Trang 1/2 12 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 13

Chủ đề: Tìm Hiểu Pháp Luật...

  1. #1
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Tìm Hiểu Pháp Luật...

    1. Lái xe vượt đèn đỏ, phạt bao nhiêu ?

    Hỏi: Vừa rồi, do bất cẩn nên tôi chạy xe máy vượt đèn đỏ, bị công an giao thông huyện lập biên bản lỗi trên và bị thu giữ giấy phép lái xe 30 ngày. Sau đó, tôi bị xử phạt 300.000 đồng. Công an xử phạt vậy có đúng không?

    Luật sư LÊ VĂN HOAN trả lời: Căn cứ vào điểm c khoản 4, điểm b khoản 9 Điều 9 Nghị định số 71 của Chính phủ ngày 19-9- 2012 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010 của Chính phủ ngày 2-4-2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ), hành vi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm trên còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 30 ngày.

    Nếu bạn không có tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ thì cơ quan công an sẽ lấy mức xử phạt trung bình là 300.000 đồng. Như vậy, công an xử phạt hành vi vượt đèn đỏ của bạn trên là đúng pháp luật.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #2
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    2. Giải đáp ý nghĩa hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

    Theo quy định, người điều khiển giao thông phải là cảnh sát giao thông mặc sắc phục theo quy định của Bộ Công an hoặc là người được giao nhiệm vụ điều khiển giao thông có mang băng đỏ rộng 10cm ở khoảng giữa cánh tay phải.

    Trong trường hợp có người điều khiển giao thông tham gia điều tiết xe cộ, tất cả các lái xe và người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.


    Tất cả lái xe và người đi bộ cần chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. (Ảnh minh họa)

    Hiệu lệnh điều khiển bằng tay:

    Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại;

    Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng;

    Cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn hoặc;

    Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại;

    Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại;

    Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi;

    Đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phái bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.

    Quy định về việc sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông của cảnh sát điều khiển giao thông như sau:

    - Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;
    - Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;
    - Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;
    - Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi
    chậm lại;
    - Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;
    - Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương
    tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

    Trường hợp phương tiện đã đi qua vạch sơn “Dừng lại”:

    Trường hợp khi có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại, nếu phương tiện tham gia giao thông đã đi vượt qua vạch sơn “Dừng lại” mà dừng lại sẽ gây mất an toàn giao thông thì cho phép đi tiếp; Người đi bộ còn đang đi ở phần đường dành cho người đi bộ trên lòng đường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn, nếu không có đảo an toàn thì dừng lại ở vạch sơn phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều;

    Dùng gậy chỉ huy giao thông làm hiệu lệnh:

    Trường hợp người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.

    HC
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #3
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    ĐỌC KỸ ĐỂ TRÁNH BỊ "MOI TIỀN" BẠN NHÉ

    CSCĐ, 113, Trật Tự, CA. Phường có được phạt xe không gương, không đèn ???

    Theo Khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì lực lượng CSCĐ KHÔNG có thẩm quyền xử phạt một số lỗi như không gương chiếu hậu, không xi nhan, không bật đèn chiếu sáng, v.v....

    Khi bị CSCĐ bắt lỗi này thì một số bạn bị "dọa" là "Không có thẩm quyền phạt nhưng có quyền bắt và bàn giao về CAP để phạt".

    Về vấn đề này các mem chú ý như sau:

    - Theo Khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì các lực lượng CSCĐ, Cảnh sát 113, Cảnh sát Trật tự, Công an Phường đều chỉ có thể xử lý một số lỗi nhất định giống nhau.

    Tức là Công an Phường (Hay kể cả Cảnh sát 113) cũng không có thẩm quyền xử phạt các lỗi không gương, không xi nhan, không bật đèn khi trời tối. Vậy nên khi CSCĐ nói đưa về CAP chỉ là chiêu "dọa" để "moi tiền". Vì có đưa về CAP thì lực lượng này cũng không có quyền phạt bạn. Ngoài ra không có quy định nào cho phép áp giải người vi phạm giao thông về CAP trừ khi có dấu hiệu vi phạm hình sự (Ví dụ: Mang theo súng, dao kiếm, công cụ hỗ trợ, tài sản trộm cắp, hoặc có hành vi chống người thi hành công vụ).

    Vậy nên các mem khi bị "dọa" cần tỉnh táo và bảo vệ quyền lợi của bản thân. Việc các bạn cãi lại CSCĐ khi họ bắt láo, bắt sai thẩm quyền không phải là hành vi "Chống người thi hành công vụ". Vậy nên đừng sợ mà chịu thiệt rồi mất tiền oan cho những "con sâu tham lam" này.

    {Pháp luật & Xã Hội}
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  4. #4
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Mức xử phạt người tham gia giao thông không có giấy phép lái xe

    (Chinhphu.vn) - Bà Minh Trang (minhtrangthanh@...) hỏi: Khi tham gia giao thông người điều khiển xe ô tô, xe máy vi phạm luật giao thông đường bộ, không có giấy phép lái xe thì bị phạt bao nhiêu tiền, trường hợp có nhưng không mang theo thì hình thức phạt sẽ như thế nào?


    Về vấn đề này, ông Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Công an trả lời như sau:

    Đối với xe ô tô
    Theo quy định tại Điểm b Khoản 3, Điểm b Khoản 7 Điều 24 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì: Người điều khiển xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng; người điều khiển xe ô tô không có Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

    Ngoài ra, đối với trường hợp người điều khiển xe ô tô không có giấy phép lái xe sẽ bị tạm giữ phương tiện đến 10 ngày theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 54 Nghị định 71/2012/NĐ-CP.

    Đối với xe mô tô, xe máy
    Theo quy định tại Điểm c Khoản 2, Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều 24 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP thì: Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng; không có Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000; không có Giấy phép lái xe đối với xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

    Ngoài ra, đối với trường hợp người điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe sẽ bị tạm giữ phương tiện đến 10 ngày theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 54 Nghị định 71/2012/NĐ-CP

    Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Vụ Pháp chế - Bộ Công anđã có thông tin trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

    Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Hỏi:

    - Em là nam hơn 17 tuổi và đã quan hệ với bạn em hơn 16 tuổi. Nếu trả lời bị ép buộc và không tự nguyện thì pháp luật sẽ khép vào tội gì?


    Luật sư Phạm Thị Bích Hảo (Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội) :

    Điều 12 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

    “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

    2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

    Ở đây, bạn đã trên 17 tuổi, bạn của bạn 16 tuổi. Như vậy cả hai đều đã đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Trong trường hợp này, nếu quan hệ có sự ép buộc, trái với ý muốn của bạn gái thì hành vi của bạn sẽ phạm vào tội hiếp dâm với tình tiết hiếp dâm người chưa thành niên quy định tại khoản 4 Điều 111 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). Cụ thể như sau:

    Tội hiếp dâm được quy định Điều 111 BLHS, đây là tội phạm có chủ thể đặc biệt, người thực hiện hành vi phạm tội chỉ có thể là nam giới. Theo quy định của điều luật, có hiểu hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ.


    Khoản 4 Điều 111 cũng chỉ ra rằng: “Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm”. Bạn của bạn hiện trên 16 tuổi, đang trong độ tuổi chưa thành niên.

    Như vậy, trường hợp bạn quan hệ với bạn gái mình mà hai bên không có sự tự nguyện, trái ý muốn của bạn gái thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm với tình tiết tăng nặng hiếp dâm người chưa thành niên.

    Trong trường hợp, nếu hai bạn quan hệ hoàn toàn tự nguyện, không có sự ép buộc thì không vi phạm pháp luật hình sự./.

  6. #6
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Hy hữu: Khó xử vụ hiếp dâm tập thể người chuyển giới



    Thứ Năm, ngày 07/08/2014 14:44 PM (GMT+7)

    Thấy cô gái đẹp, lững thững đi bộ giữa màn đêm, ba thanh niên rồ xe theo tán tỉnh. Những lời bông đùa cợt nhả, khiến thiếu nữ khó chịu. Trong cơn chếnh choáng men say từ dư âm cuộc nhậu cả đêm, ba người bắt luôn cô gái, bỏ lên xe, chạy đến khu đất trống rồi thay nhau cưỡng hiếp...

    Chuyện chỉ có vậy, nhưng trước đơn tố cáo của nạn nhân, cùng lời nhận tội của nhóm thanh niên dâm bạo... bỗng dưng làm cho cơ quan tố tụng “choáng váng” nhiều năm liền. Chỉ vì “nhan sắc” đó đã từng là một người đàn ông.

    “Vùi hoa bẻ nhụy ven đường”

    Trao đối với phóng viên, một cán bộ viện KSND TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho biết, gần 5 năm qua, vụ án hiếp dâm có một không hai cả nước vẫn đang được các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét giải quyết. Đây là vụ án có rất nhiều sự phức tạp, gây tranh cãi bởi tính chất “đàn ông hiếp dâm đàn ông”.

    Câu chuyện có thể được kể lại như sau: Tàn cuộc nhậu thì đêm đã khuya. Nguyễn Văn Tình ngà ngật đứng dậy, rủ luôn hai người bạn đi về. Đêm Đồng Hới đầu tháng 4.2010 tối đen, tịnh không một bóng người. Nhóm bạn kể trên vòng vèo mấy con đường hóng gió thì phát hiện một thiếu nữ chậm rãi đi bộ. Bộ quần áo ôm sát người cô, hằn lên những đường cong gợi cảm. Ba thanh niên buông lời trêu chọc làm cho cô gái khó chịu. Trước thái độ cương quyết của cô, Tình và hai người bạn bỏ đi. Tuy nhiên, trong người đã sẵn men rượu, lại bị kích thích bởi vẻ gợi tình của “bông hoa lạc trong đêm”, ba thanh niên quyết định quay xe trở lại. Lần này, thay cho những lời tán tỉnh, nhóm thanh niên khống chế cô gái bỏ lên xe. Mặc cho nạn nhân vẫy vùng, kháng cự, chiếc xe máy chở bốn người tìm đến một khu đất trống. Sau đó, Nguyễn Văn Tình và hai thanh niên kia thay phiên nhau hãm hiếp cô gái. Thỏa mãn xong dục vọng, ba người đi về. Còn cô gái vì quá đau khổ khi phẩm tiết bị xúc phạm, bị buộc quan hệ tình dục ngoài ý muốn đã tìm đến Công an TP.Đồng Hới để tố cáo. Vật chứng cô mang theo là chiếc ví tiền của Nguyễn Văn Tình bị rơi ra trong lúc anh này mải mê cơn khoái lạc...


    Nhầm hàng...

    Ngay sau khi tiếp nhận đơn tố cáo của nạn nhân, Công an TP.Đồng Hới đã nhanh chóng xác minh, sàng lọc đối tượng và lên kế hoạch truy bắt. Rất nhanh sau các biện pháp nghiệp vụ đó, Nguyễn Văn Tình và các đồng phạm hiếp dâm bị bắt giữ. Tại cơ quan điều tra, ba thanh niên trên đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

    Làm khó cơ quan tố tụng

    Cũng tại Cơ quan điều tra Công an TP. Đồng Hới, cô gái bày tỏ yêu cầu xử lý hình sự đối với nhóm của Tình vì đã hiếp dâm mình. Cô kể thêm, đêm đó vì cãi nhau với người yêu nên trong lúc giận dỗi, thiếu nữ xinh đẹp rời khách sạn tản bộ cho khuây khỏa thì gặp nhóm của Tình. Mặc dù đã phản ứng quyết liệt nhưng với sức mạnh của ba thanh niên, cô gái không còn cách nào khác, bị buộc phải giao cấu ngoài ý muốn.

    Theo các quy định của pháp luật mà cụ thể là Điều 111 Bộ luật Hình sự thì Tình và hai người bạn kia đã phạm vào tội hiếp dâm. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, nhân thân cô gái lại đem đến rất nhiều mắc mứu và khó khăn cho vụ án. Bởi lẽ, trong các loại giấy tờ tùy thân, cô gái mang tên một người đàn ông và giới tính là... nam.

    Thừa nhận với công an, cô gái cho biết, mấy năm trước, cô đi giải phẫu giới tính để trở thành con gái. Và hiện nay, tất cả các bộ phận trên cơ thể cô là phụ nữ. Như vậy, việc xâm hại đến tính dục ngoài ý muốn của cô do nhóm của Tình gây ra là đã phạm vào tội hiếp dâm. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý vụ án, các cơ quan tố tụng TP.Đồng Hới có nhiều tranh cãi. Cả cơ quan công an và viện kiểm sát đều không thống nhất được phương án xử lý nên chuyển vụ việc lên cấp tỉnh. Thế rồi, cũng vì những tranh luận đó, vụ án đến nay gần 5 năm vẫn chưa có câu trả lời. Hai luồng ý kiến trái ngược nhau được xác định là một bên cho rằng, khách thể của tội hiếp dâm chỉ có thể là phụ nữ. Đàn ông không thể hiếp dâm nhau nên Tình và nhóm bạn đã không xâm phạm đến khách thể của tội phạm và hình phạt này nên không phạm tội. Mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng, hành vi của Tình và nhóm bạn đã là hiếp dâm vì đã dùng số đông, dùng vũ lực buộc nạn nhân giao cấu ngoài ý muốn nên đã phạm tội.

    Không xử sẽ gây thiệt thòi cho người đồng tính

    Trao đổi với phóng viên về vụ án trên, luật sư Nguyễn Đình Hải, Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai cho rằng, vụ án hoàn toàn được xét xử bình thường mà không phải suy tư gì. Bởi lẽ các bị can đã nhầm đối tượng, trong khi hành vi hiếp dâm đã xảy ra. Trong ý chí chủ quan của các bị can đã xác định nạn nhân là nữ nên mới hiếp. Và trớ trêu là “thay phiên nhau” hãm hiếp, tức là quyết tâm thực hiện đến cùng hành vi phạm tội. “Tôi nói nhầm đối tượng cũng phải chịu hình phạt của pháp luật như thường là vì giả sử một kẻ thủ ác đâm dao vào xác chết với mục đích giết người. Dù anh ta không biết người xấu số đã qua đời thì vẫn phải mang tội giết người. Tương tự vậy, ở đây, dù không biết cô gái là đàn ông chuyển giới, nhóm thanh niên đã giao cấu với nạn nhân ngoài ý muốn là đã hiếp dâm. Ở đây không có lấn cấn nào để cơ quan tố tụng lúng túng”, luật sư Hải nói.

    Đồng quan điểm, một kiểm sát viên trung cấp cho biết thêm, khi cơ quan điều tra lấy toàn bộ lời khai của các bên. Trong quá trình điều tra còn nhờ thêm một cơ quan giám định về cơ thể của nạn nhân để xác định giới tính thì hoàn toàn có thể hoàn thành kết luận điều tra để viện kiểm sát truy tố ra tòa xét xử. “Luật Việt Nam chưa công nhận người chuyển giới, nhưng bằng kinh nghiệm của mình, tôi nghĩ cơ quan giám định có thể hỗ trợ chứng cứ chắc chắn hơn cho tòa, như giám định cơ quan sinh dục của nạn nhân có phải là nữ hay không... Ngoài ra, việc giao cấu của các bị can là đã rõ”, vị kiểm sát viên này nói.

    Đem câu chuyện trao đổi với các bạn trẻ đồng tính, chúng tôi nhận được khá nhiều bức xúc. Bạn T, một người đồng tính nam, nhà ở quận 3 cho biết, hiện nay người đồng tính đang dần bớt đi sự mặc cảm do bị kỳ thị. Tuy vậy, khi họ đi chuyển giới thì gần như đã đứng ngoài vòng pháp luật. Do đó họ thiếu luôn sự bảo vệ của pháp luật cho những quyền lợi của mình. Khi chuyển đổi giới tính, giấy tờ hành chính của người chuyển giới vẫn ghi giới tính cũ. Muốn đổi tên hay đổi giới tính trên giấy tờ tùy thân là một việc cực nhọc và trần thân lắm lắm. “Khi mang giới tính nam, nhưng thực tế đã là một cô gái, chúng tôi sẽ chịu nhiều rủi ro như bị hiếp dâm chẳng hạn. Hoặc những kẻ xấu biết kẽ hở này của pháp luật mà lợi dụng thì chúng tôi khó có thể bảo vệ được cho mình. Tôi nghe nói tháng 10 tới, Quốc hội sẽ nghe ý kiến đại biểu về luật cho người đồng tính, kết hôn đồng tính... Tôi hy vọng khi đó, cộng đồng đồng tính sẽ được sống thực với giới tính của mình”, T nói. Theo bạn T, hiện nay cộng đồng người đồng tính tại Việt Nam có khoảng 5 triệu thành viên. Thực tế con số này cao hơn vì người đồng tính không muốn công khai xu hướng tính dục của mình. Nếu luật pháp hình sự cón nhiều kẽ hở như thế này thì không chỉ chuyện của cô gái ở Quảng Bình mà sẽ còn nhiều trường hợp khác tương tự.

    Theo các quy định của pháp luật mà cụ thể là Điều 111 Bộ luật Hình sự thì Tình và hai người bạn kia đã phạm vào tội hiếp dâm. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, nhân thân cô gái lại đem đến rất nhiều mắc mứu và khó khăn cho vụ án. Bởi lẽ, trong các loại giấy tờ tùy thân, cô gái mang tên một người đàn ông và giới tính là... nam.

    Thieugia Theo Internet
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #7
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường có thể bị phạt tù 20 năm

    Với việc thay đổi đề nghị truy tố của cơ quan điều tra theo khoản nặng hơn, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường sẽ đối diện với 20 năm tù, thay vì 10 năm như trước. Ngày 29/8, Cơ quan cảnh sát điều tra công an Hà Nội thông báo đã hoàn tất điều tra bổ sung vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường theo đề nghị của TAND Hà Nội.

    Cơ quan công an đề nghị VKS truy tố bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, giám đốc Trung tâm thẩm mỹ viện Cát Tường theo hai tội danh Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế; Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt; Đào Quang Khánh tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt và Trộm cắp tài sản.


    Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường và nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh tại phiên xử ngày 14/4.

    Ông Nguyễn Anh Thơm, Đoàn Luật sư Hà Nội, người bảo vệ quyền và lợi ích cho Khánh cho biết, trong kết luận lần này, cơ quan điều tra đã đề nghị truy tố bác sĩ Tường theo Điều 242 về quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác và khoản 2, Điều 246 về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt; Khánh bị đề nghị truy tố theo ở khoản 2 của Điều 246 này. Với đề nghị này, bác sĩ Tường sẽ phải đối diện với mức án 20 năm tù cho cả hai tội danh; Khánh 8 năm tổng cộng hai tội.

    Trong ngày 29/8, đại diện gia đình bị hại Lê Thị Thanh Huyền cũng được mời lên trụ sở để cơ quan công an thông báo kết luận bổ sung. Phía gia đình chưa có ý kiến gì về kết luận mới này.

    Hơn 4 tháng trước, ngày 14/4, TAND Hà Nội đã mở phiên xét xử hai bị cáo trên. Trong quá trình thẩm vấn, có một số vấn đề phát sinh về chuyên môn mà HĐXX cần làm rõ nên đã dừng phiên toà, trả hồ sơ cho VKS và cơ quan cảnh sát điều tra bổ sung.

    Liên quan đến nạn nhân, sau gần 9 tháng từ khi đến trung tâm thẩm mỹ viện Cát Tường phẫu thuật nâng ngực, khiến tử vong, ngày 18/7, một phần thi thể của chị Huyền được tìm thấy ở khu vực bến đò Văn Đức, huyện Gia Lâm. Với đề nghị của gia đình, cơ quan chức năng đã lấy mẫu vật từ người thân, giám định và kết luận phần thi thể trên là của chị Huyền. Ngay sau đó, người thân chị Huyền đã đến nơi chôn cất tạm phần thi thể để làm các nghi lễ tâm linh.

    Bà Nguyễn Thị Hiền, mẹ đẻ của chị Huyền cho biết, gia đình đã hai lần đề nghị cơ quan công an tiếp tục giám định nghi vấn trên người nạn nhân có xi măng. Hiện cảnh sát chưa công bố kết quả về nghi vấn này cũng như nguyên nhân tử vong của nạn nhân.

    <><><><>><><><><><>
    Điều 242. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác:
    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ bảy năm đến mười lăm năm.

    Điều 246. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt:
    2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản:
    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    Việt Dũng
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  8. #8
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Gây thương tích thế nào thì bị đi tù?

    Trong lúc xích mích với hàng xóm, con trai tôi cầm dao gây thương tật 5% cho người này. Xin hỏi con tôi có phải đi tù không?

    Con tôi 23 tuổi, có công việc ổn định tại một cơ quan nhà nước, nhân thân tốt, nhiều năm được cơ quan khen thưởng. Tuy nhiên trong một lần cãi nhau với hàng xóm, cháu đã dùng dao gây thương tích cho người này. Kết luận giám định cho thấy người hàng xóm bị thương tật với tỷ lệ 5%. Hành vi của con tôi có vi phạm pháp luật hình sự không? Có văn bản nào quy định con dao mổ lợn của nhà tôi là hung khí nguy hiểm không?

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Nguyễn Văn Tư

    <><><><><????><><><><>

    Trả Lời:

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân."

    Trường hợp anh bạn có thể bị khởi tố theo khoản 1. Việc có bị đi tù hay án treo còn phụ thuộc tính chất, mức độ của vụ việc.

    Theo VnExpress

  9. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Có bắt buộc phải đến làm việc khi công an gửi giấy mời


    Bạn Nguyễn Hoàng Long hỏi: Tôi liên quan một vụ án hình sự và công an gửi giấy mới đến làm việc. Tuy nhiên, thời gian hẹn trùng với chuyến công tác quan trọng của tôi. Nếu tôi không đến có vi phạm pháp luật không?

    Trả lời:

    Hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc công dân khi nhận được “giấy mời” của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan công an nói riêng thì bắt buộc phải có mặt theo yêu cầu.

    Tuy nhiên như trình bày, bạn là người có liên quan đến một vụ án hình sự và cơ quan công an đã gửi giấy mời đến phối hợp cung cấp thông tin để điều tra vụ án thì bạn cần đến để hợp tác điều tra vụ việc. Trong trường hợp bạn không thể đến theo đúng thời gian ghi trong giấy mời có thể làm đơn nêu lý do vắng mặt gửi lên cơ quan công an. Trong thời gian gần nhất bạn cần đến cơ quan công an đã gửi giấy mời để phối hợp cùng cơ quan này làm rõ vụ việc, cũng như nắm được mình có liên quan như thế nào trong vụ án.

    Bạn cũng cần lưu ý, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ tố tụng (bắt buộc) đối với các đối tượng sau:

    - Bị can: phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát (theo khoản 3 Điều 49).

    - Bị cáo: phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án (theo khoản 3 Điều 50).

    - Người bị hại: là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án (theo Điều 51).

    - Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại (theo khoản 3 Điều 52).

    - Bị đơn dân sự: là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. (theo khoản 3 Điều 53).

    - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình (theo khoản 2 Điều 54).


    - Người làm chứng: người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng. Người làm chứng có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án (theo khoản 4 Điều 55).

    Trong trường hợp người làm chứng đã được cơ quan điều tra, viện kiểm sát triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố thì cơ quan đã triệu tập người làm chứng có thể ra quyết định dẫn giải (theo khoản 1 Điều 134).

    Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  10. #10
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Công an được bắt người khi nào


    Bạn Lan Hiên hỏi: Tôi muốn biết tạm giam và tạm giữ khác nhau thế nào? Bắt khẩn cấp là gì? Một người có hành vi như thế nào thì sẽ bị bắt?

    Trả lời: Hiến pháp quy định: "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định".

    Những trường hợp công an được phép bắt người bao gồm:

    - Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

    - Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

    - Bắt người phạm tội quả tang

    - Bắt người phạm tội đang bị truy nã

    Cụ thể: bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

    Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc sau khi thực hiện tội phạm người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

    Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt;

    Bắt người phạm tội đang bị truy nã là bắt người phạm tội đang lẩn trốn nếu đã có lệnh truy nã của cơ quan điều tra.

    Với người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, người dân cũng có quyền bắt người. Khi bắt, người dân có quyền tước vũ khí, hung khí, giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc uỷ ban nhân dân nơi gần nhất.

    Theo Khoản 2, 3 Điều 80 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003, những trường hợp sau, công an phải có lệnh bắt mới được phép bắt người:

    - Bắt bị can, bị cáo

    - Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

    Lệnh bắt người phải có: ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt; chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

    Khi thực hiện lệnh bắt, người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt. Phải có đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc và người láng giềng chứng kiến.

    Khác với lệnh bắt bị can, bị cáo, lệnh bắt khẩn cấp không cần có Viện kiểm sát phê chuẩn. Tuy vậy, trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp sau đó phải được báo ngay cho Viện kiểm sát bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.

    Việc bắt người không được thực hiện vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

    Theo quy định tại Điều 84 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003:

    1. Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.

    Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.

    Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.

    Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu của người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.


    Long đầu trảm, hổ đầu trảm và cẩu đầu trảm

    2. Khi giao và nhận người bị bắt, hai bên giao và nhận phải lập biên bản.

    Ngoài những điểm đã quy định tại khoản 1 Điều này, biên bản giao nhận còn phải ghi rõ việc bàn giao các biên bản lấy lời khai, đồ vật, tài liệu đã thu thập được, tình trạng sức khoẻ của người bị bắt và mọi tình tiết xảy ra lúc giao nhận.

    Việc bắt người để tạm giữ và tạm giam cũng khác nhau.

    Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định về tạm giữ:

    1. Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

    2. Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ.

    Người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

    3. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

    Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.

    Điều 87 bộ luật trên quy định Thời hạn tạm giữ:

    1. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

    2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.


    3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

    4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

    Việc tạm giam quy định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

    1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:

    a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;

    b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

    2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:

    a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;

    b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;

    c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

    Luật sư Trần Đức Hoàng

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •