Hiện kết quả từ 1 tới 3 của 3

Chủ đề: Chiêu - Thức & Ý Nghĩa Của Chiêu - Thức Trong Võ Thuật

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts

    Chiêu - Thức & Ý Nghĩa Của Chiêu - Thức Trong Võ Thuật

    Ý NGHĨA CÁC CHIÊU THỨC VÕ THUẬT


    CÁC CHIÊU THỨC
    Các chiêu thức là cách dạy Kungfu truyền thống. Mỗi chiêu thức giống như khiêu vũ là một loạt các chuỗi ký thuật đấm, khóa, đá và được sắp xếp theo một trình tự. Mỗi môn phái đều có chuỗi chiêu thức riêng, được truyền qua nhiều thế kỷ và từ thế hệ này đến thế hệ khác qua việc dạy dỗ và tập luyện. Sau khi học các yếu tố căn bản của môn phái, những người mới bắt đầu sẽ học chiêu thức và từ đó trở đi, hầu hết phần còn lại của quá trình tập luyện của họ đều là học các chiêu thức khác nhau. Bởi vì các chiêu thức là một phần quan trọng như vậy đối với việc luyện tập kungfu, nên bạn cần phải biết chúng được sáng tạo ra như thế nào và tại sao chúng lại hữu ích, và phải học ra sao.

    KHỞI NGUỒN
    Các chiêu thức ban đầu của một môn võ cụ hể bắt nguồn từ đâu? Theo truyền thống, các chiêu thức được các võ sư sáng tạo ra dành cho các môn sinh của mình với mục đích tập luyện hay dạy chiến thuật đánh nhau. Vì thế đối với một môn phái kungfu cụ thể, các chiêu thức là tập hợp của tất cả các chiêu thức được truyền từ thế hệ trước và những chiêu thức mới do các võ sư đương thời sáng tạo. Trong hầu hết các trường hợp, mục đích hay quy tắc chủ đạo trong việc sáng tạo ra một chiêu thức là nhằm giúp các môn sinh tiếp thu và tập luyện nhanh hơn, tốt hơn và hiệu quả hơn. Theo nghĩa đó, động cơ ban đầu nằm sau mỗi chiêu thức có thể rất riêng, tùy thuộc vào kinh nghiệm cá nhân sư phụ hay sự quan sát của các môn sinh.


    Các sư phụ có thể nhìn thấy những vấn đề cụ thể mà các môn sinh gặp phải, từ đó tạo ra các chiêu thức mới giúp họ vượt qua những vấn đề đó. Các võ sư cũng sáng tạo ra các chiêu thức để thể hiện những chiến thuật cụ thể của họ. Bằng kinh nghiệm, họ có thể thấy rằng sự kết hợp các chiêu thức nhất định nào đó hoặc chiêu thức nhất định nào đó đặc biệt có hiệu quả và vì thế họ mong muốn được gìn giữ và truyền dạy sự minh mẫn này trong chiêu thức.

    Thêm nữa, từ thời nhà Thanh (1644 – 1911), các chiêu thức cũng được sáng tạo để biểu diễn. Trong thời gian này, người Mãn Châu luôn đàn áp các cuộc nổi loạn và đặc biệt nhắm vào các võ sư, cấm tất cả những người Hán không được mang vũ khí và luyện võ. Để che giấu nguồn gốc của mình, rất nhiều chiến binh đã kiếm sống bằng các nhóm sơn đông mãi võ và những người biểu diễn trên đường, và trong những câu chuyện được sáng tạo vào thời này có rất nhiều cảnh đánh nhau. Chỉ bằng cách đó họ mới được luyện võ công khai, nhưng như vậy cũng có nghĩa là các chiêu thức thiên về nhào lộn, giấu dưới lớp võ khiêu vũ và cũng để làm vui lòng khán giả.


    Ngày nay các chiêu thức cũng được sáng tạo đặc biệt cho các cuộc thi đấu như Wushu – một môn phái võ hiện đại của Trung Quốc và một cách biểu diễn giải của Kungfu . Các chiêu thức wushu được sáng tạo để thi đấu quốc tế và danh cho các dịp lễ lạt ở Trung Quốc. Các chiêu thức mới này thách thức những người biểu diễn bằng một loạt những kỹ thuật đã được hoàn thiện và để đảm bảo rằng người chiến thắng đã thể hiện nghệ thuật của võ học Trung Hoa. Bằng cách sáng tạo chiêu thức mới cho mỗi cuộc tranh tài, Ủy ban Wushu cũng đảm bảo rằng tất cả những người tham dự đều có thời gian tập luyện và thể hiện như nhau. Trong trường hợp này, nắm vững một chiêu thức có nghĩa là thể hiện các kỹ năng và sự khéo léo nhưng không nhất thiết phải là người sẵn sàng chiến đấu như trong Kungfu truyền thống.


    TÊN GỌI
    Mỗi một chiêu thức đều có tên gọi. Rất nhiều chiêu thức cũ và truyền thống đều có những tên rất thơ mộng, gợi lên hình ảnh của tự nhiên (như: Kim thiền thoát xác, Ngọc nữ xuyên thoa, Hổ Hạc song hình). Mố số chiêu chức lấy tên của người sáng tạo hay theo địa danh nơi lần đầu tiên được giới thiệu (như Lông Hồ cước, Hồng Gia Phái). Tương tự, các động tác tạo ra các chiêu thức cũng có những tên rất thơ (như Hắc Long dao vĩ, Ngạ hạc độc cước, Hồ điệp chưởng), những tên gọi này có những mục đích khác nhau.

    • Trước tiên, các chiêu thức này dễ nhớ hơn vì đặc biệt và nhiều màu sắc.
    • Thứ hai, khi nghe tên gọi của chiêu thức, các môn sinh đặc biệt là những người mới bắt đầu có thể hình dung một vài yếu tố ẩn chứa bên trong và hiểu được cách thực hiện chiêu thức chính xác, đặc biệt là những tên gọi nào gợi lên những hình ảnh gắn với thiên nhiên thể hiện những đặc điểm tự nhiên, duyên dáng và hiệu quả trong các động tác của loài vật.


    • Cuối cùng, và có thể là lý do quan trọng nhất đối với buổi khởi đầu của võ thuật, tên gọi đầy chất thơ như vậy là một dạng mã ngăn ngừa đối thủ học lóm các bí quyết về các chiêu thức. trong khi bạn và các bạn đồng môn có thể biết ngay Liên hoàn hỏa tiễn, nghĩa là gì thì có thể đối với người ngoài sẽ không hiểu gì cả.
    • Ở thế kỷ 20, tên gọi đầy chất thơ như vậy của chiêu thức được thay thế bằng các thuật ngữ có tính miêu tả rõ ràng hơn, ví dụ: Đấm bên phải phía trước ngực, khóa phía trên, đấm xuống v.v.. Ngược lại với thời quá khứ, ngày nay chiêu thức cần được lưu truyền chính xác và hiệu quả trong số đông thay vì giữ bí mật trong một số thành phần ưu tú được lựa chọn kỹ càng.


    Lớp võ thuật Thiều gia tại công viên Gia Định

    Chiêu thức có những chức năng quan trọng cho cả võ thuật lẫn võ sĩ

    1. Về khía cạnh võ thuật, các chiêu thức giống như là một từ điển bách khoa hay sách hướng dẫn sử dụng các kỹ thuật của một môn phái cụ thể. Trong quá khứ, duy trì được sự thuần khiết và chính xác của một kỹ thuật từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng là một vấn đề vừa quan trọng vừa rắc rối. Các môn sinh miệt mài luyện chiêu thức sao cho thật chính xác, và họ biết rằng thực hiện đúng các kỹ thuật là cách duy nhất mà thế hệ tiếp theo có thể học được. Cũng giống như một câu thì dễ nhớ hơn các từ riêng lẻ, các kỹ thuật này được liên kết với nhau theo một thứ tự với ý nghĩa là làm cho các chiêu thức dể nhớ hơn. Vì thế các chiêu thức có chức năng là một phương tiện dễ dàng nhất có được để duy trì được một môn phái và truyền các kỹ thuật này từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    2. Đối với môn sinh, các chiêu thức là một tài liệu tham khảo căn bản đối với việc học của họ. Thêm vào các chiêu thức đã từng và hiện nay vẫn là những tài liệu học căn bản nhất. Kết hợp các kỹ thuật thành một chuỗi sẽ dễ hàng hơn, nếu không muốn nói là làm cho quá trình học thú vị hơn. Sự trôi chảy sẽ giúp cho cơ thể cảm nhận được các động tác, thứ tự lớp lang sẽ giúp cho không có kỹ thuật nào bị bỏ qua hay tập luyện quá mức. Đồng thời, các chiêu thức cũng làm cho sự phụ dạy dễ hơn. Ở tất cả các môn phái, các chiêu thức có thể được nhóm lại theo các cấp bậc về độ khó. Vì thế sẽ có những chiêu thức nhất định được học trước, và có những chiêu thức chỉ dành cho các cấp cao hơn. Với ý nghĩa này, các bài tập đã được ấn định. Vì thế các chiêu thức sẽ là một dụng cụ huấn luyện rất hiệu quả và thuận tiện cho cả người học lẫn người dạy.


    Lớp thái cực quyền của võ thuật Thiều gia tại công viên Gian Định, Tp. HCM

    3. Đặc biệt quan trọng đối với môn sinh, chiêu thức rèn luyện thân thể, tập luyện chúng sẽ tăng cương sức chịu đựng, khả năng giữ thăng bằng và kết hợp, tất cả điều là những yếu tố vô cùng quan trọng khi lâm trận. Phải thực hiện các kỹ thuật này theo những thứ tự khác nhau, (trong các chiêu thức khác nhau) có nghĩa là các môn sinh phải học các kỹ thuật một cách đầy đủ. Học bắt buộc phải biết cách thực hiện mỗi một chiêu thức bất kể chiêu thức đó có trước hay có sau. Điều này cần có một sự linh hoạt, sự kết hợp và sự ăn ý về thời gian. Nó cũng dạy các môn sinh cách sử dụng, trao đổi năng lượng.

    4. Chiêu thức luyện tâm trí. Để thực hiện chiêu thức chính xác, bạn cần phải nhớ được thứ tự của nó. Ở giai đoạn đầu, việc này đòi hỏi bạn phải hoàn toàn tập trung vào hình thái bên ngoài: nhớ đúng thứ tự và thực hiện một cách chính xác. Sau nhiều lần lập đi lặp lại, các thứ tự này sẽ trở thành tự động, và tâm trí của bạn có thể coi ý nghĩa chiêu thức là hành động của cuộc chiến thực sự. Vì thế, trong khi tập luyện, bạn luôn phải giữ cho đầu óc tỉnh táo và sẵn sáng đối với chiêu thức bạn sẽ thực hiện và những kỹ thuật sẽ diễn ra tiếp theo. Như vậy tâm trí bạn luôn tỉnh táo (và tránh cho bạn không bị nhàm chán trong khi phải thực hiện lập đi lập lại các chiêu thức).

    Còn nữa...

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Chiêu - Thức & Ý Nghĩa Của Chiêu - Thức Trong Võ Thuật

    Tiếp theo

    5. Với ý nghĩa thay cho một trận chiến đấu thực sự, chiêu thức huấn luyện thể chất và tinh thần với nỗ lực tập trung và liên tục. Cuộc chiến đấu là một loạt sự kết nối: đối phương đấm, bạn khóa, bạn đá, đối phương khó, và cứ thế - nên bạn cần phải quen và cảm thấy thoải mái khi phải thay đổi từ động tác này/kỹ thuật này sang động tác/ kỹ thuật khác. Khi chiến thì không được nghỉ, nên bạn cần có sức chịu đựng. Trận chiến cũng diễn ra đồng thời và không đoán trước được, vì thế bạn cũng cần phải học những chiêu thức khác nhau và tập luyện theo các thứ tự khác nhau – đặc biệt là các chiêu thức của các sư phụ khác nhau – thể hiện chiến thuật chiến đấu khác nhau. Và tâm trí của bạn phải luôn tỉnh táo. Chiêu thức giúp tập luyện tất các các yếu tố cần thiết, nhưng không có trận chiến đấu nào thực sự diễn ra theo đúng các thứ tự các chiêu thức. Khi lâm trận thực sự, không những khác về thứ tự các động tác tấn công, mà còn không thể đoán được mức độ dữ dội. Đối phương có thể to, nhỏ, cứng, mềm, khỏe, yếu, thuận tay trái hoặc phải v.v.. Bạn phải điều chỉnh các kỹ thuật và chiến thuật của mình ngay lập tức và đồng thời. Các chiêu thức khác nhau – kết hợp khác nhau, thứ tự khác nhau, đôi khi cả kỹ thuật khác nhau – đều thể hiện các chiến thuật khác nhau. Nêu bạn vẫn luôn cảnh giác, thì kinh nghiệm thực hiện các kỹ thuật khác nhau với sự kết hợp khác nhau và sử dụng tư duy chiến thuật của người khác sẽ giúp bạn phát triển được phong cách chiến đấu của riêng bạn – và để chiến đấu hiệu quả khi cần thiết.


    6. Chiêu thức cũng là cơ hội phát triển tính cách cá nhân. Ở đay là sự hiện diện các khía cạnh nghệ thuật của Kungfu. Mạc dù thứ tự đã được định, mặc dù các động tác căn bản của các kỹ thuật đã được miêu tả trước, nhưng việc thực hiên trên thực tế bởi mỗi các nhân đều mang tính cá nhân. Theo thứ tự các động tác, người ta thể hiện bản tính cá nhân của mình. Hãy nhìn những người mới tập luyện, ngay cả ở những giai đoạn đầu, bạn cũng có thể thấy được cá tính của mỗi người rất khác nhau trong việc phân bố thời gian hay kết hợp cũng như thực hiện các động tác. Đây chính là hạt mầm của cái đẹp và biểu hiện cá nhân của năng lực mà sẽ được phát triển trong quá trình tập luyện, và cũng là những yếu tốt làm cho khán giả thấy hấp dẫn và tán thưởng ngay từ những ngày đầu võ thuật được giới thiệu.

    Cuối cùng, chiêu thức ngày nay còn có nghĩa đánh giá các kết quả và thực hiện các kỹ năng. Biểu diễn thường có những chiêu thức và chiêu thức được dùng để thi đấu và tranh giải. Khi những người mới bắt đầu đã mạnh hơn, sự phụ sẽ chỉ định, sẽ giới thiệu những chiêu thức mới tăng dần về độ khó để thách thức và phát triển khả năng của họ xa hơn. Những ai đã biết về một môn phái hay một một trường cụ thể sẽ đánh giá được sự tiến bộ và khả năng của các môn sinh qua các chiêu thức họ biết và cách thực hiện các chiêu thức đó. Trên thực tế, trong nhiều môn phái, có một số chiêu thức được sử dụng để đánh giá sự tiến bộ và thành quả của các môn sinh. Khi sư phụ quyết định dạy một chiêu thức ở mức độ cao hơn thì các môn sinh biết rằng mình đã đạt được một mức độ cao hơn trong khi tập luyện. Đồng thời, mỗi chiêu thức cũng thể hiện trình độ của môn sinh bằng cách nó được thể hiện. Những người mới bắt đầu có thể diễn chiêu chính xác, còn các cao đồ lại có khả năng thể hiện được sự hiểu biết của các động tác này sâu sắc và rỏ ràng hơn. Cũng giống như trong âm nhạc, mặc dù ai học nhạc cũng có thể chơi Beethoven, nhưng người mới bắt đầu chỉ thể hiện ra được khả ăng nắm vững các nốt nhạc, còn người có đẳng cấp cao hơn có thể sử dụng các nốt nhạc này để thể hiện cảm xúc của mình.


    HỌC CHIÊU THỨC VÕ THUẬT
    Các chiêu thức có các độ khó và độ dài khác nhau. Trong hầu hết các môn phái, thứ tự học và dạy các chiêu thức hầu như là tiêu chuẩn có tính cố định qua các thế hệ truyền dạy. Những người mới bắt đầu học những chiêu thức ngắn và đơn giản, dần dần sẽ học các chiêu thức dài hơn và thách thức hơn. Mạc dù như vậy, cũng như với môn nghệ thuật khác như nhạc, khiêu vũ, các cao đồ có thể thấy chiêu thức đơn giản cũng là một thách thức khi họ hiểu sâu sắc hơn và kỹ năng của họ đã phát triển cũng như hiểu biết của họ đã được đào sâu hơn.
    Người mới bắt đầu có thể được học những chiêu thức ngay từ những ngày đầu, mặc dù, tất nhiên, còn tùy môn phái, tùy trường, tùy sư phụ, cũng như tùy khả năng của môn sinh. Lúc đầu môn sinh sẽ được học những chiêu thức đơn giản có ít động tác và kỹ thuật ít phức tạp. Ở giai đoạn này, các môn sinh sinh không chỉ học những động tác cá nhân mà còn cố gắng làm quen với tên gọi của chúng (như mã tấn, đấm chặn, đá, đẩy…). Học tên của chiêu thức thực sự rất quan trọng ở giai đoạn này, và cần quan tâm đến mối liên hệ của tên gọi với động tác. Học những tên này sẽ giúp học các chiêu thức phức tạp được dễ dàng hơn, giống như bạn đã tự đặt một cái tên ở trong tâm trí của mình cho một động tác cần phải nhớ.


    Lớp võ thuật Thiều gia

    Ngoài ra, khi sự phụ sửa cho bạn, bạn cũng sẽ biết ông ấy đang nói về cái gì. Đối với các võ sư, tên của các động tác và chiêu thức là một điều tự nhiên, có thể họ đang cố gắng giúp bạn và sửa lại cho bạn bằng cách gọi tên những động tác đó. Khi bạn đã có thể hiểu và đáp ứng ngay lập tức thì mọi thứ sẽ suôn sẽ hơn. Trong khi học những chiêu thức mới có một vài lưu ý cho các bạn như sau:

    1. Ghi nhớ chiêu thức: Bước đầu tiên là phải ghi nhớ thự tự của các động tác. Chỉ cần học thứ tự này. Bạn phải tập từ đầu đến cuối không ngừng giữa chừng. Hãy luyện tập cho đến khi nào thứ tự này trở thành tự động.

    2. Giữ thăng bằng tốt và hài hòa, chú ý sự kết hợp và thời gian: một khi bạn đã biết được thứ tự, hãy cố gắng luyện giữ thăng bằng và sự hài hòa. Lúc nào chân cũng phải vững vàng, bất kể có giữ trọng tâm hay không. Bạn cần cảm thấy vững vàng, trong khi đầu, xương sống và thân dưới trên cùng đường thẳng. Nếu có gương, hãy dùng gương để chỉnh lại tư thế của mình. Thường xuyên dừng lại giữa chiêu thức để kiểm tra – xương sống có thẳng không? Vai có buông lỏng không? Chân có chạm đất không? Nên lưu ý đến tay và chân có tương quan với nhau. Cái nào di chuyển trước? chúng có di chuyển cùng lúc hay không ? thời gian và sự kết hợp một phần là kết quả của việc ứng dụng mà bạn sẽ tập trung luyện ở giai đoạn kế tiếp.


    3. Học cách ứng dụng: Sau khi ghi nhớ chiêu thức, đứng tấn vững, giữ thân người và các chi đúng tư thế, tiếp theo bạn cần phải hiểu được ý nghĩa của các động tác trong khi có đối thủ tưởng tượng trước mặt. Phần này gọi là “ứng dụng”. Hiểu được ứng dụng sẽ cho phép bạn điều chỉnh kết hợp tay chân, và bạn sẽ có thể di chuyển một cách thông minh hơn – nghĩa là thực hiện chiêu thức như thể bạn đang thực sự đánh, tấn công hay khóa đối phương. Chiêu thức mà bạn thực hiện vì thế có ý nghĩa hơn cũng như duyên dáng và đầy kình lực. Thường thì sự phụ sẽ biểu diễn các ứng dụng của mỗi động tác của một chiêu thức với các sư phụ khác hay với các môn sinh khác. Hãy chú ý kết hợp tay và chân. Cái nào di chuyển trước? có di chuyển cùng lúc hay không? Nói chung, chân bao giờ cũng di chuyển trước tay. Người học võ có câu: “bộ đáo thủ bất đáo, đả nhân đả bất đảo. Thủ đáo bộ bất đáo, đả nhân như bạt thảo” (nếu chân đến mà tay không đến, đánh người người không ngã. Nếu tay đến chân không đến, đánh người như quét qua ngọn cỏ). Cách duy nhất học kết hợp chân tay là qua quan sát. Bạn phải tập trung đặc biết để phát triển được sự hiểu biết thể chát về cách cảm nhận và thực hiện trôi chảy những động tác khi bạn thực hiện chiêu thức. Sau khi xem thầy hướng dẫn, hãy tìm người cùng tập và bắt đầu tự tập luyện. Hãy cố gắng cảm nhận “chặn”, “tấn công bằng khủy tay”, hay “tấn công vào bụng” thực sự là như thế nào trong khi luyện theo cập và khi nhận phải những đòn tấn công đó thì ra sao. Một khi bạn có thể mường tượng được các độngt ác của chiêu thức trong khi phản ứng lại đòn tấn công của đối phương – chặn đòn tấn công, đấm vào nơi sơ hở, tiến lên trước tấn công hay lùi lại tránh một cú đá – thì sự kết hợp tay chân sẽ trở thành tự nhiên, và bán sẽ có thêm những hiểu biết bên ngoài về ý nghĩa của những việc đang làm.

    Còn nữa...

  3. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2013
    Bài gửi
    308
    Thanks
    19
    Thanked 36 Times in 33 Posts
    Chiêu - Thức & Ý Nghĩa Của Chiêu - Thức Trong Võ Thuật

    Tiếp theo và hết.

    4. Luyện chuyển động tác một cách trôi chảy: Tiếp theo, hãy tập trung vào sự trôi chảy. Bạn đã học kỹ và thực hiện từng động tác một cách thành thục và chính xác, đã hiểu được mục đích và sự kết hợp của chúng, bay giờ hãy nối các động tác đó lại cho thành một khối và duyên dáng sao cho toàn bộ chiêu thức đó diễn ra trôi chảy từ đầu đến cuối. Khi đã trôi chảy sẽ có kết hợp của tình cảm và năng lượng. Khi một động tác liên tiếp động tác khác một cách tự nhiên thì chúng bổ trợ cho nhau và có thẻ truyền được kình lực tối đa khi ứng dụng. Đồng thời, đừng quên những bài học trước: tấn luôn vững như cắm rễ vào đất. Đừng vội vàng thực hiện động tác hay cắt bớt các động tác. Hãy kết thúc động tác này trước khi bắt đầu động tác kế tiếp. Nhớ kết hợp tay và chân. Nhưng bây giờ hãy nối kết các động tác theo thứ tự trôi chảy. Hãy làm sao cho hầu như không còn nhận ra khoảng cách giữa các động tác. Để dạy chiêu thức, các sư phụ đã phải chia ra thành những bước nhỏ, bây giờ hay xóa đi những bước ngăn cách này và làm cho chiêu thức trở nên liên tục.


    5. Phát triển kình lực và tốc độ: Cuối cùng – khi đã nắm vững tất cả những bước trên, bạn hãy chú ý kình lực và tốc độ. Khi bạn đã có thể thực hiện chiêu thức một cách chính xác, tự nhiên mà trôi chảy, bạn cũng sẽ có thể làm nhanh chóng với một chút nổ lực mà thôi. Luôn ý thức về ứng dụng, tập trung sự chú ý và ý định của mình để chuyển năng lượng thông qua động tác như dự tính.


    Trong tiếng hoa phân bố năng lượng được miêu tả như sau: kỳ căn tại cước, phát vu thoái, chủ tể vu yêu, hình vu thủ chỉ (bàn chân là gốc, chân là nguồn của lực, eo là nơi phát lực, lực hiên ra ở ngón tay). Hơn thế nữa sự tập trung của năng lượng được lấy ra từ “lục hợp và tam phân”. Lục hợp là sự hòa hợp của các khớp tương ứng: cổ tay và mắt cá chân, đầu gối và khủy tay, vai và hông. Tam Phân tương ứng với 3 khớp điểu khiển quá trình vận chuyển kình lực ở thân trên và thân dưới như sau: kình lực từ vai chuyển qua khủy tay và đẩy ra ở nắm tây, kình lực từ hông chuyển qua đầu gối và đẩy ra ở châ. Chân tạo thế vững, eo duy trì kiểm soát, sự kết hợp hài hòa bảo đảm đẩy toàn bộ kình lực trúng đích.
    Vì đây được coi là một lý thuyết khá cao cấp, những người mới bắt đầu chỉ cần lướt qua. Hiểu được cấu trúc của cơ thể cũng là một phần của tập luyện.


    TẬP LUYỆN
    Qua tất cả những điều trên, một thông điệp duy nhất chúng tôi muốn chuyển đến các bạn là nhấn mạnh tầm quan trọng của tập luyện đối với bất cứ giai đoạn nào. Hãy ôn lại và hãy tập lại. Khi bạn nghĩ không bao giờ hiểu được chiêu thức thì hãy tiếp tục tập luyện. Hãy ôn lại và tập luyện lại. Sự phát triển có tính chu kỳ. Khi bạn nghĩ rằng bạn đã hiểu nó đến mức không thể nào tiến bộ được nữa thì hãy cứ tiếp tục tập luyện, ôn lại và tập lại. Càng tập bạn sẽ càng thấy quen thuộc, càng nhạy cảm và càng cảnh giác hơn. Lúc đó mới chắc chắn thành công.

    Tp. HCM, tiết thanh minh ngày 03.3.Giáp Ngọ (2014)
    Nhan_voky sưu tầm và giới thiệu



Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •