Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 10

Chủ đề: Dịch cân kinh

  1. #1
    AnhSang1989
    Guest

    Dịch cân kinh

    12 THỨC DỊCH CÂN KINH THIẾU LÂM ĐẠT MA

    Giới Thiệu

    Hiện nay, công pháp Dịch Cân Kinh gắn với phái Thiếu Lâm là phổ biến rộng rãi nhất trong võ lâm, như “Dịch Cân Kinh Thiếu Lâm Đạt Ma”, Dịch Cân Kinh Thiếu Lâm Vi Đà”, “Dịch Cân Kinh Thiếu Lâm La Hán”, Dịch Cân Kinh Thiếu Lâm Kim Cương”,… Có thể nói rằng luyện pháp của Dịch Cân Kinh rất đa dạng và phong phú, muôn hình muôn vẻ. Đi ngược dòng lịch sử, đa phần đều cho rằng Dịch Cân Kinh là dịch truyền của Thiếu Lâm, song đâu mới là dòng truyền thừa chân thực, hiện vẫn chưa được kiểm chứng.

    Cuốn sách này một lần nữa trình bày và giải thích về công pháp Dịch Cân Kinh dựa vào hình vẽ và khẩu quyết trong bản khắc gỗ từ thời Thanh. Phần khẩu quyết được rút ra từ sách cổ, trong đó đa phần là lời lẽ của người xưa, có phần khô khan khó hiểu, nên đã kèm thêm phần dịch nghĩa ở bên dưới, nhờ đó bạn đọc có thể hiểu được dễ dàng hơn.

    Tổng Ca

    Đạt Ma diện bích tu thiền định,
    Tăng chúng thần mị căn duyên thiển.
    Sáng đắc dịch cân đạo chi thể,
    Kiện thân khử bệnh kiêm diên niên
    Mật truyền công phu thế hi hữu,
    Thiếu Lâm công pháp càng chân ngôn.
    Cao cảnh phi thị nhất nhật sự,
    Cần học khổ luyện bất phạ nan.


    Dịch nghĩa

    Đạt Ma quay mặt vào bức vách tu thiền định,
    Tăng chúng thần trí tối tăm căn duyên nông cạn.
    Sáng tạo nên Dịch Cân dẫn dắt cơ thể và tay chân,
    Khiến cơ thể mạnh khỏe, trừ bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
    Công phu mật truyền hiếm thấy trên đời,
    Tông pháp thiếu lâm ẩn tàng chân lý.
    Không thể đạt đến trình độ cao trong một vài ngày,
    Cần luyện tập chăm chỉ, không sợ gian khổ.
    ------------------------------------------------------------------
    Phụ Lục

    Đạt Ma Đại Sư Dịch Cân Kinh tinh luận

    Phật tổ nói rằng, muốn chứng ngộ chính quả, phải có hai cơ sở: thứ nhất là thanh hư, thứ hai là thoát hoán, thoát hoán sẽ không có ngại. Không chướng không ngại, mới có thể nhập định xuất định. Biết được điều này sẽ có được cơ sở để tu hành. Gọi là thanh hư, tức là tẩy tủy; gọi là thoát hoán, tức là Dịch Cân.

    Tẩy tủy, có nghĩa là con người sinh ra mối cảm từ tình dục, nên phải sinh ra cái thân hữu hình, mà tạng phủ hình hài đều bị nhiễm ô uế, cần phải tẩy rửa tịnh trừ, không để lại một chút tì vết chướng ngại, mới có thể siêu phàm nhập thánh, nếu không theo đó, thì sẽ không có cơ sở để tu hành. Gọi là tẩy tủy, tức là thanh lọc bên trong ; gọi là Dịch Cân, tức là làm mạnh mẽ bề ngoài, Nếu như có thể bên trong thanh tịnh, bên ngoài kiên cố, muốn sống thọ là chuyện hết sức dễ dàng, sao phải lo không thành tựu?

    Lại nói về Dịch Cân, tức là gân cốt trong cơ thể người có được từ bào thai, có người gân chùng, có người gân co cứng, có người gân nhão, có người gân yếu, có người gân rút, có người gân khỏe, có người gân duỗi, có người gân mạnh mẽ, có người gân hài hòa, không ai giống ai, đều là do bẩm thụ từ bào thai. Gân chùng thì bệnh, gân co cứng thì gầy, gân nhão thì người co quắp, gân yếu thì người uể oải, gân co rút thì người chết, gân khỏe thì người mạnh mẽ, gân duỗi thì người dài, gân mạnh thì người cương cường, gân hòa thì người khỏe. Nếu một người bên trong không thanh hư mà có chướng, bên ngoài không mạnh mẽ mà có ngại, làm sao có thể nhập đạo được? Nên muốn nhập đạo, trước nhất cần phải Dịch Cân để cơ thể kiên cường, làm mạnh mẽ bên trong để trợ giúp bên ngoài. Nếu không, đừng mong thành đạo.

    Gọi là Dịch Cân, “Dịch” có ý nghĩa thật lớn lao thay. Dịch là đạo lý của âm dương, “Dịch” tức là biến hóa. Sự biến hóa của “Dịch”, tuy ở âm dương, nhưng sự biến hóa của âm dương, lại ở chỗ con người. Vờn nhật nguyệt ở trong bình, bắt âm dương trên bàn tay. Nên hai thứ đó là ở con người, không gì không thể thay đổi. Cho nên thay đổi hư và thực, cương và như, tĩnh và động. Về cao thấp thì thay đổi lên xuống, về trước sau thì thay đổi nhanh chậm, về thuận nghịch thì thay đổi qua lại, nguy thì đổi thành an, loạn thì đổi thành trị, họa thì đổi thành phúc, mất thì đổi thành còn, khí số có thể thay đổi mà vãn hồi, trời đất có thể thay đổi mà lật ngược, có điều gì không phải là công lao của “Dịch”.


    Còn “Cân”, tức gân, là kinh lạc trong cơ thể. Bên ngoài xương khớp, bên trong cơ thịt, tứ chi xương cốt, không nơi nào không có gân, kết nối toàn thân, thông suốt huyết mạch, là sự thể hiện bên ngoài của tinh thần. Như con người, vai có thể vác, tay có thể cầm, chân có thể đi, cả cơ thể hoạt bát linh động, tức là do có gân níu giữ. Làm sao có thể để nó chùng, co, nhão, yếu được! Mà bệnh, gầy, co quắp, uể oải làm sao có thể cho nhập đạo được. Phật Tổ dùng phương pháp xoay vần, khiến cho gân co rút thành thư thái, gân yếu thành mạnh mẽ, gân chùng thành hòa hoãn, gân co rút thành duỗi dài, gân nhão thành mạnh mẽ. Như vậy, cái thân yếu ớt như bông như bùn, cũng có thể thanh sắt thành đá, có gì không phải là công lao của dịch! Thân khỏe mạnh là cơ sở của thánh, đó là một mối vậy. Bởi vậy âm dương nằm trong tay con người, mà âm dương không thể tự là âm dương nữa. Con người thành tựu cho con người, mà con người đừng nên bị âm dương thao túng. Mang cái thân khí huyết, mà thay bằng cái thân vàng đá. Trong không chướng, ngoài không ngại, mới có thể nhập định, đắc định được. Mà công phu này cũng không đơn giản. Công phu có tầng thứ, phương pháp có nội ngoại, khí có vận dụng, hành có đi dừng, cho đến thuốc thang, đồ vật, khí hậu, năm tháng, ăn uống, đi ở, trước sau đều có chứng nghiệm. Nhập vào cửa này, trước hết phải xây dựng niềm tin, tiếp đến xây dựng thành tâm, dũng cảm kiên trì tinh tiến, thực hành đúng phương pháp không trể nải, tự nhiên sẽ có thể sánh ngang cùng bậc thánh.


    Bài luận trên là do Đại Sư Đạt Ma viết ra, giảng giải về ý nghĩa của “Dịch Cân”, nên dịch từ nguyên văn không thêm bớt.
    Lần sửa cuối bởi fangzi; 03-01-2014 lúc 04:47 PM

  2. The Following User Says Thank You to AnhSang1989 For This Useful Post:

    thieugia (17-12-2012)

  3. #2
    AnhSang1989
    Guest
    PHẦN THỰC HÀNH 12 THỨC DỊCH CÂN KINH


    1.VI ĐÀ HIẾN CHỬ 1(VI ĐÀ DÂNG CHÙY)

    Khẩu quyết

    Lập thân kỳ chính trực,
    Hoài củng thủ đương hung.
    Khí định thần giai liễm
    Tâm thần mạo diệc cung.

    Dịch nghĩa

    Người ngay ngắn, đứng thẳng,
    Vòng tay ngang trước ngực
    Khí định, thần thu lại
    Cung kính lại thành tâm.

    Luyện pháp

    Vi Đà là thần bảo vệ trong Phật giáo, tương truyền ông là vị thần có sức mạnh khác thường. Chử là chùy, tức binh khí mà Vi Đà thường xuyên sử dụng. Ba thế đầu của bộ công pháp này chủ yếu nhấn mạnh vào hành động cung kính, trang nghiêm của Vi Đà khi dâng chùy (hiến chử) lên Phật tổ.

    Đứng thẳng, hai chân khép lại một cách tự nhiên, toàn thân thả lỏng, đầu ngửa lên, hai mắt khép hờ, lưỡi chạm nhẹ hàm trên; hai cánh tay hơi gập khuỷu, buông dọc cơ thể, các ngón tay hơi gập lại, chạm nhẹ vào mặt ngoài hai bên đùi, bụng hơi thu lại, đầu gối thả lỏng. Đây chính là ý nghĩa của câu “người ngay ngắn, đứng thẳng”. Sau đó, hô hấp ngược bằng bụng, đếm nhẩm 12-24 lần (hình 1-1).



    Hình 1.1 Dự bị thức.
    Chân trái bước sang trái một bước, khoảng cách giữa hai chân bằng vai. Người thả lỏng, hai tay buông thỏng tự nhiên. Hai bàn tay từ phía dưới lật vào phía trong rồi từ từ nâng cánh tay lên ngang ngực, cần chú ý để các ngón tay chạm vào nhau, hai cánh tay tự khắc sẽ hình thành nên thế “ôm vòng”, lòng bàn tay hướng vào trong. Lúc này cũng hít một hơi sâu, nên mang nghĩa thông khí tới hai cánh tay, bàn tay và ngón tay, đây chính là ý nghĩa của câu “vòng tay ngang trước ngực” (cung thủ đương hung) (Hình 1-2)..


    Vi Đà Hiến Chử 1 hay Cung thủ đương hung.


    Có thể vận dụng "Cung thủ đương hung" ở tư thế mã bộ để tăng cường sức trụ của chân (hình. 1.3)


    Vi Đà hiến chử hay "Cung thủ đương hung" (nhìn ngang hình 1-4).
    Tiếp đến, thu hai tay về phía trước ngực, tới vị trí huyệt Thiên Đột, lật úp lòng bàn tay xuống. Hít khí xuống, đồng thời áp hai bàn tay xuống trước Đan Điền, sau đó thở ra (hình 1-5)

    Huyệt Lao Cung của tay trái chạm sát Đan Điền, tay phải đặt lên mu bàn tay trái, giữ nguyên tư thế này 3-5 phút (hình 1-6). Khi thấy Đan Điền nóng lên, miệng tiết nước bọt thì nuốt nước bọt xuống, chính là để đưa khí vào Đan Điền, hô hấp ngược bằng bụng 12 – 24 lần, đây chính là ý nghĩa của câu “khí định thần thu lại, cung kính lại thành tâm”.

    2.VI ĐÀ HIẾN CHỬ 2 (VI ĐÀ DÂNG CHÙY)

    Khẩu quyết

    Túc chỉ trụ địa,
    Lưỡng thủ bình khai.
    Tâm bình khí tĩnh,
    Mục trừng khẩu ngai.



    Dịch nghĩa
    Ngón chân bám đất,
    Hai tay dang ngang.
    Bình tâm tĩnh khí,
    Miệng khép, mắt trừng.

    Luyện pháp
    Tiếp tục tư thế trên, hai tay thả lỏng tự nhiên, hít vào, ấn mạnh hai bàn tay xuống phía dưới tới xương hông thì dừng lại, sau đó thở ra (hình 1-7). Tiếp đến, hai tay đồng thời lật úp vào trong, kết hợp với hít vào, nâng từ vùng bụng dưới lên tới ngực trước (hình 1-8). Sau đó, xoay hai cẳng tay vào trong, dựng hai bàn tay lên, cách ngón tay hướng lên trên, lòng bàn tay đối xứng nhau, cách nhau khoảng 10cm, vừa thở ra, vừa lật bàn tay từ trong ra ngoài, lúc này bàn tay ở tư thế dựng đứng, các ngón tay hướng lên trên, lòng bàn tay hướng về phía trước (hình 1-9).


    Tiếp đến, kết hợp với hít thở, vận lực vào hai bàn tay rồi từ từ đẩy ra phía trước cho tới khi hai cánh tay cao ngang bằng vai (hình 1-10). Sau khi thở ra thì tiếp tục hít vào, cùng lúc này đưa hai tay sang hai bên, rồi từ từ duỗi thẳng hai cánh tay, lòng bàn tay hướng xuống dưới, cho tới khi hai cánh tay nằm trên cùng một đường thẳng với vai thì dừng lại (hình 1-11). Nín thở, dựng hai bàn tay lên, hai mắt mở to, nhìn trừng trừng về phía trước, đồng thời nhấc gót chân lên, sao cho nửa bàn chân trước hoặc mũi chân chống xuống nền đất (người mới học chống bằng nửa bàn chân trước), đầu gối thẳng đứng, hai bàn tay dồn lực về hai bên trái phải (hình 1-12). Hô hấp ngược bằng bụng 12-24 lần, sau đó hạ gót chân xuống, hai bàn tay cũng hạ xuống, hít thở đều, điều tâm tĩnh khí.

    3.VI ĐÀ HIẾN CHỬ 3 (VI ĐÀ DÂNG CHÙY)

    Khẩu quyết

    Chưởng thách thiên môn mục thượng quan,
    Cước tiêm trước địa lập thân đoan.
    Lực chu thoái hiếp hồn như thực,
    Giảo khẩn nha quan bất phóng khoan
    Thiệu khả sinh tân tương ngạc để,
    Tị năng điều tức giác tâm an.
    Lưỡng quyền hoãn hoãn thu hồi xứa,
    Dụng lực hoàn tương gia trọng lai.

    Dịch nghĩa

    Tay đỡ trời xanh, mắt nhìn lên,
    Mũi chân chống đắt, thân đứng nghiêm.
    Lực qua chân, sườn, đứng bất động,
    Hàm răng cắn chặt không được buông.
    Lưỡi tiết nước bọt chạm ngạc trên,
    Thở đều bằng mũi, điều tâm yên.
    Hai quyền từ từ thu trở lại,
    Dồn sức như nâng vật nặng nề.

    Luyện pháp

    Hai bàn tay úp vào phía trong để ở trước Đan Điền (hình 1-13).Cùng với động tác hít vào, nâng tay lên phía trước ngực, các ngón tay đối diện nhau, tiếp đến lật bàn tay từ trong ra ngoài, khiến lòng bàn tay ngửa lên trên, các ngón tay đối diện nhau, trông như đang đỡ vật nặng, rối từ từ nâng lên cao phía trên đỉnh đầu, đầu cũng ngửa ra sau nhìn theo (hình 1-14). Sau khi thở ra, xoay hai cánh tay vào trong, cổ tay cũng xoay theo đó khiến lòng bàn tay hướng xuống dưới, hai mắt nhìn theo huyệt Lao Cung, răng cắn chặt, nhấc gót chân lên, dồn toàn bộ lực cơ thể xuống nửa bàn chân phía trước, cơ thể giữ nguyên, không được chuyển động, đầu lưỡi chạm hàm trên, hít thở đều bằng mũi, thực hiện hô hấp ngược bằng bụng 12-24 lần (hình 1-15).

    Sau khi đã hít thở đủ số lần, nắm chặt hai bàn tay lại, cùng với động tác hít vào, từ từ hạ nắm tay xuống ngang thắt lưng, lúc này gót chân cũng tiếp đất, nâng khuỷu tay lên trên, nách và sườn gồng mạnh, giống như đang kẹp chặt một đồ vật nặng. Hai nắm tay cách thắt lưng khoảng 10cm, kết hợp hít thở, mỗi khi hít vào, là một lần gồng căng hai nách, sườn, làm tổng cộng 49 thì dừng lại (hình 1-16). Sau đó thả lỏng tay, thả lỏng cơ thể, hít thở tự nhiên, đây chính là luyện pháp trong hai câu khẩu quyết sau cùng.

    4.TRÍCH TINH HOÁN ĐẨU (HÁI SAO ĐỔI VỊ)

    Khẩu quyết

    Chi thủ kình thiên chưởng lý đầu,
    Cánh tùng chưởng nội chú song mâu.
    Tị đoan hấp khí tần điều tức,
    Dụng lực thu hồi tả hữu mâu.

    Dịch nghĩa

    Tay giơ lên trời, tay úp đầu,
    Hai mắt nhìn vào lòng bàn tay.
    Mũi hít thở điều hòa liên tục,
    Gắng sức thu về, lại đổi tay.

    Luyện pháp

    Tư thế này mang nghĩa “hái sao từ trên trời xuống”, khi đưa hai tay lên “hái sao”, cơ thể phải vươn cao, nhấc gót chân lên, cần có cảm giác giống như là sau khi đã nắm được sao thì gắng hết sức hái nó xuống. Lật mu bàn tay trái xuống, để mu bàn tay sát vào huyệt Mệnh Môn ngang thắt lưng, bàn tay phải dừng tại phía trước Đan Điền vùng bụng dưới (hình 1-17). Cùng với hít vào, từ từ đưa bàn tay phải qua mé trái rồi đưa lên cao, lòng bàn tay hướng xuống dưới; tay trái đưa về phía sau, bàn tay trái di chuyển lên phía trên, ép sát mu bàn tay vào huyệt Giáp Tích bên phải, mặt ngửa lên trên, mắt nhìn vào lòng bàn tay (hình 1-18 là động tác nhìn từ phía sau lưng). Nín thở, nhấc gót chân lên, dồn toàn bộ lực ở cơ thể xuống hai nữa trước của bàn chân, cùng lúc này nắm chặt hai bàn tay, sao cho có cảm giác như đang kéo một vật nào đó xuống dưới, nửa trước của hai bàn chân có tác dụng chống đỡ cơ thể (hình 1-19 là động tác nhìn từ phía sau lưng). Sau đó thả lỏng cơ thể, thở ra, đổi tay, thao tác tương tự như bên tay phải (hình 1-20, 1-21, 1-22). Lần lượt đổi bên, làm vậy 2-4 lần, sau đó hạ hai tay xuống, để huyệt Lao Cung bên tay trái áp sát Đan Điền, để huyệt Lao Cung bên tay phải chạm vào mu bàn tay trái, điều hòa bằng cách hô hấp ngược bằng bụng 12-24 lần (hình 1-23).

    Còn nữa...
    Lần sửa cuối bởi fangzi; 03-01-2014 lúc 04:41 PM

  4. The Following User Says Thank You to AnhSang1989 For This Useful Post:

    thieugia (17-12-2012)

  5. #3
    AnhSang1989
    Guest

    Dịch Cân Kinh

    5.ĐẢO DUỆ CỬU NGƯU VĨ (KÉO NGƯỢC ĐUỔI CHÍN TRÂU)


    Khẩu quyết

    Lưỡng thoái hậu thân tiền khuất,
    Tiểu phúc vận khí không tùng.
    Dụng lực tại vu lưỡng bạng,
    Quan quyền tu chú song đồng.

    Dịch nghĩa

    Hai chân sau duỗi trước gập,
    Bụng dưới vận khí thảnh thơi.
    Sức mạnh dồn vào hai vai,
    Mắt nhìn vào hai nắm đấm.

    Luyện pháp

    Tên gọi của tư thế nay nghĩa là kéo ngược đuôi của chín con trâu. “Duệ” là kéo, sức mạnh của 9 con trâu là rất lớn, không kéo được thì phải quay lưng lại phía trâu, dùng tay nắm chặt 9 chiếc đuôi trâu rồi gồng mình kéo đi. Hít thở đều, đồng thời ấn hai tay xuống đến phía dưới xương hông (hình 1-24). Xoay thân trên về phía bên phải, chân phải bước lên phía trước nữa bước, hai bàn tay nắm quyền, cong khuỷu tay bên trái, rồi giơ nắm đấm về phía trước sang phải, tới vị trí ngang bằng với hai mắt thì dừng lại; tay phải di chuyển ra sau mông, hướng về phía gót chân phải, cách huyệt Hoàn Khiêu khoảng 15cm, giữ nguyên tư thế, sau đó hít vào bằng mũi, đồng thời từ từ duỗi thẳng chân phải; tay phải và thân trên di chuyển từ từ ra phía sau, đầu gối chân trái gập lại tự nhiên, hình thành thế hữu cao hư bộ (hình 1-25). Sau đó thở ra, đồng thời gập đầu gối bên phải, tay trái và thân trên cùng di chuyển về phía trước, chân trái duỗi thẳng, ngón chân trái tiếp đất, gồng căng hai cánh tay và siết chặt hai nắm quyền, mắt nhìn vào mắt quyền bên trái. Cứ thở ra rồi lại hít vào đủ 12 lần thì hoàn thành (hình 1-26).

    Đổi bên, quay thân trên về phía bên trái, khi đưa quyền phải lên đến khi mắt quyền ngang hai mắt thì gập chân trái, duỗi chân phải, tiến hành tương tự như với bên phải, duy có hướng là ngược lại, tập đủ 12 lần hít thở thì hoàn thành (hình 1-27, 1-28).

    6.XUẤT TRẢO LƯỢNG XÍ (GIƯƠNG VUỐT GIƠ TAY)


    Khẩu quyết

    Đĩnh thân kiêm nộ mục,
    Thôi thủ hướng đương tiền.
    Dụng lực thu hồi xứ,
    Công tu thất thứ toàn.


    Dịch nghĩa
    Người thẳng, mắt mở lớn,
    Đẩy tay hướng về trước.
    Dồn sức lại thu về,
    Luyện Công đủ bảy lượt.

    Luyện pháp

    Tên chiêu thức này là “Giương vuốt xòe cánh”. “Giương vuốt” ở đây là giơ nắm đấm về phía trước; “xòe cánh” nghĩa là duỗi thẳng hai cánh tay sang ngang. Khi thực hiện động tác, cùng với việc hít vào, nâng hai tay lên tới hai bên sườn thì nắm hai bàn tay lại, nín thở, tập trung lực vào toàn bộ cơ thể, gồng hai nách lên, sau khoảng 1 phút thì thả lỏng bàn tay, thở ra (hình 1-29). Sau đó hít vào, cùng với đó lật bàn tay từ trong hướng ra ngoài, rồi dựng thẳng hai bàn tay lên, các ngón tay hướng lên trên, lòng bàn tay ở phía trước, huyệt Lao Cung thu lại (hình 1-30). Tiếp đến đứng thẳng, cổ ngay ngắn, hơi gập mười ngón tay lại, dồn lực vào hai bàn tay, bắt đầu thở ra, cùng với đó từ từ đẩy hai bàn tay về phía trước giống như đang đẩy một vật rất nặng, đẩy cho tới khi hai cánh tay ngang bằng với vai thì dừng lại; lúc này khép chặt hàm răng, ánh mắt đầy uy lực, nhìn thẳng về phía trước (hình 1-31).Tiếp tục hít vào, đồng thời đó từ từ đưa tay về chỗ cũ như hình 1-30, làm lại động tác này 7 lần, rồi hạ hai tay xuống. Bình tâm, điều hòa hơi thở, khép hờ hai mắt, hít một hơi thật sâu bằng mũi, đồng thời dang hai tay sang hai bên, từ từ đưa lên cao, tới vị trí ngang tới đầu thì lật úp cổ tay, ấn xuống dọc theo đường mạch Nhâm, khi bàn tay tới trước ngực cũng là lúc đã hít được đầy khí, cùng với động tác ấn tay xuống để đưa khí vào bụng; khi hai tay tới vị trí phía dưới xương hông thì thở ra (hình 1-32 tới hình 1-35).

    7.CỬU QUỶ BẠT MÃ ĐAO (CHÍN QUỶ RÚT MÃ ĐAO)


    Khẩu quyết

    Trắc thủ loan quăng,
    Bao đỉnh cập hạng
    Tự đầu thu hồi,
    Bất hiềm lực mãnh.
    Tả hữ tương luân
    Thân trực khí tĩnh.

    Dịch nghĩa

    Nghiêng đầu, gập khuỷu,
    Ôm đầu và cổ.
    Từ đầu thu về,
    Cần dùng sức mạnh.
    Trái phải luân phiên,
    Thân thẳng, khí tĩnh.

    Luyện pháp

    Tên gọi của thế này là “chín quỷ rút đao”, có nghĩa là đeo chéo cây đao đằng sau lưng, rối quặt tay ra sau lưng rút đao, một tay nắm bao đao, một tay cầm chuôi đao, gắng sức rút đao ra. Gập hai khuỷu tay, nâng hai bàn tay tới vị trí ngang thắt lưng (hình 1-36). Hít vào bằng mũi, cùng với đó lật lòng bàn tay phải từ trong hướng ra ngoài, lòng bàn tay di chuyển hướng lên trên dọc theo ngực qua mặt, vòng về phía sau tai phải, khi tới vị trí cách huyệt Đại Chùy khoảng 5cm thì nắm bàn tay lại, mắt quyền đối diện với huyệt Đại Chùy; cùng lúc này, lòng bàn tay trái hướng lên trên, di chuyển về phía sau bên trái, khi tới vị trí cách huyệt Phế Du bên phải khoảng 5cm thì nắm tay lại (mắt quyền hướng về phía sau), lúc này nín thở (hình 1-37 là nhìn từ phía chính diện, hình 1-37 (1) là nhìn từ phía sau lưng). Tiếp đến, hơi quay đầu về bên trái, hai mắt nhìn chếch sang phía vai trái; lúc này tay phải giống như là đang nắm lấy chuôi đao, tay trái giống như nắm lấy bao đao; tay phải gắng sức rút đao lên phía trên, tay trái gắng sức ghì chặt bao đao xuống phía dưới, hít vào và rút đao ra khỏi vỏ, thở ra lại đút đao vào vỏ, thực hiện 12 lần như vậy thì dừng lại (hình 1-38). Sau khi tay phải thực hiện xong 12 lần rút đao, thì đổi sang tay trái, cách thức hoàn toàn giống như bên tay phải, duy có hướng là ngược lại, cũng thực hiện đủ 12 lần thì dừng lại (hình 1-39, 1-40). Sau đó thả lỏng bàn tay và cơ thể, bình tâm dưỡng khí.

    8.TAM BÀN LẠC ĐỊA (BA PHẦN HẠ THẤP)


    Khẩu quyết

    Thượng ngạc khẩn xanh thiệt,
    Trương mâu ý chú nha.
    Túc khai đốn tự cứ,
    Thủ án mãnh như nã.
    Lưỡng chưởng thiên tề khởi,
    Thiên cân trọng hữu gia.
    Trừng mục kiêm bể khẩu,
    Khởi lập cước vô tà.

    Định nghĩa

    Hàm trên tì chặt lưỡi,
    Mắt trừng cắn chặt răng.
    Dạng chân như ngồi xổm,
    Tay ấn như cầm đồ.
    Hai bàn tay cùng lật,
    Như nâng đỡ nghìn cân,
    Mắt mở to miệng ngậm,
    Đứng dậy chân không nghiêng.

    Luyện pháp

    Thế này có nghĩa ba vị trí trên, giữa và dưới của cơ thể đều hạ thấp sát mặt đất. Dồn toàn bộ trọng lực cơ thể lên các mũi chân, trong khi cơ thể giữ nguyên cố định giống như là hổ cứ long bàn. Đứng thẳng, hai chân bước sang hai bên, mũi chân hướng ra ngoài, tạo thành hình chữ bát (hình 1-41). Hít vào, đồng thời nâng hai tay lên cao dọc theo đường trung tuyến phía trước bụng , lòng bàn tay hướng xuống dưới; khi bàn tay nâng cao quá đỉnh đầu thì ngửa cổ, mắt nhìn vào lòng bàn tay (hình 1-42). Nín thở, xoay cổ tay hướng ra ngoài, gập khuỷu tay lại, tập trung sức lực vào toàn bộ cơ thể (hình 1-43). Ấn hai tay trái phải xuống phía dưới cho tới hai bên đầu gối, hai chân hơi chùng xuống tạo thành hình chữ bát nhỏ, cùng lúc này nhấc gót chân lên, các mũi chân chống đất; duỗi thẳng thắt lưng, tập trung vào Đan Điền, răng cắn chặt, mắt mở to, nhìn trừng trừng về phía trước; hai bàn tay tạo thành hình chữ bát dồn lực xuống phía dưới, sau đó bắt đầu thở ra (hình 1-44). Giữ nguyên tư thế không đổi, khi hít vào, lật bàn tay nâng lên trên (khoảng ngang bằng thắt lưng), khi thở ra, hai bàn tay lại dồn lực chống xuống dưới, cứ hít vào thở ra như vậy 49 lần thì dừng lại, hạ bàn chân tiếp đất, hai tay di chuyển từ vị trí phía dưới đầu gối tới gót chân, động tác lúc này giống như đang vớt trăng, sau đó duỗi thẳng chân, hai tay vòng phía trước Đan Điền giống như đang ôm quả bóng (hình 1-45, 1-46).

    Thả lỏng cơ thể, bình tâm tĩnh khí, hô hấp ngược bằng bụng 12-24 lần.
    Lần sửa cuối bởi fangzi; 03-01-2014 lúc 05:11 PM

  6. The Following User Says Thank You to AnhSang1989 For This Useful Post:

    thieugia (17-12-2012)

  7. #4
    AnhSang1989
    Guest
    9.THANH LONG THÁM TRẢO (RỒNG XANH GIƠ VUỐT)


    Khẩu quyết

    Thanh Long thám trảo,
    Tả tùng hữu xuất.
    Tu sĩ hiệu chi.
    Chưởng bình khí thực
    Lực chu kiên bối,
    Vi thu quá thất.
    Lưỡng mục chú bình,
    Tức điều tâm mật.


    Dịch nghĩa

    Rồng xanh giương vuốt,
    Từ trái qua phải.
    Người tu học theo,
    Tay bằng khí đủ.
    Lực đầy vai, lưng,
    Thu về qua gối.
    Hai mắt nhìn ngang,
    Thở đều, tâm tĩnh.

    Luyện pháp

    Thế này có động tác giống với rồng xanh giương vuốt trong truyền thuyết, kỳ thực đây chính là động tác dùng tay vẽ vòng tròn. Hai bàn tay nắm quyền, để phía trước thắt lưng (hình 1-47). Hít vào, cùng với đó nâng quyền phải lên vị trí phía ngoài ngực phải, mũi chân chếch ra phía ngoài, duỗi thẳng quyền phải, xoay từ phải sang trái, lòng bàn tay hướng xuống dưới, duỗi thẳng hướng sang trái, cùng với động tác hít vào, vận lực vào cánh tay phải, khiến lực dồn lên đầu ngón tay (hình 1-48). Khi đã hít vào thật sâu thì nín thở, duỗi thẳng năm ngón tay phải, khum các ngón tay lại tạo thành tư thế như đang chụp một quả bóng trong lòng bàn tay; cánh tay duỗi thẳng xuống sát phía bàn chân trái, hai đầu gối thẳng, thắt lưng gập về phía trước theo tư thế tay (hình 1-49). Khi tay phải tới mu bàn chân trái, lại tiếp tục di chuyển sang mu bàn chân phải, “vuốt phải” sau khi chạm vào cạnh ngoài bàn chân phải thì xoay cổ tay hướng ra ngoài, nắm bàn tay lại (hình 1-50). Sau đó nhấc nắm tay trở về vị trí thắt lưng, thở ra bằng mũi. Tiếp đến luyện tập với tay trái, động tác hoàn toàn giống với bên tay phải, duy có hướng là ngược lại (hình 1-51, 1-55).

    10.NGỌA HỔ PHỐC THỰC (HỔ NẰM VỒ MỒI)


    Khẩu quyết

    Lưỡng thoái phân đôn cước tự khuynh,
    Hậu thân tả hữu thoái tương canh.
    Ngang đầu hung tố thám tiền thức,
    Yển bối yêu hoàn tự để bình.
    Tị tức điều vân quân xuất nhập,
    Chỉ tiêm trước địa lại chi xanh.
    Hàng long phục hổ thần tiên sự,
    Học đắc chân hình dã vệ sinh.


    Dịch nghĩa

    Hai chân dang ra chân như nghiêng,
    Duỗi về phía sau đổi hai chân.
    Đầu ngẩng, ngực ưỡn về phía trước,
    Lưng hạ, eo cong như đá bằng.
    Hít thở đều đặn qua đường mũi,
    Mũi chân tiếp đất để chống tì.
    Thần kỳ hàng long lại phục hổ,
    Học được chân hình lợi cho thân.

    Luyện pháp

    Tên gọi của tư thế này có nghĩa là “hổ nằm vồ mồi”. Khi hổ đang nằm, muốn bắt con mồi thì phải vươn mình về phía trước, bởi vậy tư thế này rất giống lúc hổ bắt mồi, có người đã gọi tư thế này là “ngạ hổ phốc thực” (hổ đói vồ mồi) hoặc “ác hổ phốc thực” (hổ dữ vồ mồi), đã làm mất đi ý nghĩa thực sự của luyện pháp này. Ở tư thế này, tư thế hổ nằm chính là chỉ tay chân chạm sát đất, còn hổ đói và hổ dữ lại tạo cảm giác về hành động liều mình vồ miếng ăn, tất sẽ phi lên cao. Thân trên quay sang phải, tạo thành thế hữu Cung bộ, hai lòng bàn tay hướng xuống dưới, các đầu ngón tay hướng về phía trước, dừng lại phía trên đầu gối phải (hình 1-56). Tiếp đến, cúi gập người đề các đầu ngón tay chạm sát đất, dồn trọng tâm xuống bàn chân phải; hít vào, cùng với đó di chuyển cơ thể hướng về phía sau, đầu gối bên phải gập khoảng 80 độ, đầu gối bên trái gập khoảng 90 độ, mũi chân trái tiếp đất, trọng tâm dồn vào các mũi chân trái, các đầu ngón tay không được rời khỏi mặt đất (hình 1-57). Sau đó, di chuyển cơ thể về phía trước, cùng lúc đó thở ra. Khi thu động tác về thì hít vào, tập trung suy nghĩa về việc “vồ mồi” (hình 1-58). Cứ như vậy một duỗi một co, một hít một thở được tính là một lần, làm đủ 12 lần thì hoàn thành.

    Đổi bên, luyện tập với bên trái, cách thức hoàn toàn giống với bên phải, duy có hướng là ngược lại (hình 1-59 đến 1-61). Sau khi đã làm đủ số lần cần thiết, đứng thẳng người lên, hai chân bước rộng bằng vai, để huyệt Lao Cung bên tay trái lên Đan Điền, ấn huyệt Lao Cung bên tay phải lên mu bàn tay trái, điều hòa, luyện tập hô hấp ngược bằng bụng từ 12-24 lần (hình 1-62).

    11.CHIẾT CUNG (BẺ CUNG)


    Khẩu quyết

    Lưỡng thủ tề trì não,
    Thùy yêu chí tất gian.
    Đầu duy thám khoa hạ,
    Khẩu cánh xỉ nha quan
    Yểm nhĩ thông giáo tắc,
    Điều nguyên khí tự nhàn.
    Thiệt tiêm hoàn để ngạc,
    Lực tại trửu song loan.


    Dịch nghĩa

    Hai tay giữ lấy đầu,
    Gập người tới đầu gối.
    Đầu nhìn qua háng dưới.
    Miệng ngậm, răng cắn chặt.
    Bịt tai không màng nghe.
    Điều nguyên khí, thư giãn
    Đầu lưỡi tì hàm trên,
    Sức dồn khuỷu tay cong.

    Luyện pháp

    Tên gọi của thế này nghĩa là gập người, tức cúi gập người chào hỏi đối phương. Hai tay để ở vị trí Đan Điền, các ngón tay duỗi thẳng, lật bàn tay từ trong hướng ra ngoài, ngón tay cái hướng về phía trước, lòng bàn tay ngửa lên trên, di chuyển sang hai bên trái phải (hình 1-63). Vòng hai tay đưa lên trên, đồng thời gập khuỷu tay lại; để hai huyệt Lao Cung trái phải áp sát hai tai, mười ngón tay ôm trọn Ngọc Chẩm và huyệt Song Phong Trì, hít vào, đồng thời hơi chạm các ngón tay vào nhau, hai chân duỗi thẳng (hình 1-64). Tiếp đến, gập thân trên về phía trước, lưng cong, đầu cúi thấp, đảm bảo ngực hướng lên trước áp sát vào hai đầu gối, mặt nhìn xuống đất, hai đầu gối duỗi thẳng, đầu và mặt cố gắng hạ sát xuống giữa hai đầu gối, cùng lúc này dùng hai tay bịt kín hai tai để không nghe thấy âm thanh nào bên ngoài (hình 1-65). Thở đều tự nhiên 12-24 lần, rồi từ từ nâng người lên, hai tay vẫn ôm đầu, nghỉ ngơi trong chốc lát, thả lỏng hai bàn tay, hít vào, cùng lúc này ấn hai tay từ phía trước ngực xuống đến xương hông thì dừng lại, tới đây thì khí đã được hít đầy, nuốt khí xuống dưới Đan Điền cùng với nước bọt tiết ra trong miệng, giữ yên tư thế trong chốc lát (hình 1-66).

    12.ĐIẾU VĨ (VẪY ĐUÔI)

    Khẩu quyết

    Tất trực bản thân,
    Thôi thủ chí địa.
    Trừng mục ngang đầu,
    Ngưng thần nhất chí.


    Dịch nghĩa

    Gối thẳng, vai duỗi,
    Đẩy tay chạm đất.
    Trợn mắt ngẩng đầu,
    Nhưng thần chuyên chú.

    Luyện pháp

    Mười ngón tay đan vào nhau đặt phía trước bụng, hít vào, cùng lúc này nâng hai tay lên qua đỉnh đầu, lòng bàn tay hướng lên trên, hai cẳng tay xoay vào phía trong, khiến tay căng hết cỡ (hình 1-67). Tiếp đến, hạ hai tay xuống, vừa hạ vừa lật bàn tay, khiến lòng bàn tay hướng xuống dưới, hai tay ấn xuống phía trước dọc theo cơ thể, cố gắng khiến hai tay chạm đất, thân trên đổ dồn về phía trước, đầu gối duỗi thẳng, hai bàn chân tạo thành hình chữ bát ngược, đầu ngẩng cao, mắt nhìn chăm chú phía trước, hít thở tự nhiên 12-24 lần (hình 1-68). Khi thu công, từ từ nâng người lên, đứng thẳng, thư giản trong chốc lát rồi đi bộ chậm rãi.

    <Bài viết hiện còn sai sót, con sẽ up hình sau>
    Lần sửa cuối bởi fangzi; 03-01-2014 lúc 05:10 PM

  8. The Following User Says Thank You to AnhSang1989 For This Useful Post:

    thieugia (17-12-2012)

  9. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Ồ! Cảm ơn Huynh đài đã giới thiệu môn kungfu này đến với mọi người. Mình thấy bài viết trên nếu huynh đài mà vẽ được hình minh họa nữa thì tốt quá, nó sẽ giúp người tập có thể hình dung ra được động tác và như thế tập sẽ mau có kết quả hơn. Bài Dịch Cân Kinh trên đây rất giống với bài mà tác giả Kim Dao đã giới thiệu (rất tốt, rất có hiệu quả vì mình đã từng luyện bài này, dĩ nhiên là của tác giả Kim Dao). Có một thắc mắc, xưa nay mình nghĩ chỉ có một bài thiếu lâm dịch cân kinh thôi chứ sao lại nhiều bài (theo giới thiệu của huynh đài) thế nhỉ?
    Mình xin đề nghị, huynh đài có thể giới thiệu thêm một bài "Dịch Cân Kinh" nữa cho mọi người biết và cũng để đổi món cho đỡ chán được không?

    Trân trọng./.


  10. #6
    Senior Member Avatar của huyen_vu
    Tham gia ngày
    Apr 2012
    Bài gửi
    326
    Thanks
    0
    Thanked 44 Times in 26 Posts
    Tôi thấy nghi nghi 1điều là tôi thấy Doancongtu , thanh_long ,backieuphong và 1 số tên khác hình như là của 1 người?

  11. #7
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    207
    Thanks
    2
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    á má ơi, dài quá nên lười đọc )

  12. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Quote Nguyên văn bởi huyen_vu Xem bài viết
    Tôi thấy nghi nghi 1điều là tôi thấy Doancongtu , thanh_long ,backieuphong và 1 số tên khác hình như là của 1 người?
    Trước tiên xin được cảm ơn huyen_vu về những gì bạn đã viết. Các bài viết, tư liệu mà bạn đưa ra quả là quá rộng và điều đó chứng tỏ bạn là người am hiểu, bác lãm về nhiều lĩnh vực.Chúng tôi rất vui vì những điều bạn đã làm cho diễn đàn, cho những người mến mộ bộ môn võ thuật. Thay mặt cho ban quản trị diễn đàn, một lần nữa xin cảm ơn bạn.
    Còn phần mà huyen_vu "nghi nghi" thì xin được thưa với bạn rằng chỉ đúng một phần, một phần rất nhỏ. Qua hồ sơ quản lý, chúng tôi nhận thấy rằng Backieuphong, thanh_long, anhsang, ngochai... không phải là một mà là nhiều người, có người là thành viên của Thaicuc Thieugia và cũng có người không phải... nói như thế để bạn hiểu và điều quan trọng theo chúng tôi ấy là tất cả những người mà bạn nêu tên đều một lòng vì sự phát triển của bộ môn võ thuật. Tất cả các bài viết, tư liệu của họ đưa ra đều có những giá trị nhất định, rất bổ ích, kịp thời đối với những người đang tham gia tập luyện võ thuật và điều quan trọng nữa mà chúng tôi nhận thấy ở họ chính là tinh thần "võ phi lợi nhuận".
    Trân trọng.

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  13. The Following User Says Thank You to Shaolaojia For This Useful Post:

    fangzi (03-01-2014)

  14. #9
    Senior Member Avatar của huyen_vu
    Tham gia ngày
    Apr 2012
    Bài gửi
    326
    Thanks
    0
    Thanked 44 Times in 26 Posts
    Tiểu Sinh cũng chỉ là 1 người thấy đâu nói đó , biết gì thì chia sẽ đấy chứ nói là bác lãm , am hiểu thì tiểu sinh không giám nhận. người đời có câu chia sẽ những gì bạn biết để nhận lại những điều mình không biết

  15. The Following User Says Thank You to huyen_vu For This Useful Post:

    fangzi (03-01-2014)

  16. #10
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Ban Quản trị vừa phải điều chỉnh lại bài dịch cân kinh của bạn Huyen_vu, nay nhìn sang bài viết của Nguyễn Ảnh Sáng cũng để lỗi y như trang, mặc dù Ảnh Sáng có hứa là bổ xung hình ảnh và chỉnh sửa bài viết nhưng có lẽ do bận nên đã quên chăng?... Buộc lòng fangzi lại phải đại diện cho BQT bổ xung và biên soạn lại hình ảnh giúp cho các tác giả vậy.
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  17. The Following User Says Thank You to fangzi For This Useful Post:

    thanhvvd (08-03-2016)

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •