hoàng, mà còn nghe mấy nhà ngôn ngữ học của ngoại quốc họ khẳng định như thế mới khiếp chớ !!!.
    Chả là.... Lần ấy, trên chuyến tàu từ Bắc xuôi về Nam để thăm một người vốn dĩ lả đồng hương nhưng cũng là chỗ đi lại trong giang hồ. Nằm cùng toa tàu với Kiều mỗ có mấy nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học nước ngoài (một Pháp, hai người là người Ôxtrâylia, một người Thuỵ Sĩ) và mấy người Việt (sau này Kiều Phong tui mới biết bọn họ là người Nghệ An). Tàu xuất phát lúc 17h30 từ ga Hà Nội, khi qua địa phận Thanh Hoá vào đất Nghệ An thì đêm đã về khuya. Lúc này, mọi người trên tàu đã chìm trong giấc ngủ, chỉ còn mấy người lính trẻ Nghệ An là còn thì thào to nhỏ. Đêm khuya thanh vắng, bỗng Kiều Phong tui nghe rất rõ tiếng một người hỏi:
    - Ga ni ga chi?
    có tiếng trả lời:
    - Ga ni ga Si.
    - Rứa á !
    Chợt có tiếng phát ra từ trong góc:
    - Răng ! Mi nói ga ni ga chi?
    Vẫn tiếng trả lời lúc nãy:
    - Tau nói ga ni ga Si...
    Nằm im nghe mấy người Nghệ An hội thoại, chúng tôi không một ai nói năng gì. Bẵng đi mấy tiếng đồng hồ, lúc trời gần sáng cũng là lúc tàu về đến ga Đồng Hới. Kiều mỗ tui thấy mấy người ngoại quốc lục tục trở dậy để xuống tàu. Điều ngạc nhiên nhất của Kiều mỗ tui là trước khi họ xuống tàu, Kiều mỗ tui nghe được họ trao đổi với nhau và quả quyết rằng "tiếng Nhật có nguồn gốc từ Việt Nam !?". Do họ trao đổi với nhau bằng tiếng Anh nên mấy người đi cùng không ai hiểu.
    Kiều mỗ tui sau khi nghe họ trao đổi liền bật dậy và vội lao xuống tàu... nhưng ! Không kịp nữa rồi ! Mỗ tui muốn gặp để nói với mấy nhà ngôn ngữ (vì tàu chỉ dừng lại có 5 phút) người ngoại quốc kia rằng: Chuyện mà mấy người tai nghe, mắt chứng kiến đó đúng là thiệt, thiệt 100% nhưng mà là tiếng Nghệ, họ nói tiếng Nghệ chớ không phải nói tiếng .... Nhật.
    Đó... Bạn có tin không? Thế nhưng tui tin chắc đến bây giờ mấy người ngoại quốc kia mỗi lần đi nói chuyện hay được mời đi thỉnh giảng ở đâu đó trên thế giới đều nói rằng :Tiếng Nhật có nguồn gốc từ Nghệ An, Việt Nam" (!?). Thế mới chết chớ.

    Hehe... !!!.
    Lần sửa cuối bởi backieuphong; 21-05-2012 lúc 01:38 AM

  5. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    375
    Thanks
    176
    Thanked 25 Times in 22 Posts

    Cool Trảm Phong

    Vấn đề này cũng bị các nhân sỹ trong làng "Dịch Lý" Việt Nam "trảm phong" khá nhiều. Dưới đây là bài trích dẫn một nhận xét của taothao trên diễn đàn Huyền Học khi các nhân sỹ đang thảo luận về chủ đề này.

    ----------0o0-------

    Thứ hai
    : dùng những câu chuyện đại loại như: Lạc Long Quân... bên ta; Nghiêu-Thuấn... bên Tầu --> những vấn đề này, về độ xác thực đều là dựa trên nghiên cứu (tư liệu, sách vở) và một vài di chỉ khảo cổ mà PHỎNG Đoán, rồi đặt tên cho các hiện tượng-sự kiện đó (theo cách chủ quan của người nghiên cứu đương đại), chẳng có gì vững chắc bảo đảm về "độ" xác thực của chúng --> các thông tin này chỉ mang tính tham khảo. --> dựa vào những vấn đề đó để KHẲNG định "như đúng rồi" một vài suy luận "có vẻ khá hợp lý" là thiếu thuyết phục (đôi khi chỉ là những logic mang tính hình thức, đánh tráo khái niệm, cố may một cái áo đẹp trên những mảnh vải vụn đã ố mầu qua thời gian, đôi khi còn nhuộm đầy "bụi trần ô uế" một cách vô tình hay hữu ý). Bản thân các cơ sở lý luận đưa ra thiếu vững chắc thì kết luận cũng chỉ mang tính "tham khảo" mà thôi.

    Thứ ba: taothao có nghe câu nói này của các cụ, nói nôm na như sau - cá trong ao của ta là của ta, không quan trọng nó từ cái ao nào tới. (cũng giống như tôi mua cái iPhone này rồi, nó là của tôi, không phải của Apple, cũng chẳng phải của Mỹ nữa, quan trọng là "em thì chỉ biết rằng nhờ Kinh Dịch và các quẻ giúp ích rất nhiều trong đời sống")

    Thứ tư, tiếp cận Đối tượng nghiên cứu Khoa học một cách "thiếu phóng khoáng và rộng mở" sẽ gặp rất nhiều hạn chế về kết quả nghiên cứu và ứng dụng. Thiển nghĩ, nên tiếp cận Kinh Dịch dưới góc độ: đây là tinh hoa của nhân loại (của ai, liệu có quan trọng không?)

    Thứ năm, nếu đơn thuần là người nghiên cứu học thuật, bất kể kết luận đúng hay sai đều được đáng trân trọng, đặc biệt là những tìm tòi phát hiện mang tính phản biện (rất đáng quý). Tuy nhiên, nếu có nhuốm mầu "kim tiền" thì mọi người luôn có quyền nghi ngờ về động cơ "khoa học-nhân văn" của nó.

    Có câu: danh bất chính, ngôn bất thuận. Nếu đã không chính danh, e rằng ngôn bất "thực".

    Thứ tiếp: nhân quả trong Huyền Học là một mệnh đề không thể giải thích một cách rõ ràng, tuy nhiên "gieo nhân nào, gặt quả nấy". Động cơ quyết định, ảnh hưởng đến mục đích; gieo nhân tạo quả. Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt.

    Thứ tiếp: ở một vài góc độ nhất định, Huyền Học được coi là mang tính duy tâm, nếu đứng trên động cơ duy vật "vật chất quyết định tinh thần", thì e rằng công lực của người "luỵện công" môn Huyền học khó mà "thâm hậu" được, khó mà đạt được cảnh giới Huyền Không.

    CHỦ Nhật: đứng trên góc độ tinh thần dân tộc-quốc gia, dân tộc nào sử dụng và áp dụng hiệu quả các thành tựu của nhân loại (Khoa học tự nhiên-xã hội-nhân văn-...) trong công cuộc xây dựng "dân cường, nước thịnh" thì dân tộc-quốc gia đó mới đáng được ngưỡng mộ. (các thành tựu đó xuất xứ từ dân tộc-quốc gia nào có còn quan trọng lắm không?). Đứng trên góc độ cá nhân: liệu chỉ có TRÍ mà không cần cái TÂM không? Liệu chỉ có TRÍ-TÂM mà không cần có cái TẦM không?

    Ai cũng có TRÍ (cao hay thấp). Ai cũng có TÂM (Tim hay TÂM). Ai cũng có TẦM (cao hay thấp). Nói dại, hay chỉ là TẦM PHÀO.
    Lần sửa cuối bởi taothao; 03-06-2012 lúc 01:49 PM

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •